Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Skkn sử dụng điện thoại thông minh để nâng cao chất lượng học và thực hành môn tin học lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (989.92 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU .................................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài........................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài..................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..................................................3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm....................................................3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.........................................4
2.1.1. Đặc điểm tình hình nhà trường............................................................4
2.1.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến khinh nghiệm...........5
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.................................................6
2.3.2. Bước 2: Hướng dẫn các em tải và cài đặt các phần mềm để sử dụng
trong việc học và thực hành môn tin học......................................................8
2.3.3. Bước 3: Hướng dẫn các em sử dụng các phần mềm đã cài đặt trên
máy................................................................................................................8
2.3.4. Bước 4: Chuyển giao nhiệm vụ, hướng dẫn hỗ trợ cho các em thực
hiện................................................................................................................9
2.3.5. Bước 5: Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các em.
.....................................................................................................................12
2.4 Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường.......................................................................................13
3. KÊT LUẬN, KIẾN NGHỊ............................................................................14
3.1 Kết luận.....................................................................................................14
3.2 Kiến nghị...................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................16

skkn


1. MỞ ĐẦU


1.1. Lý do chọn đề tài
Trong thời gian gần đây, chúng ta nghe nói nhiều về cơng nghiệp 4.0. Nếu
quan sát và phân tích, chúng ta sẽ nhận ra, dù gọi bằng tên nào đi chăng nữa, thì
rõ ràng đang có một bước chuyển lớn về cách thức tổ chức sản xuất, do sự phát
triển của khoa học, cơng nghệ và kết nối tồn cầu. Phía sau nó là cả một thời đại
mới đang tới. Chúng ta có thể gọi tên là thời đại 4.0, hay thời đại hậu thơng tin,
thời đại trí tuệ nhân tạo.
Sự xuất hiện của một thời đại mới như thế sẽ mang lại những cơ hội vô
cùng lớn cho Việt Nam phát triển. Những cơ hội này đất nước ta chưa từng có,
vì trong các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, chúng ta đứng ngồi cuộc
chơi, khơng thể tham gia, do chiến tranh và dân trí quá thấp.
Để nắm được cơ hội đang tới này, giáo dục cần phải thay đổi mạnh mẽ,
đào tạo con người có đầy đủ phẩm chất, năng lực sao cho đáp ứng được yêu
cầu của thời đại mới. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển
từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận phẩm chất, năng lực
người học, từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới
việc học sinh làm được gì qua việc học. Có thể thấy, dạy học và giáo dục phát
triển phẩm chất năng lực có vai trị quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
đào tạo của giáo dục phổ thơng nói riêng và nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực cho quốc gia nói chung.
Trong các phương pháp, kỹ thuật dạy học phát triển phẩm chất, năng lực
theo xu hướng hiện đại thì dạy học nêu vấn đề là một trong những phương pháp
dạy học có thể phát huy tính chủ động, sáng tạo tích cực nhất ở học sinh. Bằng
việc sử dụng tình huống có vấn đề học sinh sẽ chủ động chiếm lĩnh tri thức
trong quá trình tìm hướng giải quyết vấn những đề đó.Trong q trình rèn luyện
học sinh giải quyết vấn đề cụ thể của môn học, hình thành ở các em phương
pháp tư duy khái quát, kỹ năng phát hiện và tìm giải pháp cho tình huống từ dễ

