Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Skkn sử dụng sơ đồ tư duy nâng cao chất lượng giảng dạy tiết 13 luyện tập amoniac và muối amoni lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 27 trang )

“Sử dụng sơ đồ tư duy nâng cao chất lượng giảng dạy tiết 13:
Luyện tập amoniac và muối amoni”lớp 11

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG T.H.P.T BỈM SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
TIẾT 13:“LUYỆN TẬP AMONIAC VÀ MUỐI AMONI”LỚP 11.

Người thực hiện: Tống Thị Nguyệt Minh
Chức vụ

: Giáo viên

SKKN thuộc lĩnh vực: Hóa Học

THANH HỐ NĂM 2022

Giáo viên: Tống Thị Nguyệt Minh - Trường THPT Bỉm Sơn

skkn

1


“Sử dụng sơ đồ tư duy nâng cao chất lượng giảng dạy tiết 13:
Luyện tập amoniac và muối amoni”lớp 11

MỤC LỤC


NỘI DUNG

TRANG

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài

3

1.2. Mục đích nghiên cứu

3

1.3. Đối tượng nghiên cứu

3

1.4. Phương pháp nghiên cứu

4

II. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.

4

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng biện pháp

4


2.3. Biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

5

III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận

18

3.2. Kiến nghị

18

Giáo viên: Tống Thị Nguyệt Minh - Trường THPT Bỉm Sơn

skkn

2


“Sử dụng sơ đồ tư duy nâng cao chất lượng giảng dạy tiết 13:
Luyện tập amoniac và muối amoni”lớp 11

I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay trong xu thế hội nhập quốc tế, yêu cầu của nghành GD và ĐT ngày
càng cao nên việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập là rất cần thiết.
Chúng ta cần thay đổi về nội dung và hình thức tổ chức dạy học, cần thay đổi
phương pháp giáo dục theo hướng khuyến khích học sinh tư duy độc lập, phát
biểu quan điểm về mọi vấn đề để phát huy tính tích cực cho học sinh. Cần tạo

điều kiện cho học sinh được suy nghĩ nhiều hơn, làm và thảo luận nhiều hơn,
được phát biểu đưa ra những nhận xét về vấn đề đang bàn luận… được tham gia
nhiều hơn vào quá trình học tập để chiếm lĩnh tri thức.
Khi giảng dạy bộ mơn Hóa học tơi thấy rằng loại bài luyện tập rất quan trọng
nhằm củng cố, hệ thống hóa và khắc sâu kiến thức đồng thời rèn luyện kỹ năng
vận dụng giải bài tập hóa học. Cấu trúc bài luyện tập ở sách giáo khoa có 2 phần:
 + Phần 1: Kiến thức cần nhớ
Ở phần này nếu giáo viên khơng biết vận dụng phương pháp tích cực thì
dạy tương đối tẻ nhạt, đơn thuần là giáo viên ra câu hỏi - học sinh trả lời, hiệu
quả cách dạy không cao. Nếu dùng các phương pháp truyền thống (đọc chép hỏi đáp thông thường) sẽ không tạo hứng thú cho học sinh.
 Khi giáo viên dùng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa các kiến thức của một bài,
một chương, thể hiện đầy đủ các nội dung kiến thức và được đặt trong mối liên
hệ logic sẽ tạo hứng thú cho giờ học, khắc sâu kiến thức cho học sinh.
+ Phần 2: Bài tập
Nên chọn những bài khắc sâu kiến thức từng nhánh ở sơ đồ tư duy.
Từ các lí do trên, tôi đã xây dựng đề tài: “Sử dụng sơ đồ tư duy nâng cao
chất lượng giảng dạy tiết 13: Luyện tập amoniac và muối amoni” lớp 11 để
nghiên cứu nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh góp
phần nâng cao chất lượng dạy và học mơn hóa học.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Qua đề tài này, tôi giúp học sinh ôn tập, khắc sâu kiến thức của bài luyện tập
qua sơ đồ tư duy.
Học sinh chủ động ôn tập kiến thức cũ, tự chuẩn bị sơ đồ tư duy, thuyết trình
minh họa các nhánh của sơ đồ tư duy, làm các bài tập trắc nghiệm và tự luận,
làm thí nghiệm thực hành, rèn kĩ năng giải bài tập hóa học để khắc sâu kiến
thức qua sơ đồ tư duy.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng học sinh THPT: Nghiên cứu được tiến hành trên 2 lớp: Lớp
11B7 là lớp thực nghiệm, lớp 11B6 là lớp đối chứng.


Giáo viên: Tống Thị Nguyệt Minh - Trường THPT Bỉm Sơn

skkn

3


“Sử dụng sơ đồ tư duy nâng cao chất lượng giảng dạy tiết 13:
Luyện tập amoniac và muối amoni”lớp 11

Lớp thực nghiệm được tác động vào phương pháp đã nêu, lớp đối chứng
không được tác động bằng phương pháp này.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo và các đề thi.
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp thực nghiệm
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Hóa học với hình thức thi trắc nghiệm đã làm thay đổi nhiều đến phương
pháp giảng dạy và học tập của thầy và trị. Hình thức thi trắc nghiệm địi hỏi học
sinh khơng những nắm vững kiến thức hóa học mà cịn phải xử lí nhanh kiến
thức trong thời gian ngắn. Chính vì thế mà việc hệ thống hóa kiến thức qua sơ
đồ tư duy là một trong những cách để học sinh nắm vững và nhớ kiến thức lâu
hơn, giải quyết nhanh nhiều bài tập trắc nghiệm hóa học.
Với việc áp dụng sơ đồ tư duy vào nhiều tiết học, đặc biệt các tiết luyện tập
tôi thấy học sinh có hứng thú trong học tập cao hơn, tạo niềm tin và lịng say mê
đối với mơn hóa học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng biện pháp
a. Thuận lợi:

