Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Skkn tăng cường tính chủ động và gây hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tự làm các video ngắn vào dạy học bài cơ cấu trục khuỷu thanh truyền công nghệ 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.12 KB, 12 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT DTNT NGỌC LẶC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TĂNG CƯỜNG TÍNH CHỦ ĐỘNG VÀ GÂY HỨNG
THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC TỰ
LÀM CÁC VIDEO NGẮN VÀO DẠY HỌC BÀI CƠ CẤU
TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN CÔNG NGHỆ 11.

Người thực hiện: Phạm Thị Kiên
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực : Công nghệ CN

THANH HOÁ NĂM 2022

skkn


MỤC LỤC
1. Phần mở đầu......................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................1
1.2. Mục đính nghiên cứu...................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................1
2. Nội dung............................................................................................................2
2.1. Cơ sở lí luận................................................................................................2
2.1.1. Chủ động học tập..................................................................................2
2.1.2. Khái niệm về hứng thú và hứng thú học tập.........................................2
2.1.3. Tầm quan trọng của hứng thú đối với các hoạt động sống và hoạt động


học tập.............................................................................................................3
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN........................................3
2.2.1. Chất lượng dạy học môn Công nghệ trong Nhà trường phổ thông.......3
2.2.2. Thực trạng của việc áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện
đại vào q trình dạy học mơn Công nghệ......................................................3
2.3. Các giải pháp được sử dụng để giải quyết..................................................4
2.3.1. Một số lưu ý khi đi trải nghiệm thực tế ở xưởng ô tô...........................4
2.3.2. Một số yêu cầu khi làm video ngắn vào dạy học bài Cơ cấu trục khuỷu
thanh truyền.....................................................................................................4
2.3.3. Các hoạt động chính đi thực tế tại xưởng và làm video ngắn...............5
3. Kết luận, kiến nghị............................................................................................9
3.1. Kết luận.......................................................................................................9
3.2. Kiến nghị...................................................................................................10
3.2.1. Đối với nhà trường..............................................................................10
3.2.1. Đối với Đoàn trường...........................................................................10

skkn


1. Phần mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
Để nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao được kết quả học tập của học sinh
thì việc đổi mới phương pháp dạy học và việc áp dụng các phương pháp dạy học
phù hợp với các đối tượng dạy học là một vấn đề rất quan trọng.
Thay vì cách truyền thụ kiến thức bằng các hình thức như vấn đáp, thuyết
trình… hay chỉ giới hạn trong khơng gian lớp học, phịng thực hành thì một
khơng gian mở cũng mang lại hứng thú học tập nhiều hơn cho cả Thầy và trò.
Hiện nay, việc sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin qua các thiết bị
máy tính, điện thoại… được học trị sử dụng rất thành thạo. Việc học tập qua các
kênh hình, kênh tiếng sẽ giúp các em hiểu và ghi nhớ một cách dễ dàng thuận

