LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường đầy sôi động của nước ta hiện nay sự cạnh
tranh của các doanh nghiệp nhằm chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm thu hút
khách hàng đến với sản phẩm của doanh nghiệp mình, đang trở nên ngày càng gay
gắt khốc liệt. Để chiếm lĩnh được thị trường thu hút được khách hàng thì điều trước
tiên phải kể đến là chất lượng và giá cả sản phẩm. Cùng với sự phát triển của xã hội
đời sống của con người ngày càng được cải thiện do đó nhu cầu về hàng hoá không
phải chỉ là về số lượng mà mặt chất lượng ngày càng được đề cao nhưng đồng thời
giá cả phải phù hợp. Để nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm dẫn đến giảm
giá cả sản phẩm hàng hoá thì đối với các doanh nghiệp sản xuất hiện nay khâu tổ
chức lao động đặc biệt phải được quan tâm nhiều. Tổ chức lao động hợp lý là cơ sở
để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Một trong những vấn đề quan trọng của tổ chức lao động khoa học là công tác định
mức lao động. Định mức lao động mà tốt sẽ làm giảm được các hao phí lãng phí
trong quá trình sản xuất dẫn đến giảm được các chi phí không cần thiết để sản xuất
sản phẩm từ đó hạ giá thành sản phẩm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm
trên thị trường.
Tuy nhiên, không phải ở bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào công tác định
mức lao động cũng được quan tâm thực hiện tốt. Qua thời gian được thực tập tại
Công ty may Thanh Hoá em đã biết về công tác định mức tại công ty và thấy nó còn
một số vấn đề cần được quan tâm. Bởi vậy em đã đi đến việc lựa chọn đề tài:
"Hoàn thiện công tác định mức kỹ thuật lao động tại Công ty may Thanh Hoá"
làm luận văn tốt nghiệp cho mình. Với mục đích là nhằm đánh giá, phân tích những
mặt cũng như những mặt còn hạn chế của công tác định mức lao động từ đó đưa ra
một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác định mức lao động
tại Công ty may Thanh Hoá.
Với phương pháp nghiên cứu là khảo sát thực tế kết hợp với phân tích tính
toán các số liệu thu thập được mong rằng sẽ làm sáng tỏ những ưu nhược điểm của
Trang 1
công tác định mức tại Công ty đồng thời những giải pháp đưa ra sẽ thiết thực và phù
hợp với Công ty.
Do thời gian nghiên cứu có hạn cho nên việc nghiên cứu khảo sát chủ yếu
được tiến hành tại phòng kỹ thuật (nơi tiến hành công tác định mức) và một số tổ
thuộc phân xưởng may I Công ty may Thanh Hoá. Ngoài ra việc nghiên cứu còn
được tiến hành ở một số phòng ban có liên quan như phòng tổ chức, phòng kế toán.
Về các số liệu sử dụng trong đề tài chủ yếu là những số liệu mới của một vài năm
gần đây (từ năm 1995 đến nay).
Trang 2
PHẦN I:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN TỚI CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC
KỸ THUẬT LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP.
I. KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ VÀ NHIỆM VU CỦA ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT
LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP.
1. Khái niệm về mức lao động.
Lao động ngày nay trong bất cứ nền sản xuất xã hội nào cũng đều mang
tính tập thể và cũng cần được tổ chức lại để đảm bảo năng suất cao. Vì năng suất lao
động là cái quan trọng nhất, căn bản nhất quyết định cho trình độ phát triển của xã
hội mới.
Để tăng năng suất lao động, người lao động, nhà quản lý sản xuất cần phải
biết số lượng lao động tất yếu phải tiêu hao để hoàn thành một khối lượng công
việc, một sản phẩm, một chức năng nào đó là bao nhiêu; tức là phải đo được số
lượng lao động tiêu hao trong quá trình sản xuất.
- Thước đo số lượng lao động là thời gian lao động. C. Mác viết: “... Bản
thân số lượng lao động thì đo bằng thời gian lao động và thời gian lao động lại được
đo bằng những phần của thời gian như giờ, ngày...".
Thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra sản phẩm hay hoàn thành công
việc (bước công việc) là thời gian cần thiết cho bất cứ công việc nào tiến hành với
trình độ thành thạo trung bình và một cường độ trung bình, trong những điều kiện
sản xuất bình thường của xã hội. Trong thực tế sản xuất, số lượng cần thiết được xác
định dưới dạng các mức lao động thông qua định mức lao động.
Như vậy mức lao động là những đại lượng hao phí để hoàn thành một dạng
công việc, hoặc để hoàn thành một sản phẩm một chức năng nào đó quy định cho
một người hoặc một nhóm người có trình độ thành thạo tương ứng với trình độ công
việc được giao trong điều kiện sản xuất kỹ thuật nhất định. Nói cách khác mức lao
động là mức độ hao phí lao động được quy định cho một người hay một nhóm
Trang 3
người lao động để thực hiện một công việc nhát định trong những điều kiện sản xuất
nhất định. Để xây dựng mức lao động ta phải tiến hành công tác định mức lao động.
2. Các loại mức lao động.
Mức lao động có nhiều dạng và mỗi dạng thể hiện một nội dung, điều kiện
kinh tế xã hội nhất định. Tuỳ vào từng loại công việc sản xuất và điều kiện sản xuất
mà mức lao động có thể xây dựng dưới các dạng khác nhau. Nhưng chung quy lại
có 4 dạng chính sau:
- Mức thời gian.
- Mức sản lượng.
- Mức phục vụ.
- Mức quản lý.
* Mức thời gian (T): là lượng thời gian cần thiết được quy định để một hoặc
một nhóm công nhân có trình độ thành thạo nhất định hoàn thành một công việc
(bước công việc, một sản phẩm, một chức năng) trong những điều kiện tổ chức kỹ
thuật nhất định.
Mức thời gian trong thực tế là cơ sở xuất phát để tính các loại mức khác về
thời gian làm việc là thước đo lao động nói chung và về nguyên tắc định mức lao
động là xác định hao phí thời gian lao động cần thiết để hoàn thành một công việc
này hay công việc kia.
