Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Luận án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp việt nam sang các nước asean trong khuôn khổ cộng đồng kinh tế asean (aec

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 176 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Q trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra rất mạnh mẽ đã tác động sâu
rộng tới tăng trưởng kinh tế của các nước trên thế giới với đặc trưng là sự phát triển
hoạt động đầu tư quốc tế. Phần lớn dòng vốn đầu tư vẫn chủ yếu từ các nước có nền
kinh tế phát triển, nhưng trong thời gian gần đây, hoạt động đầu tư quốc tế của các
nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi cũng đang gia tăng mạnh mẽ, đang
trở thành một bộ phận quan trọng của dòng đầu tư quốc tế, chiếm khoảng 37% dịng
vốn đầu tư ra nước ngồi năm 2019 (World Investment Report, 2020). Nguyên nhân
là các nước đều nhận thức được vai trò của đầu tư quốc tế đem lại nhiều cơ hội cho
cả nước đi đầu tư và chủ đầu tư (đầu tư ra nước ngoài). Cụ thể, các nước đi đầu tư
có thể khai thác thị trường ở nước tiếp nhận đầu tư, bảo đảm được nguồn cung ứng
nguyên liệu đầu vào giá rẻ (nhân công, nguồn lợi tự nhiên), tạo sự ảnh hưởng đối
với nước tiếp nhận đầu tư theo hướng có lợi cho mình trong những vấn đề quốc tế
(Vũ Chí Lộc, 2012). Chính vì thế, các nước có dịng vốn ĐTRNN lớn đều quan tâm
đều tích cực thúc đẩy việc hình thành các khung pháp lý song phương, đa phương
trong các lĩnh vực đầu tư, thương mại, sở hữu trí tuệ... nhằm mục đích mở đường và
tạo khn khổ pháp lý thuận lợi, an tồn cho doanh nghiệp khi triển khai các hoạt
động đầu tư ở nước ngồi.
Q trình hợp tác kinh tế của ASEAN được đẩy mạnh từ năm 1992, nhằm
tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và hợp tác khu vực, các nước ASEAN đã ký
tuyên bố thành lập thị trường chung ASEAN – AEC vào ngày 22/11/2015 với mục
tiêu hình thành thị trường đơn nhất, tự do thương mại và đầu tư. Nhà đầu tư có thể
tham gia các dự án đầu tư đa dạng trên toàn khu vực một cách thuận lợi hơn do
khuôn khổ phát lý và quy định trở nên minh bạch, các hạn chế về vốn góp nước
ngoài được nới lỏng và qui định bảo hộ đầu tư hiệu quả hơn. Đặc biệt, doanh nghiệp
Việt Nam có cơ hội đầu tư trong khu vực với độ ổn định, minh bạch cao và rủi ro
thấp hơn. Với quy mô thị trường hơn 600 triệu người dùng và tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) khoảng 3 nghìn tỷ USD, đứng vị trí thứ 5 trên thế giới năm 2018 về


GDP, ASEAN luôn là một trong những ưu tiên chiến lược trong các hoạt động


2

thương mại và đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam. Để tận dụng được các cơ hội
mà AEC đã mang lại, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực đầu tư sang khu
vực ASEAN trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Chính phủ Việt Nam cũng có những
thay đổi về chính sách đầu tư, theo hướng tăng cường hỗ trợ về mặt chính sách cho
các doanh nghiệp trong nước thực hiện ĐTRNN từng bước được hoàn thiện. Số liệu
thống kê cho thấy từ năm 1991-2019, tổng số dự án ĐTTT của các doanh nghiệp
Việt Nam sang ASEAN liên tục tăng, lũy kế đạt 791 dự án, tổng số vốn là 11,23 tỷ
USD, quy mơ bình qn của mỗi dự án đạt 14,1 triệu USD (Cục ĐTNN-Bộ
KH&ĐT, 2019).
Tuy nhiên, những thành quả đạt được của các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu
tư sang ASEAN thực tế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của Việt Nam và
đối tác. Hàng loạt các dự án đầu tư giai đoạn trước đó bị thua lỗ, phải giải thể và rút
về nước, nhiều nước đối tác cũng đã thắt chặt lại chính sách đầu tư, nhất là trong
các ngành khai khoáng, khai thác tài nguyên thiên nhiên. Nhiều dự án đình đám của
một số đại gia Việt Nam cũng bị ngừng trệ hoặc thực hiện kém hiệu quả. Khi AEC
được thành lập, nhiều cơ hội được mở ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam, song
thách thức cũng lớn hơn trước khi có rất nhiều đối thủ cạnh tranh lớn trong nội bộ
khối cũng sẽ được hưởng những ưu đãi từ AEC. Bên cạnh đó, những thay đổi về
chính sách đầu tư ra nước ngồi ở Việt Nam và tình hình tái cơ cấu nền kinh tế tại
Việt Nam trong thời gian qua đã làm thay đổi cục diện về đầu tư ra nước ngoài của
các doanh nghiệp Việt Nam. Cơ hội đầu tư ln sẵn có, nhất là khi các hiệp định
đầu tư trong AEC đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nội bộ
khối. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tận dụng tốt các cơ hội
đầu tư trên thị trường nước ngoài.
Với những lý do trên đây, tác giả đã lựa chọn đề tài “Đầu tư trực tiếp ra nước

ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN trong khuôn khổ Cộng đồng
Kinh tế ASEAN (AEC)”, nhằm xác định các lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi
đầu tư sang ASEAN trong bối cảnh thực thi AEC. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải
pháp thúc đẩy đầu tư sang ASEAN nhằm khai thác các cơ hội thị trường, nguồn
nguyên liệu đầu vào, phục vụ tăng trưởng trong nước trong những năm tới.


3

2.Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
2.1.Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là phân tích, đánh giá hoạt động đầu tư trực
tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN trong bối cảnh cộng đồng kinh tế
ASEAN (AEC) được hình thành cuối năm 2015. Từ đó, luận án đề xuất một số giải
pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp sang ASEAN đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030.
2.2.Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận án, tác giả trả lời lần lượt các câu
hỏi nghiên cứu sau:
Thứ nhất, thực trạng ĐTTT của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN
như thế nào?
Thứ hai, ĐTTT của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN chịu tác động
của những yếu tố nào?
Thứ ba, các doanh nghiệp Việt Nam cần có những giải pháp chủ yếu nào để
đẩy mạnh ĐTTT sang ASEAN trong khuôn khổ AEC đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030?
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là ĐTTT của các doanh nghiệp Việt Nam
sang ASEAN.

3.2.Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận án nghiên cứu ĐTTT của các doanh nghiệp Việt Nam
sang ASEAN, không đề cập đến đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam dưới hình
thức đầu tư gián tiếp sang ASEAN và đầu tư sang các khu vực khác trên thế giới.
- Thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động đầu tư của
các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN trong giai đoạn từ 2016 trở đi (đến năm
2019) trong so sánh với FDI của giai đoạn trước đó (1991-2015). Thời điểm năm


