Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

(Luận văn thạc sĩ hcmute) đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.23 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
HỒ LÊ NAM BÌNH

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QỦA
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG
NƠNG THƠN TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401

S KC 0 0 4 1 4 7

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2013

Luan van


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
HỒ LÊ NAM BÌNH

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NƠNG
THƠN TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH


Chun ngành: GIÁO DỤC HỌC
Mã ngành: 601401

Hƣớng dẫn khoa học:

TS. LƢU ĐỨC TIẾN

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2013

Luan van


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC
Họ và tên: Hồ Lê Nam Bình

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 18/08/1983

Nơi sinh: An Nhơn – Bình Định

Quê quán: Nam Đàn - Nghệ An

Dân tộc: Kinh

Địa chỉ liên lạc: 81/17 Ngô Mây, Quy Nhơn, Bình Định
Điện thoại di động: 0935.159.063

Email:


II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
- Đại học:
Hệ đào tạo: Chính quy

Thời gian đào tạo: từ 09/2001 đến 03/2006

Nơi học: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh
Ngành học: Cơng nghệ Cắt may
- Sau đại học:
Hệ đào tạo: Chính quy

Thời gian đào tạo: 2011-2013

Nơi học: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh
Ngành học: Giáo dục học
III. Q TRÌNH CƠNG TÁC CHUN MƠN TỪ KHI TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC:
Thời gian

Nơi công tác

Công việc đảm nhiệm

Từ 2006 đến nay

Trường Cao đẳng nghề Quy Nhơn

Cán bộ phòng Đào tạo


Luan van


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả luận văn

Hồ Lê Nam Bình

Luan van


XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Thầy TS.Lưu Đức Tiến đã tận tình
hướng dẫn, theo dõi, định hướng khoa học cho tôi trong suốt thời gian thực
hiện đề tài;
Tôi xin chân thành cảm ơn Cô PGS.TS Võ Thị Xuân, Thầy PGS.TS Ngô
Anh Tuấn, Thầy TS. Phan Long, Thầy TS. Võ Văn Nam, đã tận tình đóng góp ý
kiến định hướng đề tài trong đợt báo cáo chuyên đề 2;
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô giảng dạy cao học khóa 19B, đã
truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu giúp tôi nhận thức sâu sắc
hơn về cuộc sống, về nghề nghiệp;
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Gia đình, các Anh, Chị, Em lớp cao học
khóa 19B đã chia sẽ, giúp đỡ tôi trong lúc khó khăn, hỗ trợ tinh thần cho tôi
trong suốt thời gian học và hoàn thành quyển luận văn thạc só.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hồ Lê Nam Bình

Luan van



TÓM TẮT
Với xu hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong giai đoạn CNH, HĐH đất
nước theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp dịch vụ và giảm tỷ trọng nông
nghiệp, một số lượng lớn lao động nông thôn chưa được đào tạo và chưa đủ
trình độ, tay nghề khó có thể tìm một cơng việc phù hợp. Và trước yêu cầu to
lớn của sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thơn địi hỏi những năm tới
phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nơng
nghiệp, nơng thơn trong đó có giải pháp quan trọng là phát triển nguồn nhân lực.
Vì vậy đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan
trọng của giáo dục giúp ổn định kinh tế, an sinh xã hội của những vùng nông
thôn và tạo được nguồn nhân lực cho quá trình CNH-HĐH.
Vì vậy đề tài “Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho
lao động nơng thơn tỉnh Bình Định” được thực hiện. Đề tài gồm ba chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của đề tài, bao gồm: Các khái niệm liên quan đến
vấn đề nghiên cứu như: Nghề, đào tạo nghề; Lao động nông thôn; Hiệu quả,
hiệu quả đào tạo nghề; Chất lượng, chất lượng đào tạo nghề; Các mơ hình kỹ
thuật đánh giá chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề. Các cơ sở thực tiễn gồm: Sự
cần thiết của việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn khi chuyển dịch cơ cấu
kinh tế; Cơ sở pháp lý về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Chƣơng 2: Thực trạng về đào tạo nghề cho lao động nơng thơn trên địa
bàn tỉnh Bình Định, bao gồm: Thực trạng về mạng lưới dạy nghề, năng lực dạy
nghề, trình độ học vấn, trình độ chun mơn kỹ thuật của lao động nông thôn,…
Chƣơng 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động
nông thôn tỉnh Bình Định, bao gồm: Các giải pháp đã thực hiện trong đề án đào
tạo nghề cho lao động nông thơn tỉnh Bình Định; Đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Đánh giá ban đầu về các giải
pháp.
Sản phẩm cuối cùng mà đề tài thực hiện được là các giải pháp nâng cao

hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Sản phẫm đã được trên 90% ý
kiến chuyên gia đánh giá ở mức độ hợp lý và rất hợp lý.
Tác giả mong muốn sản phẩm này được đưa vào ứng dụng thực tế để đào
tạo nghề cho lao động nông thôn ngày càng đạt hiệu quả.