- Phương tiện dạy học được đầu tư ngày càng hiện đại đáp ứng cho việc đổi
mới PPGD ở trường phổ thông.
- Học sinh THPT hiện nay đa số các em năng động, sáng tạo, thích tìm tịi,
ham học hỏi, nhanh nhạy trong ứng dụng công nghê thông tin nên dễ làm quen,
thích nghi với nhiều phương pháp mới.
b. Khó khăn:
Một bộ phận học sinh cịn thụ động với việc học, chưa tìm ra phương pháp
học tập hiệu quả nên việc ghi nhớ các kiến thức đã học còn hạn chế, chưa biết
cách hệ thống kiến thức và ghi nhớ thế nào cho hiệu quả.
Thực tế cho thấy nhiều học sinh chưa biết cách học, cách ghi kiến thức vào
bộ não mà mới chỉ học thuộc lòng, học vẹt, học thuộc một cách máy móc, khơng
nhớ được kiến thức trọng tâm hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức
liên quan trong bài với nhau.

Giáo viên: Tống Thị Nguyệt Minh - Trường THPT Bỉm Sơn

skkn

4


“Sử dụng sơ đồ tư duy nâng cao chất lượng giảng dạy tiết 13:
Luyện tập amoniac và muối amoni”lớp 11

Để khắc phục các hạn chế đó tơi đưa ra phương pháp giúp học sinh học tốt
bằng sơ đồ tư duy nhằm nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong học tập, đặc biệt
trong giờ luyện tập.
2.3. Biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Sơ đồ tư duy
Đây là phương pháp kết nối mang tính đồ họa có tác dụng lưu giữ, sắp xếp

và xác lập ưu tiên đối với mỗi loại thông tin bằng cách sử dụng từ hay hình ảnh
then chốt hoặc gợi nhớ nhằm làm “bật lên” những ký ức cụ thể và phát sinh các
ý tưởng mới. Mỗi chi tiết gợi nhớ trong Sơ đồ tư duy là chìa khóa khai mở các
sự kiện, ý tưởng và thông tin, đồng thời khơi nguồn tiềm năng của bộ não.
So với việc ghi chép truyền thống thì điểm tốt nhất của giải pháp sơ đồ tư duy:


Ý chủ đạo sẽ được nổi bật ở trung tâm.



Quan hệ tương hỗ được làm rõ.



Các định nghĩa then chốt được liên lạc ngay bằng thị giác.



Lưu tâm dễ dàng hơn.



Đơn giản thêm thơng tin vào kế hoạch tư duy.



Có khả năng tận dụng sự giúp đỡ của các ứng dụng trên máy tính.

2.3.2. Sử dụng Sơ đồ tư duy tiết 13: Luyên tập amoniac và muối amoni.

Giáo viên phát phiếu học tập, giao nhiệm vụ cho các nhóm để học sinh
chuẩn bị ở nhà và tiến trình tiết dạy theo thứ tự trong phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP LỚP 11B7.
Tiết 13: Luyện tập amoniac, muối amoni.
2.3.2.1. Học sinh thuyết minh theo chủ đề: “Amoniac và muối amoni trong
cuộc sống”(minh họa nhánh tính chất vật lí và ứng dụng của amoniac và muối
amoni).
Nhiệm vụ 1: Thuyết minh theo chủ đề amoniac và muối amoni trong cuộc
sống.
a. Mục đích:
- Học sinh tự tìm hiểu, thu thập, tổng hợp thơng tin về amoniac và muối
amoni trong cuộc sống để hiểu kĩ hơn về nhánh tính chất vật lí và ứng dụng của
amoniac và muối amoni trên sơ đồ tư duy.
- Học sinh được rèn luyện kĩ năng thuyết trình trước đám đơng.
- Từ ảnh hưởng của amoniac đến môi trường giúp học sinh biết cách phòng
tránh khi bị rò rỉ amoniac, bảo vệ môi trường.
Giáo viên: Tống Thị Nguyệt Minh - Trường THPT Bỉm Sơn

skkn

5


“Sử dụng sơ đồ tư duy nâng cao chất lượng giảng dạy tiết 13:
Luyện tập amoniac và muối amoni”lớp 11

b. Nội dung:
Nghiên cứu tài liệu trên internet, google, liên hệ kiến thức đã học trong sách
giáo khoa và thực tiễn. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Nhóm 1,2 học sinh
chuẩn bị các slide trước ở nhà- thể hiện kết quả trên USB và máy tính, máy

chiếu. Hai nhóm cử 1 đại diện thuyết minh chủ đề.
c. Thời lượng: Thuyết minh trên lớp trong vòng 2 phút.
d. Dự kiến các sản phẩm hoạt động của học sinh:
Các slide hình ảnh minh họa, các hiện tượng, các tác hại ảnh hưởng của
amoniac với con người, cây cối…

