Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Skkn sử dụng altat địa lí việt nam trong dạy chủ đề địa lí dân cư việt nam theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.95 KB, 25 trang )

SỞ
SỞ GIÁO
GIÁO DỤC
DỤC VÀ
VÀ ĐÀO
ĐÀO TẠO
TẠO THANH
THANH HOÁ
HOÁ

TRƯỜNG
TRƯỜNG THPT
THPT NHƯ
NHƯ XUÂN
XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRONG DẠY HỌC CHỦ
ĐỀ “ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI” - ĐỊA LÍ 12 THEO HƯỚNG
SÁNGNĂNG
KIẾN KINH
NGHIỆM
PHÁT TRIỂN
LỰC VÀ
PHẨM CHẤT
HỌC SINH
SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRONG DẠY HỌC
CHỦ ĐỀ “ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM” THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT HỌC SINH
Người thực hiện: Phạm Văn Sáng


Chức vụ: Giáo viên, Bí thư đồn trường
Đơn vị cơng tác: Trường THPT Như Xn
SKKN thuộc mơn: Địa lí
Người thực hiện: Phạm Văn Sáng
Chức vụ: Giáo viên, Bí thư đồn trường
Đơn vị công tác: Trường THPT Như Xuân
SKKN thuộc môn: Địa lí

THANH HĨA NĂM 2022

skkn


MỤC LỤC
TRANG
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng của đề tài
2.3. Giải pháp giải quyết vấn đề
2.3.1. Các yêu cầu cơ bản khi xây dựng chuyên đề theo định
hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh
2.3.2. Xác định mối liên hệ giữa Atlat địa lí Việt Nam với nội
dung chủ đề

2.3.3. Xác định những công việc chuẩn bị cho phương án tổ
chức dạy học
2.3.4. Xây dựng kế hoạch sử dụng Altat Địa lí Việt Nam trong
dạy chủ đề “Địa lí dân cư Việt Nam” theo hướng phát triển
năng lực và phẩm chất học sinh.
2.3.5. Biên soạn câu hỏi sử dụng Altat Địa lí Việt Nam trong
kiểm tra đánh giá năng lực học sinh thơng qua dạy học chủ đề
“Địa lí dân cư Việt Nam” theo hướng phát triển năng lực và
phẩm chất học sinh
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC SÁNG KIẾN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN

skkn

1
1
2
2
2
3
3
3
4
4
5
5

8
18

19
20
20
20


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

Từ viết tắt
ĐLVN
HS
GV
SGK
THPT
KT-XH
CNH-HĐH

Nội dung
Địa lí Việt Nam
Học sinh
Giáo viên
Sách giáo khoa
Trung học phổ thơng
Kinh tế- xã hội
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

skkn



1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Nhằm đáp ứng với sự chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước
trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành
Chương trình giáo dục phổ thơng mới, bao gồm chương trình tổng thể và chương
trình các mơn học cũng như hoạt động giáo dục ở phổ thơng. Trong chương trình
giáo dục phổ thơng mới, mục tiêu quan trọng được đặt ra là giúp học sinh phát
triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát
triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân;
chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra, đồng thời nâng cao chất lượng
giáo dục và đào tạo thì giải pháp đổi mới phương pháp dạy học được xem là
khâu vô cùng quan trọng hiện nay ở tất cả các cơ sở giáo dục. Đổi mới phương
pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội
dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc
HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học.
Dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh đã trở
thành nhu cầu cấp thiết và bắt buộc đối với các mơn học, trong đó có bộ mơn
Địa lí. Ngồi việc góp phần phát triển các năng lực trên cơ sở phát triển các
phẩm chất yêu thiên nhiên, đất nước, con người, có ý thức và trách nhiệm trong
bảo vệ tự nhiên, phát triển đất nước; môn Địa lí cịn giúp phát triển các năng lực
đặc thù của môn học như: năng lực nhận thức khoa học địa lí; năng lực tìm hiểu
địa lí; năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Với đặc trưng là q trình
dạy học ln gắn liền với việc khai thác và sử dụng bản đồ, Atlat. Bản đồ, vừa là
nguồn cung cấp kiến thức vừa là phương tiện minh hoạ cho các kiến thức trong
bài học. Vì vậy sử dụng Atlat, bản đồ sẽ góp phần quan trọng giúp giáo viên xây

dựng kế hoạch bài dạy theo hướng phát triển năng lực học sinh, đồng thời góp
phần quan trọng trong việc hình thành các năng lực, phẩm chất cơ bản cho
người học.
Việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (Atlat ĐLVN) trong xây dựng kế
hoạch bài dạy nói chung, trong chủ đề “Địa lí dân cư Việt Nam” nói riêng luôn
luôn được GV coi trọng. Tuy nhiên trong thực tế q trình giảng dạy cịn một bộ
phận khơng nhỏ GV chưa nhận thức một cách đầy đủ về tầm quan trọng của
Atlat, đặc biệt là việc hình thành cho HS các năng lực và phẩm chất cơ bản
trong quá trình học tập.
Vì vậy bản thân tơi thấy rằng rất cần phải xây dựng một tài liệu cụ thể, chi
tiết và xây dựng kế hoạch dạy học các chủ đề dạy học gắn với sử dụng
1

