Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

(Luận văn thạc sĩ hcmute) giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên nội trú trường cao đẳng cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.59 MB, 197 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÊ THỦY TIÊN

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN NỘI TRÚ
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẦN ThƠ

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC -601401

S K C0 0 5 1 6 2

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4/2017

Luan van


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

LÊ THỦY TIÊN

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN NỘI TRÚ
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠ

CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC -601401



Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 4/2017

Luan van


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍMINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

LÊ THỦY TIÊN

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN NỘI TRÚ
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠ

CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC -601401
Hướng dẫn khoa học:
PGS.TS LÊ THỊ HOA

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 4/2017

Luan van


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC

Họ và tên: Lê Thủy Tiên


Giới tính:Nữ

Ngày, tháng, năm sinh:19/04/1987

Nơi sinh: Bạc Liêu

Quê quán: Bạc Liêu

Dân tộc: Kinh

Địa chỉ liên lạc: Trường Cao đẳng Cần Thơ
Điện thoại cơ quan: 07103.781.804

Điện thoại riêng: 0939.136.903

E-mail:
II. Q TRÌNH ĐÀOTẠO
1. Cao đẳng:

Hệ đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo: Từ 8/2005 đến 8/2008
Nơi học: Trường Cao đẳng Cần Thơ, Tp.Cần Thơ
Ngành học: Cử nhân Anh văn
2. Đại học:

Hệ đào tạo: VLVH
Thời gian đào tạo: Từ 8/2009 đến12/2011
Nơi học: Trường Đại học Đồng Tháp
Ngành học: Ngôn ngữ Anh

III. Q TRÌNH CƠNG TÁC CHUN MƠN

Thời gian
9/2008 đến Nay

Nơi cơng tác
Cơng việc
Phịng Quản lý NCKH-HTQT trường Cao Nhân viên
đẳng Cần Thơ

i

Luan van


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2017
Người cam đoan

Lê Thủy Tiên

ii

Luan van


LỜI CẢM TẠ

Qua thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Tp.HCM, cùng với sự nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ của quý Thầy Cơ, tơi đã hồn
thành được luận văn tốt nghiệp này.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban chủ
nhiệm Viện Sư phạm Kỹ thuật và Phòng quản lý sau Đại học trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật Tp.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi học tập, nghiên cứu nâng cao trình
độ và thực hiện tốt Luận văn tốt nghiệp trong thời gian qua.
Tôi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cơ PGS. TS. Lê Thị Hoa đã nhiệt tình
hướng dẫn, tận tâm giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập cũng như trong quá trình
thực hiện Luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, quý Thầy Cô, học sinh - sinh viên
Trường Cao đẳng Cần Thơ; đã tạo điều kiện thuận lợi, quan tâm giúp đỡ, đóng góp ý
kiến để tơi hồn thành tốt Luận văn tốt nghiệpnày.
Tôi xin cảm ơn đến các anh chị học viên trong lớp Cao học, bạn bè đồng nghiệp
đã đóng góp ý kiến và giúp đỡ tơi hồn thành tốt Luận văn tốt nghiệp này.
Việc thực hiện luận văn chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong
nhận được sư quan tâm, giúp đỡ và đóng góp ý kiến quý báu của quý Thầy Cô và các
bạn bè để luận văn này hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Học viên thực hiện

Lê Thủy Tiên

i

Luan van


năm 2017


TÓM TẮT
Nội dung của đề tài nghiên cứu nhằm khảo sát thực trạng kỹ năng sống của sinh
viên nội trú, các con đường giáo dục kỹ năng sống của sinh viên nội trú và các yếu tố
ảnh hưởng đến quá trình giáo dục kỹ năng sống cho các em. Trên cơ sở đó, người
nghiên cứu đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao công tác giáo dục kỹ năng sống
cho sinh viên nội trú. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp pháp điều tra giáo dục,
phỏng vấn, quan sát và nghiên cứu sản phẩm hoạt động để khảo sát thực trạng giáo
dục giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên nội trú ở trường Cao đẳng Cần Thơ.
Kết quả nghiên cứu thực trạng đã chỉ ra kỹ năng sống của sinh viên nội trú còn ở
mức thấp và yếu, mức độ quan tâm và giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên nội trú của
nhà trường qua các con đường giáo dục còn nhiều hạn chế. Từ những kết quả phân tích
được, tác giả đã đề xuất những biện pháp nhằm góp phần nâng cao cơng tác giáo dục kỹ
năng sống cho sinh viên nội trú trường Cao đẳng Cần Thơ.
Đề tài sau khi hoàn chỉnh sẽ mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới, đóng góp vào
nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên nội trú. Kết quả nghiên cứu
của đề tài là cơ sở nghiên cứu thêm tư liệu cho các trường Đại học, Cao đẳng tổ chức
tốt hơn công tác giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên nội trú.