lợi. Sản phẩm của quá trình học tập mà các em tự thực hiện được lại càng tăng
khả tính chủ động, biết cách làm việc nhóm và có hứng thú tìm hiểu kiến thức.
Mơn cơng nghệ là một mơn học ứng dụng, tuy nhiên có những nội dung khá
là trìu tượng, khó nhớ, điển hình như nội dung cơ cấu trục khuỷu thanh truyền
của động cơ đốt trong. Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ thơng tin qua việc sử
dụng tranh ảnh thì việc được quan sát thực tế kết hợp với việc các em sẽ tự làm
các video ngắn về các nội dung kiến thức ở bài học sẽ giúp các em chủ động
trong việc tiếp nhận kiến thức và thích thú học tập hơn khi được tận mắt chứng
kiến vật thật.
Với những cơ sở như vậy, nên tôi đã lựa chọn đề tài “ Tăng cường tính chủ
động và gây hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tự làm các video
ngắn vào dạy học bài Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền Cơng nghệ 11”.
1.2. Mục đính nghiên cứu.
Trên cơ sở lí thuyết và thực tiễn khoa học, đề xuất nội dung và cách thức
làm các video ngắn vào dạy học bài: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền - công nghệ
11 nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học kiểu bài này.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu những cơ sở lí thuyết và thực tiễn khoa học làm cơ sở cho việc
giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu.
- Đề xuất nội dung và cách thức sử dụng hình ảnh trực quan để làm các
video ngắn vào dạy học bài: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền - công nghệ 11.
- Tiến hành thực nghiệm để đánh giá khả năng thực thi và hiệu quả của
những đề xuất.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Trước hết phải
trang bị cho các em sự cần thiết phải có những động cơ, hứng thú học tập để các
em chủ động trong việc học tập.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thơng tin: Tìm hiểu
về nhu cầu của học sinh, tìm hiểu về thực tế xưởng, các chi tiết có trong cơ cấu ở
sẵn xưởng.

- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thống kê số lượng học sinh
những thay đổi về động cơ nhu cầu học tập trước và sau khi áp dụng đề tài.
1

skkn


- Phương pháp thực nghiệm: Đưa ra các giải pháp cụ thể với từng đối
hoạt động và có biện pháp phù hợp cho học sinh trải nghiệm, rút ra bài học từ
thực tế.
2. Nội dung.
2.1. Cơ sở lí luận.
2.1.1. Chủ động học tập
Học tập chủ động (học tập tích cực) là dựa trên học thuyết kiến tạo- một lý
thuyết học tập khẳng định rằng người học kiến tạo sự hiểu biết của riêng họ đối
với một chủ đề bằng việc xây dựng kiến thức mới dựa trên nền tảng kiến thức
trước đây của họ. Do đó, triển khai hoạt động học tập chủ động có nghĩa là
chuyển trọng tâm của việc dạy từ hình thức truyền thụ kiến thức sang kiến tạo
kiến thức của người học thông qua việc tạo ra các nhiệm vụ có chỉ dẫn, các
tương tác, bài tập và môi trường giúp khai thác việc học sâu và học có chủ đích.
Một lý thuyết nữa có liên quan chặt chẽ đến hình thức học tập này là thuyết kiến
tạo xã hội; học thuyết này cho rằng học tập chủ động diễn ra hiệu quả nhất khi sự
kiến tạo kiến thức được tiến hành thông qua tương tác giữa người học với người
khác.
Vì vậy, những gì được coi là học tập chủ động? Theo Bonwell và Eison
(1991), học tập chủ động là “bất cứ điều gì liên quan đến sinh viên trong việc
làm và suy nghĩ về những việc họ đang làm”, và Felder và Brent (2009) định
nghĩa học tập tích cực là “bất cứ điều gì liên quan đến khóa học mà tất cả sinh
viên trong một buổi học được yêu cầu thực hiện thay vì chỉ xem, nghe và ghi chú
“. Học tập chủ động có liên quan đến các phương pháp giảng dạy khác vốn giúp

sinh viên tham gia tích cực vào q trình kiến tạo kiến thức, bao gồm:
Học tập lấy người học làm trung tâm, trong đó nhu cầu học tập đa dạng của
người học là trung tâm của quá trình học tập, thay vì việc chỉ nhằm truyền đạt hết
nội dung bài học.
Học tập dựa trên vấn đề, trong đó người học được đưa ra một vấn đề hoặc tình
huống yêu cầu các em phải tạo ra các câu hỏi, phân tích dẫn chứng, kết nối dẫn
chứng đó với các lý thuyết đã có từ trước, rút ra kết luận và suy ngẫm về việc học
của các em.
Học tập qua trải nghiệm, trong đó người học học bằng cách tham gia vào các
hoạt động học tập đích thực, nghĩa là những hoạt động tái tạo các tình huống hoặc
vấn đề mà họ có thể gặp phải trong cuộc sống thực hoặc trong tình huống cơng việc.
Học tập chủ động thúc đẩy việc hiểu vấn đề hơn là chỉ ghi nhớ các thông tin;
nhằm khuyến khích người học áp dụng việc học vào các vấn đề và bối cảnh khác
nhau; phương pháp này cũng giúp người học tự chủ hơn trong việc học; và giúp
người học học cách học.
2.1.2. Khái niệm về hứng thú và hứng thú học tập
Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, nó có ý
nghĩa đối với cuộc sống và có khả năng mang lại khối cảm trong q trình hoạt
động.
2

