Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

SKKN sử dụng biểu mẫu của google drive nhằm khắc phục hạn chế trong đánh giá cán bộ, giáo viên ở trường THPT võ thị sáu – tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.42 MB, 32 trang )

SỞ GD-ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT VÕ THỊ SÁU

33.68.01

BÁO CÁO KẾT QUẢ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CẤP: CƠ SỞ

; TỈNH:

ĐỀ TÀI
SỬ DỤNG BIỂU MẪU CỦA GOOGLE DRIVE NHẰM KHẮC PHỤC
HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG
THPT VÕ THỊ SÁU TỈNH VĨNH PHÚC

Môn/nhóm môn: Quản lý
Tổ bộ môn: Toán – Lý – Tin - KTCN
Mã môn: 68
Người thực hiện: Phạm Ngọc Thiệu
Điện thoại: 0913673828
Email:

Vĩnh Phúc, năm 2015
1


MỤC LỤC
Nội dung
Trang
PHẦN I. MỞ ĐẦU...............................................................................................4


1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................4
2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................5
3. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................5
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu...............................................................6
5. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................6
6. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................6
7. Cấu trúc của SKKN.......................................................................................7
PHẦN II. NỘI DUNG.........................................................................................8
1. Cơ sở lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu........................................8
2. Thực trạng công tác lấy ý kiến học sinh đối với giáo viên ở các trường
THPT hiện nay và những khó khăn...................................................................8
3. Xây dựng giải pháp lấy ý kiến học sinh bằng phiếu khảo sát trực tuyến
(Form) của Google Drive................................................................................10
3.1. Cách tạo mẫu phiếu khảo sát của Google Drive...................................10
3.2. Tạo mẫu phiếu hỏi ý kiến học sinh đối với giáo viên trực tiếp giảng
dạy...............................................................................................................12
3.3. Sử dụng phiếu hỏi đã lập trong Google Drive để lấy ý kiến học sinh tại
trường THPT Võ Thị Sáu và trường THPT Trần Phú – tỉnh Vĩnh Phúc....16
3.4. Thu nhận kết quả từ mẫu phiếu trả lời..................................................19
4. Thực nghiệm sử dụng phiếu hỏi ý kiến học sinh về giáo viên tại trường
THPT Võ Thị Sáu và một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.......20
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................27
1. Kết luận ......................................................................................................27
2. Kiến nghị.....................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................30

2


CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

1.
2.
3.
4.
5.
6.

GD-ĐT: Giáo dục và Đào tạo.
THPT: Trung học phổ thông.
GDCD: Giáo dục Công dân.
ĐH – CĐ: Đại học – Cao đẳng
PCGD: Phân công giảng dạy.
TKB: Thời khóa biểu.

3


ĐỀ TÀI
SỬ DỤNG BIỂU MẪU CỦA GOOGLE DRIVE NHẰM KHẮC PHỤC
HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG
THPT VÕ THỊ SÁU – TỈNH VĨNH PHÚC
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã triển khai
đánh giá cán bộ, giáo viên trong ngành bằng nhiều hình thức như: Thanh tra lao
động sư phạm nhà giáo, đánh giá cán bộ công chức theo hướng dẫn hàng năm
của Bộ Nội vụ; Đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học
cơ sở, giáo viên trung học phổ thông theo thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ban
hành ngày ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ GD-ĐT,....Việc đánh giá giáo
viên được kết hợp cả hai hình thức đánh giá bên ngoài (được đánh giá) và tự

đánh giá.
Nhằm nâng cao chất lượng đánh giá giáo viên trong năm học, nhiều
trường Trung học phổ thông (THPT) và Đại học, Cao đẳng đã mạnh dạn sử
dụng hình thức lấy ý kiến của học sinh, sinh viên đối với giáo viên trực tiếp
giảng dạy. Đây là một bước tiến lớn trong công tác đánh giá vì từ trước đến nay
chúng ta vẫn dừng lại ở việc nhà giáo đánh giá học sinh mà chưa có quá trình
ngược lại.
Việc lấy ý kiến học sinh, sinh viên về giáo viên có rất nhiều hình thức.
Nhiều trường đã sử dụng phiếu hỏi in trên giấy dưới dạng các câu hỏi trắc
nghiệm, có trường sử dụng phần mềm đánh giá để thu thập thông tin,...Trong
các năm học vừa qua trường THPT Võ Thị Sáu – Tỉnh Vĩnh Phúc đã sử dụng
hình thức ghi phiếu hỏi phát đến từng học sinh sau đó thực hiện kiểm phiếu, ghi
kết quả. Trên cơ sở đó Ban giám hiệu nhà trường thu thập, kiểm chứng thông tin
và trao đổi trực tiếp với giáo viên giảng dạy khi có vấn đề bất thường về kiến
thức, nội dung, phương pháp giảng dạy,...của giáo viên từ ý kiến phản hồi của
học sinh.
Tuy nhiên qua thực tế lấy ý kiến học sinh bằng hình thức ghi phiếu hỏi
trong 2 năm học vừa qua, tôi nhận thấy hình thức này rất tốn kém, mất thời gian,
đặc biệt với những trường có nhiều học sinh và giáo viên thì công tác kiểm
4


phiếu cần nhiều người làm và rất tốn công vì được làm thủ công. Ví dụ tại
trường THPT Võ Thị Sáu có 18 lớp với 620 học sinh và 54 giáo viên, để hoàn
thành công tác lấy ý kiến học sinh Ban giám hiệu đã phải huy động mỗi lớp 02
học sinh cùng làm công tác kiểm phiếu cùng với Ban chấp hành Đoàn trường vì
một giáo viên có thể dạy ở nhiều lớp, nhiều khối, thậm chí nhiều môn như Toán
– Tin; Văn – Giáo dục Công dân (GDCD);....Kết quả kiểm phiếu chỉ dừng lại ở
các lớp học, không thống kê được ý kiến đầy đủ của tất cả các học sinh mà giáo
viên trực tiếp giảng dạy, gây khó khăn cho Ban giám hiệu trong việc trao đổi với

