Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Skkn vận dụng các câu hỏi thực tế và thí nghiệm để tổ chức hoạt động khởi động và củng cố khi dạy học môn vật lý 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 28 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA

TRƯỜNG THPT NƠNG CỐNG 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG CÁC CÂU HỎI THỰC TẾ VÀ THÍ NGHIỆM ĐỂ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ
CỦNG CỐ KHI DẠY- HỌC MÔN VẬT LÝ 11

Người thực hiện: Trịnh Thị Bình
SKKN thuộc mơn: Vật lý

THANH HÓA NĂM 2022
1

skkn


MỤC LỤC
Trang bìa...................................................................................................
Mục lục.....................................................................................................
1. Mở đầu..................................................................................................
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm....................................................
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề....................................................................
2.2. Thực trạng của vấn đề........................................................................
2.3. Giải pháp thực hiện............................................................................
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục.....
3. Kết luận và kiến nghị............................................................................
Tài liệu tham khảo....................................................................................


Phụ lục .....................................................................................................

Trang
1
2
3
4
4
4
5
21
21
23
24

2

skkn


ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG CÁC CÂU HỎI THỰC TẾ VÀ THÍ NGHIỆM ĐỂ TỔ
CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ CỦNG CỐ
KHI DẠY - HỌC MÔN VẬT LÝ 11
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 chú trọng đến phương pháp dạy
học và giáo dục nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Trong đó
đảm bảo tính tích cực của người học khi tham gia vào q trình học tập. Tính
tích cực của người học được thể hiện ở sự hứng thú, tự giác học tập, nỗ lực
chiếm lĩnh kiến thức. Đây là nguyên tắc quan trọng trong dạy học phát triển

phẩm chất năng lực người học[7].
Để làm được điều đó, người giáo viên phải tổ chức được các hoạt động
học để học sinh tích cực, chủ động tìm tịi, huy động kiến thức để giải quyết
các nhiệm vụ học tập; đồng thời vận dụng kiến thức đã biết để giải quyết các
vấn đề trong thực tế. Như vậy, tính tích cực của người học là yêu cầu cần đảm
bảo trong dạy học phát triển phẩm chất năng lực[7]. Với yêu cầu đó, trong
q trình dạy học mơn Vật lý, tơi đã tổ chức các hoạt động khởi động nhằm
tạo ra sự hứng thú cho học sinh, tạo ra các tình huống có vấn đề mới mà học
sinh cần phải giải quyết. Đồng thời vận dụng các câu hỏi thực tế trong đời
sống hàng ngày để củng cố kiến thức đã học, tạo niềm tin vững chắc cho học
sinh về kiến thức học sinh đã khám phá. Đó là lý do tơi viết về kinh ngiệm của
bản thân trong đề tài “Vận dụng các câu hỏi thực tế và thí nghiệm để tổ
chức hoạt động khởi động và củng cố khi dạy- học mơn Vật lý 11”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học
tập của học sinh khi học môn Vật lý 11.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu các câu hỏi thực tế và các thí nghiệm có liên
quan đến chương trình Vật lý 11.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm tôi đã sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:
Nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu, giáo trình liên quan đến nội dung
đề tài. Trên cơ sở đó, phân tích, tổng hợp, rút ra những vấn đề cần thiết cho
đề tài.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:

3


skkn


Tìm hiểu thực tiễn dạy học của mơn học thơng qua việc giảng dạy trực
tiếp trên lớp, tham gia dự giờ lấy ý kiến của đồng nghiệp trong nhóm chun
mơn ở trường.
- Phương pháp thực nghiệm:
Dựa trên kế hoạch môn học, soạn giáo án chi tiết các tiết dạy có liên
quan đến sáng kiến kinh nghiệm; thực hiện tiết dạy tại nhà trường theo lịch
học chính khóa nhằm kiểm chứng kết quả nghiên cứu của đề tài và đưa ra
những đề xuất cần thiết.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu:
Thông qua kết quả kiểm tra – đánh giá bài làm của học sinh sau khi học
xong các tiết dạy có liên quan đến đề tài sáng kiến kinh nghiệm, xử lý thống kê
tốn học trên cả hai nhóm đối chứng và thực nghiệm để rút ra những kết
luận và đề xuất.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lý luận của vấn đề
Vật lý là một môn khoa học thực nghiệm. Những kiến thức vật lý trong
chương trình vật lý phổ thơng có liên quan đến rất nhiều hiện tượng xảy ra
trong tự nhiên, đồng thời được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất
của đời sống xã hội.
Chương trình mơn Vật lý coi trọng việc rèn luyện kỹ năng đã học để giải
quyết các vấn đề trong thực tiễn có liên quan, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển
kỹ năng môn học, vừa đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp cho học
sinh[7].
Với những yêu cầu trên, chương trình mơn Vật lý chú trọng đến bản
chất vật lý, đề cao tính thực tiễn; đặc biệt khơi gợi sự tò mò hứng thú của học
sinh đồng thời học sinh phải biết vận dụng kiến thức đã học vào các tình
huống xảy ra trong đời sống. Để làm được điều đó, trong q trình dạy học

