Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Skkn tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại thành nhà hồ nhằm nâng cao hứng thú, kết quả học tập và phát triển năng lực cho học sinh trường thpt thường xuân 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 23 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Những năm gần đây, vấn đề đổi mới giáo dục đã và đang được Đảng, Nhà
nước và nhân dân hết sức quan tâm. Đặc biệt từ năm 2013, khi Nghị quyết 29NQ/TW “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm đáp ứng u
cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” được Hội nghị TW8 (khóa XI) thơng
qua. Đổi mới được tiến hành toàn diện “từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục
tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực
hiện”[1]. Một trong những giải pháp trọng điểm là “đổi mới mạnh mẽ và đồng
bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển
phẩm chất, năng lực của người học”[1]. Nghĩa là, song song với việc đổi mới
chương trình, các yếu tố nội dung, tài liệu học tập cần được đa dạng hoá,
phương pháp dạy học tiếp tục phải đổi mới theo hướng hiện đại, phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, khắc
phục lối truyền thụ áp đặt, một chiều, ghi nhớ máy móc, khuyến khích tự học,
hình thức học tập cần đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khố... Thêm
vào đó, phải tăng cường các hoạt động trải nghiệm thực tế nhằm giáo dục đạo
đức, lối sống và rèn luyện kỹ năng cho học sinh theo tinh thần Nghị quyết số
44/NQ-CP.
Nước ta là nước có lịch sử văn hóa lâu đời. Di sản văn hóa Việt Nam là
những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc anh em,
trải qua một quá trình lịch sử lâu đời, được trao truyền, kế thừa và sáng tạo qua
nhiều thế hệ. Di sản văn hóa là bộ phận quan trọng của nền văn hóa dân tộc,
chứa đựng những tri thức, kinh nghiệm sống, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Vì vậy, đây là một trong những nguồn sử liệu quan trọng, là phương tiện trực
quan quý giá trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng. Hơn nữa,
Thanh Hố là vùng đất có truyền thống lịch sử - văn hóa lâu đời. Bởi vậy, hệ
thống di sản văn hóa phong phú, bao gồm cả di sản văn hóa vật thể và phi vật
thể. Hầu như ở mỗi thời kỳ lịch sử, nơi đây đều có những di sản tiêu biểu, phản
ánh dòng chảy liên tục của lịch sử dân tộc. Việc khai thác tốt di sản văn hóa tiêu
biểu tại Thanh Hóa góp phần to lớn vào việc giúp học sinh học tập môn lịch sử


một cách hiệu quả cao và hứng thú.
Trên thực tế, việc dạy học lịch sử ở các trường phổ thơng hiện nay ngồi
những mặt tích cực cịn bộc lộ nhiều bất cập. Trước hết, vì đối tượng của lịch sử
là quá khứ, nên người giảng dạy khó có thể áp dụng các phương pháp “trực quan
sinh động” như các môn học khác, thêm vào đó là việc phải nhớ nhiều sự kiện,
ngày tháng làm cho nhiều học sinh cảm thấy khó khăn, nhàm chán trong những
giờ học lịch sử. Thứ hai, do quá trình cơng nghiệp hóa của đất nước đã hướng
mọi người lựa chọn các ngành phục vụ cho sản xuất công nghiệp với nhiều cơ
hội nghề nghiệp, việc làm. Đối với các ngành nghề thuộc lĩnh vực khoa học xã
hội sinh viên ít cơ hội nghề nghiệp hơn. Thực trạng trên đã tác động rất lớn đến
tâm lý học sinh, làm cho các em ít chú ý và hướng đến việc ơn luyện, trau dồi
1

skkn


kiến thức lịch sử, khiến cho môn lịch sử không được coi trọng như giá trị nó vốn
có. Mặt khác, trong quá trình dạy học, giáo viên chưa phát huy được tính tích
cực của học sinh, dạy học theo phương pháp truyền thống, tiếp cận nội dung là
chủ yếu. Từ thực tế đó, tơi chọn đề tài “ Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
tại thành nhà Hồ nhằm nâng cao hứng thú, kết quả học tập Lịch sử và phát triển
năng lực cho học sinh trường THPT Thường Xuân 2” là vấn đề nghiên cứu của
bản thân với hi vọng được chia sẻ cùng đồng nghiệp một hình thức dạy học hiệu
quả.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm:
- Khẳng định di sản văn hóa là một nguồn nhận thức, một phương tiện trực quan
quý giá trong dạy học (nói chung) dạy học Lịch sử (nói riêng). Bởi vậy di sản
văn hóa có vai trị to lớn trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Lịch sử
ở trường THPT và phát triển năng lực cho học sinh.

- Khẳng định việc tổ chức dạy học trải nghiệm sáng tạo tại di sản văn hóa là một
hình thức dạy học quan trọng bên cạnh việc tiến hành bài học trên lớp và là một
trong những giải pháp quan trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở
trường phổ thơng cần được chú ý khuyến khích thực hiện.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là q trình sử dụng di sản văn hố tại
địa phương trong dạy học Lịch sử ở trường THPT Thường Xuân 2 với hình
thức dạy học trải nghiệm sáng tạo tại di sản.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu lý thuyết: Phân tích tổng hợp các tài liệu về phương pháp dạy học
lịch sử, các tài liệu lịch sử, tài liệu văn hóa liên quan đến đề tài SKKN; Nghiên
cứu chương trình, SGK Lịch sử lớp 10 (chương trình chuẩn) để xác định nội
dung có thể tổ chức dạy học trải nghiệm sáng tạo tại di sản văn hóa.
- Nghiên cứu thực tiễn: Thơng qua phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp, quan sát
dự giờ, kiểm tra đánh giá...để điều tra thực tế làm rõ thực trạng việc tiến hành
dạy học tại di sản ở trường THPT tỉnh Thanh Hố nói chung, trường THPT
Thường Xn 2 nói riêng
- Thực nghiệm sư phạm: Soạn bài để tiến hành thực nghiệm nhằm kiểm chứng
những biện pháp SKKN đề xuất.
- Phương pháp toán học thống kê: để xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm. Việc
so sánh các giá trị thu được giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là cơ sở để
đánh giá hiệu quả của các biện pháp SKKN đề xuất.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Các nhà khoa học nghiên cứu về lý luận và phương pháp dạy học lịch sử
nước ta đã bàn nhiều đến ý nghĩa, vai trị, các hình thức, phương pháp sử dụng
phương tiện dạy học, tư liệu và tài liệu lịch sử địa phương (trong đó có di sản

2


skkn


văn hóa) trong dạy học lịch sử, coi đó như một phương tiện trong việc nâng cao
hiệu quả dạy học bộ mơn.
Trong giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” (Phan Ngọc Liên,
Nguyễn Thị Cơi, Trịnh Đình Tùng, 2002, NXB ĐHSP Hà Nội ) đã khẳng định
giá trị của di sản văn hóa, của phương tiện dạy học nói chung trong dạy học lịch
sử. Trong “Một số vấn đề về đổi mới dạy học lịch sử ở trường phổ thông” tác
giả Phan Ngọc Liên đã nêu rõ những yêu cầu của việc đổi mới phương pháp và
hình thức tổ chức dạy học trong đó cần “tăng cường tính khoa học, tính cụ thể
của sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử”, “tổ chức cho học sinh tiếp cận nhiều hơn
với các sử liệu”, tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, thực hành bộ
mơn với các hoạt động như tham quan bảo tàng lịch sử cách mạng, nhà truyền
thống, chiến trường xưa, dạy học tại thực địa, nghiên cứu, học tập lịch sử địa
phương… Tác giả Phạm Thị Cúc trong bài viết “Mấy suy nghĩ về nguyên nhân
suy giảm chất lượng môn Sử- một vài giải pháp” đã chỉ ra một trong những
nguyên nhân quan trọng là do giờ học lịch sử chưa được đổi mới nhiều, thường
gị bó, khơ khan, nặng về thuyết trình, nhồi nhét kiến thức, khơng gây được
hứng thú cho học sinh…Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số biện pháp như
“thay đổi khơng gian và hình thức học bằng việc tổ chức nhiều hoạt động ngoại
khóa (dã ngoại, học lịch sử địa phương tại thực địa, học ở Viện bảo tàng, học
bằng cách xem phim tài liệu, học ở phịng bộ mơn…”
Ngồi ra, tác giả Hoàng Thanh Hải trong các bài “Di tích lịch sử và việc
giảng dạy lịch sử ở trường phổ thơng” (Tạp chí Xưa và nay 4/1996); “Sử dụng
di tích lịch sử cách mạng trong dạy học lịch sử tại thực đại” (Tạp chí Nghiên
cứu giáo dục, 2/1997); “Tổ chức hướng dẫn cho HS phổ thông tham gia các lễ
hội xuân tại di tích lịch sử” (Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, 5/1997); “Giáo dục ý
thức tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa cho học sinh qua mơn