giáo viên về kết quả đánh giá.
Vấn đề đặt ra là: Làm thế nào để có thông tin phản hồi của tất cả học sinh
đối với từng giáo viên và công tác kiểm phiếu diễn ra tự động, không tốn thời
gian, công sức và kết quả kiểm phiếu phản ánh được tương đối chính xác về
giáo viên, thông tin thu được dàng lưu trữ và trao đổi? Bằng kinh nghiệm sử
dụng Google Drive trong thời gian qua, kết hợp tìm hiểu các tài liệu tham khảo,
tôi lựa chọ giải pháp: Sử dụng biểu mẫu của Google Drive nhằm khắc phục
hạn chế trong đánh giá cán bộ, giáo viên ở trường THPT Võ Thị Sáu – tỉnh
Vĩnh Phúc.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm tạo được một mẫu phiếu khảo sát trực tuyến dưới
dạng một phiếu hỏi trên máy tính hoặc điện thoại thông minh bằng cách sử dụng
mẫu khảo sát khách hàng (Form) của Google Drive, gửi phiếu hỏi qua thư điện
tử của học sinh hoặc lớp học sinh và thu thập thông tin trả lời hoàn toàn tự động,
khắc phục những bất cập trong việc lấy phiếu tín nhiệm cán bộ hoặc lấy ý kiến
học sinh bằng phiếu hỏi in sẵn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để giải quyết vấn đề đặt ra trong phần lý do chọn đề tài, tôi xác định các
nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Nghiên công tác kiểm tra đánh giá cán bộ giáo viên hàng năm của Bộ GD, Sở
GD-ĐT Vĩnh Phúc và các trường THPT trong và ngoài tỉnh Vĩnh Phúc.
- Nghiên cứu các phương pháp lấy ý kiến của học sinh, sinh viên về cán bộ, giáo
viên hàng năm ở các trường THPT và các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay, từ
đó xác định giải pháp cải tiến của đề tài.
5


- Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn trên mạng internet, tìm hiểu phương pháp, cách
thức tạo mẫu khảo sát khách hàng (Form) trong Google Drive, xây dựng một
hướng dẫn cụ thể về việc tạo mẫu phiếu hỏi và lập được một phiếu hỏi online về

giáo viên để tiến hành thực nghiệm đề tài.
- Tiến hành thực nghiệm khảo sát lấy ý kiến của học sinh trường THPT Võ Thị
Sáu về giáo viên trực tiếp giảng dạy với phương pháp khảo sát và phiếu khảo sát
của đề tài để đánh giá kết quả nghiên cứu, rút ra kết luận và khuyến nghị. Mở
rộng đối tượng thực nghiệm để đánh giá hiệu quả của giải pháp mới so với giải
pháp cũ đã thực hiện.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Các phương pháp lấy ý kiến học sinh đối với giáo viên trực tiếp giảng
dạy ở các trường THPT trong và ngoài tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Cách tạo biểu mẫu của google drive trong công tác đánh giá cán bộ,
giáo viên.
- Khách thể nghiên cứu: Cán bộ, giáo viên và học sinh Trường THPT Võ
Thị Sáu; THPT Trần Phú – Tỉnh Vĩnh Phúc.
5. Phạm vi nghiên cứu
Học sinh, giáo viên trường THPT Võ Thị Sáu; THTP Trần Phú – Tỉnh
Vĩnh Phúc.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết: Thu thập và đọc các tài liệu lý luận, các văn bản
pháp qui, các đề tài nghiên cứu về đánh giá cán bộ, giáo viên và lấy ý kiến góp ý
của học sinh đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy. Cách tạo biểu mẫu lấy ý kiến
trong Google Drive và tính năng, tác dụng của biểu mẫu.
- Nghiên cứu thực nghiệm: Thiết lập phiếu hỏi trực tuyến. Tổ chức đánh
giá giáo viên bằng mẫu phiếu khảo sát đã tạo ra trong Google Drive đối với HS
của trường THPT Võ Thị Sáu. Chia sẻ mẫu phiếu khảo sát đã lập với cán bộ
quản lý của các trường như THPT Trần Phú để mở rộng đối tượng thực nghiệm
và đánh giá hiệu quả của giải pháp sử dụng phiếu khảo sát trực tuyến, từ đó rút
ra kết luận và kiến nghị.
6



7. Cấu trúc của SKKN
Sáng kiến kinh nghiệm được chia làm ba phần như sau:
- Phần 1. Phần mở đầu
- Phần 2. Nội dung, bao gồm:
+ Cơ sở lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
+ Thực trạng công tác lấy ý kiến học sinh đối với giáo viên ở các trường
THPT hiện nay và những khó khăn.
+ Giải pháp lấy ý kiến học sinh bằng phiếu khảo sát của Google Drive.
- Phần 3. Kết luận và kiến nghị
Ngoài phần chính còn có phần danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục đính
kèm.

