Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Skkn tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết nói và nghe môn ngữ văn 6 ở trường thcs lam sơn, huyện ngọc lặc, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGỌC LẶC
TRƯỜNG THCS LAM SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG CÁC TIẾT
NÓI VÀ NGHE MÔN NGỮ VĂN 6 Ở TRƯỜNG THCS
LAM SƠN, HUYỆN NGỌC LẶC, TỈNH THANH HÓA

Người thực hiện: Lê Thị Hương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Lam Sơn
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Ngữ văn

MỤC LỤC
THANH HỐ NĂM 2022

skkn


NỘI DUNG

TRANG

- Mục lục
1. Mở đầu

1

1.1.



Lí do chọn đề tài

2

1.2.

Mục đích nghiên cứu

3

1.3.

Đối tượng nghiên cứu

3

1.4.

Phương pháp nghiên cứu

3

2. Nội dung

3

2.1.Cơ sở lí luận

3


2.2. Thực trạng vấn đề

4

2.3.Giải pháp và tổ chức thực hiện

6

2.4. Hiệu quả của sáng kiến

18

3. Kết luận và kiến nghị
3.1.

Kết luận

3.2.

Kiến nghị

19
19

skkn


-21. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.

Định hướng đổi mới của chương trình Giáo dục phổ thơng tổng thể đó là:
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học với 4 mục
tiêu cơ bản là: Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo ở học sinh, bồi
dưỡng phương pháp tự học, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Trên cơ sở
những định hướng đó, các nhà xuất bản đã nghiên cứu xây dựng Sách giáo khoa
phù hợp.
Dự thảo về việc xây dựng chương trình các bộ môn đã được công bố vào
đầu năm 2018. Và tới năm học 2021-2022, tất cả học sinh đầu cấp THCS chính
thức sử dụng chương trình Giáo dục phổ thơng tổng thể mới 2018. Chương trình
Sách giáo khoa mới xuất phát dựa trên năng lực, phẩm chất người học với
những mạch kiến thức và kỹ năng cơ bản, thiết yếu về văn học và Tiếng Việt.
Bên cạnh đó, chương trình Ngữ văn mới đã lấy kỹ năng giao tiếp (Đọc – ViếtNói - Nghe) làm trục chính xun suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của
chương trình theo định hướng năng lực và đảm bảo tính chỉnh thể, sự nhất quán
liên tục trong tất cả các cấp học.
Trong 4 kỹ năng cơ bản Đọc-Viết- Nói - Nghe thì kỹ năng nói và nghe là
một trong những điểm sáng, điểm mới trong chương trình. Tuy nhiên, thực tế
giảng dạy các tiết nói và nghe này (trước đây cịn gọi là tiết luyện nói) cịn nhiều
tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: Kỹ năng nói và khả năng lắng nghe, phản
hồi của học sinh chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, trong quá
trình tham gia giảng dạy cho học sinh, tôi rất chú trọng tới các tiết học này. Sử
dụng kinh nghiệm giảng dạy trong các tiết luyện nói trước đây, áp dụng và điều
chỉnh trong các tiết nói và nghe của chương trình mới hiện nay, tôi đã tổ chức
được một số tiết học nói và nghe thực sự có hiệu quả. Vì vậy, tôi mạnh dạn chia
sẻ tới quý đồng nghiệp giải pháp: “Tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết
Nói và nghe môn Ngữ văn 6 ở trường THCS Lam Sơn, huyện Ngọc Lặc,
tỉnh Thanh Hóa”.

skkn



-3-

1.2. Mục đích nghiên cứu.
Giải pháp được xây dựng với mục đích:
- Khắc phục những tồn tại, hạn chế trong q trình tổ chức dạy học các tiết
nói và nghe trong dạy học bộ môn Ngữ văn 6.
- Xây dựng những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả các tiết nói và
nghe, đáp ứng mục tiêu tiết học, mơn học, mục tiêu giáo dục. Rèn kỹ năng giao
tiếp, phản hồi cho học sinh.
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động chiếm lĩnh tri
thức cho các em học sinh. Tạo bầu khơng khí sơi nổi trong lớp học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng áp dụng: Đó là các học sinh khối 6 trường THCS Lam Sơn.
- Đối tượng về tri thức: Đó là các giải pháp góp phần nâng cao hứng thú và
hiệu quả trong các tiết nói và nghe.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong q trình tổ chức áp dụng giải pháp, tơi đã sử dụng các phương pháp
sau: Phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp nghiên cứu thực nghiệm,
phương pháp điều tra, phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp kiểm
tra đánh giá.
1.5. Những điểm mới của đề tài.
Điểm mới trong đề tài đó là: Xây dựng những giải pháp cụ thể đối với một
phần học trong môn Ngữ văn là phần nói và nghe. Trong đó đưa ra các bước,
các giải pháp cụ thể, sáng tạo như: Hướng dẫn học sinh cách chuẩn bị bài ở nhà
có sự sáng tạo (theo phương pháp dự án, kỹ thuật sơ đồ tư duy…), ứng dụng
công nghệ 4.0 để nâng cao hiệu quả của tiết nói và nghe, Sử dụng đánh giá hiệu
quả nói và nghe qua hệ thống bảng kiểm…
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến.

Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể 2018 đã xác định mục tiêu hình
thành và phát triển cho học sinh các năng lực cốt lõi gồm các năng lực chung và

skkn


-4năng lực đặc thù. Chương trình mơn Ngữ văn đã được xây dựng dựa trên các
yêu cầu cốt lõi và cơ bản đó. Vậy tổ chức dạy học theo định hướng phát triển
năng lực, phẩm chất người học đã được thể hiện ngay trong khung chương trình
Sách giáo khoa với việc thiết kế các đơn vị kiến thức, tập trung đi sâu vào việc
rèn kỹ năng, phát triển năng lực, phẩm chất cho người học.
Theo logic của cuốn Sách giáo khoa, sau khi học sinh đọc hiểu các văn bản
và các đơn vị kiến thức (đọc để học để hiểu) thì các em sẽ đi vào tiến trình viết
(cụ thể hoá việc nội dung đã đọc, học và hiểu được thành tri thức của bản thân.
Và cuối cùng biến tri thức đó thành hoạt động giao tiếp đó là nói và nghe. Vậy
xét theo tiến trình logic của tư duy trí tuệ là hồn tồn phù hợp. Xét trên thực
tiễn địi hỏi của cuộc sống cũng là hồn tồn phù hợp.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
2.2.1. Ưu điểm:
- Thứ nhất: Chương trình mới của sách giáo khoa hiện nay đặc biệt chú
trọng và nhấn mạnh “Trọng tâm của việc rèn luyện kĩ năng Ngữ Văn cho học
sinh là làm cho học sinh có kĩ năng đọc, viết, nói và nghe tiếng Việt khá thành
thạo theo kiểu loại văn bản. Trong chương trình Sách giáo khoa, mỗi bài học
phần nói và nghe đều được tách riêng ra thành một bộ phận không thể thiếu sau
mỗi bài học (Cấu trúc Sách giáo khoa bao gồm các phần: Đọc hiểu văn bản (Đọc
văn bản, thực hành Tiếng Việt), Viết, nói và nghe). Thời lượng dành cho các tiết
nói và nghe thường là từ 1-2 tiết, nhưng có thể điều chỉnh linh hoạt tuỳ theo đối
tượng học sinh.
- Thứ 2: Việc tổ chức các tiết nói và nghe đã được hỗ trợ rất nhiều bởi công
nghệ thông tin, bởi các trang Web hướng dẫn học sinh (Các em có thể xem

hướng dẫn, có thể tự luyện nói ở nhà và quay video lại để nhận thấy những ưu
điểm và hạn chế của mình).
- Thứ 3: Các tiết nói và nghe khiến học sinh được thực hành giao tiếp, lắng
nghe và phản hồi, được thể hiện cá tính, phong cách, ngơn ngữ, giọng điệu, cách
sắp xếp tri thức logic, khoa học, cách kết nối các nội dung theo cách riêng của
từng cá nhân nên các em rất hào hứng tham gia học tập.

skkn


-5-

2.2.2. Những tồn tại, hạn chế.
- Thứ nhất: Trong quá trình giảng dạy các tiết nói và nghe, giáo viên còn
nặng hướng dẫn lý thuyết, chưa dành nhiều thời gian cho học sinh luyện nói,
lắng nghe và phản hồi. Chưa chú trọng chỉ ra ưu điểm, hạn chế của từng học
sinh để tìm cách khắc phục.
- Thứ 2: Các em học sinh lớp 6 còn khá nhút nhát, chưa thực sự mạnh dạn
trước đám đông, chưa tự tin thể hiện mình trước tập thể. Tâm lý sợ sai, e ngại đã
khiến các tiết nói và nghe trở nên trầm hơn. Bên cạnh đó, việc chuẩn bị bài tại
nhà chưa tốt, các em chưa có khả năng kết nối nội dung với nhau nên cịn khó
khăn. Vì vậy, hiệu quả các tiết Nói và nghe cịn chưa cao, chưa phát huy được
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong q trình nói và nghe.
2.2.3. Ngun nhân của những tồn tại, hạn chế.
* Nguyên nhân chủ quan.
- Giáo viên còn lúng túng trong khâu soạn, giảng và xây dựng quy trình lên
lớp với tiết học này, phương pháp và cách thức dạy dạng bài này cịn nhàm
chán, chưa khích lệ thu hút được học sinh.
- Giáo viên chưa thực sự đào sâu để tìm ra giải pháp cho vấn đề. Phương
pháp dạy dạng bài nói và nghe cịn chưa tốt.

