Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Skkn xây dựng mô hình lớp học tương tác ở một số nội dung thuộc chương 5, chương 6 môn hóa học lớp 10 nhằm phát huy năng lực tự học, năng lực sáng tạo của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 21 trang )

MỤC LỤC
1. Mở đầu…………………………………………………………………….......2
1.1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………….2
1.2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………..3
1.3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………….3
1.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm……………………………………………...4
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm……………………………………4
2.2. Thực trạng của việc phát triển năng lực tự học cho học sinh……………….5
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề …………………………….6
2.3.1. Xây dựng “ lớp học tương tác”...................................................................6
2.3.2. Các bước thực hiện để xây dựng mô hình “lớp học tương tác”..................6
2.3.3. Hướng dẫn học sinh tự học trong “lớp học tương tác”.............………….10
2.3.4. Chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất………………………………………..10
2.3.5. Bài dạy minh họa.......................................................................................11
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm………………………………………16
3. Kết luận và kiến nghị………………………………………………………...19
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………...20

1

skkn


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết trong những năm gần đây, Bộ GDĐT đã ban hành
nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện các phương pháp dạy học,
hoạt động giáo dục và kiểm tra đánh giá tích cực. Song song với đó Bộ GD cịn
tăng cường chỉ đạo hướng dẫn dạy học và vận dụng kiến thức vào việc giải
quyết các vấn đề thực tiễn thông qua các dự án. Đặc biệt là Công văn 4612 ban


hành năm 2017 hướng dẫn thực hiện chương trình hiện hành theo định hướng
phát triển năng lực và phẩm chất học sinh là bước tổng kết các đổi mới trước
đây để triển khai đồng bộ ở các địa phương , đây vừa là sự chuẩn bị để giáo viên
và nhà trường từng bước làm quen ,vừa là bước tiếp cận với yêu cầu mới của
Giáo dục phổ thông cũng như yêu cầu của xã hội.
Việc chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ GDĐT và Sở GDĐT suốt thời gian qua
đã có tác động tích cực đến nhiều địa phương, nhà trường .Bản thân tôi xem đây
là một thử thách lớn để mỗi giáo viên chúng ta cần thay đổi phương pháp dạy
học nói chung và mơn Hóa học nói riêng. Trong đó, phương pháp dạy học theo
hướng phát triển năng lực được chú trọng. Nếu trước đây khi dạy kiến thức thì
Giáo viên là người cung cấp kiến thức, học sinh tiếp nhận. Thì nay, GV phải lên
kế hoạch tổ chức hoạt động sao cho chính HS là người được trải nghiệm cùng
nhau và tự mình chiếm lĩnh kiến thức thơng qua các kĩ năng thuyết trình, thảo
luận nhóm, tư duy cá nhân, phản biện, thực hành. Để từ kiến thức nền HS sẽ
được áp dụng kiến thức đã học để sáng tạo ra sản phẩm phục vụ cho hoạt động
của cuộc sống. Cũng vì vậy mà các em sẽ thấy lí thuyết, kiến thức khơ khan có ý
nghĩa, có gắn kết với thực tế cuộc sống.
Một trong những giải pháp để giúp học sinh hình thành được năng lực tự
học là xây dựng ‘lớp học tương tác’ nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo,
năng lực tự học của học sinh. Cao hơn nữa là giáo viên hướng dẫn học sinh tự
dạy học lẫn nhau, học sinh đóng vai trò là giáo viên. Vừa học, vừa chơi, kiến
thức không những khắc sâu mà các em sẽ thấy việc học rất gần gũi hơn nữa kĩ
năng tư duy sáng tạo được khơi gợi cần nhiều cho mọi cơng việc và ngành nghề.
Chính vì những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: Xây dựng mô hình “lớp học
tương tác” ở một số nội dung thuộc chương 5, chương 6 môn Hóa học lớp 10
nhằm phát huy năng lực tự học, năng lực sáng tạo của học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu
+ Nghiên cứu cơ sở pháp lý, cơ sở lí luận của việc phát triển năng lực tự học của
học sinh thông qua tổ chức “ lớp học tương tác”
2


skkn


+ Tìm hiểu thực trạng của cơng tác phát triển năng lực tự học của học sinh thông
qua tổ chức “ lớp học tương tác”
+ Xây dựng và tổ chức “ lớp học tương tác” thơng qua mơn Hóa học lớp 10 để
phát triển năng lực tự học cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Thị Lợi, thành
phố Sầm Sơn năm học 2021-2022
+ Không gian nghiên cứu: Trường THPT Nguyễn Thị Lợi, thành phố Sầm Sơn
+ Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 10C3, 10C5, 10C6 trường THPT Nguyễn
Thị Lợi.
+ Thời gian nghiên cứu: Học kì 2- Năm học 2021-2022
1.4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp đúc rút sáng kiến kinh nghiệm
2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận về dạy học phát triển năng lực tự học của học sinh
2.1.1.Khái niệm năng lực, năng lực người học
Năng lực là các khả năng và kỹ năng nhận thức vốn có ở cá nhân hay có thể
học được…để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Năng lực cũng hàm
chứa trong nó tính sẵn sàng hành động, động cơ, ý chí và trách nhiệm xã hội để
có thể sử dụng một cách thanh cơng và có trách nhiệm các giải pháp…trong
những tình huống thay đổi (Weinert, 2001)[1].
Năng lực của người học là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ
năng, thái độ... phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp
lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề

đặt ra cho chính các em trong cuộc sống (Nguyễn Cơng Khanh, 2013) [1].
2.1.2. Năng lực tự học của học sinh
Năng lực tự học là khả năng xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự
giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực
hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả; điều chỉnh những sai sót, hạn
chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thơng qua tự đánh giá hoặc
lời góp ý của giáo viên, bạn bè; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn
trong học tập[1]