7


PHẦN II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Hiện nay đánh giá cán bộ, giáo viên đã trở thành một nhiệm vụ hàng năm
ở các nhà trường phổ thông và đại học, cao đẳng. Bộ GD - ĐT đã ban hành
thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 trong đó quy định rõ
về chuẩn nghề nghiệp giáo viên, là cơ sở quan trọng để các nhà trường đánh giá
giáo viên trong một năm học. Khi đánh giá giáo viên theo chuẩn, người được
đánh giá phải đưa ra các minh chứng cần thiết để đối chiếu với các tiêu chí, chỉ
số. Để các minh chứng có tính sát thực và hiệu quả, nhiều trường THPT đã kết
hợp giữa dự giờ giáo viên, kiểm tra kiến thức chuyên môn hàng năm và đặc biệt
là lấy ý kiến học sinh đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy. Nhiều năm qua Sở
GD - ĐT Vĩnh Phúc cũng đã thực hiện kiểm tra bồi dưỡng chuyên môn hàng
năm của giáo viên bằng bài kiểm tra nhận thức và kiểm tra kiến thức chuyên
môn. Nhiều trường THPT trong tỉnh cũng đã thực hiện công việc này thường

xuyên, liên tục, góp phần nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ,
giáo viên. Song song với kiểm tra kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, nhiều
trường THPT đã thực hiện lấy ý kiến học sinh đối với giáo viên, coi đó như một
nguồn minh chức có giá trị thực tiễn cao trong việc đánh giá cán bộ, giáo viên
và xếp loại thi đua hàng năm, đồng thời cũng có tác dụng phát huy dân chủ
trong nhà trường, nâng cao trách nhiệm của giáo viên trong công tác giảng dạy
đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
2. Thực trạng công tác lấy ý kiến học sinh đối với giáo viên ở các trường
THPT hiện nay và những khó khăn.
Trong công tác lấy ý kiến học sinh đối với giáo viên, qua tìm hiểu trên các
phương tiện thông tin, tôi được biết nhiều trường THPT ở Hà Nội hiện nay đã áp
dụng hình thức này một cách khá phổ biến. Ví dụ như trường THPT Phan Đình
Phùng - Quận Ba Đình – Thành phố Hà Nội đã áp dụng lấy ý kiến học sinh đối
với giáo viên từ năm học 2010-2011 theo sáng kiến kinh nghiệm của thầy Phùng
Hồng Kổn trên cơ sở tạo ra một phiếu hỏi về giáo viên với các câu hỏi có liên
quan đến giáo viên như: Tính chính xác của nội dung kiến thức, phương pháp
giảng dạy, ứng xử sư phạm và ý thức nề nếp của giáo viên,.... Xu hướng này
cũng đã xuất hiện ở nhiều trường THPT ở tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm học
vừa qua. Ví dụ: Trường THPT Trần Phú sử dụng phiếu hỏi học sinh đối với tất
cả các môn học và giáo viên dạy các môn ôn thi Đại học - Cao đẳng, giáo viên
8


ôn thi học sinh giỏi bộ môn; Trường THPT Phạm Công Bình lấy ý kiến của học
sinh có học lực khá trở lên đối với những giáo viên bị học sinh phản ứng, yêu
cầu thay đổi; THPT Sông Lô lấy ý kiến học sinh 3 lần/năm đối với tất cả các
giáo viên giảng dạy; THPT Bình Xuyên lấy ý kiến học sinh đối với các giáo
viên dạy ôn thi ĐH – CĐ; THPT Võ Thị Sáu lấy phiếu hỏi đối với toàn bộ giáo
viên đang trực tiếp giảng dạy 02 lần/năm;
Trao đổi với cán bộ quản lý và một số giáo viên có liên quan đến công tác

này tôi đều thu được một kết quả là: các trường đều dùng hình thức in phiếu hỏi
phát đến từng học sinh.
Với những trường có số lượng học sinh lớn thì số phiếu phát ra khá nhiều.
Để giảm số phiếu phát ra, nhiều trường đã sử dụng phiếu hỏi in sẵn kết hợp 12
môn học (Toán –Vật lý –Hóa học – Sinh học – Tin học – Ngữ Văn – Lịch sử Địa lý- Giáo dục công dân – Thể dục – Công nghệ - Giáo dục Quốc phòng) trên
1 phiếu như hình dưới đây:

9


Cách tích hợp này sẽ kiểm tra được sự phản hồi của học sinh ở từng lớp
đối với giáo viên. Tuy vậy vẫn mất nhiều thời gian để kiểm phiếu vì phải tổng
hợp từng phiếu, trên mỗi phiếu có 12 môn học. Ví dụ: với 20 câu hỏi, nếu mỗi
lớp có 40 học sinh thì mỗi môn học sẽ được kiểm dò 800 lần, chưa kể mỗi câu
hỏi có 3 đáp án. Bộ phận văn phòng kết hợp với học sinh, giáo viên chủ nhiệm
thực hiện công việc kiểm phiếu, phân loại và chuyển kết quả đến Ban giám hiệu.
Công việc này tốn khá nhiều thời gian của các thành viên tham gia, cán bộ quản
lý của nhà trường không có ngay kết quả với những số liệu đáng tin cậy vì các
phiếu khảo sát được thực hiện ở nhiều lớp khác nhau, việc lưu trữ kết quả chủ
yếu dưới dạng bản cứng (bản in), không thuận tiện khi cần trao đổi thông tin.
Để khắc phục những hạn chế nói trên, tôi đề xuất giải pháp sử dụng mẫu
phiếu khảo sát của Google Drive để lấy ý kiến học sinh theo hình thức trực
tuyến với việc tổng hợp số liệu tự động, nhanh gọn, số liệu thống kê có tính
khoa học, thuận tiện trong lưu trữ và trao đổi thông tin giữa cán bộ quản lý và
giáo viên,...
3. Xây dựng giải pháp lấy ý kiến học sinh bằng phiếu khảo sát trực tuyến
(Form) của Google Drive
3.1. Cách tạo mẫu phiếu khảo sát của Google Drive