* Nguyên nhân khách quan.
- Đa số học sinh thiếu vốn từ để diễn đạt bài nói của mình và lắng nghe,
phản hồi, nhận xét bài nói của bạn. Cách diễn đạt bài nói ngập ngừng, lủng củng
hoặc nói dài dịng, lan man khơng diễn đạt được điều muốn nói. Đồng thời trong
bài nói các em sử dụng nhiều từ địa phương, thậm chí là khẩu ngữ vào trong các
bài nói.
- Kĩ năng nói của học sinh chưa được rèn luyện nhiều nên các em khơng biết
cách nói dẫn đến thực trạng là các em nói như đọc.
- Học sinh chuẩn bị bài nói chưa kĩ khiến các em khơng chủ động trong việc
trình bày bài nói điều đó cũng dẫn đến việc học sinh nói ngập ngừng, ấp úng.

skkn


-6-

2.2.4. Khảo sát thực trạng.
Tiến hành khảo sát thực trạng về kỹ năng nói và nghe cho học sinh có kết
quả như sau:
Nội dung khảo sát

Tốt

1. Phần chuẩn bị bài ở nhà trước

5 6%

tiết nói và nghe.
2. Em tự tin thuyết trình trước
các bạn.

3. Khả năng diễn đạt ngơn ngữ
của em.

Khá

Bình

Cịn

thường

đuối

10 13% 40 52% 22 29%

10 13% 15 19% 20 26% 32 42%
7

9%

15 19% 20 26% 35 46%

4. Em tích cực tham gia nhận
xét, chia sẻ trước bài nói của

10 13% 15 19% 20 26% 32 42%

bạn.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
2.3.1. Giải pháp 1. Sáng tạo trong cách giao nhiệm vụ chuẩn bị cho học

sinh tại nhà.
Đây là khâu rất quan trọng tạo nên thành công cho tiết nói và nghe. Vậy đối
với học sinh, đây là phần nhiệm vụ giáo viên cần giao cho học sinh chuẩn bị
trước tại nhà. Vì vậy, tơi rất chú trọng tới khâu này đối với học sinh. Thông
thường, tôi giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà như sau:

Minh Hương – Thanh Hoá

* Nhiệm vụ cần thực hiện tại nhà.
- Thứ nhất: Đọc kỹ yêu cầu của để, lựa chọn nội dung mà mình dự kiến sẽ
luyện nói trước lớp.
- Thứ 2: Tìm ý và lập dàn ý cho bài nói.
- Thứ 3: Chuẩn bị các tư liệu, tranh ảnh hỗ trợ cho bài nói (Nếu có).
- Thứ 4: Nêu lên những cảm xúc, suy nghĩ, bài học rút ra từ bài nói. Lựa
chọn cách thức thể hiện sao cho phù hợp với bài nói.

skkn


-7Ví dụ cụ thể: Với bài nói: Kể lại một trải nghiệm của em, học sinh cần
chuẩn bị ở nhà các bước sau:
- Thứ nhất: Lựa chọn trải nghiệm của mình (Về q thăm ơng bà được trải
nghiệm cùng ơng bà chăm sóc vườn tược, nấu ăn… hoặc đi câu cá, thả diều, tắm
sơng…).

04

- Thứ 2: Tìm ý và lập dàn ý cho phần đề mình đã lựa chọn.
- Thứ 3: Chuẩn bị các hình ảnh hỗ trợ cho bài nói (Những hình ảnh chụp
ngơi nhà, ruộng vườn, hình ảnh ơng bà… hoặc có thể lựa chọn hình ảnh làng

q Việt Nam trên Internet phù hợp – nếu khơng có).
- Thứ 4: Cảm xúc, suy nghĩ – Thương ông bà, nhớ và biết ơn ông bà, mong
ông bà sống lâu, hứa sẽ trở về thăm ông bà… Cách thức thể hiện: Giọng điệu tha
thiết, tình cảm, say sưa, đầy tình yêu thương.

Minh Hương – Thanh Hoá

* Cách thức giao nhiệm vụ cho học sinh.
Cách 1: Giao nhiệm vụ cá nhân thông qua phiếu học tập.
- Phù hợp với những dạng bài mang cảm xúc, quan điểm cá nhân. Ví dụ: Kể
lại trải nghiệm của em.