skkn


Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, ở sự say mê, hấp dẫn bởi nội
dung hoạt động, ở bề rộng và chiều sâu hứng thú.
Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả hoạt động
nhận thức, tăng sức làm việc.
Hứng thú học tập là thái độ đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của hoạt
động học tập vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong

đời sống cá nhân.
2.1.3. Tầm quan trọng của hứng thú đối với các hoạt động sống và hoạt
động học tập.
Sự hứng thú thể hiện ở sự tập trung cao độ, sự say mê của chủ thể hoạt
động.
Sự hứng thú gắn liền với tình cảm con người, nó là động cơ thúc đẩy con người
tham gia tích cực và hoạt động đó. Trong bất cứ cơng việc gì, nếu có hứng thú
làm việc sẽ cảm giác dễ chịu với hoạt động, nó là động cơ giúp con người tham
gia sáng tạo và tích cực hơn vào hành động đó. Ngược lại nếu khơng có hứng
thú, dù là hành động gì cũng sẽ khơng đem lại kết quả cao, thậm chí xuất hiện
cảm xúc tiêu cực. Vậy nên, sự hứng thú học tập có vai trị rất quan trọng, tạo
động lực trong quá trình chủ động tiếp nhận kiến thức.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN.
2.2.1. Chất lượng dạy học môn Công nghệ trong Nhà trường phổ thơng
Nhìn chung, chất lượng học tập, sự chú trọng đến môn Công nghệ ở các
nhà trường phổ thông hiện nay chưa cao. Dẫn chứng cụ thể ở trên hai phương
diện:
Thứ nhất, do môn học không thi tốt nghiệp, không thi đại học nên sự quan
tâm của giáo viên và ý thức học tập của học sinh chưa cao. Các em học chỉ mang
tính chất đối phó, chưa thấy động cơ học tập.
Thứ hai, do mơn học vẫn cịn nặng lí thuyết, ít được thực hành, chưa thực
sự gần gũi và cần thiết với học sinh.
Thực trạng chung là học sinh ngại học, chán học, chưa xây dựng được
động cơ học tập đúng đắn.
2.2.2. Thực trạng của việc áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học
hiện đại vào quá trình dạy học môn Công nghệ.
Cùng với yêu cầu đổi mới toàn diện nền giáo dục, đổi mới phương pháp
dạy học trở thành vấn đề then chốt. Muốn cải thiện chất lượng dạy học trước hết
phải đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên. Hiện nay, có rất nhiều phương
pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại được áp dụng. Chúng có tác dụng phát huy tính

tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình học tập. Tuy nhiên việc áp dụng
như thế nào để mang lại hiệu quả cao lại là một vấn đề khác.
Có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh việc áp dụng các phương pháp, kĩ
thuật dạy học hiện đại. Có quan niệm cho rằng dạy học truyền thống vẫn đóng
vai trị then chốt. Chỉ nên áp dụng có giới hạn một số phương pháp, kĩ thuật mới.
Lại có ý kiến cho rằng phương pháp dạy học hiện đại sẽ tạo một cú hích cho tình
3

