Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Chiến lược và Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu xếp vốn tại cty TC dầu khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.16 KB, 81 trang )

Lời nói đầu
Đất nước chúng ta đang trong thời kỳ đổi mới và thúc đẩy phát triển nền kinh
tế thị trường với sự quản lý của nhà nước.Nền kinh tế thị trường tạo ra cho cac
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều cơ hội thuận lợi và củng không ít những
khó khăn, thách thức mà các doanh nghiệp cần phải nỗ lực phấn đấu để hoạt động
nhằm đem lại hiệu quả cho nền kinh tế.
Các tổ chức, các doanh nghiệp không ngừng cải tiến tổ chức hoạt động doanh
nghiệp của mình nhằm tạo ra sức mạnh cạnh tranh với các tổ chức doanh nghiệp
khác.
Một trong những yếu tố rất quan trọng đối với các tổ chức doanh nghiệp đó là
vấn đề về tài chính của doanh nghiệp.Đứng trước những yêu cầu cấp thiết đó Tổng
công ty dầu khí Việt Nam đã lựa chọn và đưa ra những giải pháp được thảo luận
trong nhiều năm và đi đến quyết định thành lập nên công ty tài chính dầu khí.
Như chúng ta đã biết, Tổng công ty dầu khí Việt Nam đóng góp một tỷ lệ lớn
vào thu Ngân sách của nhà nước,nó gánh vác một trọng trách trong quá tình tiến
hành công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước cần một khối lượng vốn đầu tư rất lớn.
Việc đó đã đòi hỏi Tổng công ty phải phát huy sức mạnh nội lực của mình
thông qua việc kinh doanh về mặt tài chính tiền tệ và sử dụng hợp lý nguồn tài chính
của Tổng công ty có một ý nghĩa hết sức to lớn đối với thời điểm hiện tại và trong
tương lai của Tổng công ty.
Ngày nay với xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới và quốc tế hoá thị
trường tài chính-tiền tệ trên thế giới đang diễn ra rất mạnh mẽ, Tổng công ty dầu khí
đang từng bước tham gia vào quá trình này nhằm xây dựng được một nền tài chính
đủ mạnh để phục vụ cho quá trình phát triển của mình do vậy sự cần thiết phải lập
nên công ty tài chính dầu khí trực thuộc Tổng công ty dầu khí Việt nam là một yêu
cầu cấp thiết cho sự phát triển của Tổng công ty trong quá trình hội nhập và phát
triển kinh tế thế giới.
Trong thời gian thực tập tại công ty tài chính dầu khí, qua tìm hiểu tình hình
thực tế hoạt động của công ty em đã đi đến lựa chọn nghiên cứu đề tài: ''Những
biện pháp cần được áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả thu xếp và huy động vốn
tại công ty tài chính dầu khí "


Trang 1
Chương I
Những nguyên lý về vốn,hiệu quả của việc thu xếp
và huy động vốn của các doanh nghiệp
I. VAI TRÒ VÀ PHÂN LOẠI VỐN
TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm về vốn.
Trong nền kinh tế thị trường ,doanh nghiệp là một chủ thể kinh tế độc lập,có
tên riêng,có địa chỉ rõ ràng,có tài sản,có trụ sở giao dịch ổn định ,được đăng ký kinh
doanh theo quy định của pháp luật.
Đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp đều phải giải quyết 3
vấn đề đó là:
Sản xuất cái gì
Sản xuất như thế nào
Sản xuất cho ai
Nhưng trước tiên để bắt tay vào 3 quá trình sản xuất như nêu trên thì doanh
nghiệp phải cần một khoản đầu tư ban đầu đó là vốn.
Vậy vốn là gì?
Theo các nhà kinh tế học thì họ đã đưa ra những quan điểm sau về vốn.
•Theo cuốn kinh tế học của D.Begg thì đã đưa ra 2 định nghĩa sau về vốn.
Thứ nhất đó là về vốn hiện vật: Đó là dự trữ hàng hoá đã sản xuất ra để sản
xuất các hàng hoá khác.
Thứ hai đó là về vốn tài chính:Đó là tiền và các giấy tờ có giá của doanh
nghiệp.
•Theo quan điểm của K.Marx thì: Vốn là giá trị đem lại giá trị thặng dư,là đầu
vào của quá trình sản xuất.
Các nhà kinh tế học đều thống nhất đó là: Vốn đó là đầu vào của quá trình sản
xuất,kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích tối đa hoá giá trịchủ sở hữu.
2. Vốn - quyền sở hữu và quyền sử dụng.
Trang 2

Khó khăn lớn nhất trong cơ chế quản lý đối với DNNN là vấn đề sử lý quan hệ
giữa quyền sở hữu vốn của nhà nước và quyền sử dụng vốn và tài sản của doanh
nghiệp. Bên cạnh những lợi thế so với doanh nghiệp tư nhân về các mặt hoạt động,
DNNN cũng có những điểm hạn chế phát sinh từ vấn đề sở hữu và sử dụng vốn. ở
doanh nghiệp tư nhân, người sở hữu vốn là người quản lý vốn luôn luôn được đặt
trong mối quan hệ phụ thuộc sống còn. Do đó, cơ chế quản lý của loại doanh nghiệp
này được hình thành một cách tự nhiên và rất chặt chẽ. Nói cách khác, ở doanh
nghiệp tư nhân, quyền sở hữu và quyền sử dụng luôn được" nhân cách hoá", tức là
có con người cụ thể gắn bó với những con người đó. Còn ở DNNN thì quyền sở hữu
nhà nước rất mơ hồ, không có con người cụ thể đảm nhận hoặc đại diện với sự gắn
bó trách nhiệm và quyền lợi. Do chưa xác định được quyền sở hữu, nên quyền sử
dụng của doanh nghiệp cũng bị vi phạm và chưa có danh giới cụ thể. Sự lúng túng
trong lý luận và thực tế quản lý đã dẫn đến tình trạng Nhà nước có thể can thiệp tuỳ
ý vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tình trạng doanh nghiệp bừa
bãi vốn và tài sản của Nhà nước. Tình trạng lộn xộn này không chỉ có ở nước ta mà
ở nhiều nước khác như Liên Xô( cũ), Trung Quốc v.v… ở Liên Xô trước đây, giới
khoa học và chính phủ đã từng đề ra nhiều giải pháp xử lý nhằm tháo gỡ tình hình.
Một trong những giải pháp của họ là tiến hành thực hiện cơ chế hạch toán kinh tế
cấp Nhà nước( nước cộng hoà) Nghĩa là, Nhà nước vừa đảm nhận chức năng là
người sở hữu vừa làm nhiệm vụ của người kinh doanh. Cách làm này thực chất là
tước đoạt quyền kinh doanh, trong đó có quyền tự chủ tài chính của DNNN để tập
trung vào tay chính phủ nước cộng hoà, biến chính phủ thành một đại doanh nghiệp
của nhà nước, còn các DNNN dưới nó là những đơn vị thừa hành, không có khả
năng chiếm giữ và sử dụng vốn, tài sản, thu nhập. Thực tế đã chứng minh rằng mô
hình này quá phiêu lưu và ít có khả năng mang lại hiệu quả.
Tiếp theo mô hình hạch toán kinh tế cấp Nhà nước, ở Liên Xô còn cho triển
khai dưới dạnh thí điểm hàng loạt các mô hình khác, như hạch toán kinh tế cấp Nhà
nước- Tập thể nhằm lôi kéo người lao động tham gia vào quản lý; khoán cho tạp thể
sản xuất; cho thuê xí nghiệp, nhà máy và hình thức thuê thầu ( kết hợp giữa cho thuê
và khoán); Tuy nhiên, tất cả các mô hình đó đều chưa thể hiện được ưu thế của

