Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Skkn sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để tích hợp tư tưởng, đạo đức, phong cách hồ chí minh có hiệu quả vào giảng dạy mục công dân bình đẳng trước pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.35 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU

1

1. Lí do chọn đề tài

1

2. Mục đích nghiên cứu

2

3. Đối tượng nghiên cứu

2

4. Phương pháp nghiên cứu

2

5. Những điểm mới của SKKN

3

PHẦN NỘI DUNG ĐỀ TÀI


3

1. Cơ sở lí luận

3

2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

4

3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vần đề

5

3.1 Phương pháp dạy học nhóm

6

3.2.Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình

7

3.3 Phương pháp giải quyết vấn đề

8

4. Hiệu quả của đề tài

9
PHẦN KẾT LUẬN


10

1. Kết luận

10

2. Những đề xuất kiến nghị

11

skkn


1
I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài :
Mục tiêu của giáo dục là : '' Đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện
có đạo đức, có tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp trung thành với lí
tưởng độc lập và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm
chất và năng lực của công dân đáp ứng nhu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc ''
( Luật giáo dục năm 2005).
Với vai trị đặc thù bộ mơn Giáo dục cơng dân trực tiếp thực hiện nhiệm vụ
giáo dục đạo đức, giáo dục lịng u nước, lịng trung thành với lí tưởng độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong đó đặc biệt quan trọng với học sinh Trung
học phổ thông là giáo dục, định hướng lối sống nâng cao ý thức cơng dân cho
các em nhằm góp phần vào mục tiêu xây dựng thế hệ chủ nhân tương lai của đất
nước, những công dân của thời đại mới.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc giáo dục đạo đức. Người

ví đạo đức như: ''gốc của cây'', ''nguồn của sông'', coi giáo dục đạo đức như là
gốc rễ, nền tảng. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng từng nói: ''các thầy cơ
giáo khơng những dạy chữ mà cịn dạy người'', ''giáo dục phải tồn diện nhưng
trong đó đạo đức phải đặt lên hàng đầu''.
Tuy nhiên thực tế hiện nay ở đâu đó vấn đề giáo dục ý thức đạo đức, ý thức
công dân cho học sinh trung học phổ thông vẫn chưa được coi trọng đúng mức.
Các em học sinh cũng dần quen với việc coi môn Giáo dục công dân giống với
một môn học truyền thụ tri thức dừng lại ở đích cố gắng hồn thành việc học đạt
kết quả cao cho điểm số bộ mơn.
Tìm hiểu ngun nhân của thực trạng đó tơi thấy có nhiều ngun nhân như
từ phía xã hội, từ gia đình từ phía người học và người dạy.
Xã hội gia đình vẫn có tâm lý coi mơn Giáo dục cơng dân như một môn học
phụ, không quan trọng.
Đối với học sinh áp lực học để chọn công việc, nghề nghiệp cho tương lai là
rất nặng khiến các em chỉ dành tâm sức thời gian để giải quyết áp lực ấy.
Đối với giáo viên phải thẳng thắn thừa nhận cũng còn lúng túng trong vòng
quay kiến thức, thi cử, điểm số , chưa tìm ra phương pháp hiệu quả để làm tốt
được nhiệm vụ giáo dục đạo đức lối sống, nâng cao ý thức công dân cho các em
học sinh.
Để khắc phục những hạn chế trên đối với việc dạy và học môn Giáo dục công
dân, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của bộ môn mới ở trường Trung học phổ
thông theo tôi quan trọng nhất vẫn là người giáo viên bộ mơn phải tìm ra
phương pháp phù hợp, lựa chọn đúng nội dung, đúng địa chỉ để tích hợp liên hệ
một cách ngắn gọn nhất, dễ hiểu nhất và có hiệu quả nhất.
Xuất phát từ lí luận và thực tiễn trên, trong q trình trực tiếp giảng dạy bộ
mơn ở trường Trung học phổ thông Cẩm Thủy 1, bản thân tôi đã ln trăn trở,
suy nghĩ, tìm tịi để có thể lồng ghép tích cực, tối đa nhất để giáo dục đạo đức lối
sống, ý thức công dân cho các em học sinh.

