Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

quy luật lưu thông tiền tệ, hiện tượng lạm phát tại Việt Nam trong những năm gần đây và đề ra một số phương pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.66 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU..........................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................2
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỐI QUAN HỆ
CUNG – CẦU VÀ QUY LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ.......................2
1.1. Mối quan hệ cung cầu........................................................................2
1.1.1.Khái niệm cung cầu:.....................................................................2
1.1.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến cân bằng và dịch chuyển cung cầu:. 2
1.1.3. Quan hệ cung cầu và giá cả thị trường:.......................................3
1.2. Quy luật lưu thông tiền tệ..................................................................3
1.2.1. Khái niệm:...................................................................................3
1.2.2. Yêu cầu của lưu thông tiền tệ......................................................4
1.3. Lạm phát do cung cầu ảnh gây mất ổn định tiền tệ...........................5
1.3.1. Lạm phát do cầu kéo...................................................................5
1.3.2. Lạm phát do chi phí đẩy..............................................................6
1.3.3. Lạm phát do cung tiền tệ tăng cao và liên tục.............................6
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP ỔN ĐỊNH TIỀN TỆ..7
2.1. Thực trạng..........................................................................................7
2.1.1. Tình trạng lạm phát.....................................................................7
2.1.2. Nguyên nhân...............................................................................7
2.1.3. Hậu quả :.....................................................................................8
2.2. Một số biện pháp bình ổn định tiền tệ của nhà nước..........................9
2.2.1. Chính sách xiết chặt lượng cung tiền tệ:.....................................9
2.2.2. Kiềm giữ giá cả.........................................................................10


2.2.3. ấn định mức lãi suất cao............................................................10
PHẦN III: KẾT LUẬN.................................................................................11


PHẦN I: MỞ ĐẦU


Trong nền kinh tế tiền tệ, mọi quan hệ kinh tế đều được thực hiện thông
qua công cụ tiền tệ. Điều mang lại giá trị cho tiền tệ khơng phải là vì nó có
giá trị tự thân, mà lại là do giá trị của những thứ mà tiền tệ có thể trao đổi
được. Các ngân hàng quốc gia thường theo đuổi một mục đích thực tế chung,
đó chính là bình ổn giá – cố gắng giữ lượng tiền đồng bộ với sự phát triển
kinh tế nhằm tránh khỏi hiện tượng lạm phát.
Hiện nay, mọi nền kinh tế đang có tốc độ tăng trưởng trên tồn cầu đều
đang trải qua một hiện tượng cố hữu – lạm phát. Đây là một ‘căn bệnh’ được
gây ra bởi các tác động tổng hợp của các yếu tố kinh tế khác nhau, và thường
thì rất khó để xác định đâu là ‘virus’ gây bệnh chính, cho nên việc ‘chữa
bệnh’ cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Việt Nam là một trong số những nước đang phát triển và có nền kinh tế
thị trường tiềm năng, tuy nhiên ảnh hưởng của lạm phát lên nền kinh tế cũng
khơng cịn là điều mới lạ, từ thời bao cấp cho đến khi bước sang nền kinh tế
thị trường hiện nay.
Bài chuyên đề này xin tập trung bàn về quy luật lưu thông tiền tệ, hiện
tượng lạm phát tại Việt Nam trong những năm gần đây và đề ra một số
phương pháp khắc phục.


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỐI QUAN HỆ
CUNG – CẦU VÀ QUY LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ
1.1.

Mối quan hệ cung cầu

1.1.1.Khái niệm cung cầu:
1.Khái niệm cung: Cung là số lượng hàng hoá mà người sản xuất bán ra
trên thị trường với các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định.

