Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường đầy sôi động của nước ta
hiện nay sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nhằm chiếm
lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm thu hút khách hàng đến
với sản phẩm của doanh nghiệp mình, đang trở nên ngày
càng gay gắt khốc liệt. Để chiếm lĩnh được thị trường thu
hút được khách hàng thì điều trước tiên phải kể đến là chất
lượng và giá cả sản phẩm. Cùng với sự phát triển của xã
hội đời sống của con người ngày càng được cải thiện do đó
nhu cầu về hàng hoá không phải chỉ là về số lượng mà mặt
chất lượng ngày càng được đề cao nhưng đồng thời giá cả
phải phù hợp. Để nâng cao chất lượng hạ giá thành sản
phẩm dẫn đến giảm giá cả sản phẩm hàng hoá thì đối với
các doanh nghiệp sản xuất hiện nay khâu tổ chức lao động
đặc biệt phải được quan tâm nhiều. Tổ chức lao động hợp
lý là cơ sở để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một trong những vấn đề
quan trọng của tổ chức lao động khoa học là công tác định
1
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
mức lao động. Định mức lao động mà tốt sẽ làm giảm được
các hao phí lãng phí trong quá trình sản xuất dẫn đến giảm
được các chi phí không cần thiết để sản xuất sản phẩm từ
đó hạ giá thành sản phẩm nâng cao khả năng cạnh tranh của
sản phẩm trên thị trường.
Tuy nhiên, không phải ở bất kỳ doanh nghiệp sản xuất
nào công tác định mức lao động cũng được quan tâm thực
hiện tốt. Qua thời gian được thực tập tại Công ty may
Thanh Hoá em đã biết về công tác định mức tại công ty và
thấy nó còn một số vấn đề cần được quan tâm. Bởi vậy em
đã đi đến việc lựa chọn đề tài: "Hoàn thiện công tác định
mức kỹ thuật lao động tại Công ty may Thanh Hoá" làm
luận văn tốt nghiệp cho mình. Với mục đích là nhằm đánh
giá, phân tích những mặt cũng như những mặt còn hạn chế
của công tác định mức lao động từ đó đưa ra một số giải
pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác định
mức lao động tại Công ty may Thanh Hoá.
Với phương pháp nghiên cứu là khảo sát thực tế kết
hợp với phân tích tính toán các số liệu thu thập được mong
2
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
rằng sẽ làm sáng tỏ những ưu nhược điểm của công tác
định mức tại Công ty đồng thời những giải pháp đưa ra sẽ
thiết thực và phù hợp với Công ty.
Do thời gian nghiên cứu có hạn cho nên việc nghiên
cứu khảo sát chủ yếu được tiến hành tại phòng kỹ thuật
(nơi tiến hành công tác định mức) và một số tổ thuộc phân
xưởng may I Công ty may Thanh Hoá. Ngoài ra việc
nghiên cứu còn được tiến hành ở một số phòng ban có liên
quan như phòng tổ chức, phòng kế toán. Về các số liệu sử
dụng trong đề tài chủ yếu là những số liệu mới của một vài
năm gần đây (từ năm 1995 đến nay).
3
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
PHẦN I:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN
TỚI CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT LAO
ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP.
4
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
I. KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ VÀ NHIỆM VU CỦA ĐỊNH MỨC KỸ
THUẬT LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP.
1. Khái niệm về mức lao động.
Lao động ngày nay trong bất cứ nền sản xuất xã hội
nào cũng đều mang tính tập thể và cũng cần được tổ chức
lại để đảm bảo năng suất cao. Vì năng suất lao động là cái
quan trọng nhất, căn bản nhất quyết định cho trình độ phát
triển của xã hội mới.
Để tăng năng suất lao động, người lao động, nhà quản
lý sản xuất cần phải biết số lượng lao động tất yếu phải tiêu
hao để hoàn thành một khối lượng công việc, một sản
phẩm, một chức năng nào đó là bao nhiêu; tức là phải đo
được số lượng lao động tiêu hao trong quá trình sản xuất.
