Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Skkn sử dụng tình huống dạy học nhằm phát huy năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh khi dạy phần địa lí khu vực và quốc gia (địa lí 11)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.52 KB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI

SỬ DỤNG TÌNH HUỐNG DẠY HỌC NHẰM PHÁT HUY
NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH KHI
DẠY PHẦN ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA
(ĐỊA LÍ 11)

Người thực hiện: Lê Thị Hậu
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Địa Lí

THANH HỐ NĂM 2022

skkn


MỤC LỤC
1. Mở đầu..................................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:.......................................................................3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm............................................................3
2.1.1. Năng lực giải quyết vấn đề...............................................................................3


2.1.2. Tình huống dạy học..........................................................................................4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.............................4
2.3. Các giải pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề...................................................6
2.3.1. Đặc điểm phần Địa lí Khu vực và quốc gia, Địa lí 11 THPT..........................6
2.3.2. Một số biện pháp sử dụng tình huống nhằm phát huy năng lực giải quyết vấn
đề cho học sinh...........................................................................................................7
2.3.2.1. Lựa chọn, sử dụng các tình huống có tính khoa học, thiết thực, hấp dẫn,
phù hợp với nội dung bài học...................................................................................7 .
2.3.2.2. Lựa chọn, sử dụng các tình huống dạy học phù hợp với trình độ học sinh. 9.
2.3.2.3. Chuẩn bị tốt các câu hỏi dẫn dắt gợi mở....................................................10
2.3.2.4. Phát huy tối đa hiệu quả của các phương tiện dạy học..............................11.
2.3.2.5. Sử dụng phối hợp với các phương pháp dạy học khác..............................13.
2.3.2.6. Đa dạng các thời điểm sử dụng tình huống dạy học..................................14.
2.3.2.7. Nâng cao năng lực sư phạm của người dạy...............................................17.
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với với bản thân, đồng nghiệp
và nhà trường...........................................................................................................18
3. Kết luận, kiến nghị:............................................................................................19
3.1. Kết luận:............................................................................................................19
3.2. Kiến nghị...........................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC

skkn


CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TT

Chữ viết tắt


1

HS

Học sinh

2

GV

Giáo viên

3

THPT

Trung học phổ thông

4

GQVĐ

Giải quyết vấn đề

5

LB Nga

Liên bang Nga


skkn

Chữ viết đầy đủ


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Việc chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực
tiễn sang chú trọng hình thành và phát triển năng lực người học đang là định
hướng cơ bản hiện nay. Nghị quyết số 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa IX đã nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo
hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ một chiều, ghi nhớ máy
móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”. Một
trong những năng lực chung cần phát triển cho người học là năng lực giải quyết
vấn đề (GQVĐ) và sáng tạo. Mỗi mơn học đều có những đóng góp nhất định
trong việc hình thành và phát triển những năng lực chung này. Chính vì vậy,
việc bồi dưỡng và nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh là khâu đột
phá cần thiết đối với các môn học ở trường THPT, trong đó có mơn Địa lí.
Mơn Địa lí ở cấp THPT là mơn học có nhiều cơ hội có khả năng giúp HS
hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề. Đặc biệt ở chương trình Địa
lí lớp 11 cung cấp cho các em khái quát về Địa lí kinh tế - xã hội thế giới, Địa lí
một số quốc gia và khu vực, trong đó có nhiều vấn đề mang tính tồn cầu khơng
trừ một quốc gia, một cá nhân nào. Thông qua việc giảng dạy, học tập trên lớp
góp phần giúp các em nắm được kiến thức, đồng thời trả lời được một phần
những vấn đề đang cịn tồn tại trên thế giới này, từ đó có ý thức bảo vệ mơi
trường sống cũng như ý thức của cá nhân với cộng đồng.
Tuy nhiên hiện nay có một bộ phận khơng nhỏ học sinh thụ động học tập
do không được làm việc hoặc không chịu làm việc trong các giờ học. Trong hầu

hết các giờ lên lớp, thao giảng vì giới hạn thời gian tiết học nên giáo viên chỉ
làm việc với một số học sinh khá, giỏi để hoàn thành bài dạy, số học sinh còn lại
im lặng, nghe giảng và ghi chép. Thực chất đó là những bài độc diễn của giáo
viên có sự phụ họa của một số học sinh khá giỏi. Để học sinh trở nên u thích
mơn học, để phụ huynh có cái nhìn đúng đắn về bộ mơn thì rất cần sự thay đổi
từ nhiều phía. Việc thay đổi chương trình sách giáo khoa theo hướng hiện đại,
tích hợp thơi là chưa đủ mà điều quan trọng là phải đổi mới người thầy, đổi mới
phương pháp giảng dạy để mỗi bài học là một sự khám phá, mỗi tiết lên lớp là
những cuộc phiêu lưu, cuốn người học vào các hoạt động giảng dạy tích cực và
hữu ích.
Vì những lí do trên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Sử dụng tình
huống dạy học nhằm phát huy năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh khi
dạy phần Địa lí Khu vực và quốc gia (Địa lí 11)”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng và sử dụng các tình huống trong dạy học Địa lí 11 (phần Địa lí
Khu vực và quốc gia) nhằm giúp HS giải quyết các vấn đề thực tiễn. Thơng qua
các tình huống thực tế HS có cơ hội rèn luyện các kĩ năng tư duy, kĩ năng phân
tích, tổng hợp để suy luận và tìm ra lời giải đáp. Từ đó góp phần phát huy năng
lực GQVĐ cho HS, góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy
4

skkn


học mơn Địa Lí, đáp ứng u cầu đổi mới chương trình giáo dục ở trường phổ
thơng hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sử dụng tình huống dạy học nhằm
phát huy năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh trong dạy học phần
Địa lí Khu vực và quốc gia (Địa lí 11), qua đó giúp Hs hiểu sâu sắc hơn nội

dung bài học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận:
+ Nghiên cứu tài liệu, sách, các cơng trình nghiên cứu, các tạp chí giáo
dục… để hình thành cơ sở lí luận cho đề tài.
- Phương pháp điều tra: Trao đổi với giáo viên trong tổ, nhóm chun mơn,
học sinh trong lớp, thăm dị học sinh các lớp trong cùng khối.
- Phương pháp phỏng vấn:
+ Phỏng vấn trực tiếp HS.
+ Trao đổi với GV bộ môn
- Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động học của các em trong các tiết
học, tiết thực hành, kiểm tra bài cũ, bài mới của HS
- Phương pháp dạy thực nghiệm:
+ Tiến hành dạy thực nghiệm trên các lớp 11C1, 11C2.
- Phương pháp thống kê toán học:
+ Lập bảng biểu, thống kê, phân tích, xử lí các số liệu của đề tài, giúp
đánh giá vấn đề chính xác, khoa học.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
+ Từ kinh nghiệm thực tế giảng dạy nhiều năm, qua các tiết dự giờ sinh
hoạt nhóm chun mơn.
+ Tổng kết, đánh giá hiệu quả thực tiễn của SKKN