Luan van


ABSTRACT
With the trend of economic restructuring in the period of industrialization
and modernization of the country by increasing the proportion of service
industry and decreasing the proportion of agricultural, it is very difficult for
rural labor force, who is not trained and doesn’t have degree and skill, to find a
suitable job. And by the

large requirements of industrialization and

modernization of agriculture and rural, it has been required that the state has to
carry out many synchronous solutions to promote the development of
agricultural and rural economy, in which the important solution is human
resources development. Therefore, vocational training for rural labors is one of
the important tasks of education to help to stable the economy, the social
security of the rural areas and to create human resources for industrialization and
modernization process .
Therefore, the study "Propose some solutions to improve the effect of
vocational training for rural labor in Binh Dinh province" is done . The study
consists of three chapters:
Chapter 1: Rational, presents some definitions related to research issues
such as career , vocational training , rural labor , effect , the effect of vocational
training, quality, the quality of vocational training , the model and technology of

evaluating quality and effect of vocational training . The practical basic yields
the need of vocational training for rural labor in economic restructuring process,
and the legal basis for vocational training for rural labor .
Chapter 2: Actual situations of vocational training for rural labor in Binh
Dinh province, concerns: Actual situations of the system of vocational training
institutions, , vocational competence, education, qualification of rural labor, ...
Chapter 3: Some solutions to improve the effect of vocational training for
rural labor in Binh Dinh province are proposed in this chapter. This includes
three sections. The first section is the executed solutions in the vocational
training project for rural labor in Binh Dinh Province. The second section is to
propose some solutions to improve the effect of vocational training for rural
lobor. And the last section is to look into some initial evaluation of the solutions.

Luan van


To sum up, the study is the solutions to improve the effect of vocational
training for rural labor. This study was evaluated reasonably and very
reasonably by over experts.
The writer wishes that this study will be applied in the real life to improve
the effect of vocational training for rural labor.

Luan van


MỤC LỤC
Quyết định giao đề tài ...................................................................................................... i
Xác nhận của cán bộ hướng dẫn ......................................................................................ii
Lý lịch cá nhân .............................................................................................................. iii
Lời cam đoan .................................................................................................................. iv

Lời cảm ơn ....................................................................................................................... v
Tóm tắt ............................................................................................................................ vi
Mục lục ..........................................................................................................................vii
Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................... viii
Danh mục các bảng biểu, hình ảnh ................................................................................. ix

Phần A: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................... 3
3. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu ................................................................... 3
4. Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................... 3
5. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................ 3
7. Cấu trúc luận văn ............................................................................................ 4

Phần B: NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Một số khái niệm cơ bản .............................................................................. 5
1.1.1. Nghề, đào tạo nghề ............................................................................................ 5
1.1.2. Lao động nông thôn ........................................................................................... 6
1.1.3. Chất lượng và chất lượng đào tạo...................................................................... 7
1.1.4. Hiệu quả và hiệu quả đào tạo ............................................................................ 9
1.1.5. Quan hệ giữa chất lượng và hiệu quả đào tạo. ................................................ 11
1.1.6. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ................................................................... 12

1.2. Mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế với cơ cấu đào tạo và cơ cấu lao động
............................................................................................................................. 13
1.3. Các mô h nh và k thuật đánh giá chất lƣợng, hiệu quả đào tạo .......... 13

Luan van



1.3.1. Các mơ hình đánh giá ...................................................................................... 13
1.3.2. Kỹ thuật đánh giá............................................................................................. 17
1.3.3. Các điều kiện đảm bảo qui mô và chất lượng đào tạo..................................... 18

1.4. Sự cần thiết của việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn khi chuyển
dịch cơ cấu kinh tế............................................................................................. 19
1.5. Cơ sở pháp lý về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. ........................ 21
ết luận chƣơng 1 ............................................................................................. 23

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO
LAO ĐỘNG NƠNG THƠN TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế xã hội của B nh Định
có tác động đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn .................................. 24
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế xã hội của Bình Định............................... 24
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội................................................................................... 25
2.1.3. Về lao động - việc làm..................................................................................... 26

2.2.