3

skkn


2.1.3. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực
của học sinh
Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực khơng chỉ chú ý
tích cực hố học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải
quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời
gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học
tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý
nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những
tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ
đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
[2]
2.1.4. Quan điểm dạy học thông qua “ lớp học tương tác”
Là mơ hình dạy và học kết hợp, trong đó học sinh chủ động khám phá,
tiếp cận kiến thức thơng qua q trình tương tác, khuyến khích học sinh sáng
tạo, tạo cơ hội để học sinh hình thành và phát triển các tư duy bậc cao.
Trong “lớp học tương tác” thì GV sẽ cung cấp trước tài liệu học tập (gồm SGK,

file bài giảng Powerpoint, Video bài giảng) để học sinh tự nghiên cứu và có thể
khai thác tài liệu trên mạng. Bài giảng trở thành bài tập ở nhà mà người học phải
chuẩn bị trước khi lên lớp. Toàn bộ thời gian trên lớp sẽ dành cho các hoạt động
giải bài tập, ứng dụng lí thuyết bài giảng vào giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
để xây dựng hiểu biết dưới sự hướng dẫn của giáo viên; thay vì thuyết giảng,
trong lớp học GV đóng vai trò là người điều tiết hỗ trợ, thời lượng trên lớp chủ
yếu dành cho việc tổ chức các hoạt động giúp người học tương tác, tái hiện kiến
thức và vận dụng kiến thức vào xử lí các tình huống cụ thể.
Như vậy, nhờ vào phương tiện lưu trữ bằng công nghệ thơng tin, bài
giảng có thể tái sử dụng dễ dàng, đặc biệt là người học có thể nghe, xem nhiều
lần cho đến khi hiểu bài. Vì vậy, mơ hình này tạo cơ hội bình đẳng về tiếp nhận
thơng tin kiến thức. Những học sinh tiếp thu chậm có nhiều cơ hội để tiêu hóa
kiến thức thơng tin.
Ngồi ra, GV không lo sợ bài giảng ‘bị cháy giáo án’, HS khơng phải lo
lắng về áp lực phải hồn thành bài tập và các nghiên cứu nhỏ, vì họ có nhiều
thời gian để thảo luận và làm bài trên lớp cùng với bạn bè dưới sự hướng dẫn
của GV.
Thêm nữa, “lớp học tương tác” tạo môi trường dạy học tăng cường tiếp
xúc và tương tác giữa thầy và trò, và giữa trò với nhau, là sự kết hợp giữa dạy
trực tiếp và học thông qua xây dựng kiến thức, tạo ra cơ hội cá nhân hố q
trình giáo dục, chứ khơng phải là một sự thay thế người thầy hoàn toàn bằng
băng ghi hình như mơ hình học trực tuyến.[3]

4

skkn


2.1.5. Lợi ích của dạy học thơng qua “ lớp học tương tác”
- Kích thích sự tìm tịi, điều tra, thử nghiệm và khám phá của các học sinh.

- Kích thích sự sáng tạo, hợp tác và giao tiếp giữa giáo viên và học sinh.
- Cho phép kết hợp nhiều các phương pháp giảng dạy, thúc đẩy học tập tích cực
của học sinh.
- Cung cấp một môi trường đa giác quan giúp tối đa hóa khả năng tinh thần của
học sinh.
- Tối ưu hóa việc học của học sinh và phát triển các kỹ năng bằng cách tận dụng
tiềm năng của các công nghệ tiên tiến.
2.2. Thực trạng của vấn đề phát triển năng lực tự học cho học sinh thông
qua việc tổ chức “ lớp học tương tác”của môn Hóa học lớp 10.
Chương trình kì 2 của Hóa học 10 có rất nhiều phần kiến thức liên quan
tới thực tiễn, tuy nhiên phương pháp chủ yếu giáo viên áp dụng giảng dạy là
kiểu dạy học truyền thống, học sinh bị động nhiều trong việc tiếp thu kiến thức,
không tích cực, chủ động và sáng tạo trong quá trình học. Do vậy mà việc tự
học, khả năng sáng tạo chưa được phát huy nhiều.
Cơ sở vật chất của nhà trường đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc học
tập môn Hóa học nhưng chưa đủ đáp ứng với yêu cầu học trong các tiết thực
hành dẫn đến việc rèn luyện kĩ năng và sáng tạo của học sinh còn hạn chế.
Đa số giáo viên ngại tìm hiểu các phương pháp mới; thiếu kiên trì với cái
mới vì giáo viên tốn nhiều thời gian, phải vất vả, tìm tịi, sáng tạo trong khâu
thiết kế, soạn bài, sử dụng nhiều phương án, tình huống sư phạm để dẫn dắt, gợi
mở học sinh tìm hiểu, tư duy, sáng tạo,.. Mặt khác, dạy theo phương pháp truyền
thống có phần đơn giản, nhẹ nhàng hơn. Vì thế, dẫn đến sự nhàm chán trong các
5

skkn


tiết học, khơng kích thích được tinh thần và thái độ học tập của học sinh, làm
cho học sinh không có hứng thú, mặc dù Hóa học là mơn học có tính ứng dụng
cao trong xã hội hiện đại ngày nay.

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Xây dựng mô hình “ lớp học tương tác”
Thời
Hoạt động của giáo Hoạt động của học
Môi trường tương
gian
viên
tác
sinh

Trước
giờ
học

- Lựa chọn nội dung
bài học
- Thiết kế bài giảng,
video, chia sẻ tài liệu
học tập cho học sinh
- Giao nhiệm vụ học
tập cho học sinh

- Xem, nghiên cứu tài
liệu ở nhà
- Hồn thành các
nhiệm vụ học tập được
giao
- Tìm tịi sáng tạo các
nội dung học tập
- Soạn các thắc mắc,

các nội dung cần trao
đổi, tháo gỡ

Máy tính, mạng
Internet, các phần
mềm hỗ trợ tương
tác (Teams, Zalo,
Facebook, Gmail,...)