5

skkn


2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Năng lực giải quyết vấn đề

* Khái niệm năng lực và năng lực giải quyết vấn đề
Hiện nay, khái niệm năng lực và năng lực giải quyết vấn đề có nhiều định
nghĩa khác nhau, phản ánh các khía cạnh khác nhau của vấn đề này.
Theo Từ điển Tiếng Việt, “năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc
tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó”. [7]
Chương trình giáo dục phổ thơng - Chương trình tổng thể (2018) đã nêu
rõ: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn
có và q trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các
kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý
chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong
muốn trong những điều kiện cụ thể. Trong đó, năng lực cốt lõi là năng lực cơ
bản, thiết yếu mà bất kì ai cũng cần phải có để sống, học tập và làm việc hiệu
quả”. [1]
Năng lực giải quyết vấn đề là một trong những năng lực chung – năng lực
cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi… làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người
cần được hình thành cho hs trong quá trình dạy học.
Theo OECD (2012) định nghĩa: “năng lực GQVĐ là khả năng của một cá
nhân hiểu và giải quyết tình huống có vấn đề khi mà giải pháp giải quyết chưa
rõ ràng. Nó bao hàm sự sẵn sàng tham gia vào các tình huống tương tự để đạt
được tiềm năng của mình như một cơng dân tích cực và xây dựng”. [2]
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của HS là khả năng cá nhân sử
dụng hiệu quả các quá trình nhận thức, hành động và thái độ, động cơ, cảm xúc
để phân tích, đề xuất các biện pháp, lựa chọn giải pháp và thực hiện giải quyết
những tình huống, những vấn đề học tập và thực tiễn mà ở đó khơng có sẵn quy
trình, thủ tục, giải pháp thơng thường, đồng thời đánh giá giải pháp giải quyết
vấn đề để điều chỉnh và vận dụng linh hoạt trong hoàn cảnh, nhiệm vụ mới. [1]
Trong dạy học Địa lí, học sinh có năng lực giải quyết vấn đề được thể
hiện đó là khi các em biết sử dụng kiến thức, kĩ năng bộ môn để giải quyết các
vấn đề trong học tập và đời sống.
* Biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề gồm có các biểu hiện chủ yếu sau:

- Phát hiện vấn đề: học sinh nghiên cứu, phát hiện ra vấn đề/tình huống có vấn đề.
- Thiết lập khơng gian vấn đề: thu thập và làm rõ vấn đề. Đề xuất giải pháp giải
quyết vấn đề.
- Xác định giải pháp giải quyết vấn đề: Xác định và lựa chọn giải pháp giải
quyết vấn đề phù hợp với vấn đề.
- Đánh giá giải pháp và kết luận: Đánh giá giải pháp phù hợp nhất, rút ra kết
luận cần thiết khi thực hiện giải quyết các vấn đề. [3]
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học nói chung và dạy học
Địa lí 11 nói riêng nó ý nghĩa rất lớn trong việc thực hiện mục tiêu chung toàn
diện nhà trường. Bởi vì, khi dạy học chú trọng đến phát triển năng lực giải quyết
vấn đề sẽ giúp học sinh năng động, sáng tạo, tích cực chủ động trong học tập.
6

skkn


Điều này sẽ giúp các em tiếp thu, lĩnh hội tri thức một cách hiệu quả, qua đó góp
phần nâng cao chất lượng học tập, đồng thời đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn
bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà. Hơn nữa, khi phát triển được năng lực
giải quyết vấn đề sẽ phát triển được các năng lực đặc thù của bộ mơn Địa lí.
2.1.2. Tình huống dạy học
* Khái niệm tình huống dạy học
Trong Từ điển Tiếng Việt, tình huống là tồn thể những sự việc xảy ra tại
một nơi, trong một thời gian hoặc một thời điểm.
Theo PGS.TS Phan Trọng Ngọc: “Tình huống dạy học là tình huống trong
đó có sự ủy thác của người giáo viên. Sự ủy thác này chính là q trình người
Gv đưa ra những nội dung cần truyền thụ vào trong các sự kiện tình huống và
cấu trúc các sự kiện tình huống sao cho phù hợp với logic sư phạm, để khi
người học giải quyết nó sẽ đạt được mục tiêu dạy học”. [4]
Tuy nhiên, một tình huống thơng thường chưa phải là tình huống dạy học.

Để một tình huống thơng thường trở thành tình huống dạy học khi có sự ủy thác
của GV và được GV sử dụng với dụng ý tạo ra môi trường làm việc cho người
học [4]. Tình huống khơng phải là những trường hợp bất kì trong thực tế mà là
những tình huống đã được điều chỉnh, nghiên cứu kĩ lưỡng để mang tính điển
hình và phục vụ tốt cho mục đích và mục tiêu giáo dục, tức là giúp cho người
học có thể hiểu và vận dụng tri thức cũng như rèn luyện được các kĩ năng, kĩ
xảo. Tình huống được sử dụng để khuyến khích người học phân tích, bình luận,
đánh giá, suy xét và trình bày ý tưởng của mình để qua đó từng bước chiếm lĩnh
tri thức hay vận dụng những kiến thức đã học vào những trường hợp thực tế.
* Những yêu cầu cơ bản khi thiết kế tình huống dạy học. [5]
Một tình huống tốt phải hội tụ đầy đủ cả 2 yếu tố: nội dung và hình thức
trình bày
- Về nội dung tình huống:
+ Phải chứa đựng vấn đề mang tính giáo dục, phù hợp với trọng tâm bài học,
phù hợp với trình độ nhận thức, nhu cầu, tâm lí của người học.
+ Phải chứa đựng mâu thuẫn, có tính thúc ép, kích thích người học đưa ra
quyết định để giải quyết vấn đề.
+ Nội dung tình huống có tính thời sự hoặc gần gũi với người học.
- Về hình thức trình bày:
+ Có sự đa dạng trong việc giới thiệu và giải quyết tình huống.
+ Có chi tiết trong tình huống được sắp xếp logic, hợp lí.
+ Cách hành văn cần ngắn gọn, súc tích, mạch lạc để tránh gây hiểu sai cho
người học khi giải quyết vấn đề.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
* Về phía giáo viên:
Từ thực tiễn giảng dạy kết hợp với dự giờ của đồng nghiệp tôi nhận thấy:
hiện nay GV đã và đang đổi mới phương pháp dạy học thể hiện ở cả khâu soạn
bài và lên lớp. Trong quá trình dạy học, GV đã biết lựa chọn phương pháp phù
hợp với nội dung của từng bài, nhất là GV đã biết kết hợp linh hoạt các phương
pháp trong việc tổ chức các hoạt động học tập cho HS. Trong đó, đặc biệt là việc

