Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Skkn sử dụng sơ đồ tư duy vào các bài dạy vật lý 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.07 KB, 13 trang )

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ LỢI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
VÀO CÁC BÀI DẠY VẬT LÝ 12

Người thực hiện: Trần Mạnh Dương
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Vật lý

skkn


THANH HÓA NĂM 2022

skkn


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài..............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM......................................................2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm........................................................2
2.2. Thực trạng vấn đề............................................................................................2
2.3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề..........................................................3


2.3.1. Sử dụng phần mềm hỗ trợ giảng dạy.......................................................3
2.3.2. Hệ thống sơ đồ tư duy sau mỗi bài học SGK Vật lý 12...........................5
2.3.2.1. Sơ đồ tư duy chương 1 - Dao động cơ..............................................5
2.3.2.2. Sơ đồ tư duy Chương2 - Sóng cơ và sóng âm...................................6
2.3.2.3. Sơ đồ tư duy chương 3 - Dịng điện xoay chiều................................7
2.3.2.4. Sơ đồ tư duy chương 4 - Dao động và sóng điện từ..........................8
2.3.2.5. Sơ đồ tư duy chương 5 - Sóng ánh sáng............................................9
2.3.2.6. Sơ đồ tư duy chương 6 - Lượng tử ánh sáng...................................10
2.3.2.7. Sơ đồ tư duy chương 7 - Hạt nhân nguyên tử.................................11
2.4. Hiệu quả của sáng kiến.................................................................................12
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.................................................................................13
3.1. Kết luận.........................................................................................................13
3.2. Kiến nghị.......................................................................................................13

skkn


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa đặt ra những yêu cầu
mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp
giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định hướng cơ bản
của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện,
xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành
động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng
trong đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là phát huy tính tích cực, tự lực và
sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học.
Đó cũng là xu hướng quốc tế trong cải cách PPDH ở nhà trường phổ thơng.
Từ định hướng trên, q trình đổi mới phương pháp dạy học Vật lí ở trường
phổ thơng diễn ra theo những hướng như: Dạy học thông qua việc tổ chức các hoạt

động học tập mang tính tìm tòi nghiên cứu của học sinh; kết hợp đa dạng các
phương pháp dạy học và các hình thức dạy học khác nhau; áp dụng rộng rãi kiểu
dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề; bồi dưỡng cho học sinh các phương pháp
nhận thức Vật lí; vận dụng các hình thức dạy học mở vào dạy học Vật lí ở trường
phổ thông; dạy học sinh phương pháp tự học thông qua tồn bộ q trình dạy học
và đổi mới việc sử dụng phương tiện dạy học trong dạy học Vật lí.
Tuy nhiên, nhìn lại chất lượng học tập bộ mơn vật lý trường THPT Nguyễn
Thị Lợi, đặc biệt là của khối 12 trong những năm vừa qua so với chất lượng bộ
mơn của tỉnh thì cịn khá thấp. Trách nhiệm đó một phần là do nhiệm vụ chun
mơn của giáo viên, do cách dạy, cách hướng dẫn học tập chưa phù hợp nên chất
lượng mới chưa đạt yêu cầu. Ở đây chưa nói tới những ảnh hưởng từ điều kiện môi
trường xung quanh, chất lượng đầu vào hay sự quan tâm của gia đình.
Với vai trị là giáo viên dạy môn vật lý ở trường THPT Nguyễn Thị Lợi, bản
thân thấy cần thiết phải thay đổi cách dạy, cách hướng dẫn học sinh học để nhằm
ngày càng nâng cao chất lượng bộ mơn vật lý ở trường. Đó là lí do để tôi nghiên
cứu đề tài: ” sử dụng sơ đồ tư duy vào các bài dạy vật lý 12”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài: ” sử dụng sơ đồ tư duy vào các bài dạy vật lý 12” nhằm mục đích
nâng cao chất lượng các giờ dạy trên lớp, giúp học sinh hệ thống được kiến thức
bằng sơ đồ tư duy. Đặc biệt là nhằm nâng cao chất lượng thi TN THPT môn vật lý.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài ” sử dụng sơ đồ tư duy vào các bài dạy vật lý 12” nghiên cứu về vấn đề
đưa sơ đồ tư duy vào các bài dạy, hướng dẫn học sinh ôn bài và hệ thống kiến thức
bằng sơ đồ tư duy.

