Tải bản đầy đủ (.pdf) (513 trang)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.34 MB, 513 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY,
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG TRONG
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM

NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG
NĂM 2022


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM


BAN TỔ CHỨC
GS.TS. Đinh Văn Thuận

Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ
Trưởng ban
Đông Á

TS. Đinh Văn Thành

Hiệu trưởng Trường Đại học Cơng nghệ Đơng Á

PGS.TS. Thái Thế Hùng


Trưởng phịng Nghiên cứu khoa học Trường Đại
học Công nghệ Đông Á

Ủy viên

ThS. Đào Hồng Vân

Quyền Viện trưởng Viện ĐT&HTQT Trường Đại
học Cơng nghệ Đơng Á

Ủy viên

TS. Trịnh Đình Cơng

Giảng viên Trường Đại học Công nghệ Đông Á

Ủy viên

CN. Cấn Phương Quỳnh

Chánh Văn phịng Trường Đại học Cơng nghệ
Đơng Á

Ủy viên

ThS. Nguyễn Thanh Huyền

Kế tốn trưởng Trường Đại học Cơng nghệ Đơng Á

Ủy viên


ThS. Phí Hồng Trình

Giảng viên Trường Đại học Cơng nghệ Đơng Á

Ủy viên

Phó trưởng
ban

BAN CHUN MƠN KHỐI KỸ THUẬT
GS.TS. Đinh Văn Nhã

Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng KH&CN
Trưởng ban
Trường Đại học Công nghệ Đông Á

TS. Nguyễn Thị Thanh Ngọc

Phó Hiệu trưởng, Trưởng phịng Đào tạo Trường Phó trưởng
Đại học Cơng nghệ Đơng Á
ban

PGS.TS. Thái Thế Hùng

Trưởng phịng Nghiên cứu khoa học Trường Đại
học Công nghệ Đông Á

Ủy viên


ThS. Trần Xuân Thanh

Trưởng Khoa Công nghệ thông tin Trường Đại học
Công nghệ Đông Á

Ủy viên

PGS.TS. Phạm Đức Phung

Trưởng Khoa Xây dựng Trường Đại học Công
nghệ Đông Á

Ủy viên

PGS.TS. Trần Gia Mỹ

Trưởng Khoa Nhiệt - Điện lạnh Trường Đại học
Công nghệ Đơng Á

Ủy viên

PGS.TS. Đào Quang Kế

Phó trưởng Khoa Cơ khí Trường Đại học Công
nghệ Đông Á

Ủy viên

PGS.TS. Nguyễn Quang Hùng


Trưởng Khoa Điện - Điện tử Trường Đại học Công
nghệ Đông Á

Ủy viên

TS. Nguyễn Thị Thanh Hà

Trưởng Khoa Cơ bản Trường Đại học Công nghệ
Đông Á

Ủy viên

2


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM

BAN CHUYÊN MÔN KHỐI KINH TẾ - SỨC KHỎE
PGS.TS. Đỗ Văn Viện

Trưởng Khoa Công nghệ thông tin Trường Đại
Trưởng ban
học Công nghệ Đông Á

TS. Võ Quế

Trưởng Khoa Du lịch Trường Đại học Cơng nghệ
Đơng Á


Phó trưởng
ban

TS. Nguyễn Xn Trường

Trưởng Khoa Dược - Điều dưỡng Trường Đại học
Công nghệ Đông Á

Ủy viên

TS. Đào Duy Tâm

Giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại
học Công nghệ Đông Á

Ủy viên

TS. Đinh Văn Hiến

Giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại
học Công nghệ Đông Á

Ủy viên

TS. Vũ Thị Phương Thụy

Trưởng Khoa Tài chính kế tốn Trường Đại học
Cơng nghệ Đơng Á


Ủy viên

BAN TRUYỀN THƠNG VÀ THƯ KÝ
ThS. Phạm Ngọc Tuyển

Trưởng Phòng Tuyển sinh - Marketing - Doanh
Trưởng ban
nghiệp Trường Đại học Công nghệ Đông Á

ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh

Giảng viên Viện Đào tạo và Hợp tác Quốc tế
Trường Đại học Công nghệ Đông Á

Ủy viên

ThS. Phạm Thị Hồng Minh

Giảng viên Viện Đào tạo và Hợp tác Quốc tế
Trường Đại học Công nghệ Đông Á

Ủy viên

ThS. Đặng Thị Thu Trang

Giảng viên Viện Đào tạo và Hợp tác Quốc tế
Trường Đại học Công nghệ Đông Á

Ủy viên


CN. Trần Thị Thu Trang

Nhân viên Phòng Nghiên cứu khoa học Trường
Đại học Công nghệ Đông Á

Ủy viên

CN. Nguyễn Văn Thiệu

Nhân viên Phòng Tuyển sinh - Marketing - Doanh
nghiệp Trường Đại học Công nghệ Đông Á

Ủy viên

CN. Phan Thị Yến

Nhân viên Phịng Nghiên cứu khoa học Trường
Đại học Cơng nghệ Đông Á

Ủy viên

3


4


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM


LỜI NÓI ĐẦU
Giảng dạy và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ cơ bản của các giảng viên thuộc
các trường đại học và cao đẳng tại Việt Nam. Để đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học
trong đội ngũ giảng viên, Trường Đại học Công nghệ Đông Á tổ chức Hội thảo khoa học
quốc gia với chủ đề “Nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và
ứng dụng trong các Trường Đại học tại Việt Nam”.
Hội thảo là dịp để các nhà khoa học, nhà giáo, các nghiên cứu sinh, học viên cao học
đang giảng dạy và học tập ở các cơ sở đào tạo kỹ thuật nghề nghiệp, viện nghiên cứu và
các trường đại học, cao đẳng trong c ả nước công bố các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực
giảng dạy, nghiên cứu khoa học và ứng dụng. Hội thảo đồng thời là dịp gặp gỡ trao đổi,
thảo luận nhằm nhận diện và phân tích sự phát triển của lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu
khoa học và ứng dụng trong bối cảnh phát triển các xu hướng công nghệ hiện đại, vận dụng
những kết quả nghiên cứu trên thế giới vào thực tiễn Việt Nam.
Kỷ yếu hội thảo được biên tập dựa trên 53 báo cáo khoa học của các tác giả trong
nước bao gồm các chủ đề: giảng dạy, nghiên cứu khoa học, ứng dụng.
Ban biên tập xin chân thành cảm ơn sự tham gia nhiệt tình của các thành viên Hội
thảo, cảm ơn các trường đại học đã gửi báo cáo tham dự Hội thảo. Ban biên tập cũng xin
cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Công nghệ Đông Á đã chỉ đạo và tài trợ kinh phí;
cảm ơn Nhà xuất bản Lao động đã giúp đỡ trong việc ấn hành kỷ yếu khoa học này.
Ban biên tập

5


6


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA


NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU....................................................................................................................5
NHÓM 1. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ NGHIÊN CỨU
1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy để nâng cao sự tích cực trong
học tập của học sinh, sinh viên.....................................................................................15
ThS. Bùi Ngọc Trâm
2. Ứng dụng hệ thống LMS trong việc quản lý sinh viên làm bài tập về nhà tại
Trường Đại học Công nghệ Đông Á............................................................................22
TS. Nguyễn Thu Thủy
3. Nền tảng Wordwall trong việc giao bài luyện tập và kiểm tra cho sinh viên
luyện thi TOEIC tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á............................................28
GV. Lý Thị Loan
4. Áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học..................................................................37
.

