Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Skkn sử dụng video thí nghiệm ảo vào một số bài học trong chương trình vật lí 12 ban cơ bản xây dựng, áp dụng giảng dạy và học tập môn vật lí 12 ở trường thpt lê lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.33 KB, 19 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Vật lí là mơn học chiếm vai trị quan trọng trong hệ thống các mơn học ở
trường phổ thơng. Mơn Vật lí là mơn khoa học chính xác, mơn học thực nghiệm,
là mơn học giúp học sinh rèn luyện kỹ năng quan sát, phát triển tư duy logic và
tư duy sáng tạo.
Việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học góp phần quan trong vào việc
hoàn thiện những phẩm chất và năng lực của học sinh, đưa đến sự phát triển
toàn diện cho người học. Trước hết, thí nghiệm là phương tiện nhằm góp phần
nâng cao chất lượng kiến thức và rèn luyện kĩ năng học mơn Vật lí cho học sinh.
Nhờ thí nghiệm mà học sinh có thể hiểu sâu hơn bản chất vật lí của các hiện
tượng, các định luật, các quá trình...đã được nghiên cứu và do đó khả năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh sẽ linh hoạt và hiệu quả hơn.
Truyền thụ cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản là một trong
những nhiệm vụ quan trọng của hoạt động dạy học. Để làm được điều đó, giáo
viên cần nhận thức rõ việc xây dựng cho học sinh một tiềm lực, một bản lĩnh,
thể hiện trong cách suy nghĩ, thao tác tư duy và làm việc để họ tiếp cận với các
vấn đề của thực tiễn. Thơng qua thí nghiệm, bản thân học sinh cần phải có tư
duy cao thì mới có thể khám phá ra được những điều cần nghiên cứu. Thực tế
cho thấy, trong dạy học vật lí, đối với các bài giảng có sử dụng thí nghiệm, thì
học sinh lĩnh hội kiến thức rộng hơn và nhanh hơn, học sinh quan sát và đưa ra
những dự đoán, những ý tưởng mới, nhờ đó hoạt động nhận thức của học sinh sẽ
được tích cực và tư duy của các em sẽ được phát triển tốt hơn.
            Thiết bị dạy học là công cụ hỗ trợ hiệu quả nhất trong tiết dạy, làm cho
tiết học trở nên sinh động, dễ hiểu, lí thuyết được kết hợp với thực hành giúp
cho học sinh nhớ kiến thức lâu và sâu hơn. Công nghệ thông tin mở ra triển
vọng to lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy và hình thức học. Những
phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, dạy học phát hiện và giải
quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rông rãi.
Để nâng cao hiệu quả của các bài giảng, chất lượng dạy học, để học sinh
nắm nội dung kiến thức một cách sâu sắc, toàn diện, đặc biệt các em học sinh


lớp 12 chuẩn bị kiến thức tốt cho kì thi tốt nghiệp THPT cuối năm thì địi hỏi
giáo viên phải lồng ghép giữa trình bày lí thuyết và sử dụng các thí nghiệm,
nhằm phát huy tác dụng của thí nghiệm trong bài dạy, đây là vấn đề rất cần thiết
trong dạy học Vật lí. Bên cạnh việc thực hiện các thí nghiệm trực quan thì thí
nghiệm ảo cũng mang lại hiệu quả thiết thực đặc biệt là trong bài giảng có ứng
dụng cơng nghệ thơng tin. Từ thực tế giảng dạy, tôi đã đúc rút được một số kinh
nghiệm, tơi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng video thí nghiệm ảo
vào một số bài học trong chương trình Vật lí 12 - Ban cơ bản”
1. 2. Mục đích nghiên cứu.
* Đối với học sinh: - Giúp học sinh nắm vững tri thức, biến tri thức thành niềm
tin, hình thành những kỹ năng, kỹ xảo khi làm công tác thực nghiệm khoa học,
kỹ năng, kỹ xảo thực hiện những hành động trí tuệ, lao động, kích thích hứng
1

skkn


thú học tập bộ môn và bồi dưỡng những phẩm chất cần thiết của người lao động
mới như óc quan sát, tính chính xác, tính cẩn thận, tính cần cù, tiết kiệm, tổ chức
lao động có khoa học [1]
- Giúp học sinh đam mê, u thích bộ mơn Vật lí.
* Đối với giáo viên: Phát huy tính tích cực sáng tạo của giáo viên trong tiết dạy,
tăng cường học hỏi, trao đổi, ứng dụng về khoa học công nghệ, tăng cường sử
dụng, phát huy tác dụng của video thí nghiệm ảo trong tiết học Vật lí.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu.
- Sáng kiến kinh nhiệm áp dụng cho một phần kiến thức trong một số bài học
trong chương trình Vật lí 12 – Ban cơ bản.
- Sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng video thí nghiệm ảo vào một số bài học trong
chương trình Vật lí 12 - Ban cơ bản”, xây dựng, áp dụng giảng dạy và học tập
môn Vật lí 12 ở trường THPT Lê Lợi.

1. 4. Phương pháp nghiên cứu.
- Dựa vào thực tế giảng dạy, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp,
thông qua tham khảo sách báo, Internet, thông tin đại chúng.
- Dựa vào công tác điều tra, khảo sát, tham quan, nghiên cứu tình hình, hiệu quả
dạy học trong các tiết học có sử dụng các thí nghiệm ảo.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận.
Mơn Vật lí là mơn học chính khóa trong chương trình học của cấp THPT,
Vật lí 12 – Ban cơ bản, theo phân phối chương trình hiện hành gồm 2 tiết/ tuần,
tổng 70 tiết/ năm học.
Thí nghiệm ảo là tập hợp các tài nguyên số đa phương tiện dưới hình thức
đối tượng học tập, nhằm mục đích mơ phỏng các hiện tượng vật lý, hóa học,
sinh học…xảy ra trong tự nhiên hay trong phịng thí nghiệm, có đặc điểm là có
tính năng tượng tác cao, giao diện thân thiện với người sử dụng và có thể mơ
phỏng những q trình, điều kiện tới hạn khó xảy ra trong tư nhiên hay khó thu
được trong phịng thí nghiệm. Thí nghiệm ảo giúp giảm thiểu việc học chay, dạy
chay thường gặp do thiếu phương tiện, điều kiện thí nghiệm giúp người học chủ
động học tập phù hợp với tinh thần người học là trung tâm của giáo dục hiện
đại.
Thí nghiệm ảo và bài giảng điện tử gắn bó chặt chẽ với nhau. Thí nghiệm ảo
giúp tăng hiệu quả giáo dục, huấn luyện của bài giảng điện tử qua tính năng
tương tác cao với người tiến hành thí nghiệm, với hệ thống. Trong khi đó, bài
giảng điện tử giúp xâu chuỗi các thí nghiệm ảo theo một trình tự logic, mang
tính giáo dục. Thí nghiệm ảo cùng với bài giảng điện tử giúp áp dụng được cả ba
yếu tố giáo dục hiện đại trong phần mềm dạy học là “học + thực hành + kiểm tra
đánh giá”, cần thiết hiệu quả học tập đạt được cao [1].
Thí nghiệm ảo có các ưu điểm giống với bài giảng điện tử, ngoài ra,
chúng có thể giả lập những tình huống, điều kiện tới hạn, khó xảy ra trong thế
giới thực giúp người học nắm được bản chất của vấn đề. Tuy nhiên, thí nghiệm
ảo khơng thể thay thế được kinh nghiệm thực tiễn. Phi công sẽ không lái được