7

skkn


vận dụng các tình huống dạy học vào việc hình thành kiến thức cho HS. Thông
qua việc sử dụng các tình huống dạy học giúp GV có thể dễ dàng truyền đạt nội
dung kiến thức bài học đến HS, giúp cho HS vận dụng kiến thức đã học giải
quyết các vấn đề thực tiễn, qua đó giúp giờ học sơi nổi và hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số GV chưa nhận thức được đầy đủ tầm
quan trọng của phương thức đổi mới phương pháp dạy học. Nhiều GV thấy
được tầm quan trọng của việc vận dụng các tình huống gắn với thực tiễn trong
dạy học nhưng vẫn gặp phải khó khăn như: khơng có thời gian đầu tư, khó tìm
tư liệu và chưa có kĩ năng thiết kế tình huống học tập… Nhiều GV vẫn chú
trọng việc truyền thụ kiến thức theo kiểu truyền thuyết xen kẻ hỏi đáp, nặng về
thông báo, giảng diair kiến thức, nhẹ về phát huy tính tích cực và phát triển tư
duy của HS, học sinh tiếp thu kiến thức một cách bị động.
* Về phía học sinh:
Địa lí là mơn học có nhiều kiến thức gắn với thực tiễn, bao gồm cả phần
kiến thức tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhiều kĩ năng đặc trưng của môn học.
Nhưng nhiều HS vẫn cho rằng đây là môn học học thuộc, dễ kiếm điểm, nên
thực tế nhiều HS còn học một cách thụ động, đơn thuần là nhớ kiến thức một
cách máy móc, học bài nào biết bài ấy, trả lời câu hỏi thì nhìn vào SGK, chưa có
sự liên hệ kiến thức giữa các bài học, nên chưa phát triển được tư duy logic và
tư duy hệ thống. Đặc biệt với hình thức thi trắc nghiệm như hiện nay, nhiều HS
còn chủ quan trong việc học, lựa chọn may rủi khi làm các bài thi, bài kiểm tra.
Thực tế hiện nay cho thấy nhiều em HS chưa xác định được mục tiêu, động cơ
học tập, các em có thể bỏ thời gian cả tối để lên mạng, vào các trang mạng xã
hội, Zalo, Facebook… nhưng khơng có thời gian để học bài cũ, việc học tủ, học
lệch để kiểm tra, thi học kì vẫn cịn khá phổ biến đối với nhiều em HS. Vì thế

các tiết học tìm hiểu kiến thức mới không đem lại nhiều hứng thú học tập cho
các em.
Năm học 2021 – 2022 tôi được phân công giảng dạy 2 lớp theo ban khoa học
tự nhiên (11C1, 11C2). Qua điều tra ban đầu, nhiều HS cho rằng: mơn Địa lí dễ
học, dễ kiếm điểm, số tiết trong tuần ít (1 tiết/tuần) nên cũng khơng phải đầu tư
nhiều. Một bộ phận HS khác trong lớp lại xem nhẹ môn học do “chúng em
không theo ban khoa học xã hội ” nên muốn có nhiều thời gian đầu tư cho môn
khối hơn… Qua kết quả điều tra, khảo sát đầu năm ở 2 lớp 11C1, 11C2 (86 HS)

HS

Thái độ tham gia học tập mơn Địa Lí của học sinh
39

40
30

23

18

20
10
0

6
Rất thích học

Khá thích


skkn

Bình thường

khơng thích
học

8


bằng phiếu trắc nghiệm về hứng thú học tập môn Địa Lí, tơi thu được kết quả
sau:
Phần lớn HS chỉ coi việc học mơn Địa lí là nhiệm vụ, khơng mấy hứng
thú khi học tập bộ mơn, ít HS u thích mơn học. Học sinh chủ yếu nghe thầy cơ
giảng giải tiếp thu bài một cách thụ động, các câu phát biểu trong giờ học phần lớn
là nội dung mang tính tái hiện. Việc sử dụng vốn kinh nghiệm, kiến thức đã có một
cách tích cực để xây dựng bài chưa nhiều. Học sinh bị động ngồi yên một chỗ, ngại
di chuyển, không gian lớp học thường cố định và khơng sơi nổi, GV thuyết trình
nhiều hơn là tổ chức các hoạt động.
2.3. Các giải pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Đặc điểm phần Địa lí Khu vực và quốc gia, Địa lí 11 THPT
Bên cạnh việc giúp HS có cái nhìn khái qt về bức tranh tổng thể nền kinh
tế thế giới, các vấn đề mang tính tồn cầu được thế giới quan tâm, chương trình
Địa lí lớp 11 cịn giới thiệu và cung cấp kiến thức về đặc điểm tự nhiên, dân cư xã hội và tình hình phát triển kinh tế của các tổ chức kinh tế tiêu biểu như Liên
minh châu Âu (EU), Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN); các nền kinh tế
tiêu biểu của thế giới như Hoa Kì, Liên Bang Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Ô –
xtrây – lia. Đây là phần chính, chiếm tới 14/19 tiết lí thuyết của chương trình.
Đồng thời, Địa lí Khu vực và quốc gia còn tiếp tục củng cố và rèn luyện cho học
sinh các kĩ năng quan trọng như đọc bản đồ, vẽ và nhận xét biểu đồ, phân tích
hình ảnh, sơ đồ, nhận xét bảng số liệu... Ngoài ra, những nội dung của chương

trình Địa lí 11 sẽ giúp học sinh có thái độ đúng đắn trước các hiện tượng kinh tế
- xã hội của một số quốc gia, khu vực, quan tâm đến những vấn đề như dân số,
môi trường....
Dựa trên nghiên cứu tài liệu tham khảo về tình huống dạy học của các tác
giả [5], [6], [7]; đồng thời căn cứ vào đặc điểm, cấu trúc kiến thức phần Địa lí
Khu vực và quốc gia, và năng lực, trình độ nhận thức, tâm lí của Hs, tơi đã sử
dụng các tình huống dạy học khi dạy phần Địa lí Khu vực và quốc gia để phát
huy năng lực giải quyết vấn đề của HS theo các bước như sau:
- Bước 1: Xác định mục tiêu và nội dung bài học:
Xác định mục tiêu, nội dung bài học là căn cứ để thiết kế tình huống. Khi
xác định được mục tiêu cụ thể về kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực sẽ xây
dựng được tình huống dạy học phù hợp. Xác định nội dung dạy học, phân tích
những nội dung HS thường mắc phải sai lầm, những nội dung kiến thức bản
thân nó đã chứa đựng mâu thuẫn nhận thức hoặc từ kiến thức đó có thể đưa ra
mâu thuẫn của vấn đề để xây dựng tình huống dạy học.
- Bước 2: Thu thập tài liệu liên quan với nội dung kiến thức bài học để xây dựng
tình huống dạy học: có thể khai thác những thơng tin từ những tình huống thực
hoặc giả định; những câu trả lời Đúng/Sai của HS trong các giờ học; những mẫu
truyện ngắn trong sách báo, tài liệu tham khảo; những tình huống trong cuộc
sống; những tin tức, vấn đề, sự kiện nóng đang diễn ra có liên quan đến bài học
từ các website, các báo điện tử từ internet... 
- Bước 3: Đánh giá và phân tích tài liệu.
9

skkn


Trong q trình thu thập, khi có những vấn đề chứa đựng nhiều thơng tin
liên quan thì người giáo viên phải biết lựa chọn những thông tin nào là quan
trọng, phù hợp với nội dung bài học. Nếu đưa quá nhiều hay q ít thơng tin sẽ