- Thước đo số lượng lao động là thời gian lao động. C.
Mác viết: “... Bản thân số lượng lao động thì đo bằng thời
gian lao động và thời gian lao động lại được đo bằng những
phần của thời gian như giờ, ngày...".
Thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra sản phẩm
hay hoàn thành công việc (bước công việc) là thời gian cần
thiết cho bất cứ công việc nào tiến hành với trình độ thành
thạo trung bình và một cường độ trung bình, trong những
5
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
điều kiện sản xuất bình thường của xã hội. Trong thực tế
sản xuất, số lượng cần thiết được xác định dưới dạng các
mức lao động thông qua định mức lao động.
Như vậy mức lao động là những đại lượng hao phí để
hoàn thành một dạng công việc, hoặc để hoàn thành một
sản phẩm một chức năng nào đó quy định cho một người
hoặc một nhóm người có trình độ thành thạo tương ứng với
trình độ công việc được giao trong điều kiện sản xuất kỹ
thuật nhất định. Nói cách khác mức lao động là mức độ hao
phí lao động được quy định cho một người hay một nhóm
người lao động để thực hiện một công việc nhát định trong
những điều kiện sản xuất nhất định. Để xây dựng mức lao
động ta phải tiến hành công tác định mức lao động.
2. Các loại mức lao động.
Mức lao động có nhiều dạng và mỗi dạng thể hiện một
nội dung, điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Tuỳ vào từng
loại công việc sản xuất và điều kiện sản xuất mà mức lao
động có thể xây dựng dưới các dạng khác nhau. Nhưng
chung quy lại có 4 dạng chính sau:
- Mức thời gian.
- Mức sản lượng.
6
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
- Mức phục vụ.
- Mức quản lý.
* Mức thời gian (T): là lượng thời gian cần thiết được
quy định để một hoặc một nhóm công nhân có trình độ
thành thạo nhất định hoàn thành một công việc (bước công
việc, một sản phẩm, một chức năng) trong những điều kiện
tổ chức kỹ thuật nhất định.
Mức thời gian trong thực tế là cơ sở xuất phát để tính
các loại mức khác về thời gian làm việc là thước đo lao
động nói chung và về nguyên tắc định mức lao động là xác
định hao phí thời gian lao động cần thiết để hoàn thành một
công việc này hay công việc kia.
* Mức sản lượng (Q): Là số lượng sản phẩm được quy
định để một công nhân hay một nhóm công nhân có trình
độ thành thạo phù hợp với trình độ phức tạp của công việc
phải hoàn thành trong một đơn vị thời gian (ngày, giờ) với
những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.
Mức sản lượng được xác định trên cơ sở mức thời
gian vì vậy chúng có mối quan hệ tác động qua lại với
nhau.
Nếu ký hiệu T: Mức thời gian.
7
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
Q: Mức sản lượng.
Ta có công thức biểu diễn mối quan hệ giữa mức thời
gian và mức sản lượng như sau:
Q =
1
T
Mức sản lượng là nghịch đảo của mức thời gian tức là
khi mức thời gian tăng thì mức sản lượng giảm và ngược
lại.
Nếu ta gọi X là % giảm mức thời gian.
Y là % tăng mức sản lượng.
Thì ta có công thức biểu diễn mối quan hệ giữa hai đại
lượng như sau:
X
=
100Y
100 +
Y
và Y
=
100X
100
+X
* Mức phục vụ: là số lượng đối tượng (máy móc, thiết
bị, diện tích sản xuất…) được quy định để một công nhân
hay một nhóm công nhân phải phục vụ trong những đièu
kiện tổ chức nhất định.
Mức phục vụ thường được xây dựng để giao cho công
nhân phục vụ sản xuất hoặc công nhân chính phục vụ nhiều
8
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
máy. Mức phục vụ được xác định trên cơ sở mức thời gian
phục vụ.