2

skkn


máy bay hạ cánh khi chỉ toàn thực tập trên mơ hình ảo; bác sĩ sẽ khơng phẫu
thuật tim được khi chỉ có kinh nghiệm với dao mổ ảo trên máy tính, thí nghiệm
ảo là thí nghiệm trên mơi trường ảo (mơi trường số hố) gồm mơ hình ảo, phân
tích băng hình, mơ phỏng … nó có vai trị là phương tiện dạy học trong quá
trình dạy học, đáp ứng được đầy đủ các bước, các quá trình của bài giảng. Khi
soạn giáo án điện tử ta có thể kết hợp cả thí nghiệm thực và thí nghiệm ảo, sao
cho phù hợp với các quá trình nhận thức và trật tự logic của bài học [1].
(Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Tiếp tục đổi
mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc
phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học,
cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới
tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ
chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên
cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong
dạy và học [1].
2. 2. Thực trạng của vấn đề.
Hiện nay hầu hết các nhà trường đã có phịng học sử dụng máy chiếu,
màn hình tivi và việc soạn giáo án điện tử, dạy học bằng máy vi tính khơng cịn
là vấn đề xa lạ đối với các giáo viên nói chung và giáo viên dạy vật lí nói riêng.
Tuy nhiên các bài giảng của nhiều giáo viên chỉ dừng lại ở việc trình chiếu
những hiệu ứng trong Power point thơng thường và sử dụng những hình ảnh để
minh họa cho thí nghiệm trong sách giáo khoa. Ngày nay với sự phát triển của

khoa học công nghệ không cho phép chúng ta dạy chay, học chay theo kiểu(thí
nghiệm trong sách giáo khoa, các bạn xem, nghiên cứu nhé), sau đó giáo viên
nêu chay thí nghiệm, đưa ra bảng số liệu, rồi rút ra kết luận bài học. Khi đó bài
học trở nên nhàm chán, không sinh động, học sinh tiếp thu kiến thức một cách
miễn cưỡng, chấp nhận, mà không nắm được bản chất của hiện tượng, học sinh
thiếu đi sự tin tưởng vào kiến thức mà mình đã tiếp nhận, học sinh khó nhớ,
khơng nắm vững kiến thức để vận dụng vào giải bài tập, vận dụng vào thực tiễn.
Hiện nay thiết bị thí nghiệm ở các nhà trường do được cấp khá lâu, hàng
năm có bổ sung nhưng do khí hậu nhiệt đới độ ẩm cao nên nhiều thiết bị thí
nghiệm đã xuống cấp, giảm tính năng sử dụng, việc làm thí nghiệm khơng cịn
chính xác nữa. Giáo viên phụ trách thiết bị, phụ trách các phòng bộ môn ở nhiều
trường là giáo viên kiêm nhiệm, chưa qua đào tạo chuyên môn nên khả năng
quản lý thiết bị thí nghiệm cịn nhiều hạn chế. Một số thí nghiệm điều kiện nhà
trường, điều kiện thực tế không làm được hoặc làm khơng chính xác. Một số
giáo viên cịn ngần ngại làm thí nghiệm, dạy học cịn nặng về lý thuyết, ngại sử
dụng giáo án điện tử vì cho rằng mất thời gian và đầu tư quá nhiều công sức,
cũng có trường hợp do kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học, thiết bị cơng nghệ
thơng tin cịn hạn chế.
3

skkn


2.3. Giải quyết vấn đề.
2.3.1. Các bài dạy sử dụng video thí nghiệm ảo trong chương trình Vật lí 12
– Ban cơ bản.
Bài 1: Con lắc lò xo.
GV: Yêu cầu hoc sinh nêu được cấu tạo con lắc lò xo?
HS: Trả lời.
GV: Cho học sinh xem thí nghiệm ảo về dao động con lắc lị xo. Thí nghiệm ảo

dao động con lắc lò xo (kèm theo trong đĩa CD).
GV: Cho HS xác định các vị trí đặc biệt: Vị trí cân bằng, các vị trí biên.
GV: Nêu câu hỏi: Trong q trình con lắc lị xo dao động lực đàn hồi của con
lắc có hướng như thế nào?
HS: Qua sát và trả lời.
Tác dụng: Học sinh hình dung dễ dàng hơn cấu tạo, q trình dao động của
con lắc lị xo, nắm được một cách trực quan sự biến đổi về phương chiều của
các đại lượng véc tơ trong dao động con lắc lò xo.
Bài 2: Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức.
GV: Yêu cầu học sinh nắm được thế nào là dao động tắt dần?
HS: Trả lời.
GV: Nguyên nhân của dao động tắt dần là gì?
HS: Trả lời.
GV: Cho học sinh xem thí nghiệm ảo về dao động tắt dần của con lắc trong 3
mơi trường: Khơng khí, nước và dầu(kèm theo trong đĩa CD).
GV: So sánh thời gian dao động của con lắc trong 3 môi trường trên?
HS: Trả lời.
GV: Cho học sinh rút ra kết luận liên hệ giữa thời gian dao động tắt dần và lực
cản của môi trường.
GV: Cho học sinh xem thêm video thí nghiệm minh họa cho hiện tượng
cộng hưởng qua dao động của con lắc đơn(kèm theo trong đĩa CD).
Tác dụng:Học sinh quan sát trực quan về dao động tắt dần, dao động
của con lắc lò xo khi dao động trong ba mơi trường khơng khí, nước,
dầu. Nắm được quan hệ thời gian dao động tắt dần và độ lớn lực cản
mơi trường. Qua video thí nghiệm về hiện tượng cộng hưởng của con lắc
đơn, học sinh được quan sát một cách trực quan và sinh động.
Bài 3: Sóng cơ và sự truyền sóng cơ.
GV: Cho học sinh xem video về sóng nước.
Cho học sinh tìm hiểu và nắm được định nghĩa về sóng cơ.
GV: Cho học sinh xem thí nghiệm ảo về q trình truyền sóng cơ(kèm