Hình ảnh minh họa - nhiệm vụ 1 - thuyết minh về amoniac và muối amoni
trong cuộc sống
2.3.2.2. Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc kiểm tra kiến thức cũ.
Nhiệm vụ 2: Hệ thống lí thuyết về NH3 và muối amoni .
a. Mục đích: - Hệ thống kiến thức về amoniac và muối amoni một cách khoa
học, logic, chặt chẽ.
b. Nội dung: - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Nhóm 3,4 học sinh chuẩn
bị trước ở nhà- Vẽ sơ đồ tư duy trên giấy A0. Mỗi nhóm cử 1 đại diện thuyết
minh về Sơ đồ tư duy của nhóm mình.
Nhóm 3: Vẽ sơ đồ tư duy về tính chất, điều chế, ứng dụng của amoniac.
Nhóm 4: Vẽ sơ đồ tư duy về tính chất, điều chế, ứng dụng của muối amoni.
c. Thời lượng: Thuyết minh trên lớp trong vòng 3 phút 2 sơ đồ tư duy.
d. Dự kiến các sản phẩm hoạt động của học sinh: - Vẽ 2 sơ đồ tư duy đầy đủ
các nhánh chính, phụ về tính chất vật lí, điều chế, tính chất hóa học, ứng dụng
của amoniac và muối amoni.

Giáo viên: Tống Thị Nguyệt Minh - Trường THPT Bỉm Sơn

skkn

6


“Sử dụng sơ đồ tư duy nâng cao chất lượng giảng dạy tiết 13:

Luyện tập amoniac và muối amoni”lớp 11

Hình ảnh minh họa nhiệm vụ 2- sản phẩm vẽ sơ đồ tư duy của học sinh.
Học sinh thuyết minh về sơ đồ tư duy amoniac và muối amoni.
Giáo viên: Tống Thị Nguyệt Minh - Trường THPT Bỉm Sơn

skkn

7


“Sử dụng sơ đồ tư duy nâng cao chất lượng giảng dạy tiết 13:
Luyện tập amoniac và muối amoni”lớp 11

2.3.2.3. Bài tập trắc nghiệm lí thuyết và bài tập tự luận
a. Mục đích:
- Qua bài tập lí thuyết học sinh khắc sâu kiến thức về tính chất vật lí, tính
chất hóa học, điều chế và ứng dụng của amoniac và muối amoni.
- Qua bài tập tự luận học sinh khắc sâu kiến thức về tính chất vật lí, tính
chất hóa học, điều chế và ứng dụng của amoniac và muối amoni.
- Rèn kĩ năng viết phương trình phản ứng và giải bài tập hóa học.
b. Nội dung:
- Học sinh làm bài tập trong phiếu học tập sau đó trả lời câu hỏi trên màn
hình máy chiếu và lên bảng làm bài tập tự luận.
- Từ bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận, giáo viên khắc sâu từng mảng
kiến thức trên các nhánh ở sơ đồ tư duy. (Hai sơ đồ tư duy vẫn treo trên bảng, hệ
thống câu hỏi trắc nghiệm trên máy chiếu và trong phiếu học tập. Học sinh trả
lời câu hỏi trắc nghiệm xong, giáo viên nhận xét và chỉ sang bên sơ đồ tư duy để
khắc sâu mảng kiến thức tương ứng. Khi gọi học sinh lên bảng làm bài tập tự
luận thì lấy sơ đồ tư duy xuống).

c. Thời lượng: 15 phút.
d. Dự kiến các sản phẩm hoạt động của học sinh: Tất cả học sinh làm bài tập
trắc nghiệm và bài tập tự luận trong phiếu học tập đầy đủ, nhiều học sinh trả lời
đúng và lên bảng làm bài tập đúng.
Nhiệm vụ 3: CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG
(Bắt buộc- Cá nhân- Trên lớp)
Câu 1: Nhận xét nào sau đây sai ?
A. Amoniac là chất khí, khơng màu, khơng mùi, tan nhiều trong H2O.
B. Amoniac là 1 bazơ yếu.
C. Đốt cháy NH3 không xúc tác thu được N2 và H2O.
D. Phản ứng tổng hợp NH3 từ H2 và N2 là phản ứng thuận nghịch.
Câu 1 minh họa nhánh tính chất vật lí của amoniac trên sơ đồ tư duy
Câu 2: Cho các hình vẽ mơ tả cách thu khí NH3 trong phịng thí nghiệm như sau:

Giáo viên: Tống Thị Nguyệt Minh - Trường THPT Bỉm Sơn

skkn

8


“Sử dụng sơ đồ tư duy nâng cao chất lượng giảng dạy tiết 13:
Luyện tập amoniac và muối amoni”lớp 11

Hình mơ tả đúng là
A. hình (1).
B. hình (2).
C. hình (3).
D. hình (1), (3).
Câu 2 minh họa nhánh tính chất vật lí và điều chế amoniac trên sơ đồ tư duy