skkn



đến khó, từ đó hình thành ở các em nhân cách của người lao động mới biết tự
chủ và năng lực giải quyết các vấn đề do cuộc sống đặt ra.
Trong q trình giảng dạy bộ mơn tin học nhiều năm tại trường THPT
Tống Duy Tân, đặc biệt là dạy chương trình tin học lớp 10. Chương trình tin
học lớp 10 đa phần là các em thực hành trên máy ít sử dụng đến việc sử dụng
các thuật toán, bài tốn khó trong việc học. Chủ yếu là khai thác các phần mềm
ứng dụng. Nhưng điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường thì thiếu thốn (chỉ có
01 phịng máy với 20 máy, nhưng chỉ có gần 10 máy tính hoạt động được). Vì
thế, để cho các em thực hành là rất khó.
Để giải quyết vấn đề này, trong q trình dạy và tìm hiểu tơi nhận thấy đa
phần các em có điện thoại thơng minh và kết nối mạng. Nên bản thân đã mạnh
dạn áp dụng sáng kiến “Sử dụng điện thoại thông minh để nâng cao chất lượng
học và thực hành môn tin học lớp 10”.
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là: Nâng cao chất lượng và hiệu quả
dạy- học mơn tin học. Thơng qua q trình giải quyết vấn đề, học sinh phát
triển được năng lực nhận thức về cách thức tiếp cận thông tin, bài học, phần
mềm một cách chủ động, tích cực. Đồng thời, học sinh phát triển năng lực tìm
hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ tin học hóa thơng qua việc xác định vấn đề,
đưa ra phán đoán và giả thuyết, đề xuất giải pháp, thực hiện giải pháp, thảo luận
và trình bày thực hành về vấn đề đã được đặt ra. Bên cạnh đó, học sinh phát
triển được năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học thông qua việc vận dụng
các kiến thức, kĩ năng trong môn tin học để vận dụng vào các vấn đề thực tiễn,
thường gặp trong cộc sống hàng ngày.
Với bản thân tôi và các đồng nghiệp: Đây là tài liệu rất cần thiết cho việc
nâng cao hiệu quả giảng dạy, trau dồi kiến thức, học hỏi lẫn nhau, khai thác hiệu
quả các thiết bị sẵn có để nâng cao hiệu quả chất lượng dạy và học trong nhà
trường, khắc phục những khó khăn về cơ vật chất của nhà trường ở thời điểm
hiện tại khi chưa được đầu tư, bổ xung.


skkn


1.3. Đối tượng nghiên cứu
Ở đề tài này, tôi tập trung vào việc nghiên cứu giúp học sinh sử dụng điện
thoại thông minh một cách hiệu quả để nâng cao chất lượng học và thực hành
môn tin học lớp 10 ở trường THPT Tống Duy Tân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, người viết đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương quan sát.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp thực nghiệm…
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Chúng ta đã biết đặc thù bộ môn Tin học là: học lý thuyết phải đi đôi với
thực hành, nhiều kiến thức và bài học được diễn đạt thông qua các bước thực
hành và thao tác cụ thể trên máy tính, kiến thức mơn học luôn gắn liền với công
nghệ và thay đổi rất nhanh trên thế giới. Vì vậy, mơi trường thực hành rất đa
dạng và không thống nhất, miễn sao học sinh nắm được nội dung và thao tác
thực hiện để hoàn thành yêu cầu đặt ra của bài học và giáo viên.
Vì thế, mơn tin học là học lý thuyết phải đi đôi với thực hành, và nhất là
đối với môn tin học lớp 10 học về nội dung chương trình chương 3 “Soạn thảo
văn bản” và chương 4 “Mạng máy tính và Internet” thì học sinh lại rất cần được
thực hành nhiều hơn để làm quen với các thao tách, cách thức soạn thảo văn
bản, khai thác Internet một cách hiệu quả.
Nhưng với thực trạng cơ sở vất chất của trường THPT Tống Duy Tân vẫn

còn rất nhiều thiếu thốn, cụ thể phịng tin học của nhà trường chỉ có 20 máy tính,
một số máy cũ lại chạy khơng ổn định, chỉ còn khoảng 10 máy là chạy được,
nhà trường lại có 18 lớp, mỗi lớp với hơn 40 học sinh nhu cầu học thực hành rất
lớn, trong các năm học qua học sinh hầu như không được thực hành, phần ít chỉ

skkn


được thực hiện trên lớp qua máy tính của giáo viên kết nối với máy chiếu, cho
một học sinh lên thực hiện các bạn phía dưới quan sát và thay nhau thực hiện,
nên hiệu quả thấp trong kỹ năng sử dụng, khai thác các phần mềm, thực hiện
thực hành chưa tốt.
Với thực trạng trên của nhà trường và gia đình các em học sinh chưa đáp
ứng được về cơ sở vật chất để giảng dạy bộ môn tin học trong chương trình
giáo dục tổng thể mới, vậy cần phải có giải pháp để khắc phục thực trạng khó
khăn trên nhằm đảm bảo cho học sinh được thường xuyên thực hành môn tin
học để nâng cao chất lượng học tập môn tin học. Qua quan sát, điều tra tôi
nhận thấy hầu như gia đình nào cũng đều có và sử dụng điện thoại thơng minh,
tỷ lệ học sinh có điện thoại thông minh cũng rất cao, nhưng đa phần các em đểu
sử dụng để chơi game, lên mạng xã hội, xem phim,.. Để giúp các em sử dụng
điện thoại một cách hiệu quả, nâng cao chất lượng việc học, tôi đã mạnh dạn
áp dụng sáng kiến “Sử dụng điện thoại thông minh để nâng cao chất lượng học
và thực hành môn tin học lớp 10”.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
2.1.1. Đặc điểm tình hình nhà trường.