lịch sử” (Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, Số 308, 2013)...; tác giả Ngô Thị Lan
Hương với bài “Sử dụng di sản văn hóa vật chất nâng cao hiệu quả dạy học lịch
sử ở trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc” (Tạp chí giáo dục số 321,
2013).... đều đề cập đến những khía cạnh khác nhau của việc sử dụng di sản văn
hóa trong dạy học lịch sử.
Cơng trình chun khảo Thành Tây Đơ - DSVH thế giới của tác giả
Nguyễn Thị Thúy (NXB Khoa học xã hội, 2014) đã thể hiện những kết quả
nghiên cứu toàn diện với phương pháp tiếp cận mới. Trong cơng trình, tác giả
“khơng chỉ dừng việc nghiên cứu xoay quanh tịa thành” mà “đã mở rộng khơng
gian và xem xét trong cả một thời gian lịch sử dài”, “công việc xây dựng và q
trình sử dụng thành Tây Đơ đã được tác giả phân tích trong mối quan hệ với
các nhân tố tự nhiên, xã hội và trong tổng thể khơng gian văn hóa của vùng đất
Vĩnh Lộc” [14, tr.10-11]. Cơng trình là tài liệu tham khảo đặc biệt quan trọng
của tôi, bởi lẽ, Thành Nhà Hồ là di sản văn hóa thế giới cần thiết lựa chọn sử
dụng tạo biểu tượng điển hình trong dạy học trải nghiệm sáng tạo
Đặc biệt, trong bài “Dạy học lịch sử thông qua các di sản”của tác giả
Phạm Mai Hùng - Hội khoa học lịch sử Việt Nam - đã khẳng định “Giáo dục
3

skkn


thơng qua các di sản (văn hóa) là phương pháp có tính phổ biến ở mọi quốc gia,
khơng phân biệt chính trị- xã hội, nó được hình thành từ rất sớm và ln có tính
kế thừa, duy trì, phát triển cho tương thích với điều kiện cụ thể của từng quốc
gia...”. Tác giả trình bày thuyết phục tiềm năng di sản văn hóa Việt Nam, đồng
thời nhấn mạnh “Dạy và học lịch sử thơng qua các di sản văn hóa là phương
pháp trực quan, sinh động và thực sự có hiệu quả”,“đây là phương pháp tối ưu
không chỉ giúp cho học sinh củng cố, mở rộng các kiến thức đã được truyền thụ
trên lớp mà còn bồi dưỡng trực tiếp cho các em năng lực cảm nhận cái đẹp, cái

hay... Đồng thời, giúp học sinh tích lũy vốn sống, kỹ năng lao động, kỹ năng
giao tiếp, kỹ năng ứng xử, tôn trọng quá khứ để vững bước vào tương lai...”....
Như vậy, những nguồn tài liệu nêu trên đã khẳng định vai trị, ý nghĩa của di
sản văn hóa trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Đồng thời cũng chỉ rõ
những loại di sản thường sử dụng và ý nghĩa của việc phát huy di sản văn hóa
trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng và nguyên tắc, hình thức tổ
chức, phương pháp tổ chức cho học sinh học tập với các di sản văn hóa…. Trên
cơ sở tiếp thu, kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả cộng với những kinh
nghiệm mà tôi có được từ thực tiễn dạy học ở trường THPT, đề tài “Tổ chức
hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại thành nhà Hồ nhằm nâng cao hứng thú, kết
quả học tập Lịch sử và phát triển năng lực cho học sinh trường THPT Thường
Xuân 2” tập trung vào việc thiết kế, tổ chức một giờ học trải nghiệm sáng tạo tại
di sản văn hóa ở một địa phương cụ thể (Thành nhà Hồ, Thanh Hóa) cho một
đối tượng cụ thể (học sinh trường THPT Thường Xuân 2) nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông, phát triển năng lực học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong chương trình Lịch sử THPT nói chung, chương trình Lịch sử lớp 10
nói riêng, có rất nhiều đơn vị kiến thức có thể tổ chức dạy học trải nghiệm tại di
sản. Bài 19 : Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV (Lịch
sử 10) là bài trọng tâm trong chương trình lịch sử lớp 10 đặc biệt là giai đoạn
lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV. Nội dung chủ yếu đề cập đến các
cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta trong gần 6 thế kỉ đầu thời
kì độc lập: Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê, cuộc kháng chiến chống
Tống thời Lý, các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông –Nguyên ở các thế
kỉ XIII, phong trào đấu tranh chống quân Minh và khởi nghĩa Lam Sơn. Do
dung lượng bài khá dài nên nhìn chung đa số giáo viên gặp khó khăn trong việc
truyền tải kiến thức, hình thành kĩ năng, thái độ và định hướng phát triển những
năng lực cần thiết cho học sinh.
Chính vì lẽ đó, khi dạy bài này là giáo viên cố gắng hệ thống, giúp học sinh
hình dung một cách tổng thể bức tranh lớn của lịch sử dân tộc-lịch sử chống

ngoại xâm giữ vững độc lập dân tộc trong giai đoạn đầu của nhà nước phong
kiến độc lập tự chủ. Bài học chủ yếu được tiến hành trên lớp. Do thời lượng ít,
nội dung dài nên giáo viên thường tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để tìm
hiểu những thơng tin cơ bản về các cuộc kháng chiến: Tên cuộc kháng chiến,
thời gian diễn ra, vương triều lãnh đạo, chống quân xâm lược nào, người chỉ
4

skkn


huy, những trận quyết chiến chiến lược, kết quả, ý nghĩa.... Kết hợp việc sử
dụng tranh ảnh về chiến trận hay về các anh hùng dân tộc, một số đoạn trích thơ
văn, bản đồ lịch sử Việt Nam nơi có ghi các địa danh diễn ra những trận đánh
lớn thế kỉ X-XV và việc thuyết trình của thầy, cơ là phương pháp sư phạm mà
giáo viên thường áp dụng để đạt được mục tiêu bài dạy.
Thực trạng trên khiến giờ học Lịch sử trở nên “quá tải”. Những chiến thắng
huy hồng của cha ơng trong hơn nửa thập kỉ, hàng loạt các nhà chỉ huy quân sự
tài năng, những danh hùng dân tộc, thời gian và các mốc sự kiện....nếu chỉ được
dạy gói gọn trong gần 40 phút thực hành bài giảng trên lớp là rất khó khăn. Như
trên đã nói, học sinh chỉ nắm được những kiến thức cơ bản, ghi nhớ sự kiện một
cách khơ khan, việc hình thành biểu tượng, tạo hứng thú học tập, hình thành
những kĩ năng cơ bản cho học sinh chưa đạt được như mong muốn. Thêm vào
đó, việc phải ghi nhớ nhiều sự kiện dễ tạo cho học sinh tâm lí “sợ” học lịch sử vì
lịch sử “nhiều” sự kiện và “khó nhớ”.
Ngoài những bất cập nêu trên, ở một trường miền núi như trường THPT
Thường Xuân 2, việc giảng dạy Lịch sử (nói chung), dạy bài 19 (nói riêng) cịn
gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Điều kiện tiếp cận với các kênh thơng tin của học
sinh cịn hạn chế, cơ sở vật chất cịn nhiều thiếu thốn, trình độ của học sinh đa số
ở mức trung bình, thậm chí dưới trung bình..... Thêm vào đó, phương tiện gần
như là duy nhất cung cấp kiến thức cho học trò là sách giáo khoa. Cho nên