- Tổ chức thảo luận, - Thảo luận nhóm
Lớp học hoặc phòng
Trong
trao đổi các nội dung - Trao đổi với các bạn máy tính
giờ học học tập
và với GV
- Chuẩn hóa các kiến - Học sinh đóng vai trò
thức chính
là giáo viên, thực hiên
- Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học
việc tiếp nhận kiến
thức, kĩ năng của HS
Hỗ trợ, trao đổi, giải Thảo luận nhóm, trao Máy tính, mạng
đáp các thắc mắc của đổi với các bạn và GV Internet, các phần
Sau giờ HS
Thực hiện các nhiệm mềm hỗ trợ tương
học
Kiểm tra, đánh giá vụ học tập
tác (Teams, Zalo,
việc tiếp nhận kiến
Facebook, Gmail,...)

thức, kĩ năng của HS
2.3.2. Các bước thực hiện:
2.3.2.1. Bước 1: Nghiên cứu, lựa chọn nội dung kiến thức phù hợp có thể áp
dụng mơ hình “lớp học tương tác” và lên kế hoạch dạy học
Muốn thực hiện được bước 1, trước tiên GV cần nghiên cứu các nội dung sau:
- Mối liên hệ giữa kiến thức Hóa học trong SGK với thực tiễn
Ví dụ với nội dung “ Ứng dụng của Oxi” (tr.125 SGK Hóa học 10) ,GV giúp
học sinh tìm hiểu các ứng dụng của Oxi trong đời sống, trong sản xuất thông qua
việc cho các nhóm lên trình bày sản phẩm của mình . GV cũng có thể tổ chức
hoạt động dạy học để giúp HS làm rõ mối liên hệ giữa kiến thức Hóa học trong
6

skkn


SGK với thực tiễn bằng cách giao nhiệm vụ học tập tại nhà như sau: chia lớp
thành 4 nhóm, cùng tìm hiểu về một bài tốn trong thực tế, chẳng hạn bài tốn
tính sớ m3 khí Oxi mà mợt người bình thường cần dùng mỡi ngày, từ đó phát
hiện ra các cơng việc cần thực hiện trong bài tốn này và cách tiến hành thực
hiện các công việc tương ứng, rồi báo cáo trước lớp.
- Chú ý mạch tri thức giá trị trong nội dung bài giảng
Ví dụ khi dạy bài 33 “Axit sufuric và muối sunfat”, phần nội dung : Tính chất
hóa học của axit sufuric loãng, giáo viên tổ chức cho các nhóm học sinh tự
nghiên cứu, lên trình bày qua phương trình phản ứng và video thí nghiệm do
kiến thức này học sinh đã được học chương 1 Hóa học lớp 9.
Ví dụ khác như khi dạy bài 29: Oxi- Ozon , nội dung phần Oxi giáo viên có thể
cho đại diện các nhóm lên giảng bài theo ý tưởng của nhóm vì bài này học sinh
đã được học cơ bản ở chương trình Hóa học THCS, giáo viên đóng vai trò người
hướng dẫn.
- Gắn nội dung bài học với việc ứng dụng tri thức của bài học vào thực tiễn

một cách trực quan
Ví dụ như khi dạy bài “ Sơ lược về hợp chất có oxi của clo” ( Bài 24, SGK Hóa
học 10) Giáo viên có thể giao bài tập thực hành về nhà cho học sinh: Hãy tự
thiết kế một sơ đồ điều chế Nước Giaven và thử tính tẩy màu của nó. Giáo viên
giao nhiệm vụ cho các nhóm làm tại nhà, hôm sau đem đến lớp trình bày và báo
cáo kết quả.
Hay ví dụ khi dạy bài: Oxi- Ozon ( Bài 29, SGK Hóa học 10) giáo viên có thể
yêu cầu các nhóm học sinh trong lớp, mỗi nhóm làm 1 video về vai trò của tầng
Ozon và các biên pháp để giảm thiểu hiện tượng “ thủng tầng ozon”.
2.3.2.2. Bước 2: Thiết kế bài giảng hoặc xây dựng các video bài giảng
- Phần mềm Powerpoint để thiết kế các bài giảng và dùng phần mềm
- Phần mềm Camtasia Studio để kết hợp trình chiếu PowerPoint và ghi âm bài
giảng.
- Chia sẻ bài giảng và nhiệm vụ học tập trước 1 tuần lên hệ thống quản lý học
tập chung của lớp như: Facebool/Zalo/Gmail/Google Drive- dùng để lưu trữ các
tài nguyên liên quan đến nội dung học tập cũng như các nội dung báo cáo của
học sinh
- Youtube để lưu trữ bài giảng Video
- Sưu tầm các video hay trên Youtube
- OnlineQuizCreator là công cụ làm Quiz
- Facebook/Gmail/ Zalo để trao đổi trực tuyến
Để thực hiện được bước này thì GV cần:

7

skkn


+ Tích cực bồi dưỡng, học hỏi trau dồi, nâng cao trình độ chun mơn, thành
thạo các kỹ năng cơng nghệ thông tin