gây khó khăn cho học sinh trong việc xác định trọng tâm của vấn đề. Tính chính
xác và tính thực tiễn là những tiêu chí hàng đầu trong việc thiết kế tình huống
gắn với thực tiễn. Những thông tin mà giáo viên chọn lựa có phải đủ thuyết phục
và có chất lượng.
- Bước 4: Thiết kế tình huống dạy học:
Giáo viên tiến hành thiết kế tình huống dạy học trên cơ sở thơng tin được
thu thập được sao cho đảm bảo nguyên tắc: đáp ứng được mục tiêu dạy học,
chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, mâu thuẫn đó có thể giữa lí thuyết và thực tiễn,
giữa kiến thức cũ và kiến thức mới; kích thích nhu cầu nhận thức của HS; phù
hợp với đối tượng HS.
- Bước 5: Vận dụng tình huống vào dạy học 
Để sử dụng tình huống dạy học nhằm phát huy năng lực giải quyết vấn đề
của HS khi học phần Địa lí Khu vực và quốc gia cần thực hiện theo quy như
sau:
+ Đặt vấn đề: GV đưa ra tình huống, dành một khoảng thời gian để HS
nghiên cứu tình huống; HS tự xác định vấn đề cần giải quyết hoặc dưới sự
hướng dẫn của GV.
+ GQVĐ: HS tự đưa ra giả thuyết, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch
GQVĐ hoặc dưới sự hướng dẫn của GV.
+ Kết luận, chính xác hóa kiến thức: trao đổi, thảo luận tồn lớp về kết
quả thực hiện GQVĐ; rút ra kết luận về kiến thức và đề xuất vấn đề mới.
Các hoạt động của mỗi bước đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, là
tiền đề cho nhau. Mỗi hoạt động hướng tới một kĩ năng nhất định của năng lực
GQVĐ. Vì vậy để phát huy được năng lực GQVĐ khi sử dụng tình huống dạy
học phải thực hiện theo đúng trình tự các bước, khơng xem nhẹ hay bỏ qua bước
nào trong quy trình.
Để phát huy năng lực giải quyết vấn đề cho HS, các biện pháp tôi đưa ra
đảm bảo nguyên tắc: vừa sức đối với HS, có sự phân hóa các đối tượng HS, tạo
điều kiện để các HS có học lực khá, giỏi hỗ trợ và giúp đỡ các bạn có học lực
kém hơn. Trong giới hạn đề tài nghiên cứu này tôi xin đưa ra một số biện pháp

sử dụng tình huống dạy hạy nhằm phát huy năng lực giải quyết vấn đề cho HS
trong quá trình giảng dạy phần Địa lí Khu vực và quốc gia, chương trình SGK
11 cơ bản.
2.3.2. Một số biện pháp sử dụng tình huống nhằm phát huy năng lực giải
quyết vấn đề cho học sinh
2.3.2.1. Lựa chọn, sử dụng các tình huống có tính khoa học, thiết thực, hấp dẫn,
phù hợp với nội dung bài học

10

skkn


Mục đích của việc sử dụng tình huống trong q trình dạy học là phải
giúp HS lĩnh hội được kiến thức và rèn luyện được các kĩ năng học tập. Giá trị
đích thực của tình huống là ở nội dung tình huống, cho dù người dạy có vận
dụng tốt mọi kĩ năng, kĩ xảo để dẫn dắt, tổ chức điều khiển người học tham gia
vào tình huống nhưng bản thân tình huống khơng hấp dẫn hoặc kém hấp dẫn,
thiếu sức thuyết phục, ít có giá trị thiết thực với chủ thể tiếp nhận thì việc đưa
tình huống vào giảng dạy cũng khơng đem lại hiệu quả gì lớn lao. Do đó người
dạy cần lựa chọn, sàng lọc, xây dựng tình huống dựa trên các tiêu chí sau:
- Tình huống phải phù hợp và phục vụ cho việc thực hiện mục đích, nội
dung của bài học.
- Nội dung của tình huống phải đảm bảo tính chính xác khoa học, bám sát
kiến thức chuẩn từ sách giáo khoa.
- Tình huống phải có tính thực tế, phải gắn với những sự kiện liên quan
đến đời sống hằng ngày, giúp người học có thể liên hệ với bài học một cách dễ
dàng.
- Tình huống phải hấp dẫn, khơi dậy sự hứng thú, khơi dậy khả năng tự
học và u thích bộ mơn ở người học.

Ví dụ 1. Trong bài 8. Liên bang Nga. Tiết 1. Tự nhiên, dân cư và xã hội
- Đặt vận đề: tôi đưa ra bảng số liệu về Dân số Liên bang Nga, giai đoạn 1991 –
2021
SỐ DÂN CỦA LIÊN BANG NGA, GIAI ĐOẠN 1991 – 2021 (Triệu người)
Năm
1991 1995 2000 2005 2010 2015 2017 2020 2021
Dân số 148,3 147,8 145,6 143,0 143,2 144,3 146,8 145,9 145,8
Nguồn: Danso.org
Tôi đưa ra các yêu cầu cần HS giải quyết:
+ Em hãy rút ra nhận xét về sự thay đổi dân số của Liên bang Nga, giai đoạn
trên? (tăng hay giảm, liên tục hay khơng liên tục)
+ Vì sao dân số LB Nga có xu hướng giảm? Dân số giảm đặt ra những vấn đề gì
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội LB Nga?
+ Giả sử là 1 nhà lãnh đạo, em hãy đề xuất các giải pháp để tăng dân số của LB
Nga.
- Giải quyết vấn đề: GV hướng dẫn, giúp đỡ HS nhận xét bảng số liệu, kiến thức
trong SGK, rút ra nhận xét về sự thay đổi dân cư của Liên bang Nga theo xu
hướng giảm nhưng không liên tục.
Hs chỉ ra được các nguyên nhân làm suy giảm dân số của Nga như: tỷ lệ sinh
thấp, tình trạng di cư ra nước ngồi, tình trạng tử vong cao, chủ yếu do ảnh
hưởng bởi đại dịch Covid – 19. Dân số giảm chắc chắn dẫn đến thiếu hụt nguồn
lực lao động, giảm năng suất lao động. Sự sụt giảm dân số dẫn đến nhu cầu
trong nước trên nhiều lĩnh vực từ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng đến nhu cầu bất
động sản… đều giảm, kéo tốc độ xây dựng và phát triển của tất cả các lĩnh vực
liên quan của nền kinh tế giảm. 
Khi tôi cho HS thảo luận để đưa ra các giải pháp thúc đẩy tăng dân số của LB
Nga, đã có rất nhiều ý kiến được đưa ra, các em tranh luận sôi nổi các giải pháp
như: thu hút dân nhập cư, hỗ trợ tiền cho người dân sinh đẻ và nuôi con…
11