Ở vị trí 4 xã miền xi của huyện Vĩnh Lộc, Trường THPT Tống Duy Tân
là một trường công lập nằm trên quốc lộ 217 cách cầu Yên Hoành gần 1Km,
ngay cạnh khu di tích Phủ Trịnh, trong khn viên nhà trường có khu lăng mộ
Tiến sĩ Tống Duy Tân người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh. Nhà trường

có địa bàn tuyển sinh chủ yếu là học sinh của 4 xã Vĩnh An, Vĩnh Thịnh, Minh
Tân, Vĩnh Hùng, đa số phụ huynh và nhân dân địa phương đều quan tâm đến
việc học tập của con cái. Luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp
lãnh đạo địa phương và Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa. Tập thể sư phạm
nhà trường đồn kết, nhất chí cao; các tổ chức trong nhà trường đã phối hợp chặt
chẽ với nhau trong mọi hoạt động và đều là những tổ chức vững mạnh. Bên
cạnh vẫn cịn khơng ít khó khăn, thách thức: nhìn chung nền kinh tế của địa
phương phát triển chưa mạnh, đời sống nhân dân lại không đồng đều giữa các

skkn


vùng miền, số hộ nghèo còn khá nhiều. Điều kiện cơ sở vật chất được tăng
cường, song vẫn chưa đáp ứng được so với yêu cầu, cơ sở vật chất thiếu nên ảnh
hưởng nhiều đến việc dạy học và tổ chức các hoạt động cho học sinh. Đa số hoc
sinh là con em nông dân, công nhân nên nhận được ít sự quan tâm từ phía gia
đình nhiều mà cịn phó mặc cho nhà trường.
2.1.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến khinh nghiệm

a) Thuận lợi
Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế - xã hội đã mang lại
khơng ít những thuận lợi cho cơng tác giảng dạy trong nhà trường. Sự quan tâm
đầu tư của Đảng, nhà nước cùng với sự hỗ trợ tích cực từ phía xã hội. Cơ sở vật
chất, trang thiết bị giáo dục của nhà trường ngày một khang trang, đầy đủ, đảm
bảo cho việc dạy và học. Mơ hình ít con, kinh tế ngày càng được cải thiện đã tạo
thuận lợi cho trẻ em được quan tâm và chăm sóc tốt hơn. Bên cạnh đó, sự phát
triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã hỗ
trợ cho giáo viên và phụ huynh trong việc liên lạc, trao đổi, nắm bắt nhanh
những thông tin cần thiết trong phối hợp giáo dục; đồng thời hỗ trợ tích cực cho
hoạt động dạy của giáo viên trong những giờ lên lớp, trong những hoạt động tập

thể khiến học sinh thấy hứng thú hơn. Sự phối kết hợp giữa các tổ chức đoàn thể
trong và ngoài nhà trường ngày càng trở nên chặt chẽ.
- Các công cụ kỹ thuật hiện đại như: máy tính, máy tính bảng, điện thoại
thông minh,… ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, giá thành ngày
càng hạ. Vì vậy việc sử dụng vào hỗ trợ cho học tập của các em ngày càng
nhiều.
- Các em đều được trang bị những kiến thức cơ bản về máy tính, mạng
máy tính. Vì vậy khả năng tiếp thu những cái mới, vấn đề thực tiễn rất nhanh.
b) Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi kể trên, cơng tác giảng dạy cịn gặp khơng ít
những khó khăn, thách thức. Trong thời đại khoa học cơng nghệ và kinh tế thị
trường hiện nay, ngồi những tiện ích to lớn mà nó mang đến cho nhân loại thì