ii

Luan van


ABSTRACT
The content of the research aims to investigate the status living skills of boarding
students, the paths of living skills education of boarding students and the factors

affecting the life skills education. On that basis, the researcher proposes some
solutions to improve living skills education for boarding students. The study used the
methodology of educational survey, interview, observation and product research
activities to survey the status of education of living skills for students at Can Thơ
College
The results of the current study have shown that the life skills of students remain
low and weak, and the level of interest and life skills education for boarding students
through educational pathways is still limit. From the results of the analysis, the author
proposed solutions to improve the life skills education for boarding students at Can
Tho College.
Once completed, the topic will open up many new research directions,
contributing to improving the quality of life skills education for boarding students.
Research results of the project is the basis for further study of materials for universities
and colleges to better educate the living skills of students.

iii

Luan van


QUY ƯỚC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

GD
GD KNS

Giáo dục
Giáo dục kỹ năng sống

KN


Kỹ năng

KNS

Kỹ năng sống

SVNT

Sinh viên nội trú

SV

Sinh viên

CB

Cán bộ

GV

Giáo viên

SL

Số lượng

TL

Tỉ lệ


CĐCT

Cao đẳng Cần Thơ

UNESCO

Tổ chức giáo dục, khoa học, văn hóa thế giới

UNICEF

Quỹ nhi đồng liên hợp quốc

WHO

Tổ chức y tế thế giới

iv

Luan van


MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
Lý lịch khoa học ...........................................................................................................i
Lời cam đoan ................................................................................................................ ii
Lời cảm tạ .................................................................................................................... iii
Tóm tắt .........................................................................................................................iv
Abstract .........................................................................................................................v
Quy ước những chữ viết tắt ..................................................................................... ivi

Mục lục ........................................................................................................................ vii
Danh mục các bảng .................................................................................................. viii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên nội trú ................5
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................6
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài ...................................................................10
1.3. Các vấn đề lý luận về giáo dục kỹ năng sống ...............................................13
1.3.1 Phân loại kỹ năng sống .............................................................................13
1.3.2. Nội dung giáo dục kỹ năng sống .............................................................15
1.3.2.1 Kỹ năng tự nhận thức .........................................................................16
1.3.2.2. Kỹ năng đương đầu với căng thẳng ...................................................16
1.3.2.3. Kỹ năng giao tiếp ................................................................................17
1.3.2.4. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn ............................................................18
1.3.2.5. Kỹ năng thể hiện sự cảm thông ...........................................................19
1.3.2.6. Kỹ năng hợp tác...................................................................................20
1.3.2.7. Kỹ năng tự bảo vệ .............................................................................21
1.3.2.8. Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ ...............................................................21
1.3.3 Các con đường giáo dục KNS cho sinh viên ............................................22
1.3.3.1. Giáo dục KNS thơng qua q trình giáo dục ở nhà trường ................22
1.3.3.2. Giáo dục KNS thơng qua hoạt động ngồi giờ lên lớp. .....................23
1.3.3.3. Thông qua dịch vụ tham vấn ..............................................................24
1.3.4 Hệ thống các phương pháp giáo dục ........................................................25
1.3.5 Sự cần thiết giáo dục KNS cho SVNT .....................................................30
1.3.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống của
sinh viên trong môi trường nội trú ................................................................................32
Kết luận chương 1 .......................................................................................................36

v

Luan van



Chương 2: Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên nội trú trường Cao
đẳng Cần Thơ...............................................................................................................38
2.1. Đặc điểm của trường Cao đẳng Cần Thơ ........................................................37
2.2. Khảo sát thực trạng KNS và giáo dục KNS cho SVNT trường CĐCT ..............42
2.3. Thực trạng KNS của SVNT trường Cao đẳng Cần Thơ ..................................43
2.3.1. Thực trạng nhận thức của giảng viên, cán bộ quản lý KTX, cán bộ Đoàn
về KNS của SVNT và tự đánh giá của SVNT ..............................................................43
2.3.2. Thực trạng nội dung giáo dục KNS .........................................................49
2.3.2.1. Kỹ năng tự nhận thức .........................................................................49
2.3.2.2. Kỹ năng ứng phó với căng thẳng .......................................................51
2.3.2.3. Kỹ năng giao tiếp ...............................................................................53
2.3.2.4. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn ............................................................55
2.3.2.5. Kỹ năng thể hiện sự cảm thông ..........................................................56
2.3.2.6. Kỹ năng hợp tác ..................................................................................58
2.3.2.7. Kỹ năng tự bảo vệ mình .....................................................................60
2.3.2.8. Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ ................................................................61
2.4. Thực trạng các con đường giáo dục KNS cho SVNT trường CĐCT ..............63
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục KNS cho SVNT trường Cao
đẳng Cần Thơ ...............................................................................................................69
Kết luận chương 2 ..........................................................................................................74
Chương 3: Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên nội trú trường Cao
đẳng Cần Thơ
3.1. Cơ sở đề ra biện pháp ...................................................................................75
3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .......................................................................75
3.3 Một số biện pháp giáo dục KNS cho SVNT trường Cao đẳng Cần Thơ ......77
3.3.1. Tăng cường các loại hình hoạt động ngoại khóa cho sinh viên nội trú ...77
3.3.2. Tăng cường lồng ghép giáo dục KNS cho SV qua giờ dạy trên lớp .......82
3.3.3. Tăng cường phối hợp giữa các tổ chức Đoàn thể, chuyên môn, Ban quản