ết quả điều tra, khảo sát, tổng hợp số liệu ............................................ 26

2.2.1. Thực trạng 1: Mạng lưới các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh ...................... 26
2.2.2. Thực trạng 2: Đội ngũ giáo viên dạy nghề cho LĐNT tỉnh ............................ 27
2.2.3. Thực trạng 3: Cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các trung tâm dạy nghề công
lập .............................................................................................................................. 29
2.2.4. Thực trạng 4: Nội dung, chương trình đào tạo nghề cho LĐNT ..................... 30
2.2.5. Thực trạng 5: Ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn ........................... 31
2.2.6. Thực trạng 6: Công tác tuyển sinh và tư vấn học nghề cho LĐNT ................ 32

2.2.7. Thực trạng 7: Những nguyên nhân khó khăn làm ảnh hưởng chất lượng và
hiệu quả đào tạo nghề ................................................................................................ 34
2.2.8. Thực trạng 8: Lĩnh vực kinh tế đang hoạt động .............................................. 35
2.2.9. Thực trạng 9: Đánh giá của GV và HS về số giờ thực hành ........................... 35
2.2.10. Thực trạng 10: Mức độ áp dụng kiến thức đã học vào thực tế ...................... 36

2.3. Tính hiệu quả của công tác đào tạo nghề cho LĐNT hiện nay tại tỉnh
Bình Định ........................................................................................................... 36
2.3.1. Những mặt được .............................................................................................. 36
2.3.2. Một số tồn tại, hạn chế .................................................................................... 37

Luan van


ết luận chƣơng 2 ............................................................................................. 38

CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NƠNG
THƠN TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH
3.1. Các giải pháp đã thực hiện trong Đề án đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh
B nh Định ........................................................................................................... 39
3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nơng thơn
tỉnh B nh Định.............................................................................................................. 40
3.2.1. Nhóm 01: Giải pháp về Cơ chế chính sách ..................................................... 41
3.2.2. Nhóm 02: Giải pháp về Thông tin - Tuyên truyền .......................................... 45
3.2.3. Nhóm 03: Giải pháp về Năng lực dạy nghề .................................................... 48
3.2.4. Nhóm 04: Giải pháp về Người học ................................................................. 51

3.3. Đánh giá ban đầu về các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho
LĐNT .................................................................................................................. 52

3.3.1. Đánh giá định tính ........................................................................................... 53
3.3.2. Đánh giá định lượng ........................................................................................ 53

ết luận chƣơng 3 ............................................................................................. 57

PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 62
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 64
Phụ lục 1 ....................................................................................................................... 64
Phụ lục 2 ....................................................................................................................... 74
Phụ lục 3 ....................................................................................................................... 84

Luan van


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

CHỮ VIẾT TẮT

Ý NGHĨA

1

CCĐT

Cơ cấu đào tạo

2


CCLĐ

Cơ cấu lao động

3

CCKT

Cơ cấu kinh tế

4

CĐN

Cao đẳng nghề

5

CĐ-XD-NL TB

Cơ điện – Xây dựng – Nông lâm Trung bộ

6

CNH

Công nghiệp hóa

7


CSDN

Cơ sở dạy nghề

8

CSVC

Cơ sở vật chất

9

DN

Doanh nghiệp

10

GV

Giáo viên

11

HĐH

Hiện đại hóa

12


GQVL

Giải quyết việc làm

13

HS

Học sinh

14

HV

Học viên

15



Lao động

16

LĐKT

Lao động kỹ thuật

17


LĐNT

Lao động nông thôn

18

NCHN

Nhu cầu học nghề

19

NNC

Người nghiên cứu

20

THCS

Trung học cơ sở

21

THPT

Trung học phổ thông

22


TTDN

Trung tâm dạy nghề

23

TTLĐ

Thị trường lao động

24

%

Tỷ lệ phần trăm

Luan van


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH
STT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