Cung thị trường là tổng hợp của các cung cá nhân.
2.Khái niệm cầu: Cầu là số lượng hàng hoá mà người tiêu dùng muốn mua
và có khả năng thanh tốn tại các mức giá khác nhau trong thời gian nhất
định.
1.1.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến cân bằng và dịch chuyển cung cầu:
Các nhân tố ảnh hưởng đến cung:
-Thuế: Thuế là công cụ điều tiết vĩ mơ của nhà nước, thuế có ảnh
hưởng đến cung của doanh nghiệp vì thuế là chi phí doang nghiệp phải
chịu khi thuế đánh vào hàng hố thì đường cung dịch chuyển sang bên trái.
-Công nghệ sản xuất: Cơng nghệ sản xuất có ảnh hưởng quyết định tới
năng suất của doanh nghiệp, và do đó có ảnh hưởng quyết định vào đường
cung (cung tăng).
-Giá cả của hàng hoá liên quan trong sản xuất: Khi giá của hàng hoá
thay thế trong sản xuất tăng lên, các doanh nghiệp có xu hướng sản
xuất nhiều hàng hố đó và như vậy làm cho đường cung của hàng hoá
đang xem xét dịch chuyển lên trên(cung giảm).
Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu:
-Thu nhập của người tiêu dùng: Khi thu nhập thay đổi thì cầu với hàng
hố cũng thay đổi.


-Số lượng người tiêu dùng: Một thị trường có nhiều người
tiêu dùng thì cầu sẽ lớn hơn và ngược lại.
-Thị hiếu người tiêu dùng: Khi người tiêu dùng thay đổi ý thích quyết
định mua (cầu với hàng hố cũng thay đổi)
1.1.3. Quan hệ cung cầu và giá cả thị trường:
1.Giá cả thị trường:
Giá cả thị trường là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá
dưới tác động của quy luật cung cầu và sức mua của đồng tiền.
2.Cơ chế tác động đến giá cả thị trường:

Cung lớn hơn cầu, giá cả thị trường sẽ lớn hơn giá cả sản xuất. Nếu cung
nhỏ hơn cầu thì giá cả thị trường nhỏ hơn giá cả sản xuất. Nếu cung bằng
cầu, giá cả thị trường ổn định, và bằng giá cả sản xuất.

1.2.

Quy luật lưu thông tiền tệ

1.2.1. Khái niệm:
-Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật quy định số lượng tiền cân cho
lưu thơng hàng hóa ở mỗi thời kỳ nhất định.
Quy luật này được thể hiện như sau:
Khi tiền chỉ thực hiện chức năng phương tiện lưu thơng thì lượng tiền
cần thiết cho lưu thơng được tính bắng cơng thức:
M=(Tổng giá cả hàng hóa đem ra lưu thơng)/(Số vịng ln chuyển trung
bình)
Khi tiền thực hiện cả chức năng phương tiện thanh tốn và chức năng lưu
thơng thì lượng tiền cần thiết cho lưu thông được xác định bằng công thức:
M=(1-(2+3)+4)/5


Trong đó:
1 là tổng giá trị hàng hóa dịch vụ lưu thơng.
2 là tổng giá trị hàng hóa bán chịu.
3 là tổng giá trị hàng hóa khấu trừ cho nhau.
4 là tổng giá cả hàng hóa bán chịu đến kỳ thanh tốn.
5 là số vịng ln chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ.
Lượng tiền cần thiết cho lưu thơng này tính cho một thời kỳ nhất định,
cho nên khi ứng dụng công thức trên cần lưu ý một số điểm sau:
Trong tính tổng giá cả phải loại bỏ những hàng hóa khơng được đưa ra

lưu thơng trong thời kỳ đó như: hàng hóa dự trữ hay tồn kho không được đem
ra bán hoặc để bán trong thời kỳ sau, hàng hóa bán (mua) chịu đến ký sau mới
cần thanh tốn bằng tiền, hàng hóa dùng để trao đổi trực tiếp với hàng hóa
khác, hàng hóa được mua (bán) bằng hình thức thanh tốn khơng dùng tiền
mặt như ký sổ, chuyển khoán, ...
Phải cộng thêm vào lượng tiền cần thiết cho lưu thông lượng tiền dùng
để ứng trước, để đặt hàng trong thời kỳ này nhưng lại chỉ nhận hàng trong
thời kỳ sau và lượng tiền mua (bán) hàng hóa chịu đã đến kỳ thanh tốn.
1.2.2. u cầu của lưu thông tiền tệ
Yêu cầu của quy luật lưu thông tiền tề là khối lượng tiền thực tế trong
lưu thông phải thích ứng với khối lượng tiền cần thiết cho lưu thơng. Tùy theo
loại hình lưu thơng tiền tệ (lưu thông tiền kim loại, lưu thông tiền giấy, lưu
thông tiền tín dụng ngân hàng). Quy luật lưu thơng tiền tệ chứa đựng các biểu
thị khác nhau: quy luật số lượng tiền tệ thực sự cần thiết cho lưu thông, quy
luật giá trị thực tế của các dấu hiệu tiền tệ danh nghĩa, quy luật lưu thơng tiền
tín dụng.