lý KTX thực hiện giáo dục KNS cho sinh viên nội trú ................................................89
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...........................................................................................92
PHẦN KẾT LUẬN .....................................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................95
PHỤ LỤC

vi

Luan van


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Danh mục các ngành đào tạo trung cấp của trường Cao đẳng Cần Thơ ............39
Bảng 2.2: Danh mục các ngành đào tạo Cao đẳng của trường Cao đẳng Cần Thơ .....40
Bảng 2.3: Nhận biết của CB-GV và SVNT về KNS ....................................................43
Bảng 2.4: Ý kiến của CB-GV và SVNT về vai trò của KNS đối với SVNT ..............44
Bảng 2.5. Mức độ quan tâm của CB-GV và SVNT về giáo dục KNS cho SVNT ......46
Bảng 2.6. Đánh giá của CB-GV về các KNS của SVNT và tự đánh giá của SV: .......47
Bảng 2.7. Thực trạng kỹ năng tự nhận thức của SVNT ...............................................49
Bảng 2.8. Thực trạng kỹ năng ứng phó với căng thẳng ...............................................51
Bảng 2.9. Thực trạng kỹ năng giao tiếp của SVNT .....................................................53
Bảng 2.10. Thực trạng kỹ năng giải quyết mâu thuẩn của SVNT ...............................55
Bảng 2.11. Thực trạng kỹ năng thể hiện sự cảm thông của SVNT ..............................58
Bảng 2.12. Thực trạng kỹ năng hợp tác của SVNT .....................................................58
Bảng 2.13. Thực trạng kỹ năng tự bảo vệ mình của SVNT .........................................60
Bảng 2.14. Thực trạng kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ của SVNT ....................................61
Bảng 2.15.Ý kiến của CB-GV và SVNT về thực trạng các con đường giáo dục KNS 63
Bảng 2.16. Ý kiến của cán bộ quản lý KTX và SVNT về thực trạng các con đường
giáo dục KNS cho SVNT .............................................................................................66
Bảng 2.17. Nhận xét của CB-GV về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến giáo dục

KNS cho SVNT ............................................................................................................69
Bảng 2.18 Nhận xét của SVNT về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến giáo dục
KNS cho SVNT ............................................................................................................71

vii

Luan van


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục trong xu hướng hiện nay không chỉ hướng vào mục tiêu tạo ra
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, mà còn hướng đến mục
tiêu phát triển đầy đủ và tự do giá trị của mỗi cá nhân giúp con người có năng lực
để cống hiến, đồng thời có năng lực để sống một cuộc sống có chất lượng và hạnh
phúc. Xã hội hiện đại ln nảy sinh những vấn đề phức tạp và bất định đối với con
người. Nếu con người khơng có năng lực để ứng phó vượt qua những thách thức đó
và hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp rủi ro [6].
Hơn nữa, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên
(HSSV) là một lĩnh vực quan trọng trong hình thành nhân cách, phát triển con
người trong nhà trường. Ðiều đó đặt ra việc tăng cường giáo dục kỹ năng sống
(KNS) để có những ứng xử, hành động, việc làm đúng đắn trong học tập, đời sống.
Một trong những mục tiêu quan trọng của nền giáo dục nước ta là giáo dục nhân
cách, giáo dục làm người. Tư tưởng, lối sống là biểu hiện của nhân cách phát sinh,
phát triển trong môi trường xã hội, nhà trường và gia đình. Hiện nay HSSV đang
phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc lựa chọn những giá trị phù hợp truyền
thống của dân tộc, vừa đáp ứng xu hướng phát triển của xã hội hiện đại, nhất là việc
lựa chọn lối sống, hành vi ứng xử trong cuộc sống, học tập, công tác và các mối
quan hệ xã hội.
Trong những năm gần đây, nhóm tội phạm liên quan đến trẻ vị thành niên

ngày một tăng, cách thức và mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng. Điều này đã
và đang dấy lên sự lo ngại về tình trạng gia tăng bạo lực trong giới trẻ. Vụ thảm sát
tại huyện Chơn Thành (Bình Phước) khiến 6 người trong một gia đình chết thảm,
khi nghi phạm bị bắt giữ, dư luận hết sức bàng hoàng, phẫn nộ bởi tuổi đời cịn rất
trẻ, chưa từng có tiền án, tiền sự và đây là lần đầu tiên, chúng ra tay sát hại người
khác, nhưng phương thức gây án quá tàn bạo, xã hội phẫn nộ và hoang mang trước
tình trạng phạm tội ở lứa tuổi vị thành niên đang ngày càng phức tạp và gia tăng
đáng báo động. Tình trạng HSSV giải quyết mâu thuẫn với nhau bằng bạo lực, nữ