+ Mạnh dạn tạo ra các “lớp học tương tác” mọi lúc, mọi nơi, bất chấp không
gian
+ Chuẩn bị chu đáo một bài giảng ghi hình.
2.3.2.3. Bước 3: Học sinh chủ động tự học tập và sử dụng hiệu quả thời
gian học tập tại nhà để thực hiện các nhiệm vụ được giao
- Nghiên cứu SGK và tài liệu học tập của GV, tìm hiểu thêm các kiến thức trên
Internet để hoàn thành nhiệm vụ học tập
- Cần chủ động hợp tác, chia sẻ và trao đổi nội dung học tập cùng các bạn trong
nhóm đã được phân cơng
- Tìm hiểu và thử sức với các nội dung khó ngồi SGK để sáng tạo các sản phẩm
học tập độc đáo.
- Nội dung khó có thể gặp gỡ trao đổi trực tiếp với giáo viên ngoài giờ lên lớp,
giờ ra chơi hoặc chat/inbox qua các ứng dụng zalo, mail, Facebook, teams...
Như vậy, học sinh chủ động nghiên cứu các đoạn video bài giảng để hình thành
những ý kiến riêng, các câu hỏi xung quanh nội dung, và trước khi đến lớp đã có
những hiểu biết xung quanh khái niệm liên quan. Nhờ đó, học sinh được rèn kĩ
năng sử dụng máy tính, kĩ năng tìm kiếm kiến thức trên mạng, kĩ năng tự học và
cá nhân hóa việc học tập của bản thân.
2.3.2.4. Bước 4: Xây dựng kế hoạch và công cụ đánh giá kết quả học tập Thiết kế hoạt động học tập trên lớp theo hướng chia sẻ - giải đáp
- Soạn các bài đánh giá nhanh ở mức biết, hiểu bằng hình thức trắc nghiệm, điền
khuyết, kéo thả hoặc biến tấu các trò chơi,... đảm bảo các học sinh nắm chắc
kiến thức mới trả lời được.
- Nhận xét việc, đánh giá việc học ở nhà qua các kênh tương tác bằng cách chọn
ngẫu nhiên một số học sinh để “test” nhanh một vài câu hỏi
- Tổ chức thảo luận:
Học sinh có thể báo cáo nội dung học tập của mình/nhóm, các nhóm khác nhận
xét, đặt câu hỏi phản biện
Học sinh nêu các thắc mắc, đặt các câu hỏi với các nội dung chưa hiểu để trao
đổi, tháo gỡ
Giáo viên hoặc học sinh đưa ra các vấn đề nổi cộm, các nội dung khó của bài

học để thảo luận, đặc biệt là phần kiến thức ứng dụng được vào thực tiễn. Và
giáo viên sẽ là người cuối cùng giải đáp và chốt lại các vướng mắc
Giáo viên đánh giá cho điểm thông qua nội dung báo cáo/sản phẩm học tập
Một số hình ảnh trên lớp trong một số nội dung học tập chương 5, 6 lớp 10.

8

skkn


HS đóng vai trò GV giảng bài: Oxi
- Ozon, phần A : Oxi

HS trình bày video về hiện tượng “thủng
tầng Ozon” và các biện pháp khắc phục

HS trình bày sản phẩm chuẩn bị ở nhà theo nhóm về sơ đồ tư duy các đơn chất
Halogen trong bài : Luyện tập nhóm Halogen.
9

skkn


HS giảng bài “ Khái quát về nhóm
Hoạt động thảo luận nhóm của học
Halogen”
sinh ở bài: Axit sunfuric và muối sunfat
2.3.2.5. Bước 5: Giao bài tập về nhà
- Các bài tập sau giờ học trên lớp là những bài tập nâng cao có tính ứng dụng
trong thực tiễn, tạo cơ hội sáng tạo cho học sinh

- Giáo viên theo dõi, đánh giá kết quả làm bài tập của học sinh
Sau bước 5, giáo viên chuyển sang bước 1 để tạo video bài giảng mới hoặc bổ
sung video bài giảng cũ sao cho phù hợp với trình độ tiếp thu bài giảng của HS
hiện tại. HS cũng chuyển về bước 1 để nghiên cứu video bài giảng mới của giáo
viên.
2.3.3. Hướng dẫn học sinh hoạt động trong “lớp học tương tác”
Sau khi đã cho học sinh làm quen với việc học tập thơng qua “ lớp học
tương tác” mà mình đã thiết kế và tổ chức ở một số tiết học thì tiếp tục cho học
sinh tự thiết kế “ lớp học tương tác” của mình và thi đua giữa các nhóm.
- Giáo viên giới thiệu trang youtube và pinterest, trang facebook : Tôi yêu hóa
học, giáo viên KHTN, dạy học tích cực,.... thì có rất nhiều ý tưởng cho học sinh
tham khảo và thiết kế
- Giáo viên giao nhiệm vụ:
+ Mỗi nhóm tự lên ý tưởng về chủ đề hoặc phần kiến thức giáo viên giao
+ Tự lồng ghép kiến thức đã qui định vào ý tưởng đã xây dựng
+ Tổ chức chơi theo trạm để thi đua giữa các nhóm
+ Tiêu chí chấm điểm: Về hình thức (4 điểm), Về nội dung kiến thức (4 điểm)
Về cách tổ chức (2 điểm)
2.3.4. Chuẩn bị điều kiện, cơ sở vật chất cho việc xây dựng “ lớp học tương
tác”
+ Cơ sở vật chất: Muốn tổ chức tốt “ lớp học tương tác” thì cơ sở vật chất phải
đảm bảo gồm:
10

skkn


- Phịng học có đủ máy tính, máy chiếu (hoặc tivi từ 65 inch trở lên) , bảng phụ,
có mạng internet để kết nối.
- Giáo viên và học sinh phải có sự chuẩn bị trước các sơ đồ, bảng vẽ, giáo án ,…