vật lý, người giáo viên phải biết tổ chức các hoạt động khởi động nhằm khơi
dậy niềm đam mê, bồi đắp tình u đối với mơn học. Hoạt động khởi động cịn
có vai trị huy động vốn kiến thức đã có của học sinh để làm nền móng xây
dựng tiếp nhận kiến thức mới. Bên cạnh đó hoạt động khởi động tạo ra các
tình huống có vấn đề, tạo ra mâu thuẫn giữa kiến thức học sinh đã biết với
tình huống mới, là tiền đề để các em tìm tịi giải quyết vấn đề mới phát sinh.
Nếu như hoạt động khởi động như món ăn khai vị mở ra những điều
cần tìm tịi thì hoạt động củng cố giúp học sinh tăng thêm niềm tin vào kiến
thức, khắc sâu hơn kiến thức đã biết. Các câu hỏi trong thực tế và các thí
nghiệm có liên quan đến bài học đã đáp ứng được những yêu cầu trên.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng ở trường THPT Nông Cống 3, đối với những lớp 11 tôi dạy,
trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, tâm lý của đa số học sinh đều thấy
môn Vật lý là một mơn học khó, liên quan đến nhiều cơng thức tính tốn. Học
sinh nhớ cơng thức máy móc, thụ động, các giờ học khơ khan, trầm lắng, ít
4

skkn


học sinh phát biểu xây dựng bài. Để giải quyết vấn đề trên, việc tổ chức các
hoạt động khởi động và củng cố bằng các câu hỏi thực tế và các thí nghiệm
được đặt ra nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập của học sinh.
2.3. Giải pháp thực hiện
Bài 1: Điện tích. Định luật Culong
Câu 1: Áp dụng cho hoạt động khởi động
- Giáo viên tiến hành một số thí nghiệm về sự nhiễm điện
- Trong điều kiện thời tiết ẩm, thí nghiệm khó thành cơng thì có thể trình
chiếu video quay sẵn.
- Tiến hành thí nghiệm cọ xát quả bóng vào vải rồi đưa lại gần một dòng nước

nhỏ ( đang chảy theo phương thẳng đứng ), em hãy dự đoán xem hiện tượng
sẽ xảy ra như thê nào?

Hình ảnh quả bóng bay sau khi cọ xát với vải hút dòng nước nhỏ
- Sau khi học sinh dự đoán hiện tượng, giáo viên sẽ tiến hành thí nghiệm
( hoặc trình chiếu video ) để kiểm tra dự đoán là đúng hay sai.
- Học sinh thấy, khi cọ xát bóng vào vải rồi đưa lại gần dịng nước nhỏ đang
chảy theo phương thẳng đứng thì dịng nước bị hút về phía quả bóng nên
dịng nước sẽ bị bẻ cong.
Giải thích
5

skkn


Bóng cọ xát vào vải nhiễm điện, khi đưa bóng đã nhiễm điện lại gần
dịng nước, nó sẽ hút dịng nước nên làm dòng nước bị bẻ cong.
Các câu hỏi sau có thể áp dụng cho hoạt động khởi động hoặc củng cố
Câu 2 : Khi ta thổi bụi thì bụi bay. Tại sao cánh quạt điện thường xuyên quay
rất nhanh mà bụi vẫn bám chặt vào các cánh quạt[2]?
Giải thích:
Các cánh quạt điện có phủ một lớp sơn cách điện. Khi quạt quay thì lớp
sơn này cọ xát với khơng khí nên bị nhiễm điện, khi đó chúng sẽ hút các hạt
bụi trong khơng khí. Các hạt bụi dính chặt vào cánh quạt nên khi quạt quay
nhanh chúng cũng khơng bị văng ra.
Câu 3: Giải thích vì sao vào những ngày hanh khơ, khi chải tóc bằng lược
nhựa thì nhiều sợi tóc bị lược hút kéo thẳng ra[7]?
Giải thích:
Khi lược nhựa cọ xát với tóc thì lược và tóc bị nhiễm điện trái nên lược
đã hút các sợi tóc làm tóc bị kéo thẳng ra.

Câu 4: Khi chải tóc bằng lược nhựa, do sự cọ xát giữa lược và tóc làm tóc bị
gãy. Nếu vẫn dùng chiếc lược đó, em hãy chỉ ra một cách để làm giảm tác
dụng của hiện tượng trên.
Trả lời:
Trước khi chải tóc, em có thể làm ẩm lược hoặc tóc để làm giảm hiện
tượng nhiễm điện do cọ xát.
Câu 5: Xe chạy một thời gian dài, tại sao sau khi xuống xe, sờ vào thành xe,
đơi lúc chúng ta có cảm giác như bị điện giật?
Giải thích:
Xe chạy một thời gian dài, thành xe cọ xát với khơng khí nên bị nhiễm
điện, đơi khi sờ vào thành xe cảm giác như bị điện giật[7].
Câu 5: Trong một số ngành sản xuất, nhiều khi ta thấy các tia lửa điện phóng
ra giữa dây kéo và rịng rọc. Em hãy giải thích hiện tượng trên?
Giải thích:
Khi làm việc, do ma sát giữa ròng rọc và dây kéo làm ròng rọc và dây
kéo bị nhiễm điện dẫn đến có sự phóng điện.
Câu 6: Vào những ngày trời lạnh và hanh khơ, khi cởi áo ngồi bằng len (dạ,
sợi tổng hợp...) , ta thường nghe tiếng nổ lách tách; nếu lúc đó ở trong phịng
tối cịn có thể thấy chớp sáng li ti. Hiện tượng này được giải thích như thế
nào?
Giải thích: Do áo len (dạ), cọ xát với cơ thể nên nhiễm điện.
6

skkn


Câu 7: Trong thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát, vụn giấy khô, quả cầu
bấc, thanh nhựa, bút thử điện... đóng vai trị gì?
Trả lời:
Lúc này, vụn giấy, thanh nhựa, quả cầu bấc, bút thử điện... đóng vai trị