Minh Hương – Thanh Hoá

- Thiết kế mẫu phiếu học tập hướng dẫn học sinh chuẩn bị
bài nói.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Đề bài: Kể về một trải nghiệm của em
BƯỚC TÌM Ý CHO ĐỀ BÀI
Yêu cầu
Nội dung chuẩn bị
1. Trải nghiệm em định kể là gì?
2. Nêu sự việc, hành động, tình
huống của trải nghiệm đó.
3. Sự việc, tình huống đó diễn ra vào
thời gian nào, ở đâu?
4. Sự việc, tình huống đó cụ thể như
thế nào?
5. Cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ khi
chứng kiến sự việc đó.

6. Bài học rút ra từ trải nghiệm?

skkn


-8-

Trên là Phiếu học tập dành cho bước tìm ý. Ngồi ra, tơi cịn sử dụng phiếu học tập hướng dẫn học sinh lập dàn ý với từng dạng bài.

Minh Hương – Thanh Hoá
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Đề bài: Kể về một trải nghiệm của em
BƯỚC LẬP DÀN Ý CHI TIẾT
Yêu cầu

Nội dung chuẩn bị

A. Phần mở đầu
- Lời chào hỏi (Chào hỏi mọi người, giới
thiệu bản thân)
- Giới thiệu về trải nghiệm mà mình định
kể.
B. Phần nội dung chính của bài nói.
- Thời gian, địa điểm diễn ra trải nghiệm
- Cảm xúc, tâm trạng của em trước khi
tham gia trải nghiệm.
- Lý do xuất hiện trải nghiệm?
- Trải nghiệm đó diễn ra như thế nào?
- Cảm xúc, tâm trạng của em và mọi
người trong trải nghiệm đó ra sao?

C. Kết thúc sự việc.
- Suy nghĩ của em về trải nghiệm.
- Mong muốn được nhận sự chia sẻ về trải
nghiệm.
Cách 2. Giao nhiệm vụ cho nhóm thơng qua phương pháp dự án hoặc
hoàn tất một nhiệm vụ.
- Phần giao nhiệm vụ chuẩn bị theo nhóm được thực hiện với những vấn đề
có thể cần sự thống nhất, tổng hợp ý kiến chung của cả nhóm. Ví dụ: Với phần
nói và nghe “Trình bày nội dung nói và nghe, lập dàn ý về một vấn đề trong
đời sống gia đình”.

skkn


-9- Cách thức giao nhiệm vụ:

Minh Hương – Thanh Hoá

+ Chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm về xác định nội
dung dự định sẽ trình bày, tìm ý cho nội dung nói và nghe.
+ Hướng dẫn các nhóm thống nhất và lập dàn ý theo kỹ thuật sơ đồ tư duy ra
giấy A0.

04

+ Từ hệ thống sơ đồ tư duy thống nhất của nhóm, các thành viên sẽ chuẩn bị
bài nói theo cách của riêng mình.
Hay giáo viên cũng có thể giao nhiệm vụ cho học sinh các nhóm thống nhất
dàn ý chung trong bài nói và nghe .Kể lại một trải nghiệm của em với 3 nội dung
cơ bản như: Xác định yêu cầu, tìm ý, lập dàn ý. Sau đó, mỗi học sinh sẽ lựa

chọn cho mình 1 trải nghiệm đáng nhớ nhất để chia sẻ bài nói của mình trước
lớp.
+ Dàn ý minh hoạ số 1.

skkn


- 10 Dàn ý minh hoạ số 2.

2.3.2. Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh khai thác có hiệu quả các thông
tin trong Sách giáo khoa.
- Các thông tin trong sách giáo khoa chính là phần chỉ dẫn, định hướng cách
thực hiện nói và nghe. Vì vậy, muỗn học sinh thực hiện tốt phần này, tôi hướng
dẫn các em cách thức khai thác các thông tin trong Sách giáo khoa như sau:
- Thứ nhất: Khai thác phần yêu cầu cần đạt trong mỗi bài học để xác định
được yêu cầu cơ bản trong các tiết học.

Minh Hương – Thanh Hoá

- Thứ 2: Đọc kỹ thơng tin đóng khung màu ghi trước mỗi phần nói và nghe
để nắm được định hướng trong các tiết học, bài học này.
- Thứ 3: Đọc kỹ lưỡng các phần hướng dẫn trước khi nói, trình bày bài nói,
sau khi nói.
+ Trong phần trước khi nói cần chú ý tới chuẩn bị nội dung nói và bước tập
luyện.
+ Trong phần trình bày bài nói cần chú ý tới thái độ, nội dung bài nói, giọng
nói, cử chỉ, điệu bộ.
+ Sau khi nói cần phải trao đổi thơng tin với người nghe, bản thân người nói
cần có thái độ và hành động như thế nào?