4

1991 là thời điểm khi Việt Nam bắt đầu có dự án đầu tư sang ASEAN, bởi vậy NCS
lấy mốc thời gian này để nghiên cứu. Một số dữ liệu liên quan đã được cập nhật đến
năm 2019. Tuy nhiên, do nhiều dữ liệu trong mơ hình chưa được các nguồn chính
thống cập nhật đến năm 2018 và 2019, nên việc phân tích mơ hình tác động chỉ sử
dụng dữ liệu đến năm 2017. Đây cũng có thể coi là một hạn chế của Luận án.
- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng ĐTTT của các doanh
nghiệp Việt Nam sang ASEAN. Xây dựng mơ hình ước lượng ảnh hưởng của việc
thành lập AEC và các yếu tố khác đến ĐTTT của các doanh nghiệp Việt Nam sang
ASEAN. Trên cơ sở đánh giá được các yếu tố tác động đến ĐTTT của doanh
nghiệp Việt Nam sang ASEAN, tác giả đề xuất các giải pháp thúc đẩy ĐTTT của
các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN đến năm 2025 và định hướng đến năm
2030.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1.Phương pháp tiếp cận
Luận án dựa trên cơ sở phân tích các yếu tố kéo và yếu tố đẩy (ở góc độ của
cả nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư) tác động đến dòng vốn đầu tư trực tiếp của
các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN. Dựa trên việc đánh giá các yếu tố tác
động đến ĐTTT, từ đó đánh giá các cơ hội và thách thức mà các doanh nghiệp Việt
Nam có thể gặp phải khi đầu tư sang ASEAN trong bối cảnh AEC đã có hiệu lực từ

năm 2015.
4.2.Nguồn và phương pháp thu thập dữ liệu
Các dữ liệu chủ yếu là thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn chính thức khác
nhau, bao gồm các báo cáo và dữ liệu về các dự án ĐTTT của các doanh nghiệp
Việt Nam sang ASEAN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Cơng Thương, Bộ Tài
chính, Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Thống kê, Phịng Thương mại và Cơng
nghiệp Việt Nam, Ban Thư ký ASEAN và một số doanh nghiệp của Việt Nam đầu
tư sang ASEAN. Các số liệu được lấy từ năm 1991 đến năm 2019. Dữ liệu này
nhằm mục đích đánh giá thực trạng về ĐTTT của Việt Nam trên thị trường
ASEAN, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư của


5

các doanh nghiệp Việt Nam sang khu vực ASEAN, nhất là trong bối cảnh AEC đã
được thành lập.
Bên cạnh đó, để đo lường các yếu tố tác động đến ĐTTT của doanh nghiệp
Việt Nam sang ASEAN, tác giả đã sử dụng các dữ liệu từ World Bank của mười
quốc gia ASEAN giai đoạn 1991-2019, như GDP bình quân đầu người, chỉ số cơ sở
hạ tầng, chỉ số độ mở của nền kinh tế, chỉ số giá quy đổi theo tỷ giá hối đoái, chỉ số
tài nguyên thiên nhiên trên GDP, mức thuế suất đối với thu nhập doanh nghiệp, chỉ
số về lao động, chỉ số về rủi ro chính trị của nước tiếp nhận đầu tư và các biến giả.
4.3.Khung phân tích
Luận án được thực hiện theo khung phân tích dưới đây:
Yếu tố đẩy

-GDP
- Ổn định chính trị
- Chính sách mở cửa
nền kinh tế, thúc đẩy

đầu tư

Các yếu tố môi trường
quốc tế, cam kết quốc tế
liên quan đến đầu tư

OFDI

Yếu tố kéo

-Tăng trưởng kinh tế,
mức độ ổn định chính
trị
-Nguồn
lực
(tài
nguyên, năng suất lao
động, cơ sở hạ tầng,
-Chính sách của nước
tiếp nhận (tỷ giá, thuế
TNDN, độ mở của nền
kinh tế)

(Nguồn: Tác giả xây dựng)
Hình 1. Khung phân tích của luận án

4.4.Phương pháp ước lượng mơ hình dữ liệu mảng
Trong đó, động cơ ĐTRNN của các doanh nghiệp Việt Nam đều chịu ảnh
hưởng từ hai nhóm yếu tố: yếu tố từ nước chủ đầu tư – từ góc độ của Việt Nam (yếu
tố đẩy) và nhóm yếu tố từ thị trường ASEN (yếu tố kéo). Bên cạnh đó, các cam kết



6

quốc tế cũng có thể ảnh hưởng đến các hoạt động ĐTTTRNN. Trên cơ sở đó tác giả
sẽ phân tích riêng biệt thành hai mơ hình tác động đến ĐTTTRNN của Việt Nam
sang ASEAN. Mơ hình thứ nhất, phân tích dưới góc độ của yếu tố đẩy, khi chính
sách của nhà nước và các yếu tố của nền kinh tế có thể tạo ra điều kiện thuận lợi
thơi thúc các doanh nghiệp đi đầu tư ra nước ngồi. Mơ hình thứ hai, phân tích dưới
góc độ của yếu tố kéo, khi các yếu tố về điều kiện về thị trường kinh doanh thuận
lợi tại nước tiếp nhận như chi phí sản xuất, nhân lực, tài nguyên và chính sách tại thị
trường tiếp nhận có thể tác động tới hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. Góc độ thứ
hai cho thấy doanh nghiệp sẽ đi đầu tư tại những nơi nào có chi phí thấp hoặc hiệu
quả kinh doanh tốt hơn, hoạt động đầu tư cũng sẽ khác nhau theo các nhóm nước
tiếp nhận đầu tư khác nhau. Trong 2 mơ hình trên, các biến về cam kết quốc tế liên
quan đến đầu tư trong ASEAN và yếu tố trình độ kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư
sẽ được xem là các biến kiểm sốt. Kết quả phân tích từ hai mơ hình sẽ là gợi ý cho
các đề xuất giải pháp trong chương 5. Theo đó, các yếu tố đẩy liên quan chủ yếu
đến nhóm giải pháp ở góc độ vĩ mô và các yếu tố kéo liên quan đến nhóm giải pháp
vi mơ.
4.5. Phương pháp xử lý dữ liệu
Để tính tốn mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến ĐTTT của các
doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN, tác giả đã sử dụng mơ hình ước lượng theo
phương pháp hồi quy dữ liệu mảng với sự trợ giúp của phần mềm Stata.
5.Những đóng góp mới của luận án
Trên cơ sở các nghiên cứu về hoạt động ĐTTT của các doanh nghiệp Việt
Nam sang ASEAN, luận án có một số đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn, cụ thể
như sau:
5.1.Về mặt lý luận
Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về ĐTTTRNN và xây dựng mơ hình

đánh giá các yếu tố tác động đến ĐTTT của các doanh nghiệp Việt Nam sang
ASEAN trong bối cảnh thực thi AEC. Đặc biệt, các chỉ tiêu như độ mở cửa, thuế
suất đã được điều chỉnh thay đổi của điều kiện của thị trường chung AEC. Một số
yếu tố khác tác động tới thu hút vốn đầu tư của nước tiếp nhận như GDP,


7

GDP/người, chỉ số tài nguyên thiên nhiên/GDP, chỉ số lao động, rủi ro chính trị…
được sử dụng phân tích tới mức độ hấp dẫn đầu tư. Đây là đóng góp quan trọng của
luận án so với các nghiên cứu trước mặc dù các yếu tố đánh giá không thay đổi
nhưng bối cảnh mới thì vai trị của các yếu tố đã được đánh giá và điều chỉnh lại.
5.2.Về mặt thực tiễn
Thứ nhất, luận án đã phân tích tình hình đầu tư của một số quốc gia châu Á
đầu tư sang ASEAN như Nhật Bản, Singapore, Malaysia. Đây là bài học kinh
nghiệm quan trọng cho cơ quan lập chính sách xây dựng hệ thống khung chính sách
phù hợp hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam tiến hành đầu tư sang ASEAN trong
thời gian tới.
Thứ hai, luận án đã chỉ ra những kết quả, hạn chế và tìm ra ngun nhân
thơng qua phân tích thực trạng ĐTTT của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN
giai đoạn 1991-2019. Trong đó, luận án tiến hành đánh giá những khác biệt về thực
trạng ĐTTT của doanh nghiệp trong nước sang ASEAN trước và sau khi thực thi
AEC.
Thứ ba, luận án đã đề xuất các giải pháp, nhóm giải pháp mới, phù hợp với
thực tiễn của AEC nhằm thúc đẩy ĐTTT của các doanh nghiệp Việt Nam sang
ASEAN đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
6.Kết cấu của luận án
Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, luận án bao gồm năm chương:
Chương 1: Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề
của luận án

Chương 2: Cơ sở lý luận về đầu tư đầu tư trực tiếp ra nước ngồi trong
khn khổ AEC và kinh nghiệm quốc tế
Chương 3: Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt
Nam sang ASEAN trong khuôn khổ AEC
Chương 4: Những yếu tố tác động tới đầu tư trực tiếp sang ASEAN của các
doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN trong khuôn khổ AEC


8

Chương 5: Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy đầu tư trực tiếp sang ASEAN
của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN đến năm 2025, định hướng đến năm
2030.


