Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

DẪN LIỆU VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA LUCANIDAE (INSECTA: COLEOPTERA) TẠI HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI Khóa luận tốt nghiệp đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 50 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA SINH HỌC

Nguyễn Thu Trang

DẪN LIỆU VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA LUCANIDAE
(INSECTA: COLEOPTERA) TẠI HUYỆN VĂN CHẤN,
TỈNH YÊN BÁI

Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy
Ngành Sư phạm Sinh học
(Chương trình đào tạo chuẩn)

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA SINH HỌC

Nguyễn Thu Trang

DẪN LIỆU VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA LUCANIDAE
(INSECTA: COLEOPTERA) TẠI HUYỆN VĂN CHẤN,
TỈNH YÊN BÁI

Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy
Ngành Sư phạm Sinh học
(Chương trình đào tạo chuẩn)


Cán bộ hƣớng dẫn: PGS.TS Nguyễn Văn Quảng
Th.S Nguyễn Quang Thái

Hà Nội – 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và
biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Văn Quảng, thầy đã tận tình chỉ bảo,
truyền cảm hứng và niềm đam mê nghiên cứu khoa học cho tơi trong suốt q
trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Kết quả nghiên cứu nằm trong đề tài nghiên cứu tiến sỹ của Nghiên cứu
sinh Nguyễn Quang Thái, trường Đại học Khoa học Tự nhiên (khóa 2014-2017).
Tơi xin cảm ơn Th.S Nguyễn Quang Thái đã tận tình giúp đỡ và cho phép tôi
sử dụng đề tài để xây dựng lên khóa luận tốt nghiệp này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới các thầy, cơ giáo khoa Sinh học, trường Đại
học Khoa học Tự nhiên, đặc biệt là các thầy, cô giáo thuộc bộ môn Động vật
Không xương sống đã giảng dạy, hướng dẫn và truyền đạt kiến thức cho tôi
trong suốt thời gian học tập và thực hiện.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ, học viên, sinh viên thuộc
Bộ môn Động vật Không xương sống, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà
Nội đã giúp đỡ tôi rất nhiều để tôi có thể hồn thành đề tài nghiên cứu này.
Cuối cùng, tôi xin được chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình, người
thân, bạn bè đã động viên giúp đỡ và là chỗ dựa tinh thần vững chắc, tạo điều
kiện thuận lợi giúp tơi hồn thành khóa luận.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thu Trang



DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Bản đồ thu mẫu tại khu vực nghiên cứu .................................................. 9
Hình 2: Một số sinh cảnh thu mẫu ....................................................................... 9
Hình 3: Thu thập mẫu vật bằng bẫy đèn ............................................................ 13
Hình 4: Thu thập mẫu vật bằng vợt cơn trùng.................................................... 15
Hình 5: Thu thập mẫu vật bằng vợt cơn trùng trên địa hình trống trải................ 16
Hình 6: Thu bắt ấu trùng và giai đoạn Lucanidae còn trong gỗ mục sát đất ....... 17
Hình 7: Một số đặc điểm hình thái dùng trong định loại .................................... 19
Hình 8: Tỉ lệ phần trăm số loài các giống thuộc họ Lucanidae tại huyện Văn
Chấn, tỉnh Yên Bái ............................................................................................ 24
Hình 9: Số lượng và tỷ lệ phần trăm số loài Lucanidae trong các sinh cảnh khác
nhau .................................................................................................................. 27
Hình 10: Sơ đồ biểu diễn mức độ tương đồng về thành phần loài Lucanidae giữa
các khu hệ nghiên cứu ....................................................................................... 30


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Thành phần loài Lucanidae tại khu vực Văn Chấn ............................... 21
Bảng 2: Thành phần các giống thuộc họ Lucanidae tại ...................................... 23
huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái .......................................................................... 23
Bảng 3: Thành phần loài Lucanidae theo các sinh cảnh tại huyện ..................... 25
Văn Chấn, tỉnh Yên Bái .................................................................................... 25
Bảng 4: Số lượng các taxon bậc giống và loài thuộc họ Lucanidae đã được phát
hiện ở một số khu vực ....................................................................................... 29
Bảng 5: Chỉ số tương đồng giữa khu hệ Lucanidae tại Văn Chấn-Yên Bái và một
số khu vực khác ................................................................................................. 30