skkn


ALĐLVN để tổ chức hoạt động giáo dục cho HS nhằm xây dựng cho các em
các năng lực, phẩm chất cơ bản, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Từ thực tế trên, tôi đã chọn nghiên cứu và trình bày một phần của kĩ năng
sử dụng Atlat trong dạy học với đề tài “ Sử dụng Altat Địa lí Việt Nam trong
dạy chủ đề “Địa lí dân cư Việt Nam” theo hướng phát triển năng lực và
phẩm chất học sinh”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Với mục đích chính là nghiện cứu và thử nghiệm để chuyển muchj đích
giáo dục từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, để từ đó góp
phần nâng cao chất lượng dạy học bộ mơn Địa lí lớp 12 nói riêng và chương
trình Địa lí THPT nói chung. Đề tài tập trung một số vấn đề:
- Xây dựng mối liên hệ giữa việc sử dụng ALĐLVN với nội dung chủ đề
“Địa lí dân cư Việt Nam” theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.
- Sử dụng ALĐLVN trong biên soạn kế hoạch dạy học và xây dựng câu

hỏi kiểm tra đánh giá chủ đề “Địa lí dân cư Việt Nam” theo hướng phát triển
năng lực và phẩm chất học sinh.
- Giúp HS biết cách sử dụng Atlat ĐLVN kết hợp với SGK để hình thành
những năng lực, phẩm chất cơ bản trong học chủ đề “Địa lí dân cư Việt Nam”
đạt kết quả cao nhất.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thơng trong dạy
và học.
- Đề tài có thể áp dụng hoặc sử dụng làm tài liệu tham khảo cho GV giảng
dạy mơn Địa lí.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Là giáo viên và học sinh trường THPT Như Xuân- Huyện Như XuânTỉnh Thanh Hoá.
- Đề tài được tiến hành nghiên cứu và tổ chức thực nghiệm qua q trình
giảng dạy mơn Địa lí tại trường THPT Như Xuân trong năm học 2021- 2022.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Chương trình sách giáo khoa địa lí lớp 12 trung học phổ thơng.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
- Phương pháp phân tích tổng hợp, tổng hợp các tài liệu tham khảo từ
SGK, sách giáo viên, các tài liệu tập huấn về xây dựng chuyên đề dạy học theo
định hướng phát triển năng lực học sinh của của Bộ và Sở GD&ĐT Thanh hoá.
- Phương pháp thực nghiệm tại các lớp giảng dạy.
- Phương pháp thống kê, thu thập và xử lí thơng tin.
2

skkn


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Khác với chương trình dạy học theo định hướng nội dung trước đây,

chương trình giáo phổ thông năm 2018 chú trọng đến việc dạy học theo dịnh
hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học. Mục tiêu quan trọng
nhất của chương trình dạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất là
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát
triển năng lực tự học (sử dụng SGK, nghe, ghi chép, tìm kiếm thơng tin...), trên
cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy.
Mục đích cuối cùng của việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực
học sinh là giúp HS hình thành và phát triển những kĩ năng, phẩm chất cơ bản
trong quá trình học tập. Nó bao gồm các năng lực chung, năng lực chun biệt
trong mơn Địa lí cùng với 6 phẩm chất cơ bản.
Các năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi mà
nhiều môn học cần hướng tới. Trong quá trình dạy học theo hướng phát triển
năng lực cần hướng tới việc hình thành 9 năng lực, cụ thể là năng lực tự học,
năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao
tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực sử dụng
ngơn ngữ và năng lực tính tốn.
Các năng lực đặc thù trong mơn Địa lí những năng lực được hình thành và
phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt
trong các loại hình hoạt động, cơng việc hoặc tình huống, mơi trường đặc thù,
cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của
một hoạt động. Bao gồm năng lực nhận thức khoa học địa lí (nhận thức được thế
giới theo quan điểm khơng gian, giải thích được các hiện tượng và q trình địa
lí); năng lực tìm hiểu địa lí (sử dụng được các cơng cụ của địa lí học, tổ chức
được học tập ở thực địa, khai thác được internet phục vụ môn học); năng lực vận
dụng kiến thức, kĩ năng đã học (cập nhật được thông tin và liên hệ thực tế, thực
hiện được chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn, vận dụng được tri thức địa lí
vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn).
Các phẩm chất cơ bản cần hình thành cho học sinh bao gồm: Yêu gia
đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí cơng,
vơ tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước,

nhân loại; Nghĩa vụ công dân.
2.2. Thực trạng của vấn đề
Các nội dung trong chủ đề “Địa lí dân cư Việt Nam” là một nội dung rất
quan trọng trong chương trình địa lí 12 và nó có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển
KT-XH của nhiều vùng lãnh thổ và cả nước. Nếu các em nắm vững các kiến
thức của bài học sẽ là cơ sở để các em có thể học tập và nghiên cứu các nội dung
khác trong chương trình địa lí 12 đạt kết quả cao nhất.
Mơn Địa lí là mơn học ln có sự liên hệ chặt chẽ giữa nội dung kiến thức
trong SKG và các bản đồ ở trong Atlat ĐLVN. Vì vậy việc sử dụng Atlat ĐLVN
triệt để sẽ góp phần khai thác tối đa các kiến thức địa lí quan trọng, góp phần
hình thành những năng lực chung, năng lực đặc thù của môn Địa lí và phẩm chất
cần thiết cho HS.
3

skkn


Atlat ĐLVN là một cơng cụ quan trọng có thể giúp GV sử dụng vào xây
dựng các chủ đề học tập theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất HS. Việc
sử dụng Atlat ĐLVN vào xây dựng chủ đề dạy học theo hướng phát triển năng
lực và phẩm chất cũng cũng đang được nhiều GV bộ mơn Địa lí rất quan tâm.
Tuy nhiên, đây vẫn còn là một vấn đề mới và chưa được nhiều GV áp dụng rộng
rãi trong quá trình giảng dạy.
Đối với các em HS, do trình độ nhận thức, khả năng tiếp thu và vận dụng
kiến thức có sự phân hố. Bên cạnh đó, một số HS ý thức học tập chưa cao, hay
chây lười, chưa tập trung chú ý, chưa chủ động và tích cực trong học. Sự hạn
chế về kiến thức, sự nghèo nàn trong tư duy và óc sáng tạo nên các em ln gặp
nhiều khó khăn khi muốn thể hiện các năng lực của bản thân.
Hiện nay đã có nhiều tài liệu và bài viết nghiên cứu về việc sử dụng Atlat
ĐLVN, qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức của GV và HS về tầm quan