Trang 3
mình và cùng với sự tan rả của cường quốc này, hiện nay người ta đang tập trung
vào một giải pháp khác- tư nhân hoá.
ở Trung Quốc, chính phủ cũng chú ý tới giải pháp cho thuê thầu, song cách
giải quyết cụ thể có khác hơn so với ở Liên Xô trước đây. Thuê thầu ở Trung quốc
được thực hiện rộng rãi với nhiều hình thức: cá nhân thuê, tập thể thuê, toàn bộ tập
thể cùng thuê chung, thuê liên doanh và hình thành thị trường thuê thầu. Kết quả thu
được từ làn sóng này bước đầu tuy có khả quan, song ngay ở đây, đã hàng chục năm
nay, cuộc tranh luận về quyền sở hữu và quyền sử dụng cũng chưa ngã ngũ. Người
ta vẫn chưa thể "nhân cách hoá" được quyền sở hữu và quyền sử dụng và thậm chí,
ranh giới hoạt động của hai loại quyền này cũng chưa rỏ ràng.
ở nước ta, các ý kiến tranh luận về vấn đề này cũng rất sôi nổi và đa dạng. Có
người cho rằng, không có vấn đề phân biệt quyền sở hữu và quyền sử dụng, mà hai
quyền này phải được hợp nhất vào một cá nhân - giám đốc doanh nghiệp. ý kiến
khác thì nhấn mạnh tới vai trò của nguời lao động, coi tập thể lao động là người đại
diện cho quyền sở hữu của Nhà nước tại doanh nghiệp. Lại có người cho rằng,
người đại diện cho quyền sở hữu của Nhà nước là cơ quan chủ quản. Mổi ý kiến
vừa nêu đều chứa đựng những luận cứ có sức thuyết phục nhất định. Song bên cạnh
đó, vẫn có những thiếu sót hoặc sai lầm.Thực vậy, người giám đốc của DNNN cũng
như doanh nghiệp cổ phần không thể là người có quyền hoặc đại diện cho quyền sở
hữu của Nhà nước hay của cá cổ đông. Chỉ có ở doanh nghiệp tư bản tư nhân, khi
nhà tư bản tự bỏ vốn kinh doanh thì hai quyền sở hữu và sử dụng mới nhập vào cá
nhân anh ta. Còn người lao động trong doanh nghiệp, thì nghĩa vụ lớn nhất của anh
ta là làm việc có hiệu quả để thu nhập cao cho gia đình và bản thân. Thêm vào đó, ở
vị trí của mình, người lao động không thể có đủ điều kiện, trình độ và khả năng để
đảm nhận chức năng là người chủ sở hữu. Cuối cùng, ý kiến có vẻ hợp lí hơn cả là
cơ qua chủ quản thực hiện quyền sở hữu vốn và tài sản của Nhà nước tại doanh
nghiệp. Cơ qua chủ quản là ai? Phải chăng là UBND huyện, tỉnh, là các bộ và liên
hiệp? ở đây, cần phân biệt hai chức năng quản lý là chức năng quản lý kinh tế - kĩ
thuật và chức năng quản lí vốn. Xu hướng phát triển kinh tế ở nước ta đòi hỏi phải

tập trung chức năng quản lý kinh tế- kĩ thuật vào các bộ và cơ quan ngang bộ, hạn
chế và tiến tới xoá bỏ mô hình phân cấp quản lý kinh tế cho chính quyền địa phương
Trang 4
như hiện nay. Như vậy, UBND các cấp không có lí do gì để thực hiện vai trò là
người chủ sở hữu về vốn và tài sản của DNNN. Còn các bộ chủ quản, chức năng
của nó là quản lí về mặt kinh tế và kĩ thuật, không có chức năng quản lí vốn. Rõ
ràng, phải có một lời giải đáp khác cho vấn đề này. Để tham khảo, có thể lấy kinh
nghiệm của các nước trên thế giới. ở Pháp, Malayxia và nhiều nước khác, người
thực hiện quyền sở hữu vốn và tài sản của Nhà nước tại các DNNN là Bộ trưởng
Bộ Tài chính do vậy, ở các DNNN, ngoài đại diện của toà án, còn có người kiểm tra
của Nhà nước do Bộ Tài chính cử đến. Việc huy động thêm vốn của DNNN trên thị
trường vốn quốc tế cũng phải dược phép của Bộ Tài chính ( Cục kho bạc Nhà
nước ). ở ý, Tây Ban Nha và một số nước khác, thì quyền sở hữu Nhà nước về vốn
và tài sản ở DNNN cũng do Bộ Tài chính thực hiện nhưng thông qua một tổ chức
trung gian là các công ty Tài chính.
Với những kinh nghiệm trên đây, có thể kết luận rằng, giải pháp đúng đắn và
hợp lý nhất là giao cho Bộ tài chính thực hiện quyền sở hữu tại các DNNN. Lý do
có tính thuyết phục nhất ở đây là chính Bộ tài chính là cơ quan chịu trách nhiệm
trong tất cả các khâu về hoạt động tài chính của doanh nghiệp từ việc cấp vốn, trợ
cấp và tài trợ tới khâu quản lý vốn đối với tất cả các DNNN. Bên cạnh đó, mọi
nghĩa vụ về mặt tài chính của doanh nghiệp đói với Nhà nước cũng được thực hiện
qua Bộ tài chính( thông qua hệ thống thuế, hệ thống kho bạc Nhà nước và một số cơ
quan khác trực thuộc Bộ này). Tất nhiên, để làm được việc này, cần thiết phải có
một cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại Bộ tài chính, cơ quan này có nhiệm
vụ cơ bản là giúp Bộ trưởng Bộ tài chính đảm nhận việc xem xét cấp vốn cho các
DNNN mới thành lập, quản lý vốn về mặt giá trị được bảo toàn, phát triển, xem xét
để tài chợ hoặc cấp phát vốn bổ sung cho doanh nghiệp trong trường hợp cần thiết
và theo luật định.
Vấn đề tiếp theo là quyền sử dụng. Trong vấ đề này, các ý kiến hầu như đều
thống nhất cho rằng người chịu trách nhiệm sử dụng và có quyền bố trí, sử dụng vốn

và tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp phải là Giám đốc doanh nghiệp. Giám đốc
có thể do Nhà nước (cơ quan chủ quản cấp trên) bổ nhiệm hoặc thuê quyền hạn và
trách nhiệm của Giám đốc được luật pháp hoá trên cơ sở của luật doanh nghiệp Nhà
nước và các văn bản phấp luật khác có liên quan. Điều chưa rõ ràng ở đây là nội
Trang 5
dung của quyền sử dụng vốn. Trong cơ chế bao cấp, Giám đốc doanh nghiệp chỉ
thực hiện chức năng quản lý và diều hành các hoạt động của doanh nghiệp. Song
anh ta không có quyền sử dụng vốn. vậy đây cần phân biệt quyền điều hành sản xuất
( bố trí nhân lực, chỉ đạo thực hiện kế hoạch v.v…) với quyền sử dụng vốn ( bố trí
sử dụng các nguồn vốn) Quyền sử dụng vốn trong giai đoạn này tập trung vào tay
nhà nước. Chỉ từ sau nghị quyết 217- HĐBT, thì quyền sử dụng vốn của Giám đốc
doanh nghiệp mới được xem xét. Tuy nhiên, ở giai đoạn này chưa có sự tách bạch
rach ròi giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng. Có thế xác định hai quyền này như
sau:
Thứ nhất, quyền sở hữu vốn là quyền của người có vốn tại doanh nghiệp. Nội
dụng của quyền này là quyết định mặt hàng sản xuất và phương hướng sản xuất
cũng như các chỉ tiêu kế hoạch về doanh lợi do sử dụng vốn mang lại. Đồng thời
quyền sở hữu vốn cũng cho phép tham dự và quyết định phân phối thu nhập, trong
đó có thu nhập mà người sở hữu được hưởng từ nguồn vốn của mình.
Thứ hai, là quyền sử dụng vốn. Người sử dụng vốn có quyền dùng vốn đó để
hoạt đọng kinh doanh. Anh ta phải chịu sự chi phối của người sở hữu về các vấn đề
thuộc quyền của người sở hữu như vừa nêu trên. Đồng thời, anh ta được hoàn toàn
tư do sử dụng các nguồn vốn và tài sản đối với các vấn đề khác thuộc chức năng
kinh doanh của mình trong khuôn khỏ của pháp luật. Nghĩa vụ của người sử dụng
vốn là phải bảo toàn và phát triển vốn, phải nộp phần lợi nhuận do nguồn vốn mang
lại cho người sở hữu vốn. Thực tế mấy năm gần đây cho thấy hoạt động của các
doanh nghiệp không giống nhau, có nơi giám đốc doanh nghiệp bị tước cả quyền sử
dụng. Có nơi thì ngược lại hoạt động của Giám đốc doanh nghiệp đã xâm phạm cả
vào quyền của người sở hữu vốn. Việc sử lý tình trạng trên đang là một đòi hỏi cấp
thiết của nền kinh tế và đòi hỏi đó phải được thực hiện bằng các văn bản pháp luật

mà trước hết và quan trọng nhất là luật doanh nghiệp Nhà nước.
3. Các loại vốn được giao bao gồm:
a/Vốn cố định.
Tức nguyên giá của toàn bộ tài sản cố định (TSCĐ) hiện có tại doanh nghiệp
trừ đi hao mòn TSCĐ theo giá hiện hành trên sổ sách kế toán tại thời điểm giao vốn
Trang 6
bao gồm TSCĐ đang dùng, chưa dùng cần điều đi và chờ thanh lý,vốn giữ hộ ngân
sách,thuộc nguồn vốn ngân sách cấp và nguồn vốn xí nghiệp tự bổ sung.
b.Vốn lưu động.
Bao gồm vốn giữ hộ ngân sách và chênh lệch giá được bổ sung tăng vốn theo
quy định hiện hành.
c.Các loại vốn khác
Thuộc nguồn vốn ngân sách cấp và nguồn vốn xí nghiệp tự bổ sung chưa tính
vào vốn cố định và vốn lưu động nêu trên bao gồm:
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã cấp chưa thành TSCĐ,kể cả vốn đầu tư XDCB
dỡ dang.
Khấu hao cơ bản để lại xí nghiệp của phần TSCĐ thuộc nguồn ngân sách nhà
nước và nguồn vốn xí nghiệp tự bổ sung.
Quỹ khuyến khích phát triển sản xuất
Lợi nhuận chưa phân phối
Các quỹ dự trữ tài chính,quỹ dự phòng,quỹ rủi ro.
Các loại vốn trích vào giá thành như vốn sữa chữa lớn,chi phí trích trước…

Phạm vi các loại vốn được giao.
Bảng 1
Trang 7
Trang 8
TT Nguồn hình thành Phạm vi
1 Nguồn vốn cố định
-Ngân sách cấp

-Xí nghiệp tự bổ sung
Giao cho doanh
nghiệp
2 Nguồn vốn lưu động
-Ngân sách cấp
-Xí nghiệp tự bổ sung
Giao cho doanh
nghiệp
3 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
-Ngân sách cấp
-xí nghiệp tự bổ sung
Giao cho doanh
nghiệp
4 Các quỹ xí nghiệp
-Quỹ khuyến khích PTSX
-Quỹ dự trữ tài chính
-Quỹ dự phòng
-Quỹ rủi ro
-Quỹ bảo toàn vốn
Giao cho doanh
nghiệp
5 Lợi nhận chưa phân phối Giao cho doanh
nghiệp
6 Vốn trích vào giá thành
-Nguồn vốn sữa chữa lớn
-Chi phí trích trước
Giao cho doanh
nghiệp
7 Nguồn vốn nhận liên doanh liên kết,nhận cổ phần
-Vốn cố định