skkn


hình học tập hiện nay. Do đó, việc áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại
chưa đồng bộ, chưa phát huy hết vai trò chủ thể của học sinh.
Hiện nay ở nhiều nhà trường phổ thông, việc áp dụng các phương pháp, kĩ
thuật dạy học hiện đại trở nên phổ biến. Tuy nhiên để phát huy tối đa vai trị của
các phương pháp đó, địi hỏi người giáo viên phải khéo léo, sử dụng linh hoạt
các phương pháp dạy học. Thực tế dạy học cho thấy, không phải giáo viên nào
cũng nhận thức đúng đắn về việc áp dụng các phương pháp vào quá trình dạy
học. Hơn nữa, đa số học sinh đều chưa thể tiếp cận và làm quen với các phương
pháp, kĩ thuật dạy học mới. Hầu hết tâm lí các em đều rất ngại thay đổi, ngại
khó. Do đó, chất lượng mơn học chưa cao.
Mơn cơng nghệ (Kỹ thuật công nghiệp), do đặc thù nên kết hợp rất nhiều
nhóm phân mơn (Vẽ kỹ thuật, cơ khí, động cơ đốt trong,…) có sự độc lập về
kiến thức, sử dụng nhiều thuật ngữ kỹ thuật, từ ngữ chuyên ngành. Nên đôi khi
học sinh hoạt động độc lập khi áp dụng các phương pháp dạy học tích cực hơi
khó khăn.
Hơn nữa khi áp dụng các phương pháp dạy học tích cực khơng phải học
sinh nào cũng chủ động làm việc, do lười, thụ động và con do cả nhận thức của
học sinh, không biết làm nên hay ỉ lại. Nên khi các em được học trải nghiệm thực
tế, được tự làm các video, được thuyết trình nội dung bài học đã trở thành động

lực hữu hiệu giúp cho việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực đạt hiệu
quả cao.
Khi học tập các em chưa được nhìn thấy vật thật, chưa kích thích được sự
tị mị ham học hỏi, chưa thấy được gần gũi với thực tế nên chưa thấy hứng thú.
Cách ghi nhớ tốt nhất đấy là được nhìn, được làm, được nói, được trải nghiệm.
2.3. Các giải pháp được sử dụng để giải quyết.
2.3.1. Một số lưu ý khi đi trải nghiệm thực tế ở xưởng ô tô.
- Giáo viên cần báo cáo Ban giám hiệu về việc đưa học sinh đi thực tế ở
xưởng.
- Giáo viên thông tin cho học sinh thời gian, địa điểm, những chuẩn bị cần
chú ý như như quần áo, tóc buộc gọn gàng, những chú ý an toàn cần thiết khi
đến xưởng.
- Nhiệm vụ chính đến xưởng là quan sát về pit tông, thanh truyền, trục
khuỷu và quay các video giới thiệu về cấu tạo nhiệm vụ của các chi tiết của cơ
cấu trục khuỷu thanh truyền.
- Ngoài ra, các em quan sát thêm về các chi tiết có trong động cơ đốt
trong, tìm hiểu thêm về các vị trí của động cơ trên xe,….
2.3.2. Một số yêu cầu khi làm video ngắn vào dạy học bài Cơ cấu trục
khuỷu thanh truyền.
Thầy và trò cùng thống nhất về một số yêu cầu chung: Thời gian mỗi
video không quá 7 phút, giới thiệu được nhóm, giới thiệu được nhiệm vụ, cấu tạo
của các chi tiết trong cơ cấu. Dễ nhớ, dễ hiểu, hình ảnh, giọng nói rõ ràng, sống
động.
4

skkn


Sau khi hoàn thành video, nộp gửi video đúng thời gian, các nhóm xem,
đánh giá cho điểm từng nhóm.