trọng của việc sử dụng Atlat ĐLVN trong giảng dạy và học tập môn địa lí. Tuy
nhiên, các tài liệu và bài viết mới chỉ trình bày một cách khái quát mà chưa đi
sâu vào nghiên cứu cách sử dụng Atlat ĐLVN cho việc xây dựng các chủ đề và
các bài học cụ thể. Đặc biệt là việc sử dụng Atlat ĐLVN như một công cụ quan
trọng để tiến hành dạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất đang
còn rất hạn chế.
Trước hiện trạng trên, bản thân tôi nhận thấy việc biên soạn tài liệu chi
tiết cụ thể, kế hoạch sử dụng Atlat ĐLVN trong dạy học cho từng chủ đề và bài
học ở mơn Địa lí theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất là hết sức cần
thiết. Từ đó làm tài liệu để các đồng nghiệp tham khảo, vận dụng từng bước
nâng cao hiệu quả giáo dục, phát triển toàn diện phẩm chất người học dần đáp
ứng được nhu cầu phát triển của xã hội trong thời kì mới.
2.3. Giải pháp để giải quyết vấn đề
2.3.1. Các yêu cầu cơ bản khi xây dựng chuyên đề theo định hướng
phát triển năng lực và phẩm chất học sinh
Mục tiêu của các chuyên đề dạy học là phải giải quyết trọn vẹn một vấn
đề học tập đã nêu ra. Để đạt kết quả cao nhất khi xây dựng chuyên đề cần thực
hiện theo các bước sau:
- Xác định các vấn đề cần giải quyết trong xây dựng chuyên đề: tuỳ thuộc
vào điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và trình độ nhận thức của HS
mà GV xác định các mức độ của vấn đề cần giải quyết cho phù hợp.
- Xây dựng nội dung của chuyên đề: Căn cứ vào mức độ cần đạt trong
chuyên đề mà lựa chọn các nhiệm vụ học tập tương ứng với các mức độ cần đạt
của HS, thơng qua đó xác định các nội dung chính để xây dựng chuyên đề.
- Xác định mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình SGK
hiện hành. Thơng qua đó lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học, các phương
pháp phù hợp và dự kiến các năng lực, phẩm chất cần hình thành cho HS.
- Xác định kiến thức cần đạt theo 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận
dụng thấp, vận dụng cao từ đó xây dựng bộ câu hỏi hoặc bài tập vận dụng để
đánh giá kết quả thực hiện chuyên đề.

4

skkn


2.3.2. Xác định mối liên hệ giữa Atlat địa lí Việt Nam với nội chủ đề “Địa lí
dân cư Việt Nam” - Địa lí 12 THPT
- Atlat ĐLVN là một tập bản đồ giáo khoa trong đó bao gồm hệ thống các
bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ… nhằm phản ánh các sự vật hiện tượng địa lí tự
nhiên, kinh tế - xã hội Việt Nam. Các bản đồ, biểu đồ được sắp xếp theo một
trình tự logic, có hệ thống của các bài học địa lí Việt Nam phù hợp nội dung
SGK và chương trình địa lí 12.
- Các kiến thức cơ bản của chủ đề “Địa lí dân cư Việt Nam” sẽ ảnh hưởng
rất lớn đến sự phát triển kinh tế- xã hội của nước ta. Vì vậy việc nắm chắc kiến
thức trong chủ đề này sẽ góp ích rất lớn cho các em học sinh trong việc học tập
phần địa lí kinh tế- xã hội Việt Nam.
- Nhiều kiến thức trong chủ đề “Địa lí dân cư Việt Nam” được tái hiện
trong các trang của Atlat ĐLVN, bao gồm:
+ Đặc điểm dân số và phân bố dân cư (quy mô dân số, gia tăng dân số,
thành phần dân tộc, phân bố dân cư….)
+ Cơ cấu nguồn lao động (cơ cấu lao động theo ngành, cơ cấu lao động
theo thành phần, cơ cấu lao động theo thành thị và nông thơn).
+ Đặc điểm q trình đơ thị hóa và mạng lưới đơ thị.
+ Sự phân hóa về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng.
2.3.3. Xác định những công việc chuẩn bị cho phương án tổ chức dạy
học chuyên đề “Dân lí dân cư Việt Nam”
* Đối với giáo viên:
Bước 1: Xác định nội dung chủ đề có thể sử dụng Atlat ĐLVN
Dựa trên nội dung chủ đề giáo viên xác định mục, nội dung có thể sử
dụng Atlat ĐLVN (bài, mục, tên mục)