người thầy đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp kiến thức, truyền tải
những thông tin hữu ích đến các em. Việc giảng dạy tại lớp với một khối lượng
kiến thức lớn như bài 19 khiến học sinh khó tiếp thu bài học, khó hình thành
biểu tượng và những kĩ năng cần thiết.
Từ thực trạng nêu trên, căn cứ vào nội dung chương trình,khi xây dựng
chương trình bộ mơn,nhóm giáo viên Lịch sử nhà trường đã thiết xây dựng thêm
01 tiết dạy học trải nghiệm sáng tạo tại di sản (Khu di tích Lam Kinh hoặc
Thành nhà Hồ). Dựa vào thực tế điều kiện của nhà trường, tổ nhóm chun mơn
đã đề xuất và được BGH nhà trường đồng ý cho tổ chức dạy học trải nghiệm
sáng tạo tại các di sản văn hóa như: Khu di tích Lịch sử Lam Kinh, thành nhà
Hồ.... để thực hiện bài học ngoaị khóa.Trong khn khổ của đề tài này, xin được
trình bày cách thức tổ chức bài học trải nghiệm sáng tạo tại thành Nhà Hồ mà
bản thân đã thực nghiệm nhiều lần và được đồng nghiệp đánh giá là có hiệu quả
trong việc nâng cao chất lượng bộ môn, tạo hứng thú và phát triển năng lực cho
học sinh.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề
Sau khi dạy bài 19- Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế
kỉ X-XV (LS10) tôi đã tổ chức tiến hành bài học ngoại khóa tại di sản văn hóa
(Thành nhà Hồ) để củng cố thêm nội dung bài học nội khóa trong chương trình
2.3.1. Lí do lựa chọn dạy học tại si sản:
- Di sản văn hóa mà tơi lựa chọn để tiến hành bài học Lịch sử là Thành nhà Hồ
(Thanh Hóa). Chủ đề mà tơi lựa chọn tổ chức tại di sản là: Thành nhà Hồ- Di
5

skkn


sản văn hóa thế giới. Đây là di sản gắn với nội dung bài học (mục III).Thành
Nhà Hồ - hay cịn gọi là thành Tây Đơ là một trong những cơng trình kiến trúc

qn sự đồ sộ, đặc sắc bởi kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng đá lớn độc đáo có
một khơng hai ở Việt Nam cũng như trong khu vực Đông Nam Á được
UNESCO công nhận là DSVH thế giới năm 2011. Thành Tây Đô “không chỉ là
một cơng trình kiến trúc đặc sắc của Việt Nam mà còn được đánh giá là một
trong những tòa thành đá đẹp và lớn nhất Đơng Nam Á” [14, tr.17].Ngồi ra
thành Tây Đơ cịn là hiện thân của tinh thần chống giặc ngoại xâm, thể hiện lòng
yêu nước truyền thống của nhân dân ta. “Trong lịch sử xây dựng thành lũy Việt
Nam, Tây Đơ khơng chỉ là một trung tâm chính trị mà còn là một trong những
thành lũy quân sự độc đáo và kiên cố. Giá trị quân sự của tịa thành Tây Đơ
được xét tới từ mục đích chống xâm lược, vị trí “hiểm yếu” đến cấu trúc quân
sự phịng thủ và cuối cùng là tính năng kiên cố” [14, tr.181]. Mặc dù cuộc kháng
chiến chống quân Minh dưới sự lãnh đạo của vương triều Hồ đã bị thất bại
nhưng DSVH thế giới thành Nhà Hồ vẫn là minh chứng hùng hồn cho tinh thần
chống ngoại xâm của dân tộc. Bởi vậy, đây là môi trường giáo dục ý thức truyền
thống hiệu quả cho thế hệ trẻ khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo,
hoạt động hướng nghiệp.
- Về điều kiện tiến hành, địa điểm di sản văn hóa khơng q xa địa bàn trường
đóng (cách trường THPT Thường Xuân 2 khoảng 45km). Địa điểm lựa chọn
phù hợp với cơ sở vật chất nhà trường, phương tiện đi lại cho học sinh, thuận lợi
cho giáo viên trong quá trình tổ chức.
2.3.2.Các biện pháp tổ chức thực hiện:
Tại nơi có di sản, bài học do giáo viên đảm nhiệm có thể tiến hành theo 2
cách: Một là, giáo viên tiến hành dạy học bình thường như ở trên lớp tại 1 phịng
riêng ở nơi có di sản, sau đó hướng dẫn học sinh tham quan những dấu vết,
chứng tích, hiện vật liên quan đến bài học. Hai là, giáo viên tiến hành bài học tại
phòng trưng bày hoặc nơi có những chứng tích, hiện vật của di sản. Khi dạy bài
ngoại khóa tơi lựa chọn cách thứ nhất giúp học sinh cụ thể hóa, củng cố, khắc
sâu kiến thức, nội dung bài học, tạo hứng thú học tập và phát triển năng lực cho
các em.
Kế hoạch tiến hành bài học trải nghiệm sáng tạo tại Thành nhà Hồ như sau:

CHỦ ĐỀ:THÀNH NHÀ HỒ- DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI
I. Địa điểm tổ chức bài học:
Thành nhà Hồ, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Báo cáo BGH nhà trường, tổ nhóm chun mơn về kế hoạch thực hiện bài dạy
thực địa, xin ý kiến nhà trường về phương tiện di chuyển, việc cử giáo viên
tham gia cùng (giáo viên cùng nhóm chun mơn hoặc cán bộ Đồn), y tế học
đường tham gia hỗ trợ học sinh...
- Khảo sát thực địa, làm việc với ban quản lí Thành nhà Hồ để xác định cụ thể
địa điểm tiến hành bài học, thời gian cụ thể, hướng dẫn điểm, những nội dung
6

skkn


cần hỗ trợ...
- Chuẩn bị các nội dung kiến thức trọng tâm của bài học, những kiến thức liên
quan đến di sản văn hóa.
- Chia nhóm: Chia lớp thành 4 nhóm, cử nhóm trưởng, định hướng những nội
dung cơ bản để học sinh chủ động chuẩn bị cho buổi học tập, giao nhiệm vụ cho
nhóm trưởng trong q trình quản nhóm.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị kiến thức về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X-XV?
Những kiến thức về anh hùng dân tộc , di sản văn hóa thế giới- Thành nhà Hồ
- Chuẩn bị trang phục, giầy dép....phù hợp với buổi học tập tại di sản, báo cáo
với bố mẹ về lịch trình học tập.
III. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Sau bài học, HS cần:
- Biết được trong gần 6 thế kỉ đầu thời độc lập phong kiến, nhân dân ta đã liên

tục tổ chức những cuộc kháng chiến lớn chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
- Nhận thức được tinh thần chiến đấu dũng cảm, truyền thống yêu nước của
nhân dân ta
- Trình bày được được những trận quyết chiến chiến lược tiêu biểu và tên tuổi
của các vị anh hùng dân tộc
- Hiểu biết về DSVH thế giới - Thành nhà Hồ
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng lược đồ, bản đồ, hiện vật lịch sử
- Kĩ năng lập bảng thống kê, trình bày, phân tích sự kiện và rút ra nhận xét, đánh
giá
- Kĩ năng quan sát, thu thập thông tin, kĩ năng làm việc nhóm, thuyết trình,
tương tác....
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức trân trọng, giữ gìn và
bảo tồn DSVH.
- Bồi dưỡng tinh thần đồn kết, lịng biết ơn đối với thế hệ cha anh đã quên mình
vì độc lập của tổ quốc.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng ngơn ngữ, làm việc
nhóm
- Năng lực riêng: Tái hiện kiến thức, thực hành bộ môn, nhận xét, đánh giá
IV. Tiến trình thực hiện:
1. Chuẩn bị:
a.Giáo viên:
- Chuẩn bị nội dung bài dạy: kiến thức liên quan đến di sản là phong trào đấu
tranh chống quân Minh và khởi nghĩa Lam Sơn. Vì vậy, để đảm bảo nội dung
bài học tơi chọn hình thức dạy học tại phịng trưng bày của di sản văn hóa Thành
nhà Hồ
- Chuẩn bị điều kiện để tổ chức bài học tại di sản:
7


skkn


+ Báo cáo với BGH nhà trường, duyệt kế hoạch.
+ Liên hệ với Ban quản lí thành nhà Hồ để được hỗ trợ về lịch trình, thời gian,
hướng dẫn...
+ Thơng báo cho PHHS và học sinh về kế hoạch tổ chức bài học
+ Chia nhóm học sinh, phân cơng tổ chức, giao nhiệm vụ định hướng nội dung
để học sinh chuẩn bị
b. Học sinh:
- Chuẩn bị các kiến thức liên quan đến bài học, di sản văn hóa
- Hình thành nhóm theo sự phân cơng, giao nhiệm vụ cho các thành viên
2. Tiến trình bài học:
Hoạt động 1: Tổ chức học sinh tìm hiểu về thành nhà Hồ(30 phút)
Để tổ chức cho học sinh tìm hiểu về thành nhà Hồ tôi sử dụng phương pháp
dạy học theo dự án, tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để tìm hiểu kiến thức
mới. Việc xác định các nhiệm vụ của dự án, phân chia nhóm, giao nhiệm vụ cho
từng nhóm, đề nghị cử nhóm trưởng, thư kí được tiến hành từ cuối bài học trước
để học sinh chủ động chuẩn bị theo yêu cầu của thầy cô.
Nhiệm vụ 1: Trong vai Nhà sử học, hãy giới thiệu lịch sử xây dựng Thành nhà
Hồ và hành trình trở thành di sản văn hóa thế giới )
Nhiệm vụ 2: Trong vai thuyết minh viên, hãy giới thiệu tổng quan về Thành Nhà
Hồ
Nhiệm vụ 3: Trong vai hướng dẫn viên, hãy giới thiệu về sự độc đáo của kiến
trúc thành nhà Hồ.
Nhiệm vụ 4: Trong vai nhà quản lý văn hố, hãy trình bày thực trạng di sản văn
hoá Thành nhà Hồ. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị.
Học sinh hình thành nhóm, tham quan DSVH, thảo luận tìm hiểu nội dung
được phân cơng. Ngồi tư liệu học sinh thu thập được qua SGK, tư liệu qua