skkn


- 11 2.3.3. Giải pháp 3. Hướng dẫn học sinh đưa ra cấu trúc cơ bản của một
bài nói.
Một bài nói hồn thiện sẽ bao gồm có 3 phần cơ bản:
- Phần thứ nhất: Phần mở đầu bài nói.
+ Cần phải có lời chào hỏi trước khi nói (Chào cơ giáo, chào các bạn, giới
thiệu về bản thân. Ví dụ: Em chào cơ giáo, mình xin chào tất cả các bạn. Mình
xin tự giới thiệu, mình tên là … học sinh lớp…)
+ Giới thiệu về nội dung nói và nghe mình định trình bày (Ví dụ: Kể về một
trải nghiệm đáng nhớ - Thưa cơ giáo, thưa tồn thể các bạn yêu quý! Trong
cuộc đời mỗi chúng ta, ai cũng đã từng trải qua những kỷ niệm đáng nhớ. Và tơi
cũng vậy, có những trải nghiệm, có những kỷ niệm mà tôi không thể quên được.
Và trải nghiệm mà tôi thích nhất vào mỗi mùa hè đó là được sống ở quê nội,
được cùng nội chăm sóc vườn tược, cây cối và thưởng thức những món ăn quê
hương dân giã).
- Phần thứ 2: Phần nội dung chính của bài nói (trình bày và sắp xếp các ý
theo một trình tự nhất định).

Minh Hương – Thanh Hoá

- Phần thứ 3: Phần kết thúc bài nói.
+ Người nói cần phát biểu cảm xúc, suy nghĩ của mình trước nội dung đề
cập tới trong bài nói.
+ Thể hiện mong muốn được chia sẻ, tham gia đóng góp ý kiến của người
nghe (Ví dụ: Xin cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe những chia sẻ của tôi.
Rất mong nhận được nhiều ý kiến góp ý của thầy cơ và các bạn về bài nói của
tơi để lần sau tơi sẽ trình bày bài nói tốt hơn!)
2.3.4. Giải pháp 4. Các bước tổ chức một tiết nói và nghe.

Để tạo nên thành cơng trong các tiết nói và nghe, người giáo viên cần tuân
thủ quy trình cơ bản như sau:
- Bước 1: Tìm hiểu, nghiên cứu về yêu cầu cần đạt, xây dựng kế hoạch dạy
học trong các tiết nói và nghe.

skkn


- 12 - Bước 2: Giao nhiệm vụ cho các cá nhân, các nhóm thơng qua phiếu học tập
hoặc thơng qua hệ thống câu hỏi, nhiệm vu…, hướng dẫn học sinh cách tập
luyện trước khi nói.
- Bước 3: Kiểm tra khâu chuẩn bị bài của học sinh (Học sinh kiểm tra học
sinh, giáo viên kiểm tra học sinh).
- Bước 4: Cùng xác định và thống nhất các yêu cầu khi trình bày bài nói, các
u cầu đối với người nghe.
- Bước 5: Tổ chức luyện nói và cho học sinh.
- Bước 6: Trao đổi, nhận xét, đánh giá bài luyện nói của học sinh. Nhận xét,
đánh giá cách lắng nghe, phản hồi của học sinh.

Minh Hương – Thanh Hoá

2.3.5. Giải pháp 5: Ứng dụng công nghệ 4.0 và các phương tiện trực
quan trong bài nói để thu hút người nghe.
Để bài nói của mình trở nên hấp dẫn hơn, tơi đã hướng dẫn các em có thể
ứng dụng cơng nghệ 4.0 trong q trình thực hiện bài nói để thu hút người nghe
hơn. Vậy, ứng dụng công nghệ 4.0 bằng cách nào?
- Hướng dẫn học sinh sử dụng trang Google hoặc Youtobe để tải và nghe các
bài nói mới. Từ đó học sinh có thể học cách thức điều chỉnh giọng nói, tác
phong, nét mặt, cử chỉ của bản thân khi tham gia nói.
- Hướng dẫn học sinh cách sử dụng âm nhạc phù hợp với bài nói mà mình

lựa chọn để tăng thêm tính hấp dẫn cho bài nói (nên lựa chọn âm thanh ở mức
vừa phải, nhạc điệu lựa chọn cần phù hợp với chủ đề trong bài nói).
+ Có thể hướng dẫn học sinh sử dụng phần mềm cắt và ghép nhạc trực tuyến
để có những đoạn nhạc phù hợp.

04

+ Sử dụng các phần mềm Catcut hoặc ticktok trên điện thoại để có được
những đoạn nhạc phù hợp. (cách sử dụng nhạc này, học sinh lớp 6 khá thành
thạo)
- Sử dụng phương tiện trực quan như hình ảnh, đồ dùng để thu hút người
nghe.
+ Ví dụ: Khi kể về trải nghiệm tại quê nội, có thể sử dụng hình ảnh quê nội.

skkn


- 13 + Khi trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình, cần lựa chọn
các hình ảnh về đời sống gia đình để tăng thêm sự hấp dẫn cho bài nói.