9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN
QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ CỦA LUẬN ÁN
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu lý thuyết về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nước
đang phát triển và nền kinh tế chuyển đổi
Trong số các lý thuyết tìm cách lý giải về đầu tư quốc tế, các lý thuyết dựa
trên những lý giải về tổ chức doanh nghiệp hiện có ảnh hưởng lớn nhất. Những lý
giải về tổ chức doanh nghiệp của FDI bắt nguồn từ luận án tiến sĩ nổi tiếng của
Hymer hoàn thành năm 1960, cơng bố năm 1978. Trong luận án của mình, trước
tiên Hymer phân biệt giữa đầu tư chứng khoán và ĐTTT, kết luận rằng các giả
thuyết về trao đổi vốn thông qua thị trường chứng khoán lý giải sự di chuyển vốn
quốc tế không phù hợp với sự phân bố vốn thực tế của các MNC và không thể lý
giải nguyên nhân của FDI. Hymer đưa ra một nền tảng mới về cách lý giải vi mô

đối với FDI bằng cách chỉ ra rằng FDI không phân bố một cách ngẫu nhiên giữa các
ngành công nghiệp và rằng các điều kiện cạnh tranh, đặc biệt là các điều kiện về thị
trường sản phẩm, ảnh hưởng rất lớn đến dòng vốn FDI. Áp dụng lý thuyết về tổ
chức doanh nghiệp, Hymer chỉ ra rằng nếu các MNC nước ngoài hoàn toàn giống
với các doanh nghiệp trong nước sẽ chẳng tìm thấy lợi ích gì khi thâm nhập vào thị
trường nước đó, vì rõ ràng chúng phải trả những chi phí phụ trội khi kinh doanh ở
những nước khác, ví dụ như phí liên lạc và vận chuyển, chi phí cao hơn cho nhân
viên làm việc ở nước ngồi, rào cản về ngơn ngữ, hải quan và phải hoạt động ngoài
mạng lưới kinh doanh nội địa (đây là những bất lợi của công ty khi đầu tư ra nước
ngoài). Vậy nên Hymer cho rằng để các MNC tiến hành sản xuất ở nước ngồi cần
có một số lợi thế sở hữu riêng như nhãn hiệu nổi tiếng, công nghệ cao hơn và được
bảo hộ, kỹ năng quản lý hoặc chi phí thấp hơn nhờ mở rộng quy mô…những lợi thế
này để bù lại những bất lợi mà doanh nghiệp phải đương đầu trong cạnh tranh với
các công ty khác ở nước sở tại.
Việc doanh nghiệp quyết định sẽ khai thác các lợi thế này bằng cách cấp giấy
phép sử dụng công nghệ cao cho đối tác (cấp license) hoặc FDI phụ thuộc vào bản


10

chất của các lợi thế và mức độ khơng hồn hảo của các thị trường đối với các lợi thế
mà doanh nghiệp nắm giữ. Sự khơng hồn hảo càng cao thì doanh nghiệp càng có
xu hướng lựa chọn FDI và kiểm soát hoạt động hơn là tiến hành những giao dịch
thương mại thông thường. Như vậy, Hymer đã đề cập đến nhân tố về lợi thế sở hữu
của doanh nghiệp song chưa đề cập đến lợi thế về địa điểm cũng như tác động của
ĐTTTRNN.
Tiếp đó lý thuyết về Vịng đời quốc tế sản phẩm của Vernon (1966) giải
thích các yếu tố quyết định đến thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế và mối quan hệ
giữa thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế. Lý thuyết này được S.Hirsch (1976)
phát triển tiếp trên trên cơ sở nghiên cứu các doanh nghiệp của Mỹ. Theo đó, mối

quan hệ đầu tư quốc tế và thương mại quốc tế, coi đầu tư quốc tế là một giai đoạn tự
nhiên trong vòng đời sản phẩm. Lý thuyết này cho thấy vai trò của các phát minh,
sáng chế trong thương mại và đầu tư quốc tế bằng cách phân tích q trình quốc tế
hóa sản xuất theo các giai đoạn nối tiếp nhau. Hai ý tưởng làm căn cứ xuất phát của
lý thuyết này là: (i) Mỗi sản phẩm có một vịng đời, xuất hiện-tăng trưởng mạnhchững lại-suy giảm tương ứng với quy trình xâm nhập-tăng trưởng-bão hịa-suy
giảm; (ii) Vịng đời này dài hay ngắn tùy thuộc từng sản phẩm. Ban đầu phần lớn
các sản phẩm mới được sản xuất tại nước phát minh ra nó và được xuất khẩu đi các
nước khác. Nhưng khi các sản phẩm mới đã được chấp nhận rộng rãi trên thị trường
thế giới thì sản xuất bắt đầu được tiến hành ở các nước khác. Và theo lý thuyết này,
kết quả rất có thể là sản phẩm sau đó sẽ được xuất khẩu trở lại nước phát minh ra
nó. Cụ thể, vịng đời quốc tế của sản phẩm gồm 3 giai đoạn: (i) Sản phẩm mới xuất
hiện cần thông tin phản hồi nhanh và được bán ở trong nước phát minh ra sản phẩm,
xuất khẩu không đáng kể; (ii) Sản phẩm chín muồi, nhu cầu tăng, xuất khẩu tăng
mạnh, các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước xuất hiện, FDI xuất hiện; (iii) Sản
phẩm và quy trình sản xuất được tiêu chuẩn hóa, thị trường ổn định, hàng hóa trở
nên thơng dụng, các doanh nghiệp chịu áp lực giảm chi phí càng nhiều càng tốt để
tăng lợi nhuận hoặc giảm giá để tăng năng lực cạnh tranh, FDI tiếp tục phát triển.
Để khắc phục hạn chế của Lý thuyết Vòng đời quốc tế của sản phẩm của
Vernon, một số nhà kinh tế học khác đề xuất mở rộng các giả thuyết của Vernon
bằng cách đưa thêm các chi phí khác ngồi chi phí lao động vào để lý giải hiện


11

tượng FDI của tất cả các nước phát triển. Lý thuyết vòng đời sản phẩm chưa đề cập
đến các yếu tố khác như lợi thế địa điểm cũng có tác động đến đầu tư ra nước ngoài.
Buckley và Casson (1976) phát triển lý thuyết nội bộ hóa để lý giải sự phát
triển của các MNC trên cơ sở lý thuyết về chi phí giao dịch. Theo quan sát của
Buckley và Casson, để các MNC thâm nhập các thị trường nước ngồi thơng qua
FDI hơn là thơng qua các hình thức kinh doanh khác, như xuất khẩu hoặc cấp

license, cần phải có một số lợi thế về nội bộ hóa, nghĩa là cần có các lợi ích kinh tế
gắn việc doanh nghiệp khai thác một cơ hội thị trường thông qua các hoạt động
trong nội bộ hơn là thông qua các giao dịch bên ngồi (các hoạt động thương mại
thơng thường). Cách tiếp cận nội bộ hóa gắn với ý tưởng về sự khơng hồn hảo của
thị trường do Hymer đề xuất và mở rộng hơn để đưa ra cách lý giải về sự tồn tại của
các MNC vượt qua biên giới quốc gia. Lý thuyết này cho rằng đương đầu với sự
khơng hồn hảo của thị trường các tài sản vơ hình và thơng tin, doanh nghiệp có xu
hướng nội bộ hóa các hoạt động để giảm đến mức thấp nhất các chi phí giao dịch và
tăng hiệu quả sản xuất.
Tổng hợp các yếu tố chính của nhiều cơng trình khác chỉ ra ba điều kiện cần
thiết để một doanh nghiệp tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, Dunning (1977,
1988) trên cơ sở kết hợp các giả thuyết về tổ chức doanh nghiệp, nội bộ hóa và lợi
thế địa điểm để lý giải về đầu tư quốc tế. Theo tác giả nên đầu tư dưới hình thức
FDI khi cả ba yếu tố lợi thế về địa điểm, lợi thế về quyền sở hữu và lợi thế về nội bộ
hóa được thỏa mãn. Ba yếu tố trên được kết hợp trong một mơ hình có tên gọi OLI,
trong đó O (Owership advantages) là lợi thế về quyền sở hữu, L (Location
advantages) là lợi thế về địa điểm và I (Internalization advantages) là lợi thế về nội
bộ hóa.
MNC sẽ so sánh giữa những điểm lợi và điểm bất lợi của các hình thức trên
và lựa chọn hình thức nào có lợi thế nhất cho mình. Theo các giả thuyết về nội bộ
hóa, FDI sẽ được sử dụng nhằm thay thế các giao dịch trên các thị trường bằng các
giao dịch nội bộ khi các nhà đầu tư thấy các giao dịch nội bộ sẽ ít tốn kém, an tồn
và khả thi hơn các giao dịch trên thị trường bên ngoài. Điều này thường xảy ra do
sự khơng hồn hảo của thị trường các yếu tố đầu vào của sản xuất. Sự khơng hồn


12

hảo của thị trường xuất phát từ hai nhóm nguyên nhân chủ yếu, đó là những yếu
kém tự nhiên và những yếu kém về cơ cấu của thị trường.