1

Luan van


sinh đánh nhau,…đã khơng cịn là chuyện xa lạ. Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình
trạng trên? Phải chăng các em thiếu những KNS cần thiết để hòa nhập với xã hội?
Đây là vấn đề lớn mà toàn xã hội phải quan tâm, một thực trạng báo động về giáo dục
văn hóa và lối sống cho thanh thiếu niên.
Bộ Giáo dục – Đào tạo đã chủ trương chỉ đạo các trường tiểu học thực hiện
dạy và học KNS cho học sinh. Đây cũng là một trong 5 tiêu chí quan trọng trong
kế hoạch đánh giá phong trào thi đua xây dựng "Trường học thân thiện - học sinh
tích cực". Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phịng, chống tai
nạn giao thơng, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. Rèn luyện kỹ năng ứng
xử văn hóa, chung sống hịa bình, phịng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội [8].
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 với nội dung: Đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Nghị quyết đặt mục tiêu chung là “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất
lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây
dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt

Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của
mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu
quả; Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý
tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập;
bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ
hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định
hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục
Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”[18]. Từ đó cho thấy Đảng và Nhà
nước ta đã rất quan tâm đến việc giáo dục KNS cho HSSV trong các cơ sở giáo
dục.
Trong suốt thời gian 8 năm công tác tại trường Cao đẳng Cần Thơ, sống
trong môi trường nội trú cùng với các em HSSV, bản thân nhận thấy rằng hiện nay
đa số các em chưa hiểu đúng thế nào là KNS và chưa có khả năng giải quyết những

2

Luan van


vấn đề của bản thân phù hợp với từng tình huống xảy ra trong cuộc sống. Các em
sống xa gia đình, thiếu sự hỗ trợ và giúp đỡ kịp thời của người thân và thiếu KNS
cần thiết để vượt qua khó khăn trong cuộc đời sinh viên. Nhiều em lơ là học tập vì
buồn chuyện gia đình, tình cảm hay mê game, mạng xã hội,...Kỹ năng hòa nhập và
sống với người khác mình, cũng như cách giải tỏa căng thẳng của các em còn rất
còn hạn chế.
Từ những lý do trên, tôi nhận thấy việc nghiên cứu đề tài “Giáo dục kỹ năng
sống cho sinh viên nội trú trường Cao đẳng Cần Thơ” là rất cần thiết tại KTX trường
Cao đẳng Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng giáo dục KNS cho sinh viên nội trú trường Cao đẳng

Cần Thơ, trên cơ sở đề xuất, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hoạt động giáo dục
KNS và chất lượng sống cho các em.
3. Đối tượng nghiên cứu
Giáo dục kỹ năng sống
4. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên nội trú (SVNT) tại KTX trường Cao đẳng Cần Thơ
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Tổng hợp cơ sở lý luận về giáo dục KNS cho sinh viên
5.2. Khảo sát thực trạng KNS của SVNT trường Cao đẳng Cần Thơ
5.3. Khảo sát thực trạng giáo dục KNS cho SVNT trường Cao đẳng Cần Thơ
5.4. Kiến nghị một số biện pháp nâng cao kết quả giáo dục KNS cho SVNT trường
Cao đẳng Cần Thơ
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Luận văn thuộc loại nghiên cứu mô tả
6.2. Nội dung nghiên cứu
Đánh giá thực trạng về giáo dục KNS của SVNT trường Cao đẳng Cần Thơ

3

Luan van


qua 8 kỹ năng sống cốt lõi: kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng đương đầu với căng
thẳng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng thể hiện sự cảm
thông, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ và qua hai
con đường giáo dục trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp.
6.3. Địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu 200 sinh viên đang ở KTX trường Cao đẳng Cần Thơ
7. Giả thuyết khoa học
Giả định rằng:

- Kỹ năng sống của SVNT trường Cao đẳng Cần Thơ còn hạn chế, đặc biệt là
kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng đương đầu với căng thẳng, kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng thể hiện sự cảm thông, kỹ năng hợp tác; kỹ
năng tự bảo vệ, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ;
- Việc lồng ghép giáo dục KNS cho sinh viên thông qua các môn học và hoạt
động ngoại khóa chưa được giảng viên, các tổ chức Đoàn thể, ban Quản lý KTX
quan tâm đúng mức.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, khái qt hóa
các tài liệu lý luận, các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến giáo dục KNS cho
sinh viên nhằm xác định cơ sở lý luận cho đề tài.
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra giáo dục: Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến cán bộ,
giảng viên và SVNT để thu thập thông tin thực trạng kỹ năng sống và giáo dục KNS
của sinh viên trong môi trường nội trú tại trường Cao đẳng Cần Thơ.
- Phương pháp quan sát: sử dụng phương pháp này nhằm thu thập thông tin
về biểu hiện của sinh viên trong quá trình học tập, trong quan hệ ứng xử với người
khác trong môi trường nội trú tại trường cao đẳng Cần Thơ.
- Phương pháp phỏng vấn: Sử dụng phương pháp này trong việc trao đổi với