TRANG

2.1

Mạng lưới các cơ sở


31

2.2

Số lượng tham gia dạy nghề cho LĐNT

32

2.3

Biểu đồ Ý kiến của GV và HS về mức độ phù hợp
của chương trình đào tạo

34

2.4

Các nghề đào tạo cho LĐNT

35

2.5

Ý kiến của LĐNT về nguồn thông báo, thông tin học
nghề

36

2.6


Biểu đồ Ý kiến của LĐNT về nguồn thông tin học
nghề

36

2.7

Các lý do chọn nghề để học nghề của LĐNT

37

2.8

Biểu đồ Tỷ lệ % lý do chọn nghề để học

37

2.9

Các mục đích học nghề của LĐNT

37

2.10

Biểu đồ % các mục đích học nghề

38

2.11


Những khó khăn khi tham gia học nghề

38

2.12

Biểu đồ % những khó khăn khi tham gia học nghề

39

2.13

Bảng đánh giá mức độ phù hợp của số giờ học thực
hành của GV và HS

40

2.14

Biểu đồ % về mức độ phù hợp của số giờ học thực
hành của GV và HS

40

2.15

Bảng mức độ áp dụng các kiến thức đã học

40


3.1

Biểu đồ đánh giá nhóm giải pháp cơ chế chính sách

58

3.2

Biểu đồ đánh giá nhóm giải pháp thơng tin tuyên
truyền

3.3

Biểu đồ đánh giá giải pháp Mạng lưới các CSDN

59

3.4

Biểu đồ đánh giá giải pháp về nâng cao năng lực giáo
viên

59

3.5

Biểu đồ đánh giá giải pháp CSVC, trang thiết bị, vật
tư thực hành


60

3.6

Biểu đồ đánh giá giải pháp lựa chọn cơ cấu ngành
nghề đào tạo

60

3.7

Biểu đồ đánh giá giải pháp về nội dung, chương trình
đào tạo

60

Luan van


3.8
STT

Biểu đồ đánh giá giải pháp về người học
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

61
TRANG

1.1


Mơ hình quản lý chất lượng theo ISO 900:2000

14

1.2

Mơ hình hệ thống đánh giá chất lượng theo Hệ thống
Châu Âu

16

1.3

Đánh giá chất lượng theo đầu vào – quá trình – đầu ra
của Mỹ

17

1.4

Mơ hình đánh giá thành quả chương trình của Mỹ

21

2.1

Bảng đồ hành chính tỉnh Bình Định

28


3.1

Các nội dung kiểm tra, đánh giá

46

3.2

Quy trình tổ chức thực hiện cơng tác đào tạo nghề cho
LĐNT

47

3.3

Nhiệm vụ của Phịng Lao động, Thương binh, Xã hội
huyện

51

Luan van


1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
4. Giả thiết nghiên cứu
5. Phạm vi nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu

7. Cấu trúc luận văn

Luan van


1. Lý do chọn đề tài
Với xu hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước
theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp, một
số lượng lớn lao động nông thôn chưa được đào tạo và chưa đủ trình độ, tay nghề khó
có thể tìm một cơng việc phù hợp và trước yêu cầu to lớn của sự nghiệp CNH-HĐH
nơng nghiệp, nơng thơn địi hỏi những năm tới phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ
nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn trong đó có giải pháp quan
trọng là phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy đào tạo nghề cho lao động nơng thơn là một
trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục giúp ổn định kinh tế, an sinh xã hội của
những vùng nông thôn và tạo được nguồn nhân lực cho quá trình CNH-HĐH.
Nhận rõ tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của việc đào tạo nghề cho lao động
nông thôn, thực hiện Nghị quyết của Trung ương Đảng, ngày 28-10-2008 Chính phủ
đã ra Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính
phủ, trong đó có mục tiêu: “Tập trung đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, chuyển
một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm,
nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn tăng lên 2,5 lần so với hiện nay”. Một trong
những nhiệm vụ chủ yếu trong Chương trình hành động của Chính phủ là: “Xây dựng
Chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực nông thôn. Tập trung xây
dựng kế hoạch và giải pháp đào tạo cho bộ phận con em nông dân đủ trình độ, năng
lực vào làm việc ở các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ và chuyển nghề;
bộ phận nơng dân cịn tiếp tục sản xuất nông nghiệp được đào tạo về kiến thức và kỹ
năng để thực hành sản xuất nông nghiệp hiện đại; đồng thời tập trung đào tạo nâng cao
kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở”.
Để cụ thể hóa Chương trình hành động, ngày 27-11-2009, Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động

nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1956). Trong Quyết định này đã thể hiện rõ
quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự
nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất
lượng lao động nơng thơn, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng
nghiệp, nơng thơn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao
động nông thơn, có chính sách bảo đảm thực hiện cơng bằng xã hội về cơ hội học
nghề đối với mọi lao động nơng thơn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn
1

Luan van


xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn”. Đề án 1956 đã đề ra mục tiêu
tổng quát: “ ình quân hằng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nơng thơn,
trong đó đào tạo, bồi dư ng 100.000 lượt cán bộ, công chức xã. Nâng cao chất lượng
và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thơn;
góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp cơng
nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn

”. Đối tượng của Đề án này là lao

động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với
nghề cần học. Trong đó ưu tiên đào tạo nghề cho các đối tượng là người thuộc diện
được hưởng chính sách ưu đãi, người có cơng với cách mạng, hộ ngh o, hộ có thu
nhập tối đa bằng 150

thu nhập của hộ ngh o, người dân tộc thiểu số, người tàn tật,

người thuộc diện có đất thu hồi
Có thể nói, chưa bao giờ vấn đề đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao

động nông thôn lại được Đảng và Nhà nước quan tâm như hiện nay và đã có những cơ
chế, chính sách và các giải pháp đồng bộ để thực hiện. Đến nay đã có gần 80

số tỉnh

đã đưa nội dung đào tạo nghề cho lao động nông thôn vào nghị quyết của đại hội đảng
bộ tỉnh giai đoạn 2011-2015.
Trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh

ình Định đến năm

2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (theo Quyết định số 54/2009/QĐ-TTg
ngày 14/4/2009), ình Định được xác định sẽ trở thành tỉnh có nền cơng nghiệp hiện
đại và là một trong những trung tâm phát triển về kinh tế - xã hội, đóng góp tích cực
vào sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước. Phấn đấu nâng
số lượng lao động được giải quyết việc làm lên 25.000 - 30.000 lao động/năm thời kỳ sau
năm 2010; trong đó, nhu cầu việc làm của lao động trong tỉnh hàng năm là 16.000 17.000 lao động.
Tỉnh đã thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định
1956 trên địa bàn tỉnh kịp thời và đúng tiến độ. Việc xây dựng kế hoạch và triển khai
thực hiện một số hoạt động của Đề án đạt kết quả tương đối tốt. Kinh phí phân bổ cho
các hoạt động dạy nghề kịp thời, đúng mục tiêu. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết
bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập. Tuy nhiên, chất lượng đào đạo nghề
chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là
trong lĩnh vực nông nghiệp; Các cơ sở dạy nghề chưa có phối hợp chặc chẽ với Uỷ ban

2

Luan van



nhân dân các cấp và các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong việc dạy nghề gắn
với giải quyết việc làm cho người lao động.
Xuất phát từ thực tiễn yêu cầu đó người nghiên cứu chọn đề tài “Đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nơng thơn tại tỉnh
Bình Định”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nơng thơn
tỉnh ình Định.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cở sở thực tiễn liên quan đến đề tài.
- Khảo sát thực trạng đào tạo nghề, nhu cầu học nghề, tình hình việc làm và
những đóng góp cho xã hội sau khi được đào tạo.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thơn tỉnh
ình Định.
- Lấy ý kiến chun gia nhằm đánh giá tính khả thi của đề tài.
3. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thơntỉnh ình
Định.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Chất lượng cơng tác đào tạo nghề cho lao động nơng thơn tỉnh Bình Định
4. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu giải pháp này được áp dụng vào đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh
ình Định thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
5. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện thực tiễn nên đề tài chỉ nghiên cứu đào tạo nghề cho lao động nơng
thơn ở trình độ sơ cấp nghề, dạy nghề thường xuyên ở những vùng có đối tượng lao
động nơng thơn học nghề đơng.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu.

6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu
3

Luan van


- Các thành tựu, kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
- Các nghiên cứu của đồng nghiệp đã cơng bố trên các ấn phẩm có liên quan đến
đề tài nghiên cứu.
- Các chủ trương, chính sách có liên quan đến đề tài nghiên cứu
- Các số liệu thơng kê có liên quan đến đề tài nghiên cứu
6.2. Phương pháp điều tra, khảo sát:
- Phát phiếu điều tra, khảo sát người lao động, người sử dụng lao động, giáo viên
giảng dạy
-Dùng các m u phiếu xin ý kiến chuyên gia để đánh giá tính khả thi của các giải
pháp.
6.3. Phương pháp xử lý số liệu
Từ phiếu điều tra thu được, tổng hợp, xử lí và phân tích dữ liệu để lập nên các
bảng biểu để đưa ra kết quả nghiên cứu;qua đó rút ra kết luận và đưa những đề xuất.
7. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được cấu trúc thành
ba chương
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chƣơng 2: Thực trạng đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh ình Định
Chƣơng 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh
ình Định.