Khi vàng và bạc được dùng làm tiền thì số lượng tiền vàng hay bạc làm
phương tiện lưu thông được hình thành một cách tự phát. Bởi vì tiên vàng,
tiền bạc hay các tài sản bằng vàng bạc thực hiện được chức năng là phương
tiện cất trữ. Nếu số lượng tiền vàng hay tiền bạc lớn hơn số lượng tiền cần
thiết cho lưu thơng hàng hóa thì việc tích trữ tăng lên và ngược lại. Chẳng
hạn, khi sản xuất giảm sút thì số lượng hàng hóa đem ra lưu thơng ít đi do đó
số lượng tiền đang trong lưu thơng trở nên lớn hơn số lượng tiền cần thiết cho
lưu thơng, khi đó việc tích trữ tiền sẽ tăng lên.
1.2.3. Vai trị của lưu thơng tiền tệ
Quy luật lưu thơng tiền tệ giúp chính phủ có căn cứ để phát hiện những
điều kiện cần thiết cho lưu thông; giúp hệ thống ngân hàng nhà nước và kinh
doanh điều hòa lưu thơng tiền tệ khống chế kiểm sốt lạm phát, củng cố sức

mua để đồng tiền chuyển đổi; góp phần thúc đấy tăng trưởng kinh tế theo
hướng ngày một bền vững.
1.3.

Lạm phát do cung cầu ảnh gây mất ổn định tiền tệ

1.3.1. Lạm phát do cầu kéo
Đây chính là sự mất cân đối trong quan hệ cung – cầu. Nguyên nhân
chính là do tổng cầu tăng quá nhanh trong khi tổng cung không tăng hoặc
tăng không kịp.
Việc tăng cung ứng tiền tệ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc tăng
cầu về hàng hố và dịch vụ. Nhưng đây khơng phải là nguyên nhân duy nhất
làm tăng cầu. Áp lực lạm phát sẽ tăng sau từ 1 đến 3 năm, nếu cầu về hàng
hoá vượt quá mức cung, song sản xuất vẫn khơng được mở rộng hoặc do sử
dung máy móc với cơng suất giới hạn hoặc vì nhân tố sản xuất không đáp ứng
được sự ra tăng của cầu. Sự mất cân đối sẽ được giá cả lấp đầy từ đó mà lạm
phát do cầu tăng lên (lạm phát do cầu kém xuất hiện. Chẳng hạn như ở Mỹ, sử


dụng cơng suất máy móc là một chỉ số có ích phản ánh lạm phát trong tương
lai ở Mỹ, sử dụng cơng suất máy móc trên 83% dẫn tới lạm phát tăng
1.3.2. Lạm phát do chi phí đẩy
Hình thức của lạm phát do chi phí đẩy phat sinh từ phía cung ,do chi
phí sản xuất cao hơn đã được chuyển sang người tiêu dùng. Điều này chỉ có
thể đạt trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế khi người tiêu dùng sẵn sàng trả
với giá cao hơn. Ví dụ : Nếu tiền lương chiếm một phần đáng kể trong chi phí
sản xuất và dịch vụ và nếu tiền lương tăng nhanh hơn năng xuất lao động thì
tổng chi phí sản xuất sẽ tăng lên. Nếu nhà sản xuất có thể chuyển việc tăng
chi phí này cho người tiêu dùng thì giá bán sẽ tăng lên ,cơng nhân và các cơng
đồn sẽ yêu cầu tiền lương cao hơn trước đẻ phù hợp với chi phí sinh hoạt

