Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

SKKN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO HỌC SINH THPT BẰNG VIỆC THI ĐUA TRỒNG RAU SẠCH TRONG KHUÔN VIÊN TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.5 KB, 5 trang )

TÊN SÁNG KIẾN:

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO HỌC SINH
THPT BẰNG VIỆC THI ĐUA TRỒNG RAU SẠCH TRONG KHN
VIÊN TRƯỜNG
Đề nghị cơng nhận sáng kiến kinh nghiệm cấp cơ sở năm học 2018 - 2019
I. TÍNH MỚI VÀ SÁNG TẠO
Hoạt động trải nghiệm, sáng tạo của học sinh là một trong những hoạt động giáo
dục nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tiển – là mục tiêu
quan trọng trong định hướng giáo dục mới của nước ta hiện nay. Có nhiều hình
thức để giáo viên có thể tổ chức cho học sinh trải nghiệm nhằm đạt được hiệu
quả giáo dục, chẳn hạn như dạy học dự án, tham quan, thuyết trình…Đối với bộ
mơn Sinh học thì rất thuận lợi để giáo viên tổ chức các hoạt động cho học sinh
trải nghiệm, bởi nó tạo sự hứng thú khi các em giải thích được một hiện tượng
sinh học nào đó trong tự nhiên hoặc áp dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn
sản xuất…Đây là bước đầu thực hiện đổi mới giáo dục nên có thể có nhiều giáo
viên cịn lúng túng trong việc tổ chức các hoạt động này. Vì vậy tôi muốn chia sẻ
với quý đồng nghiệp về một cách tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh đạt
hiệu quả giáo dục cao mà tơi đã thực hiện, đó là "Tổ chức hoạt động trải nghiệm
cho học sinh bằng hoạt động thi đua trồng rau sạch trong khuôn viên trường".
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN ĐÃ THỰC HIỆN
1. Cơ sở lý luận
Theo công văn ….của Sở GD&ĐT Tiền Giang về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
năm học 2018-2019, về xây dựng phân phối chương trình mơn học, ở mỗi học
kỳ được bố trí một tuần cho hoạt động trải nghiệm. Nhờ đó chúng tơi mới có
thời gian phổ biến kế hoạch trải nghiệm đến học sinh.
2. Cách thực hiện
Giáo viên thống nhất với tổ bộ mơn Sinh, sau đó lập kế hoạch chi tiết để trình
Ban giám hiệu phê duyệt. Giáo viên trong tổ phối hợp với Đoàn thanh niên và
Giáo viên chủ nhiệm các lớp để góp ý về tiêu chí đánh giá thi đua và phát động
thi đua.


Giải pháp sáng kiến thể hiện qua nội dung kế hoạch như sau:
1. Tên hoạt động: Thi đua trồng rau sạch trong nhà trường.
2. Đối tượng tham gia hoạt động: Học sinh lớp 10 và lớp 11 (thi đua theo đơn vị
lớp).
3. Mục đích:
Về kiến thức:
Trang 1


- Giúp học sinh vận dụng kiến thức về dinh dưỡng khống và quang hợp (Kiến
thức sinh học 11, cơng nghệ 10) vào thực tế sản xuất.
Về kỹ năng:
- Học sinh rèn luyện kỹ năng giao tiếp qua việc chào bán sản phẩm.
- Kỹ năng tổ chức, quản lý thu chi…(hoạt động này gây quỹ cho các hoạt động
của lớp).
- Phát huy được tính độc lập, sáng tạo của học sinh.
Về thái độ:
- Thơng qua q trình trải nghiệm, các em tự quan sát, tự đánh giá và tự điều
chỉnh.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
- Học sinh hiểu được giá trị lao động.
4. Cách thực hiện:
- Đoàn thanh niên, giáo viên bộ môn Sinh học phối hợp phân lô đất hoặc
không gian cho các lớp khối 10, khối 11 (mỗi lớp1lơ, điện tích các lơ đều nhau
và tùy điều kiện của trường).
- Các lớp bốc thăm vị trí lơ đất/khơng gian và tiến hành trồng rau trên diện
tích đã được giao khống. Tùy vào vị trí được giao, các lớp tự chọn loại rau ăn
lá cho phù hợp với khơng gian, cường độ ánh sáng nơi đó.
- Có thể dùng chai nhựa chứa mơi trường (đất , chất hữu cơ…). Dùng cây đóng
nọc hoặc giăng dây treo…để tận dụng không gian, trồng được nhiều rau. Dùng