skkn



2

Tơi nhận thấy việc lồng ghép, tích hợp Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh có vai trị rất lớn, rất có hiệu quả trong việc giúp học sinh có quan
điểm đúng đắn, củng cố niềm tin, sống có mục đích, có lí tưởng từ đó các em thể
hiện thành hành động và tự giác thực hiện trong cuộc sống hàng ngày. Điều đó
thực sự có ý nghĩa với học sinh Trung học phổ thông, đặc biệt là các em học
sinh lớp 12 chuẩn bị tốt nghiệp, chính thức bước vào cuộc sống.
Từ hiệu quả, tác dụng và vai trò quan trọng như vậy của việc lồng ghép Tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh , tơi đã lựa chọn và thực hiện đề tài: ''
Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để tích hợp Tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh có hiệu quả vào giảng dạy mục: Cơng dân bình
đẳng về quyền và nghĩa vụ của chủ đề : Cơng dân bình đẳng trước pháp
luật nhằm giáo dục đạo đức lối sống, nâng cao ý thức công dân cho học sinh
lớp 12 trường Trung học phổ thông Cẩm Thủy 1 ''.
Tôi rất hi vọng đề tài của mình sẽ là nguồn tham khảo có hiệu quả cho đồng
nghiệp trong nhà trường cũng như các đồng nghiệp khác đang giảng dạy bộ môn
Giáo dục cơng dân ở bậc Trung học phổ thơng.
2. Mục đích nghiên cứu :
Đánh giá việc lồng ghép, tích hợp Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh trong việc giáo dục đạo đức lối sống và nâng cao ý thức công dân cho học
sinh Trung học phổ thông hiện nay.
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức của môn Giáo dục
công dân ở trường trung học phổ thơng và thực hiện có hiệu quả Chỉ thị
05_CT/TW về việc: '' Đẩy mạnh việc học tập và làm theo Tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh '' của Bộ chính trị.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Với phạm vi đề tài: : '' Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để

tích hợp Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có hiệu quả vào giảng
dạy mục: Cơng dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của chủ đề : Cơng dân
bình đẳng trước pháp luật nhằm giáo dục đạo đức lối sống, nâng cao ý thức
công dân cho học sinh lớp 12 ''. Đối tượng mà tôi nghiên cứu là cách tích hợp,
phương pháp tích hợp Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong dạy
học môn Giáo dục công dân cho học sinh lớp 12.
Đối tượng áp dụng cho đề tài là học sinh lớp 12 trưởng Trung học phổ
thông Cẩm Thủy 1.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện và hoàn thành đề tài này tôi đã thực hiện các phương pháp
như sau:
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm:
+ Thu thập thông tin phản hồi từ phía học sinh qua giờ học Giáo dục cơng
dân có sử dụng các phương pháp để tích hợp Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh.

skkn


3

+ Dự giờ đồng nghiệp, trao đổi rút kinh nghiệm trong tổ chun mơn về
các phương pháp tích hợp Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong
giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh lớp 12.
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
+ Nghiên cứu Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
+ Nghiên cứu các tài liệu lí luận về tích hợp Tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh.
+ Tham khảo giáo án đồng nghiệp, thiết kế bài giảng của các chuyên gia.
+ Nghiên cứu cơng văn 624_CV/TƯ này 30/08/2017 của Tỉnh ủy Thanh

Hóa, cơng văn số 10946/UBND_VX ngày 12/09/2017 của Ủy Ban nhân dân
tỉnh về việc triển khai '' học tập và làm theo Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh trong các nhà trường phổ thông ''.
5. Những điểm mới của sáng kiến:
- Dựa vào thực tế học tập của học sinh trường Trung học phổ thông Cẩm
Thủy 1 và đặc thù môn Giáo dục công dân áp dụng cho học sinh lớp 12 trong
các trường Trung học phổ thông ở các khu vực miền núi.
- Nhằm đạt được kết quả thực tế trong việc giáo dục đạo đức, lối sống, ý
thức cơng dân, giáo viên có cách làm, cách tích hợp linh hoạt, phù hợp vào đơn
vị kiến thức cụ thể đó là mục Cơng dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của chủ
đề : Cơng dân bình đẳng trước pháp luật .
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận:
Ngày 15/05/2016 Bộ Chính Trị đã ban hành Chỉ thị 05_CT/TW về :'' Đẩy
mạnh việc học tập và lam theo Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ''
trong đó yêu cầu: '' Tiếp tục chỉ đạo biên soạn chương trình, giáo trình về tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để giảng dạy trong hệ thống giáo dục
quốc dân ... Đối với học sinh phổ thông, dạy nghề, trung học chuyên nghiệp học
tập về đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn liền với giáo dục công dân, giáo
dục đạo đức nghề nghiệp "
Quán triệt sâu sắc yêu cầu trên, ngày 27/02/2017 Ban cán sự Đảng Bộ Giáo
Dục và Đào Tạo đã ban hành Nghị quyết số 69_NQ/BCSD, theo đó chỉ đạo việc
rà sốt, biên soạn giáo trình tài liệu về Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh để tổ chức triển khai trong các cơ sở giáo dục và đào tạo, tổ chức biên
soạn '' Tài liệu hướng dẫn tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh '' theo tinh thần vừa kế thừa chất lượng của: '' Tài
liệu hướng dẫn tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh '' vừa bổ sung cập nhập các vấn đề mới của Chỉ thị 05_CT/TW để dạy
học chính thức trong chương trình đối với các mơn học và hoạt động giáo dục ở
cấp Trung học phổ thông bao gồm các môn Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công