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................... 3
1.1. Tình hình nghiên cứu Lucanidae trên thế giới ........................................... 3
1.2. Tình hình nghiên cứu Lucanidae ở Việt Nam ........................................... 5
1.3. Tình hình nghiên cứu Lucanidae tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái ......... 7
Chƣơng 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.8
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................. 8
2.2. Điều kiện tự nhiên và xã hội của khu vực nghiên cứu ............................. 10
2.2.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái .................... 10
2.2.2. Điều kiện xã hội của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái ....................... 11
2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 12
2.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập mẫu vật ngoài tự nhiên .................... 12
2.3.2. Phương pháp xử lí và bảo quản mẫu vật .......................................... 18
2.3.3. Phương pháp phân tích, định loại mẫu vật ....................................... 18
2.3.4. Phương pháp xử lí số liệu ................................................................ 20
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 21
3.1. Thành phần loài trong họ Lucanidae tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái .21
3.2. Phân bố của Lucanidae theo sinh cảnh .................................................... 25
3.3. So sánh khu hệ Lucanidae tại một số khu vực......................................... 29
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................ 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 33
PHẦN PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
Trong lớp Côn trùng, bộ Cánh cứng (Coleoptera) là một bộ cơn trùng có
số lượng lồi lớn nhất được biết đến, chúng chiếm khoảng 25% số lồi cơn trùng
đã biết, với số lượng lên tới 350.000 loài đã được mơ tả. Tuy nhiên, số lượng lồi
đã biết này cịn chưa đầy đủ so với tổng số loài cánh cứng đang tồn tại trong thế
giới tự nhiên.

Họ Lucanidae, tên Việt Nam gọi là họ Kẹp kìm, họ bọ Ngà hay bọ Sừng
hươu, là một trong số các họ thuộc bộ Cánh cứng. Lucanidae là một họ khá đa
dạng, có phân bố rộng khắp ở những vùng nhiệt đới. Hiện nay trên thế giới đã
phát hiện được khoảng 118 giống và khoảng 1750 lồi. Ở Việt Nam họ
Lucanidae có khoảng 180 loài đã được ghi nhận [23]. Lucanidae đã được biết
đến với vai trò phân giải xác thực vật và trả lại mùn khống cho đất, là mắt xích
trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái, ngồi ra do hình thái đẹp nhiều lồi cịn có
các giá trị thẩm mỹ. Nghiên cứu về Lucanidae đang được các nhà côn trùng học
chú ý, một mặt tăng cường điều tra bổ sung cho sự đầy đủ về đa dạng sinh học ở
từng khu vực khác nhau mặt khác tiến tới sử dụng các lồi Lucanidae góp phần
làm sinh vật chỉ thị đánh giá mức độ phục hồi của tài nguyên rừng.
Yên Bái là một tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam,
cách Hà Nội khoảng 183km. Yên Bái được xem là một vùng có độ đa dạng sinh
học cao, phong phú về các lồi động thực vật. Chính vì vậy, đã có nhiều nghiên
cứu điều tra ở Yên Bái về tài nguyên động, thực vật, ghi nhận các loài quý hiếm
làm cơ sở cho bảo tồn và phát huy tiềm năng du lịch sinh thái. Thống kê sơ bộ
cho thấy có khoảng 1.035 lồi thực vật bậc cao thuộc 161 họ, 561 chi đã được
phát hiện. Bên cạnh đó cũng ghi nhận được khoảng 72 loài thú, 240 loài chim,
48 lồi bị sát.... Với một số dẫn liệu trên, có thể thấy Yên Bái là nơi có giá trị
sinh học cao, có nhiều lợi ích khơng chỉ cho cộng đồng dân cư trong khu vực mà
còn đem lại giá trị to lớn trong bảo vệ môi trường sinh thái, phục vụ giáo dục và
nghiên cứu khoa học [27].

1


Dãy núi Hoàng Liên Sơn là một dãy núi ở vùng Tây Bắc Việt Nam, có
chiều rộng khoảng 30 km, chạy dài 180 km theo hướng Tây Bắc- Đông Nam,
nằm giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu, kéo dài đến tận phía tây tỉnh Yên Bái.
Đây là phần cuối của dãy núi Ai Lao Sơn ( 哀牢山) bắt nguồn từ miền Trung