" vật thử " để xác định một vật có nhiễm điện hay khơng.
Câu 8: Để thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát dễ thành cơng thì nên tiến
hành vào những ngày thời tiết như thế nào?
Trả lời:
Nên tiến hành thí nghiệm sự nhiễm điện do cọ xát vào những ngày hanh
khơ, trong khơng khí có ít hơi nước thì sẽ dễ thành cơng.
Câu 9: Trong cơng nghệ phun sơn tĩnh điện ( ô tô, xe máy...), người ta thường
làm cho sơn và các vật cần sơn nhiễm điện trái dấu. Làm như vậy nhằm mục
đích gì[2]?
Giải thích:
Khi sơn và các vật cần sơn nhiễm điện trái dấu, chúng sẽ hút nhau; sơn
sẽ bám chắc hơn vào các vật cần sơn. Ngoài ra, các hạt sơn li ti bay trong
khơng khí hút vào vật cần sơn nên sẽ giảm hao phí hơn so với sơn kỹ thuật
thơng thường.

Bài 2: Thuyết electron. Định luật bảo tồn điện tích
Câu 1: Áp dụng cho hoạt động khởi động
- Đầu tiên, giáo viên tiến hành cọ xát thanh nhựa vào len, sau đó đưa thanh
nhựa lại gần những mảnh giấy vụn. Học sinh thấy thanh nhựa hút giấy vụn.
Vậy nhựa bị nhiễm điện do cọ xát.
- Nếu cọ xát thanh kim loại vào len rồi đưa lại gần giấy vụn, yêu cầu học sinh
dự đốn hiện tượng xảy ra.
- Sau đó, giáo viên tiến hành cọ xát thanh kim loại vào len và đưa lại những
mảnh giấy vụn. Học sinh thấy thanh kim loại không hút giấy vụn.
- Câu hỏi đặt ra: Có phải chỉ có thanh nhựa nhiễm điện do cọ xát cịn thanh
kim loại khơng bị nhiễm điện do cọ xát?
Trả lời:
Khi cọ xát thanh kim loại với len, thanh kim loại bị nhiễm điện. Nhưng
kim loại là vật dẫn điện tốt nên các điện tích xuất hiện do cọ xát sẽ truyền đến
tay người làm thí nghiệm và truyền xuống đất nên ta không thấy thanh kim

loại hút giấy.
7

skkn


Các câu hỏi sau áp dụng cho hoạt động củng cố.
Câu 2: Tại sao trong các thí nghiệm về tĩnh điện, người ta phải treo các vật
đã nhiễm điện bằng các sợi tơ thật khô[6]?
Trả lời:
Tơ là chất cách điện, nên người ta dùng sợi tơ treo các vật nhiễm điện
để tránh sự truyền điện tích.
Câu 3: Quan sát các ô tô chở xăng, chúng ta thấy người ta buộc một sợi xích
sắt khá lớn vào thùng chứa xăng; đầu cịn lại của sợi xích được thả kéo lê trên
mặt đường. Làm như vậy nhằm mục đích gì[6]?
Trả lời:
Khi xe chạy, xăng bị lắc dẫn đến xăng sẽ nhiễm điện, còn thùng nhiễm
điện trái dấu do hưởng ứng. Sự nhiễm điện đó có thể gây ra sự phóng tia lửa
điện làm xăng bốc cháy. Vì vậy người ta buộc một sợi xích kéo lê trên đường
để các điện tích ở thùng xăng phóng xuống đất; tránh hiện tượng cháy nổ.
Bài 3: Điện trường. Cường độ điện trường
Các câu hỏi áp dụng cho hoạt động khởi động
Câu 1: Tại sao các thiết bị điện làm việc ở điện thế cao cần hạn chế những chỗ
lồi nhọn?
Câu 2: Tại sao để chống sét, người ta lại sử dụng các thanh kim loại nhọn
được đặt ở chỗ cao và có nối đất?
Trả lời câu 1 và câu 2:
Khi vật dẫn tích điện, các điện tích được phân bố ở mặt ngồi vật dẫn,
chủ yếu là chỗ lồi, nhọn hoặc mũi nhọn. Do đó, điện trường ở lân cận các mũi
nhọn thường rất lớn[1]. Dưới tác dụng của điện trường này, một số electron

và ion có sẵn trong khơng khí sẽ chuyển động và thu được động năng lớn.
Khơng khí bị ion hóa nên xuất hiện thêm rất nhiều hạt mang điện. Các điện
tích trái dấu với điện tích của mũi nhọn bị hút vào mũi nhọn, làm cho điện tích
của mũi nhọn giảm. Đồng thời, các điện tích cùng dấu với mũi nhọn bị đẩy ra
xa.
Vì vậy, các thiết bị điện làm việc ở điện thế cao cần tránh chỗ lồi nhọn
để tránh rò điện; còn cột chống sét làm bằng vật nhọn để phóng nhanh các
điện tích cùng dấu ra khí quyển, truyền nhanh các điện tích trái dấu xuống
đất.
8

skkn


Câu 3: Áp dụng cho hoạt động củng cố
Tại sao các đường dây điện cao thế, các trạm biến áo lớn cần phải đặt
xa các khu dân cư, xa đường đi?
Trả lời:
Do điện thế lớn,vùng không gian xung quanh dây cao áp có cường độ
điện trường lớn, sẽ xảy ra sự phóng điện trong khơng khí. Nên mặc dù khơng
chạm vào dây điện cao thế, ở khoảng cách gần vẫn có nhiều khả năng bị điện
giật, gây ra hậu quả rất nghiêm trọng.