Như vậy, khi thị trường bên ngồi khơng hồn hảo, các doanh nghiệp sẽ có
được lợi thế nội bộ hóa khi lựa chọn FDI là hình thức xâm nhập thị trường nước
ngồi. Lợi thế này sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí và khắc phục những rào
cản, rủi ro do sự khơng hồn hảo của thị trường bên ngồi gây ra (rào cản thuế quan
và phi thuế quan, biến động bất thường của thị trường hàng hóa bên ngồi…).
Chính các lợi thế nội bộ hóa giúp các MNC tiến hành hoạt động kinh doanh đồng
bộ và hoàn chỉnh, sản xuất ở nhiều nước và sử dụng thương mại trong nội bộ doanh
nghiệp để lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố vơ hình giữa các chi nhánh
của chúng.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng mặc dù nội bộ hóa đem lại nhiều lợi ích
nhưng cũng phải trả những chi phí nhất định cho q trình liên kết kinh doanh. Một
trong những chi phí quan trọng nhất đó là chi phí quản lý, nghĩa là chi phí điều hành
một doanh nghiệp lớn với nhiều công ty thành viên hợp tác trong cùng ngành hoặc
trong cùng ngành có tính chất bạn hàng của nhau, các doanh nghiệp này có thị
trường nội bộ rất phức tạp về hàng hóa, dịch vụ và các tài sản vơ hình. Thứ hai, việc
liên kết kinh doanh trên tồn cầu địi hỏi các nguồn tài chính khổng lồ mà có thể
khơng có sẵn đối với doanh nghiệp hoặc chỉ sẵn có với chi phí cao hơn so với các
hình thức khác. Thứ ba, các phương pháp kinh doanh mới có thể kéo theo những
địi hỏi đặc biệt hoặc các tài sản chuyên dụng mà MNC không có, khi đó doanh
nghiệp có thể chọn các hình thức xâm nhập khác.
Khi đã có lợi thế về quyền sở hữu và lợi thế nội bộ hóa, các doanh nghiệp sẽ
còn phải cân nhắc để chọn địa điểm đầu tư trực tiếp ở nước nào có lợi nhất cho việc
phát huy hai lợi thế trên. Vấn đề này sẽ được giải đáp thông qua các đánh giá về lợi
thế địa điểm hay còn gọi là lợi thế riêng của nước nhận đầu tư với chủ đầu tư. Sau
lý thuyết OLI, Dunning đã phát triển lên lý thuyết IDP (Investment Development
Path) để giải thích hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi. Theo lý thuyết này, q
trình phát triển của các nước được chia ra thành 5 giai đoạn:


13


Giai đoạn 1: Lợi thế L của một nước ít hấp dẫn, luồng vào FDI không đáng
kể do hạn chế của thị trường trong nước: thu nhập thấp, cơ sở hạ tầng lạc hậu, giáo
dục yếu kém, lao động không có kỹ năng…và hiếm khi thấy luồng ra FDI.
Giai đoạn 2: Luồng vào của FDI bắt đầu tăng do lợi thế L đã hấp dẫn các nhà
đầu tư: sức mua trong nước bắt đầu tăng, cơ sở hạ tầng đã được cải thiện…FDI
trong bước này chủ yếu là đầu tư vào sản xuất để thay thế nhập khẩu và những
ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên hoặc sản xuất ra nguyên vật liệu, sản phẩm
sơ chế. Luồng ra của FDI trong giai đoạn này không đáng kể.
Giai đoạn 3: Luồng vào của FDI bắt đầu giảm và luồng ra lại bắt đầu tăng.
Khả năng kỹ thuật của nước sở tại đã tiến tới sản xuất sản phẩm được tiêu chuẩn
hoá. Mặt khác lợi thế về lao động giảm dần, nên phải chuyển đầu tư sang những
nước có lợi thế tương đương đối về lao động nhằm tìm kiếm thị trường hoặc giành
những tài sản chiến lược để bảo vệ lợi thế O. Trong giai đoạn này, luồng vào của
FDI tập trung vào những ngành thay thế nhập khẩu có hiệu quả.
Giai đoạn 4: Lợi thế O của các công ty trong nước tăng lên. Những công
nghệ sử dụng nhiều lao động dần dần được thay thế bởi công nghệ sử dụng nhiều
vốn. Mặt khác chi phí vốn trở nên rẻ hơn chi phí lao động. Kết quả là, lợi thế L của
đất nước sẽ chuyển sang các tài sản. FDI từ các nước đang phát triển ở bước 4 sẽ
vào nước này để tìm kiếm những tài sản trên hoặc từ các nước kém phát triển hơn
nhằm tìm kiếm thị trường và đặt quan hệ thương mại. Trong bước này các cơng ty
trong nước vẫn thích thực hiện FDI ra nước ngồi hơn là xuất khẩu sản phẩm, bởi vì
họ có thể khai thác lợi thế I của mình. Do vậy, luồng vào và luồng ra của FDI vẫn
tăng, nhưng luồng ra sẽ nhanh hơn.
Giai đoạn 5: Luồng ra và luồng vào của FDI tiếp tục và khối lượng tương tự
nhau. Luồng vào từ các nước có mức độ phát triển thấp hơn với mục đích tìm kiếm
thị trường và kiến thức; hoặc từ các nước đang phát triển ở bước 4 và 5 để tìm kiếm
sản xuất có hiệu quả. Do vậy luồng ra và luồng vào là tương tự.
Mơ hình OLI giải thích hiện tượng FDI theo trạng thái tĩnh, trong khi lý
thuyết IDP lại xem xét hiện tượng FDI trong trạng thái động với sự thay đổi các lợi

thế này trong từng bước phát triển. Lý thuyết này cùng với mơ hình OLI là thích


14

hợp nhất để giải thích hiện tượng FDI trên tồn thế giới, tất nhiên trong đó có Việt
Nam.
Như vậy, lý thuyết OLI và IDP của Dunning là lý thuyết có thể giải thích tại
sao doanh nghiệp lại tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đồng thời cũng chỉ
ra các nhóm nhân tố tác động đến ĐTTTRNN. Những lý thuyết này được tác giả
tiếp thu có chọn lọc trong nghiên cứu của mình.
1.1.2.Các cơng trình nghiên cứu về hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh
nghiệp Việt Nam ra nước ngồi
1.1.2.1.Các cơng trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt
Nam ra nước ngoài
Hiện có một số cơng trình là luận án tiến sỹ đã nghiên cứu về vấn đề này,
trong đó, đáng chú ý là cơng trình của hai tác giả: Vũ Thị Minh Ngọc và Nguyễn
Thị Nhung.
Trong luận án tiến sĩ của mình về “Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt
động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài”, Vũ Thị Minh
Ngọc (2016) nghiên cứu tiếp cận trên góc độ quản lý nhà nước để phân tích hoạt
động quản lý nhà nước và đổi mới quản lý nhà nước trong lĩnh vực ĐTTTRNN, từ
đó, đưa ra các giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đối với ĐTTTRNN trong bối
cảnh kinh tế mới. Về mặt thời gian, cơng trình nghiên cứu hoạt động ĐTRNN của
các doanh nghiệp Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2014, đồng thời nghiên cứu hệ
thống quản lý nhà nước về lĩnh vực ĐTTTRNN từ năm 1999 đến 2016. Về phương
pháp nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính như duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, so
sánh...Những đóng góp mới của cơng trình này thể hiện ở một vài điểm như sau: (1)
Đã tổng quan cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp

ra nước ngồi, trong đó nêu rõ các mục tiêu, phương pháp quản lý, nội dung và mơ
hình quản lý đối với hoạt động ĐTTTRNN; (2) Tổng kết một số bài học thành công
và chưa thành công từ kinh nghiệm đổi mới quản lý nhà nước đối với ĐTTTRNN
của một số quốc gia châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan...Đây
là cơ sở quan trọng để đối chiếu và so sánh để đánh giá hoạt động đổi mới quản lý