Trong Google Drive hiện nay có tích hợp một ứng dụng cho phép tạo mẫu

khảo sát online được các công ty, đơn vị kinh doanh dùng để khảo sát khách
hàng hoặc đối tác, tạo phiếu hỏi khi cần điều tra một số thông tin liên quan. Để
tạo mẫu khảo sát chúng ta có thể tham khảo các tài liệu hướng dẫn trên mạng
internet tại rất nhiều địa chỉ, ví dụ: Tạo phiếu khảo sát trực tuyến với Google
Docs tại địa chỉ: />Để tạo mẫu khảo sát trong Google Drive chúng ta thực hiện theo các bước
cơ bản sau đây theo tài liệu tham khảo “Hướng dẫn sử dụng Google drive tạo
mẫu Form đăng ký – form bán hàng cơ bản” tại địa chỉ:
/>10


Bước 1: Truy cập Gmail. Chọn ứng dụng Drive trên góc trái màn hình hình.
Bước 2. Tạo Form
Click vào Drive, Chọn “Tạo mới”, chọn “Google biểu mẫu”
(Nếu Gmail dùng ngôn ngữ tiếng Anh thì chọn “Create” rồi chọn “Form”). Cửa
sổ hiện ra như hình ảnh sau:

Bước 3: Tạo nội dung cho Form
Để tạo nội dung cho phiếu hỏi, trong cửa sổ trên ta chọn “Loại Câu hỏi”.
Các dạng câu hỏi có thể tạo trong Form bao gồm:
1. Văn bản: Loại câu hỏi này thì mục trả lời sẽ là 1 câu, 1 đoạn. Loại này sử
dụng khi bạn muốn đặt 1 câu hỏi mở cho khách hàng (học sinh), không có đáp
án cụ thể.
Ví dụ: Em có ý kiến gì về việc thay đổi giờ học buổi chiều?
2. Văn bản của đoạn văn: Tương tự như Văn bản nhưng phần trả lời được mở
rộng hơn để khách hàng (học sinh) có thể viết được nhiều từ hơn.
3. Nhiều lựa chọn: Loại này thì phần đáp án sẽ có nhiều lựa chọn, học sinh chỉ
được chọn 1 trong các đáp án mình đưa ra (có thể thêm đáp án khác).
Ví dụ: Bạn chọn học vào ca nào?
O


Sáng

O

Chiều

O

Tối
11


Ngoài ra còn có các dạng câu hỏi: Hộp kiểm; Chọn từ danh sách; Thang tỉ lệ;
Lưới; Ngày; Thời gian
Như vậy thay vì tạo một phiếu hỏi hỏi ý kiến của học sinh trên Word hoặc
Exel, chúng ta có thể sử dụng ứng dụng tạo mẫu để tạo một phiếu hỏi. Tùy theo
mục đích có thể sử dụng một hoặc một vài kiểu câu hỏi trong 9 dạng câu hỏi nói
trên. Trong đề tài này tôi sử dụng phiếu hỏi với câu hỏi “Nhiều lựa chọn” kết
hợp với dạng “Văn bản” và “Đoạn văn bản” để học sinh lựa chọn các phương
án trả lời hoặc đưa thêm ý kiến bổ sung, đóng góp.
3.2. Tạo mẫu phiếu hỏi ý kiến học sinh đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy

Với việc sử dụng mẫu phiếu của Google Drive chúng ta có thể tạo ra một
phiếu hỏi online với định dạng tùy ý của người khảo sát, có thể bổ sung, sửa
chữa câu hỏi, thay đổi nhiều dạng câu hỏi, tạo chủ đề hấp dẫn đối với người
tham gia trả lời. Để thiết kế được một phiếu hỏi online như vậy chúng ta phải
làm 2 việc:
* Xác định nội dung cần hỏi:
Đây là công việc đầu tiên phải làm trước khi thiết kế phiếu hỏi online.
Người khảo sát phải xác định được mình cần hỏi về cái gì? Mục đích của câu

hỏi là gì? Số lượng câu hỏi là bao nhiêu cho mỗi nội dung? Dạng câu hỏi nhiều
lựa chọn hay góp ý trực tiếp bằng văn bản?.....
Trong đề tài này tôi chủ trương lấy ý kiến học sinh đối với giáo viên về
Kiến thức – Phương pháp - Ứng xử sư phạm – Ý thức nề nếp. Để tạo các câu hỏi
cho phiếu khảo sát với mục đích đó tôi đã tham khảo một số câu hỏi trong phiếu
hỏi của tác giả Phùng Hồng Kổn – Giáo viên môn Toán – Trường THPT Phan
Đình Phùng – Hà Nội và điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp với mục đích
đánh giá giáo viên tại trường THPT Võ Thị Sáu và các trường THPT Trần Phú
-Tỉnh Vĩnh Phúc. Toàn bộ nội dung câu hỏi được trình bày tại phần Phụ lục của
đề tài.
* Thiết kế phiếu hỏi online
Sau khi đã lập xong các câu hỏi cần dùng trong phiếu hỏi, việc tiếp theo là
điền các câu hỏi đó vào mẫu phiếu online của “Google biểu mẫu”.
Mở “Google Biểu mẫu” ta được cửa sổ sau:

12


Tại giao diện của phần tạo phiếu (mẫu) khảo sát ta lần lượt điền các nội
dung:
- Phần “Mẫu câu không có tiêu đề” in đậm ở đầu ta điền vào đó tên mẫu của
mình.
Ví dụ: PHIẾU LẤY Ý KIẾN HỌC SINH; PHIẾU LẤY Ý KIẾN HỌC SINH
VỀ GIÁO VIÊN NGUYỄN VĂN A hoặc dùng tên giáo viên NGUYỄN VĂN A
để đặt tên phiếu.
- Phần “Mô tả biểu mẫu” dùng để miêu tả cụ thể cho Form, cho học sinh biết
bạn là ai, đang làm gì, đây là Form để làm gì,…
Ví dụ: Tất cả các câu trắc nghiệm dưới đây để hỏi về các giáo viên của các bộ
môn (tính đến thời điểm hiện tại) của lớp. Sau khi đã đọc kỹ câu hỏi, với mỗi
câu học sinh dùng chuột đánh dấu vào một (và chỉ một ) trong ba phương án đã

chọn…..
- Tiêu đề câu hỏi: Là câu hỏi mình muốn hỏi học sinh
Ví dụ: 1. Nội dung kiến thức trong bài giảng của Thầy, Cô giáo?