Câu 3: Khơng khí trong phịng thí nghiệm bị ơ nhiễm bởi khí clo. Để khử
độc, có thể xịt vào khơng khí dung dịch nào sau đây?
A. dd HCl.
B. dd NH3.
C. dd NaCl. D. dd H2SO4 loãng.
Câu 4: NH3 tác dụng được với tất cả các chất và dung dịch trong dãy nào sau đây
A. KOH, HNO3, CuO, CuCl2.
B. HCl, O2, Cl2, CuO, dung dịch AlCl3.
C. HI, KOH, FeCl3, Cl2.
D. H2SO4, CuO, FeSO4, NaOH.
Câu 3,4 minh họa nhánh tính chất hóa học amoniac trên sơ đồ tư duy.
Câu 5: Có thể phân biệt muối amoni với muối khác bằng cách cho nó tác
dụng với dd kiềm mạnh, đun nóng vì khi đó
A. muối amoni chuyển thành màu đỏ.
B. thốt ra một chất khí khơng màu, mùi khai và xốc.
C. thốt ra một chất khí màu nâu đỏ.
D. thốt ra chất khí không màu, không mùi.
Câu 6: Chỉ dùng dung dịch nào sau đây để phân biệt 3 dung dịch không màu
(NH4)2 SO4, NH4Cl, Na2SO4 ?
A. BaCl2.
B. NaOH.
C. AgNO3.
D. Ba(OH)2.
Câu 7: Sản phẩm phản ứng nhiệt phân nào sau đây không đúng?
A. NH4NO2
N2 + 2H2O.
B. NH4NO3
NH3 + HNO3.
C. NH4Cl
NH3 + HCl.

D. NH4HCO3
NH3 + H2O + CO2.
Câu 5,6,7 minh họa nhánh tính chất hóa học của muối amoni trên sơ đồ tư
duy
Bài tập tự luận
Câu 8: Nêu hiện tượng viết phương trình phân tử và phương trình ion rút
gọn trong các trường hợp sau:
a. Cho dung dịch NH3 đặc vào dung dịch HCl đặc?
b. Cho dd Ba(OH)2 tác dụng với dd(NH4)2SO4?
Câu 9. Cho dung dịch KOH đến dư vào 50 ml dung dịch (NH 4)2SO4 1M.
Đun nóng nhẹ, thu được thể tích khí thoát ra (ở đktc) là

Giáo viên: Tống Thị Nguyệt Minh - Trường THPT Bỉm Sơn

skkn

9


“Sử dụng sơ đồ tư duy nâng cao chất lượng giảng dạy tiết 13:
Luyện tập amoniac và muối amoni”lớp 11

A. 2,24 lít.
B. 1,12 lít.
C. 4,48 lít.
D. 6,72 lít.
Bài tập về nhà
Câu 1: Viết các phương trình phản ứng theo dãy chuyển hoá sau:
NH4NO2
N2 NH3 N2 NO

NO2
NH4NO3
A + H2 O
Câu 2: Cho 1 ít chất chỉ thị phenolphtalein vào dd NH 3 loãng thu được dd
A. Màu dd A thay đổi thế nào khi:
a. Đun nóng dd một hồi lâu.
b. Thêm 1 số mol HCl = số mol NH3 có trong dd A.
Câu 3: Nêu hiện tượng viết phương trình phân tử và pt ion rút gọn khi cho
dd NH3 dư lần lượt vào dd Al2(SO4)3?
Câu 4: Phải dùng bao nhiêu lit khí nitơ và bao nhiêu lit khí hidro để điều
chế 17,0 gam NH3. Biết rằng hiệu suất chuyển hóa thành amoniac là 25%. Các
thể tích khí được đo ở đktc.
Câu 5: Chất có thể dùng làm khơ khí NH3 là
A. H2SO4 đặc.
B. CuSO4 khan.
C.CaO.
D. P2O5.
Câu 6: Nhúng 2 đũa thuỷ tinh vào 2 bình đựng dung dịch HCl đặc và NH 3
đặc. Sau đó đưa 2 đũa lại gần nhau thì thấy xuất hiện
A. khói màu trắng. B. khói màu tím. C. khói màu nâu. D. khói màu vàng.
Câu 7: Cho 1,5 lít NH3 (đktc) qua ống sứ đựng 16 gam CuO nung nóng thu
được chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 2M đủ để tác dụng hết với X là
A. 1 lít.
B. 0,1 lít.
C. 0,01 lít.
D. 0,2 lít.
Câu 8: Thể tích khí N2thu được (đktc) khi nhiệt phân 40 gam NH4NO2 là
A. 4,48 lít.
B. 44,8 lít.
C. 14 lít.

D. 22,5 lít

Giáo viên: Tống Thị Nguyệt Minh - Trường THPT Bỉm Sơn

skkn

10


“Sử dụng sơ đồ tư duy nâng cao chất lượng giảng dạy tiết 13:
Luyện tập amoniac và muối amoni”lớp 11

Hình ảnh minh họa nhiệm vụ 3- Học sinh làm bài tập củng cố các kiến
thức về amoniac và muối amni trên sơ đồ tư duy
2.3.2.4. Sử dụng thực hành thí nghiệm củng cố kiến thức trọng tâm bài
học minh họa nhánh tính chất hóa học của muối amoni, điều chế amoniac.
Nhiệm vụ 4: XEM HIỆN TƯỢNG, ĐOÁN DUNG DỊCH
(Làm việc theo nhóm- Điền kết quả vào giấy A1)
Câu hỏi: Cho 2 ống nghiệm đựng dd A, dd B. Mỗi dd chỉ chứa 1 chất tan
duy nhất. Biết 1 trong 2 ống nghiệm có chứa muối amoni. Trình bày cách nhận
biết ống nghiệm đựng muối amoni bằng phương pháp hóa học?
a. Mục đích:
- Học sinh dự đốn được tính chất hóa học, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết
luận được tính chất hóa học của amoniac và muối amoni.
- Quan sát thí nghiệm rút ra tính chất vật lí, tính chất hóa học của amoniac
và muối amoni.
- Viết được các phương trình hóa học dạng phân tử và ion rút gọn.
b. Nội dung:
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm: Các nhóm thảo luận cách tiến hành nhận
biết muối amoni: Chọn thuốc thử nào, cách tiến hành ra sao, hiện tượng dự