tỉnh Vân Nam-Trung Quốc và là đoạn tận cùng phía đơng nam của dãy núi
Himalaya. Với những nét đặc thù về khí hậu, thời tiết, địa hình, vùng núi Hồng
Liên Sơn có hệ động-thực vật vơ cùng phong phú được các nhà khoa học đánh
giá là một trong những khu vực có trữ lượng đa dạng sinh học cao nhất cả nước.
Trước đây, các nghiên cứu về đa dạng sinh học nói chung và đa dạng cơn
trùng nói riêng của dãy núi Hoàng Liên Sơn thường được tiến hành tại khu vực
Vườn Quốc gia Hoàng Liên (nằm ở phía Bắc dãy Hồng Liên Sơn), đặc biệt là ở
khu vực nằm trên địa bàn tỉnh Lào Cai, rất ít hoặc hầu như chưa có báo cáo nào
về đa dạng côn trùng, đặc biệt là đa dạng côn trùng thuộc họ Lucanidae ở phía
Nam dãy núi Hồng Liên Sơn mà cụ thể là các khu vực thuộc tỉnh Yên Bái. Vì
vậy, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đa dạng sinh học và tìm hiểu đặc điểm phân
bố của các lồi côn trùng thuộc họ Lucanidae tại huyện Văn Chấn tỉnh n Bái
(địa bàn phía Nam dãy núi Hồng Liên Sơn), góp phần bổ sung cho sự đầy đủ về
đa dạng sinh học của Lucanidae ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái nói riêng và
dãy núi Hồng Liên Sơn nói chung. Xuất phát từ thực tiễn trên và để góp phần
nhỏ vào công việc nghiên cứu Lucanidae tại Việt Nam, đồng thời cũng là để học
tập làm quen với phương pháp nghiên cứu, chúng tôi tiến hành đề tài: “Dẫn liệu
về đa dạng sinh học của Lucanidae (Insecta: Coleoptera) tại huyện Văn Chấn,
tỉnh Yên Bái” với mục tiêu chính:
- Xác định thành phần lồi Lucanidae tại khu vực nghiên cứu.
- Tìm hiểu về đặc điểm phân bố theo sinh cảnh của Lucanidae trong khu
vực nghiên cứu.
Do hạn chế về thời gian và vốn hiểu biết về Lucanidae nên những kết quả
trong đề tài này chỉ dẫn liệu bước đầu tạo cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn
và đầy đủ hơn về sau.
2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình nghiên cứu Lucanidae trên thế giới
Tên gọi Lucanidae Latreille, 1804 do nhà bác học người Pháp Piere André
Latreille (1862-1883) công bố đầu tiên vào năm 1804, thuộc liên họ bọ hung
Scarabaeoidea, bộ cánh cứng (Coleoptera), lớp côn trùng (Insecta). Họ
Lucanidae (Coleoptera: Scarabaeoidea) trên thế giới đã được nghiên cứu từ lâu
bởi các tác giả Didier và Seguy (1953) [10], Benesh (1960) [8], Maes (1992),
Mizunuma và Nagai (1994) [19]. Cơng trình nghiên cứu nổi tiếng gần đây của
nhóm cơn trùng này được xuất bản trong cuốn “The Lucanid beetles of the
world” của tác giả Hiroshi Fujjita năm 2010 [12]. Theo thống kê mới nhất của
Fujjita (2010), tồn thế giới đã có 1414 lồi và phân lồi thuộc 105 giống
Lucanidae được cơng bố, trong đó 1348 lồi được nghiên cứu dựa trên mẫu vật,
cịn 66 lồi dựa trên ảnh chụp hoặc hình vẽ minh họa. Lucanidae phân bố khá
rộng rãi trên toàn thế giới, tuy nhiên số lượng loài và số lượng cá thể chủ yếu
phân bố ở miền nhiệt đới và cận nhiệt đới của miền Đơng Phương (Oriental
region) các khu vực cịn lại thành phần lồi ít đa dạng hơn [12].
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã đầu tư nghiên cứu kĩ về khu hệ cũng
như sinh thái học của các loài Lucanidae trong hệ sinh thái. Chẳng hạn ở Thái
Lan việc nghiên cứu Lucanidae đã được tiến hành từ những năm 90 của thế kỉ
trước, hiện nay khu hệ của Thái Lan đã được nghiên cứu khá cụ thể được công
bố trong các cơng trình như “Lucanidae of Thailand” của Bro. Amnuay
Pinratana & Jean-Michel Maes năm 2003; “Beetles of Thailand” của tác giả
Pisuth Ek-Amnuuay năm 2008. Kết quả đã cho thấy có 115 lồi và phân lồi
thuộc 24 giống đã được ghi nhận ở Thái Lan [20]. Ở Lào có nghiên cứu của
Maes Jean-Michel...Ở Hàn Quốc các nghiên cứu của tác giả Sang II KIM và Jin
III KIM (2010) đã ghi nhận 17 loài thuộc 9 giống cho quốc gia này [21]. Ở New
Guinea tác giả Luca Bartolozzi (2011) đã thống kê có 100 lồi trong đó có 67
lồi và 1 phân lồi đặc hữu. Các cơng trình nghiên cứu Benesh (1960);