ThS. Lê Thị Nga

5. Định hướng thực hiện chuyển đổi số trong dạy học đại học chuyên ngành kế toán....45
ThS. Nguyễn Thị Lương
6. Nghiên cứu tổng quan về phương pháp “Dạy - học dựa theo hoạt động nhóm”
(Team-based learning) để áp dụng trong việc giáo dục đại học ở Việt Nam.................54
ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
7. Vai trò của công tác tổ chức hội thảo chuyên ngành cấp Khoa/Viện trong trường
Đại học Cơng nghệ Đơng Á.........................................................................................65
ThS. Nguyễn Đình Việt, PGS.TS Nguyễn Quang Hùng
8. Áp dụng nghiên cứu định tính theo hướng tiếp cận Netnography trong nghiên
cứu ngành quản trị - lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn..............................................69
ThS. Đồng Quý An

9. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao số lượng và chất lượng nhân sự ngành Công
nghệ Thông tin từ sớm..................................................................................................77
ThS. Trịnh Hồng Điệp
7


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM

10. Phân tích xu hướng đổi mới giáo dục trên thế giới và một số mơ hình giáo dục
đại học được quan tâm.................................................................................................88
TS. Nguyễn Thanh Huyền
11.Dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học........................................................99
ThS. Phạm Thị Loan
12. Phát huy tính tích cực, chủ động học tập của sinh viên trong việc giảng dạy
Online.........................................................................................................................105
ThS. Lê Thị Huyền Trang
13.Nghiên cứu ứng dụng phần mềm CATIA thiết kế bài giảng hỗ trợ giảng dạy và
nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên ngành kỹ thuật ô tô................................. 112
ThS. Đỗ Văn Trấn, ThS. Lê Trạch Trưởng
14. Phát triển ngành Ơtơ điện ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và một số giải pháp
và vấn đề đổi mới đối với sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật ơtơ.........................120
ThS. Phí Hồng Trình
15.Đẩy mạnh kết hợp giữa giảng dạy với nghiên cứu khoa học tại các Trường Đại
học công lập địa phương tại Việt Nam.......................................................................127
ThS. Phạm Thị Hồng Mỵ
16.Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học của sinh viên
tại Trường Đại học Kiên Giang..................................................................................135
ThS. Lê Huỳnh Như, ThS. Nguyễn Thanh Xuân

17.Phát huy năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ ở Trường
Cao đẳng nghề Đà Nẵng hiện nay..............................................................................142
ThS. Lê Đức Thọ, Nguyễn Đoàn Quang Thọ
18.Nâng cao năng lực dạy học của giảng viên Trường Đại học Tài chính - Quản trị
Kinh doanh.................................................................................................................149
ThS. Kim Thị Hạnh, ThS. Bùi Văn Bằng
19.Kết hợp hiệu quả phương pháp truyền thống và phương pháp mới của kỷ nguyên
công nghệ số trong giảng dạy đại học........................................................................161
PGS.TS. Nguyễn Đắc Hưng, Th.S. Hoàng Thị Hồng Đào
20. Hoạt động đánh giá kết quả học tập đại học ngành Công tác xã hội tại Trường
Đại học xã hội hiện nay..............................................................................................169
ThS. Nguyễn Thị Huệ
8


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM

21. Định hướng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội trong tình hình mới của các Trường
Đại học tại Việt Nam .................................................................................................181
TS. Lê Đức Vinh, ThS. Vũ Cúc Phương, ThS. Nguyễn Mai Hà
22. Dạy học kết hợp (Blended learning) tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
hiện nay..................................................................................................................189
PGS.TS. Đinh Thanh Xuân
23. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức học phần thực tế doanh nghiệp
trong hoạt động đào tạo tại các Trường Đại học........................................................198
ThS. Đinh Xuân Hùng
24.Hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học Hùng Vương Thực trạng và giải pháp..............................................................................................207
ThS. Chử Thị Kim Ngân, ThS.Vũ Huyền Trang,

ThS. Nguyễn Việt Liên Hương
25. Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp trong các Trường Đại học tại Việt Nam.............217
ThS. Vũ Huyền Trang, ThS. Chử Thị Kim Ngân,
ThS. Nguyễn Việt Liên Hương
26. Nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn Triết học Mác - Lênin ở các
Trường Đại học..........................................................................................................225
Đào Thu Hà
27.Liên kết, hợp tác giữa cơ sở Giáo dục Đại học và Doanh nghiệp trong đào tạo
nguồn nhân lực công nghệ - kĩ thuật chất lượng cao..................................................233
TS. Nguyễn Thúy Vân ThS. Nguyễn Thị Hảo,
ThS. Phùng Thị Nga
28. Một số yêu cầu thực hiện phương pháp giảng dạy hiện đại trong giáo dục đại học.. 241
ThS. Phan Thị Phương Linh
29.Luật Giáo dục Đại học năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục Đại
học năm 2018 về giảng viên: Đôi điều suy ngẫm về Đại học Quốc gia Hà Nội........248
Nguyễn Thị Thu Hường
30. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn việc làm sau khi
ra trường của sinh viên - Khảo sát tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc
gia Hà Nội..................................................................................................................256
TS. Trần Thế Nữ, SV. Nguyễn Thu Thủy
9


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM

31. Một số vấn đề về tổ chức dạy học bằng phương pháp thảo luận nhóm các
mơn Lý luận chính trị cho sinh viên đại học hiện nay...............................................271
ThS. Thân Văn Thương