* Mức sản lượng (Q): Là số lượng sản phẩm được quy định để một công
nhân hay một nhóm công nhân có trình độ thành thạo phù hợp với trình độ phức tạp
của công việc phải hoàn thành trong một đơn vị thời gian (ngày, giờ) với những
điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.
Mức sản lượng được xác định trên cơ sở mức thời gian vì vậy chúng có mối
quan hệ tác động qua lại với nhau.
Nếu ký hiệu T: Mức thời gian.
Q: Mức sản lượng.
Trang 4
Ta có công thức biểu diễn mối quan hệ giữa mức thời gian và mức sản
lượng như sau:
Q =
1
T
Mức sản lượng là nghịch đảo của mức thời gian tức là khi mức thời gian
tăng thì mức sản lượng giảm và ngược lại.
Nếu ta gọi X là % giảm mức thời gian.
Y là % tăng mức sản lượng.
Thì ta có công thức biểu diễn mối quan hệ giữa hai đại lượng như sau:
X =
100Y
100 + Y
và Y =
100X
100 +X
* Mức phục vụ: là số lượng đối tượng (máy móc, thiết bị, diện tích sản
xuất…) được quy định để một công nhân hay một nhóm công nhân phải phục vụ
trong những đièu kiện tổ chức nhất định.
Mức phục vụ thường được xây dựng để giao cho công nhân phục vụ sản
xuất hoặc công nhân chính phục vụ nhiều máy. Mức phục vụ được xác định trên cơ
sở mức thời gian phục vụ.
+ Mức quản lý: là số người hay số bộ phận do một người hay một nhóm
người lãnh đạo phụ trách với trình độ thành thạo và trình độ phức tạp tương ứng
phug hợp với điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.
3. Định mức kỹ thuật lao động - Khái niệm và vai trò.
3.1. Khái niệm định mức kỹ thuật lao động.
Định mức kỹ thuật lao động đã xuất hiện vào giữa những năm 20 thế kỷ 20,
thời kỳ công nghiệp hoá nền kinh tế quốc dân và cơ khí hoá các quá trình lao động
phát triển mạnh mẽ. Thực tế đòi hỏi phải tính toán đầy đủ hơn các yếu tố kỹ thuật
trong mức lao động và cá yếu tố sức khoẻ của con người trong quá trình lao động.
Vì tiến bộ kỹ thuật đang chi phối và ngày càng quyết định đến năng suất lao động.
Như vậy, định mức kỹ thuật lao động là : "Quá trình xây dựng mức dựa trên các căn
Trang 5
cứ kỹ thuật, tổ chức, kinh tế các yếu tố tâm sinh lý và những kinh nghiệm tiến tiến
trong sản xuất".
3.2. Vai trò của định mức kỹ thuật lao động.
Định mức lao động có vai trò rất quan trọng. Nó là cơ sở cho việc thiết lập
kế hoạch lao động, quản lý lao động tổ chức lao động và thực hiện việc phân phối
theo lao động một cách hợp lý.
3.2.1. Định mức lao động là cơ sở để thiết lập kế hoạch lao động.
Muốn lập kế hoạch lao động người ta phải căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất
của năm kế hoạch, hay nói cách khác là căn cứ vào số lượng sản phẩm được giao
trong năm. Nhờ có mức lao động cho bước công việc mà tính được lượng lao động
chế tạo sản phẩm, xác định được số lượng lao động cần thiết, kết cấu nghề và trình
độ lành nghề của họ, phân bổ công nhân cho thích hợp.
3.2.2. Định mức lao động là cơ sở để nâng cao năng suất lao động.
Việc nâng cao năng suất lao động chủ yếu do việc áp dụng khoa học kỹ
thuật tiên tiến nâng cao hiệu suát sử dụng máy móc thiết bị, nhưng con người vẫn là
yếu tố quyết định đến năng suất lao động.
Thông qua công tác định mức lao động ta nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến sản xuất phát hiện và loại bỏ các thao tác động tác thừa, cải tiến phương pháp
sản xuất hợp lý hoá nơi làm việc nhờ đó mà giảm được hao phí thời gian để sản xuất
ra sản phẩm nâng cao năng suất lao động. Mặt khác nhờ có định mức lao động mới
biết được (người nào hoàn thành mức cao) khả năng làm việc của từng người, phát
hiện ra những người có năng suất cao nghiên cứu phương pháp sản xuất tiên tiến
của họ từ đó áp dụng cho sản xuất. Đồng thời nghiên cứu thao tác sản xuất của công
nhân có năng suất lao động thấp giúp cho họ phấn đấu đạt và vượt định mức.
3.2.3. Định mức lao động là cơ sở để tổ chức lao động hợp lý khoa học.
Như chúng ta đã biết, quy luật kinh tế quan trọng hàng đầu là quy luật tiết
kiệm thời gian. Quy luật này có liên quan trực tiếp đến tổ chức lao động khoa học
mặt khác một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chức lao động khoa học là
tiết kiệm thời gian làm việc.
Trang 6
Những hao phí cần thiết để chế tạo sản phẩm (hay hoàn thành công việc)
phù hợp với điều kiện tổ chức và kỹ thuật nhất định đã được thể hiện trong các mức.
Chính sự thể hiện đó đã làm cho định mức lao động liên quan chặt chẽ với tổ chức
lao động khoa học.
Định mức lao động càng hướng tới xác định hao phí lao động tối ưu và
phân đấu tiết kiệm thời gian lao động thì nó càng ảnh hưởng tới quá trình hoàn thiện
tổ chức lao động khoa học. Thật vậy, việc tính thời gian hao phí để hoàn thành công
việc với những phương án tổ chức khác nhau sẽ tạo khả năng đánh giá khách quan
và chọn được những phương án tối ưu nhất, cả về mặt sử dụng lao động và sử dụng
mý móc thiết bị. Nhờ việc xác định các mức lao động bằng các phương pháp khoa
học mà việc tính hao phí thời gian theo yếu tố giúp ta đánh giá được mức độ hợp lý
của lao động hiện tại, phát hiện các thiếu sót làm lãng phí thời gian cần có biện pháp
khắc phục.