+ Mức quản lý: là số người hay số bộ phận do một
người hay một nhóm người lãnh đạo phụ trách với trình độ
thành thạo và trình độ phức tạp tương ứng phug hợp với
điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.
3. Định mức kỹ thuật lao động - Khái
niệm và vai trò.
3.1. Khái niệm định mức kỹ
thuật lao động.
Định mức kỹ thuật lao động đã xuất hiện vào giữa
những năm 20 thế kỷ 20, thời kỳ công nghiệp hoá nền kinh
tế quốc dân và cơ khí hoá các quá trình lao động phát triển
mạnh mẽ. Thực tế đòi hỏi phải tính toán đầy đủ hơn các
yếu tố kỹ thuật trong mức lao động và cá yếu tố sức khoẻ
của con người trong quá trình lao động. Vì tiến bộ kỹ thuật
đang chi phối và ngày càng quyết định đến năng suất lao
động. Như vậy, định mức kỹ thuật lao động là : "Quá trình
xây dựng mức dựa trên các căn cứ kỹ thuật, tổ chức, kinh tế
các yếu tố tâm sinh lý và những kinh nghiệm tiến tiến trong
sản xuất".
9
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
3.2. Vai trò của định mức kỹ
thuật lao động.
Định mức lao động có vai trò rất quan trọng. Nó là cơ
sở cho việc thiết lập kế hoạch lao động, quản lý lao động tổ
chức lao động và thực hiện việc phân phối theo lao động
một cách hợp lý.
3.2.1. Định mức lao động là cơ sở để thiết lập kế
hoạch lao động.
Muốn lập kế hoạch lao động người ta phải căn cứ vào
nhiệm vụ sản xuất của năm kế hoạch, hay nói cách khác là
căn cứ vào số lượng sản phẩm được giao trong năm. Nhờ
có mức lao động cho bước công việc mà tính được lượng
lao động chế tạo sản phẩm, xác định được số lượng lao
động cần thiết, kết cấu nghề và trình độ lành nghề của họ,
phân bổ công nhân cho thích hợp.
3.2.2. Định mức lao động là cơ sở để nâng cao năng
suất lao động.
Việc nâng cao năng suất lao động chủ yếu do việc áp
dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến nâng cao hiệu suát sử dụng
máy móc thiết bị, nhưng con người vẫn là yếu tố quyết định
đến năng suất lao động.
10
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
Thông qua công tác định mức lao động ta nghiên cứu
các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất phát hiện và loại bỏ các
thao tác động tác thừa, cải tiến phương pháp sản xuất hợp
lý hoá nơi làm việc nhờ đó mà giảm được hao phí thời gian
để sản xuất ra sản phẩm nâng cao năng suất lao động. Mặt
khác nhờ có định mức lao động mới biết được (người nào
hoàn thành mức cao) khả năng làm việc của từng người,
phát hiện ra những người có năng suất cao nghiên cứu
phương pháp sản xuất tiên tiến của họ từ đó áp dụng cho
sản xuất. Đồng thời nghiên cứu thao tác sản xuất của công
nhân có năng suất lao động thấp giúp cho họ phấn đấu đạt
và vượt định mức.
3.2.3. Định mức lao động là cơ sở để tổ chức lao động
hợp lý khoa học.
Như chúng ta đã biết, quy luật kinh tế quan trọng hàng
đầu là quy luật tiết kiệm thời gian. Quy luật này có liên
quan trực tiếp đến tổ chức lao động khoa học mặt khác một
trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chức lao động
khoa học là tiết kiệm thời gian làm việc.
Những hao phí cần thiết để chế tạo sản phẩm (hay
hoàn thành công việc) phù hợp với điều kiện tổ chức và kỹ
11
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
thuật nhất định đã được thể hiện trong các mức. Chính sự
thể hiện đó đã làm cho định mức lao động liên quan chặt
chẽ với tổ chức lao động khoa học.