Bài 16. Đặc điểm dân số và phân bố dân cư
Nội dung của bài học có sử 1. Đơng dân, có nhiều thành phần dân tộc
dụng Atlat (mục, tên mục) 2. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ
3. Phân bố dân cư chưa hợp lí
Bài 17. Lao động và việc làm
Nội dung của bài học có sử 2. Cơ cấu lao động.
dụng Atlat (mục, tên mục)
Bài 18. Đơ thị hóa
Nội dung của bài học có sử 1. Đặc điểm
dụng Atlat (mục, tên mục) 2. Mạng lưới đô thị
Bài 19. Thực hành: Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập bình
quân theo đàu người giữa các vùng
Nội dung của bài học có sử 2. So sánh và nhận xét về thu nhập bình quân
dụng Atlat (mục, tên mục) theo đầu người/tháng giữa các vùng,
Bước 2: Lựa chọn các trang Atlat ĐLVN để sử dụng trong chuyên đề
Bài 16. Đặc điểm dân số và phân bố dân cư
Nội dung Atlat được khai thác (số trang) - Bản đồ dân số (15).
5

skkn


- Bản đồ dân tộc 16).
Bài 17. Lao động và việc làm
Nội dung Atlat được khai thác (số trang) Bản đồ dân số (15).
Bài 18. Đơ thị hóa
Nội dung Atlat được khai thác (số trang) Bản đồ dân số (15).
Bài 19. Thực hành: Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập bình
qn theo đầu người giữa các vùng
Nội dung Atlat được khai thác (số trang) Bản đồ kinh tế chung (17).

Bước 3: Xác định mục tiêu của việc sử dụng Atlat ĐLVN trong chuyên đề
Bài 16. Đặc điểm dân số và phân bố dân cư
Mục tiêu sử - Chứng minh được nước ta là nước có dân số đông.
dụng Atlat
- Xác định được thành phần 54 dân tộc đang sinh sống trên
trong mục
lãnh thổ nước ta và địa bàn phân bố của các dân tộc đó.
bài học
- Nhận xét được sự gia tăng dân số của nước ta trong giai đoạn
1960- 2007.
- Dựa vào tháp dân số để tìm hiểu các đặc điểm về cơ cấu dân
số của nước ta.
- Chứng minh được dân cư nước ta phân bố khơng đồng đều.
- Tính được tỉ lệ dân thành thị và nông thôn của nước ta.
Bài 17. Lao động và việc làm
Mục tiêu sử - Nhận xét được xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo
dụng Atlat
ngành kinh tế của nước ta.
trong mục
- Tính được tỉ lệ dân thành thị và nông thôn của nước ta giai
bài học
đoạn 1960- 2007 từ đó nhận xét xu hướng chuyển dịch cơ cấu
lao động theo thành thị và nông thơn của nước ta.
Bài 18. Đơ thị hóa
Mục tiêu sử - Chứng minh được số dân thành trị và tỉ lệ dân thành thị của
dụng Atlat
nước ta ngày càng tăng.
trong mục
- Nhận xét được sự phân bố mạng lưới đô thị của nước ta.
bài học

- Xác định được một số đô thị ở nước ta dựa vào các cách phân
loại khác nhau.
Bài 19. Thực hành: Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập bình
qn theo đầu người giữa các vùng
Mục tiêu sử - Nhận xét được sự phân hóa thu nhập bình qn theo đầu
dụng Atlat
người giữa các vùng lãnh thổ của nước ta năm 2007.
trong mục
- Xác định được các tỉnh, thành phố dẫn đầu về thu nhập bình
bài học
quân theo đầu người của nước ta năm 2007.
Bước 4: Xây dựng hệ thống câu hỏi sử dụng Atlat ĐLVN trong chuyên đề
Bài 16. Đặc điểm dân số và phân bố dân cư
Các câu hỏi sử 1) Dựa vào Atlat trang 15 (phần biểu đồ dân số Việt Nam
6

skkn


dụng Atlat
ĐLVN trong
bài học

qua các năm), Atlat trang 16 (bảng các dân tộc Việt Nam)
và kiến thức trong SGK, hãy chứng minh nước ta là nước
đơng dân và có nhiều thành phần dân tộc?
2) Dựa vào Atlat ĐLVN trang 15 và kiến thức trong SGK
để trả lời các câu hỏi:
- Chứng minh dân số nước ta tăng nhanh (dựa vào biểu đồ
dân số trong Atlat trang 15)?

- Dân số tăng nhanh tạo ra thuận lợi và khó khăn gì cho sự
phát triển kinh tế- xã hội của đất nước?
- Nhận xét cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta (dựa vào
tháp dân số trong AL trang 15).
- So sánh sự khác nhau của tháp dân số năm 1999 và 2007?
- Nhận xét sự phân bố dân cư ở nước ta?
- Tính và nhận xét được sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị, nông
thôn của nước ta giai đoạn 1999-2007.
Bài 17. Lao động và việc làm
Các câu hỏi sử 1) Dựa vào Atlat trang 15 (biểu đồ miền) các em hãy so sánh
dụng Atlat
và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo khu vực
ĐLVN trong kinh tế của nước ta giai đoạn 1995-2007.
bài học
2) Dựa vào Atlat trang 15 (biểu đồ cột) các em hãy nhận xét
về cơ cấu lao động theo thành thị vfa nơng thơn của nước ta.
Bài 18. Đơ thị hóa
Các câu hỏi sử 1) Dựa vào Atlat ĐLVN trang 15 (biểu đồ dân số Việt Nam
dụng Atlat
qua các thời kì):
ĐLVN trong - Nhận xét sự thay đổi số dân thành thị và nông thôn của
bài học
nước ta trong giai đoạn 1999-2007.
- Tính tỉ lệ dân thành thị và nơng thơn của nước ta giai đoạn
1999-2007 từ đó nhận xét.
2) Dựa vào Atlat ĐLVN trang 15 hãy nhận xét sự phân bố đô
thị và số dân đô thị giữa các vùng của nước ta.
Bài 19. Thực hành: Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập bình
qn theo đàu người giữa các vùng
Các câu hỏi sử 1) Dựa vào Atlat trang 17 các em hãy nhận xét về GDP bình