32. Phương pháp phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên thông qua các hoạt động
dạy - học.....................................................................................................................282
ThS. Nguyễn Thị Thanh Hương
NHÓM 2. KINH TẾ
33. Giải pháp tăng cường thu ngân sách nhà nước trong bối cảnh dịch Covid-19..........294
ThS.Trần Linh Hậu, ThS. Hoàng Thị Minh Phương,
TS. Vũ Thị Phương Thụy
34. Tổ chức cơng tác kế tốn ở một số doanh nghiệp nhỏ và vừa tại quận Nam Từ
Liêm - Hà Nội.............................................................................................................303
NGUT.GVC. ThS. Nguyễn Thị Dung
35. Hệ thống thơng tin Kế tốn - Tài chính trong nền kinh tế số - tìm hiểu một số
doanh nghiệp tại Thái Nguyên...................................................................................318
ThS. Trần Thị Ngọc Anh, ThS. Trần Linh Hậu,
TS. Vũ Thị Phương Thụy
36.Phát triển dịch vụ tài chính số trong điều kiện cách mạng Công nghiệp 4.0 ở
Việt Nam.....................................................................................................................337
TS. Vũ Thị Phương Thụy, ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo
37.Chiến lược cho doanh nghiệp nhỏ: Tồn tại và phát triển trong kỷ nguyên
Covid-19 Chiến lược hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời kỳ
Covid-19.....................................................................................................................353
ThS. Phạm Thị Hồng Minh
38.Thúc đẩy logistics trong xuất khẩu thuỷ sản tại khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long sau đại dịch Covid-19.......................................................................................359
ThS. Đào Hồng Vân, CN. Nguyễn Thúy Quỳnh
39. Nghiên cứu tổng quan và đề xuất mơ hình nghiên cứu hành vi tiêu dùng xanh
của sinh viên Việt Nam...............................................................................................365
ThS. Đặng Thị Thu Trang
40.Lãnh đạo với ba mặt tối của nhân cách và các ảnh hưởng đến tổ chức.....................376
ThS. Trần Minh Du, ThS. Đào Hồng Vân
10



KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM

41.Phân tích tác động của dịch bệnh Covid đến hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp niêm yết..........................................................................................................389
PGS.TS. Vũ Sĩ Cường
42. Một số ý kiến về chương trình Tốn Kinh tế trong các Trường Đại học ngồi
cơng lập hiện nay........................................................................................................405
NGƯT.PGS.TS. Bùi Duy Phú
43.Vận dụng thẻ điểm cân bằng - BSC đo lường hiệu quả hoạt động tại các doanh
nghiệp sản xuất quy mô nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội trong bối cảnh dịch
bệnh Covid-19............................................................................................................412
TS. Vũ Thùy Dương
44.Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc của nhân viên
kinh doanh tại Cơng ty cổ phần Chứng khốn Sen Vàng...........................................419
TS. Lê Thu Hạnh, Nguyễn Thị Trà My
45. Mô hình nghiên cứu sự ảnh hưởng của chủ nghĩa văn hóa đến việc hình thành
sự tin tưởng của khách hàng cá nhân trong giao dịch Thương mại điện tử tại
Việt Nam.....................................................................................................................432
ThS. Nguyễn Thu Hiền
NHĨM 3. KỸ THUẬT - CƠNG NGHỆ
46. Giới thiệu thuật toán quản lý tri thức trong hoạt động đào tạo nội bộ của tổ chức...442
TS. Trịnh Đình Công
47.Một số vấn đề trong thiết kế khung bê tông cốt thép cấp độ dẻo thấp và trung
bình theo TCVN 9386:2012.......................................................................................450
ThS. Nguyễn Trung Kiên
48.Nghiên cứu chế tạo hệ thống khởi động mềm dùng vi xử lý.....................................469

ThS. Nguyễn Thị Lan, ThS. Nguyễn Đình Việt
49.Điều khiển PID-ANN cho hệ bám sử dụng động cơ điện một chiều.........................447
PGS.TS. Nguyễn Quang Hùng, ThS. Hoàng Minh Sáng
50.Hệ tọa độ quán tính, hệ tọa độ dẫn đường và tính tốn thời gian, vị trí tối ưu để
phóng vật thể bay vũ trụ ............................................................................................481
PGS.TS Nguyễn Quang Hùng
51.Thiết lập quy trình kiểm tra Composite cấu trúc Honeycomb bằng phương pháp
Bond Test ...................................................................................................................491
TS. Nguyễn Đức Thắng, Vũ Dũng Kỳ,
ThS. Trần Đình Văn, ThS. Trịnh Bảo Tuấn
11


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM

52.Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số công nghệ phun phủ Plasma đến độ
xốp của lớp phủ gốm AL2O3-40TIO2..........................................................................498
ThS. Bùi Văn Khoản, PGS.TS. Lê Thu Quý, TS. Phan Thạch Hổ
53.Ảnh hưởng của thơng số chế độ hàn đến tính bền của mối hàn thép hợp kim thấp......507
Tăng Bá Đại, Nguyễn Văn Bằng,
Phạm Thanh Lưu, Nguyễn Tiến Sỹ

12


NHÓM 1

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

VÀ NGHIÊN CỨU


14


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY
ĐỂ NÂNG CAO SỰ TÍCH CỰC TRONG HỌC TẬP CỦA
HỌC SINH, SINH VIÊN
ThS. Bùi Ngọc Trâm
Khoa Cơ bản, Trường Đại học Công nghệ Đơng Á

Tóm tắt
Hiện nay, các phương pháp dạy và học đang được ứng dụng tại các bậc đào tạo tại
Việt Nam chủ yếu mang tính chất thơng báo - tái hiện. Nghị quyết Trung ương II khóa VIII,
Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc
học, áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên
(HSSV) năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. “Đổi mới phương pháp Giáo
dục (GD-ĐT) khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của
người học…”. Nhằm nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên và học sinh, chúng ta cần phải
nhanh chóng ứng dụng các thành quả công nghệ thông tin vào thiết kế các bài giảng điện tử.
Từ khóa: Phương pháp giảng dạy; Giáo viên; Giảng viên; Học sinh; Sinh viên;
Giáo án điện tử.
1. Đặt vấn đề
Nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin
và quá trình giảng dạy. Tại các quốc gia phát triển trên thế giới, các công ty chuyên sản xuất

các sản phẩm dành cho việc giảng dạy đã đưa ra nhiều sản phẩm ứng dụng công nghệ thông
tin như sách điện tử, các phương tiện dạy học hiện đại được điều khiển bởi máy tính, hệ
thống trường học thơng minh được trang bị các phòng học đa nhiệm kết nối mạng internet,
máy chiếu và loa. Tất cả các công nghệ trên đã góp phần tạo nên một cuộc cách mạng mới
trong cơng nghệ giảng dạy. Các phương pháp dạy học truyền thống đã dần được chuyển
đổi thành các buổi học sử dụng các nền tảng trên internet. Internet và Website đã trở thành
các môi trường học tập hiệu quả cho học sinh, sinh viên có thể truy cập.
Tuy nhiên, cịn nhiều bất cập trong việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
ở nước ta như:
- Nhận thức của người dạy và người học còn hạn hẹp: do quen với lối mòn là các
phương pháp truyền thống, nhiều giáo viên và học sinh chưa quan tâm đến vấn đề ứng dụng
công nghệ mới.
15