1

skkn



1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Phương pháp điều tra, khảo sát
- Phương pháp nêu vấn đề
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Phương pháp dạy học vật lý là cách thức biện pháp sử dụng các phương tiện
dạy học để tác động đến đối tượng người học nhằm giúp cho họ chiếm lĩnh được
kiến thức do người dạy muốn truyền đạt.
Do đặc thù môn học có nhiều kiến thức mới và liên quan đến nhiều lĩnh vực
nên để học tốt người học phải chú ý nhiều, phải biết cách ghi chép, ôn tập hợp lý để
đạt được hiệu quả cao. Theo bản thân thấy cách ôn tập dựa trên Sơ đồ tư duy là hợp
lý.
Mind Map (Sơ đồ tư duy hay Giản đồ ý) có thể dùng như một cách để ghi nhớ
chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng cuả lược đồ
phân nhánh. Khác với máy tính, ngồi khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính thì nó cịn
có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp minh hoạ tận dụng
cả hai khả năng này của bộ não.
Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép bằng cách dùng Mind Maps,
tổng thể cuả vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng được
liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và
nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Thay vì dùng chữ viết để mơ tả (một chiều) Mind maps sẽ phơi bày cấu trúc
một đối tượng bằng hình ảnh hai chiều. Nó chỉ ra "dạng thức" cuả đối tượng, sự
quan hệ hỗ tương giữa các khái niệm liên quan (tạm gọi là "điểm chốt") và cách
liên hệ giưã chúng với nhau bên trong cuả một vấn đề lớn.
2.2. Thực trạng vấn đề.

Môn Vật lý là một bộ môn khoa học gắn với thực nghiệm, các kiến thức và kĩ
năng đều được hình thành từ thực nghiệm nên để học tốt thì ngồi biết cách học
học sinh phải hiểu được bản chất hiện tượng vật lý thì mới làm tốt các bài tập giáo
viên đặt ra.
Mặt khác, chất lượng đầu vào các năm đều rất thấp (thấp nhất so với 2 trường
cùng địa bàn), đa số học sinh học lực trung bình, ý thức học tập thấp, gia đình ít
quan tâm đến việc học của con mình nên chất lượng hằng năm thường thấp so với
cụm trường trong tỉnh.
Một số học sinh chưa có cách học đúng về bộ môn, đặc biệt khối 12 kiểm tra
2

skkn


và thi theo hình thức trắc nghiệm nên các em càng ỷ lại mà chưa đầu tư học nghiêm
chỉnh. Môn Vật lý lại sử dụng nhiều kiến thức toán trong giải bài tập, các dạng bài
tập lại rất nhiều tương ứng với số công thức học sinh phải học cũng nhiều, nếu học
sinh quen học theo cách thuộc lịng, khơng hệ thống lại kiến thức sau mỗi bài học.
Từ những thực trạng trên bản thân thấy cần thiết và đã nghiên cứu đề tài này
để áp dụng cũng như phổ biến trong tổ áp dụng để từng bước nâng dần chất lượng
bộ mơn và hồn thành nhiệm vụ đề ra.
2.3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
Để giải quyết vấn đề tôi thực hiện các giải pháp sau:
2.3.1. Sử dụng phần mềm hỗ trợ giảng dạy.
Phần mềm ứng dụng />Trong ứng dụng này tôi đã sử dụng sơ đồ tư duy của các bài dạy vật lý 12

Hình 1: Phần mềm Sơ đồ tư duy

Trong phần mềm ứng dụng có sơ đồ tư duy
của tất cả các bài trong Sgk . Sau mỗi tiết dạy giáo viên hệ thống kiến thức bằng

các sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh nắm được nội dung kiến thức của mỗi bài học
một cách nhanh nhất.
Để cung cấp đủ kiến thức cho học sinh theo chuẩn kiến thức của Bộ giáo dục
theo từng bài trong SGK vật lý 12 thì giáo viên phải chuẩn bị rất kĩ lưỡng cho mỗi
tiết học: Nhắc lại kiến thức cũ có liên quan, khởi động đưa ra vấn đề mới, chi tiết
các hoạt động dạy, vận dụng cũng cố kiến thức và sau cùng là hệ thống nội dung
bằng sơ đồ tư duy
3

skkn


Gợi nhớ kiến thức cũ
Khởi động đưa ra vấn đề
mới

Bố cục
bài dạy

Các hoạt động dạy
Vận dụng, cũng cố

Hệ thống kiến thức bằng
sơ đồ tư duy
Hình 2. Sơ đồ bố cục bài dạy
Khi dạy thì việc củng cố sau mỗi bài học là rất quan trọng, học sinh có thể
hình dung được kiến thức cơ bản của bài đồng thời xem như đã bước đầu học khái
quát bài mới, vì khi đứng lên nhắc lại kiến thức bài trên lớp bắt buộc các em phải
nhẩm kiến thức để nói được khi khơng nhìn sách vở.
Để hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy giáo viên có thể trình chiếu bằng