tăng lên điều đó tạo vịng xốy lượng giá .
Bên cạnh đó giá cả nhập khẩu cao hơn được chuyển cho người tiêu
dùng nội địa cũng là một yếu tố gây lên lạm phát. Nhập khẩu càng trở lên đắt
đỏ khi đồng nội tệ yếu đi hoặc mất giá so với đồng tiền khác
1.3.3. Lạm phát do cung tiền tệ tăng cao và liên tục
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thuộc phía tiền tệ ,khi cung
tiền tệ tăng lên kéo dài làm cho mức giá tăng lên kéo dài và gây ra lạm phát.
Có thể thấy ngưỡng tăng cung tiền để gây lạm phát là nền kinh tế toàn dụng.
Khi nền kinh tế chưa tồn dụng thì nguồn ngun nhiên vật liệu cịn nhiều,
chưa khai thác nhiều. Có nhiều nhà máy xí nghiệp bị đóng cửa chưa đi vào
hoạt động. Do đó nhân viên nhàn rỗi lớn và tỷ lệ thất nghiệp cao … Trong
trường hợp này, khi tăng cung tiền thì dẫn đến lãi xuất giảm đến một mức độ
nào đó, các nhà đầu tư thấy rằng có thể có lãi và đầu tư tăng nhiều. Từ đó các
nhà máy ,xí nghiệp mở cửa để sản xuất ,kinh doanh .Lúc này nguyên nhiên
vật liệu bắt đầu được khai thác ,người lao động có việc làm và sản lượng tăng
lên .


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP ỔN ĐỊNH TIỀN
TỆ
2.1. Thực trạng
2.1.1. Tình trạng lạm phát
Từ năm 2004 đến 2011, lạm phát ở nước ta có xu hướng gia tăng, cao điểm
đã lên mức 2 con số. Cụ thể là vào năm 2004, chỉ số lạm phát là 9,5%; năm
2007, lạm phát tăng cao ở mức 12,63%, năm 2011, lạm phát vượt quá 18%.
Do đó, chống lạm phát là một nhiệm vụ quan trọng cấp bách trong điều hành
chính sách kinh tế vĩ mô. Song, từ năm 2012 đến năm 2013, lạm phát có xu
hướng ổn định dưới mức 7%.
Nhờ những chính sách bình ổn giá hợp lý của Đảng và nhà nước đồng
thời Chính phủ đã tiếp tục kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó,

kiểm sốt lạm phát là một trong những trụ cột quan trọng nên tỉ lệ lạm phát từ
năm 2014-2020 luôn giữ ở mức ổn định từ 0.63- 4.09 %.
2.1.2. Nguyên nhân
Theo các nhà nghiên cứu, lạm phát ở Việt Nam là do sự tác động tổ hợp
của cả ba dạng thức, gồm lạm phát tiền tệ (dạng thức chủ yếu), lạm phát cầu
kéo và lạm phát chi phí đẩy. Cụ thể, lạm phát tiền tệ là dạng thức lạm phát lộ
diện khá rõ như việc tung khối lượng tiền lớn vào lưu thông.
Lạm phát cầu kéo do đầu tư bao gồm đầu tư công và đầu tư của các
doanh nghiệp tăng, làm nhu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu và thiết bị công
nghệ tăng. Biểu hiện rõ nhất của lạm phát cầu kéo là nhu cầu nhập khẩu lương
thực, thực phẩm trên thị trường thế giới tăng, làm giá xuất khẩu tăng kéo theo
cầu về lương thực trong nước cho xuất khẩu tăng, trong khi đó, nguồn cung
trong nước khơng thể tăng kịp.
Lạm phát chi phí đẩy biểu hiện ở giá nguyên liệu, nhiên liệu trên thế giới
tăng mạnh, đẩy hàng loạt mặt hàng khác tăng theo. Trong điều kiện kinh tế


nước ta phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu thì việc giá nguyên liệu nhập tăng
làm giá thị trường trong nước biến động theo.
2.1.3. Hậu quả :
Lạm phát có nhiều loại, cho nên cũng có nhiều mức độ ảnh hưởng khác
nhau đối với nền kinh tế. Xét trên góc độ tương quan, trong một nền kinh tế
mà lạm phát được coi là nỗi lo của toàn xã hội và người ta có thể nhìn thấy
tác động của nó.
-

Đối với lĩnh vực sản xuất
Đối với nhà sản xuất, tỷ lệ lạm phát cao làm cho giá đầu vào và đầu ra

biến động không ngừng, gây ra sự ổn định giả tạo của quá trình sản xuất. Sự

mất giá của đồng tiền làm vơ hiệu hố hoạt động hạch tốn kinh doanh. Hiệu
quả kinh doanh - sản xuất ở một vài doanh nghiệp có thể thay đổi, gây ra
những xáo động về kinh tế. Nếu một doanh nghiệp nào đó có tỷ suất lợi nhuận
thấp hơn lạm phát sẽ có nguy cơ phá sản rất lớn.
-

Đối với lĩnh vực lưu thông
Lạm phát thúc đẩy q trình đầu cơ tích trữ dẫn đến khan hiếm hàng hoá.