Có thể cắt ghép video có thể thực hiện trên máy tính, điện thoại, sử dụng
các phần mềm dễ thao tác thực hiện.
Lưu ý khi chia nhóm: Tránh việc thực hiện nhóm sẽ có bạn làm bạn khơng
làm nên áp dụng việc chia nhóm nhỏ nhiệm vụ cần thực hiện đầy đủ các thành
viên trong nhóm.
2.3.3. Các hoạt động chính đi thực tế tại xưởng và làm video ngắn
Buổi học sẽ có các hoạt động trọng tâm như sau:
- Hoạt động 1: Chuẩn bị kế hoạch đi thực tế: Liên hệ cơ sở, thời gian, địa
điểm, nhiệm vụ, chia nhóm, điện thoại đồ dùng cần thiết để chụp ảnh, quay
video.
- Hoạt động 2: Học tập tập trung có sự hướng dẫn của giáo viên.
Nội dung chính của bài Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền
I. Giới thiệu chung:
- Gồm 3 nhóm chi tiết: Nhóm pittơng, nhóm thanh truyền, nhóm trục khuỷu.
Trong đó pittơng, thanh truyền, trục khuỷu là các chi tiết chính.
- Khi ĐC làm việc, pittông chuyển động tịnh tiến trong xi lanh, trục khuỷu quay
tròn, thanh truyền vừa chuyển động tịnh tiến theo xi lanh vừa chuyển động quay
tròn theo trục khuỷu.
II. Pittông:
1. Nhiệm vụ:
- Cùng với xilanh và nắp máy tạo thành không gian làm việc.
- Nhận lực đẩy của khí cháy rồi truyền lực cho trục khuỷu để sinh cơng ( kì cháy
giãn nở) và nhận lực từ trục khuỷu để thực hiện các quá trình nạp, nén và thải
khí.
2. Cấu tạo:
- Pit-tơng được chia làm 3 phần chính: Đỉnh, đầu và thân.
*/ Đỉnh: có 3 dạng: đỉnh bằng, đỉnh lồi ( thường dùng trong ĐC xăng). Đỉnh lõm
( thường dùng trong ĐC điêzen).
*/ Đầu : có các rãnh để lắp xecmăng khí và xécmăng dầu. Xecmăng khí được lắp
ở trên, xecmăng dầu lắp ở dưới. Đáy rãnh lắp xecmăng dầu có các lỗ khoan để

thốt dầu.
*/ Thân: Có nhiệm vụ dẫn hướng cho pit-tông chuyển động trong xilanh. Trên
thân pit-tơng có lỗ ngang để lắp chốt pit-tơng.
II. Thanh truyền:
1. Nhiệm vụ : Dùng để truyền lực giữa pit-tông và trục khuỷu
2. Cấu tạo : Thanh truyền được chia làm 3 phần:
Đầu nhỏ, thân, đầu to.
*/ Đầu nhỏ: có dạng hình trụ rỗng để lắp chốt pittơng, bên trong có bạc lót bằng
đồng.
*/ Thân: Nối đầu nhỏ với đầu to, mắt cắt ngang thường có dạng chữ I.
*/ Đầu to: Để lắp với chốt khuỷu, có thể làm liền khối hoặc chia làm 2 nửa.
5

skkn


III. Trục khuỷu:
1. Nhiệm vụ : Nhận lực từ thanh truyền để tạo mômen quay làm quay máy công
tác. Dẫn động các cơ cấu và hệ thống của động cơ: Trục cam, máy bơm nước,
máy bơm dầu, quạt gió....
2. Cấu tạo : Chia làm 3 phần: đầu, đuôi, thân.
*/ Phần đầu: Có các bánh răng để truyền lực.
*/ Phần đi: Lắp với bánh đà
*/ Phần thân: Gồm : Cổ khuỷu là trục quay của trục khuỷu
- Chốt khuỷu: Để lắp đầu to thanh truyền.
- Má khuỷu: Để nối cổ khuỷu với chốt khuỷu. Trên má khuỷu thường có thêm
đối trọng.
Sau khi đã được tìm hiểu kiến thức lí thuyết của bài này nên khi các em
đến xưởng các em sẽ chú ý quan sát cùng với sự hướng dẫn của giáo viên để
nhận biết các chi tiết như xilanh, pit tông, trục khuỷu, thanh truyền, xupap, trục

cam …. Quan sát về tổng thể động cơ, vị trí động cơ trên xe.