-Vốn lưu động
-Vốn đầu tư XDCB
Không giao cho
doanh nghiệp
8 Các quỹ phúc lợi ,khen thưởng Không giao cho
doanh nghiệp
9 Kinh phí chuyên dùng Không giao cho
doanh nghiệp
10 Nguồn vốn tín dụng
-Vay ngắn hạn,dài hạn ngân hàng
-Vay đối tượng khác
Không giao cho
doanh nghiệp
11 Nguồn vốn trong thanh toán
-Các khoản phải trả người bán
-Các khoản người mua ứng trước
Không giao cho
doanh nghiệp
(Nguồn lấy từ tài liệu của công ty)
II . NGUYÊN LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN
VÀ BẢO TOÀN VỐN
1. Sự cần thiết của bảo toàn và phát triển vốn.
a. Khái niệm:
Bảo toàn và phát triển vốn Sản xất kinh doanh dối với các doanh nghiệp quốc
doanh là nội dung cốt lõi của quy chế giao vốn.Giao vốn tạo ra sự chủ động cho
doanh nghiệp trong quá trình sử dụng vốn và hoạt động sản xuất kinh doanh,đồng
thời gắn trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc bảo toàn và phát triển vốn nhà
nước giao.
1.1. Bảo toàn và phát triển vốn được hiểu:
Bảo toàn vốn ở các doanh nghiệp quốc doanh được thực hiện trong quá trình

sử dụng vốn vào mục đích sản xuất-kinh doanh đảm bảo cho các loại tài sản khong
bị hư hỏng trước thời hạn,không bị mất mát hoặc ăn chia vào vốn.Đồng thời người
sử dụng vốn phải thường xuyên duy trì được giá trị đồng vốn củ mình,thể hiện bằng
năng lực sản xuất của TSCĐ, khả năng mua sắm vật tư cho khâu dự chữ và tài sản
lưu động nói chung,duy trì khả năng thanh toán của xí nghiệp.
1.2. Sự cần thiết của chế độ bảo toàn và phát triển vốn:
Trước hết xuất phát từ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế,tài chính đối với các
doanh nghiệp quốc doanh.Chuyển sang nền kinh tế thị trường,các doanh nghiệp
quốc doanh hoạt động theo phương thức hạch toán kinh doanh,nhà nước không tiếp
tục bao cấp về vốn cho các xí nghiệp như trước đây.Để duy trì và phát triển sản xất
kinh doanh trong các doanh nghiệp phải bảo toàn ,giữ gìn số vốn được nhà nước đầu
tư,tức là kinh doanh ít nhất phải đảm bảo hoà vốn,bù đắp được số vốn bỏ ra để sản
xuất giản đơn.
1.3. Thực tiễn Bảo toàn và phát triển vốn :
Xuất phát từ điều kiện thực tiễn của nền kinh tế còn lạm phát,giá cả biến động
lớn,sức mua đồng tiền Việt Nam biến động nhiều và nhìn chung là suy giảm,nếu
tiếp tục duy trì cơ chế giá thấp như nhiều năm trước đây,thì số vốn sản xuất kinh
Trang 9
doanh của doanh nhiệp thể hiện bằng đồng tiền Việt Nam sẽ bị giảm dần giá trị trên
thực tế,sức mua của vốn bị thu hẹp,hậu quả không tránh khỏi đấy là lãi giả còn lỗ thì
thật,kinh tế quốc doanh ăn vào vốn.
2. Nguyên lý về bảo toàn và phát triển vốn
2.1. Bảo toàn và phát triển vốn cố định.
Trong quá trình sử dụng TSCĐ và sản xuất -kinh doanh ,doanh nghiệp phải
quản lý trặt chẽ,không để bị mất mát TSCĐ ,thực hiện đúng quy chế sử dụng,bảo
dưỡng ,sữa chữa,mua sắm nhằm bảo đảm cho TSCĐ không bị hư hỏng trước thời
hạn ,duy trì và nâng cao năng lực hoạt động của TSCĐ.
Doanh nghiệp được quyền chủ động đổi mới thay thế TSCĐ ,kể cả những tài
sản chưa hết thời hạn khấu hao theo yêu cầu đổi mới kỷ thuật công nghệ,phát triển
và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Nhưng việc thay thế TSCĐ này phải được

báo cáo với cơ quan cấp trên.
Số tiền nhượng bán ,thu hồi do thanh lý TSCĐ phải gửi vào ngân hàng đầu tư
và phát triển và chỉ được sử dụng để tái đầu tư TSCĐ.
Các công trình đầu tư XDCB đình thi công thuộc nguồn vốn Ngân Sách Nhà
Nước cấp hoặc vay nợ nhà nước thì xử lý theo quy định riêng đối với từng trường
hợp cụ thể.
Trường hợp các doang nghiệp cần chuyển bán một phần tài sản,vật tư ứ đọng
không cần dùng thuộc diện phải nộp NSNN ,thì phải báo cáo cơ quan tài chính cùng
cơ quan chủ quản xem xét cùng quyết định bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp.
2.2. Nội dung cơ bản của bảo toàn và phát triển vốn cố định
Các doanh nghiệp phải xác định đúng nguyên giá TSCĐ để trên cơ sở đó tính
đúng ,tính đủ khấu hao cơ bản,khấu hao sữa chữa lớn để tạo nguồn thay thế và duy
trì năng lực sản xuất của TSCĐ,bảo toàn vốn cố định.
Hàng năm ,cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ công bố hệ số tính lại giá trị
TSCĐ.
Ngoài việc bảo toàn vốn cố định trên cơ sở hệ số trượt giá,số phải bảo toàn về
vốn cố định còn bao gồm cả số vốn ngân sách cấp thêm hoặc doanh nghiệp bổ sung
trong kỳ.
Trang 10
Vốn cố định phải bảo toàn đến cuối kỳ của doanh nghiệp được xác định theo
công thức :
Số vốn Hệ số Tăng,giảm
Cố định Số vốn Khấu hao điều chỉnh vốn trong
Phải bảo = được giao - cơ bản × giá trị ± kỳ
Toàn đến đầu kỳ trích trong TSCĐ
Cuối kỳ kỳ
Trong công thức trên:
Số vốn được giao đầu kỳ(hoặc số vốn phải bảo toàn đến đầu kỳ) là số vốn cố
định được giao lần đầu (không bao gồm số dư khấu hao cơ bản để lại xí nghiệp)
hoặc số vốn cố định là được điều chỉnh theo các hệ số phải bảo toàn đến đầu kỳ sau.