đốn, sau đó 4 nhóm tiến hành làm thí nghiệm. Mỗi nhóm cử các bạn trực tiếp
làm, 1 thư kí ghi cách tiến hành, hiện tượng, viết pt, 1 đại diện báo cáo kết quả
thí nghiệm, trả lời câu hỏi dd chứa muối amoni là dd…..vào bảng trên giấy A1)

Tiến hành

Hiện tượng

Kết luận (Viết pt ion rút gọn)

Giáo viên: Tống Thị Nguyệt Minh - Trường THPT Bỉm Sơn

skkn

11


“Sử dụng sơ đồ tư duy nâng cao chất lượng giảng dạy tiết 13:
Luyện tập amoniac và muối amoni”lớp 11

dd chứa muối amoni là dd……..
c. Thời lượng: 15 phút.
d. Dự kiến các sản phẩm hoạt động của học sinh:
- Các thí nghiệm đều thành cơng. Giấy quỳ tím ẩm đặt trên miệng ống
nghiệm chứa muối amoni chuyển sang màu xanh. Cả 4 nhóm tìm được dung
dịch chứa muối amoni.

Hình ảnh minh họa nhiệm vụ 4- Học sinh làm thí nghiệm, xem hiện
tượng đoán dung dịch
2.3.3. Hoạt động đánh giá tổng thể các nhiệm vụ, chấm điểm mỗi cá

nhân trong các hoạt động của bài học
a. Mục đích:
Xác định mức độ đạt được của HS so với các tiêu chí đề ra, bao gồm sự mơ
tả định tính và định lượng kết quả đạt được, sự tiến bộ của HS trong q trình
học; có được thơng tin phản hồi ngược để điều chỉnh kế hoạch dạy học, điều
chỉnh và hỗ trợ học sinh, giúp học sinh đạt được các mục tiêu học tập như đã
đề ra, để thúc đẩy và kích thích HS có hứng thú, có động cơ, tích cực học tập,
nghiên cứu, u thích mơn học..
b. Nội dung:
Đánh giá về mặt định tính sự phát triển phẩm chất và năng lực; về mặt định
lượng bao gồm:

Giáo viên: Tống Thị Nguyệt Minh - Trường THPT Bỉm Sơn

skkn

12


“Sử dụng sơ đồ tư duy nâng cao chất lượng giảng dạy tiết 13:
Luyện tập amoniac và muối amoni”lớp 11

(1) Các thành viên trong nhóm tự đánh giá và cho điểm từng thành viên
trong quá trình thực hiện hoạt động trong tồn bộ tiết luyện tập, từ lúc thành lập
nhóm, lên kế hoạch phân cơng nhiệm vụ trong nhóm, hợp tác thực hiện các
nhiệm vụ và tiến hành thí nghiệm.
(2) Đánh giá chéo sự tương tác trong quá trình trình bày sản phẩm và thảo
luận giữa các nhóm;
(3) Giáo viên đánh giá quá trình trả lời các câu hỏi trước khi làm thí nghiệm
và đánh giá cả q trình thực hành thí nghiệm.

c. Dự kiến sản phẩm hoạt động: 5 nội dung đánh giá theo cá nhân và theo
nhóm; mỗi nội dung đều theo thang điểm 10.
d. Cách thức tổ chức hoạt động:
Căn cứ vào nội dung đánh giá và các tiêu chí đã xây dựng ở bước 3, những
quan sát trong quá trình thực hiện các hoạt động học tập, kết quả bài kiểm tra và
phỏng vấn trực tiếp một số học sinh sau bài học, phát phiếu thăm dò để nắm bắt
suy nghĩ, cảm giác, mức độ hứng thú của học sinh sau bài học để đánh giá về
mặt định tính và định lượng mức độ HS đạt được.
e. Thời lượng: Tổng hợp các phiếu đánh giá trong 5 phút cuối giờ
Các kết quả, minh chứng về hoạt động đánh giá (Đính kèm).
Các loại phiếu đánh giá và cho điểm
Phiếu 1: Đánh giá thành viên trong nhóm do nhóm trưởng và các bạn trong
nhóm quyết định. Đánh giá theo % năng suất. Để tránh sự cào bằng, cả nể giữa
các em chúng tơi u cầu mỗi nhóm ít nhất có hai mức đánh giá khác nhau.
Phiếu 1: PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ DÀNH CHO NHÓM NHIỆM VỤ 1,2
Thuyết minh về amniac và muối amoni.
STT Họ và tên

Chức vụ
trong
nhóm

Nhiệm vụ
được phân
cơng

Thời gian
hồn
thành


Điểm nhóm đánh
giá

1
2
Phiếu 2: PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ DÀNH CHO NHÓM NHIỆM VỤ 3
Làm bài tập trắc nghiệm và tự luận