Định mức lao động càng hướng tới xác định hao phí
lao động tối ưu và phân đấu tiết kiệm thời gian lao động thì
nó càng ảnh hưởng tới quá trình hoàn thiện tổ chức lao
động khoa học. Thật vậy, việc tính thời gian hao phí để
hoàn thành công việc với những phương án tổ chức khác
nhau sẽ tạo khả năng đánh giá khách quan và chọn được
những phương án tối ưu nhất, cả về mặt sử dụng lao động
và sử dụng mý móc thiết bị. Nhờ việc xác định các mức lao
động bằng các phương pháp khoa học mà việc tính hao phí
thời gian theo yếu tố giúp ta đánh giá được mức độ hợp lý
của lao động hiện tại, phát hiện các thiếu sót làm lãng phí
thời gian cần có biện pháp khắc phục.
Mặt khác, việc áp dụng các mức lao động được xây
dựng trong điều kiện tổ chức lao động tiến bộ lại cho phép
áp dụng rộng rãi những kinh nghiệm tiên tiến trong tổ chức
sản xuất và tổ chức lao động đối với tất cả công nhân và
toàn xí nghiệp. Sự ảnh hưởng của mức lao động tới quá
trình hoàn thiện tổ chức lao động khoa học còn thể hiện ở
chỗ khơi dậy và khuyến khích sự cố gắng của công nhân,
12
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
kỹ sư, cán bộ kỹ thuật phân đấu hoàn thành vượt mức, động
viên họ tìm tòi biện pháp tiếp tục hoàn thiện tổ chức lao
động.
Vai trò của định mức lao động đối với tổ chức lao
động còn được thể hiện rõ ở nội dung phân công và hiệp
tác lao động. Thật vậy, để thực hiện phân công lao động
hợp lý cần phải biết không chỉ là nội dung công việc hợp
thành quá trình công nghệ mà còn phải biết tính toán hao
phí lao động để hoàn thành bước công việc. Việc xác định
chính xác hao phí lao động để hoàn thành chức năng phục
vụ sản xuất cho phép tổ chức phân công lao động theo chức
năng hợp lý hơn.
3.2.4. Định mức lao động là cơ sở để phân phối theo
lao động.
Mức lao động là thước đo hao phí lao động để hoàn
thành một khối lượng công việc nhất định. Vì vây, mức lao
động là căn cứ để tiến hành trả công theo hao phí lao động
trong sản xuất. Đơn giá tiền lương được tính theo công thức
sau:
- Đối với lượng sản phẩm trực tiếp:
13
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
GĐ
=
L
Q
hoặc ĐG =
L.T
Trong đó:
+ ĐG: Đơn giá tiền lương.
+ L : Mức lương theo cấp bậc công việc.
+ Q : Mức sản lượng.
+ T : Mức thời gian.
- Đối với lương theo sản phẩm của tổ nhóm.
Hay ĐG = L.T
Trong đó: Q : Mức sản lượng thực tế của tổ,
nhóm.
T : Mức thời gian.
ΣL: Tổng mức lương cấp bậc công việc
của cả tổ.
Để thực hiện tốt việc phân phối theo lao động thì điều
kiện cơ bản là phải định mức lao động theo phương pháp
có căn cứ khoa học mới đánh giá đúng kết quả của người
lao động, đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động,
theo số lượng, chất lượng sản phẩm làm ra của mỗi người
lao động. Mức lao động hợp lý chỉ có thể được xây dựng
trong điều kiện tổ chức kỹ thuật hợp lý. Đó là điều kiện
không cho phép người công nhân lao động tuỳ tiện vừa
14
∑
=
n
i 1
Q
ĐG
∑
=
n
i 1
L
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
không tuân theo quy trình công nghệ, quy trình lao động
vừa gây lãng phí thời gian. Làm việc trong điều kiện đó
buộc người công nhân phải nêu cao tinh thần trách nhiệm
và ý thức tổ chức kỷ luật. Để trước hết đảm bảo tiền lương
cho bản thân và sau đó là đảm bảo lợi ích chung cho xí
nghiệp.