dụng Atlat
quân theo đầu người giữa các vùng và các tỉnh năm 2007.
ĐLVN trong 2) Dựa vào Atlat trang 11 các em hãy kể tên các tỉnh có GDP
bài học
bình quân theo đầu người đạt từ trên 15 triệu đồng/năm?
Bước 5: Xây dựng kế hoạch dạy học
- Soạn kế hoạch bài học (theo chủ đề).
- Chuẩn bị máy chiếu, dụng cụ, phương tiện dạy học.
- Lập kế hoạch bài học.
* Đối với học sinh:
- Trang bị đầy đủ Atlat ĐLVN.
- Chuẩn bị sách vở, bút,…
7

skkn


2.3.4. Xây dựng kế hoạch sử dụng Atlat ĐLVN trong dạy học chủ đề “Địa lí
dân cư Việt Nam” theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất HS.
Chủ đề: ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM (Thời lượng: 4 tiết)
Nội dung chủ đề gồm các bài sau trong chương trình hiện hành Địa lí 12
Ban cơ bản:
- Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư.
- Bài 17: Lao động và việc làm.
- Bài 18: Đơ thị hóa.
- Bài 19: Thực hành: Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập
bình qn theo đầu người giữa các vùng.
I. MỤC TIÊU
1.1. Năng lực địa lí
- Nhận thức khoa học địa lí:

+ Chứng minh và giải thích được những đặc điểm cơ bản của dân số và
phân bố dân cư nước ta nước ta.
+ Phân tích được nguyên nhân, hậu quả của vấn đề dân số và phân bố dân
cư nước ta.
+ Chứng minh được nước ta có nguồn lao động dồi dào, với truyền thống
và kinh nghiệm sản xuất phong phú, chất lượng lao động đã được nâng lên.
+ Nêu được thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta.
+ Giải thích được tại sao việc làm đang là vấn đề KT - XH lớn đặt ra với
nước ta, tầm quan trọng của việc sử dụng lao động, hướng giải quyết vấn đề việc
làm cho người lao động.
+ Trình bày được một số đặc điểm của đơ thị hố nước ta.
+ Phân tích được ảnh hưởng giữa đơ thị hố và phát triển KT - XH.
- Tìm hiểu địa lí:
+ Vẽ được biểu đồ, và nhận xét và giải thích được sự phân hóa thu nhập
bình quân theo đầu người giữa các vùng.
+ Sử dụng được Atlat ĐLVN, bản đồ và bảng số liệu để trình chứng minh
được một số đặc điểm về phân bố dân cư, mạng lưới đô thị và sự phân hóa thu
nhập bình qn theo đầu người giữa các vùng.
1.2. Năng lực chung 
HS độc lập khai thác thông tin, làm việc với tư liệu học tập và thảo luận
nhóm để giải quyết vấn đề liên quan đến nội dung bài học như “Tại sao dân cư
nước ta phân bố không đồng đều”, “Tại sao việc làm đang là vấn đề KT-XH lớn
ở nước ta hiện nay”, “Tại sao có sự phân hóa thu nhập bình qn theo đầu
người giữa các vùng”…
2. Phẩm chất: Góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất chủ yếu,
nhất là có trách nhiệm với cộng đồng thơng qua việc hiểu rõ ý nghĩa của các
chính sách về dân số và lao động, qua đó thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách
về dân số và giải quyết việc làm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, bản đồ, biểu

đồ, tranh ảnh, video, giấy Ao.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, Atlat ĐLVN, máy tính cầm tay.
8

skkn


III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ
(THỰC HIỆN TRÊN LỚP)
3.1. Ổn định:
Tiết Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Ghi chú

3.2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc hoàn thiện bài thực hành của HS.
3.3. Hoạt động học tập:
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
a) Mục tiêu: HS nhớ lại những kiến thức về đặc điểm dân số và phân bố
dân cư nước ta đã được học ở bậc trung học cơ sở.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
c) Hình thức: Cả lớp.
d) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của
bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
e) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu hình ảnh bên dưới và đặt
câu hỏi: Hình ảnh gợi cho em những suy nghĩ gì về đặc điểm dân số nước ta?
Đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình phát triển KT-XH nước
ta?


- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận
xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở
đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về đặc điểm dân số và phân bố dân cư
a) Mục tiêu: HS chứng minh và giải thích được những đặc điểm cơ bản
của dân số và phân bố dân cư nước ta nước ta; Phân tích được nguyên nhân, hậu
quả của vấn đề dân số và phân bố dân cư nước ta.
9

skkn


b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung
kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Hình thức: Hoạt động nhóm.
d) Sản phẩm: HS hồn thành tìm hiểu kiến thức:
I. Đặc điểm dân số và phân bố dân cư

Đặc
điểm
Đơng
dân

Nhiều
thành
phần

dân tộc

Dân số
cịn
tăng
nhanh

Cơ cấu
dân số
trẻ
Phân
bố dân

chưa
hợp lí

Biểu hiện

Ảnh hưởng chính

- Dân số 84.156 nghìn người - Thuận lợi: nguồn lao động dồi
(năm 2006), đứng thứ 3 khu vực dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Đông Nam Á (sau Inđơnêxia và - Khó khăn: dân số đơng gây trở
Philippin) và đứng thứ 13 trên ngại cho phát triển kinh tế, giải
thế giới.
quyết việc làm, nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần cho nhân dân.
- Thuận lợi: Đa dạng về bản sắc
- Nước ta có 54 dân tộc, nhiều
văn hoá và truyền thống dân tộc