môi trường, phân hữu cơ để trồng rau, không sử dụng phân hóa học và thuốc bảo
vệ thực vật.
- Kinh phí: lớp tự thu chi, trồng và tự chăm sóc, thu hoạch, bán…(hết một vụ rau
lớp có thể trồng tiếp vụ khác để gây quỹ).
- Đồn thanh niên, giáo viên bộ mơn sinh theo dõi quá trình thực hiện và kết quả
thực hiện của các lớp để đánh giá thi đua.
5. Các tiêu chí đánh giá khen thưởng, thi đua:
- Tiến độ thực hiện so với mốc thời gian quy định.
- Đánh giá sản lượng rau thu hoạch được trên diện tích đó/ 1 vụ đầu tiên.
- Đánh giá độ sạch, độ an toàn thực phẩm: dựa vào màu sắc, theo dõi cách sử
dụng môi trường.
- Lợi nhuận kinh tế mà lớp thu được.
- Hình thức thiết kế vườn rau đẹp mắt, khoa học, sáng tạo, mức độ tận dụng
không gian.
- Sự đoàn kết, hợp tác của các thành viên trong lớp.
6. Giải thưởng:

Trang 2


- Một giải nhất (150.000đ), một giải nhì (100.000đ), một giải ba (80.000đ), ba
giải khuyến khích (50.000đ).
- Tính điểm thi đua cho lớp.
7. Hướng dẫn thực hiện:
- Giáo viên chủ nhiệm thông báo, tư vấn, đôn đốc, nhắc nhở học sinh thực hiện.
- Giáo viên bộ môn Sinh, Công nghệ 10 có nhiệm vụ hướng dẫn học sinh các
lớp mình dạy thực hiện: tư vấn về loại rau, cách chăm sóc, phân bón…
8. Thời gian thực hiện:
- Tuần 20, bắt đầu phổ biến kế hoạch.
- Tuần 22 học sinh tiến hành thực hiện làm cỏ, chuẩn bị môi trường.

- Tuần 23 bắt đầu trồng.
- Đánh giá kết quả vào tuần 27.
3. Kết quả thực hiện
a. Các em giải quyết được các khó khăn:
Qua theo dõi q trình thực hiện hoạt động trồng rau sạch của học sinh, dù chưa
đến thời điểm thu hoạch vụ rau đầu tiên nhưng tôi nhận thấy các em đã và sẽ
giải quyết được một số vấn đề thực tiển sau:
- Trường có 19 lớp thuộc khối lớp 10 và 11. Mỗi lớp được phân cho một lơ đất
với diện tích cho mỗi lơ là 2,5mx4,0m.
- Môi trường ở đây chủ yếu là cát sang lấp và phủ đầy cỏ. Vì vậy học sinh phải
làm cỏ, cải tạo đất bằng cách trộn sơ dừa, tro trấu và phân hữu cơ (phân chuồng,
rơm mục…).
- Do thời tiết khơ và nắng nóng, để tránh mất nước, giữ ẩm cho rau, các em đã
dùng lưới che hoặc tận dụng bao rách, cỏ khô…phủ lên trên vào buổi trưa nắng
gắt.
- Các em tận dụng chai nhựa phế thải để chứa môi trường trồng rau trên giàn
treo nhằm tăng sản lượng rau trên cùng đơn vị diện tích.
- Tổ chức phân công thu gom môi trường, vật dụng, chai nhựa, ly nhựa…để tiết
kiệm tối đa chi phí.
- Về kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc, các em rút được kinh nghiệm về việc chọn
loại rau có giá trị kinh tế và phù hợp với điều kiện mơi trường đó, điều chỉnh về
mật độ gieo trồng và lượng nước tưới, sử dụng môi trường hữu cơ để đạt năng
suất cao.
- Các em có được kỹ năng tìm đầu ra cho sản phẩm rau sạch do mình sản xuất:
Giới thiệu sản phẩm cho đối tượng nào, đánh giá được giá trị sản phẩm và định
ra giá bán hợp lý.
(Một số hình ảnh về hoạt động trồng rau sạch tại trường thể hiện ở phần Phụ lục)
b. Một số khó khăn khi tổ chức hoạt động trải nghiệm
Trang 3