15

nhà nước tại Việt Nam; (3) Đi sâu phân tích tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngồi
của Việt Nam từ năm 1991-2014. Quá trình đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt
động ĐTTTRNN tại Việt Nam. Công trình đã sử dụng các số liệu điều tra thu thập
được để đánh giá đổi mới quản lý nhà nước, dưới nhiều góc độ: cơ quan quản lý,
các doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế...; (4) Đã phân tích bối cảnh kinh tế thế
giới, khu vực và Việt Nam, xu hướng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp
Việt Nam tác động đến sự đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động ĐTTTRNN
của các doanh nghiệp Việt Nam. Đây là cơ sở để thực hiện đồng bộ các giải pháp
đổi mới quản lý nhà nước trong hoạt động ĐTTTRNN.
Sau đó năm 2017, trong cơng trình nghiên cứu về “Vai trò của nhà nước với
hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập”, tác
giả Nguyễn Thị Nhung đã tập trung nghiên cứu vai trò quản lý của nhà nước đến
hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp bao gồm: (i) nhà nước tạo hành lang
pháp lý cho hoạt động ĐTTTRNN; (ii) nhà nước tạo lập, mở rộng quan hệ hợp tác
quốc tế về hoạt động ĐTTTRNN; (iii) nhà nước định hướng và điều tiết các chính
sách vĩ mơ liên quan đến hoạt động ĐTTTRNN; (iv) nhà nước hỗ trợ hoạt động
ĐTTTRNN. Về thời gian nghiên cứu, nghiên cứu thực trạng vai trò của nhà nước
đến hoạt động ĐTTTRNN từ năm 1991 đến 2015. Về phương pháp nghiên cứu,
Ngoài phương pháp thống kê mơ tả để nghiên cứu thực trạng vai trị nhà nước với
hoạt động ĐTTTRNN của Việt Nam, tác giả sử dụng phương pháp phân tích định
lượng để đánh giá ảnh hưởng, mức độ tác động của các vai trò của nhà nước với

hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp; để kiểm định các giả thuyết đã đưa ra,
Thông qua phương pháp mơ hình cấu trúc (SEM), phần mềm SPSS và AMOS. Kết
quả đạt được của nghiên cứu thể hiện: Thứ nhất, hoạt động ĐTTTRNN của Việt
Nam ngày càng gia tăng mạnh mẽ, các doanh nghiệp Việt Nam mạnh dạn đầu tư
trong những lĩnh vực có thế mạnh, gắn với xu hướng phát triển của cuộc cách mạng
công nghệ lần thứ 4. Mặc dù hoạt động ĐTTTRNN chưa có được các hiệu quả rõ
nét, nhưng đã chuyển dịch theo hướng tích cực hơn. Thứ hai, thơng qua kết quả
điều tra và kiểm chứng bằng công cụ định lượng đã chỉ ra: (i) có sự tác động thuận
chiều của nhà nước trong các vai trò tạo lập, mở rộng quan hệ quốc tế, vai trị điều
tiết chính sách vĩ mơ và nhà nước thực hiện các chính sách hỗ trợ đến hoạt động


16

ĐTTTRNN. Trong đó, vai trị nhà nước hỗ trợ hoạt động ĐTTTRNN có ảnh hưởng
mạnh nhất đến hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp Việt Nam và (ii) các
doanh nghiệp đánh giá chưa cao vai trò định hướng của nhà nước, vai trị cung cấp
thơng tin về mơi trường đầu tư cũng như vai trò hỗ trợ của cáccơ quan đại diện
ngoại giao ở nước ngoài đối với ĐTTTRNN của DNVN trong thời gian qua. Thứ
ba, vai trò quản lý nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN cần được điều chỉnh linh
hoạt theo lộ trình, hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính để can thiệp vào cơng
tác quản lý nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN. Thứ tư, nhà nước cần quan tâm hỗ
trợ hơn các doanh nghiệp có dự án ĐTTTRNN tại những khu vực biên giới có ảnh
hưởng đến vấn đề quốc phòng an ninh của quốc gia.
Tuy nhiên, hai cơng trình nghiên cứu trên lại xuất phát ở góc độ phân tích
của quản lý nhà nước, chưa đứng ở góc độ của các doanh nghiệp để phân tích, bởi
vậy, về phạm vi nghiên cứu của các cơng trình nghiên cứu trên khơng trùng lặp với
phạm vi nghiên cứu trong Luận án này.
Ngồi ra, có nhiều cơng trình được thể hiện dưới hình thức sách tham khảo,
các bài báo, đề cập đến tình hình đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam ra

nước ngồi nói chung. Có thể điểm qua một số cơng trình như: Luận án Tiến sĩ kinh
tế của Nguyễn Hữu Huy Nhựt, trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh, 2011,
Chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam trong tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế; Bài viết của Trương Tiến Sĩ đăng trên Tạp chí Cơng nghệ Ngân
hàng, số 37+38/2009, 20 năm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam. Thực
trạng và triển vọng.
Đây là các cơng trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp
Việt Nam ra nước ngồi nói chung, có đề cập hoặc đề cập rất ít về ĐTTT của các
doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN, hầu hết sử dụng phương pháp nghiên cứu
định tính.


17

1.1.2.2.Các cơng trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt
Nam sang ASEAN trong khuôn khổ AEC
Liên quan đến đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN
và liên quan tới AEC, đáng chú ý là bài viết của các tác giả Vũ Thị Minh Ngọc, Vũ
Thị Lan, Trần Nam Trung và Trịnh Quang Hưng.
Vũ Thị Minh Ngọc (2006) “Phân tích thực trạng và các giải pháp thúc đẩy
đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang các nước Đông Nam Á” thấy rằng đầu tư trực
tiếp nước ngoài là một xu thế tất yếu trong bối cảnh tồn cầu hóa kinh tế hiện nay.
Các nước trên thế giới ngồi việc cải thiện mơi trường đầu tư trong nước nhằm thu
hút đầu tư nước ngoài, cũng đồng thời xúc tiến đầu tư ra nước ngoài nhằm tận dụng
sự ưu đãi đầu tư ở các môi trường khác. Điều này, một mặt, giúp cho các nước chủ
đầu tư giữ được thị trường cung cấp nguyên liệu, thị trường tiêu thụ hàng hóa, mặt
khác, gây ảnh hưởng đến nước tiếp nhận đầu tư. Các quá trình thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thực chất chỉ là hai mặt của một
vấn đề, đó là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việc đầu tư ra nước ngoài hay nhận đầu tư
trực tiếp nước ngoài sẽ đem lại những tác động tích cực đối với từng quốc gia. Vấn