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM

- Cơ sở hạ tầng trang thiếu bị còn thiếu: Đây là vấn đề khó khăn nhất. Để có thể ứng
dụng tốt cơng nghệ thơng tin và dạy học địi hỏi sự đầu tư vào hệ thống mạng máy tính,
mạng nơi bộ, mạng Internet. Kèm theo đó là các thiết bị ngoại vi như máy chiếu, hệ thống
điện, phòng máy tiêu chuẩn. Trên diện rộng, vấn đề này không dễ giải quyết.
- Trình độ tin học của giáo viên và học sinh còn chưa đáp ứng nhu cầu ứng dụng cụ
thể của các phần mềm, các thí nghiệm với máy tính.
- Khi đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy, các lớp được tổ chức theo kiểu truyền
thống sẽ phải thay đổi, điều chỉnh. Các giáo viên, học sinh và nhà quản lí giáo dục sẽ phải
đương đầu với các những khó khăn như thiếu trang thiết bị. Ví dụ muốn dạy học thơng qua
sử dụng phương pháp trình chiếu, nhưng do máy chiếu chỉ được trang bị cho toàn trường
(do chưa có điều kiện trang bị đến từng lớp học) nên giáo viên và học sinh phải di chuyển

địa điểm học tập, giáo viên sẽ tốn thêm thời gian để chuẩn bị cho buổi học đó.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Đổi mới phương pháp dạy học
- Xây dựng tình huống có vấn đề.
- Khuyến khích sinh viên, học sinh sử dụng tài liệu và các hoạt động tìm hiểu, tham
gia vào bài giảng.
- Đa dạng các hình thức dạy học: Học tập trung trên lớp, thực hành trong phịng thí
nghiệm, thảo luận, làm việc nhóm, tự học, phụ đạo, tham quan thực tế.
- Nâng cao chất lượng ứng dụng các phương tiện dạy học. Tuy nhiên đổi mới phương
pháp giảng dạy khơng có nghĩa là gạt bỏ đi các phương pháp truyền thống mà là liên tục
phát huy, kế thừa những thế mạnh của giáo dục truyền thống, đồng thời tiếp thu có chọn
lọc các phương pháp giáo dục hiện đại theo chủ trương dạy học kết hợp giúp học sinh phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng học tập cũng
như tinh thần hợp tác và kỹ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau trong
học tập thực tiễn, tạo niềm vui và hứng thú trong học tập. Làm cho “Học: là quá trình kiến
tạo, sinh viên học sinh tích cực phát hiện, tìm tịi thêm về các kiến thức, đồng thời nâng cao
nhận thức, dạy học sinh cách tìm ra chân lý. Như vậy, đối với đổi mới phương pháp giảng
dạy có thể coi như sự vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học truyền thống kết hợp
cùng các phương tiện công nghệ phù hợp với đối tượng, nội dung chương trình mơn học.
2.2. Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, sinh viên
Tính tích cực được định nghĩa là một phẩm chất quan trọng của con người trong đời
sống xã hội. Điểm khác biệt giữa con người và con vật là con người khơng chỉ thụ động tiêu
thụ những gì sẵn có trong thiên nhiên mà còn chủ động tạo ra các của cải vật chất cần thiết
cho sự sống, tồn tại và phát triển của thế giới lồi người. Thơng qua tính tích cực, con người
thể hiện ra năng lực sáng tạo, khả năng khám phá, tạo ra các nền văn hóa và văn minh nhân
loại, thay đổi, cải tiến mơi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội.
16


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA


NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM

Tính tích cực trong học tập: Tính tích cực được thể hiện trong hành động của mỗi người,
thể hiện rõ nét nhất trong những hoạt động mang tính chủ động của chủ thể. Trong giáo dục,
hoạt động học là hoạt động chủ yếu của chủ thể giáo dục. Về bản chất, tính tích cực trong học
tập là tích cực nhận thức, mong muốn hiểu biết và khát khao chiếm lĩnh tri thức về thế giới
khách quan. Quá trình nhận thức của lồi người là q trình nghiên cứu, tìm kiếm khám phá
thế giới khách quan. Trong học tập, tính tích cực được thể hiện các hoạt động như hăng hái
phát biểu ý kiến xây dựng bài giảng, tích cực thảo luận các vấn đề được đưa ra cũng như nêu
các thắc mắc, không thỏa mãn với các đáp án và giải thích hời hợt, chịu khó tư duy và phản
biện trước các vấn đề khó, kiên trì giải quyết các bài tập theo các cách khác nhau. Tính tích
cực trong học tập được phân chia theo các cấp độ từ thấp đến cao:
- Bắt chước: Cố gắng hành động theo mẫu của giáo viên, bạn bè.
- Tìm tịi: Độc lập trong tư duy khi giải quyết vấn đề, tìm các cách giải quyết vấn đề
khác nhau cho cùng một vấn đề.
- Sáng tạo: Chủ động tìm ra cách giải quyết mới và sáng tạo.
Các phương pháp giảng dạy tích cực: Nhằm nâng cao hoạt động nhận thức của học
sinh, sinh viên, khuyến khích người học chủ động trong học tập và sáng tạo trong quá trình
học. Với phương pháp giảng dạy tích cực, người dạy đóng vài trị dẫn dắt chủ đạo, cịn học
đóng vai trị tiếp nhận tri thức.
2.3. Bài giảng điện tử
2.3.1. Thế nào là bài giảng điện tử?
Là bản kế hoạch chi tiết các hoạt động giảng dạy của giảng viên và học sinh trong giờ
học, bài giảng có cấu tạo chặt chẽ và dựa theo kết cấu bài học. Bài giảng điện tử là một sản
phẩm của quá trình thiết kế buổi học trước khi buổi học được diễn ra. Xây dựng giáo án
điện tử hay bài giảng điện tử chỉ là hai cách gọi khác nhau cho một hoạt động cụ thể để có
được một bài giảng điện tử trong q trình dạy học tích cực.
2.3.2. Điểm khác biệt giữa giáo án điện tử và bài giảng điện tử
- Giáo án điện tử là sự kết hợp của giáo án dạy học tích cực và các yếu tổ sử dụng

điện tử; giáo án điện tử thể hiện sự chuẩn bị bài giảng của giáo viên trước giờ học, nó thể
hiện mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, tiến trình bài giảng, các hoạt động diễn ra
trong tiết học của giáo viên và học sinh: giáo án điện tử (phần chuẩn bị) được soạn thảo
bằng máy tính và có thể in ra thay thế cho giáo án giấy. Giáo án là kịch bản được giáo viên
chuẩn bị sẵn trước khi lên lớp cho học sinh. Kịch bản này dành cho giáo viên, học sinh
không biết gì về giáo án và chỉ học theo sự chỉ dẫn của giáo viên và giáo viên dạy theo sự
chuẩn bị trước khi lên lớp của chính mình).
- Bài giảng điện tử là kết hợp của bài giảng trên lớp và các yếu tố điện tử; bài giảng
điện tử đưa ra nội dung kiến thức của bài học cần truyền đạt tới học sinh; bài giảng điện
tử (phần trình bài) là các tập tin có chức năng truyền tải bài học đến học sinh, là công cụ
17