PowerPoint, bằng trình bày bảng (nếu có thời gian), hoặc cho học sinh lên bảng
thiết kế và trình bày (sau khi học sinh đã thành thạo).

4

skkn


2.3.2. Hệ thống sơ đồ tư duy sau mỗi bài học SGK Vật lý 12
2.3.2.1. Sơ đồ tư duy chương 1 - Dao động cơ
Sơ đồ tư duy bài 1
Sơ đồ tư duy bài 2

Sơ đồ tư duy bài 3

Sơ đồ tư duy bài 4

Sơ đồ tư duy bài 5

2.3.2.2. Sơ đồ tư duy Chương2 - Sóng cơ và sóng âm
Sơ đồ tư duy bài 7
Sơ đồ tư duy bài 8
Sơ đồ tư duy bài 9

Sơ đồ tư duy bài 10

Sơ đồ tư duy bài 11
2.3.2.3. Sơ đồ tư duy chương 3 - Dòng điện xoay chiều
Sơ đồ tư duy bài 12
Sơ đồ tư duy bài 13

Sơ đồ tư duy bài 14

Sơ đồ tư duy bài 15

Sơ đồ tư duy bài 16

Sơ đồ tư duy bài 17

Sơ đồ tư duy bài 18

5

skkn


2.3.2.4. Sơ đồ tư duy chương 4 - Dao động và sóng điện từ
Sơ đồ tư duy bài 20
Sơ đồ tư duy bài 21,22
Sơ đồ tư duy bài 23
2.3.2.5. Sơ đồ tư duy chương 5 - Sóng ánh sáng
Sơ đồ tư duy bài 24
Sơ đồ tư duy bài 25
Sơ đồ tư duy bài 26

Sơ đồ tư duy bài 27
Sơ đồ tư duy bài 28

6

skkn



2.3.2.6. Sơ đồ tư duy chương 6 - Lượng tử ánh sáng
Sơ đồ tư duy bài 30
Sơ đồ tư duy bài 31
Sơ đồ tư duy bài 32

Sơ đồ tư duy bài 33

Sơ đồ tư duy bài 34

2.3.2.7. Sơ đồ tư duy chương 7 - Hạt nhân nguyên tử
Sơ đồ tư duy bài 35
Sơ đồ tư duy bài 36
Sơ đồ tư duy bài 35

Sơ đồ tư duy bài 36

Sơ đồ tư duy bài 37

Sơ đồ tư duy bài 38

Sơ đồ tư duy bài 39

Sơ đồ tư duy tổng kết chương VII

2.4. Hiệu quả của sáng kiến
Trong năm học 2021- 2022, Ban chuyên môn nhà trường đã giới thiệu phần
mềm ứng dụng đến tất cả các tổ chuyên môn và tổ
chức cho học sinh & giáo viên toàn trường học phương pháp tư duy bằng sơ đồ tư

duy qua các kênh trực tuyến như Google Meet, Zoom do đ/c Hiệu trưởng chủ trì.
Tơi đã sử dụng Phương pháp sơ đồ tư duy để áp dụng trong các tiết giảng
dạy môn Vật lý tại lớp 12A5, 12A9 của trường THPT Nguyễn Thị Lợi.
Bảng 1: Bảng thống kê điểm số kết quả bài kiểm tra
Điểm
Dưới trung bình
Trên trung bình
Điểm TBC
7

skkn


Lớp
Sĩ số
12A5 48

0

1

2

3

4

5

6


7

8

9

10

0

0

0

3

5

7

11

12

6

3

1


6,22

12A9

36

0

0

0

1

3

4

5

10

7

4

2

6,86


12A7

49

0

0

1

3

5

17 10

9

3

2

0

5,73

Giá trị điểm trung bình của lớp đối chứng 12A7:
Giá trị điểm trung bình của lớp thực nghiệm 12A5, 12A9:
Từ kết quả của lớp đối chứng (lớp không được tiếp cận phương pháp sơ đồ