- Một vài giáo viên cịn "ngại khó", phàn nàn vì cơng việc q nhiều, đất cát và
nắng, khó trồng… nên chậm triển khai với lớp. Vì vậy tiến độ thực hiện có phần
chậm so với kế hoạch. Tuy nhiên vấn đề này đã được giải quyết sau khi các lớp
bắt tay vào trồng và bước đầu rất khả quan, học sinh và giáo viên đều phấn khởi,
thích thú.
- Có thể phát động phong trào vào các thời điểm khác trong năm học khi thời
tiết thuận lợi.
III. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN
- Phương pháp này có thể áp dụng để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho các em
học sinh từ Trung Học Cơ Sở đến Trung Học Phổ Thơng bởi tính đơn giản về
kiến thức và gần gũi với đời sống. Qua đó các em có thể áp dụng trồng rau sạch
tại nhà.
- Đối với các trường khơng có diện tích đất trống thì có thể cho học sinh sử dụng
chai nhựa chứa môi trường, treo và trồng ở các sảnh, bang công trường, lớp.
IV. SÁNG KIẾN CÓ HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ, XÃ HỘI
1. Hiệu quả kinh tế:
- Với mức đầu tư của mỗi lớp là dưới 300 ngàn cho lô đất 10m 2 (2,5mx4,0m):
gồm lưới che, tro trấu và xơ dừa, phân chuồng, hạt giống nhưng có thể sử dụng
để trồng cho nhiều vụ rau. Cịn nếu các em dùng bao phân, cỏ khơ, lá chuối…
che tạm lúc trời nắng gắt, thu gom tro trấu và xơ dừa, phân chuồng từ gia đình
mang vào thì chi phí trồng rau sạch trên diện tích này là không đáng kể.
- Mặt khác, giá bán của rau sạch trồng bằng phương pháp hữu cơ sẽ cao hơn
nhiều và hút hàng hơn so với rau thông thường.
- Phương pháp này được xem là "kinh tế" hơn so với hoạt động tham quan, dã
ngoại.
2. Hiệu quả về mặt xã hội:
- Giúp học sinh có ý thức bảo vệ mơi trường thơng qua tận dụng chai nhựa phế
thải, có ý thức về an toàn thực phẩm cho cộng đồng.
- Học sinh có thể vận dụng trồng rau sạch tại nhà và phổ biến cho những người

xung quanh. Đối với các gia đình nhà ở phố, chợ, khơng có đất canh tác cũng có
thể tự trồng rau sạch phục vụ bữa ăn gia đình.
- Giúp học sinh biết được giá trị của lao động, từ đó biết yêu thương cha mẹ, có
lối sống tiết kiệm, chuyên cần.
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Với kết quả đạt được thông qua hoạt động trải nghiệm này, tơi rất tâm đắc vì
tính hiệu quả cao ở nhiều mặt về kinh tế, xã hội, quan trọng nhất là rèn cho học
sinh được rất nhiều kỹ năng giải quyết các vấn đề trong thực tiển sản xuất, kinh
doanh, tìm tịi kiến thức mới, tự điều chỉnh, giao tiếp…Bên cạnh đó, việc trồng
Trang 4


rau do giáo viên bộ môn sinh trực tiếp hướng dẫn đã tạo cho học sinh có hứng
thú đối với môn học và giáo viên hơn.
Tôi thiết nghĩ, việc trồng rau sạch là không mới, nhưng việc tổ chức thi đua
trồng rau sạch như trên là cần được phổ biến ở các trường phổ thông, nhằm bổ
sung thêm sự đa dạng cho các phương pháp dạy học theo định hướng mới.

Trang 5



×