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM

tương tác giữa người dạy và người học để thực hiện các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và
thái độ được nêu trong bài học; bài giảng được trình chiếu tại lớp, tất cả học sinh đều được
quan sát, học tập toàn bộ nội dung của bài giảng.
2.3.3. So sánh ưu điểm và nhược điểm giữa phương pháp giảng dạy truyền thống và
giảng dạy ứng dụng bài giảng điện tử
- Phương pháp giảng dạy ứng dụng bài giảng điện tử: Lấy người học làm trung
tâm, sử dụng phương tiện trình chiếu để kích thích giác quan, phát triển đa chiều, tăng
tương tác, tìm hiểu thơng tin và chủ động tư duy đưa ra quyết định. Phương pháp này thích
hợp với các bối cảnh tình huống thực tế xác thực.
- Phương pháp truyền thống: Lấy người dạy làm trung tâm, kích thích đơn giác
quan, đơn phương tiện. Tập trung phát triển một chiều, làm việc đơn lẻ mang tính cá thể.
Cách học tập thường thụ động, học các sự kiện thông qua các tri thức có sẵn. Dạy học dựa
trên những phản ứng đáp lại, tái tạo theo mẫu. Bối cảnh và tình huống tách biệt.

Từ phân tích trên ta có thể thấy, so với phương pháp giảng dạy truyền thống các bài
giảng có ứng dụng cơng nghệ thơng tin (bài giảng điện tử) mang lại hiệu quả cao hơn, tạo
điều kiện tăng tương tác giữa người dạy và người học, trực quan hóa mọi sự việc, hiện
tượng. Ngày nay bài giảng điện tử đang thu hút sự quan tâm, chú ý của các nước trên thế
giới. Đã có nhiều nước tập trung phát triển và đa dạng hóa các bài giảng điện tử nhằm
nâng cao chất lượng, định hướng các hoạt động trên lớp để biến các quá trình dạy và học
truyền thống vốn còn nhiều hạn chế và thụ động trở nên tích cực và chủ động hơn. Bài
giảng điện tử được sử dụng như một phương tiện hỗ trợ, không nhằm thay thế “bảng đen”
“phấn trắng”.
2.3.4. Ý nghĩa của việc sử dụng bài giảng điện tử
- Xây dựng môi trường học tập năng động với cấu trúc đầy các đột phá. Hệ thống tổ
chức mang tính mở, cấu trúc ngang trong dạy học, khơng thứ bậc, khuyến khích một mơi
trường học tập bình đẳng, dân chủ, tự nguyện.
- Nâng cao và thúc đẩy vai trò của người dạy và người học, có sự hỗ trợ của phương
tiện cơng nghệ hiện đại, người học sẽ đóng vai trị chủ động, khám phá và tìm tịi sâu hơn
về các kiến thức được giảng dạy. Tính tương tác, hợp tác và đa dạng và phong cách học tập
được chú trọng. Ứng dụng vào tình hình Covid-19 hiện nay, các lớp học từ xa đang trở nên
càng phổ biến, các bài giảng điện tử càng hỗ trợ mạnh mẽ cho việc giảng dạy, đảm bảo chất
lượng học tập và an toàn về sức khỏe cho cả người học và người dạy. Bên cạnh đó, để có
được những bài giảng điện tử tốt, người dạy phải không ngừng đào sâu các nguồn tài liệu để
đa dạng hóa nội dung bài học, đưa ra các cách triển khai bài học, người dạy sẽ đóng vai trị
khơng chỉ đơn thuần là nhắc lại kiến thức mà còn quan trọng hơn là điều khiển, định hướng
người học trong cách tìm kiếm và xử lý thơng tin sao cho thật hiệu quả và đúng hướng.
- Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: Tích hợp bài giảng điện tử vào
q trình giảng dạy tích cực hiện nay vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu cấp thiết trong đổi mới
18


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA


NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM

phương pháp dạy học. Với các ưu thế giáo án điện tử mang lại, có thể thấy nó vượt trội hơn
so với phương pháp giảng dạy truyền thống, nó yêu cầu người dạy thay đổi phương pháp
giảng dạy còn người học thay đổi cách tiếp cận với bài giảng. Một bài giảng điện tử được
kết hợp với các phương pháp giảng dạy chủ động (chia học sinh thành các nhóm nhỏ, tranh
luận, trình bày, nêu và giải quyết các vấn đề) sẽ lơi cuốn người học, định hướng và trình
bày rõ ràng các vấn đề được đưa ra trong bài học.
2.3.5. Các tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử
Qua quan sát thực tế các bài giảng điện tử và quá trình xây dựng một bài giảng điện
tử, để đánh giá chất lượng một bài giảng điện tử cần dựa theo các tiêu chí sau:
- Các tiêu chí về mặt khoa học: Các nội dung trong bài giảng điện tử cần phải được
trình bày khoa học, dễ hiểu, đáp ứng chính xác tính khoa học tuy nhiên vẫn đảm bảo tính
đa dạng phong phú, phù hợp chương trình đào tạo, kiến thức và khả năng tiếp thu của
người học.
- Các tiêu chí về lý luận dạy học: Các chức năng lý luận giảng dạy phải được đảm
bảo trong bài giảng điện tử, các giai đoạn của quá trình giảng dạy phải được thực hiện. Các
bước của quá trình giảng dạy bao gồm: củng cố trình độ, hình thành tri thức mới, ôn tập,
hệ thống hóa kiến thức cho đến kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh,
sinh viên đều phải được thực hiện đầy đủ.
- Các tiêu chí về mặt sư phạm: Bài giảng điện tử phải thể hiện được các điểm ưu việt
so với hình thức giảng dạy truyền thống. So với các phần mềm dạy học khác, bài giảng điện
tử có thế mạnh là khai thác tối đa các phương tiện hỗ trợ, truyền tải thơng tin đa dạng, trực
quan hóa các hiện tượng quá trình, làm mạnh mẽ hơn động cơ học tập của học sinh, tăng
sự tích cực và khả năng sáng tạo của người học.
- Các tiêu chí về mặt kĩ thuật: Giao diện trình chiếu đơn giản, dễ hiểu, cấu trúc slide
thể hiện rõ cấu trúc bài giảng, được sắp xếp hợp lý phù hợp với tiến trình của một buổi học.
2.3.6. Những khó khăn khi thực hành bài giảng điện tử
- Thời gian cần thiết để chuẩn bị một bài giảng điện tử thường nhiều hơn sử dụng giáo
án giấy, đây chính là ngun nhân cơ bản vì sao các giáo viên thường khá ngại ngùng khi