Bài 5: Điện thế. Hiệu điện thế
Câu 1: Áp dụng cho hoạt động khởi động
Để tránh ô nhiễm khơng khí, người ta thường lắp thiết bị lọc bụi tĩnh
điện trong ống khói của các nhà máy xi măng, bông, vải, chế biến thép...Cơ chế
hoạt động của thiết bị này là cần phải có hiệu điện thế lớn đặt vào máy. Tại
sao khi hiệu điện thế lớn đặt vào máy thì máy lại có khả năng trên[2]?


9

skkn


Hình vẽ cấu tạo của ống khói trong thiết bị lọc bụi tĩnh điện[2]
Giải thích:
Thiết bị lọc bụi tĩnh điện là thiết bị có khả năng lọc các hạt bụi có kích
thước nhỏ ra khỏi dịng khơng khí đi qua buồng lọc. Để làm được điều này
cần có hiệu điện thế lớn đặt vào máy. Cấu tạo của máy gồm hai phần chính:
- Hệ thống các thanh hoặc dây thép có gai ( nhằm tập trung các điện tích )
được bố trí dọc theo trục của ống khói. Các thanh này được nối với cực âm
của nguồn điện.
- Hai bên thành trong của ống khói có bố trí hai tấm kim loại phẳng hình mặt
trụ để tăng diện tích tiếp xúc bụi. Hai tấm kim loại này được nối với cực
dương của nguồn điện cao thế.
Dịng khơng khí chứa bụi, khói bay từ dưới lên, đi qua các dây kim loại
tích điện âm nên chúng sẽ bị nhiễm điện âm. Lúc đó chúng sẽ bị hút dính vào
hai mặt trụ tích điện dương. Một bộ phận cơ học lắc nhẹ hai mặt trụ để các
hạt bụi rơi xuống, sau đó chúng sẽ được đưa ra ngoài. Thiết bị lọc bụi tĩnh
điện có thể làm sạch khơng khí trên 98%.
Bài 6: Tụ điện
Câu 1: Áp dụng cho hoạt động khởi động
* Dụng cụ:
- Nguồn điện 1 chiều 12 V
- Tụ điện 2000 F
- Bóng đèn Led
* Tiến hành thí nghiệm
Mắc mạch điện theo sơ đồ hình vẽ sau:


10

skkn


- Khóa K ở vị trí 1: Hai bản tụ nối với hai cực của nguồn điện, dịng điện khơng
chạy qua đèn, đèn khơng sáng.
- Chuyển khóa K từ vị trí (1) sang vị trí (2): Nguồn điện khơng cung cấp dịng
điện cho bóng đèn, mà hai bản tụ điện nối với bóng đèn, thấy đèn lóe sáng sau
đó tắt. Trong thí nghiệm trên, tụ điện đóng vai trị gì? Trong thực tế người ta
dùng tụ điện để làm gì?
Trả lời:
Trong thí nghiệm trên, tụ điện đóng vai trị như nguồn điện cung cấp
dịng điện cho bóng đèn. Trong thực tế, người ta dùng tụ điện để dự trữ điện
tích.
Các câu hỏi sau áp dụng cho hoạt động củng cố
Câu 2: Trong thí nghiệm ở câu 1, tại sao khi chuyển khóa K từ vị trí 1 sang vị
trí 2 thì đèn lóe sáng sau đó tắt chứ đèn khơng sáng lâu dài.
Trả lời:
Lúc đầu, nguồn điện nạp điện cho tụ nên trên hai bản tụ có các điện tích
trái dấu nhưng bằng nhau về độ lớn. Sau đó ngắt nguồn ra khỏi mạch, nối hai
bản tụ với bóng đèn; tụ phóng điện tích qua đèn làm đèn sáng. Sau thời gian
ngắn, các điện tích trên hai bản tụ bị trung hịa (tụ mất điện tích) nên đèn tắt.
Câu 3: Bộ phận dị sóng trong đài bán dẫn có một tụ điện xoay. Tại sao khi
xoay tụ thì đài có thể bắt được các sóng ở nhiều kênh khác nhau?
Trả lời:
Khi xoay tụ, phần diện tích đối diện giữa hai bản tụ thay đổi, dẫn đến
điện dung của tụ điện thay đổi. Lúc đó, tần số dao động riêng của mạch chọn
sóng trong đài bán dẫn thay đổi. Khi tần số dao động riêng


bằng tần số

sóng do đài phát thanh phát ra thì có thể bắt được sóng vơ tuyến do đài
phát thanh phát ra.
Khi xoay tụ điện, sẽ nhận nhiều giá trị, vì vậy đài bắt được nhiều sóng
do nhiều đài phát thanh phát ra.
Bài 7: Dịng điện khơng đổi. Nguồn điện
Câu 1: Áp dụng cho hoạt động khởi động
* Dụng cụ
- Một quả chanh tạo môi trường axit.
- Hai miếng kim loại: Một miếng nhôm và một miếng thép
11

skkn


- Hai dây dẫn.
- Một đồng hồ đo điện đa năng hiện số để ở chế độ vôn kế một chiều thang đo
2V.
* Tiến hành thí nghiệm
- Cắm hai miếng kim loại vào quả chanh sao cho chúng không tiếp xúc với
nhau.
- Nối hai miếng kim loại với dây dẫn điện và nối vào 2 chốt của vôn kế.
- Thấy số chỉ của vôn kế khoảng 430 mV (0,43 V), chứng tỏ giữa hai thanh
kim loại tồn tại một hiệu điện thế. Hiện tượng trên được giải thích như thế
nào?