13


- Văn bản trợ giúp: Miêu tả câu hỏi hoặc yêu cầu của câu hỏi để học sinh dễ
hiểu.
- Lựa chọn loại câu hỏi: Bạn lựa chọn loại câu hỏi cho phù hợp với nội dung
hỏi. Ví dụ: “Nội dung kiến thức trong bài giảng của Thầy, Cô giáo?” thì chọn
loại câu hỏi “Nhiều lựa chọn”
Phía dưới loại câu hỏi là các phương án trả lời nếu chọn câu hỏi nhiều lựa chọn.
Ta điền các lựa chọn vào các ô đó để được câu hỏi trắc nghiệm.
Ví dụ: Câu hỏi: Nội dung kiến thức trong bài giảng của Thầy, Cô giáo? thì các
lựa chọn có thể là:
O Bám sát kiến thức, mở rộng vừa phải với học sinh
O Bỏ nhiều kiến thức trong SGK
O Dạy qua loa hoặc nâng cao nhiều quá
Sau khi xong nội dung câu hỏi, bạn click “Đã xong” và chuyển sang làm câu hỏi
tiếp theo bằng cách click “Thêm mục”.
Lưu ý: Có thể chỉnh sửa câu hỏi, nhân đôi câu hỏi hoặc xóa
câu hỏi bằng các biểu tượng như hình bên:
Cuối cùng, click vào “Đã xong”, và bạn đã hoàn thành xong 1 Form trực tuyến.
Lưu ý là mọi thay đổi sẽ được Google drive tự động lưu lại ngay sau khi
bạn thao tác, vì vậy không cần quan tâm đến việc Form đã lưu hay chưa.
Ví dụ: Cửa sổ phiếu khảo sát sau khi đã hoàn thành các câu hỏi sẽ có dạng
như sau:

14



Ngoài ra có thể trang trí mẫu phiếu để tạo hứng thú cho người trả lời, trên
phiếu ta chọn “Thay đổi chủ đề” và điều chỉnh font chữ, màu chữ,…ở các mục
và màu nền tại phần “Tùy chỉnh” bên phải màn hình tương ứng với “Chủ đề”
đã lựa chọn như hình dưới đây:

Đến đây, cơ bản đã xong phần tạo nội dung cho Form và ta đã có một
phiếu hỏi hoàn chỉnh. Nhấp vào “Xem biểu mẫu trực tiếp” ta có một phiếu hỏi
đã hoàn thành như hình dưới:

15


Đặc biệt với phiếu hỏi online lập trong Google Drive chúng ta không cần
tích hợp tất cả các môn học vào một phiếu mà có thể tạo cho mỗi giáo viên một
phiếu với các câu hỏi hoàn toàn giống nhau như trên. Mỗi phiếu có số câu hỏi
tùy chọn. Ví dụ trong phiếu này tôi sử dụng 20 câu hỏi. Khi nhận được phiếu hỏi
qua email cá nhân hoặc email lớp, học sinh chỉ cần dùng chuột để tích vào các
phương án trả lời. Mỗi học sinh chỉ cần mất một khoảng thời gian hơn một phút
cho việc trả lời 01 phiếu hỏi về 01 giáo viên. Như vậy với 12 giáo viên của 12
môn học, học sinh cần khoảng 15 phút trả lời trực tuyến trên máy tính. Hơn nữa
chúng ta không cần kiểm phiếu vì tất cả các phương án trả lời của học sinh đã
được Google Drive tự động lưu và chuyển đến máy chủ lưu giữ file gốc của
phiếu hỏi, người khảo sát chỉ cần mở file phiếu hỏi gốc là biết kết quả khảo sát
đối với từng giáo viên, điều này không thể làm được đối với cách dùng phiếu
hỏi in sẵn. Đây là điểm mới nổi bật nhất của đề tài.
3.3. Sử dụng phiếu hỏi đã lập trong Google Drive để lấy ý kiến học sinh tại trường
THPT Võ Thị Sáu và trường THPT Trần Phú – tỉnh Vĩnh Phúc


Sau khi đã xây dựng các câu hỏi, thẩm định và thống nhất nội dung câu
hỏi trong phiếu hỏi, lập phiếu hỏi với định dạng phù hợp, công việc còn lại là
chuyển phiếu hỏi đến học sinh hoặc người cần lấy ý kiến bằng hình thức gửi thư
điện tử. Để học sinh tiện lợi trong việc trả lời tôi đã tiến hành theo các bước sau:
B1. Lập hòm thư điện tử cho mỗi lớp học sinh
Nếu nhiều học sinh không có hòm thư riêng thì có thể lập hòm thư điện tử
cho mỗi lớp. Công việc này được tiến hành bởi giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo
viên dạy tin học. Nếu mỗi học sinh có một hòm thư điện tử riêng thì có thể gửi
phiếu hỏi đến từng học sinh thông qua hòm thư và cài đặt để mỗi học sinh chỉ
được trả lời một lần cho mỗi phiếu. Chức năng này được tích hợp ở cuối phiếu
hỏi trong cửa sổ biên soạn phiếu hỏi).
B2. Lập danh sách giáo viên dạy của từng lớp theo mẫu sau:
Căn cứ phân công giảng dạy để lập danh sách giáo viên dạy các lớp theo
mẫu sau:
TT