theo trong đĩa CD).
CH:Trong q trình truyền sóng cơ các phần tử mơi trường dao động như
thế nào?
HS: Quan sát trả lời.
GV: Cho học sinh tìm hiểu khái niệm về pha dao động. Phân biệt sóng
ngang, sóng dọc, cách xác định chiều chuyển động của phần tử môi
4

skkn


trường khi có sóng truyền qua.
Tác dụng: Hình ảnh sóng nước học sinh thấy trong tự nhiên rất nhiều,
trong bài học các em thấy sóng nước dưới góc độ khác, minh họa dao
động các phần tử môi trường một cách cụ thể hơn, sinh động hơn, trực
quan hơn, dễ hiểu hơn, học sinh nắm kiến thức dễ dàng hơn và sâu sắc
hơn.
Bài 4: Giao thoa sóng.
GV:Cho HS xem thí nghiệm về giao thoa sóng cơ(kèm theo trong đĩa CD).
HS: Từ đây học sinh quan sát sự hình thành các điểm dao động cực đại,
cực tiểu, hình hành các gợn sóng là các đường hypebol, nắm được các vị
trí cực đại, cực tiểu giao thoa, nắm được điều kiện có hiện tượng giao
thoa sóng cơ.
GV: Yêu cầu học rút ra kết luận.
Tác dụng: Qua video học sinh được quan sát dễ dàng hơn hiện tượng
giao thoa sóng, thực tế hiện tượng giao thoa sóng diễn ra rất nhanh nên
việc quan sát rất khó khăn.
Bài 5: Sóng dừng.
GV: Cho HS tìm hiểu và nắm khái niệm sóng dừng.
Cho học sinh xem video thí nghiệm về sóng dừng(kèm theo trong đĩa CD).

GV: Trong hiện tượng sóng dừng, các nút, các bụng dao động như thế
nào?
HS: Quan sát trả lời.
Đặt câu hỏi: Khi chiều dài sợi dây không đổi, liên hệ giữa tần số và số
bụng sóng như thế nào?
HS: Quan sát trả lời.
GV: Khi giữ nguyên tần số, thay đổi chiều dài sợi dây, quan hệ giữa
chiều dài sợi dây và số bụng sóng như thế nào?
HS: Quan sát trả lời.
GV: Yêu cầu học rút ra kết luận.
Tác dụng: Học sinh quan sát thí nghiệm về sóng dừng qua video, hiểu
hơn về hiện tượng sóng dừng.
Bài 6: Đặc trưng sinh lí của âm.
GV: Cho học sinh xem và nghe video về thay đổi độ cao trên phím đàn
từ nốt đồ đến nốt đố, liên hệ độ cao và tần số âm(kèm theo trong đĩa CD)..
CH: Độ cao của âm liên hệ với tần số âm như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Rút ra kết luận về độ cao của âm.
GV: Cho học sinh nghe âm của các nhạc cụ âm nhạc, nhận xét về âm của
các nhạc cụ âm nhạc phát ra? Đại lượng nào giúp ta phân biệt âm do các
nguồn khác nhau phát ra?
HS: Trả lời.
GV: Cho học sinh rút ra kết luận về đặc trưng sinh lí thứ 3 của âm là âm
sắc.
5

skkn


Tác dụng:Qua video học sinh nắm được các đặc trưng sinh lí của âm

một cách trực quan nhất, nhất là hiểu về âm của các nhạc cụ.
Bài 7: Đại cương về dòng điện xoay chiều.
GV: Cho học sinh xem video về cách tạo ra dòng điện xoay chiều(kèm
theo trong đĩa CD)..
CH: Khi đưa nam châm lại gần, ra xa cuộn dây thì đại lượng nào thay
đổi?
HS: Trả lời.
GV: Lúc đó trong cuộn dây xuất hiện dòng điện xoay chiều. Vậy ngun
tắc tạo ra dịng điện xoay chiều là gì?
HS: Trả lời.
Từ đó học sinh thực hiện các phép biến đổi đưa ra biểu thức của dòng
điện xoay chiều.
Tác dụng: Học sinh quan sát trực tiếp về hiện tượng cảm ứng điện từ,
tạo ra dòng điện trong cuộn dây.
Bài 8: Máy phát điện xoay chiều.
GV: Cho xem mơ hình và video về máy phát điện xoay chiều một
pha(kèm theo trong đĩa CD)..
HS: Quan sát và tìm hiểu.
Tác dụng: Học sinh quan sát mơ hình, hoạt động của máy phát điện xoay
chiều 1 pha.
Bài 9: Động cơ không đồng bộ ba pha.
GV: Cho xem mơ hình và video về động cơ khơng đồng bộ ba pha(kèm
theo trong đĩa CD)..
HS: Quan sát và tìm hiểu.
Tác dụng: Học sinh quan sát trực quan nhất về cấu tạo, nguyên tắc hoạt
động của động cơ không đồng bộ ba pha. Học sinh hiểu hơn về kiến thức
đã học.
Bài 10: Mạch dao động.
GV: Mạch dao động cấu tạo như thế nào?
HS: Trả lời