STT Họ và tên

Chức vụ
trong
nhóm

Số bài tập
làm đúng

Xung
phong trả
lời hoặc
lên bảng

Điểm nhóm đánh
giá

1
Giáo viên: Tống Thị Nguyệt Minh - Trường THPT Bỉm Sơn

skkn


13


“Sử dụng sơ đồ tư duy nâng cao chất lượng giảng dạy tiết 13:
Luyện tập amoniac và muối amoni”lớp 11

2
Phiếu 3: PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ DÀNH CHO NHÓM NHIỆM VỤ 4
Làm thí nghiệm thực hành, tìm chất

Chức vụ
Mức
Cơng việc
STT Họ và tên trong
hồn
được giao
nhóm
thành

độ

Điểm nhóm đánh
giá

1
2

Phiếu 4: PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHÉO GIỮA CÁC NHĨM
Để có thể theo dõi và đánh giá một cách cơng bằng, chúng tơi cho các nhóm
đánh giá chéo. Mỗi nhóm sẽ cho điểm 3 nhóm cịn lại.

VD: Đây là phiếu đánh giá chéo của nhóm 1
Điểm
tối đa

Tiêu chí

Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4

Các slide về amoniac và muối amoni 2 điểm
chất lượng, hình ảnh đẹp, ấn tượng,
phù hợp nội dung bài
Sơ đồ tư duy vẽ đẹp, đầy đủ các nhánh 2 điểm
đầy đủ nội dung, trình bày lưu loát
Làm đầy đủ các bài tập trắc nghiệm và 3 điểm
tự luận đúng, sôi nổi thảo luận, xung
phong chữa bài
Làm được các thí nghiệm an tồn, hiện 3 điểm
tượng rõ: q tím ẩm chuyển sang màu
xanh, tìm được dd muối amoni
Phiếu 5: PHIẾU ĐÁNH GIÁ NHÓM DO GIÁO VIÊN ĐÁNH GIÁ
Tiêu chí

Điểm tối đa

Các slide về amoniac và muối amoni chất
lượng, hình ảnh đẹp, ấn tượng, phù hợp
nội dung bài

2 điểm


Giáo viên: Tống Thị Nguyệt Minh - Trường THPT Bỉm Sơn

skkn

Điểm đạt được

14


“Sử dụng sơ đồ tư duy nâng cao chất lượng giảng dạy tiết 13:
Luyện tập amoniac và muối amoni”lớp 11

Sơ đồ tư duy vẽ đẹp, đầy đủ các nhánh
đầy đủ nội dung, trình bày lưu lốt

2 điểm

Làm đầy đủ các bài tập trắc nghiệm và tự
luận đúng, sôi nổi thảo luận, xung phong
chữa bài

3 điểm

Làm được các thí nghiệm an tồn, hiện
tượng rõ: q tím ẩm chuyển sang màu
xanh, tìm được dd muối amoni

3 điểm

Điểm cá nhân = Là tính điểm trung bình trung của 5 đánh giá. Cách đánh

giá mà chúng tơi thấy phát huy hết được tính chủ động của học sinh. Dù trong
một nhóm nhưng có sự phân chia điểm khác nhau, em nào đóng góp nhiều điểm
cao hơn những em đóng góp ít.
5 con điểm đánh giá là:
1. Điểm tự đánh giá dành cho nhóm nhiệm vụ 1,2
2. Điểm tự đánh giá dành cho nhóm nhiệm vụ 3
3. Điểm tự đánh giá dành cho nhóm nhiệm vụ 4
4. Điểm đánh giá chéo của các nhóm.
5. Điểm do giáo viên đánh giá (điểm của nhóm lấy cho mỗi cá nhân).
2.4. Hiệu quả khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
“Sử dụng sơ đồ tư duy nâng cao chất lượng giảng dạy tiết 13: Luyện tập
amoniac và muối amoni” lớp 11 là một sáng kiến kinh nghiệm mang lại hiệu
quả cao, đặc biệt trong bài luyện tập.
Sau khi phát phiếu thăm dò ý kiến của HS (đã tổng hợp ở phần 2.5.1) đồng
thời khảo sát HS qua các tiết dạy, qua bài kiểm tra 1 tiết, kiểm tra 15 phút và bài
kiểm tra nhanh sau tiết dạy, so sánh giữa lớp 11B6 (lớp đối chứng) và lớp
11B7(lớp thực nghiệm) tơi nhận thấy:
- Trong giờ học có sử dụng sơ đồ tư duy, ở lớp thực nghiệm các em rất hăng
hái phát biểu xây dựng bài, luôn hứng thú học tập và phát huy tính tích cực, chủ
động và sáng tạo, phát triển năng lực giải quyết vấn đề. Qua đó HS dễ hiểu bài,
nắm chắc và nhớ lâu kiến thức hơn so với lớp đối chứng.
- Về phía các GV dạy lớp thực nghiệm thì rất quan tâm, hứng thú với các kế
hoạch dạy học được thiết kế theo hướng phát huy tính tích cực của HS đặc biệt
có sử dụng sử dụng sơ đồ tư duy, mặc dù việc thực hiện các kế hoạch dạy học
này cần GV đầu tư khá nhiều thời gian và công sức chuẩn bị hơn.
Ngồi ra giáo viên có thể linh hoạt sử dụng sơ đồ tư duy củng cố kiến thức
cũ, thiết kế đề cương ơn tập, hình thành một vài đơn vị kiến thức mới của bài
học hay toàn bài học, cuối tiết học, 1 bài luyện tập, 1 chương hay 1 chủ đề.