dân, Hoạt động ngồi giờ lên lớp.
Như vậy, việc tích hợp Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào
việc giảng dạy môn Giáo dục công dân trong trường phổ thông hiện nay vừa thực

skkn


4

hiện nhiệm vụ đặc thù, mục tiêu của bộ môn Giáo dục công dân vừa là yêu cầu
bắt buộc đối với bộ môn trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của cơ quan cấp trên.
Dạy học tích hợp nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những năng lực
cần thiết, đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết có hiệu quả
những tình huống thực tiễn. Theo đó giáo viên sẽ lồng ghép những nội dung
giáo dục vào mơn học có sẵn thơng qua các hoạt động do giáo viên tổ chức và
hướng dẫn học sinh không chỉ biết cách thu thập, chọn lọc và xử lí thơng tin mà
cịn chủ động nêu lên vấn đề, vận dụng các kiến thức và kỹ năng vào giải quyết
các vấn đề liên quan đến học tập và thực tiễn cuộc sống, dạy học tích hợp giúp
cho việc học tập của học sinh trở nên ý nghĩa hơn, phát triển được những năng
lực cần thiết như năng lực giải quyết vấn đề đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục
hiện nay.
Để việc tích hợp đạt được hiệu quả yêu cầu người giáo viên giảng dạy phải
linh hoạt và nhuần nhuyễn trong việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy
học tích cực.
Việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để tích hợp Tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh sẽ giúp cho học sinh chủ động trong các hoạt
động của mình, các em được tạo môi trường học tập thân thiện, được đưa vào
các tình huống có vấn đề, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập từ đó các
em tự phát hiện được năng lực của bản thân, được trải nghiệm, được giải quyết
vấn đề. Nó có tác dụng làm cho các em nắm vững nội dung nội dung được giáo

dục ( lí thuyết ), hiểu được đúng sai, củng cố cho các em niềm tin. Khi các em
hiểu các em sẽ có ý thức tự giác, tự biết điều chỉnh hành vi cho phù hợp và các
em hình thành các thói quen tốt, xây dựng lí tưởng sống cao đẹp, đó là những
điều kiện căn bản để định hướng lối sống, nâng cao ý thức công dân cho các em
học sinh lớp 12 để các em chủ động bước vào cuộc sống, trở thành những cơng
dân có ích cho xã hội.
2. Thực trạng của vấn đề :
2.1 Thuận lợi:
2.1.1 Đối với giáo viên:
Là một giáo viên được đào tạo chính quy về chun nghành Giáo dục chính
trị trong đó được trực tiếp học, trực tiếp học và tìm hiểu đồng thời bản thân cũng
được tham gia đầy đủ các đợt tập huấn về việc học tập và làm theo Tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đó là một thuận lợi lớn giúp tơi có được
những hiểu biết đúng đắn từ đó có thể tự tin giảng dạy vận dụng tích hợp Tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các tiết học.
Nhận thức được phương pháp dạy học tích cực mang lại rất nhiều hiệu quả
nên trong q trình giảng dạy bản thân tơi thường xun lựa chọn và sử dụng vì
vậy ít nhiều cũng đã tích lũy được những kĩ năng, kinh nghiệm nhất định để sử
dụng các phương pháp dạy học tích cực .
Các phương pháp dạy học tích cực khá đa dạng, có nhiều cơng cụ, phương
tiện hỗ trợ nên giáo viên có thể dễ dàng lựa chọn sử dụng phục vụ cho bài giảng.