nhất là người kinh chiếm 86,
tạo nên sức mạnh phát triển kinh
2% dân số, các dân tộc khác chỉ
tế, xây dựng đất nước.
chiếm 13,8% dân số. Ngồi ra
- Khó khăn: sự chênh lệch về
cịn có 3, 2 triệu Việt Kiều sống
trình độ và mức sống giữa các dân
ở nước ngồi.
tộc kìm hãm kinh tế phát triển.
- Dân số nước ta tăng nhanh,
nhất là nửa cuối thế kỉ XX, dẫn - Gia tăng dân số nhanh đã tạo
đến bùng nổ dân số.
nên sức ép lớn đối với kinh tế - xã
- Tuy tỉ lệ tăng dân số có giảm hội, bảo vệ tài nguyên mơi trường
(giai đoạn 2002 - 2005 cịn và nâng cao chất lượng cuộc sống
1,32%), nhưng mỗi năm tăng nhân dân.
thêm hơn 1 triệu người.
- Thuận lợi: nguồn lao động dồi
- Năm 2005 tỉ lệ dân số từ 0-14
dào, năng động, sáng tạo, mỗi năm
tuổi chiếm 27%, từ 15-59 tuổi
bổ sung thêm khoảng 1,15 triệu
chiếm 64%, từ 60 tuổi trở lên
lao động mới.
chỉ chiếm 9%.
- Khó khăn sắp sếp việc làm.
Mật độ dân số trung bình cả  Phân bố dân cư chưa hợp lí
nước là 254 người/km2 (2006) ảnh hưởng rất lớn đến việc sử
nhưng phân bố chưa hợp lí.

dụng lao động, khai thác tài
- Giữa đồng bằng và trung du, nguyên
miền núi:
+ Đồng bằng tập trung 75%
dân số, mật độ dân số cao
(ĐBSH 1225 người/km2)
+ Trung du và miền núi chỉ
chiếm 25% dân số, mật độ dân
số thấp (Tây Bắc 69 người/km2)
- Giữa thành thị và nông thôn:
+ Phần lớn dân cư sống ở nông
10

skkn


thôn: 73, 1% (năm 2005)
+ Tỉ lệ dân thành thị thấp, chỉ
chiếm 26, 9% (năm 2005)
e) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu
HS đọc SGK, kết hợp với số liệu, bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam để hồn
thành phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP

Đặc điểm
1. Đơng dân
2. Nhiều thành phần dân tộc
3. Dân số còn tăng nhanh


Biểu hiện

Ảnh hưởng
Nhóm 1
Nhóm 2

4. Cơ cấu dân số trẻ

Nhóm 3

5. Phân bố dân cư chưa hợp lí

Nhóm 4

+ Nhóm 1: Dựa vào Atlat trang 15 (phần biểu đồ dân số Việt Nam qua
các năm), Atlat trang 16 (bảng các dân tộc Việt Nam) và kiến thức trong SGK,
hãy: Chứng minh nước ta là nước đơng dân và có nhiều thành phần dân tộc?
+ Nhóm 2: Dựa vào Atlat ĐLVN trang 15 và kiến thức trong SGK để trả
lời các câu hỏi:
. Chứng minh dân số nước ta tăng nhanh (dựa vào biểu đồ dân số trong
Atlat trang 15)?
. Dân số tăng nhanh tạo ra thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh
tế- xã hội của đất nước?
+ Nhóm 3: Dựa vào Atlat ĐLVN trang 15 (tháp dân số) và kiến thức
trong SGK để trả lời các câu hỏi:
. Nhận xét cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta (dựa vào tháp dân số).
. So sánh sự khác nhau về 2 kiểu tháp dân số năm 1999 và 2007?
+ Nhóm 4: Dựa vào Atlat ĐLVN trang 15 và kiến thức trong SGK để trả
lời các câu hỏi:
. Nhận xét sự phân bố dân cư ở nước ta?

. Tính tỉ lệ dân thành thị và nơng thơn của nước ta giai đoạn 1999-2007 từ
đó nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo thành thị và nông thôn của
nước ta trong giai đoạn trên.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm tự phân cơng nhiệm vụ cho các
thành viên, HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết
quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá
trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng
có hiệu quả nguồn lao động
11

skkn


a) Mục tiêu: Trình bày được chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng
có hiệu quả nguồn lao động của nước ta; Biết thu thập và xử lí thơng tin.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung
kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Hình thức: Cặp.
d) Sản phẩm: HS hoàn thành sơ đồ kiến thức:

e) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV tổ chức trò chơi: "Ai đúng hơn".
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Phổ biến cách chơi: chia lớp thành 2 đội
chơi, mỗi đội có 3 HS, yêu cầu: HS dùng các mũi tên để gắn đặc điểm dân số và
phân bố dân cư với các chiến lược phát triển dân số tương ứng. Có thể gắn 1 đặc
điểm với nhiều chiến lược và ngược lại.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện HS hai nhóm lên bảng thực hiện

trị chơi.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá
trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
TIẾT 2. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
(THỰC HIỆN TRÊN LỚP)
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về đặc điểm nguồn lao động và cơ cấu lao động
a) Mục tiêu: HS chứng minh được nước ta có nguồn lao động dồi dào, với
truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú, chất lượng lao động đã được
nâng lên; Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung
kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Hình thức: Hoạt động nhóm.
d) Sản phẩm: HS hồn thành tìm hiểu kiến thức:
II. Lao động và việc làm
1. Nguồn lao động:
* Số lượng 
- Nguồn lao động rất dồi dào 42,53 triệu người, chiếm 51,2% dân số (2005).
- Mỗi năm tăng thêm 1 triệu lao động mới.
12

skkn


* Chất lượng
- Người lao động cần cù, sáng tạo, ham học hỏi, có nhiều kinh nghiệm sản xuất
phong phú được tích lũy qua nhiều thế hệ (nhất là trong các lĩnh vực nông-lâmngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp).
- Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao nhờ những thành tựu
trong phát triển văn hóa, giáo dục và y tế.
b. Hạn chế
- Nhìn chung cịn thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa cao.