của tiết học đó
+ Yêu cầu đối với giáo viên:
- Cần lựa chọn nội dung thích hợp, thiết kế các bài giảng, video, chia sẻ các tài
liệu đồng thời giao nhiệm vụ học tập cần thực hiện cho học sinh (tìm hiểu các
vấn đề học tập, bài tập phát triển năng lực, sản phẩm học tập,...)
- Trong tiết học trên lớp GV tổ chức cho HS thảo luận, trao đổi các nội dung bài
học giữa HS với HS sau đó kết luận các vấn đề chính của bài dạy học khi thực
hiện giờ giảng theo thời gian thực.
- GV tiếp tục hỗ trợ, trao đổi, giải đáp thắc mắc của HS về nội dung đã học trên
không gian lớp học qua các kênh như các phần mềm hỗ trợ tương tác (Teams,
Zalo, Facebook, Gmail,...) sau khi kết thúc giờ học trực tiếp cũng như thực hiện
kiểm tra, đánh giá việc tiếp nhận kiến thức, kỹ năng của HS.
+ Yêu cầu đối với học sinh:
- HS bắt buộc phải xem/nghiên cứu bài giảng, tài liệu, video ở nhà và hoàn
thành các nhiệm vụ học tập được GV giao trước khi tiết học được diễn ra.
- Trao đổi về những khó khăn, vướng mắc của mình khi nghiên cứu bài học tại
nhà
- HS dành thời gian để thảo luận nhóm, trao đổi với nhau và trao đổi với GV
trên lớp để củng cố kiến thức tự học và thực hiện bài tập vận dụng nâng cao
- HS làm bài tập và thực hiện các nhiệm vụ của GV giao sau mỗi buổi học.
2.3.5. Bài dạy minh họa: Bài 26: Luyện tập nhóm halogen
- Thời lượng : 2 tiết, giáo án tiết 1
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Củng cố về đơn chất Halogen
- Cấu tạo nguyên tử và phân tử của các halogen.
- Tính chất hóa học của các đơn chất Halogen
- Ứng dụng và phương pháp điều chế các đơn chất.
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng tự học, kĩ năng sáng tạo, kĩ năng hợp tác làm việc
nhóm, kĩ năng trình bày kiến thức, kĩ năng giải bài tập Hóa học của học sinh
3. Thái độ: Rèn thái độ học tập bộ mơn, lịng say mê nghiên cứu khoa học

4. Định hướng năng lực cần hình thành
- Năng lực tự phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngơn ngữ hóa học.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực tính tốn hóa học.
- Năng lực làm việc hợp tác nhóm
II. Chuẩn bị:
1. Phương pháp: Phương pháp dạy học nhóm kết hợp với làm việc cá nhân
11

skkn


2. Phương tiện , thiết bị:
Giáo viên: Hệ thống lý thuyết và bài tập
Học sinh: Sơ đồ tư duy về các đơn chất Halogen, các bài tập cơ bản về Halogen.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài
3. Bài mới:
Hoạt động 1( 2 phút) : Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tị mị của học sinh vào chủ đề học tập.
Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực ,hiệu quả.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Học sinh các nhóm báo cáo về
Các em đã được nghiên cứu về chủ đề
việc chuẩn bị sản phẩm của nhóm
Halogen. Với nhiệm vụ giáo viên giao cho mình ở nhà.

các nhóm về nhà làm: Vẽ sơ đồ tư duy về
các đơn chất Halogen, bây giờ chúng ta
cùng trình bày sản phẩm của các nhóm qua
bảng phụ và tivi.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà của các nhóm học sinh.
Hoạt động 2 (20 phút) : Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Củng cố về
Cấu tạo nguyên tử và phân tử của các halogen.
Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của các đơn chất Halogen
Tính chất hóa học của đơn chất Halogen: Tính oxi hóa mạnh
Ứng dụng của các đơn chất Halogen
Phương pháp điều chế các đơn chất.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiến thức cần nắm vững
- HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập thông
GV:Chuyển giao nhiệm vụ học tập
qua làm việc nhóm.
Cho các nhóm cử đại diện lên báo cáo - HS cử đại diện báo cáo sản phẩm ,kết
về sản phẩm của nhóm mình.
quả thực hiện nhiệm vụ, Học sinh nhóm
+ Nhóm 1: Sơ đờ tư duy về Flo
khác cùng tham gia thảo luận
+ Nhóm 2: Sơ đồ tư duy về Clo
- HS: Có thể báo cáo sản phẩm sơ đờ tư
+ Nhóm 3: Sơ đồ tư duy về Brom
duy qua bảng phụ hoặc trên màn hình
+ Nhóm 4: Sơ đờ tư duy về Iot
tivi.Mỡi nhóm có thời gian 5 phút để trình

GV: Quan sát quá trình thực hiện bày và trả lời câu hỏi của GV và của
nhiệm vụ của HS có thể giúp đỡ HS nhóm khác
khi cần thiết
- HS: Các nhóm thảo luận, đặt câu hỏi,
Có thể đặt thêm các câu hỏi phụ cho nhận xét, đánh giá, cho điểm về sản phẩm
các nhóm
của nhóm khác.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
12

skkn


Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS thơng qua mức độ hồn
thành u cầu nhiệm vụ học tập, yêu cầu:
- Nội dung đầy đủ, chính xác, cơ đọng.
- Hình thức: + Bố cục cân đối, chữ rõ ràng
+ Thiết kế đẹp, sáng tạo,…

Hoạt động 3 ( 18 phút) : Luyện tập
Mục tiêu: Củng cố về
+ Rèn luyện kĩ năng giải bài tập lý thuyết
+ Phát triển năng lực tính tốn hóa học
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