3



Blackwelder and Arnett (1974); Milne (1933); Hoffman (1937), Paulsen
(2005)...cũng đã có những đóng góp nhất định vào việc nghiên cứu thành phần
lồi và đặc trưng phân bố của cơn trùng họ Lucanidae ở Bắc Mỹ [8,13].
Tuy nhiên hiện nay việc nghiên cứu phân loại học Lucanidae cịn gặp
nhiều khó khăn do tính đa hình của chúng. Một lồi có thể có hình dạng, kích
thước khác nhau từ dạng có kích thước nhỏ, trung bình đến lớn...Một nhà phân
loại học có thể mơ tả một lồi mới cho khoa học nhưng các nghiên cứu tiếp theo
của một nhà khoa học khác lại bác bỏ kết quả đó do tác giả trước đây dựa trên
một mẫu vật có kích thước khác với kích thước trong mơ tả gốc [11]. Điều này
đã làm cho hệ thống phân loại có nhiều thay đổi và bị nhiễu, gây khó khăn cho
các nhà phân loại học sau này [11,13]. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu bậc phân
loại các loài gây nhiều tranh cãi. Trước đây, loài này được xếp vào giống này sau
đó lại bị xếp vào giống khác, trước đây loài này ở bậc phân loại là lồi nhưng sau
đó tác giả khác lại đưa xuống bậc phân loại phân lồi rồi lại có quan điểm khác
cho rằng vẫn nên để bậc phân loại loài. Tình trạng lẫn lộn bậc phân loại và mơ tả
sai lồi mới là phổ biến ở các lồi cơn trùng họ Lucanidae. Trong thực tế hiện
nay mỗi lồi thường có nhiều tên đồng vật (synonym) là hệ quả của những sai
sót đó [5,11].
Hiện nay hệ sinh thái rừng trên tồn thế giới ngày càng bị hủy hoại, hậu
quả là nhiều vùng, nhiều hệ sinh thái con người chưa kịp hiểu hết về thành phần
loài cũng như các đặc điểm sinh học của các loài trước khi chúng bị tuyệt chủng
do mất nơi sống [9]. Một số khu vực địa lí có thành phần lồi Lucanidae đơn
giản và đã được nghiên cứu kĩ, một số tác giả đã đưa ra được khóa định loại tới
giống và tới lồi. Chẳng hạn như Benesh (1946); Howden và Lawrence (1974);
Rateliffe 1991 đã đưa ra định loại tới loài các cá thể trưởng thành của khu vực
Bắc Mỹ; Ritcher (1966); Paulsen (2005) đã đưa ra khóa định loại của ấu trùng
Lucanidae ở Bắc Mỹ. Tuy nhiên ở các khu hệ có độ đa dạng cao, thành phần lồi
phức tạp và tính phức tạp về tình trạng phân loại thì việc xây dựng khóa định
loại cho tồn bộ khu hệ là điều rất khó khăn [7]. Hiện nay phương pháp thường

được các nhà phân loại học trên thế giới sử dụng để định loại là dựa vào hình
4


thái ngồi kết hợp với mơ tả cơ quan sinh dục ngồi (genitalia) [7], đồng thời
trong điều kiện có thể còn sử dụng các kỹ thuật sinh học phân tử để xác định
những cá thể có kiểu hình tương tự nhau có phải là cùng lồi hay khơng.
Bên cạnh các nghiên cứu về phân loại học, các nghiên cứu về sinh thái học
của nhiều loài Lucanidae cũng được nhiều chuyên gia côn trùng học trên thế giới
quan tâm nghiên cứu. Tanahashi và cộng sự (2009, 2010) [18] đã tiến hành
nghiên cứu mối quan hệ giữa dinh dưỡng của Lucanidae và hệ vi nấm; các cơng
trình của Wan và cộng sự (2006, 2007); Wan, Wan và Yuki (2006) đã tiến hành
nghiên cứu về tiến hóa và phát sinh lồi trong họ Lucanidae [13-15].
Các nghiên cứu sinh học phân tử được tiến hành bởi Araya (2003);
Holloway (1972) ở một số loài Lucanidae cũng đã góp phần nâng cao hiểu biết
của con người về tình trạng phân loại của Lucanidae, mối quan hệ giữa
Lucanidae và hệ sinh thái, thậm chí cả mối quan hệ của các khu vực địa lí khác
nhau [4,6,22].
Bên cạnh đó, việc nhân ni cơn trùng trong phịng thí nghiệm và mục
đích thương mại trên thế giới đã diễn ra khá phổ biến hơn 20 năm nay đặc biệt ở
Nhật, Đài Loan, Thái Lan... Thuộc vào lĩnh vực này có các nghiên cứu của Lai
(2001), Lai và cộng sự (2008) [15,16]. Hiện nay ngồi việc thu mua cơn trùng
khơ người ta cịn thu mua cả cơn trùng sống phục vụ mục đích nhân ni sinh
sản. Đối với Lucanidae đã có rất nhiều thành cơng, thậm chí có cả các cơng ty
chuyên sản xuất các thiết bị, thức ăn phục vụ nhân nuôi Lucanidae. Điều này làm
cho áp lực săn bắt ngoài tự nhiên giảm hẳn đối với những loài mới, lồi hiếm có
giá trị thương mại cao [16].
1.2. Tình hình nghiên cứu Lucanidae ở Việt Nam
Ở nước ta việc nghiên cứu Lucanidae do các tác giả nước ngoài đã được
thực hiện từ rất sớm với việc công bố hàng loạt loài mới cho khu hệ Việt Nam.