4

Luan van


cán bộ quản lý KTX và SVNT về những khó khăn, thuận lợi trong công tác giáo
dục KNS của SVNT trường cao đẳng Cần Thơ.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: để tìm hiểu mức độ quan
tâm đến việc lồng ghép giáo dục KNS, từ chỉ đạo của BGH nhà trường đến hoạt

động giảng dạy của giảng viên và các kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp của các
tổ chức Đoàn thể.
8.3. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng toán thống kê để kiểm nghiệm giả thuyết và xử lý số liệu thu thập
được trong quá trình nghiên cứu.
9. Cấu trúc Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn được cấu trúc thành 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục KNS cho SVNT
Chương 2: Thực trạng giáo dục KNS cho SVNT trường Cao đẳng Cần Thơ
Chương 3: Biện pháp giáo dục KNS cho SVNT trường Cao đẳng Cần Thơ

5

Luan van


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO SINH VIÊN NỘI TRÚ
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. Nghiên cứu ở thế giới
Chương trình Giá trị sống lần đầu tiên được tổ chức Liên hiệp quốc đưa ra
bàn luận vào năm 1995. Khi đó, 186 nước là thành viên của Liên hiệp quốc đã chọn
ra 12 giá trị cốt lõi nhất mang tính chung tồn cầu. Mười hai giá trị sống phổ quát
này chủ yếu hướng vào những giá trị tinh thần mà không đề cập đến những giá trị
tiền bạc, giàu sang, sức khỏe,... Chương trình này đã được triển khai ở rất nhiều
nước khác nhau trên thế giới với mục tiêu chung là nhằm kêu gọi chia sẻ các giá trị
vì một thế giới tươi đẹp hơn. Các giá trị cốt lõi này đều nằm trong mỗi con người
bất kể sự khác nhau về quốc tịch, màu da hay văn hóa [17].

Vào đầu thập kỷ 90, các tổ chức Liên hiệp quốc như Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO), Quỹ Cứu trợ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), Tổ chức Giáo dục, Khoa
học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) đã chung sức xây dựng chương trình
giáo dục KNS cho thanh thiếu niên. “Bởi lẽ những thử thách mà trẻ em và thanh
niên phải đối mặt rất nhiều và địi hỏi cao hơn những kỹ năng đọc, viết, tính toán
tốt nhất” [16].
Diễn đàn thế giới về giáo dục mọi người họp tại Senegan (2000). Chương
trình hành động Dakar đã đề ra 6 mục tiêu, trong đó mục tiêu 3 nói rằng “Mỗi quốc
gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình giáo dục KNS phù
hợp”, trong đó “người học” ở đây được hiểu từ trẻ em đến người lớn tuổi, còn “phù
hợp” được hiểu là phù hợp với vùng, miền, địa phương và phù hợp với lứa tuổi. Còn
trong mục tiêu 6 yêu cầu Khi đánh giá chất lượng giáo dục cần phải đánh giá KNS

6

Luan van


của người học. Như vậy, học kỹ năng sống trở thành quyền của người học và chất
lượng giáo dục phải được thể hiện cả trong KNS của người học [6].
Năm 1996 Hội đồng quốc tế về Giáo dục cho thế kỉ XXI của Đại hội đồng
giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) do Accque Delor làm Chủ
tịch đã đưa ra một báo cáo khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục đối với sự phát
triển tương lai của cá nhân, dân tộc và nhân loại. Báo cáo này nhấn mạnh giáo dục là
“kho báu tiềm ẩn”, đồng thời đưa ra một tầm nhìn về giáo dục cho thế kỷ XXI dựa
trên 4 trụ cột: Học để biết (Learning to know); Học để làm (Learning to do); Học để
cùng chung sống (Learning to live together); Học để tự khẳng định mình (Learning to
be). Bốn trụ cột này chính là một cách tiếp cận KNS dựa trên sự kết hợp hài hịa giữa
các nhóm kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực tiễn (làm việc), kỹ năng xã hội và kỹ năng
cá nhân [17].

Từ những năm 90 của thế kỉ XX, thuật ngữ “kỹ năng sống” đã xuất hiện
trong một số chương trình giáo dục của UNICEF, trước tiên là chương trình “giáo
dục những giá trị sống” với 12 giá trị cơ bản cần giáo dục cho thế hệ trẻ. Những
nghiên cứu về KNS trong giai đoạn này mong muốn thống nhất được một quan
niệm chung về KNS cũng như đưa ra được một bảng danh mục các KNS cơ bản mà
thế hệ trẻ cần có. Phần lớn các cơng trình nghiên cứu về KNS ở giai đoạn này quan
niệm về KNS theo nghĩa hẹp, đồng nhất nó với các kỹ năng xã hội. Dự án do
UNESCO tiến hành tại một số nước trong đó có các nước Đơng Nam Á là một trong
những nghiên cứu có tính hệ thống và tiêu biểu cho hướng nghiên cứu về KNS nêu
trên [24].
Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội và xu thế hội nhập cùng phát triển
của các quốc gia nên hệ thống giáo dục của các nước đã và đang thay đổi theo định
hướng khơi dậy và phát huy tối đa các tiềm năng của người học; đào tạo một thế hệ
năng động, sáng tạo, có những năng lực chủ yếu (như năng lực thích ứng, năng lực
tự hoàn thiện, năng lực hợp tác, năng lực hoạt động xã hội) để thích ứng với những
thay đổi nhanh chóng của xã hội. Theo đó, vấn đề giáo dục KNS cho thế hệ trẻ nói
chung, cho học sinh phổ thơng nói riêng được đơng đảo các nước quan tâm [24].