Mặt khác, việc áp dụng các mức lao động được xây dựng trong điều kiện tổ
chức lao động tiến bộ lại cho phép áp dụng rộng rãi những kinh nghiệm tiên tiến
trong tổ chức sản xuất và tổ chức lao động đối với tất cả công nhân và toàn xí
nghiệp. Sự ảnh hưởng của mức lao động tới quá trình hoàn thiện tổ chức lao động
khoa học còn thể hiện ở chỗ khơi dậy và khuyến khích sự cố gắng của công nhân,
kỹ sư, cán bộ kỹ thuật phân đấu hoàn thành vượt mức, động viên họ tìm tòi biện
pháp tiếp tục hoàn thiện tổ chức lao động.
Vai trò của định mức lao động đối với tổ chức lao động còn được thể hiện
rõ ở nội dung phân công và hiệp tác lao động. Thật vậy, để thực hiện phân công lao
động hợp lý cần phải biết không chỉ là nội dung công việc hợp thành quá trình công
nghệ mà còn phải biết tính toán hao phí lao động để hoàn thành bước công việc.
Việc xác định chính xác hao phí lao động để hoàn thành chức năng phục vụ sản xuất
cho phép tổ chức phân công lao động theo chức năng hợp lý hơn.
3.2.4. Định mức lao động là cơ sở để phân phối theo lao động.
Mức lao động là thước đo hao phí lao động để hoàn thành một khối lượng
công việc nhất định. Vì vây, mức lao động là căn cứ để tiến hành trả công theo hao
phí lao động trong sản xuất. Đơn giá tiền lương được tính theo công thức sau:
Trang 7
- Đối với lượng sản phẩm trực tiếp:
ĐG =
L
Q
hoặc ĐG = L.T
Trong đó:
+ ĐG: Đơn giá tiền lương.
+ L : Mức lương theo cấp bậc công việc.
+ Q : Mức sản lượng.
+ T : Mức thời gian.
- Đối với lương theo sản phẩm của tổ nhóm.
Hay ĐG = L.T
Trong đó: Q : Mức sản lượng thực tế của tổ, nhóm.
T : Mức thời gian.
ΣL: Tổng mức lương cấp bậc công việc của cả tổ.
Để thực hiện tốt việc phân phối theo lao động thì điều kiện cơ bản là phải
định mức lao động theo phương pháp có căn cứ khoa học mới đánh giá đúng kết quả
của người lao động, đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, theo số lượng,
chất lượng sản phẩm làm ra của mỗi người lao động. Mức lao động hợp lý chỉ có
thể được xây dựng trong điều kiện tổ chức kỹ thuật hợp lý. Đó là điều kiện không
cho phép người công nhân lao động tuỳ tiện vừa không tuân theo quy trình công
nghệ, quy trình lao động vừa gây lãng phí thời gian. Làm việc trong điều kiện đó
buộc người công nhân phải nêu cao tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật.
Để trước hết đảm bảo tiền lương cho bản thân và sau đó là đảm bảo lợi ích chung
cho xí nghiệp.
4. Yêu cầu.
Định mức lao động chịu sự tác động của nhiều nhân tố nhất là những thành
tựu của khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó định mức kỹ thuật lao động còn chịu tác
động của các yếu tố sau:
Trang 8
∑
=
n
i 1
Q
ĐG =
∑
=
n
i 1
L
- Sức khoẻ người lao động.
- Các điều kiện lao động khi tiến hành công việc.
- Các yếu tố liên quan đến vấn đề tổ chức sản xuất.
- Các yếu tố liên quan đến tâm sinh lý người lao động.
- Các yếu tố liên quan đến kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất.
Khi định mức lao động được tính toán đây đủ các yếu tố trên thì được gọi là
định mức lao động có căn cứ khoa học và các mức được xây dựng là các mức có
căn cứ khoa học. Những mức như vậy sẽ thúc đẩy công nhân vươn tới những kết
quả lao động cao nhất, trong điều kiện sản xuất nhất định. Do đó yêu cầu của công
tác định mức lao động là :
1/ Định mức lao động phải được xây dựng theo phương pháp có căn cứ
khoa học, tức là phải phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất và phải tổ chức
chụp ảnh ngày làm việc, bấm giờ thời gian tác nghiệp.
2/ Định mức lao động xây dựng trên cơ sở quy trình sản xuất, chỉ tiêu chất
lượng đảm bảo thể lệ thủ tục quy định. Tổ chức dây chuyền, tổ chức lao động và tổ
chức nơi làm việc hợp lý.
3/ Công nhân chấp hành tốt kỷ luật tích cực thực hiện định mức lao động,
tham gia cải tiến tổ chức lao động và xây dựng mức.
5. Nội dung của công tác định mức lao động.
Định mức kỹ thuật là công cụ quan trọng để quản lý sản xuất, quản lý lao
động trên cơ sở các mức lao động có căn cứ khoa học mà nhà quản lý sản xuất có
thể phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, tính toán khả năng sản xuất của
doanh nghiệp (tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, kế hoạch hoá lao
động, tổ chức lao động).
Trang 9
Xây dựng mức có că cứ kỹ thuật phải dựa trên các quy trình sản xuất máy
móc, thiết bị, dây truyền sản xuất, tổ chức lao động, và chuẩn bị tốt những nội dung
sau:
5.1. Xác định quá trình sản xuất ra sản phẩm.
Quá trình sản xuất là quá trình làm ra một loại sản phẩm nào đó cần thiết
cho tiêu dùng xã họi thường được thực hiện khép kín trong doanh nghiệp. Tuỳ theo
công nghệ sản xuất, tổ chức quá trình sản xuất thường chia ra cá quá trình bộ phận.