A. Kiến thức cần nắm vững
- HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập thông qua
GV:Chuyển giao nhiệm vụ học làm việc nhóm. Tham gia trò chơi “cờ cá

tập
ngựa”
Cho các nhóm bốc thăm màu của
cờ cá ngựa trong trò chơi “ Cờ cá
ngựa”. GV phổ biến luật chơi và
cách chơi, cách cho điểm
- Các nhóm lần lượt trả lời 5 câu
hỏi của nhóm mình, nhóm nào trả
lời sai, các nhóm khác sẽ có quyền
trả lời thay (ưu tiên nhóm có câu trả
lời nhanh nhất).
- Nhóm nào trả lời đúng 5 câu
nhanh nhất sớm nhất sẽ dành chiến
thắng.
GV: Tổ chức cho 4 nhóm chơi trò
chơi
- HS : Thảo luận trả lời các câu hỏi của nhóm
- GV: Kết thúc trò chơi, GV nhận mình và câu hỏi của nhóm khác( nếu nhóm
xét, đánh giá cho điểm hoặc trao đó trả lời sai)
quà cho các nhóm.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn
thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và
những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức.
13

skkn


- Các câu hỏi được sử dụng trong trò chơi

Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen?
A. Ở điều kiện thường là chất khí.
B. Có tính oxi hóa mạnh.
C. Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
D. Tác dụng mạnh với nước.
Câu 2: Trong các hợp chất flo ln có số oxi hố âm vì flo là phi kim:
A. mạnh nhất
B. có bán kính ngun tử nhỏ nhất
C. có độ âm điện lớn nhất
D. A, B, C đều đúng
Câu 3: Cho phản ứng: 2F2 + H2O   4HF + O2
Phản ứng trên cho biết:
A. flo chỉ có tính khử
B. flo chỉ có tính oxi hố
C. flo vừa có tính oxi hố ,vừa có tính khử D. flo khơng có tính oxi hố, khơng có
tính khử
Câu 4: Cấu hình electron lớp ngồi cùng của các nguyên tử các nguyên tố halogen

A.ns2np4.
B. ns2np5.
C. ns2np3.
D. ns2np6
Câu 5: Trong phản ứng Clo với nước, vai trò của Clo
A. chất oxi hóa.
B. chất khử.
C. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.
D. khơng đóng vai trò gì.
Câu 6: Axit khơng thể đựng trong bình thủy tinh là
A. HNO3
B. HF.

C. H2SO4.
D. HCl.
Câu 7:Chất nào sau đây thường được dùng để điệt khuẩn và tẩy màu ?
A. O2.
B. N2.
C. Cl2.
D. F2.
Câu 8: Để nhận biết Iot người ta cho Iot
A.Tác dụng với hidro
B.Tác dụng với kim loại
C.Tác dụng với hồ tinh bột
D. Tác dụng với nước.
Câu 9: Dùng muối Iot để phòng chống bứu cổ. Muối Iot là hỗn hợp muối NaCl và
A.KI
B.I2
C.KIO3
D.A hoặc C
Câu 10: Phản ứng nào sau đây chứng minh: brom có tính oxi hố mạnh hơn iot?
A. Br2 + H2O -> HBr + HBrO
B. Br2 + 2NaI -> 2NaBr + I2
C. Br2 +2NaOH ->NaBr +NaBrO +H2O D. Br2 +5Cl2 +6H2O ->2HBrO3 + 10HCl
Câu 11: Bản chất liên kết của các phân tử halogen X2 là:
A. liên kết ion
B. liên kết cộng hố trị khơng cực
C. liên kết cộng hố trị có cực
D. liên kết cho – nhận
Câu 12: Trong các nhận xét về flo, clo, brom, iot
a) trong các phản ứng hố học, clo ln là chất oxi hố
b) tính oxi hóa của các halogen tăng dần từ I đến F
c) flo chỉ có tính oxi hóa, còn Clo, Brom, Iot ngoài tính oxi hóa còn có tính khử.

d) đều có 7 electron ở lớp ngoài cùng.
Các nhận xét đúng là
A. a, b, c 
B. b, c
C. b, c, d 
D. a, b, d
Câu 13: Ion nào có tính khử mạnh nhất trong số các ion sau?
A. F– 
B. Br– 
C. Cl– 
D. I–
Câu 14: Để điều chế F2, người ta dùng phương pháp nào sau đây?
14

skkn


A. Đun KF với H2SO4 đặc nóng
B. Đun KF với HNO3 đặc nóng
C. Điện phân dung dịch KF và HF
D. Điện dung nóng chảy hỗn hợp KF và HF
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Brom phản ứng với hidro ở nhiệt độ thường
B. Brom và iot phản ứng trực tiếp với nhiều kim loại
C. Brom và iot là những chất oxi hóa mạnh nhưng kém clo
D. Iot phản ứng với hidro ở nhiệt độ cao.
Câu 16: Trong phịng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách?
A. điện phân nóng chảy NaCl.
B. cho dd HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.
C. điện phân dd NaCl có màng ngăn.

D. cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl.
Câu 17: Sẽ quan sát được hiện tượng gì khi ta sục clo vào dung dịch KI có chứa
sẵn một ít hồ tinh bột ?
A. khơng có hiện tượng gì.
B. Có hơi màu tím bay lên.
C. Dung dịch chuyển sang màu vàng.
D. Dung dịch có màu xanh đặc trưng.
Câu 18: Sục Cl2 vào nước, thu được nước clo màu vàng nhạt. Trong nước clo có
chứa các chất là
A. Cl2, H2O.
B. HCl, HClO.
C. HCl, HClO, H2O.
D. Cl2, HCl, HClO, H2O.
Câu 19: Nguyên tố Cl ở ô thứ 17 trong bảng tuần hồn, cấu hình electron của ion
Cl- là
A. 1s22s22p63s23p4 B. 1s22s22p63s23p2 C. 1s22s22p63s23p6 D. 1s22s22p63s23p5
Câu 20: Trong công nghiệp iot chủ yếu được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nào?
A. Nước biển.   
B. Muối ăn.
C. Rong biển.   
D. Tro.
Câu 21: Khoáng vật nào sau đây có chứa flo?
A. cacnalit
B. xinvinit
C. pirit
D. Criolit
Câu 22: Halogen nào được ứng dụng để tạo hợp chất chống dính trong xoong,
chảo, nồi cơm điện… ?
A. Flo.    
B. Iot.