Internet...học sinh còn được nghe cán bộ ở DSVH thuyết minh, hướng dẫn. Học
sinh cũng có thể trực tiếp hỏi cán bộ ở DSVH, chia sẻ những băn khoăn của
mình trong quá trình tìm hiểu kiến thức mới. Giáo viên cũng định hướng cho
học sinh để học sinh có thể sử dụng các chứng tích, hiện vật trong bảo tàng hoặc
DSVH làm đồ dùng trực quan trong bài thuyết trình của mình.
Hoạt động 2: Tổ chức học sinh báo cáo kết quả sau khi tham quan, làm
việc nhóm (25 phút)
Đây là kết quả làm việc của học sinh và cũng là mục tiêu bài học. Học sinh
trở lại phòng học ban đầu và báo cáo kết quả học tập dưới sự điều hành, hướng
dẫn của thầy cơ. Q trình học sinh hồn thành nhiệm vụ và trình bày kết quả
trước lớp chính là q trình các em giải quyết vấn đề một cách chủ động. Học
sinh cử đại diện các nhóm trình bày sản phẩm:
Nhiệm vụ 1: Trong vai Nhà sử học, hãy giới thiệu lịch sử xây dựng Thành nhà
Hồ và hành trình trở thành di sản văn hóa thế giới )
Nhiệm vụ 2: Trong vai thuyết minh viên, hãy giới thiệu tổng quan về Thành Nhà
Hồ

8

skkn


Nhiệm vụ 3: Trong vai hướng dẫn viên, hãy giới thiệu về sự độc đáo của kiến
trúc thành nhà Hồ
Nhiệm vụ 4: Trong vai nhà quản lý văn hoá, hãy trình bày thực trạng di sản văn
hố Thành nhà Hồ. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị.
Giáo viên và cả lớp lắng nghe phần trình bày của đại diện các nhóm. Giáo
viên sử dụng máy chiếu, cung cấp những thông tin phản hồi, giúp học sinh đối
chiếu với sản phẩm của mình để tự nhận xét và đánh giá. Giáo viên nhận xét,
đánh giá kết quả của từng nhóm. Cụ thể:

Nhiệm vụ 1: Lịch sử xây dựng Thành nhà Hồ và hành trình trở thành
di sản văn hóa thế giới.
Thành nhà Hồ gắn liền với một triều đại phong kiến trong LS dân tộc.
Triều đại nhà Hồ. Tuy chỉ tồn tại có 7 năm nhưng vương triều này ít nhiều đã
được đánh dấu những chính sách tiến bộ về cai trị và xây dựng đất nước.
Thành nhà Hồ (Thành Tây Đô) được xây vào năm 1397 dưới triều
Trần do quyền thần Hồ Quý Ly chỉ huy, người không lâu sau (1400) lập ra nhà
Hồ. Theo sử sách, thành bắt đầu xây dựng vào mùa xuân, tháng Giêng năm
Đinh Sửu, đời vua Thuận Tông của vương triều Trần. Người quyết định chủ
trương xây dựng là Hồ Quý Ly, lúc bấy giờ giữ cương vị Tể tướng, nắm giữ mọi
quyền lực của triều đình. Người trực tiếp tổ chức và điều hành công việc kiến
tạo là Thượng thư bộ Lại Thái sử lệnh Đỗ Tỉnh.
Hồ Quý Ly xây thành mới ở động An Tôn (nay thuộc địa phận các xã
Vĩnh Long, Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), làm kinh đơ mới với
tên Tây Đơ, nhằm buộc triều Trần dời đô vào đấy trong mục tiêu chuẩn bị phế
bỏ vương triều Trần. Tháng 3 năm Canh Thân, vương triều Hồ thành lập (14001407) và Tây Đô là kinh thành của vương triều mới, thành Thăng Long đổi tên
là Đơng Đơ vẫn giữ vai trị quan trọng của đất nước.
Thành đá được xây dựng trong một thời gian kỷ lục, chỉ chừng 3 tháng.
Các cấu trúc khác như các cung điện, rồi La Thành phòng vệ bên ngồi, đàn
Nam Giao... cịn được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cho đến năm 1402.
Thành nhà Hồ được xây dựng chỉ trong 3 tháng, đến cuối năm 1397 cơ
bản đã hồn tất. Trong suốt q trình trị vì, Hồ Quý Ly tiếp tục tu bổ và hoàn
thiện thành. Đến năm 1407, trước sự thất bại trong cuộc kháng chiến chống
Minh, Thành nhà Hồ bị quân Minh chiếm đóng.
Năm 1427, dưới sự chỉ đạo của Lê Lợi, chúng ta đã lấy lại được tòa thành
và đặt tên là Tây Kinh. Thành nhà Hồ trở thành một trung tâm hành chính quan
trọng của đất nước trong suốt nửa đầu thời Lê sơ.
Cuối thời Lê sơ và trong suốt thế kỉ XVI, Thành nhà Hồ luôn là căn cứ
địa hiểm yếu của các triều đại Lê sơ, Lê trung hưng, nhà Mạc trong các cuộc nội
chiến bảo vệ vương quyền. Không chỉ là một khu căn cứ quân sự, Thành còn là

một trung tâm văn hóa lớn của khu vực.
Từ khi nhà Lê trung hưng đóng đơ ở Thăng Long, Thành nhà Hồ không
được dùng như trước nữa, dần dần trở nên hoang phế.

9

skkn


Rêu phong với thời gian, tuy nhiên cho đến hôm nay, Thành nhà Hồ vẫn
đứng vững. Hành trình trong suốt hơn 6 thế kỉ, qua những nỗ lực không ngừng
của bà con quê hương, của chính quyền địa phương, của Đảng và Nhà nước và
quan trọng nhất chính là giá trị của cơng trình kiến trúc đá tiêu biểu của khu vực
Đông Nam Á này. Ngày 27 tháng 6 năm 2011, Thành nhà Hồ đã được
UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa thế giới. Đó thật sự là một cơng trình
kiến trúc độc đáo, một pháo đài quân sự, một kinh đô …bởi thế thành Tây Đô
vừa mang nét đẹp của một kinh thành phong kiến, vừa mang nét đẹp truyền
thống, vừa mang những yếu tố văn hóa thời đại. Thành Tây Đơ đạt các giá trị
nổi bật toàn cầu của di sản văn hóa thế giới như: Thể hiện sự giao thoa trao đổi
quan trọng giữa văn hóa VN với văn hóa các nươc ĐNA, là nơi duy nhất ghi dấu
ấn đặc biệt cho việc thực hiện các quyết định canh tân đất nước của vương triều
Hồ, là hiện tượng đột khởi về kĩ thuật khai thác, chế tác và xây dựng hoàng
thành trong lịch sử kinh thành Vn và khu vực cuối thế kỉ XIV- đầu XV.
Nơi đây cũng đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách
xếp hạng 62 di tích quốc gia đặc biệt. Cùng với khu di tích lịch sử Lam Kinh,
cầu Hàm Rồng và nhiều cụm di tích khác; đây được xem như một chứng tích
lịch sử hào hùng của mảnh đất xứ Thanh. Đến nay, đó cịn là một điểm hẹn văn
hóa – du lịch nổi tiếng bởi vẻ đẹp, sự tôn nghiêm, trang trọng đứng vững trường
tồn với thời gian.
Nhiệm vụ 2: Tổng quan về Thành nhà Hồ