Khấu hao cơ bản trích trong kỳ chỉ bao gồm khấu hao cơ bản của những
TSCĐ hiện có đến đầu kỳ(không bao gồm khấu hao cơ bản của những TSCĐ tăng
trong kỳ)
Hệ số điều chỉnh giá trị TSCĐ do các cơ quan có thẩm quyền công bố áp dụng
cho nghành kinh tế kỹ thuật và cho từng nguồn hình thành TSCĐ(nhập khẩu ,đầu
tư,mua sắm trong nước)
Đối với vốn cố định tăng,giảm trong kỳ,hệ số điều chỉnh giá trị TSCĐ được
xác định cho từng trường hợp cụ thể trên cơ sở giá cả thực tế của TSCĐ khi
tăng,giảm và thời điểm giảm,tăng vốn trong kỳ.
Căn cứ vào kết quả xác định số vốn phải bảo toàn theo công thức nêu trên,các
doanh nghiệp phải tiến hành điều chỉnh tăng giá trị TSCĐ và vốn cố định theo các
hệ số điều chỉnh tương ứng với từng loại TSCĐ.
Phần chênh lệch thiếu hay số vốn cố định chưa bảo toàn đủ( số vốn cố định đã
bảo toàn được phải nhỏ hơn số vốn cố định phải bảo toàn) Phải được sử lý bằng các
nguồn sau đây:
Trang 11
Nếu vốn cố định không được bảo toàn do giá trị TSCĐ chưa được tính đủ thì
doanh nghiệp phải điều chỉnh tăng giá trị TSCĐ và do đó nguồn trích khấu hao
trong giá thành cũng tăng lên tương ứng.
Trường hợp TSCĐ mất mát,hư hỏng làm giảm vốn do trách nhiệm và sử lý
theo pháp luật.Nếu do các nguyên nhân chủ quan khác thì sử dụng nguồn vốn tự bổ
sung về đầu tư xây dựng cơ bản và quỹ phát triển sản xuất để bù đắp.
Trường hợp tổn thất TSCĐ do các nguyên nhân khách quan như thiên tai,dịch
hoạ,rủi ro trong quá trình sản xuất,kinh doanh.
Ngoài trách nhiệm bảo toàn vốn ,các doanh nghiệp có trách nhiệm phát triển
phát triển vốn cố định trên cơ sở quỹ khuyến khích phát triển sản xuất trích từ lợi
nhuận để lại xí nghiệp và phần vốn khấu hao cơ bản để lại xí nghiệp để đầu tư
XDCB cho xí nghiệp.
2.3. Chế độ bảo toàn và phát triển vốn lưu động
Bảo toàn vốn lưu động vè mặt già trị ,thực chất là giử được giá trị thực tế hay

sức mua của vốn,thể hịên khả năng mua sắm vật tư cho khâu dự trữ và tài sản lưu
động định mức nói chung,duy trì khả năng thanh toán của doanh nghiệp.Trong quá
trình sản suất kinh doanh các doanh nghiệp phải thường xuyên thực hiện và hạch
toán đúng giá trị thực tế của vật tư ,hàng hoá theo mức diễn biến tăng giảm giá cả
trên thị trường nhằm tính đúng,tính đủ chi phí vật tư vào giá thành sản phẩm,giá vốn
hàng hoá và phí lưu thông để thực hiện bảo toàn vốn lưu động.
2.3.1. Nội dung cơ bản của chế độ bảo toàn và phát triển vốn lưu động:
Các doanh nghiệp phải tự bảo toàn vốn lưu động ngay trong quá trình sản xuất
kinh doanh trên cơ sở mức tăng ,giảm giá tài sản lưu động thực tế tồn kho của doanh
nghiệp ở các thời điểm có thay đổi về giá.
Định kỳ tháng,quý ,năm các doanh nghiệp phải xác định các khoản chênh lệch
giá tài sản lưu động thực tế tồn kho ở doanh nghiệp bao gồm các khâu:Vật tư dự
trữ,bán thành phẩm,sản phẩm dỡ dang và thành phẩm để bổ sung vốn lưu động.
Tổng số chênh lệch giá(sau khi đã bù trừ giữa các khoản chênh lệch tăng và
giảm) được hạch toán bổ sung các nguồn vốn lưu động ngân sách cấp và doanh
nghiệp tự bổ sung.Việc phân định các khoản chênh lệch giá để bổ sung các nguồn
vốn lưu động ngân sách cấp và xí nghiệp tự bổ sung vào doanh nghiệp được căn cứ
Trang 12
vào tỷ trọng của từng nguồn trong tổng số vốn lưu động nhà nước giao cho doanh
nghiệp.
Số vốn lưu động sau khi được điều chỉnh giá tài sản lưuđộng thực tế tồn và
nghi tăng nguồn vốn lưu động ở thời điểm cuối nămlà số vốn thực tế đă bảo toàn
được của doanh nghiệp.
Cơ quan quản lý cấp trên doanh nghiệp và cơ quan tài chỉnh phải xác định hệ
số bảo toàn vốn lưu động hàng năm cho từng nghành , từng doanh nghiệp.Hệ số
trượt giá bình quân của vốn lưu động được tính phù hợp với đặc điểm cơ cấu tài sản
lưu động từng nghành,từng doanh nghiệp trên cơ sở mức tăng giảm giá thực tế cuối
năm so với đầu năm của một số vật tư chủ yếu tính theo cơ cấu kế hoạch của từng
doanh nghiệp.
Số phải bảo toàn hàng năm về vốn lưu động của doanh nghiệp được tính theo

công thức sau:
Số vốn lưu động Số vốn đã được Hệ số trượt giá vốn
Phải bảo toàn = giao(hoặc phải × lưu động của doanh
đến cuối năm bảo toàn hàng nghiệp trong năm
báo cáo năm )
Trong công thức trên:
Số vốn đã được giao là số vốn lưu động giao lần đầu cho doanh nghiệp đã
được xác định trong biên bản giao nhận vón; số vốn phải bảo toàn đến đầu năm là
số vốn được giao nhận đã điều chỉnh theo hệ số bảo toàn vốn đén đầu năm sau.
Hệ số trượt giá vốn lưu động của doang nghiệp trong năm được xác định theo
nguyên tắc đã nêu,do cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính xác định cho doanh
nghiệp.
Ngoài hệ số trượt giá,số phải bảo toàn về vốn lưu động của doanh nghiệp còn
bao gồm cả số vốn ngân sách cấp thêm hoặc coi như ngân sách cấp,hoặc doanh
nghiệp tự bổ sung trong năm.
Trang 13
Phần chênh lệch thiếu hay chưa bảo toàn đủ vốn lưu động đã bảo toàn được số
vốn thấp hơn số vốn lưu động phải bảo toàn phải đựơc sử lý bằng các nguồn bù đắp
sau đây:
Trường hợp không bảo toàn được vốn lưu động do không có vật tư dự trữ và
do đó không có phần chênh lệch giá vào các thời điểm tăng giá thì doanh nghiệp có
trách nhiệm tự bổ sung bằng nguồn quỹ khuyến khích phát triển sản suất của mình.
Nếu quỹ phát triển sản xuất không đủ nguồn thì cơ quan tài chính cùng với cơ
quan quản lý cấp trên xem xét cho trích thêm vào giá thành khoản còn thiếu đó để
đảm bảo mức vốn phải bảo toàn.Khoản trích thêm này đựoc tính trong giá thành để
xác định lợi tức chịu thuế.
Trường hợp mất mát ,hư hỏng vật tư làm giảm vốn lưu động do trách nhiệm cá
nhân,do các nguyên nhân chủ quan khác cũng như do các nguyên nhân khách quan
thì doanh nghiệp phải sử lý như đối với bảo toàn vốn cố định.
Trường hợp ngược lại,do doanh ghiệp có nhiều vật tư dự trữ vào các thời điểm