7

Luan van


Mặc dù, giáo dục KNS cho học sinh đã được nhiều nước quan tâm và cùng
xuất phát từ quan niệm chung về KNS của Tổ chức Y tế thế giới hoặc của
UNESCO, nhưng quan niệm và nội dung giáo dục KNS ở các nước không giống
nhau. Ở một số nước, nội hàm của khái niệm KNS được mở rộng, trong khi một số
nước khác xác định nội hàm của khái niệm KNS chỉ gồm những khả năng tâm lí, xã
hội. Quan niệm, nội dung giáo dục KNS được triển khai ở các nước vừa thể hiện cái
chung vừa mang tính đặc thù của từng quốc gia. Mặt khác, ngay trong một quốc gia,

nội dung giáo dục KNS trong lĩnh vực giáo dục chính quy và khơng chính quy cũng
có sự khác nhau. Trong giáo dục khơng chính quy ở một số nước, những kỹ năng cơ
bản như đọc, viết, nghe, nói được coi là những KNS cơ bản trong khi trong giáo dục
chính quy, các KNS cơ bản lại được xác định phong phú hơn theo các lĩnh vực quan
hệ của cá nhân. Do phần lớn các quốc gia đều mới bước đầu triển khai giáo dục
KNS nên những nghiên cứu lí luận về vấn đề này mặc dù khá phong phú song chưa
thật toàn diện và sâu sắc. Cho đến nay, chưa có quốc gia nào đưa ra được kinh
nghiệm hoặc hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng KNS hoàn hảo [24].
1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước
Lịch sử giáo dục Việt Nam, nội dung giáo dục con người biết đối nhân xử
thế, kinh nghiệm làm ăn để đáp ứng những thách thức của thiên tai,… đã được phản
ánh khá phong phú qua ca dao, tục ngữ. Trong hệ thống giáo dục thì quan điểm học
để làm người, nghĩa là để biết ứng xử với đời đã được coi như một trong những mục
tiêu quan trọng của giáo dục. Cho nên giáo dục đã quan tâm cung cấp cho người học
những kiến thức, thái độ và kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho người học có khả
năng gia nhập cuộc sống xã hội. Tuy nhiên, những nội dung đó chưa được gọi tên là
giáo dục KNS vì xã hội lúc đó chưa chứa đựng những vấn đề mang tính thách thức,
nguy cơ và rủi ro như trong xã hội ngày nay. Thuật ngữ “Kỹ năng sống” bắt đầu
xuất hiện trong một số chương trình giáo dục của UNICEF ở nước ta vào những
năm 1996: “Chương trình giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng
chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài trường”. Từ đó cho đến nay
khái niệm “Kỹ năng sống” đã được đề cập trong nhiều chương trình giáo dục khác

8

Luan van


nhau cho học sinh trong ngành giáo dục ở cac bậc học dành cho mọi lứa tuổi từ
mầm non đến người lớn, từ giáo dục chính quy đến giáo dục thường xuyên, từ giáo

dục nhà trường đến giáo dục xã hội và ở gia đình với nhiều nội dung đa dạng khác
nhau. Quan niệm về KNS được giới thiệu trong chương trình này chỉ bao gồm
những kỹ năng cốt lõi như: kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xác
định giá trị, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng kiên định, kỹ năng đặt mục tiêu,... nhằm
vào các chủ đề giáo dục sức khỏe do các chuyên gia Úc tập huấn. Tham gia chương
trình này đầu tiên gồm có các ngành Giáo dục và Hội Chữ thập đỏ. Khái niệm KNS
thực sự được hiểu với nội hàm đầy đủ và đa dạng sau Hội thảo “Chất lượng giáo
dục và kỹ năng sống” do UNESCO tổ chức từ 23-25 tháng 10 năm 2003 tại Hà Nội.
Từ đó, những người làm công tác giáo dục ở Việt Nam đã hiểu đầy đủ hơn về KNS
và trách nhiệm phải giáo dục KNS cho người học [6].
Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đưa ra quan niệm "KNS là các
kỹ năng thiết thực mà con người cần đến để có cuộc sống an tồn khỏa mạnh và
hiệu quả. Theo họ có những kỹ năng sống cơ bản như: kỹ năng ra quyết định; kỹ
năng từ chối; kỹ năng thương thuyết, đám phán; kỹ năng lắng nghe; kỹ năng trình
bày; kỹ năng nhận biết;...Phụ nữ cần phải vận dụng những KNS trên để chống bạo
lực trong gia đình, để xóa đói giảm nghèo,...[6].
Hợp phần Quản lý giáo dục, Tổ chức Hợp tác phát triển và hỗ trợ kỹ thuật
vùng Flamăng, Vương quốc Bỉ (VVOB Việt Nam) đã tổ chức hội thảo và xây dựng
chương trình, tài liệu tập huấn năm 2011 với chủ đề: Hiệu trưởng trường trung học
cơ sở với vấn đề giáo dục giá trị sống, KNS và giao tiếp ứng xử trong quản lý.
BGD&ĐT cũng đã phối hợp với VVOB Việt Nam triển khai tổ chức biên tập, xây
dựng tài liệu tập huấn: Hiệu trưởng trường trung học với vấn đề giáo dục giá trị
sống, KNS và giao tiếp ứng xử trong quản lý, dựa trên cơ sở phát triển cuốn tài liệu
tập huấn hiệu trưởng trường trung học cơ sở do VVOB biên soạn năm 2011 [17].
Luận án tiến sĩ của Phan Thanh Vân năm 2010 "Giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh trung học phổ thơng thơng qua hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp". Tác
giả tập trung khảo sát thực trạng giáo dục KNS cho học sinh trung học phổ thông