Chẳng hạn như các công bố về kết quả nghiên cứu Benesh (1950); Didier và
Seguy (1953) [10]. Thời gian gần đây, sau khi đất nước thống nhất, các nhà khoa
học Nhật Bản, Italia...như Baba (2000, 2004); Nagai (1996,1998, 2001, 2005);
Maeda (2009, 2010, 2012); Fujita (2010); Zilioli (1998,1999, 2000) đã công bố
5


một số phát hiện mới về Lucanidae ở các vùng núi phía Bắc (dẫn theo Maeda,
2012) [17]. Sau này tiếp tục có các nghiên cứu chuyên sâu với việc phát hiện và
cơng bố thêm rất nhiều lồi mới ở miền Trung như Kon Tum, Nghệ An, Đà
Nẵng...[17].
Ở Việt Nam, Vitalis de Salvaza (1919) phát hiện có 59 lồi, Didier et al
(1953) [10] cơng bố có 85 lồi Lucanidae. Số liệu gần đây của Fujita (2010) cho
thấy đã có 132 lồi và phân loài Lucanidae được ghi nhận ở Việt Nam [12]. Hiện
nay nhà côn trùng học người Nicaraqua Maes Jean-Michel (2012) đã thống kê
khơng chính thức cho thấy Việt Nam có 165 lồi và phân lồi thuộc 30 giống và
38 phân giống, trong đó có nhiều lồi đặc hữu của Việt Nam như: Lucanus
pesarinii Zilioli, 1998; Katsuraius ikedaorum Nagai, 1996 [24,25].
Các nghiên cứu về Lucanidae của các tác giả trong các tác giả trong nước
mới chỉ dừng lại ở các điều tra nhỏ lẻ, kết hợp với việc điều tra có tính tổng hợp
về cơn trùng mà chưa có những nghiên cứu chun sâu về nhóm cơn trùng này.
Năm 2003, hai tác giả Đặng Thị Đáp, Trần Thiếu Dư viện sinh thái và tài
nguyên sinh vật Việt Nam thông qua các bài báo đăng trên tạp chí Sinh học đã
lập được danh sách loài và cũng như danh mục sách đỏ Việt Nam [1]. Theo đó,
tác giả đã đưa ra được danh sách loài và phân loài thuộc Bọ cặp kìm ở Việt Nam,
gồm 134 lồi thuộc 21 giống, trong đó có 2 lồi mới được ghi nhận lần đầu cho
khu hệ côn trùng của Việt Nam là Dorcus arrowi Boileau, 1911 và Lucanus
kreetzi Nagen, 1926 [2].
Năm 2012, tại vườn quốc gia Tam Đảo, tác giả Nguyễn Quang Thái lần
đầu tiên có những nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm đa dạng, tình trạng phân

bố Lucanidae cũng như xây dựng khóa định loại cho các lồi Lucanidae được
tìm thấy tại đây. Theo đó, tại VQG Tam Đảo có thành phần loài Lucanidae khá
đa dạng, gồm 30 loài thuộc 11 giống. Tác giả cũng đã phát hiện thêm 1 loài mới
cho khu hệ Tam Đảo đó là Nigidius laoticus, minh họa bằng hình ảnh cấu tạo cơ
quan sinh dục của lồi Prosopocoilus crenulidens có giá trị cho khoa học.
Nghiên cứu đó góp phần tìm hiểu sâu hơn về Lucanidae tại Tam Đảo nói riêng
cũng như Việt Nam nói chung [3].
6


1.3. Tình hình nghiên cứu Lucanidae tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
Hiện nay, tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái chưa có một nghiên cứu nào
của các nhà khoa học về Lucanidae nên về thành phần loài cũng chưa được xác
định rõ.

7


Chương 2
ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Điều tra thu thập mẫu vật ngoài tự nhiên được tiến hành tại huyện Văn
Chấn, tỉnh Yên Bái theo ba đợt khác nhau vào các ngày khơng có trăng từ tháng
5 đến tháng 7 năm 2015, mỗi tháng 3-5 ngày, thời gian thu mẫu như sau:
+ Đợt 1: từ 8/5/2015 đến 10/5-2015
+ Đợt 2: từ 5/6/2015 đến 10/6/2015
+ Đợt 3: từ 24/7/2015 đến 28/7/2015
Bẫy đèn được đặt ở hai địa điểm có đặc điểm sinh cảnh khác nhau được
chọn trước dựa trên đặc điểm của rừng:
+ Sinh cảnh 1: rừng rậm, ít bị tác động, trữ lượng gỗ lớn, gọi tắt là “Sinh

cảnh rừng ít bị tác động” chúng tôi đặt bẫy đèn và thu mẫu trên núi ở độ cao
1100m từ trung tâm xã Tú Lệ đi về phía Nam theo đường mịn đi thẳng lên núi
+ Sinh cảnh 2: rừng thưa, bị tác động mạnh bởi con người, trữ lượng gỗ
thấp, gọi tắt là “Sinh cảnh rừng bị tác động mạnh”. Sinh cảnh này nằm dọc đèo
Khau Phạ, độ cao 1100m.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu và phân tích định loại mẫu vật được lưu
trữ tại Phịng thí nghiệm Bộ mơn Động vật Không xương sống khoa Sinh học,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Thời gian nghiên
cứu bắt đầu từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 5 năm 2017.