- Nhiều lao động còn chưa qua đào tạo, chiếm tới 75%.
- Lực lượng lao động có trình độ cao cịn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí,
cơng nhân kĩ thuật lành nghề cịn thiếu nhiều.
- Phân bố khơng đều cả về số lượng và chất lượng giữa các vùng và các ngành
2. Cơ cấu lao động:
a. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế.
- Lao động nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực sản xuất vật chất: 73, 5%; nhất
là khu vực nông - lâm - ngư nghiệp.
- Có sự thay đổi cơ cấu: giảm lao động trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp,
tăng lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ do kết quả của
CNH – HĐH.
b. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế.
- Lao động trong khu vực kinh tế trong nước chiếm tỉ trọng cao nhưng có xu
hướng giảm.
- Lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngồi ngày càng tăng do sự phát
triển của nền kinh tế thị trường.
c. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn.
- Lao động tập trung chủ yếu ở nơng thơn nhưng có xu hướng ngày càng giảm
- Lao động ở khu vực thành thị ngày càng tăng.
e) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu
HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để
hồn thành nhiệm vụ theo phiếu học tập:
+ Nhóm 1, 3: Tìm hiểu về thế mạnh và hạn chế của của nguồn lao động
nước ta?
+ Nhóm 2, 4: Dựa vào Atlat ĐLVN trang 15 và kiến thức trong SGK,
hãy:
1) So sánh và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo khu vực
kinh tế của nước ta giai đoạn 1995-2007.
2) Nhận xét về cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế, theo thành thị và

nông thôn của nước ta.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 10 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
13

skkn


- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá
trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.4. Tìm hiểu về vấn đề việc làm và phương hướng giải quyết
việc làm
a) Mục tiêu: Giải thích được tại sao việc làm đang là vấn đề KT - XH lớn
đặt ra với nước ta, tầm quan trọng của việc sử dụng lao động, hướng giải quyết
vấn đề việc làm cho người lao động.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung
kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Hình thức: Hoạt động nhóm.
d) Sản phẩm: HS hồn thành tìm hiểu kiến thức:
III. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm:
- Việc làm là vấn đề kinh tế xã hội gay gắt ở nước ta vì:
+ Tỉ lệ thất nghiệp cao: 2, 1% (nhất là ở thành thị 5, 1%).
+ Tỉ lệ thiếu việc làm cao: 8, 1% (năm 2005)
 Do lực lượng lao động đông, kinh tế chưa phát triển mạnh, cơ cấu ngành
nghề, đào tạo… chưa hợp lí.
- Các hướng giải quyết việc làm. (6 hướng SGK)

e) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn
hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:
+ Câu hỏi 1: Trình bày thực trạng và các phương hướng giải quyết việc làm?
+ Câu hỏi 2: Phân tích mối quan hệ giữa dân số - lao động - việc làm?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá
trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
TIẾT 3. ĐƠ THỊ HĨA (THỰC HIỆN TRÊN LỚP)
Hoạt động 2.5. Tìm hiểu về đơ thị hóa
a) Mục tiêu: Trình bày giải thích được một số đặc điểm của đơ thị hố
nước ta; Phân tích so sánh sự phân bố các đô thị giữa các vùng trên bản đồ hoặc
Atlat; Biết cách phân loại mạng lưới đơ thị của nước ta; Phân tích được ảnh
hưởng qua lại giữa đơ thị hố và phát triển KT - XH.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung
kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Hình thức: Hoạt động nhóm.
d) Sản phẩm: HS hồn thành tìm hiểu kiến thức:
IV. Đơ thị hóa
1. Đặc điểm
a. Q trình đơ thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đơ thị hóa thấp
14

skkn



- Đơ thị hóa (ĐTH) diễn ra chậm chạp: Thế kỉ III TCN đã có đơ thị dầu tiên Thành Cổ Loa nhưng đến năm 2005 tỉ lệ dân thành thị mới chỉ chiếm 26, 9%.
- Trình độ ĐTH thấp: xuống cấp về cơ sở vật chất đô thị, đa số đơ thị nhỏ,
đời sống dân cư cịn thấp.
b. Tỉ lệ dân thành thị tăng
- Số dân và tỉ lệ dân thành thị chiếm tỉ lệ còn nhỏ trong tổng dân số nhưng
đang có xu hướng tăng.
- Tỉ lệ dân thành thị còn thấp so với thế giới.
- Nguyên nhân: Do kết quả của quá trình CNH - HĐH; di cư vào các thành
phố; mở rộng địa giới thành phố, thị xã...
c. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng
- Sự phân bố đô thị chênh lệch giữa các vùng: Vùng có nhiều đơ thị lớn nhất
là: TDMN Bắc Bộ gấp hơn 3 lần vùng có số đơ thị ít nhất Đông Nam Bộ.
- Số dân thành thị/đô thị cao nhất là ĐNB, thấp nhất TDMN Bắc Bộ chứng tỏ
sức hấp dẫn và trình độ ĐTH ở ĐNB cao hơn.
- Số lượng thành phố cịn ít so với số lượng đô thị, đa số là các đô thị nhỏ.
2. Mạng lưới đơ thị
- Dựa theo các tiêu chí (số dân, chức năng, mật độ ds, tỉ lệ dân phi NN…): đô
thị nước ta được chia thành 6 loại.
- Dựa theo cấp quản lý: chia thành 2 loại: Đô thị trực thuộc Trung ương
(nước ta có 5 TP trực thuộc Trung ương) và đô thị trực thuộc tỉnh.
3. Ảnh hưởng của đơ thị hố đến phát triển kinh tế xã hội
- Đơ thị hố tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta.
- Các đơ thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển KT-XH. Đóng góp của đơ
thị cho cả nước năm 2005: chiếm 70,4% GDP, 84% GDP của CN-XD, 87%
GDP dịch vụ, 80% ngân sách Nhà nước.
- ĐTH có ảnh hưởng đến sự phát triển các địa phương, các vùng và cả nước, c
để tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
b. Tiêu cực 