4


Luan van


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Một số khái niệm cơ bản:
1.1.1. Nghề, đào tạo nghề:
1.1.1.1. Nghề Job :
Nghề nghiệp nảy sinh, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài
người. Cho đến nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về nghề nghiệp.
Karl Mark cho rằng: “Nghề là một khâu độc lập của phân công lao động trong
xã hội.”
Viện Khoa học Dạy nghề Liên Xô trước đây đưa ra định nghĩa về nghề như sau:
“ Nghề là sự thực hiện một nhóm các thao tác lao động có ích cho xã hội được phân
biệt do sự phân công lao động và được các công nhân thực hiện lặp đi lặp lại có hệ
thống phù hợp với kiến thức, khả năng và đem lại nguồn sống cho bản thân và cho gia
đình họ.”
Nghề được chia thành nghề xã hội và nghề đào tạo.
Theo từ điển Tiếng Việt: “Nghề xã hội là tập hợp các hoạt động được lặp đi, lặp
lại của người lao động nhằm hoàn thành những nhiệm vụ nhất định theo sự phân công
của xã hội”.
Nghề đào tạo là nghề mà những người lao động muốn hành nghề nhất thiết phải
qua đào tạo theo mục tiêu, chương trình quy định và được chứng nhận bằng văn bằng,
chứng chỉ. Tuỳ theo tính phức tạp của nghề, khối lượng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mà
thời gian đào tạo của mỗi nghề khác nhau.
Trong lĩnh vực đào tạo, Nghề là những hoạt động địi hỏi tri thức, kỹ năng, kỹ
xảo thích ứng được phân biệt do sự phân công lao động xã hội, người lao động sẽ có
việc làm, tạo ra thu nhập đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình.
Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con
người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay
tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.

1.1.1.2. Đào tạo nghề:
Đào tạo là quá trình trang bị tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, hình thành nhân cách
người lao động, chuẩn bị cho các cá nhân tham gia vào hoạt động lao động cụ thể,
chuyên nghiệp trong xã hội.
Đào tạo nghề là một hoạt động có tổ chức được điều khiển trong một thời gian
xác định nhằm trang bị những kiến thức về chun mơn, kỹ năng, kỹ xảo và hình
5

Luan van


thành nhân cách để người lao động có thể đảm nhận và nâng cao tay nghề đối với một
công việc cụ thể.
- Dạy nghề trình độ sơ cấp: “nhằm trang bị cho người học nghề năng lực thực
hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành của một số cơng việc của một nghề;
có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong cơng nghiệp, có sức
khỏe, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự
tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn”1
Thời gian học nghề trình độ sơ cấp: “ được thực hiện từ 03 tháng đến dưới 01
năm đối với người có trình độ học vấn, sức khỏe phù hợp với nghề cần học”2
- Dạy nghề thường xuyên: “được thực hiện linh hoạt về thời gian, địa điểm,
phương pháp đào tạo để phù hợp với yêu cầu của người học nghề nhằm tạo điều kiện
cho người lao động học suốt đời, nâng cao trình độ kỹ năng nghề thích ứng với yêu
cầu của thị trường lao động, tạo cơ hội tìm việc làm, tự tạo việc làm” 3
Đặc điểm của đào tạo nghề
- Đào tạo nghề là hình thành nhân cách người lao động mới.
- Đào tạo nghề gắn liền với quá trình sản xuất.
- Đào tạo nghề là đào tạo thực hành sản xuất.
Những nhân tố ảnh hƣởng đến đào tạo nghề
- Tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá và yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế
- Đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển dạy nghề
- Các yếu tố dân số
- Thái độ xã hội về nghề và công tác đào tạo nghề
1.1.2. Lao động nông thôn:
Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm biến đổi các vật chất tự
nhiên thành của cải vật chất cần thiết cho đời sống của mình. Trong quá trình sản xuất,
con người sử cơng cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm tạo ra sản phẩm
phục vụ cho lợi ích của con người. Lao động là điều kiện chủ yếu cho tồn tại của xã
hội loài người, là cơ sở của sự tiến bộ về kinh tế, văn hố và xã hội. Nó là nhân tố
quyết định của bất cứ quá trình sản xuất nào.
1

Điều 10, Luật dạy nghề, năm 2006
Điều 11, Luật dạy nghề, năm 2006
3
Điều 32 – khoản 2, Luật dạy nghề, năm 2006
2

6

Luan van


Nguồn lao động là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao
động (theo quy định của nhà nước: nam có tuổi từ 16-60; nữ tuổi từ 16-55).
Nguồn lao động nông thôn là một bộ phận dân số sinh sống và làm việc ở nông
thôn trong độ tuổi lao động theo qui định của pháp luật (nam từ 16 đến 60 tuổi, nữ từ
16 đến 55 tuổi) có khả năng lao động.
Vai trị của nguồn lao động nông thôn

