Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Những việc nên làm khi bé lên 3. doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.63 KB, 4 trang )





Những việc nên làm khi bé lên 3


Một vài điều nhỏ sau đây trong cuộc sống sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát
triển của trẻ sau này.


1. Xây dựng cho trẻ một thời gian biểu

Trẻ em trong giai đoạn từ 3 đến 6 tháng tuổi sẽ ngủ ít hơn khi mới chào đời. Việc
dỗ trẻ ngủ lúc này cũng không còn đơn giản như ban đầu, chính vì thế, ngay từ bây
giờ, cha mẹ hãy tập cho con mình thói quen đi ngủ đúng giờ và phải rửa mặt trước
khi đi ngủ.

Tất nhiên, lúc đầu việc làm này chẳng hề đơn giản, vậy nhưng duy trì thói quen
này một thời gian, bạn sẽ hình thành cho trẻ một thời gian biểu hợp lý và trẻ sẽ
quen với điều đó.

Các chuyên gia sức khỏe trẻ em cũng cho biết việc tạo thời gian biểu cho trẻ là rất
có lợi để trẻ có được sự phát triển toàn diện sau này.

2. Chuyển hướng sự chú ý

Khi trẻ được từ 6 đến 24 tháng, lúc này trẻ sẽ có khả năng nhận biết mọi thứ xung
quanh mình và bắt đầu có xu hướng thích tìm tòi và hứng thú với những điều mới
lạ. Có một điều rất dễ nhận thấy, đó chính là khi trẻ đã bắt đầu biết bò và cầm nắm
đồ vật thì tần suất cha mẹ nói từ “đừng” với trẻ cũng nhiều hơn.



Rất nhiều các ông bố bà mẹ cho rằng, đây là giai đoạn mà họ cảm thấy rất mệt vì
con lúc nào cũng cảm thấy hiếu kỳ với mọi thứ và không thể rời mắt vì lo cho sự
an toàn của bé.

Các chuyên gia tâm lý cho rằng, cách tốt nhất để bạn giúp bé nhận biết việc mình
không nên làm, đó chính là làm chuyển hướng sự chú ý của trẻ.

Ví dụ, khi trẻ muốn cầm hay nắm cái đèn bàn, bạn hãy gọi tên của trẻ. Làm mặt
xấu hoặc tạo ra một âm thanh buồn cười chứ đừng hét lên hay giận dữ vì rất có thể
bạn sẽ làm cho trẻ sợ.

3. Giải thích

Từ 1 đến 3 tuổi, trẻ bắt đầu có khả năng nhận biết đúng sai. Tuy nhiên, lúc này,
người lớn cũng sẽ phải giải thích nhiều hơn để trẻ hiểu rằng vì sao hành động này
lại tốt hơn so với hành động kia.

Các chuyên gia cũng khuyên rằng người lớn không nên nói quá nhiều với trẻ câu
“con không được làm…”. Ví dụ, khi trẻ bắt đầu cầm bút để vẽ lên tường, đừng hét
lên với trẻ rằng “Đừng”.

Việc hét lên như vậy sẽ khiến trẻ cảm thấy sợ và không dám tiếp tục làm việc đó
sau này nữa. Thay vì quát, bạn hãy giải thích để trẻ hiểu rằng vẽ là tốt nhưng
không nên vẽ lên tường, hãy cầm tới cho trẻ một tờ giấy trắng, cách làm này sẽ
hiệu quả hơn rất nhiều.


×