Hình ảnh thí nghiệm về pin điện hóa
* Giải thích hiện tượng
Nguồn điện là thiết bị tạo ra và duy rì hiệu điện thế giữa hai cực của nó

nhằm duy trì dịng điện. Pin điện hóa có cấu tạo chung gồm 2 điện cực có bản
chất hóa học khác nhau nhúng trong dung dịch điện phân ( axit, bazo, muối).
Do tác dụng hóa học giữa dung dịch điện phân và hai thanh kim loại nên giữa
hai thanh kim loại tồn tại một hiệu điện thế nhất định[1].
12

skkn


Trong thí nghiệm trên, dung dịch điện phân là quả chanh, 2 điện cực là
mảnh nhôm và mảnh thép. Lúc này, quả chanh đóng vai trị một nguồn điện
hóa học gọi là pin điện hóa.
Câu 2: Ắc quy và pin điện hóa đều là nguồn điện hóa học, nhưng pin dùng một
thời gian sẽ hết điện và không thể sử dụng tiếp; trong khi đó ắc quy hết điện
thì có thể nạp đi nạp lại để sử dụng trong thời gian dài?
Trả lời
Trong ắc quy có phản ứng hóa học thuận nghịch giữa các điện cực và
dung dịch điện phân. Nên khi nạp điện ắc quy đóng vai trị máy thu điện, nó
dự trữ năng lượng dưới dạng hóa năng. Khi phát điện ắc quy đóng vai trị
nguồn điện, nó giải phóng năng lượng ấy thành điện năng.
Bài 13: Dịng điện trong kim loại
Câu 1: Thí nghiệm áp dụng cho hoạt động khởi động
* Dụng cụ
- Một dây đồng và một dây nhơm có chiều dài khoảng 20 cm.
- Một đồng hồ đo điện đa năng hiện số
- Một cốc nước đá.
- Một ngọn đèn.

13


skkn


* Tiền hành thí nghiệm
- Nối dây đồng và dây nhơm và nối với vơn kế 1 chiều như hình vẽ .
- Đốt nóng một đầu mối hàn, thấy kim của vôn kế lệch khỏi số không.
- Nếu nhúng mối hàn cịn lại vào nước đá đang tan thì số chỉ của vơn kế càng
lớn.
* Giải thích
- Do sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai đầu dây dẫn, electron chuyển động từ
đầu nóng về đầu lạnh làm cho đầu nóng tích điện dương, đầu lạnh tích điện
âm, giữa hai đầu dây dẫn tồn tại một hiều điện thế[1].
- Nếu lấy hai dây dẫn khác loại và hàn hai đầu dây với nhau. Khi có sự chênh
lệch nhiệt độ giữa hai mối hàn, hiệu điện thế giữa đầu nóng và đầu lạnh của
từng dây không giống nhau nên trong mạch xuất hiện một suất điện động.
Lúc này hai sợi dây trong thí nghiệm đóng vai trị một nguồn điện.

Bài 14: Dịng điện trong chất điện phân
Câu 1: Áp dụng cho hoạt động khởi động
14

skkn


Để tăng vẻ đẹp và chống rỉ cho các vật bằng kim loại, người ta thường
sử dụng phương pháp mạ điện để phủ một lớp kim loại trơ lên vật cần mạ.
Đơí với đồ trang sức thì mạ bạc, mạ vàng; đối với đồ dùng bằng thép thì mạ
niken. Cơng nghệ mạ điện hoạt động được giải thích như thế nào[3]?
Trả lời
Cơng nghệ mạ điện hoạt động được giải thích bằng hiện tượng dương

cực tan xảy ra trong bình điện phân.
Để xảy ra hiện tượng dương cực tan khi điện phân thì Anot làm bằng
một kim loại, giả sử là bạc; catot là một kim loại khác bạc; dung dịch điện
phân là muối của bạc (tan trong nước ).
Sau một thời gian điện phân, do các phản ứng hóa học xảy ra trong
bình điện phân, cực dương của bình điện phân (anot - Ag) bị ăn mòn (tan dần
); đồng thời trên catot có phủ một lớp Ag.
Muốn mạ một vật thì vật đó nhúng trong bình điện phân và được nối
với cực âm của nguồn điện.
Bài 15: Dòng điện trong chất khí
Câu 1: Áp dụng cho hoạt động khởi động
Lưu ý: Thí nghiệm dịng điện trong chất khí nguy hiểm do cường độ lớn, hoặc
thiếu thiết bị, giáo viên có thể mở một số hình ảnh về tia lửa điện, hồ quang
điện hoặc video về tia lửa diện để học sinh quan sát.
Câu hỏi: Bình thường chất khí là môi trường cách điện, tuy nhiên trong các
cơn giông thường có sét - có dịng điện trong chất khí. Để có dịng điện trong
chất khí cần phải có điều kiện gì?
Trả lời
Ở điều kiện thường, trong chất khí có rất ít các hạt tải điện nên chất
khí là môi trường cách điện. Khi điện trường trong khơng khí đạt ngưỡng
3.106 V/m, một số các hạt mang điện có sẵn trong chất khí sẽ thu được động
năng lớn, chúng bắn phá các phân tử trung hòa làm xuất hiện thêm rất nhiều
hạt mang điện ( electron tự do, ion dương, ion âm). Các hạt tải điện chuyển
động có hướng trong điện trường gây ra sự phóng điện trong chất khí.
Các câu hỏi áp dụng cho hoạt động củng cố
Câu 2: Vì sao khi đi đường gặp mưa giông, sấm sét dữ dội , chúng ta không
nên trú dưới gốc cây hoặc gò đất cao mà nên nằm dán người xuống đất[2]?
Trả lời:
Khi có giơng, các đám mây gần mặt đất tích điện âm. Do hiện tượng
hưởng ứng tĩnh điện nên mặt đất tích điện dương. Cây cao, chỗ lồi trên mặt