đề nằm ở chỗ mỗi quốc gia sẽ có chiến lược như thế nào để những hoạt động này
đem lại hiệu quả cao nhất cho nền kinh tế của mình. Đối với Việt Nam, theo xu
hướng chung này, ngồi việc tích cực trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài, thì cũng đồng thời nên khuyến khích các doanh nghiệp trong nước có đủ tiềm
lực về tài chính và cơng nghệ đầu tư ra nước ngoài. Hiện nay, tiềm lực của các
doanh nghiệp Việt Nam cịn yếu thì việc lựa chọn một mơi trường đầu tư vừa sức
với mình là điều cần thiết và khôn ngoan. Thị trường Đông Nam Á là một thị
trường tiềm năng, được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao, đồng thời cũng là
thị trường có những đặc điểm gần tương đồng và có quan hệ gần gũi với Việt Nam.
Do vậy, đầu tư vào thị trường này, các doanh nghiệp sẽ hạn chế được rủi ro hơn.
Đây cũng là một thị trường quan trọng để làm bàn đạp giúp các doanh nghiệp Việt
Nam tiến sâu sang các thị trường khác.
Vũ Thị Lan (2015) nghiên cứu về “Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt
Nam vào một số nước ASEAN: Thực trạng và giải pháp” đã phân tích về các yếu tố
ảnh hưởng đến hoạt động ĐTTTRNN của Việt Nam, khái quát như sau: ĐTRNN


18

của Việt Nam chịu sự tác động chủ yếu của hai nhóm yếu tố: yếu tố đẩy và yếu tố
kéo. Các yếu tố đẩy bao gồm: (1) Mục tiêu hay động cơ của các doanh nghiệp Việt
Nam, trong đó, mục tiêu tìm kiếm thị trường, tài nguyên và tìm kiếm hiệu quả là các
mục tiêu rõ nét nhất; (2) Vai trị của Chính phủ Việt Nam đối với hoạt động
ĐTRNN của các doanh nghiệp, thể hiện qua các quy định pháp lý do Chính phủ ban
hành để hướng dẫn, quy định về hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Các quy định đó
vừa là cơ sở pháp lý vừa là động lực có tác dụng thúc đẩy các nhà đầu tư; (3) Các
yếu tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mơ, đó là tăng trưởng kinh tế trong nước và áp
lực cạnh tranh của thị trường nội địa. Tuy không có tác động trực tiếp nhưng hai
yếu tố này tạo ra các tác động gián tiếp góp phần thúc đẩy ĐTRNN của Việt Nam.
Yếu tố kéo có tác động thu hút đầu tư của Việt Nam bao gồm: (1) Thị trường tiêu

thụ rộng lớn của của quốc gia tiếp nhận đầu tư; (2) Sự gần kề về khoảng cách địa lý,
nguồn nguyên liệu dồi dào và nguồn lao động giá rẻ ở quốc gia tiếp nhận vốn.
Ngoài ra, một yếu tố đặc biệt ảnh hưởng đến đầu tư ra nước ngoài của các doanh
nghiệp Việt Nam là mối quan hệ hữu nghị lâu đời giữa Việt Nam và một số nước
trong khu vực như Lào, Campuchia. Đây vừa là yếu tố kéo và đồng thời cũng là yếu
tố thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam.
Trần Nam Trung (2016) nghiên cứu về “Quản lý nhà nước về đầu tư trực
tiếp của Việt Nam sang Campuchia”, chỉ nêu nên các nhân tố ảnh hưởng đến quản
lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mà khơng phân tích chi tiết, cụ
thể. Các nhân tố từ phía chính phủ nước đi đầu tư gồm: (1) Chính sách tài chính,
tiền tệ, xuất nhập khẩu và quản lý ngoại hối. Các chính sách này có ảnh hưởng trực
tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn, khả năng luân chuyển vốn của nhà đầu tư; (2) Các
hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy ĐTTTRNN của chính phủ cũng đóng vai trò quan trọng.
Việc ký kết các hiệp định song phương, đa phương có ý nghĩa to lớn là cơ sở pháp
lý quan trọng tạo ra sân chơi bình đẳng, minh bạch cho các nhà đầu tư, cũng như
đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư trong quá trình tiến hành sản xuất kinh doanh ở
nước nhận đầu tư. Các nhân tố từ phía quốc gia nhận đầu tư gồm: (1) Sự ổn định
chính trị, kinh tế, xã hội; (2) Các yếu tố về tài nguyên, điều kiện tự nhiên, vị trí địa
lý; (3) Các yếu tố về mơi trường pháp lý, cơ chế chính sách, thủ tục hành chình; (4)
Các yếu tố về cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường...; (5) Vị thế các quốc gia nhận


19

đầu tư; (6) Mối quan hệ chính trị, văn hóa, kinh tế giữa các quốc gia nhận đầu tư với
các quốc gia tiến hành ĐTTTRNN. Các nhân tố từ phía doanh nghiệp tiến hành hoạt
động đầu tư gồm: (1) Năng lực tài chính; (2) Trình độ khoa học cơng nghệ; (3)
Năng lựu cạnh tranh của doanh nghiệp; (4) Nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán
bộ có trình độ quản lý sản xuất kinh doanh.
Trên cơ sở tham khảo từ các nghiên cứu trước, tác giả Trịnh Quang Hưng

(2017) nghiên cứu về Đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam sang các nước
ASEAN trong khuôn khổ AEC: Những vấn đề đặt ra và khuyến nghị, làm rõ hơn một
số vấn đề về: Nội dung hợp tác đầu tư trong ASEAN:với AEC, đặc biệt Hiệp định
ACIA, Việt Nam cùng với các quốc gia trong và ngồi ASEAN khác có một khn
khổ pháp lý tồn diện và đáng tin cậy hơn nhằm thuận lợi hóa và định hướng hoạt
động đầu tư cũng như bảo đảm lợi ích chính đáng của doanh nghiệp, nhất là doanh
nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) khi đầu tư tại thị trường ASEAN; Chính sách đầu tư ra
nước ngồi của Việt Nam: dù cịn nhiều ý kiến về việc liệu có nên hay khơng
khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài trong bối cảnh nền kinh
tế đang cần rất nhiều vốn đầu tư, nhưng nhìn chung Chính phủ khuyến khích hoạt
động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt tại các nước láng
giềng trong khu vực Đông Nam Á như Lào, Campuchia và Myanmar; tác giả
nghiên cứu những khó khăn, thách thức doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt khi
đầu tư sang các nước ASEAN trong khuôn khổ AEC như hạn chế về năng lực cạnh
tranh và khả năng mở rộng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, các
doanh nghiệp Việt Nam dường như chưa dành sự chú ý, quan tâm đúng mức đến
AEC, chính sách đầu tư ra nước ngồi và các hình thức hỗ trợ, khuyến khích cho
doanh nghiệp của Việt Nam cịn nhiều hạn chế, bất cập…; một số vấn đề đặt ra và
khuyến nghị đối với hoạt động đầu tư sang các nước ASEAN trong khn khổ AEC
những năm tiếp theo.
Như đã phân tích ở trên, mặc dù đã có một vài tác giả nghiên cứu về ĐTTT
của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngồi nói chung và sang ASEAN nói riêng
nhưng chưa có tác giả nào đề cập đến ĐTTT của các doanh nghiệp Việt Nam sang
ASEAN trong bối cảnh mới khi thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và sử
dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để phân tích, dự báo. Các số liệu mới chỉ