Quá trình sản xuất bao gồm:
- Quá trình chuẩn bị sản xuất (thiết kế sản phẩm, xây dựng quy trình công
nghệ, chuẩn bị máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu, năng lương…).
- Quá trình công nghệ.
- Quá trình kiểm tra kỹ thuật, phân loại sản phẩm.
- Quá trình phục vụ sản xuất (vận chuyển, sửa chữa, phục vụ năng lượng,
dụng cụ, nguyên vật liệu, phục vụ sinh hoạt…).
Quá trình công nghệ là quá trình quan trọng nhất của quá trình sản xuất, là
quá trình làm thay đổi chất lượng của đối tượng lao động (thay đổi hình dáng kích
thước, tính chất lý hoá…) để trở thành sản phẩm nhất định.
Tuỳ sự phát triển của sản xuất (công nghệ sản xuất, tổ chức sản xuất các
quá trình công nghệ bộ phận còn được tiếp tục chia ra.
a. Bước công việc: bước công việc là một bộ phận của quá trình sản xuất
được thực hiện trên một đối tượng lao động nhất định (cùng loại nguyên vật liệu,
một chi tiết máy) tại nơi làm việc nhất định do một hoặc một nhóm người thực hiện.
Bước công việc là đối tượng của định mức, khi tiến hàn định mức thường
căn cứ vào bước công việc để định mức.
b. Thao tác lao động.
Thao tác lao động là những nội dung công việc thực hiện trong mỗi bước
công việc. Thao tác là tổng hợp hoàn chỉnh các hoạt động của công nhân nhằm mục
đích nhất định.
Trang 10
Nhờ việc xác định thao tác ta có thể phân tích, xác định hợp lý quá trình làm
việc của công nhân, đảm bảo không có thao tác thừa, trùng lặp gây tổn thất tăng
thêm thời gian hoàn thành công việc.
c. Động tác.
Động tác là một bộ phận của thao tác biểu thị bằng những cử động chân tay
và thân thể người công nhân nhằm mục đích lấy hay di chuyển một vật nào đó. Sự
phân chia thao tác thành các động tác nhằm mục đích hợp lý hoá hơn nữa quá trình
lao động của công nhân.
d. Cử động.
Cử động là một phần của động tác được biểu thị bằng những cử động của
con người, sự thay đổi cá vị trí bộ phận cơ thể của công nhân.
Sự phân chia nhỏ các quá trình sản xuất thành cá bộ phận hợp thành tạo
điều kiện để đi sâu nghiên cứu độ dài chu kỳ sản xuất, để ra biện pháp rút ngắn chu
kỳ sản xuất sản phẩm, cho phép dự kiến kết cấu hợp lý các bước công việc thực
hiện, các phương pháp thao tác làm việc tiên tiến, trên cơ sở cải tiến tổ chức sản
xuất, tổ chức lao động xây dựng các mức lao động có căn cứ khoa học.
Sơ đồ 1: Sự phân chia quá trình sản xuất thành cá bộ phận hợp thành.
Trang 11
Quá trình sản xuất
Quá trình bộ phận
Bước công việc
Giai đoạn chuyển tiếp
Bước công việc
Mặt công nghệ
Thao tác
Động tác
Cử động
Mặt lao động
5.2. Phân loại thời gian làm việc.
Để định mức lao động có căn cứ khoa học cần phải nghiên cứu có hệ thống
việc sử dụng thời gian trong quá trình làm việc. Qua nghiên cứu thời gian hao phí sẽ
tìm thấy những thời gian làm việc có ích cần thiết và thời gian lãng phí trong ca sản
xuất; tìm nguyên nhân của những thời gian làm việc lãng phí và đề ra các biện pháp
nhằm xoá bỏ hoặc hạn chế đến mức thấp nhất những lãng phí nâng cao tỷ trọng thời
gian làm việc có ích trong ngày.
Thời gian làm việc trong ngày được chia làm 2 loại:
- Thời gian được tính trong mức.
- Thời gian không được tính trong mức.
a. Thời gian được tính trong mức.
Là thời gian công nhân làm công việc tác nghiệp ra sản phẩm một cách trực
tiếp hoặc gián tiếp và thời gian nghỉ sau thời gian làm việc để phục hồi lại sức khoẻ
có thể tiếp tục làm việc. Thời gian trong định mức bao gồm các loại thời gian sau:
- Thời gian chuẩn kết (Tck): là thời gian mà người lao động hao phí để
chuẩn bị và kết thúc công việc, nhận nhiệm vụ, nhân dụng cụ, thu dọn dụng cụ. Thời
gian này chỉ hao phí một lần cho một loạt sản phẩm không phụ thuộc vào số lượng
sản phẩm và độ dài thời gian làm việc trong công tác.
- Thời gian tác nghiệp: là thời gian người công nhân trực tiếp làm các công
việc để hoàn thành sản phẩm hay nói cách khác là thời gian người công nhân trực
tiếp làm các công việc nhằm thay đổi đối tượng lao động.
Trong thời gian tác nghiệp gồm:
Trang 12
+ Thời gian tác nghiệp chính.
+ Thời gian tác nghiệp phụ.
- Thời gian phục vụ nơi làm việc (Tpv) là thời gian người công nhân làm
các công việc nhằm đảm bảo cho nơi làm việc hoạt động liên tục nhịp nhàng trong
suốt ca làm việc.
Thời gian phục vụ nơi làm việc gồm:
+ Thời gian phục vụ tổ chức.
+ Thời gian phục vụ kỹ thuật.
- Thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu cần thiết (Tnn). Bao gồm thời gian nghỉ
ngơi do mệt mỏi gây ra và thời gian nghỉ ngơi vì nhu cầu cần thiết của công nhân.