9


Luan van


thơng qua hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp. Qua đó đề xuất các biện pháp giáo
dục KNS: Tích hợp mục tiêu giáo dục KNS với mục tiêu của hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp; Thiết kế các chủ đề giáo dục KNS phù hợp với nội dung, hoạt
động thực hiện chủ đề các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THPT; Sử dụng linh
hoạt các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động.[25]
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Hoài Phong năm 2016 đã tập trung nghiên cứu
về thực trạng giáo dục KNS cho học sinh trường trung cấp nghề Hậu Giang, tỉnh
Hậu Giang với 9 kỹ năng cơ bản: Kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng ứng phó căng
thẳng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kỹ
năng ra quyết định, kỹ năng kiên định, kỹ năng xác định mục tiêu và kỹ năng tự bảo
vệ. Tác giả cũng đã đề xuất các biện pháp giáo dục KNS như: tăng cường tổ chức
các hoạt động ngồi giờ lên lớp; lồng ghép chương trình giáo dục KNS thông qua
giờ dạy trên lớp; tăng cường phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc
giáo dục KNS cho học sinh [21].
Giáo dục KNS là vấn đề khơng q mới, có nhiều nghiên cứu về giáo dục KNS
cho sinh viên, tuy nhiên nghiên cứu về giáo dục KNS cho SVNT thì cịn rất hạn chế.
Trường Cao đẳng Cần Thơ đang gặp vấn đề nan giải trong công tác quản lý và giáo
dục SVNT và hiện nay chưa có giải pháp cũng như nghiên cứu nào đề cập đến giáo dục
KNS cho SVNT của trường. Do đó, giáo dục KNS cho SVNT nói chung và SVNT
trường Cao đẳng Cần Thơ nói riêng là vấn đề thiết yếu, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Giáo dục
Theo Từ điển Từ và Ngữ Hán việt của tác giả Nguyễn Lân có nêu giáo dục là
q trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm bồi dưỡng
cho người học những phẩm chất đạo đức và tri thức cần thiết để họ có khả năng
tham gia mọi mặt đời sống xã hội [15]. Theo Phạm Viết Vượng, giáo dục là hiện
tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch

sử - xã hội của các thế hệ loài người [25].

10

Luan van


Trong đề tài này, giáo dục được hiểu theo quan điểm của Nguyễn Sinh Huy,
Nguyễn Văn Lê là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng và thói quen của
một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng
dạy, đào tạo hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người
khác, nhưng cũng có thể thơng qua tự học. Bất cứ trải nghiệm nào có ảnh hưởng
đáng kể lên cách mà người ta suy nghĩ, cảm nhận hay hành động đều có thể được
xem là có tính giáo dục [11].
1.2.2. Kỹ năng
Theo Từ điển Tiếng Việt, kĩ năng là “khả năng vận dụng những kiến thức đã
thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó áp dụng vào thực tế”. Như vậy kỹ năng là
khả năng thực hiện một hành động hay một hoạt động nào đó, bằng cách lựa chọn
và vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm, kỹ xảo đã có để hành động phù
hợp với những mục tiêu và những điều kiện thực tế đã có [19].
Theo Huỳnh Văn Sơn, kỹ năng thường được tiếp cận ở hai góc độ: Kỹ năng
hành động và năng lực con người. Trong đó nếu coi kỹ năng là hành động thì: Kỹ
năng được xem là phương tiện thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều
kiện hành động mà con người đã nắm vững, người có kỹ năng hoạt động nào đó là
người nắm được các tri thức về hoạt động đó và thực hiện hành động theo đúng u
cầu của nó mà khơng cần tính đến kết quả của hành động. Nếu coi kỹ năng là năng
lực của con người thì: Kỹ năng được xem là một thành tố quan trọng để thực hiện
một cơng việc có kết quả với chất lượng cần thiết và với thời gian tương ứng trong
điều kiện mới. Kỹ năng không chỉ đơn thuần là mặt kỹ thuật của hành động mà là
biều hiện của năng lực của con người [22].