đất giống như mũi nhọn là nơi tập trung nhiều điện tích nhất, nên sét thường
đánh vào cây cao, gị đất cao. Vì vậy khơng nên trú mưa ở gốc cây cổ thụ, cây
cao, gò đất cao, gần các vật dẫn mà nên nằm dán người xuống đất.
15

skkn


Câu 3: Tại sao các đám mây thường tích điện. Tại sao phần dưới của đám
mây tích điện âm, phần phía trên của đám mây tích điện dương?
Trả lời
Trong khơng khí ấm có các giọt nước cịn trong khơng khí lạnh có các
tinh thể nước đá. Khi dịng khơng khí chuyển động, các tinh thể và các giọt
nước cọ xát với nhau làm xuất hiện các điện tích trong đám mây.
Do hiện tượng đối lưu,các điện tích dương dồn về đỉnh đám mây, điện
tích âm tập trung ở chân đám mây nên đỉnh đám mây tích điện dương, chân
đám mây tích điện âm.
Câu 4: Tại sao khi có sét thường có tiểng nổ lớn và trong khơng khí có mùi
khét[4]?
Trả lời:
Sét là tia điện khổng lồ xảy ra do phóng điện giữa đám mây tích điện
âm và mặt đất tích điện dương hoặc giữa hai đám mây tích điện trái dấu. Khi
có sét, hiệu điện thế khoảng 109 V, cường độ dịng điện khoảng 104 A, áp suất
khơng khí đột ngột tăng nên sét có kèm theo tiếng nổ (sấm ), đồng thời trong
khơng khí có mùi khét do chất khí bị ion hóa.
Câu 5: Nêu điều kiện để xuất hiện hồ quang điện?
Trả lời
Xảy ra ở áp suất thường hoặc áp suất thấp giữa hai điện cực gần nhau
và có hiệu điện thế khơng lớn.
Câu 6: Khi hàn điện có sự xuất hiện của hồ quang điện.Tại sao người thợ hàn

cần phải đeo kính đen và mặt nạ bảo vệ khi hàn?
Trả lời
Ánh sáng hồ quang giàu tia tử ngoại, tia tử ngoại có thể phá hủy tế bào
da và tế bào võng mạc nên cần phải sử dụng mặt nạ và kính đen để che chắn.

16

skkn


Tia lửa điện xuất hiện trong buzi của ô tô, xe máy
khi hệ thống đánh lửa hoạt động[7]

Hình ảnh tia sét- tia lửa điện khổng lồ trong tự nhiên[7]
17

skkn


Bài 17: Dòng điện trong chất bán dẫn
Câu 1: Áp dụng cho hoạt động khởi động
Đèn led trang trí có cấu tạo là một lớp chuyển tiếp của bán dẫn loại p và bán dẫn loại n. Khi dòng điện chạy qua đèn led thì đèn lại nhấp nháy chứ
khơng sáng như bóng đèn điện thơng thường. Hiện tượng trên giải thích như
thế nào?
Trả lời
Lớp chuyển tiếp p - n có đặc tính chỉ cho dịng điện chạy theo một chiều
từ p đến n mà khơng cho dịng điện chạy theo chiều ngược lại. Nên trong một
chu kỳ của dòng điện đèn chỉ sáng có một nửa chu kỳ, vì vậy đèn sáng nhấp
nháy.
Bài 20: Lực từ. Cảm ứng từ

Câu 1: Áp dụng cho hoạt động khởi động
- Mở video thí nghiệm về vật liệu siêu dẫn trong từ trường.
- Lực nào làm cho vật nặng lơ lửng trong không khí ?

Hình ảnh vật liệu siêu dẫn lơ lửng trong từ trường[7]
Trả lời
18

skkn


Vật liệu siêu dẫn lơ lửng trong từ trường nhờ có lực từ của nam châm
phía dưới tác dụng lên vật.
Hiện tượng trên được ứng dụng để vận hành các con tàu đệm từ có tốc
độ khoảng 10 000 km/h. Tàu đệm từ hoạt động trong 2 từ trường đối nhau:
Một từ trường của các nam châm siêu dẫn đặt trên tàu và đặt trong các bình
Heli hóa lỏng ở nhiệt độ thấp. Một từ trường của các cuộn dây lắp dưới
đường ray hình chữ U. Nguồn điện cung cấp dòng điện cho các cuộn dây đặt
dưới đất dọc đường ray[7].
Khi có dịng điện chạy qua cuộn dây, lực từ nâng bổng tàu lên trong
đường ray hình chữ U. Hệ thống tàu đệm từ chỉ có ma sát giữa tàu và khơng
khí nên tốc độ lớn, ít trật khỏi đường ray vì được bao bọc trong từ trường,
khơng có va chạm nên khơng có tiếng ồn, đặc biệt tàu đệm từ khơng xả khí
thải ra mơi trường. Hiện nay, Nhật Bản và Trung Quốc đã đưa vào sử dụng
tàu đệm từ đạt tốc độ khoảng 600 km/h.
Bài 22: Lực Lorenxo
Câu 1: Áp dụng cho hoạt động khởi động
- Cho dòng điện chạy qua khối kim loại hình chữ nhật, khi khối này nằm ngoài
từ trường, phép đo cho biết


.