Thời gian nghỉ ngơi là để duy trì khả năng làm việc của công nhân trong
suốt ca làm việc. Thời gian nghỉ ngơi tuỳ theo điều kiện nặng nhọc, độc hại, nóng
bức bụi bặm… trong quá trình làm việc mà quy định độ dài thời gian nghỉ ngơi hợp
lý.
b. Thời gian không được tính mức. (Tnđm)
Thời gian ngoài định mức là thời gian người công nhân không làm các công
việc phục vụ cho việc hoàn thành sản phẩm. Thời gian ngoài định mức gồm các loại
sau:
- Thời gia lãng phí công nhân (T
lpcn
) bao gồm thời gian người công nhân đi
muộn, về sớm, nói chuyệnlàm việc riêng trong khi sản xuất. Thời gian này phải có
biện pháp loại bỏ không được tính vào mức.
- Thời gian lãng phí do tổ chức (T
lptc
): là thời gian lãng phí của công nhân
do tổ chức gây nên như chờ dụng cụ, hư hỏng dụng cụ sản xuất người công nhân
phải dừng sản xuất để chờ.
- Thời gian lãng phí kỹ thuật (T
lpkt
): là thời gian lãng phí do bị tác động của
các yếu tố khách quan như mất điện.
Sơ đồ 2: Phân loại thời gian làm việc.
Trang 13
Thời gian trong ca
Thời gian làm việc
cần thiết
Thời gian lãng
phí
Thời gian
chuẩn kết
Thời gian không
đầy đủ cho một
sản phẩm
Lãng
phí do
công
nhân
Lãng
phí do
tổ
chức
Lãng
phí do
kỹ
thuật
Thời gian tác nghiệp
Thời gian phục vụ
Thời gian nghỉ ngơi
và nhu cầu cần thiết
Thời gian không tính trong mức
Thời
gian
chính
Thời
gian phụ
Thời
gian
phục vụ
tổ chức
Thời
gian
Phục vụ
kỹ thuật
Thời
gian
nghỉ
ngơi
Thời
gian cho
nhu cầu
cần thiết
Thời gian được tính trong mức
3. Tiêu chuẩn để định mức kỹ thuật lao động.
Như đã nêu, để định mức lao động có căn cứ khoa học cần áp dụng một
phương pháp định mức kỹ thuật lao động có hiệu quả có căn cứ khoa học. Nói cách
khác, để định mức kỹ thuật lao động có căn cứ khoa học cần phải có hệ thống
những tài liệu tiêu chuẩn.
Tiêu chẩu để định mức lao động là những đại lượng quy định về chế độ làm
việc tiên tiến của thiết bị (hay những đại lượng hao phí thời gian quy định để hoàn
thành những bộ phận bằng tay của bước công việc) trong những điều kiện tổ chức
Trang 14
kỹ thuật hợp lý, dùng để tính các mức thời gian có căn cứ khoa học. Như vật, chất
lượng của tiêu chuẩn để định mức lao động quyết định chất lượng mức lao động có
căn cứ kỹ thuật.
* Sự khác biệt giữa tiêu chuẩn thời gian và mức thời gian.
+ Thứ nhất: Mức thời gian tính cho tất cả các loại thời gian (Thời gian
chuẩn kết, tác nghiệp, phục vụ) trong khi tiêu chuẩn chỉ xây dựng và tính toán riêng
biệt cho từng loại thời gian.
+ Thứ hai: Theo phạm vị sử dụng, mức thời gian chỉ dùng cho những bước
công việc giống nhau và nơi làm việc như nhau còn tiêu chuẩn thời gian có thể sử
dụng tại nhiêu nơi làm việc khác nhau của ngành này hay sản xuất khác.
+ Thứ ba: Theo mục đích sử dụng, mức thời gian là yếu tó quan trọngđể
tính đơn giá sản phẩm nhưng tiêu chuẩn thời gian không thể dùng để tính toán đơn
giá sản phẩm.
- Cũng như mức lao động, tiêu chuẩn để định mức kỹ thuật lao động có tính
đến những điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể vì vậy tiêu chuẩn cũng phải luôn được
sửa đổi cho phù hợp đông fhtời tiêu chuẩn phải đáp ứng những yêu cầu chính sau
đây:
+ Phải phản ánh được những thành tựu mới nhất về khoa học kỹ thuật
những kinh nghiệm tiên tiến của tổ chức sản xuất và tổ chức lao động, những
phương pháp làm việc tiên tiến của công nhân.
+) Đảm bảo chính xác phù hợp với từng loại hình sản xuất.
+) Phải tính toán đầy đủ và chính xác những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian
của bước công việc và các bộ phận hợp thành các bước công việc.
+) Phải tính đền những điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể, đặc điểm của quá
trình công nghệ và loại hình sản xuất.
+) Phải bao gồm những phương án công nghệ phổ biến nhất, những thông số chủ
yếu phản ánh được số động chứ không phải là cá biệt. Phải đơn giản thuận tiện khi
sử dụng định mức lao động.
• Phân loại tiêu chuẩn.
Trang 15
Tiêu chuẩn có thể phân loại theo nhiều tiêu thức.
- Theo nội dung ta có:
+) Tiêu chuẩn chế độ làm việc của thiết bị.
+) Tiêu chuẩn thời gian: là những đại lượng quy định thời gian lao động
dùng để định mức cho các bước công việc làm bằng tay hoặc phần làm bằng tay của
các bước công việc được thực hiện trên các thiết bị khác nhau. Tiêu chuẩn thời gian
được xây dựng trên cơ sở các số liệu, những cuộc khảo sát tiến hành ở những phân
xưởng sản xuất với điều kiện tổ chức kỹ thuật hợp lý.
+) Tiêu chuẩn phục vụ
+) Tiêu chuẩn số lượng người làm việc.
- Theo phạm vi và mức sử dụng ta có:
+) Tiêu chuẩn xí nghiệp
+) Tiêu chuẩn ngành
+) Tiêu chuẩn thống nhất: Do Nhà nước ban hành dùng để định mức cho
những công việc hoặc sản phẩm giống nhau của các ngành các xí nghiệp khác nhau.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG.