4. Yêu cầu.
Định mức lao động chịu sự tác động của nhiều nhân
tố nhất là những thành tựu của khoa học kỹ thuật. Bên cạnh
đó định mức kỹ thuật lao động còn chịu tác động của các
yếu tố sau:
- Sức khoẻ người lao động.
- Các điều kiện lao động khi tiến hành công việc.
- Các yếu tố liên quan đến vấn đề tổ chức sản xuất.
- Các yếu tố liên quan đến tâm sinh lý người lao động.
15
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
- Các yếu tố liên quan đến kinh nghiệm tiên tiến trong
sản xuất.
Khi định mức lao động được tính toán đây đủ các yếu
tố trên thì được gọi là định mức lao động có căn cứ khoa
học và các mức được xây dựng là các mức có căn cứ khoa
học. Những mức như vậy sẽ thúc đẩy công nhân vươn tới
những kết quả lao động cao nhất, trong điều kiện sản xuất
nhất định. Do đó yêu cầu của công tác định mức lao động
là :
1/ Định mức lao động phải được xây dựng theo
phương pháp có căn cứ khoa học, tức là phải phân tích các
yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất và phải tổ chức chụp ảnh
ngày làm việc, bấm giờ thời gian tác nghiệp.
2/ Định mức lao động xây dựng trên cơ sở quy trình
sản xuất, chỉ tiêu chất lượng đảm bảo thể lệ thủ tục quy
định. Tổ chức dây chuyền, tổ chức lao động và tổ chức nơi
làm việc hợp lý.
16
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
3/ Công nhân chấp hành tốt kỷ luật tích cực thực hiện
định mức lao động, tham gia cải tiến tổ chức lao động và
xây dựng mức.
5. Nội dung của công tác định mức lao động.
Định mức kỹ thuật là công cụ quan trọng để quản lý
sản xuất, quản lý lao động trên cơ sở các mức lao động có
căn cứ khoa học mà nhà quản lý sản xuất có thể phân tích
hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, tính toán khả năng sản
xuất của doanh nghiệp (tăng năng suất lao động, hạ giá
thành sản phẩm, kế hoạch hoá lao động, tổ chức lao động).
Xây dựng mức có că cứ kỹ thuật phải dựa trên các
quy trình sản xuất máy móc, thiết bị, dây truyền sản xuất,
tổ chức lao động, và chuẩn bị tốt những nội dung sau:
5.1. Xác định quá trình sản xuất
ra sản phẩm.
Quá trình sản xuất là quá trình làm ra một loại sản
phẩm nào đó cần thiết cho tiêu dùng xã họi thường được
thực hiện khép kín trong doanh nghiệp. Tuỳ theo công nghệ
17
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
sản xuất, tổ chức quá trình sản xuất thường chia ra cá quá
trình bộ phận.
Quá trình sản xuất bao gồm:
- Quá trình chuẩn bị sản xuất (thiết kế sản phẩm, xây
dựng quy trình công nghệ, chuẩn bị máy móc, nhà xưởng,
nguyên vật liệu, năng lương…).
- Quá trình công nghệ.
- Quá trình kiểm tra kỹ thuật, phân loại sản phẩm.
- Quá trình phục vụ sản xuất (vận chuyển, sửa chữa,
phục vụ năng lượng, dụng cụ, nguyên vật liệu, phục vụ sinh
hoạt…).
Quá trình công nghệ là quá trình quan trọng nhất của
quá trình sản xuất, là quá trình làm thay đổi chất lượng của
đối tượng lao động (thay đổi hình dáng kích thước, tính
chất lý hoá…) để trở thành sản phẩm nhất định.
Tuỳ sự phát triển của sản xuất (công nghệ sản xuất, tổ
chức sản xuất các quá trình công nghệ bộ phận còn được
tiếp tục chia ra.