giảng dạy bằng slide. Qua quan sát thực tiễn, có thể thấy, việc sử dụng slide để giảng dạy
trực quan hơn với với việc sử dụng bảng đen phấn trắng, vì trên slide có thể tích hợp đồng
thời hình ảnh, âm thanh, màu sắc. Việc sử dụng một phương pháp giảng dạy mới địi hỏi
giáo viên phải chuẩn bị lại giáo trình, bên cạnh việc giáo viên cần phải thành thạo các phần
mềm như Powerpoint, giáo viên cần phải thực sự nhiệt huyết để tìm tịi được các nguồn tài
liệu chất lượng, các hình ảnh phù hợp và có tính thẩm mỹ.
Bên cạnh đó, trong q trình thiết kế bài giảng, giáo viên thường gặp phải khó khăn
trong việc tự tìm hiểu hình ảnh minh họa, âm thanh sôi động, tư liệu dẫn chứng phù hợp
với bài giảng. Đây là một trong cách nguyên nhân dẫn đến việc tránh né sử dụng bài giảng
19


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM

điện tử. Nếu slide chỉ đơn thuần là nội dung sách giáo trình, hiệu quả của bài giảng chắc
chắn giảm xuống vì bài học sẽ nhàm chán, thiếu sáng tạo.
- Chính vì những khó khăn trên, thơng thường việc sử dụng bài giảng điện tử trong
giảng dạy thường chỉ được thực hiện ở thao giảng mang tính đối phó, tình trạng này thường
rất phổ biến trong cách trường học.
3. Kết luận
Việc sử dụng công nghệ thông tin để nâng cao hoạt động nhận thức của học sinh , sinh
viên trong dạy học để tối đa hóa chất lượng giảng dạy đã có những phản hồi tích cực với
sự hỗ trợ của máy tính như một cơng cụ giảng dạy. Đồng các khó khăn khi đưa cơng nghệ
thơng tin vào giảng dạy cũng đã dần hé lộ để nhà trường có phương án giải quyết khó khăn.
Tuy nhiên, bài giảng điện tử không nên được coi như một công sự vạn năng có thể
giải quyết mọi khó khăn trong giải dạy hay để thay thế hoàn toàn giáo viên và các phương
pháp giảng dạy truyền thống. Việc kết hợp đa dạng các phương pháp giảng dạy và ứng
dụng linh hoạt các hình thức lên lớp và các phương pháp giảng dạy khác nhau sẽ mang lại

kết quả tối đa cho việc giảng dạy. Hy vọng rằng, đề tài này sẽ góp phần vào việc đổi mới
phương pháp dạy học ở nhà trường hiện nay và nâng cao chất lượng giảng dạy ở các bộ
mơn chun ngành.
Một số giải pháp sau q trình nghiên cứu:
Tăng cường trang thiết bị giảng dạy như máy tính và máy chiếu trong mỗi phịng học
một cách đầy đủ và đồng bộ. Đối với các môn học thực hành, người học nên thường xuyên
được thực hành tại phòng đầy đủ cơ sở vật chất hỗ trợ. Bên cạnh đó, nâng cao ý thức của
giáo viên và học sinh về ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong giảng dạy.
Có các biện pháp khuyến khích giáo viên ứng dụng cơng nghệ thông tin vào giảng
dạy như mở các lớp bồi dưỡng, huấn luyện về thiết kế bài giảng điện tử hay các lớp đào tạo
thêm kĩ năng mềm như thiết kế powerpoint để giáo viên có thể tự tin hơn và tổ chức ứng
dụng tốt công nghệ thông tin vào giảng dạy.
Xây dựng các ngân hàng đề thi, bài giảng điện tử, các website. Nhà trường tổ chức
các buổi hội thảo quy mô cấp khoa, cấp trường về ứng dụng công nghệ thông tin trong
giảng dạy để các giáo viên học hỏi lẫn nhau. Nhà trường tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật
chất và thời gian để giáo viên có thể đưa những ứng dụng mới nhất của cơng nghệ thơng
tin vào giảng dạy. Thêm vào đó, nhiều nhà trường thư viện chỉ đơn thuần là sách báo, giáo
trình giấy, nhà trường nên đầu tư thêm các máy tính để sinh viên chủ động học tập bằng
máy tính trong quá trình học cũng như tăng kĩ năng tìm kiếm thông tin trên mạng, một kĩ
năng hết sức cần thiết cho công việc trong thời đại số.

20


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn nghị quyết lần II BCH Trung ương Đảng khoá

VII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết hội nghị lần IX của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD & ĐT.
4. Dương Tiến Sỹ (2008), Qui trình thiết kế Bài giảng điện tử bằng phần mềm Powerpoint
trên máy tính, Tạp chí Giáo dục số 52.
5. Nguyễn Thị Kim Thành - Ngô Quang Sơn (2008), Xu thế nghiên cứu thiết kế và sử dụng
thiết bị dạy học mới có ứng dụng cơng nghệ thơng tin và truyền thơng, Tạp chí Giáo
dục số 52.
6. Lê Công Triêm (2004), Bài giảng điện tử và qui trình thiết kế bài giảng điện tử, Kỉ yếu
hội thảo Khoa học, Huế.
7. Ball, D. & Levy, Y. (2008), Emerging Education Technology: Assessing the Factors
that Influence Instructors’ Acceptance in Information Systems and Other Classrooms,
Journal of Information Systems Education.
8. John, S. P. (2015), The integration of information technology in higher education: a
study of faculty’s attitude towards IT adoption in the teaching process, Contaduría y
Administración 60 (S1) 230-252. 9. Roblyer, M. D. (2006), Integrating Educational
Technologies into Teaching (4th Ed.), Prentice Hall, USA. 10. Wynne B., Stringer D.
(1996), Competencies, Technical Communications Ltd.