skkn


kèm theo đó là hàng loạt các tác động tiêu cực đến đối tượng học sinh: xu hướng
đua đòi chưng diện theo trang phục, mái tóc của các ca sĩ, diễn viên trong phim
ảnh không lành mạnh và đặc biệt là game online, facebook. Chính những vấn đề
này ảnh hưởng khơng ít đến việc học tập, việc hình thành nhân cách, đạo đức
của học sinh và gây ra rất nhiều khó khăn cho giáo viên trong cơng tác giáo dục
học sinh.
- Hầu hết các em đều sử dụng điện thoại phục vụ cho chơi game, facebook,
xem phim,... Sử dụng cho việc học, khai thác thơng tin cịn rất hạn chế.
- Cơ sở vật chất máy tính nhà trường ít, đa số máy đã lâu cũ, hỏng nhiều,
điện yếu không đáp ứng đủ được nhu cầu học tập thực hành cho sinh. Trong khi
đó mơn tin học lại rất cần đến việc học thực hành. Hầu như việc học tin học
trong nhà trường là học chay. Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà bạn nào có
máy thì thực hành, nhưng lượng học sinh có máy tính thì ít.
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

Qua thực tiễn dạy học nhiều năm môn tin học lớp 10 tại trường THPT
Tống Duy Tân; Qua thực tiễn sự phát triển của của công nghệ, công nghệ thông
tin, sự phát triển của thiết bị điện tử đặc biệt là điện thoại thơng minh, với tính
năng gần giống như một chiếc máy tính. Nên bản thân đã mạnh dạn đưa ra và áp
dụng việc giúp học sinh khai thác một số tính năng của điện thoại vào việc học
và thực hành môn tin học lớp 10 tại trường THPT Tống Duy Tân.
Bản thân tôi đã sử dụng giải pháp gồm các bước sau:
Bước 1: Điều tra, thống kê những em học sinh trong lớp có điện thoại
thơng minh, máy tính.
Bước 2: Hướng dẫn các em tải và cài đặt các phần mềm để sử dụng trong
việc học và thực hành môn tin học.
Bước 3: Hướng dẫn các em sử dụng các phần mềm đã cài đặt trên máy.
Bước 4: Giao nhiệm vụ, hướng dẫn hỗ trợ cho các em thực hiện.
Bước 5: Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các em.

skkn


2.3.1. Bước 1: Điều tra, thống kê những em học sinh trên lớp có điện
thoại thơng minh, máy tính.
Đầu năm học khi được phân công giảng dạy, sau khi làm quen với học
sinh. Giáo viên thực hiện việc điều tra việc sử dụng điện thoại thông minh của
các em.
Qua thực tế năm học 2021-2022 được phân công dạy 3 lớp: 10B, 10G,
12B, bản thân đã thực hiện điều tra, thống kê các em có điện thoại thơng minh ở
2 lớp 10B và 10G cụ thể như sau:
- Lớp 10B (sĩ số 44) cụ thể như sau:
+ Số em có điện thoại thơng minh: 35 em;
+ Số em có cả điện thoại thơng minh và máy tính: 09 em;
+ Số em khơng có điện thoại thơng minh là: 09 em (nhưng bố mẹ có).

- Lớp 10G (sĩ số 42) cụ thể như sau:
+ Số em có điện thoại thơng minh: 31 em;
+ Số em có cả điện thoại thơng minh và máy tính: 05 em;
+ Số em khơng có điện thoại thơng minh là: 11 em (nhưng bố mẹ có).
Trong năm học do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên các em thường
xuyên phải học online nên được phụ huynh tạo điều kiện, khắc phục khó khăn
đầu tư cho con cái, nên em nào hầu như cùng điện thoại thông minh để phục vụ
học tập. Gần cuối kỳ 1 năm học 2021-2022 với chương trình “Sóng và máy tính
cho em” nhà trường được tặng 65 máy tính bảng đã bổ xung cho những em học
sinh khó khăn có máy tính phục vụ học tập.
Qua kết quả điều tra, thống kê cho thấy tất cả các em học sinh đều có thể sử
dụng điện thoại thông minh để hỗ trợ cho việc học tập của mình. Tất cả điện
thoại các em đều có kết nối 4G, nhà có mạng Wifi. Giáo viên đã lấy số điện
thoại của em từng em và lập nhóm Zalo yêu cầu tất cả các em tham gia để tiện
cho việc theo dõi, giao nhiệm vụ và hỗ trợ các em trong việc học tập.