18
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
a. Bước công việc: bước công việc là một bộ phận
của quá trình sản xuất được thực hiện trên một đối tượng
lao động nhất định (cùng loại nguyên vật liệu, một chi tiết
máy) tại nơi làm việc nhất định do một hoặc một nhóm
người thực hiện.
Bước công việc là đối tượng của định mức, khi tiến
hàn định mức thường căn cứ vào bước công việc để định
mức.
b. Thao tác lao động.
Thao tác lao động là những nội dung công việc thực
hiện trong mỗi bước công việc. Thao tác là tổng hợp hoàn
chỉnh các hoạt động của công nhân nhằm mục đích nhất
định.
Nhờ việc xác định thao tác ta có thể phân tích, xác
định hợp lý quá trình làm việc của công nhân, đảm bảo
không có thao tác thừa, trùng lặp gây tổn thất tăng thêm
thời gian hoàn thành công việc.
c. Động tác.
19
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
Động tác là một bộ phận của thao tác biểu thị bằng
những cử động chân tay và thân thể người công nhân nhằm
mục đích lấy hay di chuyển một vật nào đó. Sự phân chia
thao tác thành các động tác nhằm mục đích hợp lý hoá hơn
nữa quá trình lao động của công nhân.
d. Cử động.
Cử động là một phần của động tác được biểu thị bằng
những cử động của con người, sự thay đổi cá vị trí bộ phận
cơ thể của công nhân.
Sự phân chia nhỏ các quá trình sản xuất thành cá bộ
phận hợp thành tạo điều kiện để đi sâu nghiên cứu độ dài
chu kỳ sản xuất, để ra biện pháp rút ngắn chu kỳ sản xuất
sản phẩm, cho phép dự kiến kết cấu hợp lý các bước công
việc thực hiện, các phương pháp thao tác làm việc tiên tiến,
trên cơ sở cải tiến tổ chức sản xuất, tổ chức lao động xây
dựng các mức lao động có căn cứ khoa học.
Sơ đồ 1: Sự phân chia quá trình sản xuất thành cá bộ phận hợp thành.
20
Quá trình sản
xuất
Quá trình bộ
phận
Bước công
Giai đoạn chuyển
tiếp
Bước công việc
Mặt công
nghệ
Thao tác
Động tác
Cử động
Mặt lao
động
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
5.2. Phân loại thời gian làm việc.
Để định mức lao động có căn cứ khoa học cần phải
nghiên cứu có hệ thống việc sử dụng thời gian trong quá
trình làm việc. Qua nghiên cứu thời gian hao phí sẽ tìm
thấy những thời gian làm việc có ích cần thiết và thời gian
lãng phí trong ca sản xuất; tìm nguyên nhân của những thời
gian làm việc lãng phí và đề ra các biện pháp nhằm xoá bỏ
hoặc hạn chế đến mức thấp nhất những lãng phí nâng cao
tỷ trọng thời gian làm việc có ích trong ngày.
Thời gian làm việc trong ngày được chia làm 2 loại:
- Thời gian được tính trong mức.
21
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
- Thời gian không được tính trong mức.
a. Thời gian được tính trong mức.
Là thời gian công nhân làm công việc tác nghiệp ra
sản phẩm một cách trực tiếp hoặc gián tiếp và thời gian
nghỉ sau thời gian làm việc để phục hồi lại sức khoẻ có thể
tiếp tục làm việc. Thời gian trong định mức bao gồm các
loại thời gian sau:
- Thời gian chuẩn kết (Tck): là thời gian mà người
lao động hao phí để chuẩn bị và kết thúc công việc, nhận
nhiệm vụ, nhân dụng cụ, thu dọn dụng cụ. Thời gian này
chỉ hao phí một lần cho một loạt sản phẩm không phụ thuộc
vào số lượng sản phẩm và độ dài thời gian làm việc trong
công tác.