Môn

Họ tên giáo viên dạy

1

Toán

Nguyễn Văn A

2




Phạm Thị B

Ghi chú

16


Có thể trích suất bảng phân công giảng dạy (PCGD) của phần mềm xếp
thời khóa biểu (TKB) phiên bản 5.0 trở lên hiện đang được dùng tại các nhà
trường để có danh sách giáo viên dạy tại các lớp theo bảng phân công thu gọn
(Gồm tên lớp và tên giáo viên) theo mẫu sau:
Lớp

Toán

10A1 Thắng
10A2 Nguyệt

Vật lý
Thu Lý
Thu Lý

10A3 Biên Toán Điệp

Ngoại
Hóa học
Văn
ngữ
Hạnh
Thủy H

Nhật
Hạnh
Thủy H
Hương V




Nhung

Linh

Khanh

Hương V

Sinh

KTNN
Phương
Dương
Hùng
Phương

KTCN

Tin học GDCD Lịch sử
Dương
Nguyệt





Biên Toán Lý

Nga Sử
Nga Sử

Thể
dục
Thủy Địa Hòa
Thủy Địa Hòa
Địa lý

Hương Sử Thủy Địa Hòa

B3. Soạn một email theo mẫu sau:

B4. Tạo phiếu khảo sát mang tên từng giáo viên
Copy mẫu phiếu khảo sát thành nhiều bản, đặt tên phiếu theo tên giáo
viên trong bảng trên.

B5. Gắn liên kết (link) giữa phiếu hỏi và tên giáo viên trong thư điện tử

17


Tạo đường link của mỗi phiếu đến tên giáo viên trong bảng tên gửi kèm
theo email của mỗi lớp học sinh bằng cách chọn “Gửi biểu mẫu”. Trong cửa sổ
hiện ra chọn “Url rút gọn” rồi copy đường link nón trên.


Quay trở lại thư đang soạn, bôi đen dòng “Nguyễn Văn A” trong bảng tên, nhấn
tổ hợp phím “Ctrl – K” để mở cửa sổ “Chỉnh sửa liên kết” rồi dán đường link
vừa copy nói trên vào ô “Địa chỉ Web” như hình dưới đây:

Khi người nhận thư nhấp chuột vào link “Nguyễn Văn A” thì phiếu hỏi về giáo
viên Nguyễn Văn A sẽ hiện ra trên màn hình để học sinh trả lời giống như hình
ảnh hiện ra khi nhấn “Xem trực tiếp biểu mẫu” ở phần trên.
Lưu ý: Nếu sử dụng bảng phân công giảng dạy thu gọn thì lập email theo mẫu
sau rồi làm tương tự như trên để gắn liên kết từ tên của giáo viên đến phiếu hỏi:

18


3.4. Thu nhận kết quả từ mẫu phiếu trả lời

Khi học sinh đã hoàn thành việc trả lời các phiếu hỏi, người khảo sát
muốn biết được bao nhiêu người đã điền phiếu, ta có thể đăng nhập lại vào phiếu
hỏi của từng giáo viên. Trên thanh công cụ nhấp chuột vào “Câu trả lời”. Có 02
cách xem câu trả lời:
- Chế độ xem tất cả các câu trả lời dưới dạng bảng tính kết quả dữ liệu
thu thập được: Nhấp chuột vào “Xem câu trả lời”. Khi đó kết quả hiện ra như
sau:

- Chế độ xem tóm tắt: Nhấp chuột vào “Tóm tắt câu trả lời” ta sẽ xem
được kết quả bao nhiêu người đã điền phiếu, bảng thống kê và sơ đồ dữ liệu theo
dạng sau:

19



Dựa vào những thống kê này, người thu thập phiếu hỏi sẽ thu nhận được
thông tin đầy đủ về các ý kiến phản hồi của học sinh đối với các câu hỏi trong
phiếu đã gửi.
Lưu ý: Hiện tại thì học sinh vẫn có thể gửi thêm câu trả lời nếu không cài
đặt chế độ mỗi người chỉ trả lời một lần. Khi chúng ta không muốn nhận câu trả
lời nữa để có dữ liệu xác thực thì trong công cụ “Câu trả lời” ta click vào “Hủy
liên kết biểu mẫu”, Form sẽ tự động không ghi nhận câu trả lời nữa.
4. Thực nghiệm sử dụng phiếu hỏi ý kiến học sinh về giáo viên tại trường
THPT Võ Thị Sáu và một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc
Sau khi xây dựng phiếu khảo sát trực tuyến, tôi đã tiến hành triển khai lấy
ý kiến học sinh tại trường THPT Võ Thị Sáu với 18 lớp và 608 học sinh để kiểm
tra hiệu quả của việc sử dụng phiếu khảo sát trực tuyến so với phiếu in và phát
trực tiếp với quy trình như sau:
4.1. Chuẩn bị thực nghiệm
Để tiến hành thực nghiệm, nhà trường đã phổ biến cho giáo viên dạy
tin học về quy trình khảo sát. Yêu cầu giáo viên tin học lập hòm thư điện tử
cho mỗi lớp để gửi phiếu hỏi theo mẫu:
TT