Trong đề tài này, kỹ năng được hiểu theo quan điểm của Huỳnh Công
Khanh: kỹ năng là khả năng thực hiện một hành động nào đó, bằng cách lựa chọn
và vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm, kỹ xảo đã có để hành động phù
hợp với những mục tiêu và những điều kiện thực tế đã cho.[19]
1.2.3. Kỹ năng sống

11

Luan van


Có nhiều quan điểm khác nhau về kỹ năng sống:
Theo Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc
(UNESCO): KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham
gia vào cuộc sống hằng ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): kỹ năng sống là những kỹ năng thiết
thực mà con người cần có để cuộc sống an tồn, khỏe mạnh. Đó là những kỹ năng
mang tính tâm lý xã hội và kỹ năng về giao tiếp được vận dụng trong những tình
huống hằng ngày để tương tác một cách hiệu quả những vấn đề, những tình huống
của cuộc sống hằng ngày.
Có thể thấy quan niệm về KNS của UNESCO có nội hàm rộng hơn quan
điểm của WHO vì những năng lực để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia
vào cuộc sống hằng ngày bao gồm những kỹ năng cơ bản như: kỹ năng đọc, viết,
làm tính,...cả những từ đơn giản như là kỹ năng của cuộc sống nói chung. Trong khi
đó những kỹ năng mang tính tâm lý xã hội và kỹ năng giao tiếp để giải quyết có
hiệu quả những tình huống trong cuộc sống là những kỹ năng phức tạp hơn, đòi hỏi
những điều kiện tâm lý và sự tổng hợp các yếu tố khác, thái độ và hành vi.
Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đưa ra quan niệm "KNS là các kỹ
năng thiết thực mà con người cần đến để có cuộc sống an tồn khỏe mạnh và hiệu quả"
Nguyễn Thanh Bình cho rằng: Kỹ năng sống là năng lực, khả năng tâm lý xã hội của con người có thể ứng phó với những thách thức trong cuộc sống, giải

quyết các tình huống một cách tích cực và giao tiếp có hiệu quả. [3]
Có rất nhiều cách nhìn khác nhau về KNS, qua nghiên cứu, KNS trong đề tài
này được hiểu theo quan điểm của Nguyễn Công Khanh: KNS là những cách hành
xử giúp mỗi cá nhân hòa nhập vào mơi trường xung quanh, giúp cá nhân ứng phó
một cách có hiệu quả với những yêu cầu, thách thức của cuộc sống thường ngày,
giúp họ hình thành các mối quan hệ, phát triển những nét nhân cách tích cực thuận
lợi cho sự thành công trong học đường và thành công trong cuộc sống. Những kỹ
năng được nhấn mạnh là kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng đương đầu với căng thẳng,

12

Luan van


kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng thể hiện sự cảm thông, kỹ
năng hợp tác, kỹ năng tự bảo vệ và kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ. [19]

1.2.4. Giáo dục kỹ năng sống
Giáo dục KNS là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây
dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên
cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và các kỹ năng thích hợp [4].
Từ những khái niệm về kỹ năng, KNS, giáo dục KNS trong đề tài này được
hiểu là làm thay đổi hành vi của người học từ thói quen thụ động, có thể gây rủi ro,
mang lại hậu quả tiêu cực chuyển thành những hành vi mang tính xây dựng, tích cực
và có hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân và góp phần phát triển
bền vững xã hội [4].
1.3. Các vấn đề lý luận về giáo dục kỹ năng sống
1.3.1 Phân loại kỹ năng sống
Có nhiều cách phân loại KNS
1.3.1.1 Các nhóm Kỹ năng sống từ lĩnh vực sức khỏe (WHO)

Kỹ năng sống được chia thành 3 nhóm [4]
- Kỹ năng nhận thức bao gồm các kỹ năng cụ thể như tư duy phê phán, tư duy
sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, ra quyết định, xác định mục tiêu, định hướng giá
trị.
- Kỹ năng đương đầu với cảm xúc, bao gồm: ý thức trách nhiệm, cam kết,
kiềm chế căng thẳng, kiểm soát được cảm xúc, kỹ năng tự điều chỉnh…
- Kỹ năng xã hội hay kỹ năng tương tác như: giao tiếp thương thuyết, từ
chối, hợp tác, chia sẻ, khả năng nhận thấy sự chia sẻ của người khác.
1.3.1.2. Các nhóm Kỹ năng sống từ góc độ giáo dục giá trị (UNESCO)
Theo cách phân loại của UNESCO thì 3 nhóm trên được coi là những KNS
chung, ngồi ra cịn có những KNS cịn thể hiện trong những vấn đề cụ thể khác

13

Luan van


×