Các nhà doanh nghiệp thấy rằng việc đầu tư vốn vào lĩnh vực lưu thơng.
Thậm chí khi lạm phát trở nên khó phán đốn thì việc đầu tư vốn vào lĩnh vực
sản xuất sẽ gặp phải rủi ro cao. Do đó nhiều người tham gia vào lĩnh vực lưu
thông nên lĩnh vực này trở nên hỗn loạn. Tiền ở trong tay những người vừa
mới bán hàng xong lại nhanh chóng bị đẩy vào kênh lưu thơng, tốc độ lưu
thông tiền tệ tăng vọt và điều này làm thúc đẩy lạm phát gia tăng.
-

Đối với lĩnh vực tiền tệ, tín dụng
Lạm phát làm cho quan hệ tín dụng, thương mại và ngân hàng bị thu hẹp.

Số người gửi tiền vào ngân hàng giảm đi rất nhiều. Về phía hệ thống ngân
hàng, do lượng tiền gửi vào giảm mạnh nên không đáp ứng được nhu cầu của
người đi vay, cộng với việc sụt giá của đồng tiền quá nhanh, sự điều chỉnh lãi


suất tiền gửi không làm an tâm những người hiện có lượng tiền mặt nhàn rỗi
trong tay. Về phía người đi vay, họ là những người có lợi lớn nhờ sự mất giá
đồng tiền một cách nhanh chóng. Do vậy, hoạt động của hệ thống ngân hàng
khơng cịn bình thường nữa. Chức năng kinh doanh tiền tệ bị hạn chế, các
chức năng của tiền tệ khơng cịn ngun vẹn bởi khi có lạm phát thì chẳng có

ai tích trữ của cải hình thức tiền mặt.
-

Đối với chính sách kinh tế tài chính của Nhà nước
Lạm phát gây ra sự biến động lớn trong giá cả và sản lượng hàng hoá.

Khi lạm phát xảy ra những thông tin trong xã hội bị phá huỷ do biến động của
giá cả làm cho thị trường bị rối loạn. Người ta khó phân biệt được những
doanh nghiệp làm ăn tốt và kém. Đồng thời lạm phát làm cho nhà nước thiếu
vốn, do đó nhà nước khơng cịn đủ sức cung cấp tiền cho các khoản dành cho
phúc lợi xã hội bị cắt giảm… các ngành, các lĩnh vực dự định được Chính phủ
đầu tư và hỗ trợ vốn bị thu hẹp lại hoặc không có gì. Một khi ngân sách nhà
nước bị thâm hụt thì các mục tiêu cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế xã
hội sẽ khơng có điều kiện thực hiện được.
2.2. Một số biện pháp bình ổn định tiền tệ của nhà nước
2.2.1. Chính sách xiết chặt lượng cung tiền tệ:
Ngân hàng Nhà nước có thể quyết định thắt chặt mức cung tiền tệ. Điều
đó sẽ có kết quả là lãi suất tăng lên. Lãi suất tăng lên ở một mức độ nhất định
sẽ làm cho các doanh nghiệp và cá nhân tự động cắt giảm lượng tiền mặt đang
có và lượng tiền thanh tốn trên tài khoản tại ngân hàng để chuyển thành tiền
gửi định kì nhằm mục đích hưởng lãi suất cao hơn. Lý do của hậu quả nói trên
là do thị trường tiền tệ bị chi phối bởi sự phối hợp qua lại giữa sự mong muốn
của cơng chúng về việc nắm giữ tiền và chính sách tiền tệ của ngân hàng
trung ương. Sự phối hợp qua lại này sẽ tác động vào thị trường tiền tệ quyết
định lãi suất trên thị trường.