Lớp

Email
20


1

10a1




2

10a2



3

10a3



4

10a4



5

……

……………………

Lập danh sách giáo viên giảng dạy các môn học của các lớp (lấy trong
PCGD của phần mềm TKB). Để giảm thời gian tạo liên kết tên giáo viên
trong từng thư điện tử đến phiếu hỏi đã lập ta có thể sử dụng công cụ tạo

liên kết của word để liên kết ngay tên giáo viên trong bảng phân công giảng
dạy đến phiếu hỏi. Thực hiện cắt và dán đối với những ô trong bảng có
cùng tên giáo viên trước khi cắt dán vào thư điện tử. Cách làm như sau:
Mở các file phiếu khảo sát vừa lập, copy đường dẫn trên thanh địa chỉ của
phiếu hỏi. Bôi đen tên giáo viên cần chọn, nhấn chuột phải và chọn
Hiperlink rồi dán địa chỉ Url vừa copy vào ô địa chỉ trên cửa sổ mở ra để
tạo một đường link đến phiếu hỏi online. Lần lượt làm như vậy với các giáo
viên khác ta được bảng phân công giảng dạy đã tạo đường link đến từng
phiếu hỏi như sau:
Lớp

Toán

10A1 Thắng
10A2 Nguyệt

Vật lý
Thu Lý
Thu Lý

Ngoại
Hóa học
Văn
Sinh
ngữ
Hạnh
Thủy H
Nhật

Hạnh

Thủy H
Hương V Hà

10A3 Biên Toán Điệp
10A4 Biên Toán Đàm

Nhung
Hạnh

Khanh
Khanh

Hương V Linh
Hương V Hà

10A5 Mai

Điệp

Nhung

Thu Hóa

Nhật



10A6 Dương
11A1 Tươi


Điệp
Hùng L

Nhung
Thúy

Thu Hóa
Dung H

Chỉnh
Ngọc

11A2 Tươi
Trang HD Thúy
11A3 Yến Toán Thủy Lý
Thúy
11A4 Yến Toán Hùng L
Nhung

Thủy H
Dung H
Thu Hóa

Dịu
Ngọc
Dịu

11A5 Tươi

Dung H


Dịu


Nguyệt
Sinh
Yến Sinh
Yến Sinh
Nguyệt
Sinh
Nguyệt
Sinh
Yến Sinh
Hương
Sinh
Hương
Sinh
Yến Sinh
Hương
Sinh
Nguyệt
Sinh
Hương
Sinh

Đàm

Thúy

11A6 Yến Toán Trang HD Biên Anh Thủy H

12A1 Long
Nhàn
Thơm
Khanh

Dịu
Nga V

12A2 Long

Nhàn

Biên Anh Dung H

Chỉnh

12A3 Long
12A4 Mai

Nhàn


Thơm
Khanh
Biên Anh Khanh

Nga V
Nga V

12A5 Nguyệt




Thơm

Dung H

Ngọc

12A6 Thắng

Thu Lý

Biên Anh Dung H

Chỉnh

KTNN

KTCN

Phương
Dương
Hùng
Phương
Dương
Hùng
Dương
Hùng
Phương


Tin học GDCD Lịch sử
Dương
Nguyệt

Tuyến




Nga Sử
Nga Sử

Địa lý

Thể dục

Thủy Địa Hòa
Thủy Địa Hòa

Biên Toán Lý
Biên Toán Lý

Hương Sử Thủy Địa Hòa
Nga Sử Thủy Địa Hiếu

Mai




Hương Sử Thủy Địa Hòa

Dương
Tươi


Liên

Nga Sử
Vân S

Thủy Địa Hòa
Hằng
Thành

Tuyến Tươi
Liên
Tuyến Tươi
Liên
Thủy Lý Yến Toán Lý

Vân S
Hằng
Dung Sử Hằng
Dung Sử Hằng

Thành
Thành
Hiếu


Thủy Lý Huyền



Dung Sử Hằng

Thành

Thủy Lý Huyền
Tuyến Huyền


Liên

Vân S
Hằng
Thành
Dung Sử Thủy Địa Thi

Tuyến

Huyền

Liên

Dung Sử Hằng

Thi

Tuyến

Tuyến

Huyền
Huyền

Liên
Liên

Vân S
Vân S

Thi
Hiếu

Tuyến

Huyền

Liên

Hương Sử Thủy Địa Thi

Tuyến

Huyền

Liên

Hương Sử Thủy Địa Thi


Hằng
Hằng

21


Sau đó copy bảng tên lớp và tên giáo viên theo mẫu dưới rồi dán trực
tiếp vào email gửi cho lớp. Chú ý giữ nguyên hàng có tên các môn. Ví dụ
trong email gửi lớp 10A1 có nội dung sau:
Lớp

Toán

10A1 Thắng

Vật lý
Thu Lý

Ngoại
Hóa học
Văn
ngữ
Hạnh
Thủy H
Nhật

Sinh


KTNN


KTCN

Phương

Tin học GDCD Lịch sử
Dương



Nga Sử

Địa lý

Thể dục

Thủy Địa Hòa

Trong email gửi lớp 10A2 có nội dung sau:
Lớp

Toán

10A2 Nguyệt

Vật lý
Thu Lý

Ngoại
Hóa học

Văn
Sinh
ngữ
Hạnh
Thủy H
Hương V Hà

KTNN
Dương
Hùng

KTCN

Tin học GDCD Lịch sử
Nguyệt



Nga Sử

Địa lý

Thể dục

Thủy Địa Hòa

…….
Phân công bộ phận văn phòng và quản lý thiết bị chuẩn bị phòng học tin
học có kết nối mạng internet (với số máy tính lớn hơn số học sinh môt lớp) và
thông báo địa chỉ email của lớp đến học sinh trong buổi khảo sát.

4.2. Tiến hành thực nghiệm
Để mỗi học sinh chỉ trả lời một lần với một phiếu khảo sát, nhà trường tổ
chức lấy ý kiến học sinh vào cuối giờ thực hành môn tin học ở các lớp do cô
giáo Lưu Thị Thu Huyền dạy tin học hướng dẫn. Sau khi học sinh trả lời
xong thì hủy ngay liên kết đến email lớp hoặc đổi mật khẩu email lớp để
đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu thu được. Hiệu trưởng nhà trường là người
quản lý trực tiếp các file phiếu khảo sát và tổng hợp kết quả sau khi học
sinh hoàn thành phần trả lời trên phiếu hỏi.