- Ơ nhiễm mơi trường, thất nghiệp, an ninh trật tự….
- Gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
e) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu
HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để
hồn thành nhiệm vụ:
+ Nhóm 1, 4: Phân tích các đặc điểm đơ thị hóa ở nước ta.
+ Nhóm 2, 5: Nêu cách phân loại mạng lưới đô thị nước ta. Chỉ rõ trên bản đồ?
+ Nhóm 3, 6: Phân tích ảnh hưởng của đơ thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho
các thành viên, HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 10 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết
quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá
trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
15

skkn


TIẾT 4. THỰC HÀNH (THỰC HIỆN TRÊN LỚP)
Hoạt động 2.6. Thực hành vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập
bình qn theo đầu người giữa các vùng
a) Mục tiêu: Vẽ biểu đồ và phân tích bảng số liệu; Nhận biết được sự phân
hóa về thu nhập bình qn đầu người giữa các vùng; Giải thích được nguyên
nhân dẫn tới sự khác biệt đó; So sánh và nhận xét mức thu nhập bình quân theo
đầu người giữa các vùng.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung
kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Hình thức: cặp/nhóm.

d) Sản phẩm: HS hồn thành tìm hiểu kiến thức:
V. Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập bình qn theo đầu
người giữa các vùng
1. Yêu cầu
- Vẽ biểu đồ.
- Nhận xét biểu đồ.
2. Vẽ biểu đồ
- Dạng biểu đồ: Biểu đồ cột (mỗi vùng là một cột)
- Cách vẽ biểu đồ:
+ Vẽ hệ trục tọa độ, trục tung (Nghìn đồng), trục hoành (Vùng)
+ Tên biểu đồ: Biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân đầu người/ tháng giữa
các vùng năm 2004.
3. Nhận xét biểu đồ
- Mức thu nhập bình quân đầu người/ tháng của các vùng đều tăng (trừ Tây
Nguyên) nhưng tốc độ tăng khơng đều.
- Mức thu nhập bình qn đầu người/ tháng giữa các vùng ln có sự chênh
lệch (dẫn chứng).
- Có sự chênh lệch như vậy là do tốc độ phát triển kinh tế và số dân của các
vùng có sự khác nhau.
e) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu
tất cả các nhóm HS đọc SGK, kết hợp với số liệu, bản đồ trong Atlat Địa lí Việt
Nam để hồn thành các u cầu:
+ Phân tích yêu cầu của bài thực hành.
+ Làm bài thực hành: vẽ biểu đồ.
+ So sánh và nhận xét thu nhập bình quân đầu người/ tháng giữa các vùng nước
ta, năm 2004.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho
các thành viên, HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 15 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết

quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá
trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
16

skkn


a) Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết
các bài tập, các tình huống cụ thể liên quan đến nội dung bài học, các yêu cầu
cần đạt của bài hoc.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức
đã học để trả lời câu hỏi trong trò chơi ơ chữ.
c) Hình thức: Hoạt động cá nhân.
d) Sản phẩm: HS hồn thành câu hỏi trong trị chơi ơ chữ:
TRỊ CHƠI Ơ CHỮ
1
2
3
4
5
6

C Ầ N T H
Q U Ả N
H Ạ L O N
H Ả
H À N Ô I
Đ À N Ẵ


T



O

H

Ơ
G N A M
G
I P H Ò N G
N G

Ơ

N

Ơ chữ hàng dọc có sáu kí tự.
Ơ chữ hàng ngang: Dựa vào Atlat ĐLVN trang 15, 16 trả lời các câu hỏi sau:
1. Đây là tên đô thị lớn nhất của đồng bằng sông Cửu Long?
2. Tên một tỉnh ở duyên hải Nam Trung Bộ có tỉnh lị là thành phố Tam Kỳ?
3. Đây là tên thành phố trùng với tên một di sản thiên nhiên thế giới ở nước ta?
4. Đây không phải là đô thị đặc biệt nhưng lại là đơ thị có dân số trên 1 triệu
người?
5. Tên thành phố lớn nhất thuộc đồng bằng Bắc Bộ?
6. Đây là thành phố có quy mơ dân số đơng nhất của Miền Trung?
Ơ chữ hàng dọc: Đây là một hiện tượng xã hội đang xảy ra thường xuyên ở
vùng núi nước ta?

e) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi của các ô hàng
ngang, yêu cầu HS trả lời.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS sử dụng Atlat trang 15, 16 để trả lời
các câu hỏi của trò chơi.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận
xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá, nhận xét, trao thưởng cho
HS trả lời đúng các câu hỏi.
- Bước 5: Tổng kết: GV giới thiệu ý nghĩa của ô chữ hàng dọc.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức và kĩ năng có
được trong bài học vào việc làm bài tập ở nhà và rèn luyện năng lực tự học, giao
tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề cho HS.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức
đã học để trả lời câu hỏi.
c) Hình thức: Hoạt động cả lớp.
17

skkn



×