2.3.6. Giải pháp 6. Hướng dẫn học sinh cách tập luyện trước khi trình
bày trước lớp.
Việc hướng dẫn học sinh cách tập luyện trước khi trình bày trước lớp rất
quan trọng. Bởi khi các em được tập luyện, các em sẽ tự tin hơn, mạnh dạn hơn
và hiệu quả phần nói sẽ tốt hơn.
- Tập luyện cách điều chỉnh giọng nói và tốc độ nói.
+ Âm lượng giọng nói: thay đổi phù hợp lúc to, lúc nhỏ.
+ Tốc độ nói: Có thể nhanh hay chậm phù hợp với từng chi tiết, sự việc
trong bài.
+ Cách thể hiện: Giọng nói cần thay đổi phù hợp với giọng kể, giọng nhân

vật, giọng vui hay buồn, sôi nổi hay suy tư.
+ Cao độ: Cách lên xuống giọng.

04

- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể hiệu quả.
+ Sử dụng cử chỉ tay trong khi nói: Việc kết hợp nhiều cử chỉ tay phù hợp
sẽ tạo cho người giáo viên một dáng vẻ thân thiện và thu hút học sinh tập hơn
vào hệ thống tri thức mà các em đang chinh phục. Tuy nhiên cần phải tránh
những cử chỉ tay tiêu cực như: bối rối, khua chân múa tay liên tục, khoanh tay,
cho tay vào túi quần… Các cử chỉ tay cần phù hợp với nội dung của câu chuyện.

skkn


- 14 + Tư thế của người nói: Tự tin đứng thẳng, có thể di chuyển đi lại, đi lên,
xuống.
+ Thể hiện trên gương mặt: Vui, buồn, tươi cười, ngạc nhiên cần phù hợp
với nội dung nói.
+ Giao tiếp bằng mắt: Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn. Giao tiếp bằng mắt
đúng cách sẽ giúp cho bài nói hấp dẫn hơn. Có thể là dùng ánh mắt vui, hạnh
phúc, thích thú trước những chi tiết, sự việc vui. Thậm chí là ánh mắt sợ hãi,
buồn khổ trước những sự kiện buồn. Đơi mắt sẽ có giá trị thay cho những lời
nói.

04

- Luyện nói trước gương hoặc trước người thân.
+ Trước khi luyện nói cần ghi nhớ những nội dung cơ bản.
+ Nhìn vào gương để tự điều chỉnh cử chỉ, điệu bộ, phong thái của bản thân.

+ Nhờ người thân lắng nghe và nhận xét cho mình.
- Luyện nói bằng cách quay lại video.
+ Việc quay lại Video giúp chúng ta có thể xem lại Video để tự điều chỉnh
cả về tốc độ, giọng điệu hay cử chỉ.
+ Gửi Video cho bạn bè nhờ bạn bè nhận xét giúp mình.

Minh Hương – Thanh Hố

2.3.7. Giải pháp 7. Xác định nhiệm vụ của người nói và người nghe.
Trong tiết nói và nghe, cả người nói và người nghe đều phải xác định rõ
nhiệm vụ của mình. Trước phần nói và nghe của học sinh, tôi đã tổ chức cho học
sinh cùng thảo luận, thống nhất đưa ra ý kiến về nhiệm vụ của người nói và
người nghe trong các tiết Nói và nghe. Khi xác lập rõ ràng nhiệm vụ thì cả
người nói và người nghe đều đặt ra mục tiêu, định hướng và nỗ lực để thay đổi
theo nhiệm vụ ấy.

skkn


- 15 -

2.3.8. Giải pháp 8. Đổi mới cách thức tổ chức hoạt động nói và nghe
trong các tiết nói và nghe.
* Đổi mới tổ chức 4 hoạt động dạy học trong tiết nói và nghe.
Đổi mới với cách thức tổ chức hoạt động khởi động.
- Yêu cầu của hoạt động khởi động trong bài nói và nghe.
+ Cần có sự liên kết với nội dung trong bài nói và nghe.
+ Tạo được bầu khơng khí sơi nổi trong lớp học, thu hút nhiều học sinh tham
gia.


Minh Hương – Thanh Hố

+ Có thể khởi động thơng qua nhiều hình thức: Trị chơi, sử dụng phương
tiện trực quan, sử dụng tình huống có vấn đề. Nên tổ chức khởi động ngắn gọn
để dành thời gian cho học sinh nói và nghe.

skkn


- 16 - Ví dụ: Khi dạy phần nói và nghe “Kể lại một kỷ niệm của em”, giáo
viên có thể tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “Chia sẻ để kết nối”.
+ Luật chơi như sau: Mỗi học sinh sử dụng 1 tờ giấy nhớ với màu sắc khác
nhau, trong thời gian 2 phút sẽ ghi lại thật nhanh một trải nghiệm mà em nhớ
nhất và nhanh chóng ghim lên bảng lớp.
+ Sau đó, giáo viên sẽ chia sẻ một số trải nghiệm của học sinh và tạo tình
huống dẫn dắt vài bài.

