Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

HOẠ SĨ VI QUỐC HIỆP VỚI TRANH VẼ VỀ ĐÀ LẠT docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.75 KB, 6 trang )





HOẠ SĨ VI QUỐC HIỆP VỚI TRANH VẼ VỀ ĐÀ
LẠT



Ngày 23/7/2010 tại Nhà triển lãm Hội Mỹ thuật Việt Nam 16 Ngô Quyền đã khai
mạc trọng thể triển lãm tranh của họa sĩ Vi Quốc Hiệp vẽ về Đà Lạt. Vi Quốc Hiệp
là 1 họa sĩ dân tộc Tầy đã tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam từ 1971,
anh công tác tại Đà Lạt hơn 30 năm qua, đã từng có nhiều cuộc triển lãm cá nhân,
đặc biệt 3 lần trưng bày tranh tại Hà Nội - đã có tác phẩm lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ
thuật Việt Nam. Là hội viên Hội Mỹ thuật Việt nam, Hội văn học nghệ thuật Lâm
Đồng. Là 1 nghệ sĩ đam mê và miệt mài sáng tác liên tục. Anh sáng tác chuyên đề
về Đà Lạt. Người ta nói: “Nói tới Đà Lạt, là phải nhắc tới Vi Quốc Hiệp”. Anh ca
ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, con người Đà Lạt. Đặc biệt những biệt thự cổ nơi đây! Có
thể ví anh như một Bùi Xuân Phái vẽ phố cổ Hà Nội. Anh nói: “Nếu không vẽ, mai
kia Đà Lạt có kiến trúc mới, không còn cổ nữa. Cũng như Hà Nội không còn
những ngôi nhà cổ mà Bùi Xuân Phái đã vẽ nên tranh”. Vì thế Vi Quốc Hiệp tuy
ngoài 60 tuổi anh vẫn hối hả vẽ, vẽ nhiều và một Đà Lạt sương tan, một Đà Lạt
mộng mơ, một Đà Lạt ẩn hiện trong tâm trí và những du khách vẻ đẹp của
thiên nhiên trữ tình và thơ mộng.
Tranh Vi Quốc Hiệp không ham mô tả trực tiếp theo thiên nhiên. Anh vẽ Đà Lạt
trong tâm trí, trong tưởng tượng. Anh không vẽ cái nhìn thấy, anh vẽ cái cảm thấy,
vì vậy tranh anh gợi lên như một bài thơ để cảm (như Leonardo da Vinci họa sĩ lớn
nước ý đã từng nói: “bức tranh là 1 bài thờ để cảm”. Anh vẽ theo ký ức của người
phương Đông. Có điều người phương Đông vẽ theo trí nhớ thường ít màu. Nhưng
Vi Quốc Hiệp lại dùng nhiều màu: xanh, đỏ, tím, vàng – có thể mang tính hiện đại
và một Đà Lạt như trong mơ - (mơ bao giờ cũng khiến màu huyền ảo) Vi Quốc


Hiệp diễn tả nhạt nhòe trong phong cảnh, chỉ có biệt thự là anh vẽ kỹ càng vì thế
tranh có tính phương Đông dàn trải - đôi lúc lợi thế của không gian đồng hiện –
hòa sắc tranh Vi Quốc Hiệp binh biến và tùy hứng theo cảm xúc như một bài thơ,
không có ý định của trí tuệ can thiệp vào.
Vi Quốc Hiệp triển lãm tranh lần này, người xem thấy anh có phần nào kỹ càng
hơn, điêu luyện hơn và đúng là Đà Lạt của Vi Quốc Hiệp nhất là ở mảng tranh
phong cảnh Đà Lạt. Những chân dung thiếu nữ phấn màu của anh là những ghi
chép cẩn thận, bài bản phần nào nói lên tấm lòng của Vi Quốc Hiệp với phái Đẹp.
Xem tranh Vi Quốc Hiệp ta lưu lại những kỷ niệm đẹp về Đà Lạt, nghệ thuật lại
cuốn hút ta vào vòng xoáy bất tận của cuộc sống. Mùa Xuân tới với những cơn
mưa Xuân nhè nhẹ, đếm được những hạt mưa bay, mầu lá đang ánh lên một màu
xanh biếc, những vầng mây rơi xuống, trôi bồng bềnh trong đêm. Mùa thu êm ả, lá
vàng lả tả bay. Mùa hè oi bức với những cơn mưa rào hối hả. Tất cả sự sống trong
Đà Lạt của Vi Quốc Hiệp. Mỗi bức tranh một hương vị, một sắc trời, một tâm
trạng khác nhau. Tranh Vi Quốc Hiệp vẽ Đà Lạt về một buổi chiều nắng dịu dàng
và đẹp đến hư ảo, đọng lại trong tâm trí ta là nguyên vẹn ánh sắc của Đà Lạt. Trên
con đường nghệ thuật, Vi Quốc Hiệp đã để cảm xúc và niềm tin trở thành sức
mạnh sáng tạo, một cái nhìn lạc quan, lấp lánh niềm tim yêu cuộc sống, đó là tính
nhân văn trong tranh của anh.
Sáng tạo chính là hành trình tới Hạnh Phúc của Vi Quốc Hiệp. Vi Quốc Hiệp thấy
mình như được bay lên với những ước mơ và niềm tin vào những điều tốt đẹp đang
đến đó hạnh phúc trong tầm tay: Sống không ngừng nâng niu và biết ơn những gì
cuộc sống đã mang lại. Hãy giữ mãi những khoảnh khắc đẹp trong đời.
Tranh Vi Quốc Hiệp cho ta yêu thêm cái vị Ngọt của cuộc sống Vĩnh hằng. Đó là
tiếng vọng từ xa để tôi hiểu thêm cái đẹp của Đà Lạt, của miền đất xa xôi của Việt
Nam yêu quý trong tranh của anh.




×