skkn


- Kết luận: Sau khi HS giải quyết vấn đề, thảo luận và trình bày ý kiến trước lớp
GV cần chuẩn hóa kiến thức.
Ví dụ 2. Trong bài 8. Liên bang Nga. Tiết 2. Kinh tế
- Đặt vấn đề: khi dạy về chiến lược phát triển kinh tế của Liên bang Nga sau
năm 2000, tơi đưa ra tình huống:“ Liên bang Nga có lãnh thổ rộng lớn, nằm cả ở
hai châu lục Á, Âu; kinh tế phát triển mạnh phần lãnh thổ ở Châu Âu, nhưng tại
sao chiến lược phát triển kinh tế mới sau năm 2000 Liên bang Nga lại coi trọng
châu Á?
- Giải quyết vấn đề: Gv hướng dẫn, giúp đỡ HS liên hệ kiến thức đã học, kiến
thức thực tế vào giải quyết vấn đề: trong điều kiện trọng tâm của nền kinh tế
toàn cầu đang dịch chuyển tới châu Á, việc “xoay trục” của Nga không chỉ thúc
đẩy hợp tác về thương mại, mà còn tận dụng mọi khả năng từ sự tăng trưởng của
châu Á để phát triển vùng Viễn Đông và Xê-bê-ri của nước này.
- Kết luận: Việc đưa ra chiến lược mở rộng ngoại giao, coi trọng Châu Á không
phải là giải pháp tình thế, mà là chiến lược nhằm tạo các địn bẩy mới, thúc đẩy
sự phát triển vững chắc của Nga.
2.3.2.2. Lựa chọn, sử dụng các tình huống dạy học phù hợp với trình độ học
sinh
Tình huống dạy học phải đảm bảo phù hợp với trình độ của HS, đảm bảo sự
hoạt động tư duy, sáng tạo từ thấp đến cao, từ dễ đến khó… Để phù hợp với
trình độ học sinh, đối với mỗi tình huống dạy học giáo viên nên xây dựng hệ
thống câu hỏi riêng cho từng lớp, cho từng đối tượng học sinh.
Những lớp có nhiều học sinh yếu - trung bình, giáo viên có thể tách câu hỏi
ra làm nhiều ý, có tính dẫn dắt, gợi mở cho học sinh đi đến kết luận vấn đề.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 6. Hợp chúng quốc Hoa Kì. Tiết 1. Tự nhiên, dân cư và
xã hội.
- Đặt vấn đề: Gv yêu cầu hs dựa vào nội dung SGK trang 39 trả lời lần lượt

các câu hỏi sau:
+ Nhận xét sự thay đổi số dân của Hoa Kì giai đoạn 1800 – 2005? Theo gợi
ý: dân số tăng lên hay giảm đi, tăng/giảm liên tục hay không liên tục.
+ Nhận xét tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Hoa Kì?
+ Tại sao tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Hoa Kì giảm nhưng quy mô
dân số vẫn tăng nhanh liên tục?
- Giải quyết vấn đề: Gv hướng dẫn, giúp đỡ HS nhận xét bảng số liệu, kiến
thức trong sgk, rút ra nhận xét về sự thay đổi dân cư của Hoa Kì. Sự thay đổi đó
chủ yếu do gia tăng cơ học (nhập cư).
- Kết luận: Gv nhận xét, chuẩn kiến thức. Phân tích để HS thấy được những
lợi ích mà dân nhập cư đem lại cho đất nước Hoa Kì.
Đối với lớp có nhiều học sinh khá - giỏi, giáo viên nên lựa chọn các câu hỏi
mang tính tổng hợp chứa đựng nhiều vấn đề nghiên cứu.
Ví dụ 2: Khi dạy bài 6. Hợp chúng quốc Hoa Kì. Tiết 1. Tự nhiên, dân cư và
xã hội.
- Đặt vấn đề: Khi dạy về lợi ích của người nhập cư đem lại cho Hoa Kì tơi
đưa ra tình huống: Giả sử là 1 cơng dân của Hoa Kì, em có ủng hộ việc Tổng
12

skkn


thống Donal Trump làm tường ngăn không cho người nhập cư từ Mĩ Latinh vào
Hoa Kì khơng? Vì sao?
- Giải quyết vấn đề: GV hướng dẫn, tổ chức cho HS làm việc theo cặp dựa
vào hiểu biết của bản thân, kiến thức đã học, phân tích để thấy rõ những lợi ích
mà dân nhập cư đem lại cho Hoa Kì. Tuy nhiên, nếu di cư ồ ạt, di cư bất hợp
pháp sẽ đưa Hoa Kì đứng trước những thử thách cấp bách về vấn đề: việc làm,
nhà ở, trật tự xã hội… từ đó để đưa ra quyết định ủng hộ hay khơng ủng hộ
chính sách của Tổng thống Donal Trump. GV có thể tổ chức thành 1 cuộc tranh

luận nhỏ giữa phe ủng hộ và phe không ủng hộ việc làm trên.
- Kết luận: Gv nhận xét quá trình làm việc của HS. Phân tích để HS thấy
được những lợi ích mà dân nhập cư đem lại cho đất nước Hoa Kì, những thách
thức Tổng thống Trum phải đối mặt khi xây dựng bức tường biên giới.
GV chỉ đóng vai trò tổ chức, điều khiển, gợi ý và đưa ra kết luận cuối
cùng. Vì vậy, để phát huy tính tích cực của HS khi sử dụng tình huống để giải
quyết vấn đề, GV cần phải:
- Tạo bầu khơng khí thân thiện, thoải mái nhưng nghiêm túc cho người
học tự do nêu phương án giải quyết vấn đề.
- Có thể tăng thêm thời gian hoạt động đối với các đối tượng HS học yếu,
trung bình.
- Phối hợp các hình thức tổ chức dạy học để tăng tính năng động ở người
học.
- Sử dụng các phương tiện dạy học kích thích tư duy người học tham gia
giải quyết tình huống.
- Động viên và khuyến khích các đối tượng HS suy nghĩ để tìm ra câu trả
lời.
2.3.2.3. Chuẩn bị tốt các câu hỏi dẫn dắt gợi mở.
Khi đưa ra tình huống, câu hỏi dẫn dắt gợi mở là hết sức quan trọng,
nhiều khi là một trong những yếu tố quyết định chất lượng của tình huống và
khả năng lĩnh hội kiến thức của người học. Chính những câu hỏi “Cái gì?”, “Tại
sao?”, “Như thế nào?” đã kích thích óc tìm tịi của người học, kích thích sự phân
tích, so sánh và khái qt hóa. Cho nên, hầu hết các tình huống đều có một kết
thúc mở dưới dạng một câu hỏi nhằm hướng người học đến vấn đề cần giải
quyết cũng như nhằm tạo điều kiện cho người học có thể tiếp cận và giải quyết
vấn đề theo nhiều phương hướng khác nhau chứ khơng bị gị bó, ép buộc đi theo
một phương hướng cụ thể nào cả.
Vì vậy, để chuẩn bị tốt câu hỏi dẫn dắt gợi mở, người dạy cần phải lưu ý
những yêu cầu sau:
- Câu hỏi phải chứa đựng một mâu thuẫn nhận thức. Điều này chỉ đạt