GV: Cho học sinh xem video về cấu tạo, hoạt động của mạch dao động LC, từ
đó học sinh nắm được sự biến đổi của điện tích trong tụ điện với cường độ dịng
điện trong cuộn cảm trong mạch dao động LC(kèm theo trong đĩa CD).
Tác dụng: Học sinh quan sát cấu tạo mạch dao động LC, đặc biệt quan sát và
hiểu được quá trình dao động, sự biến đổi các đại lượng trong mạch dao động
LC.
Bài 11: Sóng điện từ.
GV: Cho học sinh nắm sóng điện từ là gì? Nắm đặc điểm của sóng điện từ?
HS: Trả lời.
GV: Cho học sinh xem video về sóng điện từ(kèm theo trong đĩa CD).
Tác dụng: Học sinh quan sát hiện tượng sóng điện từ, q trình truyền sóng
điện từ, các đặc điểm của sóng điện từ.
6

skkn


Bài 12: Ngun tắc thơng tin liên lạc bằng sóng vô tuyến.
GV: Nguyên tắc chung của việc thông tin liên lạc bằng sóng vơ tuyến là gì?
HS: Trả lời.
GV: Biến điệu sóng điện từ là gì?
HS: Trả lời.
GV: Cho học sinh nắm sơ đồ khối của máy phát, máy thu vô tuyến đơn giản.
GV: Cho học sinh xem video về ngun tắc thơng tin liên lạc bằng sóng vơ
tuyến(kèm theo trong đĩa CD).
Tác dụng: Học sinh xem video, với hình ảnh trực quan dễ hiểu, học sinh nắm
được nguyên tắc phát, thu sóng vơ tuyến.
Bài 13:Tán sắc ánh sáng.
GV: u cầu học sinh nắm được thế nào là hiện tượng tán sắc ánh sáng, đặc
điểm của ánh sáng đơn sắc khi truyền qua lăng kính, ánh sáng đơn sắc là gì?

Giải thích hiện tượng tán sắc ánh sáng?
HS: Trả lời
GV: Cho học sinh xem video về hiện tượng tán sắc sắc ánh sáng với ánh sáng
đơn sắc, ánh sáng trắng, giải thích nguyên nhân của tán sắc ánh sáng(kèm theo
trong đĩa CD)..
Tác dụng: Học sinh quan sát trực quan thí nghiệm ảo về hiện tượng tán sắc ánh
sáng.
Bài 14: Giao thoa ánh sáng.
GV: Yêu cầu học sinh nắm được các hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng, hiện tượng
giao thoa ánh sáng, vị trí cực đại, cực tiểu giao thoa, điều kiện có hiện tượng
giao thoa ánh sáng.
GV: Cho học sinh xem video về các hiện tượng nhiễm xạ ánh sáng, giao thoa
ánh sáng(kèm theo trong đĩa CD).
Tác dụng: Học sinh xem video thí nghiệm ảo về hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng,
hiện tượng giao thoa ánh sáng, hiểu rõ hơn các vị trí vân sáng, vân tối giao
thoa.
Bài 15: Các loại quang phổ.
GV: Cho học sinh xem video về các loại quang phổ(kèm theo trong đĩa CD).
GV: Yêu cầu học sinh nắm cấu tạo của máy quang phổ, tác dụng của từng bộ
phận của máy quang phổ lăng kính.
GV: Nêu câu hỏi:
Quang phổ liên tục là gì? Nguồn phát, đặc điểm của quang phổ liên tục?
Quang phổ vạch là gì? Nguồn phát, đặc điểm của quang phổ vạch?
HS: Trả lời.
Tác dụng: Học sinh xem hình ảnh trực quan qua video thí nghiệm ảo, nắm được
cấu tạo của máy quang phổ lăng kính, tác dụng của từng bộ phận, xem sự tạo ra
các loại quang phổ, hình ảnh các loại quang phổ.
Bài 16: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại.
GV: Cho học sinh xem video về thí nghiệm ảo phát hiện tia hồng ngoại và tia tử
ngoại (kèm theo trong đĩa CD).

7

skkn


HS: Nắm được thí nghiệm phát hiện tia hồng ngoại và tia tử ngoại.
GV: Yêu cầu học sinh nắm bản chất, tính chất, cơng dụng của tia hồng ngoại và
tử ngoại.
GV: Cho học sinh xem video về tính chất, cơng dụng của tia tử ngoại đối với sự
sống trên trái đất, gợi mở cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tầng ô
zôn, bảo vệ sự sống trên trái đất.
Tác dụng: Học sinh xem video thí nghiệm ảo phát hiện tia hồng ngoại và tử
ngoại, xem video về tác dụng, ảnh hưởng tia tử ngoại đối với sự sống trên trái
đất.
Bài 17: Tia X.
GV: Cho học sinh xem video thí nghiệm ảo tạo ra tia X.
HS: Quan sát video thí nghiệm(kèm theo trong đĩa CD).
Tác dụng: Qua quan sát video thí nghiệm ảo học sinh hiểu hơn cơ chế tạo ra tia
X, từ đó học sinh dễ dàng hơn để nắm được bản chất, tính chất tia X.
Bà 18: Hiện tượng quang điện. Thuyết lượng tử ánh sáng.
GV: Cho học sinh xem video thí nghiệm ảo về hiện tượng quang điện ngoài(kèm
theo trong đĩa CD).
CH: Hiện tượng quang điện là gì? Điều kiện có hiện tượng quang điện là gì?
HS: Trả lời.
Tác dụng: Qua video thí nghiệm, học sinh hiểu rõ hiện hiện tượng quang điện
xảy ra như thế nào, qua hình ảnh trực quan và sinh động.
Bài 19: Hiện tượng quang - phát quang.
GV: Cho học sinh nắm khái niệm về sự phát quang, chất lân quang và huỳnh
quang.
GV: Cho học sinh xem video mô tả về chất huỳnh quang và lân quang(kèm theo

trong đĩa CD).
Tác dụng: Học sinh xem video, nắm được thế nào là hiện tượng quang - phát
quang, phân biệt chất lân quang và chất huỳnh quang một cách trực quan nhất.
Bài 20: Mẫu nguyên tử Bo.
GV: Cho học sinh xem video về mơ hình hành tinh ngun tử của Rơ - dơ pho(kèm theo trong đĩa CD).
GV: Nguyên tử cấu tạo như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Cho học sinh hiểu được trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích.
Tác dụng: Học sinh xem video về mơ hình hành tinh ngun tử, nắm được cấu
tạo nguyên tử, các trạng thái cơ bản, trạng thái kích thích một cách trực quan
nhất.
Bài 21: Sơ lược về Laze.
GV: Cho học sinh nắm được cấu tạo, hoạt động của laze.
HS: Hiểu được laze là gì? Đặc điểm của chùm laze, ứng dụng của laze.
GV: Cho học sinh xem video về nguyên tắc hoạt động của laze, đặc điểm chùm
tia laze, ứng dụng của laze(kèm theo trong đĩa CD).