Đổi mới với cách thức tổ chức hoạt động hình thành kiến thức.
- Yêu cầu của hoạt động hình thành kiến thức trong bài nói và nghe.
+ Học sinh tập trung nắm được các yêu cầu, nội dung trước khi nói, trình
bày bài nói, sau khi nói.
+ Cần tổ chức các hoạt động đảm bảo sự khoa học, hợp lý, sáng tạo, thời
gian tổ chức và chiếm lĩnh tri thức cần ngắn gọn để dành thời gian cho phần
luyện nói và nghe.

04

+ Vận dụng linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực cũng
như các cách thức tổ chức dạy học khác nhau để giờ học sinh động hơn.
Ví dụ: Khi dạy phần Nói và nghe “Kể lại một trải nghiệm của em”, giáo

viên có thể tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân để chia sẻ những lưu ý khi
trình bày bài nói.

skkn


- 17 Ví dụ 2: Khi dạy phần Nói và nghe “Trình bày ý kiến về một đời sống
trong gia đình”, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm (với
phương pháp dự án kết hợp kỹ thuât sơ đồ tư duy ở nhà) để chia sẻ dàn ý chung
cho bài nói này của nhóm mình.
* Đổi mới hình thức nói và nghe.
- Nói và nghe giữa các cặp đôi: Giáo viên tổ chức cho các em nói theo cặp
đơi để nói và nghe. u cầu: Âm lượng nhỏ, ngồi tại chỗ, chia sẻ không ảnh
hưởng tới các bạn xung quanh.
- Tập nói trong nhóm: Các thành viên trong nhóm sẽ tập nói, tập thể hiện
trong nhóm để tất cả các thành viên còn lại tham gia đóng góp ý kiến.
- Tập nói trước cả lớp:

04

2.3.9. Giải pháp 9. Kiểm tra, đánh giá, chỉnh sửa.
- Học sinh tự kiểm tra và chỉnh sửa bản thân như:
+ Người nói kiểm tra: So với yêu cầu của người nói, em đã đạt được những
điều gì? Em cần thay đổi điều gì trong bài nói đó?
+ Người nghe: So với yêu cầu của người nghe, em đã đạt được những gì?
Em thấy bài kể của bạn có thuyết phục khơng? Vì sao?
- Giáo viên kiểm tra, đánh giá, chỉnh sửa cho cả người nói và người nghe.
- Khung tự đánh giá của người nói và người nghe trong mỗi tiết nói và nghe
(ở khung mẫu này, giáo viên có thể chỉnh sửa các tiêu chí dựa trên yêu cầu của
tiết học, bài học đó)

* Bảng tự kiểm tra kĩ năng nói:
Nội dung kiểm tra

Tốt

1. Bài nói có đủ các phần mở đầu, nội
dung, kết thúc.
2. Người nói trình bày chi tiết nội
dung bài nói.
3. Nội dung bài nói được sắp xếp theo
trình tự logic

skkn

Khá

TB

Cịn yếu


- 18 4. Người kể thể hiện cảm xúc, giọng
kể, điệu bộ, phương tiện hỗ trợ phù
hợp với nội dung được kể.
5. Thái độ cầu thị với những ý kiến
đóng góp của người nghe
* Bảng tự kiểm tra kĩ năng nghe
Nội dung kiểm tra

Tốt


Khá

TB

Còn đuối

1. Nắm và hiểu được nội dung chính
của bài nói
2. Đưa ra được những nhận xét về
ưu điểm, yếu tố sáng tạo trong bài
nói của bạn hay điểm hạn chế của
bạn.
3. Thái độ chú ý tôn trọng, nghiêm
túc, động viên khi nghe bạn kể
chuyện
2.4. Hiệu quả sáng kiến.
2.4.1. Với việc thực hiện mục tiêu chương trình.
- Nói và nghe là một trong những kiểu bài trong mơn Ngữ văn 6. Vì vậy, xây
dựng giải pháp nâng cao hiệu quả các tiết học này đã góp phần thực hiện mục
tiêu tiết học, môn học, mục tiêu chương trình.
- Kỹ năng nói và nghe tốt tức là học sinh đã có kỹ năng giao tiếp tốt, có thể
thích ứng với sự phát triển như vũ bão của xã hội. Học sinh hình thành và phát
triển những năng lực, phẩm chất cơ bản đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục
và phát triển xã hội.
2.4.2. Với giáo viên và học sinh.
- Có thêm những giải pháp cụ thể khi tiếp cận, thực hiện các tiết nói và nghe.