Thành nhà Hồ được xây trên địa phận hai thôn Tây Giai, Xuân Giai nay
thuộc xã Vĩnh Tiến và thôn Đông Môn nay thuộc xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh
Lộc, tỉnh Thanh Hố. Vị trí Thành nhà Hồ so với các trung tâm thành phố lân
cận như sau: cách thủ đô Hà Nội khoảng 140 km (theo quốc lộ 1A, quốc lộ
38B, quốc lộ 12B và quốc lộ 45), cách thành phố Thanh Hóa 45 km (theo quốc
lộ 45). Thành Tây Đô ở vào địa thế khá hiểm trở, có lợi thế về phịng ngự qn
sự hơn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hố. Vị trí xây thành đặc biệt hiểm
yếu, có sơng nước bao quanh, có núi non hiểm trở, vừa có ý nghĩa chiến lược
phòng thủ, vừa phát huy được ưu thế giao thông thủy bộ.
Thành nhà Hồ gồm 3 bộ phận: La thành, Hào thành và Hồng thành.
- La thành: chính là lũy đất bao quanh tồn bộ kinh đơ, gồm cả khu vực chính trị
-quân sự bên trong và khu vực dân cư bên ngồi. Do đó lũy đất chính là hàng
rào bảo vệ khu nội thành và bảo vệ các khu dân cư. Trên các lũy đất, nhà Hồ cho
trồng tre gai dày đặc, tạo sự hiểm trở, tăng thêm độ vững chắc cho La Thành.
- Hào thành : Là hệ thống hào sâu bao quanh và cống ngầm bên trong. Hào
thành vừa là lớp bảo vệ, vừa là lớp ngăn cách thành ngoại (La thành) và thành
nội ( tường Thành). Trong lịng hào thành trước đây được rải chơng sắt, đây
cũng chính là phương tiện phịng thủ phù hợp và chắc chắn . Hiện phần lớp Hào
thành đã bị lấp làm ruộng hoặc đã sụt lở, chỉ còn lại một số dấu vết nhưng đứng
trên mặt thành chúng ta có thể nhận ra hình dáng của vịng hào.
=> hào thành khơng chỉ có chức năng phịng vệ mà cịn có chức năng giao thơng
đường thủy, tiêu thốt nước cho toàn bộ kinh thành
10

skkn


- Hồng thành:
+ Được xây dựng cơng phu bằng hệ thống tường thành 4 mặt Đông- Tây- NamBắc. bốn mặt tường được cấu thành bởi 1 những lũy đất dày phủ bằng một lớp
đá phiến.Bốn bức tường thành được cấu tạo theo hình thang vng

+ Thành có 4 cổng: Đơng, Tây, Nam, Bắc (Tả, Hữu, Tiền, Hậu). Đây là điểm
khác biệt của thành nhà Hồ với các kinh thành trên thế giới (ít cửa). Cổng thành
là phần cịn lại tương đối nguyên vẹn. Toàn bộ cổng thành đều được xây ghép
bằng những phiến đá khéo léo. Các cổng này được xây dựng theo kiến trúc hình
mái vịm. Những phiến đá trên vịm cửa đục đẽo hình múi bưởi, xếp khít lên
nhau. Cổng tiền (cổng phía Nam) là cổng chính, có ba cửa: cửa giữa rộng 5,82
m, cao 5,75 m, hai cửa bên rộng 5,45 m, cao 5,35 m. Ba cổng cịn lại chỉ có một
cửa. Tường thành cao trung bình 5 - 6 m, chỗ cao nhất là cổng tiền cao 10 m.
Tồn bộ tường thành và bốn cổng chính được xây dựng bằng những phiến đá
vôi màu xanh, được đục đẽo tinh xảo, vng vức, xếp chồng khít lên nhau. Các
phiến đá dài trung bình 1,5 m, có tấm dài tới 6 m, trọng lượng ước nặng 24 tấn.
Kết luận:
Tóm lại, mặc dù được xây dựng trên một vùng đất chật hẹp, nhưng thành
nhà Hồ đã tồn tại với vai trị là 1 kinh đơ trong thời loạn, gắn liền với triều đại
đã sản sinh ra nó- Triều Hồ. Thành nhà Hồ còn là sản phẩm chống quân xâm
lược nhà Minh, một pháo đài quân sự phòng thủ trước mọi nguy cơ chống đối và
sự xâm lược từ bên ngồi. Đó cịn là cơng trình kiến trúc đồ sộ, là kết tinh sức
lao động của người dân xứ Thanh và cả nước, là mẫu mực về vượt trội về kĩ
thuật và mỹ thuật xây dựng tường đá.
Nhiệm vụ 3: Sự độc đáo về kiến trúc Thành nhà Hồ (Cổng thành)mài
đá, ghép đá, tường thành
Thành Nhà Hồ được coi là tịa thành đá duy nhất cịn lại ở Đơng Nam Á
và là một trong rất ít cịn lại trên thế giới. Thành nhà Hồ thể hiện một trình độ
rất cao về kĩ thuật xây vòm đá thời bấy giờ. Những phiến đá nặng từ 10 đến 20
tấn được nâng lên cao, ghép với nhau một cách tự nhiên, hồn tồn khơng có bất
cứ một chất kết dính nào. Trải qua hơn 600 năm, những bức tường thành vẫn
đứng vững.
Hiện nay, chưa có một số liệu chính xác nhất về kích thước Thành nhà
Hồ. Trong Thanh Hố Vĩnh Lộc huyện chí của Lưu Cơng Đạo đưa ra số liệu:
Thành Tây Đô vuông, mỗi mặt thành dài 424 tầm (một tầm khoảng 2m). Thành

hình vng, mỗi cạnh trên dưới 800m và chu vi trên 3,5 km. Thành phía ngồi
xây bằng đá, bên trong xây bằng đất đầm nện chắc, mở bốn cửa theo bôn hướng
Nam, Bắc, Đơng, Tây. Tường thành đá bên ngồi xây bằng những khối đá nặng
trung bình 10-16 tấn, có khối nặng đến trên 26 tấn, được đẽo gọt khá vuông vắn
và lắp ghép theo hình chữ cơng (I) tạo nên sự liên kết kiên cố. Đất đắp bên trong
thoai thoải dần.
Hẳn các bạn rất ngạc nhiên khi với những phiến đá rất lớn, các nhà xây
dựng của chúng ta làm thế nào để vận chuyển chúng lên những vị trí cần thiết?
Trước hết để vận chuyển được các khối đá lớn, người thợ đã tạo ra các băng
11

skkn


chuyền thủ cơng, gọi là các bi đá (kích thước 10 – 30 cm) và các con lăn bằng
gỗ, kết hợp với sức kéo, sức đẩy, sức tì ép của người và gia súc. Các phiến đá
khổng lồ sẽ được dịch chuyển dần từng bước, chậm chạp, chắc chắn. Tại vị trí
xây, để nâng các khối đá chồng xếp theo phương thẳng đứng, người ta tiếp tục
sử dụng kĩ thuật băng chuyền như trên và đắp các lũy đất thoai thoải phía trong
để nâng dần các khối đá lên cao. Các khối đá lớn xếp ở dưới, hơi choãi ra; khối
nhỏ ở trên, thu nhỏ vào so le nhau. Thật thần kì phải khơng các bạn? Khơng một
chất kết dính, các phiến đá khi được xếp đúng vị trí bỗng nhiên khít nhau và kết
thành một khối vững chắc, kiên cố. Điều này sẽ khơng q khó hiểu với các bạn.
Bởi đó là những kiến thức Vật lí rất quen thuộc trong chương trình Vật lí 10 mà
chúng ta vừa mới học xong. Bằng những hiểu biết này, chúng ta hồn tồn lí giải
được sự thần kì trong kĩ thuật xây dựng thành đều xuất phát từ những nguyên lí
rất giản đơn.
Việc xây dựng cổng thành cũng rất độc đáo. Đá xây dựng ở đây phải được
chế tác nhẵn phẳng ở tất cả các mặt và chế tạo thêm có hình nêm kiểu “múi
bưởi”. Để xây dựng các cửa vịm cuốn đá, người ta phải sử dụng đất đắp hình