Giáo viên: Tống Thị Nguyệt Minh - Trường THPT Bỉm Sơn


skkn

15


“Sử dụng sơ đồ tư duy nâng cao chất lượng giảng dạy tiết 13:
Luyện tập amoniac và muối amoni”lớp 11

Sáng kiến kinh nghiệm này giúp học sinh xâu chuỗi nhiều mảng kiến
thức bằng sơ đồ tư duy, biết cách vẽ sơ đồ tư duy, tự tóm tắt nội dung
bài học sẽ giúp các em động não, sáng tạo, khái quát hóa tốt hơn, liên hệ
các kiến thức với nhau một cách logic, trực quan.
2.5. Các kết quả, minh chứng về sự tiến bộ của học sinh khi áp dụng
biện pháp (Đính kèm)
Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong việc đổi mới phương pháp dạy học là hết
sức cần thiết, nó giúp giáo viên đễ dàng hướng dẫn học sinh hệ thống ôn tập
kiến thức cũ một cách hiệu quả, đồng thời khai thác kiến thức mới, từng nhánh ở
sơ đồ tư duy rồi hoàn thiện sơ đồ tư duy một cách đầy đủ, sử dụng sơ đồ tư duy
trong thực hành thí nghiệm, trong bài luyện tập...
Sau q trình thực hiện, kết quả bài kiểm tra sau khi tôi sử dụng sơ đồ tư duy
trong các tiết luyện tập nói chung và với bài luyện tập amoniac, muối amoni nói
riêng cao hơn, kết quả học tập mơn hóa của học sinh cũng nâng lên rõ rệt.
2.5.1. Kết quả khảo sát
Năm học 2020 - 2021, tôi được phân công dạy các lớp 11. Sau đây là kết quả
phiếu thăm dò về hứng thú học tập của học sinh đối với bộ mơn Hóa học và kết quả
của bài kiểm tra thường xuyên số 1, học kì I của các lớp chưa áp dụng sơ đồ tư duy
trong dạy học (lớp 11B6) và của lớp áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy học (lớp
11B7). Lớp 11B6 và 11B7 có điểm đầu vào như nhau, lực học tương đương.
Năm học 2020 - 2021 khi chưa dạy Năm học 2020 - 2021 sau khi dạy học

học sử dụng sơ đồ tư duy
có sử dụng sơ dồ tư duy
Biểu đồ thể hiện học sinh thích
học mơn Hóa Học

Biểu đồ thể hiện học sinh thích
học mơn Hóa Học

Thích học Hóa

60%

Thích học Hóa

80%

40%

20%

Khơng thích
học Hóa

Khơng thích
học Hóa

Điểm bài kiểm tra thường xun bài số 1 học kì I năm học 2020 – 2021, lớp
11B6 (sĩ số 36- chưa sử dụng sơ đồ tư duy- lớp đối chứng).
Giỏi
SL


Khá
%

SL

Trung bình
%

SL

%

Yếu
SL

Giáo viên: Tống Thị Nguyệt Minh - Trường THPT Bỉm Sơn

skkn

Kém
%

SL

%
16


“Sử dụng sơ đồ tư duy nâng cao chất lượng giảng dạy tiết 13:

Luyện tập amoniac và muối amoni”lớp 11

5

12,5

15

37,5

15

37,5

5

12,5

0

0

Điểm bài kiểm tra thường xuyên bài số 1 học kì I năm học 2020 – 2021, lớp
11B7 (sĩ số 46- đã sử dụng sơ đồ tư duy- lớp thực nghiệm)
Giỏi

Khá

Trung bình


Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

20

43,48

23


50

3

6,52

0

0

0

0

Như vậy từ quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài cho thấy: Tỉ lệ học sinh
đạt học lực khá giỏi ở lớp thực nghiệm chiếm tỉ lệ cao, gây được hứng thú học
tập, kích thích học sinh hoạt động và phát triển năng lực trí tuệ của học sinh.
Tạo khơng khí lớp học sơi nổi, giờ dạy sinh động, nhiều học sinh học tập tích
cực, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
Đề tài đã được các thành viên trong tổ Hóa-Sinh góp ý và đánh giá tốt. Đề
tài đã được các thầy cô áp dụng rộng rãi với các đối tượng học sinh lớp mình
phụ trách, đem lại hiệu quả rất thiết thực trong giảng dạy bộ môn hóa ở trường
THPT hiện nay.

Giáo viên: Tống Thị Nguyệt Minh - Trường THPT Bỉm Sơn

skkn

17



“Sử dụng sơ đồ tư duy nâng cao chất lượng giảng dạy tiết 13:
Luyện tập amoniac và muối amoni”lớp 11

Các phiếu đánh giá các hoạt động của học sinh

Giáo viên: Tống Thị Nguyệt Minh - Trường THPT Bỉm Sơn

skkn

18


“Sử dụng sơ đồ tư duy nâng cao chất lượng giảng dạy tiết 13:
Luyện tập amoniac và muối amoni”lớp 11