Chất lượng của mức lao động phụ thuộc rất lớn vào phương pháp định mức
lao động. Trong thực tế sản xuất thường áp dụng các phương pháp chủ yếu:
phương pháp tổng hợp và phương pháp phân tích.
1. Các phương pháp tổng hợp
Phương pháp tổng hợp là phương pháp xây dựng mức không dựa trên cơ sở
nghiên cứu phân tích các bộ phận của bước công việc và điều kiện tổ chức kỹ thuật
hoàn thành nó, thời gian hao phí chỉ được quy định cho toàn bộ bước công việc.
Nhóm này gồm 3 phương pháp: Thống kê, kinh nghiệm và dân chủ bình nghị.
- Phương pháp thống kê là phương pháp xây dựng mức dựa vào các tìa liệu
thống kê về thời gian hao phí thực tế để hoàn thành bước công việc (giống hoặc
Trang 16
tương tự) ở thời kỳ trước. Lương thời gian (sản lượng) được xác định là mức lao
động thường lấy giá trị trung bình.
Ví dụ: Có 6 công nhân làm những việc như nhau, theo thống kê ghi lại của
từng người, hao phí thời gian trung bình để làm một sản phẩm trong tuần làm việc
như sau:
45’ ; 39’ ; 52’ ; 49’ ; 41 ; 47’
Mức trung bình để làm sản phẩm:
45 + 39 + 52 + 49 + 41 + 47
6
= 45,5’
- Phương pháp kinh nghiệm: là phương pháp xây dựng mức dựa vào kinh
nghiệm tích luỹ được cán bộ định mức, quản độc phân xưởng hoặc công nhân sản
xuất.
- Phương pháp dân chủ bình nghị: là phương pháp xây dựng mức bằng cách
cán bộ định mức dự tính mức bằng thống kê hoặc kinh nghiệm rồi đưa ra cho công
nhân thảo luận, bình, nghị quyết định.
Qua đặc điểm các phương pháp trên đây nên có thể nói: phương pháp tông
hợp không phải là phương pháp định mức khoa học. Tuy nhiên nó có ưu điểm là
đơn giản, ít tồn công sức, dễ làm. Nó chỉ được áp dụng hạn chế, có thời hạn trong
điều kiện sản xuất mới trình độ tổ chức lao động và sản xuất còn thấp.
2. Nhóm các phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích là phương pháp xây dựng mức bằng cách phân chia
và nghiên cứu tỉ mỉ quá trình sản xuất, quá trình lao động, các bước công việc được
định mức và các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian hao phí. Trên cơ sở đó, áp dụng
các biện pháp hoàn thiện quá trình lao động những quy định chế độ làm việc có hiệu
quả lớn của máy móc thiết bị, sử dụng các phương pháp và thao tác lao động hợp
lý…đồng thời loại trừ những nhược điểm trong tổ chức nơi làm việc và điều kiện
lao động xuất phát từ kết quả nghiên cứu và dự tính khoa học đó xác định hao phí
Trang 17
thời gian cần thiết cho mỗi yếu tố và mức thời gian cho các bước công việc nói
chung. Các mức lao động được xây dựng bằng phương pháp phân tích đều là mức
có căn cứ khoa học.
Phương pháp phân tíh bao gồm: phương pháp phân tích tính toán, phương
pháp phân tích khảo sát và phương pháp so sánh điển hình.
2.1. Phương pháp phân tích tính toán.
Là phương pháp xây dựng mức dựa và các tài liệu chuẩn được xây dựng sẵn,
vận dụng các phương pháp toán sử dụng công thức để tính toán các thời gian chính
và thời gian khác trong mức. Phương pháp này gồm có các nội dung sau:
- Phân tích và nghiên cứu kết cấu bước công việc, xác định các nhân tố
ảnh hưởng tới thời gian hoàn thành bộ phận bước công việc.
- Dựa vào các tài liệu tiêu chuẩn xác định các thời gian của từng bước
công việc và các loại thời gian trong ca (chuẩn kết, tác nghiệp, phục vụ,
nghỉ ngơi và nhu cầu cần thiết)
- Xác định mức thời gian và mức sản lượng
Đặc điểm của phương pháp này là dựa vào những chứng từ kỹ thuật và các
tài liệu tiêu chuẩn để xác định các loại hao phí thời gian. Quá trình xây dựng mức
chủ yếu được tiến hành trong phòng làm việc của cán bộ định mức. Phương pháp
này áp dụng thích hợp trong những điều kiện sản xuất hàng loạt và nó cho phép xây
dựng mức nhanh, tốn ít công sức, bảo đảm chính xác và đồng nhất của mức.
2.2. Phương pháp phân tích khảo sát.
Là phương pháp xây dựng mức dựa trên các tài liệu nghiên cứu, khảo sát tại
nơi làm việc. Các phương pháp khảo sát cơ bản để nghiên cứu hao phí thời gian làm
việc và chụp ảnh, bấm giớ hoặc kết hợp cả chụp ảnh và bấm giớ. Kết quả chụp ảnh
và bấm giờ sẽ phản ánh toàn bộ hoạt động của công nhân và thiết bị trong ca làm
việc, mặt khác nó có thể nghiên cứu hao phí thời gian thực hiện từng thao tác hoặc
động tác của bước công việc, nó giúp ta phát hiện được thời gian lãng phí. Phân tích
những kết quả đó ta xác định được các loại cơ cấu thời gian trong ca, nội dung trình
Trang 18
tự thực hiện bước công việc cuối cùng là xác định được mức thời gian mức sản
lượng.
Đặc điểm của phương pháp này là xây dựng mức dựa vào các tài liệu khảo
sát trực tiếp tại nơi làm việc, nó cho phép không vhỉ xây dựng được những mức có
căn cứ khoa học mà còn góp phần hoàn thiện tổ chức sản xuất cvà quản lý, đúc kết
các kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất để phổ biến rộng rãi trong xí nghiệp hoặc
trong phạm vi một ngành sản xuất.