cửa cuốn theo kích thước định trước làm cốt. Khi ghép các khối đá xong, chỉ
việc moi đất “cốt” ra. Sức nặng của các khối đá hình múi cam sẽ tự ép lại tạo
thành các cổng thành đá kiên cố.
Nhìn vào cổng thành, hẳn các bạn sẽ thấy rất quen thuộc với hình dạng
của nó. Đó là hình dạng của một parabol khi chúng ta vẽ đồ thị hàm số bậc 2.
Khi có trong tay số liệu về chiều cao và chiều rộng của cổng thành, các bạn hồn
tồn có thể thiết lập một hàm số bậc 2 và vẽ lại cổng thành một cách chính xác.
Chưa hết đâu, khi các bạn tham quan toàn bộ kiến trúc bên trong của thành sẽ
thấy rất quen thuộc với những hình vng, hình chữ nhật, hình hộp chữ nhật là
kết cấu của từng phần, từng khu vực của thành. Chuyến tham quan thực sự hữu
ích khi có được những trải nghiệm thực tế, những quan sát trực quan giúp chúng
ta củng cố kiến thức Tốn học và dùng nó để nhận biết cấu trúc của thành.
Có thể nói, tồn bộ khối kiến trúc và kĩ thuật xây dựng thành được xem là
một kì quan hiếm có trên thế giới.
Nhiệm vụ 4: Nguyên nhân xuống cấp thành nhà Hồ. Đề xuất giải pháp bảo
tồn và phát huy giá trị.
*Nguyên nhân xuống cấp:
Thứ nhất, là do sự tàn phá của thời gian: Trải qua một thời gian dài, hơn
600 năm, mặt tường thành bị tác động của thiên nhiên làm biến dạng, kết cấu
mặt tường thành bị xơ nghiêng ra phía ngồi. Đối mặt với điều kiện khắc nghiệt
như nắng nóng, mưa nhiều, nhất là lũ lụt thường xun, tình trạng biến đổi khí
hậu, bão kèm theo gió mạnh,.. kiến trúc cổ ln đứng trước nguy cơ gặp nguy
hiểm bởi sự tàn phá của thiên nhiên.
Thứ 2, ngoài thời gian, thời tiết và con người cũng là yếu tố chính gây nên
sự xuống cấp của thành. Một số những bộ phận nhỏ người dân chỉ vì lợi ích cá
nhân đã có những hành vi lấy cắp đá, đục đẽo đá làm mất đi, tổn thất rất nhiều
những viên đá ở đây, làm mất đi vẻ đẹp và sự kiên cố của thành.
12

skkn



*Giải pháp bảo tồn:
- Giải pháp chung:
Thứ nhất, cơ quan tỉnh Thanh Hóa cùng với những đơn vị hỗ trợ, tổ chức,
chun gia trong và ngồi nước có kinh nghiệm để nghiên cứu về kết cấu, địa
chất của nội khu vực thành. Từ đó, đưa ra giải pháp, kế hoạch chống sụt lún, bảo
tồn, tu bổ, phục hồi các đoạn tường thành của Di sản một cách bền vững, lâu
dài...
Thứ hai, mỗi người dân cần đề cao tính tự giác, ý thức bảo vệ di sản văn
hóa nước nhà, chung tay gìn giữ bằng những hành động thiết thực như giữ cho
cảnh quan ngoại và nội thành luôn xanh – sạch – đẹp, khi thấy những biểu hiện
gây tác động xấu đến kết cấu và làm mất đi vẻ đẹp của thành nhà Hồ, cần phải
báo cáo ngay cho cơ quan chính quyền để được xử lí kịp thời…
- Đối với học sinh
Nhìn lại quá khứ lịch sử hào hùng của mảnh đất quê hương, các thế hệ
con cháu hôm nay cần phải giữ gìn và tiếp tục phát huy truyền thống đó trên một
trang sử mới – giữ gìn truyền thống và góp cơng xây dựng q hương trong thời
đại mới. Nhưng trước hết, mỗi chúng ta cần phải trang bị những hiểu biết cần
thiết về văn hóa, lịch sử của quê hương. Thông qua những chuyến đi thực tế,
những trải nghiệm phiêu lưu trong những cuốn sách để tìm hiểu về lịch sử quê
hương. Mỗi học sinh phải ra sức học tập, rèn luyện để mai này góp công xây
dựng quê hương giàu mạnh. Tiếp nối những trang sử hào hùng của cha anh đi
trước, kết nối những di sản văn hóa và các di tích lịch sử của quê hương ra khắp
cả nước và trên toàn thế giới.
Thành nhà Hồ - một di tích lịch sử, trở thành một thắng cảnh du lịch hấp
dẫn du khách gần xa. Là con cháu xứ Thanh, chúng ta cần phải nói cho nhau
nghe, tuyên truyền đến những người chưa biết về giá trị lịch sử và văn hóa của
khu di tích Thành nhà Hồ. Khơng ngừng nỗ lực, phấn đấu học tập để làm giàu
cho quê hương, cho vẻ đẹp con người xứ Thanh, cho mảnh đất giàu truyền thống

cách mạng này. Thiết nghĩ đó vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi đối với mỗi
chúng ta.
Hoạt động 3: Bài tập củng cố (15 phút)
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm để kiểm tra việc
học tập, tiếp thu bài học của các em. Nội dung đề kiểm tra như sau:
CÂU HỎI DÀNH CHO CÁC NHÓM
1. Nhóm 1:
Câu 1: Thành nhà Hồ cịn có những tên gọi nào khác?
Thành Tây Đô, thành An Tôn, Thành Tây giai, thành Vĩnh Lộc…
Câu 2: Tại sao thành nhà Hồ cịn được gọi là thành Tây Đơ?
Đây là kinh đơ mới của triều đại nhà Trần (1398-1400). Tây đô nghĩa là
kinh đơ ở phía Tây. Để phân biệt với kinh đơ cũ ở Thăng Long- Đơng Kinh
Câu 3: Vì sao Hồ Quý Ly chọn địa điểm này để xây dựng thành?

13

skkn


Là quê hương của Hồ Quý Ly. Đây là vùng đất địa linh nhân kiệt, đất đai
rộng lớn, địa thế hiểm yếu, dân cư đông đúc, cách xa kinh thành Thăng Long,
nơi ảnh hưởng của quý tộc đời Trần còn mạnh, tránh xa nguy cơ xâm lược từ
phương Bắc
2. Nhóm 2:
Câu 1: Lấy đá ở đâu để xây dựng thành nhà Hồ? Mang đá về bằng cách nào khi
điều kiện kỹ thuật cịn thơ sơ?
- Đá được lấy ở những núi gần thành: Núi Đốn (Vĩnh Thành), Hắc Khuyển
(Vĩnh Long), Thổ tượng (Vĩnh Yên). Đá cuội và sỏi được lấy từ sông Mã, cách
thành khoảng 1km…
- Mang đá về bằng cách nào

Câu 2: Thành nhà Hồ có điểm gì giống và khác với thành Cổ Loa?
- Giống: + Đều là kinh đô của các triều đại. Thành Cổ Loa là kinh đô của nhà
nước Âu Lạc (thời An Dương Vương) và của nhà nước phong kiến dưới thời
Ngô Quyền. Thành nhà Hồ là kinh đô của nhà Trần (2 năm cuối ) và nhà Hồ
+ Đều là những cơng trình hết sức độc đáo
- Khác: + Thành cổ loa xây chủ yếu bằng đất
+ Thành nhà Hồ chủ yếu bằng đá
Câu 3: Thành nhà Hồ được công nhận là di sản văn hố thế giới dựa trên những
tiêu chí nào? (HS được hướng dẫn viên giới thiệu tại di sản)
3. Nhóm 3:
Câu 1: Cổng thành đồ sộ thế này mà khơng cần chất kết dính. Cha ơng ta đã xây
như thế nào? Bí quyết nằm ở đâu theo các bạn?
Cổng thành đồ sộ được xây bằng những phiến đá tảng nặng, chính sức nặng tự
nhiên của những khối đá này khi được xếp theo hình chữ “cơng”thì các khối đá
được chồng khít, giằng chéo nhau 1 cách tự nhiên lên nhau mà khơng cần chất
kết dính. Đây chính là kĩ thuật xây tường đá độc đáo của cha ông ta
Câu 2: Chúng tơi rất khó tin tồ thành đồ sộ thế này mà chỉ xây trong 03 tháng.
Các bạn có suy nghĩ gì về điểm này?
Tơi cũng có chung suy nghĩ như các bạn. thật khó tin khi cơng trình đồ sộ, kiên
cố bậc nhất như thế này chỉ được hồn thành trong 3 tháng. Tơi cũng thường
đặt ra suy nghĩ: Liệu Hồ Quý Ly phải huy động bao nhiêu người để xây thành?
Có lẽ đây chính là nét độc đáo của thành. Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu để có
câu trả lời thỏa đáng
Nhóm 4:
Câu 1.Trong những nguyên nhân dẫn đến xuống cấp di sản nói chung, theo
nhóm bạn ngun nhân nào là chính? Trong nhóm giải pháp các bạn đưa ra, giải
pháp nào là cốt lõi?
- Nguyên nhân chính: Con người
- Giải pháp cốt lõi: Chính là con người:
+ Ý thức giữ gìn bảo vệ