được khi câu hỏi phản ánh được mối liên hệ bên trong giữa điều đã biết và điều
phải tìm.
- Phải chứa đựng phương hướng giải quyết vấn đề, thu hẹp phạm vi tìm
câu trả lời. Nghĩa là có định hướng rõ ràng, nhằm đúng bản chất của vấn đề,
không được chung chung, mơ hồ và có thể gây cho người học hiểu nhầm hay
13

skkn


hiểu lệch ý. Câu hỏi phải tạo điều kiện làm xuất hiện giả thuyết, tạo điều kiện
tìm ra con đường đúng đắn nhất để giải quyết vấn đề.
- Câu hỏi cần phải được diễn đạt đúng văn phạm, ngắn gọn, rõ ràng, chính
xác, khoa học.
- Phù hợp trình độ của người học, không quá đơn giản hay quá phức tạp.
- Câu hỏi phải mang tính logic, có sự gắn kết giữa lí thuyết và thực tiễn,
gây hứng thú nhận thức, kích thích người học tư duy, tìm câu trả lời.
- Các câu hỏi phải thể hiện rõ ràng về yêu cầu và mức độ nhận thức khác
nhau đối với học sinh.
Câu hỏi để phân loại và phát triển tư duy địa lý cho học sinh cần có các
mức độ khác nhau từ đọc các đối tượng địa lý đến phân tích, so sánh, xác định
các mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý. Câu hỏi có tác dụng dẫn dắt học sinh
biết, hiểu được đặc điểm đặc trưng của các đối tượng địa lý và có cách nhìn tổng
hợp giữa các đối tượng địa lý qua các mối quan hệ giữa chúng.
- Ví dụ 1: Khi dạy tiết 2. Kinh tế. Bài 6. Hợp chúng quốc Hoa Kì, tơi đặt ra
câu hỏi có vấn đề: Điều kiện tự nhiên ở khu vực phía Đơng thuận lợi, nhưng tại
sao trong những năm gần đây các ngành công nghiệp của Hoa Kì lại mở rộng
sang phía Tây và Nam?
HS tự đưa ra giả thuyết để giải quyết vấn đề hoặc dưới sự hướng dẫn của
GV, nêu được các ý:

 Đông Bắc được khai thác lâu đời >>> quá tải, ô nhiễm, cạn kiệt tài
nguyên
 Dịch chuyển sang Nam và Tây vì:
+ Có nhiều lợi thế: thị trường, lao động, tài nguyên
+ Phát triển lãnh thổ, tăng cường sức mạnh kinh tế.
- Ví dụ 2: Trong tiết 2. Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế. Bài 9. Nhật Bản,
tôi đặt ra câu hỏi khởi động: Nhật Bản là quốc gia nghèo tài nguyên khoáng sản
và nhiều thiên tai bậc nhất thế giới, nhưng tại sao kinh tế Nhật lại có vị thế cao
trong thời gian dài?
Gv hướng dẫn hs giải quyết vấn đề, nêu bật được các ý: do Nhật Bản có những
chiến lược phát triển kinh tế hợp lí, đặc biệt nhấn mạnh nhân tố dân cư – nguồn lao
động trong quá trình phát triển kinh tế của quốc gia này.
2.3.2.4. Phát huy tối đa hiệu quả của các phương tiện dạy học
Thực tế dạy học cho thấy việc quan sát và khai thác kiến thức của HS đối
với các thiết bị dạy học chỉ đạt hiệu quả nếu trước khi cho HS quan sát nhận xét,
GV đưa ra vấn đề cần giải quyết nhằm giúp HS biết được cần phải quan sát cái
gì? Phân tích nội dung gì? Giải thích nguyên nhân, nhận xét và khai thác kiến
thức như thế nào?
Các phương tiện trực quan, các phương tiện kĩ thuật dạy học trong nhà
trường đóng vai trị rất lớn trong quá trình dạy học. Nhờ vào phương tiện dạy
học mà người học được cung cấp kiến thức một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác,
sâu sắc và bền vững.
Phương tiện dạy học làm sinh động nội dung học tập; phát triển năng lực
nhận thức, đặc biệt là năng lực quan sát, năng lực tư duy của người học; nâng
14

skkn


cao hứng thú, lòng tin của người học vào khoa học, đồng thời tiết kiệm được

thời gian trình bày, diễn giảng, giúp tăng năng suất lao động của người dạy.
Để phát triển tư duy cho HS, giáo viên nên kết hợp rèn luyện kĩ năng phân tích,
so sánh, đánh giá, khai thác thơng tin tình huống từ phương tiện trực quan của
địa lí: bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu, hình ảnh… Để sử dụng các tình huống vào
dạy học đạt kết quả cao, tôi kết hợp với các phương tiện sau:
- Dùng đoạn phim hay, phim tư liệu, sự kiện thời sự để dẫn dắt đến tình
huống. Đây là nguồn thơng tin phong phú, dạng mà GV có thể khai thác. Thông
qua việc thu thập, lựa chọn các vấn đề mang tính thời sự, nổi bật trên các
phương tiện thơng tin đại chúng có liên quan đến kiên thức bài học, GV có thể
đưa ra nhiều tình huống thiết thực để HS tham gia giải quyết. Tuy nhiên, GV
cần lựa chọn thơng tin mang tính chính xác, phù hợp với nội dung và đảm bảo
mục tiêu bài học.
Ví dụ 1: Trong tiết 2. Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế. Bài 9. Nhật
Bản, tôi đưa ra video và đặt
ra tình huống vấn đề: Thơng qua đoạn video về việc sử dụng robôt nhắc nhở
khách hàng đeo khẩu trang trong các cửa hàng ở Osaka, em có nhận xét gì về
cơng nghiệp của Nhật Bản trong cuộc cách mạng 4.0. Theo em, việc sử dụng
robôt trong các hoạt động kinh tế của Nhật Bản có ảnh hưởng gì tới việc xuất
khẩu lao động phổ thơng của Việt Nam sang nước này hay không? Em hãy đề
xuất các giải pháp để nâng cao năng lực tự giải quyết việc làm của người lao
động nước ta trong bối cảnh mới.
Ví dụ 2: Trong tiết 2. Kinh tế. Bài 10. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa,
khi dạy về mối quan hệ Trung Quốc – Việt Nam, tôi cho hs xem đoạn video sau:
/>- Tôi đưa ra vấn đề: Từ 1-1-2022, Trung Quốc sẽ tiếp tục siết chặt điều
kiện nhập khẩu nơng sản và nhiều biện pháp quản lý an tồn thực phẩm nhập
khẩu sẽ được thực thi. Theo em việc siết chặt chính sách nhập khẩu hàng hóa
của Trung Quốc ảnh hưởng như thế đến nông sản và nông dân, doanh nghiệp
Việt Nam? Việt Nam cần phải có giải pháp gì để giữ được thị trường Trung
Quốc?
- Thiết kế tình huống các thiết bị trình chiếu để gây kích thích, lơi cuốn

người học.
Ví dụ: Trong Bài 10. Cộng hịa nhân dân Trung Hoa, khi kết thúc tiết 1.
Tự nhiên, dân cư và xã hội, tơi đã thiết kế tình huống:
những ngày cuối tháng 1 năm 2020

15

skkn


Gv hướng dẫn HS giải quyết vấn đề, nêu bật được những thành tựu phát triển
kinh tế của Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, sự đóng
góp cơng sức của người dân…
- Sử dụng sơ đồ, hình vẽ, tranh ảnh… có liên quan để tăng tính sống động
của tình huống. Mục đích của việc sử dụng sơ đồ, hình vẽ, tranh ảnh… khơng
chỉ mang tính chất minh họa, mà qua đó giúp cho người học tự rút ra nội dung
bài học cần thiết.
Ví dụ 1: Trong tiết 1. Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế. Bài
9. Nhật Bản, khi dạy về đặc điểm dân cư của Nhật Bản, tôi cho hs xem 2 hình
ảnh sau:

Hình 2. Người dân Việt Nam chen
Hình 1. Người dân Nhật Bản xếp
lấn mua khẩu trang trong đợt dịch
hàng nhận cứu trợ sau thảm họa
Covid
-19ảnh trên em có nhận xét gì?
đất
- động
Đưa ra

vấn đề u cầu HS giải quyết: Qua
2 hình
Em học được gì qua văn hóa xếp hàng của người dân Nhật Bản?
GV hướng dẫn HS giải quyết vấn đề, thấy được xếp hàng không phải là văn hóa,
mà là một thói quen đã được xây dựng từ lúc còn bé của người dân Nhật Bản. Ở
Nhật Bản, từ người già cho đến trẻ nhỏ, bất luận là đi đến chỗ nào, mua thứ gì,
hay phải chờ đợi cái gì, họ cũng đều nghiêm túc xếp hàng, có ý thức khơng gây
ồn ào cho đến khi tới lượt mình. Đây là 1 nét văn minh mà chúng ta cần phải
học tập.
2.3.2.5. Sử dụng phối hợp với các phương pháp dạy học khác
Để nâng cao hiệu quả dạy học, phương pháp tình huống thường được sử dụng
kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như: thảo luận, làm việc
nhóm, đóng vai, dự án...
Ví dụ: Trong bài 7. Liên minh châu Âu (EU), tiết 1. EU – Liên minh khu
vực lớn trên thế giới, tôi cho đưa ra vấn đề: “Nước Anh đã chính thức rời khỏi
Liên minh châu Âu ngày 31-1- 2020, kết thúc hơn 4 thập kỷ hợp nhất về kinh tế,
chính trị và pháp luật với những nước láng giềng gần gũi nhất.
Anh đã rời khỏi Liên minh châu Âu sau 43 tháng, kể từ khi quốc gia này tổ chức
trưng cầu ý dân về Brexit hồi tháng 6-2016”.
16

skkn


( Theo em, nước Anh sẽ
được gì và mất gì sau khi rời khỏi EU?
- Bước 1: GV chia lớp thành 8 nhóm nhỏ (mỗi nhóm có 5 - 6 thành viên tùy sĩ
số), đặt vấn đề về Brexit cho HS làm
việc, nội dung các nhóm như sau:
+ Nhóm chẵn: Khi rời khỏi EU,

Anh sẽ được gì?
+ Nhóm lẻ: Khi rời khỏi EU,
Anh sẽ mất gì?
- Bước 2: HS viết ý kiến của cá nhân
(2 phút)
- Bước 3: Thư kí tổng kết và viết ý
kiến chung của nhóm vào trung tâm.
- Bước 4: GV tổng kết bằng cách gọi
lần lượt các nhóm chẵn/ lẻ nêu các
Hình 3. Brexit
ngun nhân và khơng trùng nhau sau
đó dẫn nhập vào bài “Khi EU thành lập thị trường chung Châu Âu và hợp tác
trong nhiều lĩnh vực kinh tế và dịch vụ, các nước thành viên đã có nhiều thuận
lợi để phát triển kinh tế vào tạo nên sức mạnh chung của khối, có thể cạnh tranh
để trở thành liên minh kinh tế lớn nhất thế giới. Bên cạnh đó cũng gặp một số
thách thức với mỗi quốc gia thành viên”
2.3.2.6. Đa dạng các thời điểm sử dụng tình huống dạy học.
Sự chủ động trong việc dẫn dắt điều khiển của Gv đóng một vai trò hết
sức quan trọng trong việc giúp cho giờ dạy lôi cuốn, sinh động, tiết kiệm được
thời gian. GV phải biết phân bố thời gian hợp lí, xốy vào trọng tâm của tình
huống, gỡ thắt nút của tình huống đúng thời điểm, khơng để có thời gian chết,
khơng để cho người học từ tâm trạng háo hức muốn tìm ra lời giải đáp chuyển
sang bế tắc, chán nản. Trong năm học 2021- 2022 tôi đã sử dụng rất nhiều tình
huống dạy học trong các hoạt động khởi động/giới thiệu bài mới, hoạt động hình
thành kiến thức, hoạt động củng cố sau mỗi bài và trong tiết ôn tập nhằm phát
huy năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
a. Sử dụng tình huống dạy học trong hoạt động khởi động
- Đây là thời điểm người dạy phải thu hút sự chú ý của HS, người GV phải
kích thích được sự tị mị, khám phá, muốn tìm hiểu của người học.
- Cho nên, ta nên chọn những tình huống, như:

+ Có thật, xảy ra ngay trong trường học hay ở địa phương hoặc tình huống nổi
tiếng nhiều người quan tâm trên các phương tiện thơng tin đại chúng.
+ Tình huống phải thật sự có vấn đề, gây mâu thuẫn trong suy nghĩ của HS.

17

skkn


Ví dụ: Trong tiết 1. Tự nhiên, dân cư và xã hội. Bài 10. Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa, để khởi động bài học tơi đặt ra tình huống: Là nước có dân số đơng
nhất thế giới nhưng tại sao nhiều đàn ông của Trung Quốc phải sang các nước
Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam để kiếm vợ?
Hs dựa vào hiểu biết của bản thân, kiến thức từ thực tế, từ các phương tiện thông
tiện đại chúng để giải thích được vấn đề: sở dĩ Trung Quốc có dân số đông
nhưng nhiều đàn ông Trung Quốc phải sang các nước Đơng Nam Á, trong đó có
Việt Nam; thậm chí nhiều người khơng tìm được đối tượng kết hơn là do tình
trạng mất cân bằng giới tính diễn ra trong thời gian dài.
b. Sử dụng tình huống dạy học trong hình thành kiến thức mới
Điểm nhấn của phương pháp này chính là cách tạo ra các tình huống có
vấn đề: vấn đề liên quan đến bài học, kích thích được sự tò mò, ham hiểu biết
của học sinh, gợi được hứng thú, niềm tin cho các em. GV cần phải khai thác
phần đặt vấn đề để HS hiểu được nội dung bài học. Cho nên, GV cần linh hoạt
thay đổi một phần đặt vấn đề phù hợp hơn với các đối tượng HS. Phối hợp các
hình thức tổ chức dạy học, các phương pháp dạy học để tăng tính năng động ở
người học. Sử dụng các phương tiện dạy học kích thích tư duy người học tham
gia giải quyết tình huống, đồng thời hình thành kiến thức mới cho HS.
Ví dụ 1: Trong tiết 1. Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế.
Bài 9. Nhật Bản, khi dạy về đặc điểm dân cư của Nhật Bản, tôi đưa ra biểu đồ:
Quy mô và cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của Nhật Bản, năm 2005 và

2021.

13.1

19.2%

13.9%

Năm 2005

Năm 2021
22.9%

64%

66.9%
Dưới 15
tuổi

18

skkn


Tôi yêu cầu HS quan sát biểu đồ và rút ra nhận xét về sự thay đổi quy mô và
cơ cấu dân số của Nhật Bản qua 2 năm 2005 và 2021. Từ đó rút ra được nội dung
bài học:
- Quy mơ dân số của Nhật Bản có xu hướng giảm.
- Cơ cấu dân số thay đổi theo xu hướng: giảm tỷ trọng dân số dưới và trong
tuổi lao động, tăng tỉ trọng dân số ngoài tuổi lao động -> già hóa dân số.