Các mức xây dựng bằng phương pháp này có độ chính xác cao, nhưng tồn
nhiều thời gian, người khảo sát đòi hỏi phải có trình độ nghiệp vụ nhất định nên chỉ
áp dụng thích hợp trong điều kiện sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối.
2.3. Phương pháp so sánh điển hình.
Là phương thức xây dựng mức dựa trên những hao phí mức điển hình. Mức
điển hình là mức được xây dựng có căn cứ khoa học (bằng phương pháp phân tích)
đại diện cho nhóm công việc có những đặc trưng công nghệ hay nội dung kết cấu
trình tự thực hiện giống nhau nhưng khác nhau về kích cỡ.
Từ mức điển hình của công việc điển hình của nhóm để xây dựng mức cho
các công việc khác nhau trong nhóm người ta nhận mức điển hình với hệ số điều
chỉnh được xây dựng sẵn để định mức cho các công việc còn lại trong nhóm.
Nội dung của phương pháp này bao gồm:
- Phân loại các chi tiết gia công ra các nhóm theo những đặc trưng giống
nhau. Mỗi nhóm chọn 1 hoặc một số chi tiết điển hình.
- Xây dựng quy trình công nghệ hợp lý để gia công những chi tiết điển
hình.
- Xác định các thiết bị dụng vụ cần thiết và điều kiện tổ chức kỹ thuật
thực hiện chế tạo chi tiết điển hình.
- Áp dụng phương pháp phân tích tính toán hoặc phân tích khảo sát để
xây dựng mức cho các chi tiết (bước công việc) điển hình.
Trang 19
Xây dựng mức bằng phương pháp này sẽ nhanh chóng tốn ít công sức nhưng
độ chính xác không cao so với 2 phương pháp trên phương pháp này thường áp
dụng cho loại hình sản xuất hàng loạt nhỏ và đơn chiếc. Để nâng cao độ chính xác
của mức được xây dựng bằng phương pháp này cần phải phân chia nhóm chi tiết gia
công chính xác theo các đặc trưng gần nhau, xây dựng quy trình công nghệ tỉ mỉ,
đúng đắn, xác định hệ số điều chỉnh có căn cứ khoa học.
3. Cách tính mức lao động
3.1. Tính mức thời gian.
Mức thời gian tuỳ theo từng công việc có thể quy định cho từng bước công
việc hoặc thời gian hoàn thành sản phẩm như sau:
- Đối với hình thức sản xuất hàng loạt nhỏ hoặc đơn chiếc
+ Trường hợp các thời gian phục vụ (Tpv), chuẩn bị kết thúc (Tck), thời gian
nghỉ ngơi (Tnn), thời gian tác nghiệp (Ttn) đã được xác định qua các tỷ số thời gian
tính theo công thức sau:
Tsp = Ttn + Tpv + Tnn + Tck (1)
Với Tsp là định mức thời gian quy định cho sản phẩm
+ Trường hợp các loại thời gian như trên được xác định bằng các tỷ lệ % so
với thời gian tác nghiệp thì:
Tsp = Ttn 1+
a + b + c
100
Trong đó: a: tỷ lệ % thời gian phục vụ so với thời gian tác nghiệp
b: tỷ lệ % thời gian nghỉ ngơi so với thời gian tác nghiệp
c: tỷ lệ % thời gian chuẩn kết so với thời gian tác nghiệp
- Nếu sản xuất hàng loạt lớn hay khối lượng lớn hơn thì thời gian chuẩn
bị kết thúc cho một sản phẩm không đáng kể. Khi đó, định mức tính thời
gian hao phí chỉ bao gồm có thời gian tác nghiệp phục vụ và thời gian
nghỉ ngơi.
- Công thức tính
Trang 20
(
)
Tsp =
Ttn 1+
a + b
100
3.2. Tính mức sản lượng.
Mức sản lượng là quy định khối lương công việc cho một công nhân phải
hoàn thành trong một đơn vị thời gian
- Công thức tính:
Msl =
T + c
Tsp
Với : Msl: mức sản lượng
Ttc: thời gian làm việc tiêu chuẩn (giờ, ca)
Tsp: mức thời gian cho 1 sản phẩm
Qua phân tích ở trên chúng ta đã thấy được bản chất của mức lao động cũng
như vai trò quan trọng của công tác định mức lao động trong doanh nghiệp sản xuất.
Việc không ngừng hoàn thiện công tác định mức lao động của mỗi doanh nghiệp
sản xuất trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt là iều tất yếu để đứng
vững và tồn tại phát triển.
Trang 21
(
)
PHẦN II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC LAO
ĐỘNG TẠI CÔNG TY MAY THANH HOÁ.
II. VAI TRÒ VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CÔNG TY MAY THANH HOÁ.
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
- Công ty may Thanh Hoá là doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước chịu sự
quản lý Nhà nước của Sở công nghiệp Thanh Hoá.
- Cũng như các doanh nghiệp khác, công ty may Thanh Hoá là đơn vị hạch
toán kinh doanh độc lập chịu sự quản lý Nhà nước của sở công nghiệp
quản lý vốn của Cục quản lý vốn và tài sản của Nhà nước tỉnh Thanh
Hoá.
- Từ xí nghiệp may cắt gia công thị xã thành lập theo Quyết định số 889-
UB/TH ngày 26.5.1974 của UBND tỉnh Thanh Hoá trên cơ sở sát nhập 3
đơn vị:
- Xí nghiệp may Bà Triệu.
Trang 22
- Văn phòng công ty may dệt, nhuộm.
- Trạm may cắt gia công thị xã Thanh Hoá.
Xí nghiệp bắt đầu hoạt động từ ngày 06/07/1974 với tổng số 618 cán bộ công
nhân viên. Số máy móc thiết bị của xí nghiệp khi đó như sau:
Bảng 1: Số máy móc thiết bị của công ty may Thanh Hoá năm 1974
STT Tên máy móc thiết bị Đvị Số lượng
1 Máy may công nghiệp của Liên Xô k22 Cái 200
2 Máy thùa k25 Liên Xô Cái 06
3 Máy cắt vòng Cái 04
Nguồn: Số thống kê trang thiết bị (của phòng kỹ thuật)
- Tổng diện tích nhà xưởng:2.450m
2
- Sản phẩm chủ yếu: Quần áo bảo hộ lao động
- Khách hàng chủ yếu của xí nghiệp là Công ty công nghệ phẩm Thanh Hoá
và Công ty bảo hộ lao động miền Bắc.