8


Chú thích: 1- Sinh cảnh rừng ít bị tác động, 2- Sinh cảnh rừng bị tác động mạnh
Hình 1: Bản đồ thu mẫu tại khu vực nghiên cứu

Rừng rậm ít bị tác động

Rừng bị tác động mạnh

Hình 2: Một số sinh cảnh thu mẫu
Nguồn: Nguyễn Quang Thái
9


2.2. Điều kiện tự nhiên và xã hội của khu vực nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
Văn Chấn là huyện vùng miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Yên Bái,
trên tọa độ địa lý: từ 20020’ đến 21045’ vĩ độ Bắc; từ 104020’ đến 1040 53’ kinh
độ Đơng. Phía Bắc Văn Chấn giáp với huyện Mù Cang Chải, phía Nam giáp với

tỉnh Sơn La và một phần Phú Thọ, phía Đơng giáp huyện Văn Yên, phía Tây
giáp huyện Trạm Tấu. Trung tâm huyện lỵ Văn Chấn cách trung tâm tỉnh lỵ 73
km và cách thị xã Nghĩa Lộ 10km, cách thủ đơ Hà Nội 255 km [26].
Địa hình
Văn Chấn nằm ở sườn phía Đơng Bắc của dãy Hồng Liên Sơn. Địa hình
phức tạp, có nhiều rừng, núi, hang động, suối khe chằng chịt, thung lũng bằng
phẳng. Độ cao trung bình so với mặt nước biển 400m, đỉnh núi cao nhất có độ
cao là 2.065m và có điểm thấp nhất là 300m. Địa hình Văn Chấn phức tạp có
nhiều núi cao và suối lớn chia cắt, do vậy địa hình phân cắt thành các dải xen kẽ
giữa núi cao, đồi thấp là các thung lũng lòng máng hẹp kéo dài theo hướng Đơng
Nam-Tây Bắc như vùng lịng máng từ Sơn Lương đến Nậm Búng, vùng đồng
bằng Mường Lò, vùng lòng máng Sơn Thịnh-Đồng Khê, vùng lòng máng Cát
Thịnh-Thượng Bằng La [26].
Tuy địa hình khá phức tạp nhưng chia thành 3 tiểu vùng kinh tế: Vùng
trong (vùng cánh đồng Mường Lò) gồm 12 xã, là vùng tương đối bằng phẳng, có
cánh đồng Mường Lò rộng trên 2.400 ha đứng thứ 2 trong 4 cánh đồng Tây Bắc.
Vùng ngoài: gồm 9 xã, thị trấn, có lợi thế về phát triển vườn đồi, vườn rừng và
trồng lúa nước. Vùng cao thượng huyện: gồm 10 xã, có độ cao trung bình 600 m
trở lên, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, khống sản, chăn ni đại gia súc [26].
Đồng bằng Mường Lị, phía Đơng có dãy núi Bu và núi Dơng; phía Tây
là dãy núi Sà Phình, hai dãy núi này vịng ra như một vành đai kiên cố bảo vệ 9
xã vùng đồng bằng Mường Lị. Nhìn từ núi cao xuống, theo quan niệm xưa, đây

10


là thế “tả Thanh Long- hữu Bạch Hổ”, một thế địa hình để dựng nghiệp mn
đời [26].
Vùng cao của huyện có một bộ phận thuộc dãy Hồng Liên Sơn kéo dài
quá Đông Bắc Mù Cang Chải về gần đến Tú Lệ hình thành đèo Khau Phạ nổi

tiếng. Vùng ngồi có đèo Lũng Lô và dãy núi Đá Xô, đèo ách hùng vĩ [26].
Khí hậu
Văn Chấn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình
20-30 0C; mùa đông rét đậm nhiệt độ xuống dưới tới -2 đến -3oC. Tổng nhiệt độ
cả năm đạt 7.500-8.100 oC; lượng mưa được chia thành hai mùa rõ rệt, từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau là mùa mưa ít, từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm là mùa
mưa nhiều. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1200 đến 1600 mm. Số ngày
mưa trong năm 140 ngày. Độ ẩm bình quân từ 83-87%, thấp nhất là 50%. Thời
gian chiếu sáng nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 9, ít nhất từ tháng 11 đến tháng
3 năm sau; lượng bức xạ thực tế đến được mặt đất bình quân cả năm đạt 45%,
thích hợp phát triển các loại động thực vật á nhiệt đới, ôn đới và các loại cây
lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, lâm nghiệp [26].
Do điều kiện địa hình đồi núi dốc mạnh, lượng mưa lớn và tập trung nên
tạo cho Văn Chấn một hệ thống ngòi suối khá dày đặc, có tốc độ dịng chảy lớn
và lưu lượng nước thay đổi theo từng mùa [26].
Rừng và tài nguyên rừng
Huyện có gần 24.000 ha rừng tự nhiên với tổng trữ lượng gỗ rừng tự nhiên
hiện còn gần 3 triệu m3 và các loại cây tre, nứa, vầu...Trong rừng có nhiều lâm,
thổ, sản khác như các loại cây dược liệu, cây lấy sợi, cây lấy củ...[26].
2.2.2. Điều kiện xã hội của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
Huyện Văn Chấn, có 31 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn (03 thị trấn và
28 xã). Dân số 145.711 người, gồm 23 dân tộc anh em cùng sinh sống: Kinh,
Thái, Tày, Mường, Dao, H'Mông, Nùng, Hoa, Khơ Mú, Phù Lá, Bố Y... Trong
đó 8 dân tộc chủ yếu Kinh 34,05 %; Thái 22,38 %; Tày 17,11 %; Dao 8,93 %;
11