tư duy) và lớp thực nghiệm cho thấy kết quả học tập của học sinh có những triển
biến tích cực. Học sinh tiếp thu kiến thức khơng cịn thụ động mà là hấp thụ kiến
thức có tư duy và sáng tạo. Các tiết học sơi nổi hơn, phần kiến thức được hồn
thiện, rút gọn, đầy đủ, dễ hiểu & dễ trình bày.
Thơng qua hiệu quả của Phương pháp sơ đồ tư duy; trong các buổi họp tổ ,
nhóm chun mơn tơi đã đề xuất ý tưởng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
giảng dạy của bộ môn, đặc biệt là môn học vật lý. Rất nhiều giáo viên trong tổ
cũng như giáo viên trong nhà trường đã sử dụng sơ đồ tư duy vào các môn học ở
nhiều khối lớp; tất cả đã tạo ra được phong trào giảng dạy của giáo viên, cũng như
việc học tập của học sinh sôi nổi & tích cực.
Đây được xem như tư liệu để ơn tập chẳng những cho mỗi chương trong
quá trình học mà cịn là tài liệu để ơn tập lại kiến thức khi các em thi Tốt nghiệp,
Đại học sau này. Bản thân sẽ tiếp tục hoàn thiện để cho ra các sơ đồ gọn, đẹp, dễ
hiểu và đầy đủ nhất.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Để có thể sử dụng các sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức các bài học trong
SGK Vật lý 12 thì cần phải tính tốn thời gian hợp lý cho một bố cục bài giảng
trong 1 tiết học, điều này rất quan trọng vì học sinh chưa nhớ kiến thức thì khơng
thể nào làm bài tập tổng quát được, mà bài tập trắc nghiệm từ mức độ hiểu trở lên
thì độ nhiễu khá cao, mức độ vận dụng thì có bài phải giải qua nhiều bước mới ra
được kết quả.
Khi sử dụng sơ đồ tư duy thì việc lựa chọn hoặc vẽ các hình ảnh liên quan
đến kiến thức phải gọn, đẹp & đầy đủ. Mục đích của việc làm sơ đồ tư duy là để
học sinh nhìn vào đó có thể nhớ bài thơng qua một biểu tượng hay một hình vẽ
nào đó, nên màu sắc hay hình vẽ trên sơ đồ phải được nổi bật lên nội dung kiến
thức cần nhắc.
Phải kiên trì và không ngừng cập nhật thay đổi phương pháp dạy cho phù
hợp. Rất nhiều học sinh đã bị hỏng kiến thức. Vì vậy, ngồi việc dạy kiến thức thì
8


skkn


bản thân phải kiên trì bổ sung lại kiến thức, kỹ năng phân tích & hệ thống kiến
thức đạt đến hoàn chỉnh nhất.
Sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng sơ đồ tư duy vào các bài dạy vật lý 12” đã
được áp dụng & đạt được những kết quả tốt đẹp. Dựa vào kết quả đó, đề tài sẽ tiếp
tục được nhân rộng đến tất cả các giáo viên trong nhà trường; để giáo viên có thể
ứng dụng rộng rãi ở tất cả các môn học của cả 3 khối tại trường THPT Nguyễn
Thị Lợi.
3.2. Kiến nghị
Ban chuyên môn nhà trường tiếp tục quan tâm đến chất lượng giảng dạy của
giáo viên cũng như chất lượng học tập của học sinh bằng nhiều hình thức; trong đó
có việc duy trì mở các lớp học tực tuyến như Google Meet, Zoom để giáo viên &
học sinh nhà trường thường xuyên tiếp cận được nhiều phương pháp giảng dạy &
học tập.
Kiến nghị với Ban giám hiệu nhà trường, tổ, nhóm chun mơn tổ chức cuộc
thi Mind Map (Sơ đồ tư duy) cấp trường hàng năm; để tạo được sân chơi bổ ích, thi
đua trong học tập.

9

skkn


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Vật lý 12 Cơ Bản – Bộ Giáo Dục và Đào tạo.
2. Sách giáo viên Vật lý 12 Cơ Bản – Bộ Giáo Dục và Đào tạo
3. Tài nguyên Website: phần mềm />www.thuvienvatly.com; www.dethi.violet.vn;


Thanh hóa, ngày 15 tháng 05 năm 2022
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác

XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

TRẦN MẠNH DƯƠNG

10

skkn



×