Lao động là một trong ba nhân tố của bất cứ một quá trình sản xuất nào và trong
thời đại ngày nay khi mà các nguồn lực trở nên khan hiếm thì nó được xem xét là yếu
tố quan trọng nhất của q trình sản xuất, vai trị của nguồn lao động nói chung và
nguồn lao động nơng thơn nói riêng là rất quan trọng trong q trình phát triển kinh tế
đất nước. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đang thực hiện cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước trong đó cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng
thơn được đặc biệt quan tâm. Vì vậy lao động nơng thơn có vai trị hết sức quan trọng
nó được thể hiện qua các mặt sau:
- Nguồn lao động nông thôn tham gia vào quá trình phát triển các ngành trong
nền kinh tế quốc dân.
- Nguồn lao động nông thôn tham gia vào sản xuất lương thực thực phẩm.
- Nguồn lao động nông thôn tham gia vào q trình sản xuất ngun liệu cho
cơng nghiệp chế biến Nông - Lâm - Thuỷ sản .
- Lao động nông thôn là thị trường tiêu thụ sản phẩm của các ngành khác.
Đặc điểm của nguồn lao động ở nơng thơn
- Lao động nơng thơn mang tính thời vụ.
- Nguồn lao động nông thôn tăng về số lượng.
- Chất lượng nguồn lao động nông thôn chưa cao.
1.1.3. Chất lƣợng và chất lƣợng đào tạo
1.1.3.1. Chất lƣợng:
Chất lượng là một khái niệm trừu tượng và khó định nghĩa, thậm chí khó nắm
bắt. Trong một nghiên cứu khá nổi tiếng của Harvey và Green (1993) nhằm tổng kết
những quan niệm chung của các nhà giáo dục, chất lượng được định nghĩa như tập hợp
các thuộc tính khác nhau:
1) Chất lượng là sự xuất sắc (quality as excellence)
2) Chất lượng là sự hoàn hảo (quality as perfection)
7

Luan van



3) Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu (quality as fitness for purpose)
4) Chất lượng là sự đáng giá với đồng tiền bỏ ra (quality as value for
money)
5) Chất lượng là sự chuyển đổi về chất (quality as transformation)
Với góc độ giáo dục học thì chất lượng giáo dục được giới hạn trong phạm vi
đánh giá sự phát triển của cá nhân sau quá trình học tập và sự phát triển xã hội khi họ
tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế sản xuất, chính trị - xã hội, văn hóa - thể
thao.
1.1.3.2. Chất lƣợng đào tạo:
Chất lượng đào tạo thường được đánh giá ở nhiều góc độ khác nhau gồm có:
Chất lượng của sản phẩm đào tạo (học sinh, sinh viên tốt nghiệp)
Chất lượng của các cơ sở đào tạo.
Chất lượng của cả hệ thống đào tạo.
Trong đó chất lượng của sản phẩm đào tạo là quan trọng nhất.
Chất lượng đào tạo c ng được hiểu theo nhiều quan điểm:
- Chất lượng đào tạo được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đào tạo đã đề
ra đối với một chương trình đào tạo.
- Chất lượng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các đặc
trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề
của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo theo các ngành
nghề cụ thể.
- Chất lượng đào tạo là sự đáp ứng của sản phẩm đào tạo đối với nhu cầu của thị
trường lao động, của các đơn vị sử dụng lao động. Để đánh giá chất lượng đào tạo,
ngoài ý kiến chủ quan của các cơ sở đào tạo, cần dựa vào ý kiến của người lao động và
các đơn vị sử dụng lao động đã được đào tạo.
Chất lượng đào tạo là sự đáp ứng nhu cầu của thị trường, của khách hàng, được
đảm bảo bằng chất lượng quá trình từ đầu vào, đến quá trình dạy học và đầu ra – sản
phẩm đào tạo.
Đầu vào

Khách hàng

Quá trình
dạy - học

(Các yêu cầu)

Đầu ra
Khách hàng
(Sản phẩm) (Sự thỏa mãn)

8

Luan van


1.1.4. Hiệu quả và hiệu quả đào tạo:
1.1.4.1. Hiệu quả:
Hiệu quả là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục
tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong thời gian
nhất định.
Hiệu quả tuyệt đối:
= Kết quả nhận được theo hướng mục tiêu - Chi phí bỏ ra
Hiệu quả tƣơng đối:
= Kết quả nhận được theo hướng mục tiêu/Chi phí bỏ ra
Vì vậy, hiệu quả là chỉ tiêu để phân tích, đánh giá các phương án hành động.
1.1.4.2. Hiệu quả đào tạo:
- Có nhiều loại hiệu quả khác nhau như hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu
quả môi trường, hiệu quả đạo đức...Trong đề tài này, tác giả tập trung vào “hiệu quả
đào tạo nghề”.