20

dừng lại ở vốn đăng ký, chưa đưa ra được số vốn thực hiện, hiệu quả đầu tư, lợi

nhuận khi thực hiện dự án đầu tư. Chưa phân tích được những cam kết về đầu tư
trong khuôn khổ AEC tác động đến đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang
ASEAN.
1.1.2.3. Các cơng trình nghiên cứu về yếu tố tác động đến đầu tư ra nước ngồi
* Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
Các nghiên cứu về động cơ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài: Theo lý thuyết
chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài, hoạt động đầu tư ra nước ngồi của doanh
nghiệp có thể khái qt trong mơ hình chiết trung của Dunning. Ba động lực chính
trong hoạt động đầu tư ra nước ngồi của doanh là để tìm kiếm thị trường ở nước
ngồi; tìm kiếm sự hiệu quả (ví dụ như để giảm thiểu chi phí); tìm kiếm nguồn lực
sản xuất như một chiến lược tài sản (Dunning 1977, 1993); xác định tài nguyên, lao
động và định hướng thị trường như ba động cơ chính đằng sau q trình đầu tư quốc
tế của một cơng ty (Kojima 1975, 1985). Nói chung, “hầu hết các lý thuyết đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài đều cho rằng, các lựa chọn đầu tư ra nước ngồi của một
cơng ty đều là do nỗ lực muốn khai thác lợi thế riêng của cơng ty đó trên các thị
trường nước ngoài” (Han-Sheng Lei, Yung-Shuan Chen, 2011).
Các nghiên cứu thực nghiệm về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở một số
quốc gia cho thấy, cả các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển, đã góp phần
củng cố cho những kết luận của dòng lý thuyết đầu tư trực tiếp ra nước ngoài truyền
thống, đồng thời có những phát hiện mới về các yếu tố ảnh hưởng, thúc đẩy cũng
như những lợi thế của doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài. Lecraw (1977) và Wells (1983) chỉ ra rằng, các doanh nghiệp ở các nước
đang phát triển thường có sức mạnh ở các ngành cạnh tranh về giá thay vì công
nghệ tiến tiến hoặc sự khác biệt về sản phẩm.
Nghiên cứu của Hiratsuka (2006) “Outward FDI from and intraregional FDI
in ASEAN: Trends and drivers”, chỉ ra các nước khu vực ASEAN thường đầu tư
vào các nước láng giềng trong khu vực ASEAN và Đơng Á trước, sau đó mới đến
các thị trường rộng lớn hơn. Yếu tố quyết định để thúc đẩy họ đầu tư ra nước ngồi
đó là chi phí lao động và đất đai ở những nước mà họ đầu tư rẻ hơn. Thái Lan,



21

Malaysia và Singapore là ba nước thành công nhất trong việc đầu tư ra nước ngồi
do đã đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư với số vốn tăng nhanh. Chính phủ Malaysia ln
khuyến khích các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp vừa và nhỏ mở rộng ra bên
ngồi thơng qua sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên trách, thường xuyên mở cửa đối
với cả dòng vốn vào lẫn dòng vốn ra và xem đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một
trong những chiến lược tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong
nước. Còn đối với Singapore, chính phủ thực hiện ưu đãi thuế và ưu đãi tài chính
cho các cơng ty. Tất cả các cơng ty đầu tư ra nước ngồi mà có được lợi nhuận và
các doanh nghiệp đầu tư vào các nước chưa có hiệp định bảo hộ đầu tư với
Singapore đều được miễn thuế.
Bên cạnh đó, UNCTAD (2007) “Global players from emerging markets:
strengthen enterprise competitiveness through outward investment”, trong đó có
khá nhiều bài viết của nhiều tác giả về xu hướng ĐTTTRNN của các quốc gia đang
phát triển như Trung Quốc, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc...Trong bài viết, các tác
giả cũng đã nhấn mạnh việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có nhiều tác động tích
cực hơn tiêu cực, trong đó, các doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực cạnh tranh,
nâng cao hình ảnh của mình ở bình diện quốc tế. Chính vì vậy, các quốc gia thường
sử dụng nhiều biện pháp hỗ trợ từ chính sách để hiện thực hóa “giấc mơ đi ra tồn
cầu” của các doanh nghiệp trong nước.
Ngoài ra, nghiên cứu của Anwar và Mughal (2014) “Why do Russian firms
invest abroad? A firm level analysis” về ĐTTTRNN của Nga giai đoạn 1999-2003,
sử dụng lý thuyết OLI để xem xét các nhân tố: GDP bình quân đầu người, xuất
khẩu, thể chế tác động thế nào tới đầu tư ra nước ngoài của Nga. Số liệu được sử
dụng là dữ liệu thứ cấp từ WB, OECD... Kết quả của nghiên cứu cho thấy GDP
bình quân đầu người, xuất khẩu có quan hệ thuận với ĐTTTRNN của Nga, cịn
nhân tố thể chế của nước nhận đầu tư khơng có tác dụng đối với dịng vốn đầu tư ra
nước ngồi của Nga. Tác giả còn chỉ ra rằng, ĐTTTRNN của Nga có mục tiêu tìm

kiếm thị trường, tài ngun và cơng nghệ ở nước ngồi, cịn mục tiêu tìm kiếm hiệu
quả không phải là nhân tố quan trọng đối với hoạt động ĐTTTRNN của Nga.
Nghiên cứu đã sử dụng lý thuyết OLI, phân tích định lượng để từ đó tìm ra các nhân
tố tác động đến hoạt động ĐTTTRNN của Nga.


22

* Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam
Trong cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Hải Đăng, 2012, Đầu tư của cá các
doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngồi trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế, tác
giả tập trung nghiên cứu đầu tư trực tiếp ra nước ngồi của các doanh nghiệp Việt
Nam dưới góc độ kinh tế chính trị, hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp
Việt Nam trong mối quan hệ tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa hoạt động
ĐTTTRNN của các doanh nghiệp Việt Nam với sự phát triển kinh tế xã hội của đất
nước. Giữa lợi ích kinh tế thuần túy của doanh nghiệp với lợi ích chung liên quan
đến chính trị, quan hệ đối ngoại, an ninh, quốc phịng. Từ đó đưa ra những quan
điểm, định hướng, những giải pháp khả thi, khơng chỉ mang lại lợi ích thuần túy cho
các doanh nghiệp mà còn phải đảm bảo lợi ích chung của đất nước. Về thời gian
nghiên cứu, công trình nghiên cứu đầu tư trực tiếp ra nước ngồi của các doanh
nghiệp Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2011. Về phương pháp nghiên cứu, trên
quan điểm của kinh tế chính trị, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính
chủ yếu là duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và nghiên cứu kinh nghiệm của các
nước. Ngồi ra, tác giả cịn sử dụng phương pháp thống kê, mô tả và phương pháp
dự báo kinh tế. Dưới góc độ kinh tế chính trị, cơng trình có một số đóng góp mới
đáng kể là: (1) Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận về hoạt động ĐTTTRNN
của các doanh nghiệp và lựa chọn một mơ hình lý thuyết cụ thể để luận giải những
vấn đề liên quan đến ĐTTTRNN; (2) Phân tích đánh giá ảnh hưởng của hoạt động
ĐTTTRNN đối với lợi ích và sự phát triển của các doanh nghiệp, cũng như tác động
của đầu tư ra nước ngồi đối với lợi ích chung của quốc gia, sự phát triển kinh tế

trong nước và những vấn đề chính trị, quốc phịng, an ninh trong q trình hội nhập
kinh tế quốc tế ở Việt Nam; (3) Phân tích được các nhân tố tác động đến hoạt động
đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp, đặc biệt là các nhân tố có liên quan đến
khung khổ chính sách, pháp luật, sự quản lý, điều tiết của nhà nước Việt Nam; (4)
Đưa ra một số quan điểm định hướng và các giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động ĐTTTRNN, đảm bảo lợi ích của quốc gia và lợi ích của các doanh
nghiệp Việt Nam. Phân tích về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động ĐTTTRNN
của các doanh nghiệp, tác giả cũng đã phân tích rõ nhân tố đẩy là môi trường kinh
doanh của nước chủ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (bao gồm: chính sách kinh tế vĩ


23

mô, các hoạt động thúc đẩy đầu tư ra nước ngồi, tiềm lực kinh tế, khoa học-cơng
nghệ); nhân tố kéo là môi trường kinh doanh của nước nhận đầu tư (bao gồm tình
hình chính trị, chính sách, pháp luật, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, trình độ phát
triển của nền kinh tế, đặc điểm phát triển văn hóa, xã hội); Các nhân tố thuộc về
môi trường quốc tế (bao gồm: xu hướng đối thoại chính trị giữa các nước, sự phát
triển của các liên kết khu vực và quốc tế, tăng trưởng của các TNCs, tốc độ toàn cầu
hóa).
Ở góc độ nghiên cứu khác, cơng trình nghiên cứu “Các nhân tố thúc đẩy đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc”, Nguyễn Thị Ngọc Mai, 2016, Hàn Quốc
là quốc gia đang phát triển với số vốn ĐTTRNN lớn thứ 13 trên thế giới vào năm
2014 và ngày càng tăng, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
Bằng phương pháp nghiên cứu định tính tác giả đã phân tích các nhân tố chính thúc
đẩy ĐTTRNN của Hàn Quốc từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Kết
quả cho thấy, các nhân tố thúc đẩy ĐTTRNN của Hàn Quốc gồm: Thứ nhất, là quy
mô thị trường và rào cản thương mại. Lấy ví dụ như Samsung trong giai đoạn đầu
tiên của ĐTTTRNN của Hàn Quốc đã truy cập vào thị trường các đang phát triển
như Việt Nam nhằm sản xuất ti vi, màn hình ti vi và các thiết bị gia dụng khác rồi