- Thời gian tác nghiệp: là thời gian người công nhân
trực tiếp làm các công việc để hoàn thành sản phẩm hay nói
cách khác là thời gian người công nhân trực tiếp làm các
công việc nhằm thay đổi đối tượng lao động.
Trong thời gian tác nghiệp gồm:
+ Thời gian tác nghiệp chính.
+ Thời gian tác nghiệp phụ.
22
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
- Thời gian phục vụ nơi làm việc (Tpv) là thời gian
người công nhân làm các công việc nhằm đảm bảo cho nơi
làm việc hoạt động liên tục nhịp nhàng trong suốt ca làm
việc.
Thời gian phục vụ nơi làm việc gồm:
+ Thời gian phục vụ tổ chức.
+ Thời gian phục vụ kỹ thuật.
- Thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu cần thiết (Tnn). Bao
gồm thời gian nghỉ ngơi do mệt mỏi gây ra và thời gian
nghỉ ngơi vì nhu cầu cần thiết của công nhân.
Thời gian nghỉ ngơi là để duy trì khả năng làm việc
của công nhân trong suốt ca làm việc. Thời gian nghỉ ngơi
tuỳ theo điều kiện nặng nhọc, độc hại, nóng bức bụi bặm…
trong quá trình làm việc mà quy định độ dài thời gian nghỉ
ngơi hợp lý.
b. Thời gian không được tính mức. (Tnđm)
Thời gian ngoài định mức là thời gian người công
nhân không làm các công việc phục vụ cho việc hoàn thành
sản phẩm. Thời gian ngoài định mức gồm các loại sau:
23
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
- Thời gia lãng phí công nhân (T
lpcn
) bao gồm thời
gian người công nhân đi muộn, về sớm, nói chuyệnlàm việc
riêng trong khi sản xuất. Thời gian này phải có biện pháp
loại bỏ không được tính vào mức.
- Thời gian lãng phí do tổ chức (T
lptc
): là thời gian
lãng phí của công nhân do tổ chức gây nên như chờ dụng
cụ, hư hỏng dụng cụ sản xuất người công nhân phải dừng
sản xuất để chờ.
- Thời gian lãng phí kỹ thuật (T
lpkt
): là thời gian lãng
phí do bị tác động của các yếu tố khách quan như mất điện.
Sơ đồ 2: Phân loại thời gian làm việc.
24
Thời gian
trong ca
Thời gian l m à
việc cần thiết
Thời gian
lãng phí
Thời
gian
chuẩn
Thời gian
không
đầy đủ
Lãng
phí
do
công
Lãn
g
phí
do
Lãng
phí
do kỹ
thuật
Thời gian tác
nghiệp
Thời gian phục
vụ
Thời gian
nghỉ ngơi
Thời gian không tính
Thời
gia
n
chí
Thời
gian
phụ
Thời
gian
phục
vụ tổ
Thời
gian
Phục
Thời
gia
n
nghỉ
Thời
gian
cho
nhu
Thời gian được tính
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
3. Tiêu chuẩn để định mức kỹ thuật lao
động.
Như đã nêu, để định mức lao động có căn cứ khoa học
cần áp dụng một phương pháp định mức kỹ thuật lao động
có hiệu quả có căn cứ khoa học. Nói cách khác, để định
mức kỹ thuật lao động có căn cứ khoa học cần phải có hệ
thống những tài liệu tiêu chuẩn.
Tiêu chẩu để định mức lao động là những đại lượng
quy định về chế độ làm việc tiên tiến của thiết bị (hay
những đại lượng hao phí thời gian quy định để hoàn thành
những bộ phận bằng tay của bước công việc) trong những
điều kiện tổ chức kỹ thuật hợp lý, dùng để tính các mức
thời gian có căn cứ khoa học. Như vật, chất lượng của tiêu
chuẩn để định mức lao động quyết định chất lượng mức lao
động có căn cứ kỹ thuật.
25