(Hình ảnh học sinh lớp 12A3 trường THPT Võ Thị Sáu trả lời phiếu hỏi theo lớp)

22


4.3. Kết quả thực nghiệm
4.3.1. Kết quả thực nghiệm tại trường THPT Võ Thị Sáu – Vĩnh Phúc
Từ ngày 23/3/2015 đến ngày 29/3/2015, Ban giám hiệu trường THPT
Võ Thị Sáu đã tiến hành lấy ý kiến học sinh về giáo viên năm trong HK II
năm học 2014-2015 vào tuần thứ 31 với 608 học sinh tham gia nhận xét 55
thầy cô giáo của nhà trường bằng phiếu hỏi trực tuyến. Để đánh giá hiệu
quả của giải pháp đặt ra, tôi đã lập bảng so sánh sau đây:
Tiêu chí đánh
Giải pháp cũ
Giải pháp mới
giá
Phiếu hỏi

In và phát từng lớp với số
lượng giấy in lớn (03
tờ/phiếu).


Không cần in, chỉ cần lập
và lưu trên máy tính.

Mẫu phiếu

Các dạng câu hỏi không có
sẵn. Phải tự thiết kế phiếu trên
word hoặc exel, phức tạp.

Đã có sẵn trong Google
Form với nhiều định dạng
câu hỏi.

Kinh phí

Cần kinh phí để mua giấy,
mực in (Ước tính 608 học
sinh cần 1824 tờ giấy) tương
đương kinh phí khoảng
900.000 đồng cho 01 lần khảo
sát. Có thể phải mua phần
mềm thống kê.

Không cần kinh phí mua
giấy, mực in. Không cần
mua phần mềm, chỉ cần
biết sử dụng Google
Form của Google Drive.


Cách thức triển Phát phiếu đến từng học sinh:
khai phiếu hỏi
Cần nhiều người làm, tốn thời
gian và công sức.

Không cần phát phiếu, chỉ
cần gửi phiếu qua email
của học sinh hoặc email
lớp

Kiểm phiếu

Kiểm phiếu bằng tay, cần
nhiều người làm, tốn nhiều
thời gian, công sức.

Không cần kiểm phiếu.
Kết quả đã được Google
Form tự lưu trong phiếu
hỏi.

Thu nhận, lưu Nhận phiếu tổng hợp theo lớp.
trữ, trao đổi, Lưu trữ dạng bản cứng, khó
chia sẻ kết quả chia sẻ và trao đổi, thảo luận

Kết quả kiểm phiếu là
tổng hợp câu trả lời của
tất cả học sinh mà giáo
23



kiểm phiếu

với giáo viên khi cần thiết.

viên đang dạy. Dễ lưu trữ
và xem lại. Dễ trao đổi,
chia sẻ và thảo luận với
giáo viên khi cần thiết.

Số lần sử dụng Chỉ sử dụng được 01 lần. Mỗi
01 phiếu
lần cần lấy phiếu phải in mới
hoặc thiết kế mới.

Sử dụng được nhiều lần,
chỉnh sửa dễ dàng với
form có sẵn.

Cảm nhận của Phải tích phiếu bằng tay, cảm
học sinh
thấy được tôn trọng song
không thấy thoải mái.

Sử dụng chuột máy tính,
rất hứng thú và cảm thấy
được tôn trọng.

Ví dụ: Kết quả trả lời phiếu hỏi của học sinh về một số thầy cô giáo của nhà
trường:


Nhiều em học sinh đã góp ý trực tiếp về giáo viên hoặc góp ý với nhà
trường về chương trình ôn thi, thời gian học phụ đạo,…

24


4.3.2. Kết quả thực nghiệm tại trường THPT Trần Phú – Vĩnh Phúc
Để kiểm nghiệm tác dụng của phương pháp lấy ý kiến học sinh bằng
phiếu hỏi, tác giả đã liên hệ với cán bộ quản lý ở các trường THPT trong địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc để thực nghiệm lấy ý kiến học sinh về giáo viên giảng dạy
theo phiếu hỏi đã lập trong Google Drive và đánh giá tác dụng của phương
pháp khảo sát trực tuyến, trong đó có trường THPT Trần Phú. Đây là một
trong những trường luôn đi đầu trong công tác thanh kiểm tra giáo viên để
nâng cao chất lượng đội ngũ. Hàng năm nhà trường thực hiện khảo sát giáo
viên bằng cả bài thi năng lực và lấy ý kiến học sinh về giáo viên trực tiếp
giảng dạy. Tuy nhiên phương pháp lấy ý kiến vẫn chủ yếu dùng hình thức
phiếu hỏi in sẵn. Ban giám hiệu nhà trường đã đồng ý cho triển khai lấy ý
kiến học sinh về giáo viên theo hình thức phiếu hỏi trực tuyến mà đề tài đặt
ra. Cô giáo Nguyễn Thị Hồng Phương – Phó Hiệu trưởng nhà trường đã rất
hứng thú và sử dụng rất rất nhanh phương pháp khảo sát đưa ra trong đề tài. Do
mạng máy tính của nhà trường đã cũ và hỏng nên tác giả hướng dẫn nhà trường
thử nghiệm lấy ý kiến học sinh lớp 11G đối với giáo viên bộ môn của lớp bằng
cách sử dụng hình thức gửi email đến từng học sinh để làm quen với phương
pháp này trước khi thực hiện lấy ý kiến học sinh toàn trường đối với tất cả giáo
viên vào cuối năm học 2014-2015.
Bảng phân công giảng dạy của lớp 11G từ ngày 23/3/2015 như sau:

25



×