- Đặt khối kim loại có dịng điện trên vào trong từ trường thì lúc này
Hiện tượng này được giải thích như thế nào[1]?

.

Hình ảnh khối kim loại có dịng điện đặt trong từ trường[7]
Trả lời
19

skkn


Khi khối kim loại có dịng điện đặt trong từ trường, các electron chịu
tác dụng của lực từ, lực này được xác định theo quy tắc bàn tay trái. Theo quy
tắc này, các electron chuyển động từ M về N làm cho phía N tích điện âm, phía
M thiếu electron nên tích điện dương.
Hiện tượng này gọi là hiệu ứng Hall, được áp dụng để chế tạo các cảm
biến đo cảm ứng từ của từ trường.
Bài 23: Từ thông. Cảm ứng điện từ
Câu 1: Áp dụng cho hoạt động khởi động
Dịng điện sinh ra từ trường, vậy từ trường có sinh ra dịng điện khơng?
* Dụng cụ thí nghiệm
- Một ống dây dẫn.
- Một nam châm.
- Một vôn kế
- Một đèn led
* Tiến hành thí nghiệm
- Nỗi hai đầu dân dẫn với vôn kế.

- Đưa nam châm lại gần hoặc ra xa ống dây thì thấy kim của vơn kế chỉ khác
không, nếu nam châm đứng yên so với ống dây thì kim của vơn kế chỉ số 0.
- Nếu nối hai đầu dây dẫn với 1 đèn led, khi đưa nam châm lại gần hoặc ra xa
ống dây thì đèn sẽ sáng nhấp nháy, tức là có dịng điện chạy qua đèn.
* Giải thích
Khi đưa nam châm lại gần hoặc ra xa ống dây thì số đường sức từ gửi
qua ống dây thay đổi, từ thông gửi qua mạch thay đổi, trong mạch kín sẽ
xuất hiện dịng điện. Dịng điện này làm cho đèn sáng lên, nếu mạch hở thì
giữa hai đầu mạch tồn tại một hiệu điện thế.

20

skkn


Hình ảnh thí nghiệm hiện tượng cảm ứng điện từ
Câu 2: Áp dụng cho hoạt động củng cố
Một số xe đạp có gắn thêm dinamo. Khi bánh xe quay, dinamo quay
theo, lúc này dinamo đóng vai trị nguồn điện làm phát sáng các bóng đèn
phía trước và sau xe. Hãy nêu cơ chế hoạt động của dinamo xe đạp[7].
Trả lời
Dinamo xe đạp có cấu tạo gồm một cuộn dây có lõi sắt non và một nam
châm, trục của dinamo gắn với nam châm. Nam châm có thể quay nhờ bánh
xe dẫn động, còn cuộn dây cố định. Khi nam châm quay, trong cuộn dây xuất
hiện dòng điện cảm ứng, dòng điện này làm thắp sáng bóng đèn phía trước và
sau xe.

Sơ đồ cấu tạo của Dinamo xe đạp
Bài 26: Khúc xạ ánh sáng
Câu 1: Áp dụng cho hoạt động khởi động

* Dụng cụ thí nghiệm
- Một cốc thủy tinh
- Một chiếc đũa thẳng
* Tiến hành thí nghiệm
21

skkn


- Cắm chiếc đũa vào cốc thủy tinh, yêu cầu học sinh quan sát chiếc đũa.
- Sau đó đổ nước vào cốc thủy tinh, yêu cầu học sinh quan sát chiếc đũa lúc
này có gì khác so với khi chưa đổ nước không?
- Nếu chiếc đũa đặt thẳng đứng trong cốc nước thì hiện tượng quan sát được
sẽ như thế nào?
* Trả lời
- Khi chiêc đũa cắm xiên trong cốc nước thì các tia sáng truyền dọc theo đũa
bị lệch khỏi phương truyền thẳng khi truyền xiên góc qua hai môi trường
trong suốt khác nhau, nên thấy đũa bị gãy tại mặt phân cách giữa khơng khí
và nước.
- Khi đũa cắm thẳng đứng trong cốc nước thì khơng có hiện tượng gãy khúc
tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
Câu 2: Khi nhìn một hịn sỏi ở đáy chậu, ngâm chân trong chậu nước, nhìn
con cá bơi lội trong hồ nước; em sẽ thấy các vật này hình như được nâng lên
gần mặt nước hơn. Hiện tượng này được giải thích như thế nào?
* Áp dụng cho hoạt động củng cố
Lúc đó, em sẽ nhìn ảnh của vật qua mặt phân cách giữa hai môi trường
nên em sẽ thấy các vật được nâng lên gần mặt nước hơn so với bình thường.