skkn


2.3.2. Bước 2: Hướng dẫn các em tải và cài đặt các phần mềm để sử dụng trong
việc học và thực hành môn tin học.

Sau khi điều tra, thống kê, lấy số điện thoại lập nhóm Zalo để làm việc giáo
viên thực hiện hướng dẫn các em tải và cài đặt các phần mềm phục vụ học tập
về máy điện thoại.
Giáo viên hướng dẫn các em tải và cài đặt phần mềm Microsoft Word
(office) sử dụng trên điện thoại di động, cơng việc này hướng dẫn các em qua
nhóm Zalo để các em tự thao tác và thực hiện tại nhà, khi đến lớp nếu em nào
chưa thực hiện được thì giáo viên sẽ hỗ trợ thực hiện tại lớp.
+ Đối với điện thoại sử dụng hệ điều Android thì học sinh vào kho ứng

dụng CH Play tìm và tải bộ Microsft office hoặc mình phần Micosoft Word về
máy sau điện thoại của mình để tiến hành cài đặt.

Hướng dẫn lớp 10B tải và cài đặt qua nhóm
+ Đối với điện thoại sử dụng hệ điều hành iOS thì học sinh vào kho ứng
App store tìm và tải bộ office hoặc mình phần Micosoft Word về máy sau đó cài
đặt. (Công việc này giáo viên giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh thực hiện
trên nhóm Zalo trước, đến lớp chỉ hỗ trợ các em chưa thực hiện được). Khuyến
khích các em hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện qua nhóm.
2.3.3. Bước 3: Hướng dẫn các em sử dụng các phần mềm đã cài đặt trên máy.

Giáo viên gửi vào nhóm Zalo của lớp cho các em các link sau:
/>
skkn


Yêu cầu các em xem tham khảo về các tính năng của của Microsoft Word
trên điện thoại di động.
- Khuyến khích các em học sinh tự tìm hiểu và cài đặt các phiên bản mới
nhất, sử dụng quen và cung cấp vào nhóm những cách hay, dễ để mọi người
cùng áp dụng.
+ Giáo viên sẽ căn cứ vào nội dung các bài học trong chương 3: Soạn thảo
văn bản trong chương trình sách giáo khoa tin học lớp 10 để hướng dẫn các em
thực hiện, thực hành.
2.3.4. Bước 4: Chuyển giao nhiệm vụ, hướng dẫn hỗ trợ cho các em thực hiện.

- Đối với học sinh lớp 10:
Học sinh giờ các em dùng điện thoại nhiều, thường xuyên nhắn tin, bình
luận, trao đổi thơng tin nhiều nên hầu hết các em đều nắm được cách soạn thảo
văn bản tiếng việt (Soạn thảo kiểu gõ telex).

Tại các bài học của chương 3: Soạn thảo văn bản
+ Bài 14: Khái niệm soạn thảo văn bản
Giáo viên yêu cầu các em nắm được cách soạn thảo văn bản bằng tiếng việt
với kiểu gõ telex. (Nhiệm vụ này giao trước cho các em qua nhóm Zalo)
+ Bài 15: Làm quen với Microsoft Word
Giáo viên giao nhiệm vụ cho các em trước qua nhóm Zalo: Yêu cầu các em
nắm được cách khởi động, soạn thảo văn bản trên điện thoại di động (gửi lại link
cho các em xem />
skkn


Học sinh ghi chép những thắc mắc của các em lại gửi lên nhóm, lên lớp
giáo viên sẽ giải đáp và hướng dẫn.
+ Các bài 16,17,18 hướng dẫn các em có thể tự tìm hiểu và thực hiện các
nhiệm vụ ở nhà, khi lên lớp giáo viên sẽ thực hiện lại các bước và nội dung dung
trên máy tính có kết nối với máy chiếu để các em có thể nắm được một số thao
tác còn chưa thực hiện được trong điện thoại, hay các thao tác đó có thể thực
hiện trên máy tính dễ dàng hơn.
+ Đối với các tiết có bài thực hành 6, 7, 8 Giáo viên giao nhiệm vụ cho học
sinh thực hiện tại lớp, theo dõi hỗ trợ các em khi được yêu cầu, sau khi các em
thực hiện xong, giáo viên thực hiện và hướng dẫn thực hiện trên máy tính có kết
nối máy chiếu cho các em quan sát, thực hiện. Gọi 1 số học sinh lên thực hiện
trên máy tính.