21


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG LMS TRONG VIỆC QUẢN LÝ SINH VIÊN
LÀM BÀI TẬP VỀ NHÀ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á
TS. Nguyễn Thu Thủy

Khoa cơ bản, Trường Đại học Cơng nghệ Đơng Á

Tóm tắt
Có thể nói rằng tích hợp công nghệ vào giảng dạy ngôn ngữ giúp cắt giảm thời gian
đào tạo trên trường lớp, dễ dàng tạo kế hoạch học tập cá nhân và đo lường được hiệu quả
đào tạo. Hệ thống Quản lý Học tập - LMS (Learning Management System) là một công cụ
giảng dạy rất hữu ích và sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học ngoại ngữ
như thế. Ngoài ra, áp dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong giảng dạy ngoại ngữ thúc
đẩy quyền tự chủ của người học vì nó cung cấp cho người học trách nhiệm đối với việc
học của chính họ. CNTT hỗ trợ việc học tập bằng cách cung cấp cho sinh viên quyền truy
cập không giới hạn vào nội dung học tập mọi lúc và mọi nơi. Đối với việc đánh giá, LMS
cũng giúp cho kết quả học tập của học sinh, sinh viên được đánh giá một cách dễ dàng và
hiệu quả.
Vì LMS có nhiều lợi ích như trên nên tác giả quyết định thực hiện một nghiên cứu
mang tên “ứng dụng hệ thống LMS trong việc quản lý sinh viên làm bài tập về nhà tại
Trường Đại học Công nghệ Đông Á”. Mục tiêu của nghiên cứu là tạo ra một sự thay đổi
về công nghệ với hy vọng cải thiện cách dạy và học tiếng Anh.
Từ khóa: LMS, Cơng nghệ thơng tin, Giảng dạy, Học tập, Ngoại ngữ, Trực tuyến…
1. Đặt vấn đề
Hệ thống quản lý học tập (LMS) là một ứng dụng phần mềm hoặc công nghệ trên web
được sử dụng để lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá một quá trình học tập cụ thể. Nó được
sử dụng trong các hoạt động học tập và giảng dạy trực tuyến. Ở dạng phổ biến nhất, nó bao
gồm hai yếu tố: một máy chủ thực hiện các chức năng lệnh cơ bản và một giao diện người
dùng được vận hành bởi giảng viên, sinh viên và quản trị viên.
LMS thường xuyên được sử dụng bởi không những các tổ chức giáo dục truyền thống
mà còn cả các cách giáo dục trực tuyến. Các hệ thống LMS có thể cải tiến các phương pháp
giáo dục truyền thống, đồng thời tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Thông thường, một LMS
sẽ cung cấp cho người giáo viên cách tạo và cung cấp nội dung học tập, theo dõi sự tham
gia của học sinh và đánh giá kết quả học tập của học sinh. Hệ thống LMS cũng có thể cung
22



KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM

cấp cho sinh viên các tính năng tương tác như thảo luận theo nhóm, hội nghị truyền hình
và thảo luận trên diễn đàn. Các tính năng của LMS cụ thể bao gồm:
• Quản lý người dùng. Tính năng này cho phép các nhà quản lý, giáo viên thêm và
chỉnh sửa người dùng, gán vai trò cho họ và phân chia người học vào các nhóm hoặc tổ
chức.
• Quản lý khóa học. Giáo viên sử dụng tính năng này để cung cấp tài liệu học tập cho
sinh viên. Việc phân phối không chỉ giới hạn ở việc tải lên các khóa học, mà còn phù hợp
với phần nội dung nào sẽ được chuyển đến cho ai.
• Theo dõi tiến độ. Tính năng này đánh giá hiệu suất của người học. Giáo viên có thể
đo lường sự tiến bộ của họ tại các thời điểm khác nhau của khóa học, hoặc sau khi khóa
học kết thúc.
• Học tập trên điện thoại di động. Hầu hết các LMS đều cho phép người học học tập
mọi lúc, mọi nơi và trên mọi thiết bị. Có một số ứng dụng dành cho thiết bị di động giúp
người dùng có thể xem các khóa học, ngay cả khi ngoại tuyến.
• Xã hội học tập. Nếu muốn khuyến khích việc chia sẻ kiến ​​thức, LMS cho phép
người dùng xuất bản các bài báo, thảo luận về các bài đăng của đồng nghiệp cũng như thích
và chia sẻ nội dung.
• Chức năng tùy chỉnh. Với tính năng LMS này, bạn có thể tạo một nền tảng học tập
hồn tồn độc đáo và duy trì tính nhất qn trong trải nghiệm học tập trực tuyến của bạn.
• Chơi trị chơi. Bằng cách sử dụng các yếu tố đánh giá (điểm, giải thưởng, xếp hạng,
huy hiệu, v.v.), giáo viên có thể tăng mức độ tương tác và động lực để sinh viên học tập
chăm chỉ hơn.
Tóm lại, hệ thống LMS cung cấp khả năng giám sát mọi khía cạnh của việc học. Bằng
cách thu thập phản hồi và quan sát phân tích dữ liệu, giáo viên có thể hiểu liệu người học

có đang tận dụng tối đa trải nghiệm học trực tuyến hay không và chất lượng nội dung của
việc học tập như thế nào.
Một số nền tảng quản lý học tập miễn phí hoặc có mã nguồn mở phổ biến nhất là:
Moodle, GoSkills, TalentLMS, Thinkific, Google classroom và Canvas Instructure…
Khi quản lý lớp học dù là truyền thống hay trực tuyến, giao bài tập về nhà cho sinh viên
là một nhiệm vụ rất quan trọng trong việc dạy và học. Giáo viên giao cho sinh viên bài tập
về nhà có thể là để củng cố các tài liệu hoặc kỹ năng đã được dạy, và giáo viên có thể thực
hiện bằng giải pháp công nghệ, kỹ thuật số để tiết kiệm thời gian. Bởi vì việc giao và chấm
điểm bài tập về nhà theo cách truyền thống thường mất nhiều thời gian, có thể mất hàng giờ.
Google Lớp học hiện đang ngày càng trở nên phổ biến hơn trong lĩnh vực giáo dục và là một
giải pháp giúp giáo viên giải quyết được vấn đề đó. Google Lớp học cho phép sinh viên “nộp”
bài tập và sau đó giảng viên sẽ chấm bài và trả bài cho sinh viên. Hơn nữa, google lớp học còn
cho phép giáo viên phản hồi thường xuyên hơn và nhanh hơn cho lớp của mình.
23


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM

2. Vấn đề và giải quyết vấn đề
2.1. Tổng quan
Tác giả tiến hành nghiên cứu trên các lớp do mình đảm nhiệm tại Trường Đại học
Công nghệ Đông Á, bao gồm hơn 120 sinh viên năm thứ hai đang theo học các ngành: công
nghệ thông tin, quán trị kinh doanh, du lịch khách sạn. Các sinh viên đang học môn tiếng
Anh tại trường theo định hướng chuẩn bị cho kỳ thi TOEIC quốc tế. Các sinh viên đều trong
độ tuổi rất trẻ, khoảng 19-20 tuổi. Họ đến từ nhiều vùng miền khác nhau của Việt Nam và
có trình độ tiếng Anh tương đối không đồng đều. Một số người đến từ các vùng nông thôn,
nơi tiếng Anh không được dạy nhiều nên sinh viên khơng có nền tảng tiếng Anh tốt.
Tuy nhiên, các sinh viên có trình độ tin học tương đối cơ bản, tiếp thu nhanh và nhạy