Mường 7,57 %; H'Mông 6,22 %; Giáy 1,48 %; Khơ Mú 0,74 %, chia thành 3
vùng cư trú; vùng ngoài đại đa số dân tộc Tày; vùng đồng bằng đa số đồng bào
Thái, đồng bào Kinh và Mường; vùng cao chủ yếu dân tộc Dao, H'Mông. Mật độ

dân số 121 người/km2.
Cộng đồng và các dân tộc trong khu vực với những truyền thống và bản
sắc riêng đã hình thành nên một nền văn hóa rất đa dạng và phong phú, có nhiều
nét độc đáo, sâu sắc nhân văn và những truyền thống tập quán trong lao động sản
xuất có nhiều bản sắc dân tộc [26].
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phƣơng pháp điều tra, thu thập mẫu vật ngoài tự nhiên
Thu thập mẫu vật ban đêm bằng bẫy đèn:
Lợi dụng đặc tính bị hấp dẫn bởi ánh sáng của các loại cánh cứng
(Coleoptera) nói chung và Lucanidae nói riêng, chúng tơi đã sử dụng “bẫy đèn”
để thu bắt các loài cánh cứng thuộc họ Lucanidae.
Lựa chọn thời gian: Lựa chọn thời gian đặt bẫy rất quan trọng và có tính
quyết định đến sự thành công của phương pháp này. Thời gian thu thập trong
năm thường là các tháng mùa hè thường là tháng 5 đến tháng 8 (đối với miền
Bắc và miền Trung). Đặt bẫy đèn vào ban đêm, từ 6h chiều đến hết đêm. Tránh
các đêm có trăng trịn, thường các ngày đặt bẫy là từ sau 17 âm lịch hàng tháng
đến trước ngày 10 tháng sau (Các ngày khác có thể thu thập được nhưng hiệu
quả khơng cao do ánh trăng át ánh sáng của bẫy đèn). Bên cạnh đó, ảnh hưởng
của thời tiết có thể ảnh hưởng đến kết quả thu thập như ảnh hưởng của mưa, gió,
bão, độ ẩm khơng khí.
Lựa chọn vị trí: Lựa chọn vị trí đặt bẫy ở vùng đất trống trải, cách xa các
bụi cây rậm rạp (tránh làm che khuất tầm lan tỏa ánh sáng). Đặt bẫy ở địa điểm
trên cao nhìn xuống các khoảng rừng.

12


Hình 3: Thu thập mẫu vật bằng bẫy đèn
(Nguồn: Nguyễn Quang Thái)
Sắp đặt bẫy đèn: căng bạt lên trên khung đỡ (chiều cao 1,5-2,0 m chiều

rộng khoảng từ 2,0-2,5 m) hướng bạt về phía dự định bắt. Treo đèn lên đỉnh của
bạt. Bóng đèn chọn loại cao áp có cơng suất 250W để tầm lan tỏa được xa.
Lucanidae bị hấp dẫn bởi ánh sáng và bay về phía nguồn sáng đập vào bạt rơi
xuống giúp người thu thập có thể thu thập dễ dàng. Mẫu vật thu thập được cho
vào lọ độc, có các chất gây ngạt như Etyl axetat, Cloroform hay Ete…Tránh
trường hợp cho nhiều cá thể vào cùng lúc, chúng có thể đánh nhau gây gãy hỏng
mẫu vật. Sau một thời gian lấy mẫu ra để vào hộp bảo quản ghi rõ các thông tin
về mẫu vật (ngày, tháng, địa điểm thu mẫu, các điều kiện thời tiết, khí hậu nếu
có).

13


Thu thập mẫu vật vào ban ngày:
Ban ngày một số lượng lớn cá thể của các loài thường đậu lên trên các
cành cây gỗ. Nhiệm vụ của người đi thu thập là tìm các loại cây mà Lucanidae
thường xuyên xuất hiện để quan sát và thu thập, cố gắng tìm kiếm và sử dụng
vợt cán dài để bắt.
Lợi dụng đặc điểm giả chết của một số loài cánh cứng trong đó có
Lucanidae chúng tơi có thể sử dụng phương pháp đập, làm cây rung động đột
ngột để thu bắt mẫu vật của nhóm này. Cách làm như sau: Sử dụng các loại lưới,
bạt vây quanh gốc cây, cái ô lật ngược đặt dưới tán cây hoặc dụng cụ chuyên
dùng. Người thu thập nhẹ nhàng dùng gậy dài gõ nhẹ, côn trùng thấy động sẽ giả
chết, rời khỏi chỗ trú ẩn rơi vào trong tấm bạt hoặc ô đã chuẩn bị trước (chú ý
phải làm đập nhanh nhưng nhẹ nhàng vào các cành cây tránh làm gãy cành, gây
nguy hiểm cho chính các loại cơn trùng ẩn trên tán lá và làm cho côn trùng bị
động bay đi mất và rơi ra ngồi dụng cụ thu giữ của mình). Thu thập côn trùng
sống trên tán cây theo phương pháp này nên tránh những lúc gió to vì khi có gió
to hoặc làm cho côn trùng đã rơi xuống trước hoặc kiên quyết bám chặt lấy cành
lá và không dễ dàng rơi xuống khi bị gõ nhẹ.