8

skkn


Tác dụng: Học sinh xem video về quá trình hình thành tia laze, ứng dụng của
laze bằng hình ảnh trực quan sinh động.
Bài 22: Tính chất và cấu tạo hạt nhân.
GV: Cho học sinh xem video về cấu tạo hạt nhân (kèm theo trong đĩa CD).
GV: Hạt nhân có cấu tạo như thế nào? Kí hiệu hạt nhân là gì? Đồng vị là gì?
HS: Trả lời.
Tác dụng: Học sinh xem video về cấu tạo hạt nhân, kí hiệu hạt nhân, thế nào là
đồng vị, học sinh nắm kiến thức sâu sắc hợn, dễ hiểu hơn.

Bài 23: Năng lượng liên kết của hạt nhân. Phản ứng hạt nhân.
GV: Cho học sinh xem video nói về phản ứng hạt nhân(kèm theo trong đĩa CD).
GV: Nêu định nghĩa phản ứng hạt nhân là gì? Phân loại phản ứng hạt nhân? Các
định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân?
HS: Trả lời.
Tác dụng: Học sinh quan sát và hiểu được thế nào là phản ứng hạt nhân, các
định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân.
Bài 24: Phóng xạ.
GV: Cho học sinh xem vedeo về hiện tượng phóng xạ(kèm theo trong đĩa CD).
GV: Hiện tượng phóng xạ là gì? Đặc điểm các dạng phóng xạ? Đặc điểm các tia
phóng xạ?
HS: Trả lời.
Tác dụng: Qua video học sinh được quan sát và hiểu được thế nào là phóng xạ,
q trình tạo ra phóng xạ nhân tạo, q trình tạo ra các tia phóng xạ, đặc điểm
của các tia phóng xạ.
2.3.2. Giáo án minh họa về sử dụng video thí nghiệm ảo trong dạy học Vật lí
12 - Ban cơ bản.
Bài 4 - DAO ĐỘNG TẮT DẦN. DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Nắm được các dao động: dao động tắt dần, dao động duy trì, dao động
cưỡng bức.
- Các đại lượng đặc trưng dao động tắt dần, dao động duy trì, dao động
cưỡng bức.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được dao động tắt dần; dao động duy trì, dao động cưỡng bức.
- Tính tốn được các đại lượng dựa trên mối liên hệ giữa chúng.
- Nêu được một vài ví dụ về tầm quan trọng của hiện tượng cộng hưởng.
- Giải thích được nguyên nhân của dao động tắt dần. Vẽ và giải thích
được đường cong cộng hưởng.

3. Thái độ:
- Hứng thú học tập.
- Quan tâm đến các dao động trong thực tế.
4. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực quan sát thí nghiệm, quan sát rút ra quy luật của dao động.
9

skkn


- Năng lực tính tốn.
- Khả năng giả quyết vấn đề thơng qua một hệ thống câu hỏi, tóm tắt
những thông tin liên quan .
- Rèn năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề.
- Năng lực hoạt động nhóm.
- Năng lực thể chất, tinh thần: Có niềm tin vào sự đúng đắn của khoa học
II- CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1. HỌC SINH:
- Chuẩn bị kiến thức: Ôn tập về cơ năng của con lắc: W =

m2A2.

- Chuẩn bị tài liệu học tập; thí nghiệm, thực hành, dụng cụ học tập: SGK,
SBT
2. GIÁO VIÊN:
- Chương trình giảng dạy: Cơ bản
- Chuẩn bị thiết bị, đồ dùng dạy học: Chuẩn bị thí nghiệm ảo dao động tắt
dần, video thí nghiệm hiện tượng cộng hưởng và một số ví dụ về dao động
cưởng bức, hiện tượng cộng hưởng.
III- TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

Hoạt động 1: Khởi động(5phút)
+ Mục tiêu: Tìm hiểu về dao động tắt dần. Dao động duy trì, dao động
cưỡng bức
+ Yêu cầu:
STT
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
1
Chuyển giao
Mỗi học sinh hoàn thành phiếu học tập số 1:
nhiệm vụ
+) Tại sao ô tô, xe máy lại cần có thiết bị giảm
xóc?
+)Tại sao một đồn qn đi đều bước qua cầu có
thể làm sập cầu?
+) Tại sao giọng hát cao và khỏe của nam ca sĩ
người Ý En-ri-cơ Ca-ru-xơ lại có thể làm vỡ
chiếc cốc thủy tinh để gần?
Hoạt động trải nghiệm kết nối kiến thức giữa
“cái đã biết” và “cái chưa biết” nên không nhất
thiết HS phải trả lời đúng được tất cả các câu hỏi,
muốn trả lời đúng được tất cả các câu hỏi các HS
phải tìm hiểu tiếp kiến thức ở HĐ hình thành
kiến thức.
2
Thực hiện nhiệm GV cho HS hoạt động chung cả lớp bằng cách
vụ
mời một HS báo cáo, các HS khác góp ý, bổ
sung. Vì là hoạt động tạo tình huống / nhu cầu
học tập nên GV khơng chốt kiến thức mà chỉ liệt

kê những câu hỏi/vấn đề chủ yếu mà HS đã nêu
ra, các vấn đề này sẽ được giải quyết ở hoạt động
10

skkn


hình thành kiến thức và HĐ luyện tập
3
Báo cáo kết quả và HS hoàn thành câu hỏi trong phiếu học tập số 1
thảo luận
và báo cáo.
4
Đánh giá kết quả +) Thơng qua quan sát: Trong q trình HS HĐ,
thực hiện nhiệm GV cần quan sát kĩ tất cả các HS, kịp thời phát
vụ học tập
hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có
giải pháp hỗ trợ hợp lí
+) Thơng qua báo cáo HS và sự góp ý, bổ sung
của các HS khác, GV biết được HS đã có được
những kiến thức nào, những kiến thức nào cần
phải điều chỉnh, bổ sung các HĐ tiếp theo.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (33 phút)
+ Mục tiêu: Tìm hiểu dao động tắt dần, dao động duy trì, dao động cưỡng
bức và hiện tượng công hưởng
Phương thức hoạt động
Dùng kĩ thuật dạy học theo góc và khăn trải bàn.
+ Yêu cầu:
STT
HOẠT ĐỘNG