bén về công nghệ, ham học hỏi những điều mới. Các em đặc biệt thích học với máy tính và
cơng nghệ. Vào cuối học kỳ này, các em phải đạt được trình độ sơ cấp tương đương trình
độ B1 theo Khung tham chiếu ngôn ngữ chung của Châu Âu (CEFR), khoảng 450/990 trên
thang điểm TOEIC. Đây cũng là tiêu chuẩn về trình độ tiếng Anh chuẩn đầu ra của sinh
viên khi tốt nghiệp ra trường.
Các lớp có tổng cộng 11 tuần học, mỗi tuần học 4 tiết tiếng Anh. Mỗi tiết học kéo dài
50 phút. Cuốn sách các em đang sử dụng là ABC TOEIC, của các tác giả Hàn Quốc. Theo
đó các em còn được luyện tập thêm các đề thi TOEC thật, được trích từ bộ sách TOEIC ETS.
Nghiên cứu được tiến hành trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn ra khá phức
tạp căng thẳng, các lớp học đang được dạy và học trực tuyến thông qua Google Meet. Sinh
viên sử dụng thiết bị cá nhân như máy tính xách tay hoặc điện thoại di động để tham dự
các bài giảng.
2.2. Vấn đề
Trong quá trình giảng dạy, tác giả nhận ra một vấn đề là: học sinh khơng thích làm bài
tập về nhà nhưng lại thích học tiếng Anh qua việc sử dụng máy tính hoặc cơng nghệ mới.
Đối với giáo viên, một trong những vấn đề giáo viên thường phải đối mặt khi dạy học là
theo dõi sự tiến bộ của học sinh. Cụ thể hơn, khi sinh viên chưa chú ý đến việc học tập thì
thường bỏ làm bài tập về nhà hoặc chỉ làm một phần bài tập để đối phó, hoặc chép bài của
nhau. Là một giáo viên, tác giả thấy khó khăn trong việc kiểm tra việc làm bài tập của các
em. Nếu giáo viên kiểm tra bài tập của các em trên lớp thì rất mất thời gian. Ví dụ 1 lớp
học (30 sinh viên) có thể chiếm tới 30 phút để kiểm tra sinh viên đã làm bài tập về nhà hay
chưa và có làm đầy đủ hay khơng. Tuy nhiên, giáo viên lại cần thời gian cho các hoạt động
khác hơn là kiểm tra bài tập về nhà, ví dụ như củng cố bài cũ, hướng dẫn bài mới, luyện
tập và thực hành các hoạt động trong lớp... Nếu tác giả giao cho 1 sinh viên là cán bộ lớp
làm công việc này, học sinh đó có xu hướng bao che cho bạn bè của mình, sẽ khơng báo
cáo đầy đủ cho giáo viên. Mặc dù vậy, việc giao bài tập về nhà cho học sinh về cơ bản là
điều rất quan trọng trong q trình học tập. Nó giúp củng cố các tài liệu hoặc kiến thức
​​
đã
được dạy, phản ánh được nỗ lực của sinh viên và giúp giáo viên đánh giá nhanh học sinh.

24


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM

2.3. Giải pháp
Trước khi học kỳ này bắt đầu, tác giả đã nảy ra một ý tưởng mới về việc sử dụng công
nghệ trong việc quản lý bài tập về nhà. Tác giả đã tìm hiểu và xem xét ba cơng cụ mới, đó
là lập nhóm trên Facebook, nhóm trên Zalo và Google lớp học. May mắn thay, mỗi sinh
viên trong Trường Đại học công nghệ Đông Á đã được cung cấp một tài khoản google
với tên miền eaut.edu.vn. Hơn nữa, trợ lý của khoa đã giúp tác giả tạo các nhóm lớp trên
Google Lớp học. Sử dụng cơng cụ Google Lớp học cũng khá là đơn giản và dễ dàng. Tác
giả chỉ cần gửi cho sinh viên của mình một mật mã của nhóm trên Google Lớp học sau
đó sinh viên có thể tham gia vào lớp học trên google một cách nhanh chóng. Sau khi sinh
viên đã tham gia, tác giả có thể chia sẻ các thơng báo hoặc bài tập hoặc đặt câu hỏi trên
“tường” của lớp học, nó giống như dịng thời gian trên mạng xã hội. Trong đó, quản lý bài
tập về nhà dường như là một tính năng cực kỳ hiệu quả trong Google Lớp học. Tác giả có
thể phân phối bài tập trên lớp cũng như bài tập về nhà cho tất cả sinh viên, nhóm sinh viên
hoặc cá nhân sinh viên. Sau đó, khi bài tập về nhà đã được giáo viên đăng tải, sinh viên chỉ
cần chọn “nộp bài” để nộp bài tập cho giáo viên với thời gian và ngày nộp chính xác được
trình bày rõ ràng. Google Lớp học giúp việc kiểm tra bài tập về nhà trở nên dễ dàng. Khi
giáo viên muốn xem qua trang bài tập để biết ai đã làm hoặc ai chưa làm bài chỉ cần một
cú nhấp chuột. Giáo viên có thể xem bài tập, chấm và trả bài cho sinh viên, đồng thời lúc
đó sinh viên cũng sẽ được thơng báo.
Tác giả đã hướng dẫn cho sinh viên về ý tưởng nộp bài tập về nhà bằng cách chụp ảnh
bài tập trên giấy của họ bằng máy ảnh hoặc thiết bị di động và tải lên nhóm Google Lớp
học. Tất cả sinh viên đều đồng ý với ý tường trên. Sinh viên sẽ được thông báo mỗi khi tác
giả đăng một bài tập một cách tự động. Vào buổi học tiếp theo của tuần sau đó, tác giả sẽ

kiểm tra bài tập trước khi vào bài giảng mới. Cụ thể các bước như sau:
● Bước 1: Tạo một bài tập trên nhóm lớp học trực tuyến Google


(Hình ảnh 1 - Phụ Lục)

Giáo viên có thể đính kèm file tài liệu, Youtube video, file nghe mp3, đường link…
lên trang giao bài tập. Khi file được tải lên, giáo viên có thể chọn lựa cho sinh viên quyền
xem file, xem file và chỉnh sửa, hoặc là tạo bản sao file cho mỗi sinh viên.
● Bước 2: Khi sinh viên mở bài tập ra, sinh viên có thể nộp bài tập như là một tài liệu
Google drive.


(Hình ảnh 2 - Phụ Lục)

Sinh viên vẫn sở hữu tài liệu này, nhưng giáo viên có thể xem và chỉnh sửa nó. Sau
khi bài tập được nộp, quyền sở hữu chuyển cho giáo viên và sinh viên chỉ có quyền xem nó.
• Bước 3: Giáo viên cho điểm và nhận xét
(Hình ảnh 3 - Phụ Lục)
Tất cả những nhiệm vụ quản lí và chấm điểm… đều diễn ra trên giao diện của Google
25


×