+ Đầu tư, trùng tu nâng cấp…

14

skkn


Câu 2:. Tôi thấy hiện nay di sản Thành Nhà Hồ và các di sản văn hoá nổi tiếng
tại Thanh Hố ( như di tích Lam Kinh, đền Bà Triệu, thắng tích Hàm Rồng…)
hiện nay vẫn rất ít khách tham quan. Rõ ràng chúng ta chưa phát huy được giá
trị di sản như nó vốn có về mọi mặt. Với tư cách là nhà quản lý văn hoá, các bạn
nghĩ nguyên nhân vì sao và thử tư vấn giải pháp?
- Nguyên nhân
+ Các di tích chưa đủ hấp dẫn khách tham quan: Chỉ vào các dịp lễ hội, mới có
nhiều hoạt động, cịn bình thường khá “ngủ n”
+ Một số những mặt trái của xã hội: Tình trạng chặt chém, chen lấn nhau khi
tham quan, tắc đường, ……
- Giải pháp:
+ Ban quản lí các di tích có biện pháp hạn chế những ảnh hưởng không tốt đến
tham quan của khách.
+ Có chính sách trùng tu, tơn tạo, bảo tồn di sản để các di sản là điểm đến hấp
dẫn
Câu 3. Các bạn hãy kể một số di sản liên quan đến Thành nhà Hồ và những đặc
sản của vùng đất Vĩnh Lộc.
Chùa Giáng, Đàn tế Nam GiaoTây Đô, đền thờ nàng Bình Khương,động
Hồ Cơng, đền thờ Trần Khát Chân, chè lam Phủ Quảng….
V. Tổng kết:
- Giáo viên thu bài tập, đánh giá kết quả thơng qua q trình học tập, sản phẩm
nhóm và sản phẩm cá nhân.
- Giáo viên nhận xét về ý thức tham gia, tinh thần học tập của các thành viên

trong lớp, sự tương tác giữa các thành viên trong các nhóm.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
2.4.1.Với hoạt động giáo dục:
Trên cơ sở yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, những biến đổi khơng ngừng
của khoa học kỹ thuật thì việc đổi mới trong DH nói chung, DHLS nói riêng
mang tính tất yếu. DSVH là tài sản vô giá của mỗi quốc gia, ẩn chứa những giá
trị truyền thống toàn diện từ lịch sử - văn hóa đến kinh tế - chính trị - xã hội. Do
đó, sử dụng DSVH vào dạy học Lịch sử, đặc biệt tổ chức dạy học tại di sản theo
chủ đề sẽ mang lại hiệu quả thiết thực và vơ cùng cần thiết trong q trình đổi
mới phương pháp dạy học hiện nay.Trong quá trình dạy học tại trường THPT
Thường Xuân 2, tôi đã tiến hành dạy học trải nghiệm sáng tạo tại di sản (Lam
Kinh và Thành nhà Hồ. Kết quả thực tế giảng dạy trải nghiệm sáng tạo của bản
thân trong nhiều năm gần đây được học sinh và đồng nghiệp đánh giá là có hiệu
quả.Cụ thể:
Về kiến thức: Học sinh nắm được các kiến thức trọng tâm của bài học ( đã
thực hiện bài học nội khóa). Viến hành tổ chức dạy học trải nghiệm sáng tạo tại
Thành nhà Hồ giúp học sinh phát triển nhận thức sâu sắc bởi di sản chính là
những dấu vết, bằng chứng của quá khứ về các sự kiện, hiện tượng lịch sử đã
diễn ra. Việc quan sát trực tiếp hiện vật, những bằng chứng, những dấu vết từ
15

skkn


quá khứ để lại giúp cho quá trình hình thành biểu tượng lịch sử của học sinh
thực sự dễ dàng hơn, tự nhiên hơn và dễ gây được hứng thú cho học sinh trong
suốt quá trình học tập. Bởi thế, các lớp được học tập tại di sản đều có kết quả
bài kiểm tra tốt hơn. Học sinh vừa hào hứng chuẩn bị cho bài học, chủ động, tự
nguyện chiếm lĩnh kiến thức vừa được trải nghiệm di sản, hình thành những kĩ

năng cần thiết dưới sự định hướng của thầy cô và sự giúp đỡ của người hướng
dẫn. Việc ghi nhớ kiến thức của đa số học sinh được tiến hành ngay trong quá
trình học tập, trao đổi, thảo luận. Giờ học thực sự khơng nặng nề, mang tính chất
thông báo sự kiện cũng không nhàm chán, tẻ nhạt như nhiều bài học được tiến
hành tại lớp học.
Về tư tưởng, tình cảm: Qua bài học giáo dục học sinh lịng u nước, lịng
tự hào về những chiến cơng của cha ơng, tình u đối với q hương, đất nước
và trách nhiệm đối với việc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa (nói chung) di sản
văn hóa địa phương (nói riêng). Chính bài học tại thực địa là bài học chân thực
nhất bởi “tham quan là hình thức dạy học rất hấp dẫn, tạo được hứng thú đối
với các lứa tuổi học sinh, có ý nghĩa giáo dục rất lớn về thực tế cuộc sống”[11]
Về kĩ năng: Thông qua bài học tại di sản, các kỹ năng bộ mơn và kỹ năng
sống nói chung của học sinh được rèn luyện. Đó là kĩ năng tự học, tự tìm hiểu
kiến thức, kĩ năng quan sát, tiếp nhận thông tin, kĩ năng trao đổi, hợp tác làm
việc nhóm, kĩ năng thuyết trình .... Điều quan trọng nhất tơi nhận thấy đối với
học sinh trường THPT Thường Xuân 2 là các em tích cực, chủ động hơn trong
q trình học tập. Đây là điều còn hạn chế trong nhiều giờ học tại lớp. Từ khâu
chuẩn bị cho buổi học (phân chia nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, lên
kế hoạch cụ thể...) đến khâu tìm hiểu kiến thức mới (tìm tịi, khám phá, hồn
thành báo cáo, vận dụng kiến thức, sự hiểu biết của cá nhân, xử lí các tình huống
tại di sản...) đều được học sinh tiến hành một cách chủ động và có sự phối hợp
nhịp nhàng giữa các thành viên trong nhóm với nhau, với thầy cơ, cán bộ di sản
và với di sản. Điều đó giúp học sinh có được thái độ, tình cảm chân thực, đúng
đắn với di sản và qua trải nghiệm di sản giúp các em phát triển tốt hơn các kĩ
năng.
Tóm lại, tổ chức dạy học trải nghiệm sáng tạo tại di sản văn hóa là một
hình thức dạy học có ý nghĩa lớn trong việc phát triển toàn diện học sinh. Đây
cũng là một trong những giải pháp quan trọng góp phần đổi mới phương pháp
dạy học ở trường phổ thông cần được chú ý khuyến khích thực hiện. Hiệu quả
bài học là kết quả bài kiểm tra của học sinh trong năm học 2021-2022, cụ thể

như sau:
Lớp
10C3
(Thực
nghiệm)
10C4
(Đối
chứng)

Số
HS
45

Số bài
kiểm tra
90

0
0

1
0

45

90

0

0


2
0

SỐ HỌC SINH ĐẠT ĐIỂM Xi
3 4
5
6
7
8
9
1 4
8
12 17
25
17

10
6

1

2

1

8

16


17

17

18

10

16

skkn


2.4.2.Với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
Việc tổ chức thành công bài học tại di sản trong các năm học đối với học
sinh đầu cấp đã khiến bản thân tơi, đồng nghiệp và lãnh đạo nhà trường có cái
nhìn tồn diện hơn về q trình đổi mới phương pháp dạy học, các hình thức dạy
học và hiệu quả của nó:
- Với bản thân và đồng nghiệp: Sự hứng thú của học sinh và kết quả mà giờ học
thực địa mang lại là động lực để chúng tôi tiếp tục coi đó là một trong những
biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục bộ mơn. Vì vậy, ngay từ đầu năm học,
bản thân tơi đã cùng các đồng chí trong nhóm chun mơn xây dựng kế hoạch
dạy học tại di sản. Việc thảo luận các nội dung có thể dạy học tại di sản, lựa
chọn di sản, cách thức tiến hành bài học tại di sản... cũng là một trong những nội
dung của nhóm trong các buổi SHCM. Các đồng chí trong nhóm đều nhận thấy
rằng: bài học tại di sản nâng cao hứng thú, kết quả học tập và phát triển năng lực
cho học sinh và dạy học tại di sản là hình thức dạy học hiệu quả cần được
khuyến khích thực hiện. Tuy nhiên, vì nhiều lí do khác nhau, việc tiến hành bài
học tại di sản trong những năm qua của nhóm Sử, trường THPT Thường Xuân 2
cũng chỉ mới dừng lại ở việc thực nghiệm ở một số lớp.