skkn



- 19 - Học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo tham gia hoạt động nói và nghe. Các
em đã tự tin hơn rất nhiều, biết điều phối giọng nói, ánh mắt, tư thế và các cử chỉ
hành động đã tự tin, mạnh dạn và phù hợp hơn với yêu cầu của đề bài.
- Bầu khơng khí lớp học trở nên sơi nổi, các thành viên trong lớp có điều
kiện giao tiếp, tìm hiểu và tăng thêm mối quan hệ đoàn kết giữa các thành viên
trong lớp học.
2.4.3. Kết quả khảo sát trước và sau tác động.
Nội dung khảo sát
1. Phần chuẩn bị bài ở nhà
trước tiết nói và nghe.
2. Em tự tin thuyết trình trước
các bạn.
3. Khả năng diễn đạt ngơn ngữ
của em.
4. Em tích cực tham gia nhận
xét, chia sẻ trước bài nói của
bạn.

Trước và
sau TĐ
Trước
Sau
Trước
Sau
Trước
Sau
Trước
Sau


Tốt

Khá

5 6%
15 19%
10 13%
20 26%
7 9%
15 19%
10 13%
20 26%

10 13%
20 26%
15 19%
20 26%
15 19%
25 32%
15 19%
20 26%

Bình
thường
40 52%
30 39%
20 26%
25 32%
20 26%
20 26%

20 26%
25 32%

Còn
đuối
22 29%
12 16%
32 42%
12 16%
35 46%
17 22%
32 42%
12 16%

- Kết quả khảo sát, đánh giá sau những tuần đầu tiên áp dụng.
Trình bày
tốt
Lớp

Sĩ số

(9->10đ)
TS

%

Trình
bày ở
mức khá
(7->8đ)


Trình bày
ở mức TB

TS

TS

%

(5->6đ)

Trình
bày chưa
đạt
(0->4,5đ)

Khơng khí lớp học

%

TS

%

14,9 Tích cực, chủ động
16,7 Tích cực, chủ động
15,8 Tích cực, chủ động

6A


47

12

25,5 15 31,9 13

27,7

7

6B
TS

48
95

10
22

20,8 15 31,3 15
23,2 30 31,6 28

31,3
29,5

8
15

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận.
Chúng ta biết rằng kỹ năng giao tiếp và thể hiện sự tự tin chính là một trong
những kỹ năng mềm quan trọng quyết định đến thành công của con người. Để
có những kỹ năng này và để hình thành và phát triển những năng lực, phẩm chất
cho người học là cả một q trình giáo dục lâu dài. Mơn văn cũng chính là mơn

skkn


- 20 học góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục con người, nhất
là giáo dục nhân cách, hình thành và tạo lập kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử
cho học sinh.
Việc xây dựng các tiết nói và nghe thực sự là một điểm mới và sáng, rõ
trong chương trình Giáo dục phổ thơng tổng thể 2018. Trong quá trình tổ chức
thực hiện, các giáo viên còn khá bỡ ngỡ với hàng loạt các câu hỏi như: Hướng
dẫn học sinh thực hiện các tiết này như thế nào để đạt được hiệu quả cao? Làm
như thế nào để học sinh tự tin hơn trong quá trình giao tiếp? Với những giải
pháp mà tơi đưa ra, không hẳn là mới nhưng đã phần nào hỗ trợ đồng nghiệp
trong những bước đi đầu tiên này. Dù có khó khăn, gian khổ, nhưng hãy bước
đi, khám phá, chắt lọc tất cả quá trình dạy học trong các tiết học, bài học bằng
tình yêu nghề, bằng trái tim ấm nóng của một người giáo viên. Tơi tin chắc
thành cơng sẽ đến.
3.2. Kiến nghị, đề xuất.
- Với tổ chuyên môn:
+ Tăng cường tổ chức các buổi chuyên đề, hỗ trợ giáo viên trong quá trình
thực hiện chương trình Giáo dục phổ thơng tổng thể.
+ Cùng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong các tiết học, bài học.
- Với nhà trường: Đầu tư thêm trang thiết bị cơ sở vật chất để phù hợp hơn
với chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể mới.
- Với Phịng giáo dục, Sở giáo dục: Tăng cường đầu tư thêm

cơ sở vật chất thiết bị dạy học cũng như tổ chức các buổi tập
huấn tiếp cận việc đổi mới để giáo viên có cơ hội học hỏi lẫn
nhau.
Thanh Hóa, ngày 12 tháng 04 năm 2022.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của

ĐƠN VỊ

mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.
NGƯỜI VIẾT

skkn


- 21 -

Nguyễn Hữu Hùng

Lê Thị Hương
TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. Hướng dẫn tự học Ngữ văn 6 tập 1 của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
2. Sách giáo viên môn Ngữ văn 6 của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
3. Tham khảo Internet.

skkn




×