Sản phẩm làm việc của học sinh

skkn


Học sinh thực hành trên lớp

+ Đối với bài 19: Tạo và làm việc với bảng: Giáo viên gửi hướng dẫn
vào nhóm Zalo cho các em,
để các em xem và thực hiện trên điện thoại, sau đó hướng dẫn cho các em thực
hiện bài tập thực hành 9.
Ở các bài ở chương IV: Mạng máy tính và Internet
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh sử dụng các trình duyệt web có sẵn
trên điện thoại (hoặc tải về cài trên máy) để thực hiện việc khai thác thông tin
theo yêu cầu của giáo viên giao hoặc phục vụ nhiệm vụ học tập hàng ngày của
các em.
- Hướng dẫn các em tạo Email (Gmail)
Gửi link cho các em
qua nhóm.

Giáo viên hỗ trợ các em thực hiện.

skkn


Ví dụ: Giao nhiệm vụ cho các em thực hiện tìm kiếm ngành nghề, các
trường đào tạo mà em quan tâm sẽ học và làm sau khi tốt nghiệp THPT bằng
cách sử dụng máy tìm kiếm google hay là cách khác tùy thuộc vào học sinh.
Điền đầy đủ thông tin tìm kiếm được theo mẫu sau:
Tên nghề
Kỹ sư CNTT

Cơ sở đào tạo

Thời gian

Hình thức tuyển


đào tạo

sinh

ĐH Bách khoa Hà Nội 5năm

Khối A00, A01

ĐH Hồng Đức

Xét học bạ, Kết quả

4 năm

thi khối A00, A01
........
Các

nghành

kinh tế
Các nghành xây
dựng
Sư phạm
Luật
........
Học sinh thực hiện bài tập thực hành 10, 11 ngay tại lớp khi chưa hồn
thành, hay chưa hiểu thì có thể tham vấn giáo viên để được giải đáp, hay về nhà
tiếp tục thực hiện. Với các trình duyệt có trong máy: Coccoc, Google Chrome,..

2.3.5. Bước 5: Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các em.

Công tác kiểm tra đánh giá có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc nâng
cao chất lượng giảng dạy của giáo viên. Thúc đẩy được tinh thần hăng say chịu
khó học tập của học sinh.
- Trong quá trình giao nhiệm vụ cho học sinh ở nhà, trên lớp giáo viên phải
thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ hướng dẫn các em thực hiện nhiệm vụ
của mình.
- Việc đánh giá đúng sẽ giúp giáo viên phân loại được học sinh, thúc đẩy
các em trong học tập.
- Giáo viên sẽ thực hiện 2 hình thức đánh giá:

skkn


+ Đánh giá đồng đẳng: Cho các em học sinh tự đánh giá nhau thông qua
sản phẩm của các em qua việc phát cho các em các phiếu đánh giá nhau.
+ Đánh giá của giáo viên: Giáo viên đánh giá cho điểm từng em qua thực tế
dạy và kết quả sản phẩm của các em.
Quá trình đánh giá phải đảm bảo công bằng, công khai, ghi nhận đúng năng
lực, sự cố gắng của các em trong học tập và rèn luyện, thúc đẩy sự tự tìm tịi, tự
học nâng cao kỹ năng trong việc khai thác sử dụng các phần mềm hỗ trợ học
tập.
2.4 Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường
- Đối với học sinh các em có thể học tập mọi lúc, mọi nơi đều được, việc
trao đổi thơng tin làm việc nhóm, thảo luận qua các nhóm Zalo rất thuận tiện.
- Việc sử điện thoại di động vào học tập giúp học sinh giảm thời gian sử
dụng điện thoại khơng hữu ích vào mục đích khác.
- Thơng qua việc sử dụng điện thoại di động giúp học sinh chủ động trong