Hình ảnh: Các em quan sát và lắng nghe sự hướng dẫn của giáo viên
- Hoạt động 3: Nghe giới thiệu thêm về động cơ và xe ô tô của nhân viên
kỹ thuật ở xưởng.

6

skkn


- Hoạt động 4: Các nhóm chia nhỏ để quan sát, quay video.

Hình ảnh: Các em tìm hiểu về trục khủy của động cơ.

7

skkn


Hình ảnh: Các em tìm hiểu về pit tơng, thanh truyền của động cơ.

Hình ảnh: Các em tìm hiểu về trục cam của động cơ.
8

skkn


Hình ảnh: Các em tìm hiểu về xupap của động cơ
- Hoạt động 5: Cắt ghép video, hoàn thành sản phẩm.

Các em sẽ tiến hành cắt cắt ghép video, hoàn thành sản phẩm.
- Hoạt động 6: Báo cáo tổng kết.
Tiết học thứ 2 của bài học là thời gian các nhóm trình chiếu, quan sát nhận
xét và cho điểm từng nhóm. Giáo viên cùng quan sát và nhận xét chung cho
điểm và kết luận điểm cho từng nhóm.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Sau thời gian thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, khi triển
khai đề tài tôi đã đạt được nhưng kết quả sau đây:
- Thu hút đông đủ các thành viên trong lớp tham gia và tham gia nhiệt
tình, vui vẻ, sản phẩm có chất lượng.
- Các em gắn kết, tự tin hơn rất nhiều, nhớ bài hiểu bài nhiều hơn, biết
cách chỉnh sửa ảnh, cắt ghép video.
3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận.
- Từ thực tiễn việc đưa học sinh đi đến xưởng và hướng dẫn các em làm
các video và áp dụng đề tài, tôi nhận thấy:
- Việc tạo hứng thú học tập cho các em có rất nhiều kênh hoạt động, khi
có hứng thú học tập các em sẽ dễ dàng chủ động tiếp nhận kiến thức, các em sẽ
có ấn tượng sâu sắc về những gì mình nhìn thấy, nhớ lâu hơn với những việc
mình đã làm.
9

skkn


- Các em rất sáng tạo, chủ động tìm hiểu và áp dụng các công nghệ đồng
thời phù hợp với xu hướng của giới trẻ hiện nay khi học kênh tiếng kết hợp với
kênh hình.
- Đồng thời, qua hoạt động này giúp các em có thêm các kỹ năng quan sát,
kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lí thời gian…

SKKN này sau khi thực hiện ở trường THPT DTNT Ngọc Lặc tôi thấy đạt
hiệu quả cao, có thể áp dụng cho nhiều trường khác.
3.2. Kiến nghị.
3.2.1. Đối với nhà trường
Thường xuyên tạo điều kiện tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm về việc
học tập trải nghiệm thực tế.
Chú trọng việc học thực hành, thực hành gắn liền với sản xuất của địa
phương, tạo không gian lớp học mở để học sinh có thể chủ động trong việc tiếp
nhận kiến thức.
3.2.1. Đối với Đồn trường
Có thể tổ chức thêm các hoạt động như thi đua làm video giới thiệu về
trường về lớp, giới thiệu về những việc làm tốt xung quanh chúng ta, hay những
video thể hiện năng khiếu của bản thân…
Có thể tổ chức các hoạt động tạo ra những sản phẩm thực tế từ những vật
liệu dễ kiếm tìm, những vật liệu tái sử dụng…

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, khơng sao
chép nội dung của người khác.
Người thực hiện:

Phạm Thị Kiên

10

skkn




×