Ngày 14/11/1987 Hội đồng bộ trưởng ra quyết định 217/HĐBT giaoquyền tự
chủ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp tự hạch toán kinh
tế trên cơ sở quan hệ hàng hoá tiền tệ, quan hệ cung cầu phải tính đúng tính đủ vào
giá thành sản phẩm. Đồng thời, cùng với sự xuất hiện của nhiều thành phần kinh tế
khách hàng của Công ty không còn nữa. Xí nghiệp chuyển hướng sản xuất kinh
doanh từ kinh doanh hàng nội địa sang kinh doanh hàng xuất khẩu.
Được UBND tỉnh cho phép Quyết định số 1489 tài chính/ UBTH đổi tên xí
nghiệp may cắt gia công thành xí nghiệp may mặc giày da xuất khẩu Thanh Hoá.
Sản phẩm của xí nghiệp thời kỳ này là:
- Quần áo bảo hộ lao động xuất khẩu.
- Mũ, giầy xuất khẩu.
Thị trường tiêu thụ: Liên Xô, Cộng Hoà Dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan.
Năm 1991 -1992, trước sự biến động về chính trị của Liên Xô và các nước
Đông Âu, Công ty lại bị mất thị trường tiêu thụ sản phẩm. Giai đoạn này xí nghiệp
Trang 23
thiếu việc làm nên xắp xếp lại cơ cấu tổ chức sản xuất bằng cách giảm từ 618 công
nhân xuống còn 310 người, số dôi ra phải giải quyết cho nghỉ hưu và về thôi việc.
Ngày 27/6/1992, Xí nghiệp may và sản xuất dép thêu xuất khẩu Hoằng Hoá
được sát nhập với xí nghiệp may mặc giầy da xuất khẩu Thanh Hoá theo Quyết định
số 898/ UBTH của UBND tỉnh Thanh Hoá và lấy tên là xí nghiệp may xuất khẩu
Thanh Hoá. Đồng thời xí nghiệp chuyển hướng sang gia công hàng may mặc xuất
khẩu cho các nước Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc.
Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh đồng thời để phù hợp với nền kinh
tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Tháng 10
năm 1992 xí nghiệp may xuất khẩu được Bộ công nghiệp nhẹ và UBND tỉnh Thanh
Hoá cấp giấy phép thanh lập doanh nghiệp Nhà nước giấy phép số 1352 với ngành
nghề kinh doanh chủ yếu may công nghiệp và đổi tên thành Công ty may Thanh
Hoá.
Từ đó đến nay, Công ty may Thanh Hoá luôn đầu tư mở rộng sản xuất. Từ
chỗ chỉ có một phân xưởng may đến nay đã có 3 phân xưởng may lớn. Nhà xưởng
khang trang, máy móc trang thiết bị hiện đại, sản xuất sản phẩm đảm bảo chất lượng
cao và sản phẩm của công ty đã được tiêu thụ rộng khắp trong nước và ngay cả tại
các thị trường đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm như: Thụy sỹ, Pháp, Áo, Đức…
Từ chỗ giao hàng phải xuất khẩu uỷ Thanh Hoá qua đơn vị bạn đến nay
Công ty đã được cấp giấy phép xuất khẩu trực tiếp và hàng năm được Bộ Thương
Mại phân bổ Quota (hạn ngạch xuất khẩu) sang thị trường EU.
Bảng 2: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty .
STT Chỉ tiêu Đ.vị tính 1995 1996 1997 1998 1999
1 Tổng doanh thu Tr.đ 2258 3300
4224.61
3
4288.82
4232.01
2
2 Nộp ngân sách " 96 116.4 113 87 33
3 Tổng quỹ lương " 1400 1960 2191.63 2238.96 2371.2
4 Lợi nhuận " 14.625 25.586
4.80377
4
13.278 16.352
5 Thu nhập bình 1000
đ
/ngườ 250 280 286 298 304
Trang 24
quõn i/thỏng
Ngun: S k toỏn <Phũng k toỏn Cụng ty may Thanh Hoỏ>.
2. c im Cụng ty.
2.1. V c cu mt bng.
Cụng ty may Thanh Hoỏ cú tr s chớnh ti 119 Tng Duy Tõn, Phng
Lam Sn, Thnh ph Thanh Hoỏ.
Ngoi tr s chớnh Cụng ty cũn 1 phõn xng sn xut ti th trn Bỳt Sn,
Huyn Hong Hoỏ. Khong cỏch 2 c s l 16km.
Din tớch s dng ca Cụng ty: 11768 m
2
.
Trong ú: - Tr s chớnh (c s 1): 9768 m
2
.
- Th trn Bỳt Sn(c s 2): 2000m
2
.
2.2. c im b mỏy qun lý.
- C cu t chc ca Cụng ty may Thanh Hoỏ theo kiu trc tuyn chc
nng. Ban giỏm c gm 1 giỏm c v 2 phú giỏm c. Giỏm c cụng ty l ngi
iu hnh chung chu trỏch nhim cao nht trc nh nc v kt qu hot ng
kinh doanh ca cụng ty. Cỏc phú giỏm c cú nhim v giỳp vic cho giỏm c ph
trỏch tng phn cụng vic theo s phõn cụng ca giỏm c. Tip n l cỏc phũng
ban phõn xng sn xut.
Cỏc phũng ban chc nng ca cụng ty gm:
- Phũng t chc hnh chớnh.
- Phũng k thut cụng ngh.
Trang 25
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
4500
Triệu đồng
1995 1996 1997 1998 1999
Năm
Tổng doanh thu
Tổng quỹ lương
Lợi nhuận