skkn


5

2.1.2 Đối với học sinh:
Đối với học sinh lớp 12, các em đã được làm quen, được thực hiện nhiều
các nhiệm vụ học tập của phương pháp dạy học tích cực nên các em có thể chủ

động ngay với việc thực hiện các nhiệm vụ trong hoạt động học của mình.
Nội dung tích hợp liên quan đến những vấn đề trong thực tế trong cuộc sống
hàng ngày của các em, nên các em đã có những hiểu biết nhất định, các em cũng
có thể mạnh dạn và tự tin đưa ra những đánh giá, quan điểm của bản thân điều đó
làm cho việc triển khai các phương pháp dạy học tích cực có hiệu quả hơn.
2.2 Khó khăn:
2.2.1 Về phía giáo viên:
Nội dung Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh rất rộng, chính vì
vậy giáo viên phải nghiên cứu kĩ, phải biết khái quát, lựa chọn các vấn đề đưa
vào bài giảng. Nếu không rất dễ rơi vào tình trạng cung cấp tài liệu đơn thuần
gây nhàm chán mất hứng thú học tập của học sinh.
Việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để lồng ghép, tích hợp Tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giáo viên sẽ mất rất nhiều thời gian,
công sức cho việc chuẩn bị, cần sự phối hợp tích cực từ phía học sinh, nếu học
sinh khơng phối hợp, giáo viên sẽ khơng thực hiện được.
Các phương pháp dạy học tích cực có nhiều, nhưng lựa chọn phương pháp
nào phù hợp để lồng ghép, tích hợp vào phần đơn vị kiến thức: " Cơng dân bình
đẳng về quyền và nghĩa vụ " với các đối tượng học sinh khác nhau ở trường
Trung học phổ thông Cẩm Thủy 1 là một thử thách không nhỏ đối với giáo viên.
Giáo viên vừa phải lựa chọn rồi thử nghiệm, đánh giá, đúc kết thành bài học
trong giảng dạy, điều này đòi hỏi giáo viên vừa phải có năng lực sư phạm vừa
phải thực sự tâm huyết mới làm được.
2.2.2 Về phía học sinh:
Học sinh dễ xuất hiện tư tưởng chủ quan, chuẩn bị các nội dung học tập
một cách qua loa đối phó cho xong vì cho rằng các nội dung đó các em đã biết,
được học, được học ở các cấp học dưới.
Khi tích hợp nội dung Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào
nội dung cụ thể này, học sinh phải tự giác chủ động tìm tịi nhưng điều đó là rất
khó ở đối tượng học sinh lớp 12, vì đòi hỏi các em phải đầu tư thời gian, riêng
với học sinh trường Trung học phổ thông Cẩm Thủy 1, đối tượng học sinh lớp

đại trà động viên các em tự giác thực hiện nhiệm vụ học tập là khá vất vả.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Để lồng ghép Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào địa chỉ: "
Cơng dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của chủ đề - cơng dân bình đẳng trước
pháp luật " có hiệu quả trong phần hoạt động mở rộng của tiết học trước liên kề
( Tiết 6 PPCT ), giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm những tài liệu thể hiện
quan điểm của Hồ Chí Minh về quyền bình đẳng. Có như vậy ở tiết lồng ghép
tích hợp mới thuận lợi thực hiện được mục đích nhưng vẫn đảm bảo về mặt thời
gian.
Tôi đã nghiên cứu và sử dụng ba phương pháp dạy học tích cực để lồng
ghép và tích hợp vào bài giảng của mình gồm:

skkn


6

- Phương pháp dạy học nhóm.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình.
- Phương pháp giải quyết vấn đề.
Cụ thể tiến hành như sau:
3.1 Phương pháp dạy học nhóm:
Để giảng khái niệm cơng dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, giáo viên
lồng ghép, tích hợp bằng cách sử dụng đoạn tư liệu nói về lời tuyên bố của Chủ
Tịch Hồ Chí Minh trước cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hòa ( Trang 27-SGK GDCD 12) bằng phương pháp dạy học nhóm.
Giáo viên chia lớp thành hai nhóm đồng đều chuẩn bị thảo luận ( thời gian
thảo luận là 5 phút ), cử hai nhóm trưởng và giao nhiệm vụ học tập cho từng nhóm:
+ Nhóm 1: đọc đoạn tư liệu lời tuyên bố của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
(Trang 27-SGK GDCD 12 ) và trả lời câu hỏi: Em hiểu như thế nào về quyền

bình đẳng của cơng dân trong lời tun bố trên của Chủ Tịch Hồ Chí Minh ?
Nhóm 2 : đọc đoạn tư liệu lời tuyên bố của Chủ Tịch Hồ Chí Minh (Trang 27SGK GDCD 12 ) và trả lời câu hỏi : em có nhận xét gì về quan điểm của Chủ
Tich Hồ Chí Minh thể hiện qua lời tuyên bố trên ?