- Với nhà trường: Các đồng chí trong BGH đã tạo điều kiện cho CBGV thực
hiện bài học tại di sản khi nhận thấy những phản hồi tích cực từ giáo viên và học
sinh. Kết quả giáo dục của các lớp được học tập tại di sản cao hơn hẳn so với
các lớp khác. Không những thế, học sinh rất hứng thú khi được tham gia học tập
tại di sản.Tính chủ động, tự giác và nhiều kĩ năng cần thiết ở học sinh được hình
thành trong quá trình học tập. Mặc dù vậy, kinh phí (đặc biệt đối với những di
sản ở xa trường), việc quản lí học sinh, độ an toàn... là những trở ngại mà BGH

17

skkn


nhà trường lo lắng khiến cho việc dạy học tại di sản đối với mơn Sử, Địa... cịn
hạn chế (chỉ thực hiện ở 1 số lớp, với 1 số giáo viên)
3. Kết luận, kiến nghị
- Kết luận
Có rất nhiều cách để nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thơng.
Mỗi giáo viên cần tìm hiểu và lựa chọn những phương pháp, cách thức tổ chức
giờ dạy hiệu quả. Tuy nhiên, người giáo viên Lịch sử nhất thiết phải nhận thức
rõ được giá trị và vai trò của di sản văn hóa, coi di sản văn hóa Việt Nam là
nguồn tài nguyên vô tận để dạy và học suốt đời. “Di sản văn hóa dù dưới dạng
vật thể hoặc phi vật thể đều có thể sử dụng trong q trình giáo dục, dạy học
dưới hình thức tạo mơi trường, tạo công cụ hoặc là nguồn cung cấp chất liệu để
xây dựng nội dung dạy học, giáo dục. Bộ mơn lịch sử có ưu thế trong việc sử
dụng các di sản văn hóa như là nguồn tri thức, là phương tiện để dạy học bộ
mơn” [12 ]
Có thể khai thác, sử dụng tư liệu về di sản để tiến hành bài học nội khóa
tại lớp học, tại nơi có di sản; Có thể tổ chức cho học sinh tham quan ngoại khóatrải nghiệm di sản; Cũng có thể sử dụng di sản để tổ chức triển lãm, ra báo học
tập, thi tìm hiểu về di sản, tổ chức cho học sinh chăm sóc bảo vệ di sản.... [2].

Tất cả đều mang lại hiệu quả cao trong dạy học lịch sử. Tuy nhiên, với cương vị
là người trực tiếp đứng trên bục giảng, tôi nhận thấy tổ chức bài học tại di sản
văn hóa là một trong những giải pháp quan trọng góp phần đổi mới phương
pháp dạy học ở trường phổ thơng cần được chú ý khuyến khích thực hiện bởi nó
mang lại hiệu quả cao trên cả ba mặt: nhận thức, kỹ năng và thái độ cho học
sinh.
Tuy nhiên, muốn phát huy hiệu quả hình thức tổ chức dạy học này, giáo
viên cần nắm vững những yêu cầu, nguyên tắc tổ chức, chuẩn bị chu đáo các
điều kiện liên quan, đồng thời, kết hợp nhuần nhuyễn các biện pháp dạy học phù
hợp với đặc trưng bộ môn. Tôi đã vận dụng vào giảng đạt kết quả tốt, được đồng
nghiệp ghi nhận.
- Kiến nghị
Tổ chức dạy học trải nghiệm sáng tạo tại DSVH mang lại kết quả cao trên
cả 3 phương diện: kiến thức, kĩ năng và thái độ. Tuy nhiên, để việc dạy học trải
nghiệm sáng tạo được thực hiện một cách thường xuyên, tôi đề nghị:
- BGH các nhà trường cần có sự đầu tư kinh phí, tạo điều kiện về thời gian, cử
lực lượng phối hợp (cán bộ Đoàn TN, nhân viên y tế học đương...) để các giáo
viên Lịch sử có thể xây dựng kế hoạch và tổ chức hiệu quả các bài học tại
DSVH.
- Cán bộ quản lí các di sản văn hóa và phụ huynh học sinh tạo điều kiện cho học
sinh và giáo viên trong quá trình tìm hiểu cũng như tổ chức học tập.
- Giáo viên Lịch sử ở các nhà trường hãy nhận thức đúng về vai trò của di sản
văn hóa, dạy học trải nghiệm sáng tạo tại di sản văn hóa trong việc nâng cao
chất lượng bộ mơn. Sự tìm tịi, chuẩn bị kĩ lưỡng của giáo viên cũng là khâu
quan trọng để tạo nên thành công của giờ học. Thêm vào đó, giáo viên cũng
18

skkn



chính là lực lượng nghiên cứu chương trình, lựa chọn những nội dung có thể dạy
học với di sản, tìm hiểu về di sản để thực hiện bài dạy hiệu quả.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2022.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.

Nguyễn Thị Na

19

skkn


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết 29- NQ/TW
2. Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông - Tài liệu tập huấn, Bộ
GD&ĐT- Bộ VHTT& DL, Hà Nội, 2013.
3. Phương pháp dạy học lịch sử, Phan Ngọc Liên, Nguyễn Thị Cơi, Trịnh Đình
Tùng, NXB ĐHSP Hà Nội , 2002.
4. Dạy học lịch sử thông qua các di sản, Phạm Mai Hùng - Hội khoa học lịch sử
Việt Nam
5. Tổ chức bài học Lịch sử tại di sản văn hóa cho học sinh các trường THPT
Tỉnh Thanh Hóa, ThS Nguyễn Thị Vân, Khoa khoa học xã hội- Trường Đại học
Hồng Đức, Thanh Hóa.
6. Di tích lịch sử và việc giảng dạy lịch sử ở trường phổ thơng, PGS.TS Hồng
Thanh Hải, Tạp chí Xưa và nay 4/1996.

7. Sử dụng di tích lịch sử cách mạng trong dạy học lịch sử tại thực đại” PGS.TS
Hồng Thanh Hải, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, 2/1997.
8. Tổ chức hướng dẫn cho học sinh phổ thơng tham gia các lễ hội xn tại di
tích lịch sử” PGS.TS Hồng Thanh Hải, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, 5/1997.
9. Giáo dục ý thức tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa cho học
sinh qua mơn lịch sử”, PGS.TS Hồng Thanh Hải, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục,
Số 308, 2013).
10. “Sử dụng di sản văn hóa vật chất nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường
THPT các tỉnh miền núi phía Bắc, Ngơ Thị Lan Hương, Tạp chí giáo dục số
321, 2013.
11. Giáo trình Giáo dục học, Phạm Viết Vượng, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội,
2000
12. Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển
năng lực học sinh môn Lịch sử cấp THCS và THPT, Tài liệu tập huấn, tháng
5/2014, Bộ giáo dục và Đào.
13. SGK Lịch sử Lớp 10 NXB Giáo dục, 2013
14. Nguyễn Thị Thúy (2014), Thành Tây Đô - Di sản văn hóa thế giới, NXB
Khoa học xã hội.
15. Nguồn Internet

20

skkn


PHỤ LỤC: MỘT SỐ HÌNH ẢNH DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM SÁNG
TẠO TẠI THÀNH NHÀ HỒ

Học sinh trường THPT Thường Xuân 2 lần đầu tiên lần đầu tiên tham
gia học tập tại Thành nhà Hồ


Cô giáo Nguyễn Thị Na và học sinh lớp 10C3 trong giờ học trải nghiệm

21

skkn


Nhóm 4 quan sát, lắng nghe giới thiệu

Đại diện 1 nhóm giới thiệu về Thành nhà Hồ

22

skkn


Học tập, tham quan và nghe giới thiệu tại cổng thành

Các thầy cô cùng tham gia giờ học trải nghiệm

23

skkn



×