Theo từ điển giáo dục học:

iệu quả đào tạo là kết quả do quá trình hoạt động

đào tạo nhân lực của các trường đại học, cao đ ng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy
nghề mang lại so với yêu cầu đặt ra trong những điều kiện xác định.
- Chủ thể được hưởng hiệu quả của hoạt động đào tạo nghề chính là tồn bộ xã
hội mà người đại diện cho nó là Nhà nước. Vì vậy, lợi ích và chi phí của đào tạo nghề
được xem xét dưới góc độ tồn bộ nền kinh tế – xã hội.
- Hiệu quả đào tạo nghề là hiệu quả chung phản ánh kết quả thực hiện mọi mục
tiêu đào tạo nghề mà chủ thể (Nhà nước) đặt ra trong một giai đoạn nhất định trong
quan hệ với chi phí để có được những kết quả đó.
- Mục tiêu của đào tạo nghề là đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động về nguồn
nhân lực có trình độ, năng lực hành nghề thể hiện ở các kiến thức, kỹ năng, thái độ
nghề nghiệp được trang bị trong quá trình đào tạo. Đội ng lao động được đào tạo phải
đáp ứng đòi hỏi của thị trường lao động về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề.
- Hiệu quả đào tạo nghề được đánh giá dựa trên kết quả đào tạo và ảnh hưởng của
nó đối với xã hội.
Kết quả đào tạo: mức độ hồn thành khố học, năng lực đạt được và khả năng
thích ứng của học sinh.
- Các tiêu chí đánh giá hiệu quả đào tạo nghề:
9

Luan van


Số lượng học sinh được đào tạo.
Cơ cấu ngành nghề được đào tạo.
Kết quả tốt nghiệp của học sinh.
Mức độ phù hợp và thích ứng của người tốt nghiệp với thị trường lao động như

tỷ lệ có việc làm sau khi tốt nghiệp, năng lực hành nghề tại các vị trí làm việc, khả
năng phát triển nghề nghiệp.
a

iệu quả trong quá trình đào tạo
Hiệu quả trong của đào tạo là xem xét diễn biến quá trình từ đầu vào, quá trình

dạy học và đầu ra. Nghĩa là xem xét diễn biến hoạt động của các chỉ tiêu kinh tế đào
tạo nhân lực mỗi cấp trình độ nói chung. Đầu vào gồm nhiều nhân tố, trong đó có chi
phí cho q trình đào tạo đó. Đầu ra là số lượng, cơ cấu và chất lượng của những
người tốt nghiệp. Hiệu quả trong của một khóa học được đánh giá trong quá trình đào
tạo và chủ yếu là trong nhà trường.
Trong đào tạo, hiệu quả đào tạo không chỉ đơn thuần xét q trình đào tạo với chi
phí thấp là có hiệu quả như trong sản xuất vật chất, mà nó cịn được xét về: chất lượng
đào tạo người tốt nghiệp phải giải quyết được những yêu cầu của thực tiễn sản xuất đối
với công việc do họ đảm nhận. Hiệu quả trong của đào tạo có quan hệ mật thiết với
chất lượng, với tỷ lệ lưu ban, bỏ học. Chất lượng đào tạo càng cao thì số lượng học
sinh lưu ban, bỏ học càng ít, số học sinh tốt nghiệp của khóa học càng nhiều, do đó
hiệu quả trong của đào tạo càng cao. Tuy nhiên, hiệu quả trong của đào tạo khơng chỉ
tính đến chất lượng và số lượng học sinh tốt nghiệp của khóa học mà cịn tính đến việc
phân bổ và sử dụng các nguồn lực trong quá trình đào tạo hợp lý hay khơng.
Các nh m tiêu ch

ác định hiệu quả trong của đào tạo:

-

Nhóm các tiêu chí liên quan đến đầu vào của q trình đào tạo.

-


Nhóm các tiêu chí liên quan đến q trình dạy học.

-

Nhóm các tiêu chí liên quan đến đầu ra của quá trình đào tạo.

Một số chỉ số phản ảnh đến hiệu quả trong của đào tạo:
-

Quy mô tuyển sinh, quy mơ học sinh – sinh viên hàng năm.

-

Tình hình học sinh – sinh viên lưu ban, bỏ học qua các chỉ tiêu: tỷ lệ lên lớp; tỷ
lệ lưu ban; tỷ lệ bỏ học; tỷ lệ tốt nghiệp.

-

Tỷ lệ học sinh , sinh viên / 1 giáo viên

10

Luan van


×