bán cho thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó các cơng ty đa quốc gia của Hàn Quốc
thành lập các chi nhánh ở nước ngoài nhằm tránh được rào cản thương mại ở nước
nhận đầu tư. Thứ hai, là chi phí sản xuất. Các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào
châu Á với mục đích tìm kiếm lao động có chi phí thấp để giảm bớt chi phí sản
xuất. Trung Quốc là địa điểm đầu tư đầu tiên của Hàn Quốc bởi chi phí lao động ở
Trung Quốc thấp hơn nhiều so với chi phí lao động ở Hàn Quốc. Thứ ba, là yếu tố
công nghệ. Thường công nghệ là lợi thế đặc thù quan trọng mà các công ty đa quốc
gia ở các nước phát triển mới có được lợi thế này. Trong khi ở các nước đang phát
triển, sự thiếu hụt về công nghệ rất cao, bởi vậy các doanh nghiệp ĐTRNN được coi
như là một phương thức để vượt qua điểm bất lợi này hay nói cách khác ĐTRNN
như là một cách để doanh nghiệp có được lợi thế cần thiết ở nước ngồi. Thứ tư,
chính sách của Chính phủ là nhân tố quan trọng thúc đẩy ĐTRNN của Hàn Quốc.
Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện các chính sách với sự thay đổi qua từng giai
đoạn.


24

Cơng trình nghiên cứu về Trung Quốc, “Các nhân tố thúc đẩy đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc”, Nguyễn Thị Ngọc Mai, 2016, Trung Quốc là
quốc gia ĐTTTRNN lớn thứ ba thế giới năm 2014. Bài viết cũng đã phân tích,
nghiên cứu các nhân tố chính thúc đẩy ĐTTTRNN của Trung Quốc. Thứ nhất, đó là
sự thiếu hụt nguồn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên khiến Trung Quốc
ĐTTTRNN nhằm bù đắp sự thiếu hụt này. Từ năm 1993, Trung Quốc đã mở rộng
đầu tư vào xăng dầu và khí ga ở châu Phi và châu Á khi có sự thâm hụt thương mại
trong nước đối với loại hàng hóa này. Thứ hai, đó là sự thiếu hụt về khoa học và
công nghệ đã thúc đẩy Trung Quốc ĐTTTRNN để tìm kiếm cơng nghệ. Một doanh
nghiệp rất thành cơng trong việc ĐTTTRNN với mục tiêu tìm kiếm cơng nghệ đó là
Haier. Thứ ba, tác động nhiều nhất đến dịng ĐTTTRNN của Trung Quốc đó là
chính sách của Chính phủ Trung Quốc. Theo đó, Chính phủ Trung Quốc từ hạn chế

đến tạo thuận lợi rồi đến khuyến khích ĐTTTRNN theo nhiều giai đoạn khác nhau
phụ thuộc vào tình hình thực tế. Phương pháp nghiên cứu được dùng là phương
pháp nghiên cứu định tính.
Nguyễn Thị Ngọc Mai (2016), trong luận án tiến sĩ “Đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài của Việt Nam: Nhân tố tác động và hàm ý chính sách” đề cập đến những
nhân tố nào tác động tới ĐTTTRNN của Việt Nam. Tác giả đã sử dụng kết hợp giữa
các phương pháp nghiên cứu định tính (phương pháp phân tích hệ thống, phương
pháp phân tích tổng hợp và so sánh) với phương pháp nghiên cứu định lượng (ước
lượng mơ hình panel) và phương pháp nghiên cứu điển hình để trả lời các câu hỏi
nghiên cứu, trong đó tập trung phân tích các nhân tố tác động đến dòng vốn
ĐTRNN của Việt Nam. Các phương pháp nghiên cứu có độ tin cậy cao, đảm bảo
tính hiện đại. Những mặt đạt được của cơng trình nghiên cứu: (1) Về lý thuyết, tác
giả đã phân tích, chỉ ra những nhân tố tác động đến ĐTTTRNN của một quốc gia,
trong đó đã nhấn mạnh đến các lý thuyết OLI, IDP là những lý thuyết nền tảng để
phân tích đánh giá tác động của các nhân tố đối với hoạt động ĐTRNN của một
quốc gia; (2) Tác giả đã phân tích, làm rõ thực trạng ĐTTTRNN của Việt Nam,
phân tích các nhân tố tác động đến ĐTTTRNN của Việt Nam theo ba cách: phân
tích định tính, phân tích trường hợp điển hình, phân tích định lượng bằng mơ hình
hồi quy dữ liệu mảng, từ đó có những nhận xét đánh giá về tác động tích cực và tác


25

động cản trở của các nhân tố này tới ĐTRNN của Việt Nam. Từ đó đưa ra một số
gợi ý chính sách đối với hoạt động ĐTTTNN của Việt Nam nhằm khắc phục những
nhân tố cản trở, phát huy những nhân tố tích cực thúc đẩy dịng vốn ĐTTTRNN của
Việt Nam. Ngồi những mặt đạt được, cơng trình nghiên cứu còn số một số mặt hạn
chế: (1) Tác giả đã thu hẹp phạm vi nghiên cứu các nhân tố ở nước đi đầu tư mà
không đề cập đến các nhân tố phía nước tiếp nhận đầu tư là khơng hợp lý khi các
nhân tố sau này lại rât quan trọng như yếu tố thị trường, chi phí lao động, nguồn lợi

khống sản, thể chế chính sách, các yếu tố hài hịa lợi ích của bên đầu tư và tiếp
nhận đầu tư…; (2) Không nghiên cứu sâu về các nhân tố tác động tới hiệu quả,
hướng đầu tư hay lĩnh vực đầu tư, xu hướng ngành nghề…(3) Các giải pháp chưa
gắn chặt với những phân tích về những nhân tố tác động tới dòng vốn ĐTTTRNN
của Việt Nam.
Liên quan đến khu vực ASEAN, cơng trình nghiên cứu của Trần Thị Ngọc
Qun, 2016, “Hài hịa khung chính sách đầu tư theo hướng phát triển bền vững
(IPFSD) trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và gợi ý cho Việt Nam”, tác giả
lại phân tích tới những nhân tố ảnh hưởng đến chính sách đầu tư hướng đến phát
triển bền vững tại ASEAN thời gian qua, theo đó, các nhân tố đó là: Nhân tố thứ
nhất, Những thay đổi nền tảng trong bối cảnh chung của hoạt động đầu tư. Hiện
nay, các quốc gia đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi là những địa điểm
đầu tiên được lựa chọn khi các chủ đầu tư tiến hành FDI và tầm quan trọng của
nhóm nước tiếp nhận này ngày càng gia tăng; Nhân tố thứ hai, Chính phủ đóng vai
trị ngày càng quan trọng trong nền kinh tế và định hướng chính sách đầu tư; Nhân
tố thứ ba, Gia tăng nhu cầu phối hợp chính sách đầu tư tồn cầu. Trong lĩnh vực đầu
tư, có nhiều hướng tăng cường phối hợp giữa các quốc gia ở phạm vi quốc tế sẽ
giúp họ tránh khỏi xu hướng bảo hộ và phân biệt đối xử với các nhà đầu tư nước
ngoài; Nhân tố thứ tư, Xuất hiện thế hệ mới “chính sách đầu tư”; Nhân tố thứ năm,
Hội nhập sâu rộng giữa các nền kinh tế tại ASEAN. Trong hơn 20 năm qua,
ASEAN đã có nhiều Hiệp định liên quan đến phát triển dịch vụ và các nội dung đều
hướng tới thuận lợi hóa đầu tư; Nhân tố thứ sáu, Biến đổi khí hậu đã ngày càng ảnh
hưởng đến sự phát triển của các quốc gia tại ASEAN.


×