tăng giá,có thể số vốn lưu động thực tế bảo toàn được cao hơn số vốn phải bảo toàn
thì doanh nghiệp không phải nộp tiền sử dụng vốn đối với số vốn lưu động ngân
sách cấp dã bảo toàn cao hơn.
Ngoài việc bảo toàn vốn lưu động theo hệ số trượt giá các doanh nghiệp nhà
nước phải có trách nhiệm phát triển vốn từ quỹ khuyến khích phát triển sản xuất
trích từ lợi nhuận để lại.
2.3.2. Trách nhiệm thực hiện chế độ bảo toàn vốn.
Giám đốc và kế toán trưởng doanh nghiệp, Hội đồng quản trị doanh nghiệp
chịu trách nhiệm trực tiếp trước Nhà nước về việc lập báo cáo kịp thời quyết toán tài
chính theo định kỳ, trong đố xác định kết quả sản xuất kinh doanh và việc thực hiện
chế độ bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp.
Mọi tổn thất, hao hụt vốn và không bảo toàn được vốn phát sinh trong nhiệm
kỳ giám đốc nào thì giám đốc đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật cho đến khi
xư lý xong.
Bộ tài chính cùng với bộ chủ quản, trên cơ sở tham khảo ý kiến của Uỷ ban vật
giá Nhà nước và Tổng cục thống kê, xác định và công bố hệ số điều chỉnh giá trị
Trang 14
TSCĐ vào các thời điểm 01/1 và 01/7 hàng năm, phù hợp với đặc điểm TSCĐ theo
từng ngành kinh tế kỹ thuật.
Thủ trưởng cơ quan và cơ quan quản lý tài vụ doanh nghiệp quốc doanh của
Bộ (sở) tài chính chịu trách nhiệm trực tiếp trước nhà nước về việc phê duyệt quyết
toán hàng năm của doanh nghiệp, xử lý các trường hợp không bảo toàn được vốn
theo đúng các quy định hiện hành đã nêu ở phần trên.
3. Đánh giá doanh nghiệp về phương diện sử dụng vốn.
Kinh doanh là một hoạt động kiếm lời, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của mọi
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Để đạt tới lợi nhuận tối đa các doanh
nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý sản xuất- kinh doanh, trong đố
quản lý và sử dụng vốn là một bộ phần rất quan trọng, cố ý nghĩa quyết định kết quả
và hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Do vậy , khi đẫ chuyến sang hạch toán kinh
doanh, được trao quyền chủ động trong việc sử dụng vốn, trách nhiệm bảo toàn và

phát triển vốn, các doanh nghiệp nhà nước phải quan tâm đúng mức đến hiệu quả sử
dụng vốn. Muốn vậy các doanh nghiệp phải thường xuyên tự đánh giá mình về
phương diện sử dụng vốn, qua đó, thấy được chất lượng quản lý sản xuất kinh
doanh, khả năng khai thác các tiềm năng sẵn có, biết được mình đang ở cung đoạn
nào trong quá trình phát triển ( thịnh vượng hay suy thoái), đang ở vị trí nào trong
quá trình thi đua, cạnh tranh với các xí nghiệp khác…
Qua phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhằm có biện pháp tăng cường
quản lý, sử dụng tiết kiệm các yếu tố của sản xuất để đạt hiệu quả cao hơn.
Các cơ quan quản lý Nhà nước quản lý doanh nghiệp với tư cách chủ sở hữu
cũng phải thường xuyên đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng
vốn của doanh nghiệp quốc doanh nhằm có những biện pháp tác động, tạo điều kiện
cho doanh nghiệp phát huy cao nhất những lợi thế, tiềm năng trong sản xuất kinh
doanh hoặc có các biện pháp hữu hựu giúp doanh nghiệp trong những hoàn cảnh
khó khăn.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp có thể sử dụng hệ thống
các chỉ tiêu phân tích dưới đây.
3.1. Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất.
Trang 15
Chi tiêu hiệu quả sử dụng vốn phản ánh kết quả chung nhất của doanh nghiệp
trong việc quản lý, sử dụng các loại vốn sản xuất, thể hiện bởi quan hệ so sánh giữa
kết quả sản xuất trong kỳ( doanh thu hoặc sản lượng sản phẩm tiêu thụ) và số vốn
sản xuất bình quân.
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn có thể tính theo các chỉ tiêu tổng hợp và chi tiết
dưới đây:
3.1.1. Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn thuộc quyền sử dụng của doanh nghiệp,
được tính theo công thức sau đây:
Hv =
V
D
Trong đó: Hv- Hệ số hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn

D - Doanh thu hoặc sản lượng sản phẩm tiêu thu trong kỳ
V - Số dư bình quân toàn bộ vốn
3.1.2. Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm
vốn cố định (kể cả TSCĐ đầu tư bằng các nhuồn vốn khác, nhưng không tách TSCĐ
không cần dùng, hoặc chưa dùng) và vốn lưu động thực tế sử dụng( không kể số vốn
bị chiếm dụng), được tính như sau:
Hsx =
Vsx
D
Trong đó: Hsx-Hệ quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh
D -Doanh thu hoặc sản lượng sản phẩm tiêu thu trong kỳ
Vsx-Số dư bình quân vốn sản xuất kinh doanh.
3.1.3. Hiệu quả sử dụng vốn cố định được tính như sau:
Hvcđ =
Vcd
D
Trong đó: Hvcđ- Hiệu quả sử dụng vốn cố định
D - Doanh thu hoặc sản lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ
Vcđ - Số dư bình quân vốn cố định
3.1.4. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được tính như sau:
Hvlđ =
Vld
D
Trang 16
Trong đó: Hvlđ- Hệ số hiệu quả sử dụng vốn lưu động
D -Doanh thu hoặc sản lượng sản phẩm tiêu thu trong kỳ
Vlđ -Số dư bình quân vốn lưu động
Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn trên đây đều có ý nghĩa chung là một đồng
vốn sản xuất của doanh nghiệp làm ra bao nhiêu đồng sản phẩm trong kỳ. Chỉ tiêu
này càng lớn, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp càng cao. Đồng

thời, để đạt hiệu quả sử dụng vốn càng cao thì doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ
và sử dụng tiết kiệm vốn nhằm tối thiểu hoá số vốn sử dụng hoặc tối đa hoá kết quả
sản xuất trong giới hạn về các nguồn vốn hiện có.
Trang 17
Bảng 2: Dưới đây là ví dụ về phân tích hiệu quả sử dụng vốn
Số
TT
Chỉ Tiêu
Năm
Trước
Năm
Nay
Mức
chênh
Lệch
Tỷ lệ %
1 Doanh thu 2100 2600 +500 +23,8
2 Sốdư bình quân toàn bộ vốn
thuộc quyền sử dụng của
doanh nghiệp
900 1200 +300 +33,33
3 Số dư bình quân vốn SXKD 800 1050 +250 +31,25
4 Số dư bình quân vốn cố định 300 450 +150 +50,00
5 Số dư bình quân vốn lưu động 500 600 +100 +20,00
6 Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn 2,33 2,16 -0,17 -7,29
7 Hiệu quả sử dụng vốn SXKD 2,62 2,47 -0,15 -5,72
8 Hiệu quả sử dụng vốn cố định 7,00 5,78 -1,22 -17,42
9 Hiệu quả sử dụng vốn lưu
động
4,20 4,33 +0,13 +3,09