Ví dụ 2: Trong tiết 1. Tự nhiên, dân cư và xã hội. Bài 10. Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa, để tìm hiểu về gia tăng dân số, tơi u cầu Hs đọc trích đoạn bài báo

sau:
HS thảo
đơiQuốc
để trảtun
lời các
quan:
Năm
2016,luận
khi cặp
Trung
bốcâu
kết hỏi
thúcliên
chính
sách một con kéo dài hơn
- Tại
saođểnăm
dứtdân
chính
con? rịng trong năm
36
năm,
thực2016
hiệnTrung
chínhQuốc
sách chấm
hai con,

số sách
tăng 1trưởng
- Tại
sau
nămngười,
2016,đã
tăng
trưởng
dântínsốhiệu
của tích
Trung
Quốc
giảm?
lên
tớisao
9,06
triệu
đem
lại một
cực.
Tuyliên
vậy,tục
những
năm
Mức
tăng
dân
số

ảnh

hưởng
như
thế
nào
đến

hội
Trung
Quốc?
sau đó, dân số tăng trưởng rịng liên tục giảm, chỉ cịn 5,3 triệu người năm
GV hướng
HS tìm hiểu
đoạnnăm
báo,2021.
kết hợp
hiểu
biết chun
của bảngia,
thân,chinộiphí
dung
2018
và 480dẫn
nghìn người
trong
Theo
nhiều
SGKnở
từ và
đó ni
rút radạy

được
nộicái
dung
bài vực
học: thành phố rất đắt đỏ; cùng với quá
sinh
con
ở khu
-> Trung
chấm lớn
dứt lao
chính
sách
1 con
do xuất
phát
từ vào
những
hệ lụy
trình
đơ thịQuốc
hóa, phải
một lượng
động
nhập
cư là
khơng
có hộ
khẩu
thành

mà làm
chính
sách
hộilạiTrung
mất hiểm
cân bằng
phố
th
và này
sinh đem
sống,lại
chicho
phí xã
cao,
khơngQuốc:
được bảo
thanhgiới
tốntính
nghiêm
tìnhhàng
trạng
nạongười
phá thai,
phụ nữ
em gái…
dịch
vụ ytrọng,
tế khiến
triệu
dânbn

nhậpbán
cư chưa
cótrẻ
ý định
sinh con.
->
Mặc

đã
nới
lỏng
chính
sách
dân
số
nhưng
mức
tăng
dân
cư của
Trung
Mức tăng dân số thấp kỷ lục dấy lên những lo ngại trong xã hội Trung
Quốc
Quốc
vẫn còn
thậm
nhiềulực
gđlao
ở quốc
nàytrung

ngại sinh
con
do ảnh
chi phí
về
già hóa
dân thấp,
số, thiếu
hụtchínguồn
độnggia
trong
và dài
hạn,
sinh nởđến
và sự
ni
dạytriển
con bền
cái rất
đắtkinh
đỏ…
hưởng
phát
vững
tế-xã hội trong giai đoạn tới.
->(Nguồn:
Mức tăng
dân
số
thấp

kỷ
lục
dấy
lên
những lo ngại trong xã hội Trung Quốc
già hóa dân số, thiếusinh-con-thu-ba-683348/)
hụt nguồn lực lao động trong trung và dài hạn, ảnh
hưởng đến sự phát triển bền vững kinh tế-xã hội trong giai đoạn tới. Vì vậy từ
tháng 5/2021 Trung Quốc đưa ra nhiều biện pháp nhằm khuyến khích sinh con
thứ 3.
c. Dùng để luyện tập, củng cố bài học, kiểm tra đánh giá.
19

skkn


- Hiện nay bài tập tình huống có ở SGK rất đa dạng và phong phú đủ để GV
có những tình huống để giúp HS khắc sâu kiến thức. Cái khó là ta nên chọn
những tình huống nào thật sự cần thiết cho HS.
- Tình huống nhiều, nhưng khơng đồng nghĩa là người GV không biên soạn
thêm để làm phong phú cho tiết dạy. Đó là những tình huống vui, gắn với trường
với lớp, đó là những tình huống có trên phương tiện thông tin đại chúng để làm
phong phú tiết dạy.
Ví dụ. Sau khi học xong tiết 2. Kinh tế. Bài 10. Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa, tối tổ chức cho HS chơi 1 trị chơi nhỏ có tên gọi: Làm giàu khơng khó.
u cầu của trị chơi như sau: Hiện nay nền kinh tế Trung Quốc đang dần
phục hồi những hậu quả do dịch bệnh Covid mang lại. Là một nhà đầu tư tài
năng, em hãy chia sẽ dự định của mình trong thời gian tới như thế nào? Ngành
nào? Ở đâu?
GV hướng dẫn HS giải quyết vấn đề, có thể gợi mở cho HS 1 số ngành nghề

như: du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng, nông nghiệp sạch.... yêu cầu hs dựa vào
những thuận lợi và khó khăn của miền Đơng và miền Tây để lựa chọn địa điểm
đầu tư.
2.3.2.7. Nâng cao năng lực sư phạm của người dạy
Có một kiến thức sâu rộng về chuyên môn là tiêu chuẩn quan trọng hàng
đầu của một người dạy giỏi. Kiến thức là một kho báu không bao giờ cạn và
người biết trân trọng, tích lũy nó sẽ là người giàu có vơ hạn. Người dạy có một
vốn sống, vốn từ phong phú có thể dùng ngơn ngữ để truyền tải thông tin đến
người học một cách dễ dàng, đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả. Đặc biệt, trong
dạy học tình huống, người dạy phải tự trang bị cho mình thật nhiều kinh nghiệm
thì mới có thể xây dựng được những tình huống thật đắt, thật hấp dẫn, có khả
năng lơi cuốn người học tập trung tham gia giải đáp. Để có được điều này, người
dạy cần:
- Thu thập, cập nhật thường xuyên thông tin từ sách tư liệu, mạng
Internet, các bài báo, tạp chí có uy tín. Đây là một nguồn cung cấp tình huống
khá phong phú nhưng cần được điều chỉnh để phù hợp với nội dung giảng dạy.
Bên cạnh đó, việc chia sẻ các câu hỏi, các mẫu chuyện, các trích đoạn video clip
trên internet thông qua các trang mạng xã hội, các trang cá nhân, các blog như:
YouTube, Facebook, Violet... sẽ giúp GV thuận tiện hơn trong việc chia sẻ tài
nguyên dạy học.
- Thông qua các buổi họp tổ, nhóm chun mơn hay các buổi báo cáo
chuyên đề sẽ giúp GV có cơ hội trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau. Qua đó
tổng kết và xây dựng ngân hàng tình huống chung giữa các giáo viên cùng một
môn học trong một trường, giữa các trường với nhau.
- Liên hệ, tham khảo ý kiến của các GV bộ môn khác nhằm phục vụ cho
những tình huống có kiến thức liên mơn.
- Tích lũy những ý tưởng, thắc mắc của người học về sự vật, hiện tượng
xảy ra xung quanh đời sống của họ để xây dựng những tình huống thiết thực,
phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của các em.
20


skkn



×