Địa điểm tốt nhất cho thu thập côn trùng bằng phương pháp này là các tán
cây ở bìa rừng hoặc dọc đường mịn trong rừng, hoặc các lối đi. Các địa điểm
quá trống trải, quá rậm rạp hoặc thiếu ánh sáng đều không phải là nơi thích hợp
để thu thập cơn trùng theo phương pháp này. Thời gian lí tưởng cho phương
pháp này là sáng sớm hoặc chạng vạng tối. Một số loài Lucanidae thường tụ tập
ở đầu các cụm hoa để hút mật, chúng ta sử dụng vợt cán dài khéo léo hứng phía
dưới cụm hoa và lắc cũng có thể thu được chúng.
Nếu có địa điểm là một đỉnh cao, địa hình trống trải vào những lúc trời có
nắng và gió nhẹ chúng ta có thể sử dụng vợt cán dài đứng trên đỉnh, lợi dụng tập
tính một số lồi cơn trùng thuộc họ Lucanidae thường đón gió bay lên cao, tiến
hành thu thập bằng vợt cầm tay.

14


Hình 4: Thu thập mẫu vật bằng vợt cơn trùng
(Nguồn: Nguyễn Quang Thái)
15


Hình 5: Thu thập mẫu vật bằng vợt cơn trùng trên địa hình trống trải
(phƣơng pháp bắt đỉnh)
(Nguồn: Nguyễn Quang Thái)

16


Thu thập trong các thân cây gỗ mục:
Một số loài côn trùng cánh cứng thuộc tộc Figulini của họ Lucanidae thích
trốn mình trong các khe hở của thân cây gỗ mục. Để thu thập chúng, chúng tôi

sử dụng rừu hoặc tay bóc vỏ cây, bộc lộ các khe hở ra và tìm kiếm chúng.

Hình 6: Thu bắt ấu trùng và giai đoạn Lucanidae còn trong gỗ mục sát đất
(Nguồn: Nguyễn Quang Thái)

17


2.3.2. Phƣơng pháp xử lí và bảo quản mẫu vật
Bƣớc 1: Mẫu vật thu thập ở thực địa được xử lý trong lọ độc chứa Etyl
axetat. Để riêng từng cá thể, đánh số, ghi nhãn cho vào hộp mang về phịng thí
nghiệm.
Bƣớc 2: Ở phịng thí nghiệm, định loại sơ bộ các mẫu vật thu được, nếu
mẫu vật nào đã biết thì làm tiếp theo bước 3. Với mẫu vật chưa định loại được
thì ngâm mẫu vật vào nước nóng, dùng panh nhọn nhẹ nhàng bộc lộ phần
genitalia (cơ quan sinh dục ngoài) ở đốt bụng cuối ra ngoài.
Bƣớc 3: Mẫu vật được định hình bằng gim kim loại và sấy khô trong máy
sấy Mermep ở nhiệt độ 40ºC trong vịng 48h.
Bƣớc 4: Sau khi sấy khơ ta cố định mẫu vật vào các hộp bảo quản, ghi rõ
nguồn gốc, thời gian, địa điểm và người thu mẫu. Bảo quản mẫu vật nơi khơ
thống, chú ý phịng tránh kiến.
Bƣớc 5: Tiến hành nghiên cứu, định loại theo các tài liệu đã cơng bố.
2.3.3. Phƣơng pháp phân tích, định loại mẫu vật
Dụng cụ phân tích định loại mẫu vật bao gồm: kính lúp, panh, thước, sổ
ghi kết quả phân tích, máy ảnh để chụp lại mẫu vật.
Các đặc điểm hình thái và kích thước của Lucanidae được sử dụng chủ
yếu trong q trình định loại là hình dạng, kích thước hàm trên, vị trí các răng
trên hàm, đặc điểm khóe mắt (canthus), góc trên tấm lưng đốt ngực trước
(pronotum). Ngồi ra, số đốt anten và màu sắc đặc trưng cũng là các yếu tố quan
trọng giúp định loại mẫu vật (Hình 7).


18


Đặc điểm của đầu

Khóe mắt (canthus)

Gốc mơi (Clypeus)

Hàm trên

Anten

Màu sắc trên cánh trước

Hình 7: Một số đặc điểm hình thái dùng trong định loại
(Nguồn: Nguyễn Thu Trang)
19


×