III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Thơng qua tìm hiểu và phân tích kết quả của việc ứng dụng sáng kiến kinh
nghiệm “ Sử dụng sơ đồ tư duy nâng cao chất lượng giảng dạy tiết 13: Luyện
tập amoniac và muối amoni” lớp 11 trong một số năm, đặc biệt là trên phạm vi
rộng ở năm học 2020-2021 tôi tự nhận thấy: Đề tài đã nghiên cứu, tổng quan
được cơ sở lí luận và thực tiễn có liên quan về năng lực giải quyết vấn đề và
sáng tạo về sử dụng sơ đồ tư duy. Trình bày một số phương pháp dạy học tích
cực góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS thông
qua phiếu học tập nhấn mạnh trọng tâm sơ đồ tư duy ôn tập kiến thức cũ.
Về cơ sở thực tiễn: Tơi đã tiến hành điều tra tìm hiểu thực trạng dạy học mơn
Hóa học nói chung và phương pháp dạy học bài luyện tập theo hướng phát triển
năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS ở trường THPT Bỉm Sơn. Các kết
quả điều tra là cơ sở để tôi đề xuất biện pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học

hóa học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS.
Trên cơ sở những nội dung nghiên cứu đã thu được, đề tài sẽ tiếp tục phát
triển theo các hướng nghiên cứu sâu và rộng hơn về cách thiết kế và sử dụng sơ
đồ tư duy nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS trong
dạy học các phần khác của mơn Hóa học 11 nói riêng và mơn Hóa học THPT
nói chung. Trên đây là nội dung cơ bản tôi đã nghiên cứu và thử nghiệm. Tơi hi
vọng rằng, đề tài sẽ đóng góp một phần nhỏ vào công cuộc đổi mới phương
pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học mơn Hóa học ở trường phổ thông.
3.2. Kiến nghị
- Sở Giáo dục & Đào tạo và các trường THPT nên tạo điều kiện, khuyến
khích cho GV tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về các phương pháp dạy
học và kỹ thuật dạy học tích cực, hiện đại, từ đó nâng cao kỹ năng thiết kế bài
giảng theo hướng phát triển năng lực cho HS.
- Cung cấp các văn bản và tài liệu cần thiết nhằm hướng dẫn GV cách đánh
giá HS theo định hướng phát triển năng lực, phù hợp với việc đổi mới dạy học,
kiểm tra đánh giá theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Những kết quả thu được của đề tài là hết sức nhỏ bé so với yêu cầu thực tế
đặt ra, vì thời gian và năng lực có hạn nên đề tài khơng tránh khỏi thiếu sót, hạn
chế. Tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, xây dựng của hội đồng
khoa học và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
Thanh Hóa, ngày 03 tháng 6 năm 2022
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết sáng kiến
Tống Thị Nguyệt Minh
Giáo viên: Tống Thị Nguyệt Minh - Trường THPT Bỉm Sơn


skkn

19


“Sử dụng sơ đồ tư duy nâng cao chất lượng giảng dạy tiết 13:
Luyện tập amoniac và muối amoni”lớp 11

PHỤ LỤC
1. Một số hình ảnh minh chứng cho các hoạt động

Hình ảnh minh họa- nhiệm vụ 1 - thuyết minh về amoniac và muối amoni
trong cuộc sống

Hình ảnh minh họa nhiệm vụ 2- sản phẩm vẽ sơ đồ tư duy của học sinh.
Học sinh thuyết minh về sơ đồ tư duy amoniac và muối amoni.

Giáo viên: Tống Thị Nguyệt Minh - Trường THPT Bỉm Sơn

skkn

20


“Sử dụng sơ đồ tư duy nâng cao chất lượng giảng dạy tiết 13:
Luyện tập amoniac và muối amoni”lớp 11

Hình ảnh minh họa nhiệm vụ 3- Học sinh làm bài tập củng cố các kiến thức
về amoniac và muối amni trên sơ đồ tư duy


Giáo viên: Tống Thị Nguyệt Minh - Trường THPT Bỉm Sơn

skkn

21


“Sử dụng sơ đồ tư duy nâng cao chất lượng giảng dạy tiết 13:
Luyện tập amoniac và muối amoni”lớp 11

Hình ảnh minh họa nhiệm vụ 4- Học sinh làm thí nghiệm, xem hiện tượng
đốn dung dịch

Hình ảnh minh họa Giáo viên chốt nội dung toàn bài qua 2 sơ đồ tư du

Giáo viên: Tống Thị Nguyệt Minh - Trường THPT Bỉm Sơn

skkn

22


“Sử dụng sơ đồ tư duy nâng cao chất lượng giảng dạy tiết 13:
Luyện tập amoniac và muối amoni”lớp 11

Phụ lục 2. Các phiếu đánh giá các hoạt động của học sinh

Giáo viên: Tống Thị Nguyệt Minh - Trường THPT Bỉm Sơn

skkn


23


“Sử dụng sơ đồ tư duy nâng cao chất lượng giảng dạy tiết 13:
Luyện tập amoniac và muối amoni”lớp 11

Giáo viên: Tống Thị Nguyệt Minh - Trường THPT Bỉm Sơn

skkn

24


“Sử dụng sơ đồ tư duy nâng cao chất lượng giảng dạy tiết 13:
Luyện tập amoniac và muối amoni”lớp 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Sách giáo khoa, sách bài tập Hóa học 11 Cơ bản, NXB Giáo dục.
[2] Sách giáo khoa, sách bài tập Hóa học 11 Nâng cao, NXB Giáo dục.
[3] Một số thông tin về sơ đồ tư duy trên mạng internet

Giáo viên: Tống Thị Nguyệt Minh - Trường THPT Bỉm Sơn

skkn

25



×