học và thực hành các bài tập, nhiệm vụ giáo viên giao. Giúp các em làm quen
với việc học trực tuyến trong thời gian dịch bệnh như hiện nay.
- Trong tiết học học sinh được vừa học, vừa thực hành luôn nên đa phần
các em nắm được bài. Lớp học sơi nổi khơng cịn khơ khan khi chỉ học mình lý
thuyết khơng.
- Năm học 2021-2022 những lớp 10 áp dụng biện pháp các em đều nắm và
làm được các kỹ năng cơ bản về soạn thảo văn bản. Soạn thảo đúng được nội
các bài thực hành đạt u cầu, khơng cịn lúng túng trong cơng tác soạn thảo,
các thao tác xử lý, định dạng đều hoàn thành tốt.
- Kết quả về kỹ năng thực hành, sử dụng điện thoại di động phục vụ học tập
của các lớp được nâng lên rõ rệt. Được giáo viên các bộ môn đánh giá cao khi tổ
chức dạy học trực tuyến học sinh các lớp này các em đều có kỹ năng tốt khi
tham gia học.
- Đối với bản thân, đồng nghiệp tiết học khơng cịn khơ khan, chỉ dạy lý
thuyết không nữa, mà học đi đôi với hành, nên các em học sinh rất hứng thú,

skkn


giáo viên cũng năng động hơn trong các bài giảng, tìm tịi những phiên bản mới
để giới thiệu cho học sinh, đồng thời nâng cao năng lực chuyện môn.
- Đối với thực tiễn nhà trường do điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc
học và thực hành môn tin học còn rất hạn chế. Trong năm học hầu như việc học
thực hành của các em rất ít (nhiều lớp khơng được thực hành). Máy tính ít
(khoảng 10 máy chạy được), khơng có kết nối Internet. Nên việc sử dụng điện
thoại di động để cho các em thực hành, học tập thay thế máy tính trong điều kiện
cơ sở vật chất nhà trường còn hạn chế là rất tốt.
3. KÊT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
Sau khi áp dụng đề tài tơi thấy học sinh học tập tích cực hơn, sôi nổi hơn,

kĩ năng giải quyết các vấn đề tiến bộ rõ rệt các em cảm thấy có hứng thú với
mơn Tin học hơn, có niềm tin u vào khoa học. Các em nâng cao khả năng làm
việc nhóm, khả năng sử dụng điện thoại di động vào học tập nhiều hơn, khai
thác được nhiều tính năng. Như vậy có thể khẳng định rằng biện pháp mình thực
hiện ở trên có tác dụng tới việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
Trong thời gian học trực tuyến do dịch Covid-19 các em đã sử dụng điện
thoại tốt trong việc sử dụng các phần mềm học tập do giáo viên cung cấp.
Mặc dù rất cố gắng song không thể tránh được các thiếu sót, rất mong được
sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để báo cáo của tơi
được hồn thiện và có tính thiết thực hơn trong cơng tác giảng dạy.
3.2 Kiến nghị
- Đối với nhà trường phổ thông:
+ Bổ xung máy tính, xây dựng lại phịng thực hành, đúng tiêu chuẩn.
+ Cần trang bị thiết bị dạy học đầy đủ, chất lượng tốt và thuận tiện trong
việc tổ chức các giờ dạy áp dụng công nghệ thông tin.
+ Xây dựng trạm biến áp riêng đảm nguồn điện cung cấp cho hệ thống máy
móc đầy đủ, để đảm bảo trong q trình thực hành.
+ Thư viện nhà trường cần thường xuyên bổ sung những nguồn tư liệu mới
nhất là những tài liệu gắn với chủ quyền biển đảo để học sinh có thể tham khảo
thêm.
- Đối với Sở Giáo dục:

skkn


+ Cần phổ biến các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cao để giáo viên có thể
tham khảo và học hỏi.
+ Cung cấp thêm tài liệu để giáo viên và học sinh có thể tham khảo thêm.
+ Nghiên cứu kinh phí hỗ trợ cho giáo viên Tin học phụ cấp độc hại đối với
các tiết thực hành giống như giáo viên thể dục, quốc phòng an ninh.

Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Thanh Hóa, ngày 19 tháng 5 năm 2022
CAM KẾT KHƠNG COPPY

Hồng Văn Tồn

skkn


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Sĩ Đàm (chủ biên) và nhóm tác giả - Sách giáo khoa Tin học 10 –
Nhà xuất bản giáo dục năm 2020.
2. Hồ Sĩ Đàm (chủ biên) và nhóm tác giả - Sách bài tập Tin học 10 – Nhà
xuất bản giáo dục năm 2020.
3. Tài liệu trên Internet về: Microsoft Word, về cách cài đặt và sử dụng
Microsoft Word trên điện thoại di động, cách tạo và sử dụng Gmail.
4. Một số sáng kiến kinh nghiệm và ý kiến của đồng nghiệp.

skkn



×