2.2.2. Kiềm giữ giá cả.
Để chống lại sự tăng giá của hàng hố Nhà nước có thể thực hiện chính
sách kiềm giữ giá cả bằng nhiều biện pháp khác nhau như:

- Nhập hàng hố của nước ngồi để bổ sung cho khối lượng hàng hoá
trong nước tạo ra một sự cân bằng giữa cung cầu hàng hoá để kiềm giữ giá cả.
- Xuất kho dự trữ vàng và ngoại tệ bán cho cơng chúng. Điều này khó
thực hiện ở các nước nghèo và lạc hậu như Việt Nam vì khối lượng dự trữ
vàng và ngoại tệ ít.
- Kiểm sốt giá cả. Nhà nước ấn định giá và kiểm soát giá. Biện pháp
này chỉ có tác động nhất thời và trong cơ chế thị trường, Nhà nước khó lịng
để có thể kiểm soát được mức giá cả.
2.2.3. ấn định mức lãi suất cao.
Nhà nước quyết định mức lãi suất gửi tăng lên nhằm thu hút bởi khối
lượng tiền trong lưu thông. Khi mức lãi suất tiền gửi tăng lên những người có
tiền sẽ thấy lợi khi gửi tiền vào ngân hàng. Nhưng biện pháp này sẽ làm cho
hoạt động của các ngân hàng sẽ khó khăn vì lãi suất tín dụng cũng tăng lên,
kết quả là ngân hàng sẽ không thể cho vay được nhiều và sẽ bị lỗ. Trong
những điều kiện như vậy hoạt động của các ngân hàng phải được sự hỗ trợ
của ngan sách và ngân hàng để giảm lãi suất tín dụng.
Nâng lãi suất tiền gửi tiết kiệm vào ngân sách trên mức lạm phát. Đây
là giải pháp cơ bản nhất. Vì lãi suất ngân hàng thực chất là giá cả tiền tệ. Biện
pháp này đã gây được niềm tin của quần chúng nhân dân vào giá trị ổn định
của đồng tiền xoá bỏ cơ bản về tình trạng đầu cơ tích trữ hàng hố, vật tư,
lương thực.. trong nhiều năm. Trong tình trạng lạm phát và khan hiếm, mọi
người, mọi cơ sở sản xuất đua nhau tích trữ hàng hố cả tư liệu sản xuất lẫn tư
liệu tiêu dùng. Nhiều xí nghiệp đã tích trữ vật tư, nguyên liệu, phụ tùng đủ
dùng cho cả quý, thậm chí cả năm. Khơng ít kẻ đầu cơ tìm cách tích trữ


những hàng hố có mức tăng giá cao hơn lạm phát để kiếm lợi. Những người
có nhiều tiền thì tích trữ vàng và đơ la. Có thể nói tồn dân đã trở thành
những người đầu cơ tích trữ lớn nhỏ khác nhau. Đó là một nguyên nhân rất cơ
bản dẫn đến tình trạng khan hiếm, đẩy cầu vượt cung một cách giả tạo.

PHẦN III: KẾT LUẬN
Với bản chất năng động và giầu thực tiễn, Đảng và Nhà nước Việt Nam
đã điều hành quá trình bình ổn tiền tệ sáng tạo, không sa vào lý thuyết sách vở
thuần tuý và giáo điều, mà sử dụng các giải pháp phù hợp với thực tế, vừa sử
dụng cơng cụ tài chính, tiền tệ, gắn chống lạm phát với tiềm lực mới của công
cuộc đổi mới, gắn chống lạm phát với quá trình đổi mới để hỗ trợ và làm điều
kiện thúc đẩy nhau, tạo ra những kết quả ngoài dự kiến của nhiều nhà phân
tích kinh tế của thế giới và trong nước. Kết quả trực tiếp và dễ thấy nhất là ổn
định kinh tế vĩ mơ, khơi phục lịng tin đối với chính sách và năng lực điều
hành nền kinh tế của Nhà nước, sự lãnh đạo kinh tế của Đảng Cộng Sảng Việt
Nam


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Vnexpress.net
Dantri.com.vn
Cafef.vn
Gso.gov.vn
Giáo trình Những Ngun lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lê-nin.



×