Hình ảnh: Từ ngồi khơng khí nhìn vật ở trong nước[7]
Bài 27: Phản xạ toàn phần

Câu 1: Áp dụng cho hoạt động khởi động
Vì sao vào những trưa nắng, khi đi trên đường nhựa khơ ráo nhưng
nhìn từ xa chúng ta có cảm giác có một lớp nước trên mặt đường nhựa?
Giải thích
Vào trưa nắng, mặt đường nhựa bị hun nóng nên lớp khơng khí phía
trên đường nhựa có chiết suất giảm, ánh sáng mặt trời chiếu xuống sẽ phản
22

skkn


xạ tồn phần trên lớp khơng khí sát mặt đường và đi vào mắt nên ta có cảm
giác mặt đường bị ướt.
Hiện tượng cũng được giải thích tương tự đối với những người đi trên
sa mạc thấy ảo ảnh là những ốc đảo, những vũng nước từ xa.
Câu 2: Có thể dẫn ánh sáng đi qua những ống cong như dẫn nước được
khơng?
Có thể truyền ánh sáng qua những ống, sợi giống như dẫn nước nhờ
hiện tượng phản xạ toàn phần. Điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần giữa mặt
phân cách của lõi và vỏ sợi là chiết suất của vỏ nhỏ hơn chiết suất của lõi.
Hiện tượng này được ứng dụng trong truyền thông tin liên lạc bằng cáp
quang, nội soi trong y học.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
Tôi đã giới thiệu và áp dụng đề tài “ Vận dụng các câu hỏi thực tê và
các thí nghiệm để tổ chức hoạt động khởi động và củng cố khi dạy học môn Vật lý 11” cho học sinh các lớp 11 tôi dạy và cho đồng nghiệp trong
tổ chuyên môn. Kết quả thu được rất khả quan. Khi tổ chức hoạt động khởi
động, học sinh rất sôi nổi tham gia đề xuất các gỉa thiết, nêu hiện tượng, học
sinh hứng thú với những điều được quan sát trong các thí nghiệm hoặc các
video quay sẵn. Khi giải đáp được các câu hỏi trong thực tế có liên quan đến
bài học, tăng thêm niềm tin của học sinh vào kiến thức đã biết.

Khảo sát tại hai lớp học, một lớp không sử dụng nội dung sáng kiến
(lớp đối chứng 11C3) và một lớp có sử dụng phương pháp của sáng kiến kinh
nghiệm (lớp thực nghiệm 11 C2), kết quả cụ thể :
Điểm Giỏi
Điểm Khá
ĐiểmTB
Điểm Yếu
Điểm Kém
Lớp SL
tỷ lệ
SL
tỷ lệ
SL
tỷ lệ
SL
tỷ lệ
SL
tỷ lệ
11C3 2/4 4,4% 8/45 17,8
20/4 44,5
13/4 28,9
2/4 4,4%
5
%
5
%
5
%
5
11C2 6/4 13,6% 17/4 38,6

17/4 38,6
4/44 9,2% 0/4 0%
4
4
%
4
%
4
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Sau một thời gian nghiên cứu, hoàn thành đề tài và vận dụng vào dạy
học; bản thân tôi khẳng định đề tài đã nâng cao được hứng thú và kết quả
học tập của học sinh. Khi tổ chức hoạt động khởi động và củng cố bằng các
câu hỏi thực tế học sinh tích cực tham gia trả lời câu hỏi, vận dụng kiến thức
để mở rộng giải thích thêm các câu hỏi có liên quan đến bài học.
3.2. Kiến nghị
Nhà trường tạo điều kiện tổ chức các buổi trao đổi phương pháp giảng
dạy, nhằm tạo điều kiện cho giáo viên có thể trao đổi chun mơn, nghiệp vụ ,
từ đó nâng cao tay nghề và chất lượng giảng dạy.
Phát động phong trào làm đồ dùng dạy học và mua bổ sung thêm các
thiết bị thí nghiệm cịn thiếu hoặc đã hư hỏng.
23

skkn


XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm

2022
CAM KẾT KHƠNG COPY

Trịnh Thị Bình
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] : Sách giáo khoa Vật lý 11- Chương trình nâng cao, nhà xuất bản Giáo Dục,
năm 2013.
[2]: Sách giáo khoa Vật lý 11- Chương trình cơ bản, nhà xuất bản Giáo Dục,
năm 2013.
[3]: Sách bài tập Vật lý 11 – Chương trình nâng cao, nhà xuất bản Giáo Dục,
năm 2013.
[4]: Sách bài tập Vật lý 11 – Chương trình cơ bản, nhà xuất bản Giáo Dục,
năm 2013.
[5]: Sách giáo khoa Vật lý 12, nhà xuất bản giáo dục, năm 2005.
[6]: Những bài tập định tính mơn Vật lý, Nguyễn Phúc Thuần, nhà xuất bản
Giáo Dục, năm 1980.
[7]: Internet.

24

skkn


PHỤ LỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG CÁC CÂU HỎI THỰC TẾ VÀ THÍ NGHIỆM ĐỂ TỔ
CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ CỦNG CỐ KHI DẠY- HỌC MÔN VẬT
LÝ 11
1. Một số hình ảnh dụng cụ thí nghiệm sử dụng trong đề tài
1.1. Thí nghiệm nhiễm điện do cọ xát


Hình ảnh cọ xát ống nhựa sau khi cọ xát vào vải, ống nhựa hút vỏ bia làm vỏ
lon bia chuyển động lại gần
1.2. Thí nghiệm pin điện hóa
25

skkn


×