Chia nhóm học sinh thảo luận
Trong q trình thảo luận, bản thân tơi thường xun di chuyển, quan sát
các em thảo luận.
Đối với nhiệm vụ nhóm 2 hơi khó, tơi gợi ý cho các em như sau:
+ Quan điểm đó có đúng đắn khơng, tiến bộ khơng ?
+ Quan điểm đó có cịn phù hợp, có thực hiện tốt ?
Khi hết thời gian, giáo viên yêu cầu các nhóm ngừng thảo luận, nhắc nhóm
trưởng cử thành viên trình bày, báo cáo kết quả.
Sau khi lắng nghe phần trình bày của học sinh, giáo viên nhận xét và đi đến
kết luận:
- Mọi công dân đều được hưởng các quyền công dân,cụ thể ở đây là quyền
ứng cử, quyền bầu cử.

skkn


7

- Cơng dân được hưởng quyền một cách bình đẳng, khơng bị phân biệt đối xử.
- Quan điểm đó là đúng đắn, phù hợp và tiến bộ được nhân dân ủng hộ.
- Hiện nay ở nước ta công dân hưởng quyền và và thực hiện nghĩa vụ một
cách bình đẳng khơng có sự phân biệt nào, thể hiện trong Hiến pháp và Pháp luật.
- Khi sử dụng phương pháp này, các em học sinh phát huy được sự sáng
tạo, tích cực trách nhiệm của mình, các em chủ động tham giam hoạt động học
tập. Khi thực hiện phương pháp dạy học này, học sinh nắm được khái niệm cơng
dân bình đẳng và nghĩa vụ, hiểu rõ cơng dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ là

như thế nào. Đồng thời khi lồng ghép tích hợp như trên các em thấy được sự
đúng đắn, phù hợp trong quan điểm của Hồ Chí Minh về quyền bình đẳng của
cơng dân. Nhận thấy được quyền này đang được thực hiện tốt ở nước ta hiện
nay. Tức là giúp các em học sinh có hiểu biết đúng đắn từ đó có ý thức thực hiện
tốt, thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ công dân của mình.
3.2 Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình:
Cách thực hiện:
Gọi học sinh đọc bài đọc thêm trang 30, 31 sách giáo khoa Giáo dục công
dân lớp 12.

Học sinh đọc tư liệu trong Sách giáo khoa
Sau khi học sinh đọc bài xong, giáo viên hỏi cả lớp : Việc làm của Bác trong
hai đoạn trích trên thể hiện điều gì? .
Cho các em suy nghĩ sau đó giáo viên gọi một số học sinh trả lời, sau đó giáo
viên kết luận chốt lại:

skkn


8

+ Bác Hồ luôn tự giác thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ cơng dân của mình.
+ Bác Hồ ln tôn trọng Pháp luật, luôn chấp hành đúng quy định của Pháp
luật dù ở vị trí cao nhất với quan điểm: '' Chủ Tịch nước cũng khơng có đặc
quyền '', cũng bình đẳng như mọi cơng dân khác.
Kết luận xong câu hỏi thứ nhất giáo viên chuyển sang câu hỏi thứ 2:
Em hãy nêu cảm nhận, suy nghĩ cả em về việc làm của Bác? Em học hỏi
được điều gì từ Bác qua các tình huống nêu trên?
Giáo viên tiếp tục cho học sinh trình bày quan điểm, sau đó giáo viên kết luận:
+ Qua các tình huống trên, qua việc làm quan điểm của Bác chúng ta cảm