C. Brom.    
D. Clo.
Câu 23: Đốt cháy sắt trong khí clo, người ta thu được 32,5 gam muối. Thể tích khí
clo (đktc) đã tham gia phản ứng là
A. 6,72 lít.  
 
 B. 13,44 lít.   
C. 4,48 lít.    
D. 2,24 lít.
Câu 24: Cho 1,12 lít (đktc) halogen X 2 tác dụng vừa đủ với đồng kim loại thu được
11,2 gam CuX2. Nguyên tố halogen là
A. Flo.    
B. Clo.
C. Brom.    
D. Iot.
Câu 25: Cho 2,24 lit halogen X2 tác dụng vừa đủ với magie thu được 9,5g MgX2.
Nguyên tố halogen đó là
A. Flo.    
B. Clo.
C. Brom.    
D. Iot.
Hoạt động 4: Mở rộng ( 5 phút)
- GV: Chiếu 1 video về ứng dụng của 1 Halogen. Yêu cầu học sinh trả lời các
câu hỏi:
+ Video nói về Halogen nào?
+ Kể những ứng dụng mà em xem được trên video?

15

skkn



+ Trong các ứng dụng đó em biết được bao nhiêu ứng dụng trong cuộc sống
hàng ngày của em?
- HS: xem video giải quyết vấn đề
Hoạt động 5: Bài tập về nhà (2 phút)
BTVN: + Làm BT1, 3, 4,5 trong sách bài tập
+ Đọc lại phần kiến thức: Các hợp chất của Halogen.
+ Thiết kế sơ đồ điều chế nước Giaven từ các vật dụng sẵn có ( nước
muối, pin, dây điện, cực than chì,...) tiết sau nộp sản phẩm theo nhóm
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, với đồng nghiệp và nhà trường.
- Khi tiến hành thực hiện đề tài tôi đã dùng 3 lớp 10 gồm : 10C3, 10C5, 10C6.
Kết quả dạy học thu được qua kết quả phiếu khảo sát ở các lớp như sau:
TỔNG HỢP PHIẾU KHẢO SÁT

STT
THÔNG TIN KHẢO SÁT
TỶ LỆ(%)
1. Theo em, học tập Hóa học như thế nào là hiệu quả?
□ Chỉ học trên lớp là đủ.
8,75
□ Chỉ có hiệu quả khi tự nghiên cứu SGK.
5,63
□ Phải nghiên cứu và tìm thêm tài liệu ngồi 26,17
SGK.
□ Phải nghiên cứu SGK, tìm thêm tài liệu 59,45
tham khảo, rèn kĩ năng tự học và có GV
hướng dẫn.
2. Em tự đánh giá kỹ năng nghe giảng và ghi chép của bản thân ở mức độ:

□ Tốt
61,23
□ Khá
25,27
□ Chưa tốt
13,50
3. Em tự đánh giá kỹ năng hoạt động nhóm của bản thân ở mức độ:
□ Tốt
70,14
□ Khá
27,52
□ Chưa tốt
2,34
4. Em tự đánh giá kỹ năng trình bày, phát biểu ý kiến trước lớp của bản thân ở
mức độ:
□ Tốt
35,68
□ Khá
51,73
□ Chưa tốt
12,59
5. Em tự đánh giá kỹ năng sử dụng CNTT trao đổi với bạn bè và giáo viên của
bản thân ở mức độ:
□ Tốt
80.32
□ Khá
16,51
□ Chưa tốt
3,17
6. Em tự đánh giá kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá trong học tập của bản thân ở

16

skkn


mức độ:
□ Tốt
54,24
□ Khá
30,39
□ Chưa tốt
15,37
7. Em tự đánh giá kỹ năng khai thác tài liệu học tập bằng phương tiện CNTT và
truyền thông của bản thân ở mức độ:
□ Tốt
65,03
□ Khá
33,41
□ Chưa tốt
1,56
8. Em tự đánh giá kỹ năng lập kế hoạch học tập của bản thân ở mức độ:
□ Tốt
26,24
□ Khá
50,67
□ Chưa tốt
23,09
9. Theo em, phạm vi ứng dụng của Hóa học trong thực tiễn như thế nào?
□ Rất nhiều
67,27

□ Bình thường
23,45
□ Ít
9,28
□ Khơng có
0
10. Những hoạt động của em trong giờ Hóa học:
Các hoạt động
Mức độ hoạt động
Thường
Đôi khi
Ít khi
xuyên
Nghe GV giảng và chép
7,02
22,86
70,12
GV đọc cho chép
0
0
0
Ghi chép vào vở
2,84
78,58
18,58
Làm việc nhóm và thuyết trình nội dung 85,77
10,06
4,17
học tập
GV giải đáp các thắc mắc

82,54
14,00
4,13
GV giao các yêu cầu học tập
81,61
13,04
5,35
Được sáng tạo từ những kiến thức đã học 49,26
41,42
5,67
và hướng dẫn của GV
Em đã có sản phẩm học tập khi học Hóa 85,77
học (File báo cáo, tranh ảnh, thiệp,
poster,...)

10,06

4,17

Tranh luận và phản biện giữa các nhóm

10,06

4,17

85,77

11. Những hoạt động ở nhà của em khi học môn Hóa học:

Các hoạt đợng


Mức đợ hoạt đợng
Thường
Đơi khi
xun
85,77
10,06

Học thuộc lí thuyết

Ít khi
4,17

17

skkn


Làm Bài tập về nhà

85,77

10,06

4,17

Nghiên cứu tài liệu của GV giao (Video 87,14
bài giảng, Nhiệm vụ học tập, ...)