NỘI DUNG
1
Chuyển
giao - GV cho HS hoạt động nhóm thành 4 góc: mỗi
nhiệm vụ
góc nghiên cứu tài liệu và hồn thành phiếu học
tập.
*) Nhóm I: Phiếu học tập số 2: Tìm hiểu về dao
động tắt dần
- Thế nào là dao động tắt dần?
- Tại sao dao động lại tắt dần?
- Ứng dụng
*) Nhóm II: Phiếu học tập số 3: Tìm hiểu về
dao động duy trì
- Thế nào là dao động duy trì?
- Đặc điểm của dao động duy trì?
*) Nhóm III: Phiếu học tập số 4: Tìm hiểu về
dao động cưỡng bức
- Thế nào là dao động cưỡng bức?
- Đặc điểm của dao động cưỡng bức?
*) Nhóm IV: Phiếu học tập số 5: Tìm hiểu về
hiện tượng cộng hưởng
- Định nghĩa?
- Điều kiện để có cộng hưởng?
- Tầm quan trọng của hiện tượng cộng hưởng
2
Thực hiện nhiệm - Các học sinh trong từng nhóm nghiên cứu và
vụ
thảo luận các vấn đề mà nhóm mình được phân
cơng:

Nhóm I: Dao động tắt dần
11

skkn


3

4

Nhóm II: Dao động duy trì
Nhóm III: Dao động cưỡng bức
Nhóm IV: Hiện tượng cộng hưởng
- HĐ nhóm: GV cho HS HĐ nhóm để hồn
thành bảng trong phiếu học tập số 2, 3, 4,5
Báo cáo kết quả - HĐ chung cả lớp: GV mời từng nhóm trình
và thảo luận
bày kết quả (từng nhóm phải nêu được tất cả các
kiến thức lý thuyết và cách làm dạng bài tập của
nhóm mình được phân cơng nghiên cứu) các
nhóm khác góp ý, bổ sung hoặc đưa ra các thắc
mắc của mình cho nhóm báo cáo.
Đánh giá kết quả - Thông qua quan sát: Trong q trình HS HĐ
thực hiện nhiệm nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp
vụ học tập
thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của
HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí
- Thơng qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ
sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có
được những kiến thức nào, những kiến thức nào

cần phải điều chỉnh, bổ sung các HĐ tiếp theo.
GV chốt kiến thức:
I. Dao động tắt dần
1. Thế nào là dao động tắt dần
- Dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.
2. Giải thích: Do lực cản của mơi trường.
ĐVĐ: Hình ảnh dao động tắt dần(dao động con
lắc lò xo) như thế nào, thời gian dao động của
dao động tắt dần phụ thuộc vào lực cản mơi
trường như thế nào?
HS: Xem video về thí nghiệm ảo dao động của
con lăc lò xo trong 3 môi trường.
CH: So sánh lực cản của 3 môi trường thực hiện
trong thí nghiệm? So sánh thời gian dao động tắt
dần trong 3 mơi trường đó? Rút ra nhận xét và
kết luận chung?
3. Ứng dụng (Sgk)
II. Dao động duy trì
1. Dao động được duy trì bằng cách giữ cho biên
độ khơng đổi mà khơng làm thay đổi chu kì dao
động riêng gọi là dao động duy trì.
2. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động duy
trì.
III. Dao động cưỡng bức
1. Thế nào là dao động cưỡng bức
12

skkn



- Dao động chịu tác dụng của một ngoại lực
cưỡng bức tuần hồn gọi là dao động cưỡng bức.
2. Ví dụ (Sgk)
3. Đặc điểm
- Dao động cưỡng bức có A khơng đổi và có f =
fcb.
- A của dao động cưỡng bức khơng chỉ phụ thuộc
vào Acb mà cịn phụ thuộc vào chênh lệch giữa fcb
và fo. Khi fcb càng gần fo thì A càng lớn.
IV. Hiện tượng cộng hưởng
1. Định nghĩa
- Hiện tượng biên độ dao động cưỡng bức tăng
đến giá trị cực đại khi tần số f của lực cưỡng bức
tiến đến bằng tần số riêng f0 của hệ dao động gọi
là hiện tượng cộng hưởng.
- Điều kiện fcb = f0
2. Giải thích (Sgk)
3. Tầm quan trọng của hiện tượng cộng hưởng
- Cộng hưởng có hại: hệ dao động như toà nhà,
cầu, bệ máy, khung xe …
- Cộng hưởng có lợi: hộp đàn của các đàn ghita,
viơlon …
GV: Cho HS xem video về dao động cưỡng bức và
hiện tượng cộng hưởng, giải thích hiện tượng xảy
ra trong video thí nghiệm(tắt tiếng ở trong video)
HS: Giải thích hiện tượng.
Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng ( 7 phút)
+ Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức trên để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
+ Yêu cầu:
STT

HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
1
Chuyển giao
Mỗi học sinh hoàn thành phiếu học tập số 6 theo
nhiệm vụ
3 mức độ: Củng cố lý thuyết, bài tập vận dụng lý
thuyết vào đời sống thực tế, bài tập mở rộng, nâng
cao
2
Thực hiện nhiệm
Hoạt động cá nhân: Từng HS hoàn thành phiếu
vụ
học tập
3
Báo cáo kết quả và Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập
thảo luận
4
Đánh giá kết quả
Nhận xét hoạt động của các nhóm, kết quả thu
thực hiện nhiệm
được từ các nhóm, hồn chỉnh kiến thức, sửa
vụ học tập
những chỗ sai nếu có.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6:
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ học?
13

skkn



A. Hiện tượng cộng hưởng (sự cộng hưởng) xảy ra khi tần số của ngoại
lực điều hoà bằng tần số dao động riêng của hệ.
B. Biên độ dao động cưỡng bức của một hệ cơ học khi xảy ra hiện tượng
cộng hưởng (sự cộng hưởng) không phụ thuộc vào lực cản của môi
trường.
C. Tần số dao động cưỡng bức của một hệ cơ học bằng tần số của ngoại
lực điều hoà tác dụng lên hệ ấy.
D. Tần số dao động tự do của một hệ cơ học là tần số dao động riêng của
hệ ấy.
Câu 2: Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động
A. với tần số bằng tần số dao động riêng.
B. mà không chịu ngoại lực tác dụng.
C. với tần số lớn hơn tần số dao động riêng.
D. với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng.
Câu 3: Nhận định nào sau đây sai khi nói về dao động cơ học tắt dần?
A. Dao động tắt dần có động năng giảm dần còn thế năng biến thiên điều
hòa.
B. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.
C. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt càng nhanh.
D. Trong dao động tắt dần, cơ năng giảm dần theo thời gian.
Câu 4: Khi nói về một hệ dao động cưỡng bức ở giai đoạn ổn định, phát biểu
nào dưới đây là sai?
A. Tần số của hệ dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức.
B. Tần số của hệ dao động cưỡng bức luôn bằng tần số dao động riêng của hệ.
C. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của ngoại lực
cưỡng bức.
D. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc biên độ của ngoại lực cưỡng
bức.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động tắt dần?

A. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian.
B. Cơ năng của vật dao động tắt dần không đổi theo thời gian.
C. Lực cản môi trường tác dụng lên vật luôn sinh công dương.
D. Dao động tắt dần là dao động chỉ chịu tác dụng của nội lực.
Câu 6: Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.
B. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.
C. Dao động cưỡng bức có biên độ khơng đổi và có tần số bằng tần số của lực
cưỡng bức.
D. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.
Câu 7: Một vật dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian là
A. biên độ và gia tốc.
B. li độ và tốc độ.
C. biên độ và năng lượng.
D. biên độ và tốc đợ.
Câu 8: Vật dao động tắt dần có
14

skkn


A. cơ năng luôn giảm dần theo thời gian.
B. thế năng luôn giảm theo thời gian.
C. li độ luôn giảm dần theo thời gian.
D. pha dao động luôn giảm dần theo thời gian.
Kết quả
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8
B
A
A

B
A
C
C
A
Hoạt động 4: Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà
+ Mỗi HS về nhà hoàn thành phiếu học tập số 7
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7:
Câu 1: Một vật dao động tắt dần có các đại lượng nào sau đây giảm liên tục
theo thời gian?
A. Li độ và tốc độ.
B. Biên độ và tốc độ.
C. Biên độ và cơ năng .
D. Biên độ và gia tốc.
Câu 2: Một vật dao động cưỡng bức dưới tác dụng của một ngoại lực biến thiên
điều hòa với tần số f. Chu kì dao động của vật là
A.

1
.
2f

B.

2
.
f

C. 2f.


D.

1
.
f

Câu 3: Một hệ dao động cơ đang thực hiện dao động cưỡng bức. Hiện tượng
cộng hưởng xảy ra khi
A. tần số của lực cưỡng bức lớn hơn tần số dao động riêng của hệ.
B. chu kì của lực cưỡng bức lớn hơn chu kì dao động riêng của hệ.
C. tần số của lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ.
D. chu kì của lực cưỡng bức nhỏ hơn chu kì dao động riêng của hệ.
Câu 4: Khi nói về dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây sai?
A. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng
bức.
B. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của lực cưỡng
bức.
C. Dao động cưỡng bức có tần số luôn bằng tần số của lực cưỡng bức.
D. Dao động cưỡng bức có tần số ln bằng tần số riêng của hệ dao động.
Câu 5: Khi nói về dao động cơ tắt dần của một vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Li độ của vật luôn giảm dần theo thời gian.
B. Gia tốc cùa vật luôn giảm dần theo thời gian.
C. Vận tốc của vật luôn giảm dần theo thời gian.
D. Biên độ dao động giảm dần theo thời gian.
Câu 1

Câu 2

Câu 3


Câu 4

Câu 5

C

D

C

D

D

* RÚT KINH NGHIỆM
…………………………………………………………………………………………………

15

skkn


…………………………………………………………………………………………………

2. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Đối với học sinh, những tiết dạy học có sử dụng video thí nghiệm ảo, đã
làm cho học sinh hứng thú, say mê hơn trong học tập. Cùng một thời lượng như
nhau nhưng số lượng kiến thức và kỹ năng các em tiếp thu được lại nhiều hơn,
cụ thể và sâu sắc hơn. Số lượng bài tập, kĩ năng quan sát của các em cũng được
rèn luyện nhiều hơn, thành thục hơn. Hầu như tất cả các giờ học được dạy có

video thí nghiệm ảo khơng có một học sinh nào tỏ ra chán nản, lười biếng học
tập hoặc học với tâm trạng đối phó, thụ động, mà ngược lại các em đều rất thích
thú. Rõ ràng học tập đối với các em đã trở thành một niềm vui lớn. Việc sử dụng
thí nghiệm trong dạy học góp phần quan trong vào việc hoàn thiện những phẩm
chất và năng lực của học sinh, đưa đến sự phát triển toàn diện cho người học.
Trước hết, thí nghiệm là phương tiện nhằm góp phần nâng cao chất lượng kiến
thức và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo học tư duy vật lí cho học sinh. Nhờ thí nghiệm
mà học sinh có thể hiểu sâu hơn bản chất vật lí do đó có khả năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn của học sinh sẽ linh hoạt và hiệu quả hơn.
Đối với giáo viên thì khi dạy học có các video thí nghiệm ảo thì giáo viên
phải đầu tư công sức nhiều hơn vào tiết dạy, địi hỏi giáo viên phải tìm tịi
nghiên cứu, nâng cao kiến thức, nâng cao hơn trình độ về cơng nghệ thơng tin,
kĩ năng sử dụng các video thí nghiệm ảo trong các bài học. Truyền thụ cho học
sinh những kiến thức phổ thông cơ bản là một trong những nhiệm vụ quan trọng
của hoạt động dạy học. Để làm được điều đó, giáo viên cần nhận thức rõ việc
xây dựng cho học sinh một tiềm lực, một bản lĩnh, thể hiện trong cách suy nghĩ,
thao tác tư duy và làm việc để họ tiếp cận với các vấn đề của thực tiễn. Thơng
qua video thí nghiệm, bản thân học sinh cần phải tư duy cao mới có thể khám
phá ra được những điều cần nghiên cứu. Thực tế cho thấy, trong dạy học Vật lí,
đối với các bài giảng có sử dụng video thí nghiệm hoặc thí nghiệm thực tế, thì
học sinh lĩnh hội kiến thức rộng hơn và nhanh hơn, học sinh quan sát và đưa ra
những dự đoán, những ý tưởng mới, nhờ đó hoạt động nhận thức của học sinh sẽ
được tích cực và tư duy của các em sẽ được phát triển tốt hơn.
Sau khi thực hiện nội dung này đối với học sinh lớp 12A 11, 12A12 là hai
theo khối D tại Trường THPT Lê Lợi năm học 2020 - 2021 tôi đã thu được kết
quả học tập của các em đã có nhiều tiến bộ, tinh thần học tập của các em trên
lớp ngày càng tốt hơn, từ chỗ các em thờ ơ với môn học xem là môn không
theo khối không học, qua các bài học trên lớp sử dụng các video thí nghiệm
các em hào hứng hơn, tích cực hơn, tiếp nhận kiến thức tốt hơn, khơng gị bó
và nhàm chán nữa, kết quả thu được như sau:

Bài kiểm tra giữa học kì 1
Từ 8,0 trở lên
Từ 6,5 - 7,5
Dưới 6,5
Lớp
SS
SL
%
SL
%
SL
%
12A11 42
03
7,14
15
35,71
24
57,15
12A12 43
02
4,65
14
32,55
27
62,80
Tổng 85
05
5,88
29

34,11
51
60,01
16

skkn


Lớp

SS

12A11
12A12

42
43

Bài kiểm tra cuối học kì 1
Từ 8,0 trở lên
Từ 6,5 - 7,5
SL
%
SL
%
05
11,90
20
47,61
06

13,95
21
48,83

Tổng

85

11

Lớp

SS

12A11
12A12
Tổng

42
43
85

Lớp

SS

12A11
12A12

42

43

12,94

41

48,23

Dưới 6,5
SL
%
17
40,49
16
37,22
33

38,83

Bài kiểm tra giữa học kì 2
Từ 8,0 trở lên
Từ 6,5 - 7,5
SL
%
SL
%
08
19,04
30
71,42

08
18,60
28
65,11
16
18,82
58
68,23

Dưới 6,5
SL
%
04
9,54
07
16,29
11
12,95

Bài kiểm tra cuối học kì 2
Từ 8,0 trở lên
Từ 6,5 - 7,5
SL
%
SL
%
08
19,04
32
76,19

09
20,93
31
72,09

Dưới 6,5
SL
%
02
4,77
03
6,98

Tổng 85
17
20,00
64
75,29
05
4,71
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
Sử dụng video thí nghiệm ảo vào một số bài học trong chương trình Vật lí
12 - Ban cơ bản góp phần tích cực nâng cao chất lượng của một tiết dạy Vật lí
nói riêng và của bộ mơn Vật lí nói chung, bài dạy có sử dụng các video thí
nghiệm ảo góp phần tích cực vào q trình lĩnh hội kiến thức của học sinh, thái
độ, ý thức của các em trong quá trình học tập. Trong các tiết dạy của các mơn
trên lớp nhất là mơn Vật lí nếu có phần thí nghiệm mà chúng ta khơng thực hiện
được thì tiết học trở nên khô khan, nhàm chán, thiếu thuyết phục, học sinh tiếp
nhận kiến thức một cách miễn cưỡng, gị bó, thiếu sự tin tưởng. Thực tế thì việc

sử dụng các video thí nghiệm ảo rất tốt cho các bài học Vật lí, nhưng chúng ta
khơng nên lạm dụng một cách q mức vì đây nó vẫn là thí nghiệm trong mơi
trường ảo hoặc qua các video thí nghiệm, khơng gì bằng thí nghiệm trực tiếp các
em được quan sát trực tiếp, tai nghe, mắt thấy và được trực tiếp làm thí nghiệm
đây là điều tốt nhất, tuyệt vời nhất, ta nên sử dụng các video thí nghiệm ảo trong
điều kiện thức tế chúng ta không làm được. Như vậy với sự phát triến của khoa
học kĩ thuật, của công nghệ thơng tin thì với bộ mơn Vật lí thì chúng ta hạn chế
tối đa dạy chay các bài học có thí nghiệm để xây dựng hay kiểm chứng kiến
thức, nếu có điều kiện làm thí nghiệm trực tiếp là tốt nhất nếu không chúng ta
17

skkn


cần có các video thí nghiệm ảo để phục vụ tốt cho bài học, góp phần nâng cao
chất lượng dạy và học cũng như yêu cầu cho giáo viên phải đầu tư nhiều hơn
cho nội dung kiến thức bài học, từ đó sẽ nâng cao trình độ chun mơn, cũng
như khả năng sử dụng cơng nghệ thơng tin, có thể đáp ứng và phù hợp với sự
phát triển của khoa học, công nghệ hiện nay.
3. 2. Kiến nghị.
Để đạt được kết quả như trên bản thân xin có một số kiến nghị như sau:
* Đối với giáo viên:
Để nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi tiết học giáo viên cần có sự
chuẩn bị tốt nhất về kiến thức, về phương pháp, phương tiện dạy học, đặc biệt
môn Vật lí các bài học mà có thí nghiệm, cần chuẩn bị và phải có các thí
nghiệm, có thể thí nghiệm trực tiếp nếu khơng có thể sử dụng các video thí
nghiệm ảo mà một phần nào đó tơi đã trình bày trong sáng kiến kinh nghiệm
này.
* Đối với các nhà trường:
Trang bị nhiều hơn nữa cơ sở vật chất thiết bị phục vụ cho việc dạy của giáo

viên cũng như học tập của học sinh như các thiết bị thí nghiệm, phịng chức
năng, máy chiếu, máy vi tính ...
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong việc sử dụng video thí
nghiệm ảo vào một số bài học trong chương trình Vật lí 12 - Ban cơ bản. Trong
q trình viết chắc chắn cịn có những thiếu sót mong q thầy cơ góp ý để đề tài
được hồn thiện hơn. Tơi xin chân thành cảm ơn.
Thanh Hóa, ngày 30 tháng 05 năm 2022
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.
Người viết SKKN
Trịnh Văn Sơn

18

skkn


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguồn sách báo, nguồn Internet.
2. Sách giáo khoa Vật lí 12 – Ban cơ bản – Nhà xuất bản giáo dục
Xuất bản năm 2009.
3. Sách giáo viên Vật lí 12 – Ban cơ bản – Nhà xuất bản giáo dục
Xuất bản năm 2009.

19

skkn




×