thấy vô cùng tin tưởng, kính trọng và yêu quý Bác.
+ Chúng ta học được từ Bác chính là sự tự giác, chủ động thực hiện đúng
quyền và nghĩa vụ công dân của mình, ln ln tơn trọng Pháp luật, đặt Pháp
luật ở vị trí thượng tơn.
Qua việc sử dụng phương pháp nghiên cứu điền hình đã góp phần bồi đắp thêm
tình cảm yêu quý của thế hệ trẻ với Bác Hồ kính u, củng cố niềm tin cho các em,
từ đó các em cũng chủ động rút ra được bài học cho bản thân, tự điều chỉnh các thái
độ hành vi chưa phù hợp, giúp các em hình thành lý tưởng sống cao đẹp.
3.3 Phương pháp giải quyết vấn đề:
Giáo viên đưa học sinh vào tình huống có vấn đề bằng cách chiếu đoạn
Video giáo sư Hồng Chí Bảo nói chuyện với cán bộ nhân dân Thanh Hóa đoạn
nói về quyền bầu cử, ứng cử, Bác Hồ vận động tranh cử, giáo dục ý thức công
dân cho các cháu thiếu niên nhi đồng.

skkn


9

Học sinh xem tư liệu giáo sư Hồng Chí Bảo nói chuyện với cán bộ nhân dân
Thanh Hóa
Sau khi cho học sinh xem xong tư liệu, giáo viên đặt tình huống:
+ Em có suy nghĩ gì về quyền bình đẳng của mình trước pháp luật của mình?
Giáo viên gợi ý để các em giải quyết vấn đề:
- Quyền bình đẳng của các em trước pháp luật được thực hiện chưa? Ví dụ.
- Thái độ của em khi thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật?
- Khi em thực hiện tốt quyền bình đẳng trước pháp luật của mình, nó sẽ có
ý nghĩa như thế nào?
Qua các gợi ý trên học sinh sẽ tự giải quyết được các vấn đề.
Giáo viên kết luận lại vấn đề, từ thực tiễn của bản thân, sự khái quát của

giáo viên, học sinh thấy được quyền bình đẳng của mình trước pháp luật đang
được thực hiện, đảm bảo thực hiện được các quyền của chính mình, thấy được ý
nghĩa của việc thực hiện tốt quyền bình đẳng trước pháp luật đối với bản thân,
đối với xã hội, đất nước.
Khi giải quyết được vấn đề có nghĩa các em hình thành được ý thức cơng
dân của mình, chuẩn bị bước vào cuộc sống. Đó cũng là mục tiêu lớn nhất của
việc lồng ghép Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào tiết học này.
4. Hiệu quả đề tài:
4.1 Về mặt kiến thức:
Sử dụng các phương pháp dạy học trên để lồng ghép tích hợp Tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tơi nhận thấy học sinh tiếp thu nắm được nội
dung một cách chủ động. Đa số các em nắm vững và hiểu được bài.
4.2 Về mặt thái độ:
Các em thể hiện tình cảm, thái độ kính trọng tấm gương của Chủ Tịch Hồ Chí
Minh, củng cố niềm tin, tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ cơng dân của mình.
4.3 Về mặt kĩ năng:
Học sinh phát huy được kĩ năng phát huy được tính chủ động tích, cực tìm
hiểu kiến thức và biết vận dụng các kiến thức ấy trong cuộc sống, chủ động thực
hiện tốt các quyền và nghĩa vụ ấy trong cuộc sống, hình thành ý thức cơng dân
một cách đúng đắn.
Với đề tài này tôi hi vọng trong quá trình dạy học bộ mơn, với những đơn vị
kiến thức có nội dung tích hợp các đồng nghiệp cũng thường xuyên áp dụng. Nếu
làm được như vậy chắc chắn hiệu quả tích hợp cũng sẽ được nâng lên rõ rệt.

skkn


10

 Đối chứng:

Lớp 12A10 không sử dụng phương pháp dạy học tích cực:
Giỏi
Lớp

12A1
0

8<=điểm<=1
0

số
Tỉ
Số
lệ
lượng
%
3
9

4

10,
3

Khá

Trung bình

Yếu


6,5<=điểm<=
8

5<=điểm<6,
5

3,5<=điểm<
5

Số
lượng

10

Tỉ
lệ
%

25,6

Số
lượng

16

Tỉ
lệ
%

Số

lượng

41

Tỉ
lệ

%

%
23,
1

9

Trun
g
bình
trở
lên

76,9

Lớp 12A8 sử dụng các phương pháp dạy học tích cực:
Giỏi

Lớp

12A
8


8<=điểm<=1
0

số
Tỉ
Số
lệ
lượng
%
3
9

8

20,
5

Khá

Trung bình

Yếu

6,5<=điểm<=
8

5<=điểm<=6,
5


3,5<=điểm<
5

Số
lượng

18

Tỉ
lệ
%
46,
2

Số
lượng

13

Tỉ
lệ
%
33,
3

Số
lượng

0


Tỉ
lệ

Trun
g
bình
trở
lên
%

%

0

100

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
Sử dụng phương pháp dạy học tích cực là một tất yếu trong dạy học nói
chung và dạy học mơn Giáo dục cơng dân nói riêng nhằm phát triển năng lực
cho học sinh. Việc tích hợp Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là bắt
buộc. Để sử dụng các phương pháp dạy học tích cực vào việc tích hợp trên có
hiệu quả thực sự thì người giáo viên phải tìm tịi và thử nghiệm, học sinh phải
chủ động tích cực. Giáo viên muốn sử dụng các phương pháp dạy học tích cực

skkn


11


có hiệu quả trong việc lồng ghép, tích hợp Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh trước hết phải nắm rõ địa chỉ tích hợp, mức độ tích hợp, nội dung
tích hợp để từ đó có thể lựa chọn phương pháp phù hợp.
Để lôi cuốn các em thực sự chú ý vào bài giảng, chú ý vào nội dung tích
hợp. Giáo viên phảỉ rèn luyện kĩ năng sử dụng các phương pháp dạy học tích
cực, hình thành ở học sinh thái độ chủ động trong học tập, thật sự có ý thức học
tập và rèn luyện.
Trong q trình vận dụng giáo viên cũng phải kết hợp các phương pháp
dạy học truyền thống để bổ sung cho việc giảng dạy của mình, khơng nên lúc
nào cũng áp dụng tất cả các phương pháp dạy học tích cực.
Tơi mong rằng đề tài này góp phần làm cho việc lồng ghép, tích hợp Tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đi vào thực chất góp phần đẩy mạnh
việc học tập và làm theo Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Đối với bản thân tôi sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong việc
thực hiện đề tài này, thường xuyên rút kinh nghiệm, bổ sung đề tài có tính ứng
dụng rộng rãi trong các đối tượng học sinh của nhà trường và thực sự phát huy
được vai trị của nó.
2. Những kiến nghị, đề xuất:
a. Đối với Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Thanh Hóa:
Có sự quan tâm thỏa đáng hơn với môn Giáo dục công dân trong các
trường Trung học phổ thơng, có chun đề bồi dưỡng về việc tích hợp Tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy bộ mơn Giáo dục công dân.
b. Đối với nhà trường:
Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để bộ môn Giáo dục công dân thực hiện
tốt vai trị của mình.
Tổ chức thêm một số buổi ngoại khóa, đầu tư thêm tài liệu phục vụ cho
việc tích hợp Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đúc rút được trong q trình lồng
ghép, tích hợp Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong thực tế giảng
dạy. Do năng lực còn hạn chế chắc chắn đề tài của tơi khơng tránh khỏi những

thiếu sót. Rất mong các đồng nghiệp và q thầy cơ đóng góp ý kiến để đề tài
này được hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, tháng 5 năm 2022
Tơi xin cam đoan đây là đề tài của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Tác giả

Trương Thị Hoa

skkn


0

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lí luận dạy học hiện đại - NXB ĐHSP 2021
2. Những nội dung cơ bản của Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh NXB chính trị quốc gia sự thật 2016.
3. Dạy học phát triển năng lực môn Giáo dục công dân Trung học phổ thông NXB Đại học sư phạm do tác giả Đào Đức Dỗn chủ biên.
4. Tìm hiểu SGK, sách bồi dưỡng giáo viên, chuẩn kiến thức và kĩ năng, các tài
liệu tham khảo về chương trình giáo dục cơng dân. ở trường THPT.
5. Tham khảo tài liệu trên mạng Inernet.

skkn



0
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN

TT

Năm học

Tên đề tài
Chưa có

skkn

Xếp loại


1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
ĐỂ TÍCH HỢP TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH
HỒ CHÍ MINH CĨ HIỆU QUẢ VÀO GIẢNG DẠY MỤC:
CƠNG DÂN BÌNH ĐẲNG VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA
CHỦ ĐỀ : CƠNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT
NHẰM GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG, NÂNG CAO Ý

THỨC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CẨM THỦY I

Người thực hiện: Trương Thị Hoa
Chức vụ: Giáo viên
Đề tài thuộc lĩnh vực(mơn): Giáo dục cơng dân

THANH HĨA NĂM 2022

skkn



×