10,78


2,08

Làm việc nhóm với các bạn

87,14

10,78

2,08

Khơng học

0

2,08

97,92

Nhắn tin hoặc gọi điện trao đổi với giáo 87,14
viên

8,69

4,17

Khơng phải học nội dung nào vì GV khơng 0
kiểm tra

0


0

Có cơ hội sáng tạo học tập

47,65

0

55,47

44,53

52,35

Có một số nội dung chưa hiểu hoặc chưa 0
làm được theo yêu cầu của GV
12. Đánh dấu X vào những hoạt động em u thích khi học mơn Hóa học

Các hoạt động

Mức độ hoạt động
Thích Không thích Rất thích
Nghe GV giảng và chép
0
4,17
0
GV đọc cho chép
0
2,08

0
Ghi chép vào vở
0
8,34
0
Làm việc nhóm và thuyết trình nội dung 7,67
7,66
84,67
học tập
GV giải đáp các thắc mắc
10,22 5,11
84,67
GV giao các yêu cầu học tập
26,54 7,75
65,71
Được sáng tạo từ những kiến thức đã học 26,54 7,75
65,71
và hướng dẫn của GV
Em đã có sản phẩm học tập khi học Hóa 26,54 7,75
65,71
học (File báo cáo, tranh ảnh, thiệp,
poster,...)
Tranh luận và phản biện giữa các nhóm
34,13 5,7
60,17
- Qua phiếu khảo sát trên, có thể thấy học sinh đã nhận thức được vai trò và ảnh
hưởng của Hóa học trong xã hội hiện đại và trong quá trình giảng dạy, tôi nhận
thấy, học sinh hào hứng và chủ động tham gia vào bài học hơn khi chưa áp
dụng. Học sinh chủ động hơn và khả năng tự học của học sinh cũng tiến bộ rõ
rệt. Học sinh vận dụng tốt hơn các kĩ thuật vào từng tình huống cụ thể. Số học

sinh biết lên kế hoạch học tập tăng lên đáng kể, biết khai thác hiệu quả ứng dụng
CNTT khi làm các nhiệm vụ học tập, có thể tự tin thuyết trình và phản biện,...
- Bản thân tơi có điều kiện nâng cao trình độ chun mơn, kĩ năng truyền thụ
kiến thức cho học sinh, được đồng nghiệp và học sinh đánh giá cao về tinh thần
trách nhiệm và tâm huyết với sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
18

skkn


- Đối với đồng nghiệp và nhà trường:
+ Từng bước thay đổi nội dung và hình thức kiểm tra và đánh giá của mơn Hóa
học ở bậc THPT như: Khơng chỉ đánh giá về kiến thức mà còn đánh giá về năng
lực, sử dụng câu hỏi dạng mở, đánh giá q trình học.
+ Có định hướng bồi dưỡng nâng cao nhận thức và phương pháp dạy học mới để
giáo viên tiếp cận và vận dụng sáng tạo trong các giờ học.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Sau một thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài, tôi đã thu được một số kết
quả sau:
+ Nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học.
- Nghiên cứu lý luận về dạy học phát triển năng lực tự học của học sinh thông
qua mô hình “ lớp học tương tác”.
+ Xây dựng được mơ hình “ lớp học tương tác”. Có thể áp dụng cho mọi môn
học, cho cả giờ bài tập, ơn tập, bài mới….và có thể lan tỏa cho các lớp và các
trường học.
+ Có kết luận và nhận xét về tác dụng của mô hình đối với việc tự học , khả
năng sáng tạo của học sinh
+ Tiến hành TNSP để kiểm chứng tính hiệu quả và tính khả thi của đề tài: Trong

năm học 2021-2022, tôi đã tiến hành TNSP tại Trường THPT Nguyễn Thị LợiSầm Sơn và nhận thấy điểm trung bình của các lớp được nâng cao hơn so với
khi chưa áp dụng, đồng thời giúp học sinh u thích mơn học hơn.
Tơi hi vọng, đề tài này có thể đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao
chất lượng dạy học mơn Hóa học ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay. Rất
mong nhận được sự đóng góp, cho ý kiến của bạn bè, đồng nghiệp để ngày càng
hồn thiện và có thể áp dụng ở các trường THPT cùng điều kiện. Trân trọng cảm
ơn.
3.2. Kiến nghị : Khơng
Thanh hóa, ngày 27 tháng 04 năm 2022
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác
Người viết

Nguyễn Thị Trang
TÀI LIỆU THAM KHẢO

19

skkn


1.[1] Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2009), Lý luận dạy học hiện đại,
tài liệu học tập đổi mới phương pháp dạy học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
2. [2] Cao Cự Giác, Nguyễn Xuân Trường (2005), “Các xu hướng đổi mới
phương pháp dạy học Hoá học ở trường phổ thơng hiện nay”, Tạp chí Giáo dục,
(128), tr.34-36.
3.[3] Đặng Xn Thư (2010), Luyện tập và tự kiểm tra, đánh giá theo
chuẩn kiến thức, kỹ năng Hóa học 12, Nxb Giáo dục Việt Nam.
4.[4] Thông tin từ internet: Trang youtube, trang pinterest, nhóm facebook

dayhoctichcuc, nhóm facebook lớp học sáng tạo, nhóm facebook Giáo viên
KHTN, nhóm facebook tôi yêu hóa học.

20

skkn


DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN
ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH XẾP LOẠI
TT

Tên đề tài

Cấp ĐG

Kết quả

Năm ĐGXL

XL

1

Phát triển năng lực của học sinh thông Cấp Tỉnh
qua tổ chức trò chơi ở chương trình hóa
học hữu cơ lớp 12

Loại C


Năm 2021

2
3
4
5
6

21

skkn



×