( Lấy từ giáo trình bảo toàn và phát triển vốn)
Số liệu về tính các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp cho thấy
tình hình quản lý và sử dụng vốn sản xuất- kinh doanh năm nay có phần sút kém so
với năm trước. Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn giảm(- 7,29%) , hiệu quả sử dụng vốn
sản xuất kinh doanh giảm(-%,72%), hiệu quả sử dụng vốn cố định giảm nhiều nhất
(-17,42%). Riêng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng(+3,09%). Mặc dù doanh thu
của doanh nghiệp tăng khá lớn 500 triệu đồng (+23,80%) so với năm trước nhưng
có thể do ảnh hưởng của biến động giá trị TSCĐ trong điều kiện bảo toàn vốn làm
tổng số vốn sản xuất kinh doanh tăng lên, hiệu quả sử dụng vố giảm đi. Trong đó, tỉ
trọng của vốn cố định trong tổng số vốn sản xuất - kinh doanh tăng lên so với năm
trước làm cho hiệu quả sử dụng vốn cố định giảm nhiều hơn so với mức giảm hiệu
quả sử dụng vốn sản xuất- kinh doanh.
Tỷ trọng vốn cố định trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh của năm trước là
37,5%(300:800) của năm nay là 42,85%(450:1050), như vạy tỷ trọng vốn cố định
năm nay tăng 5,35%(42,85%-37,5%).
3.2. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Trang 18
Đây là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ tổ chức ,quản lý sản
xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Tốc độ lưu chuyển vốn của doanh nghiệp được thể hiện bởi hai chỉ tiêu: Số
vòng quay vốn lưu động trong kỳ và số ngày luân chuyển củamột vòng quay vốn.

Số vòng quay vốn: Là số lần luân chuyển vốn lưu động trong kỳ,được tính
như sau:
C =
Vld
D
Trong đó: C- Số vòng quay của vốn
D-Doanh thu trừ thuế doanh thu hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt
Vlđ-Số dư bình quân vốn lưu động


Vốn lưu động bình quân tháng,quý,năm được tính như sau:
Vốn lưu động bình = Vlđ đầu tháng + Vlđ cuối tháng
Quân tháng 2

Vốn lưu động bình = Vlđ1 + Vlđ2 + Vlđ3
Quân quý 3

Trong đó: Vlđ1,Vlđ2,Vlđ3 là vốn lưu đọng bình quân tháng 1,2,3.
Vốn lưu động bình = Tổng cộng vốn bình quân các quý
Quân năm 4
Số vòng quay vốn lưu động thể hiện vốn lưu động của doanh nghiệp đã chu
chuyển được bao nhiêu lần trong kỳ.Chỉ tiêu này càng lớn,chứng tỏ vốn lưu động
luân chuyển càng nhanh,hoạt động tài chính càng tốt,doanh nghiệp càng cần ít vốn
và tỷ suất lợi nhuận càng cao.
Trang 19
Trang 20
Chương II
Giới thiệu khái quát và thực trạng hoạt động thu xếp
và huy động vốn tại công ty tài chính dầu khí.
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1. Giới thiệu sơ qua về quá trình hình thành và phát triển của công ty tài
chính dầu khí.
Tổng công ty Dầu khí Việt Nam là một tổng công ty lớn của nhà nước bao gồm
nhiều thành viên hoạt động trong tất cả các lĩnh vực từ tìm kiếm thăm dò, khai thác,
xuất nhập khẩu dầu thô và các vật tư thiết bị dầu khí, đến vận chuyển tàng trữ cung
cấp dịch vụ chế biến và phân phối sản phẩm dầu khí, hàng năm đóng góp khoảng
20% ngân sách nhà nước. Tổng công ty được Đảng và nhà nước chủ trương xây
dựng thành tập đoàn kinh tế lớn mạnh có tầm ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế
trong nước và nước ngoài. Vì vậy mà Tổng Công Ty Dầu khí Việt Nam cần phải đẩy

mạnh những cải cách trong công tác quản lý và tăng cường hoạt động đầu tư phát
triển. Vì vậy nhu cầu về vốn củaTổng Công Ty và các thành viên là rất lớn bên cạnh
đó việc điều hoà nguồn vốn giữa các thành viên, quản lý kinh doanh sao cho có hiệu
quả những nguồn vốn trong thời gian nhàn rỗi của Tổng Công Ty và các thành viên
cũng rất quan trọng. Một ban tài chính không thể đảm nhận được nhiệm vụ này do
những yêu cầu cấp thiết ấy và cùng với quá trình phát triển và hội nhập nền kinh
tế,Tổng công ty đã thành lập nên công ty tài chính dầu khí.
Ngày 19/06/2000: Hội đồng quản trị tổng công ty tài chính dầu khí Việt Nam chính
thức ra quyết định về việc tổ chức công ty tài chính dầu khí
Ngày 01/10/2000: Công ty tài chính dầu khí chính thức đi vào hoạt động.
Ngày 09/11/2000: Ngân hàng Nhà nước trao giấy phép hoạt động cho công ty tài
chính dầu khí.
Công ty được thành lập theo quyết định số 04/200/QĐ-VPCP ngày 30/03/2000 của
Bộ trưởng,chủ nhiệm văn phòng chính phủ.
Trang 21
Căn cứ điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty tài chính dầu khí được ban hành
kèm theo quyết định số 2839/QĐ-HĐQT ngày 29/11/2003 của Hội Đồng Quản Trị
Tổng công ty dầu khí Việt Nam.
Công ty tài chính dầu khí mới được thành lập và hoạt động với thời gian là 50
năm,thời gian này được kéo dài tương ứng với thời gian hoạt động của Tổng Công
Ty dầu khí Việt Nam và phải được thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước chấp thuận.
Công ty được thành lập với số vốn ban đầu là 100 (tỷ đồng). Việc tăng hoặc giảm số
vốn điều lệ này phải do Hội Đồng Quản Trị Tổng công ty quyết định và phải được
thống đốc ngân hàng nhà nước chấp thuận.
•Hoạt động của công ty tài chính dầu khí bao gồm:
Đáp ứng nhu cầu tín dụng của Tổng công ty dầu khí Việt Nam và của các đơn vị
thành viên.
Huy động tiền gửi có kỳ hạn của Tổng công ty dầu khí việt Nam, các đơn vị thành
viên và cá nhân khác,vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.
Đàm phán,ký kết các hợp đồng tín dụng trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư

của tổng công ty dầu khí và các đơn vị thành viên theo sự uỷ quyền.
Phát hành tín phiếu,trái phiếu để huy động vốn trong và ngoài nước theo quy định
của pháp luật,làm đại lý phát hành trái phiếu cho tổng công ty dầu khí Việt Nam và
các đơn vị thành viên.
Nhận uỷ thác vốn đầu tư trong và ngoài nước bao gồm cả vốn đầu tư Tổng công ty
dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành viên.
Thực hiện các dịch vụ tài chính tiền tệ theo quy định của pháp luật.
Thực hiện các nghiệp vụ khác theo quy định của luật các tổ chức tín dụng khi được
Hội Đồng Quản Trị Tổng công ty dầu khí Việt Nam và thống đốc ngân hàng nhà
nước Việt Nam cho phép.
•Tên gọi:
Tên đầy đủ bằng tiếng việt: Công Ty Tài Chính Dầu Khí.
Trang 22
Tên gọi bằng tiếng anh : Petro VietNam Finance Company.
Tên viết tắt bằng tiếng anh : PVFC
•Địa bàn hoạt động:
Trụ sở chinh : Số 72-Trần Hưng Đạo-Quận Hoàn Kiếm-Hà Nội.
Điện thoại : (04)9426800
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ của PVFC
2.1. Chức năng
Đáp ứng nhu cầu tín dụng của tổng công ty ,các đơn vị thành viên của tổng
công ty và các tổ chức , cá nhân khác theo quy định hiện hành.
Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổng công ty,phát hành tín
phiếu,trái phiếu giấy tờ có giá khác để huy động vốn trong và ngoài nước.
Làm đại lý phát hành trái phiếu cho tổng công ty và các đơn vị thành viên.
Đàm phán ,ký kết các hợp đồng vay vốn trong và ngoài nước,tiếp nhận và sử
dụng vốn uỷ thác trong và ngoài nước,bao gồm cả vốn uỷ thác đầu tư của nhà nước,
Tổng công ty ,các đơn vị thành viên và các nghiệp vụ khác theo quy định của pháp
luật.
2.2. Nhiệm vụ

Phát hành tín phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá trị khác
để huy động vốn trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Đàm phán ký kết các hoạt động vay vốn trong và ngoài nước cho tổng công ty
dầu khí Việt Nam, các đơn vị thành viên và các tổ chức cá nhân khác theo sự ủy
quyền.
Nhận uỷ thác vốn đầu tư trong và ngoài nước bao gồm vốn đầu tư của tổng
công ty tài chính Dầu khí Việt Nam các đơn vị thành viên, các tổ chức cá nhân khác.
Làm đại lý phát hành trái phiếu cho tổng công ty tài chính Dầu khí Việt Nam,
các đơn vị thành viên và các tổ chức và cá nhân khác theo quy định của pháp luật.
Thực hiện các dịch vụ khác trong lĩnh vức tài chính tiền tệ theo quy định của
pháp luật
Trang 23
Nhận tiền gửi có kỳ hạn một năm trở lên của TCT dầu khí Việt Nam, các đơn
vị thành viên và tổ chức cá nhân khác theo quy định của pháp luật.
2.3. Quyền hạn
Công ty Tài chính Dầu khí là một pháp nhân có con dấu và tài khoản riêng,
được mở tài khoản tại ngân hàng Nhà Nước, được cấp vốn điều lệ, hạch toán kinh tế
độc lập, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và những
cam kết của mình.
2.4.Nghĩa vụ của công ty trong hoạt động kinh doanh và dịch vụ.
Công ty có nghĩa vụ bảo toàn và phát triển vốn của Tổng Công Ty giao
Trả các khoản tín dụng do công ty trực tiếp vay theo hợp đồng tín dụng và thực
hiện các cam kết của công ty tài chính dầu khí.
Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng nghành nghề đă đăng ký, chịu trách
nhiệm trước Tổng Công Ty,Ngân Hàng Nhà Nước trước kết quả hoạtđộng kinh
doanh của mình,chịu trách nhiệm trước khách hàng của mình về dịch vụ của công ty
và chịu trách nhiệm trứoc pháp luật về hoạt động của công ty.
Thực hiện các hợp đồng đã ký với khách hàng
Xây dựng kế hoạch,chiến lược kinh doanh hàng năm trình lên Tổng công ty.
Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách theo quy định của

pháp luật hiện hành
Trích nộp các quỹ tập trung của Tổng Công Ty theo quy đinh tại quy chế của
Tổng Công Ty.
Chịu trách nhiệm kiểm tra của Tổng Công Ty,thanh tra giám sát của Ngân
Hàng Nhà Nướcvà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Nội dung hoạt động của Công ty
3.1. Huy động vốn
Công ty được huy động vốn từ các nguồn sau đây:
Nhận tiền gửi có kỳ hạn một năm trở lên của Tổng Công ty, các đơn vị thành
viên, các tổ chức cá nhân khác theo quy định của pháp luật.
Huy động vốn dưới hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Trang 24
Vay của các tổ chức, tín dụng trong và ngoài nước và các tổ chức tài chính
quốc tế.
Phát hành tín phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá trị
khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định
của pháp luật.
Tiếp nhận vốn uỷ thác của chính phủ, tổng công ty tài chính Dầu khí Việt
Nam, các đơn vị thành viên và các tổ chức cá nhân khác
3.2. Hoạt động tín dụng
Công ty được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố
thương phiếu và các loại giấy tờ có giá trị khác.
Công ty được cấp tín dụng dưới hình thức khác theo quy định của ngân hàng
nhà nước Việt Nam.
Sử dụng vốn:
Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo quy định của các ngân hàng Việt
Nam.
Cho vay theo uỷ thác của chính phủ, tổng công ty tài chính Dầu khí việt nam
và các tổ chức cá nhân ở trong và ngoài nước theo quy định hiện hành của pháp luật
về các hoạt động ngân hàng và hợp đồng uỷ thác.

Cho vay thực hiện các phương án dự án phục vụ đời sống bằng hình thức cho
vay mua trả góp.
Cho vay dưới các hình thức khác theo quy định của ngân hàng nhà nước.
Công ty được bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với
người nhận bảo lãnh theo quy định của pháp luật
Công ty được thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán theo quy định của pháp luật.
3.3. Mở tài khoản và dịch vụ ngân quỹ
Công ty được thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng
Mở tài khoản tiền gửi
Công ty nhận tiền gửi phải mở tài khoản tại ngân hàng nhà nước và duy trì tại
đó số dư bình quân không thấp hơn mức dự trữ bắt buộc do ngân hàng nhà nước
quy định.
Trang 25

×