Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

NGHỆ SĨ ALBERTO CORAZON VÀ NGHỆ THUẬT KHÁI NIỆM doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.46 KB, 6 trang )





NGHỆ SĨ ALBERTO CORAZON VÀ NGHỆ THUẬT
KHÁI NIỆM


Alberto Corazon là một trong những nghệ sĩ tiên phong trong trào lưu nghệ thuật
Khái niệm của Tây Ban Nha, ông học hội họa từ năm 1960 tới năm 1965, song
song với thời gian này theo học cả ngành Xã hội học và Khoa học Kinh tế. Ông có
triển lãm đầu tiên của mình ở Turin và Milan ngay từ thời còn đi học.
Những năm 70, Alberto Corazon sử dụng tư liệu từ các tranh ảnh truyền thông nổi
tiếng, tái tạo chúng bằng các ngôn ngữ thể hiện đặc biệt trong phòng thí nghiệm.
Ông chú trọng đến các đường thẳng và ngang, nhân bản các hình ảnh, tạo ra tương
phản âm bản và dương bản, đưa thêm những đoạn chữ và ảnh vào bố cục. Ví dụ:
bộ “Itinerae I, II, III”,1975 cho người xem thấy sưu tập các ảnh có bố cục phong
phú về những con đường thẳng tắp, các kiểu đường hầm, cửa ra vào, các đường
thẳng song song trong không gian và các khối hình gần như đồng dạng. Các tác
phẩm trên luôn chứa khái niệm nội dung từ mắt nhìn trực diện, ý tưởng cá nhân
hoặc xuất phát từ các thuyết truyền thông và thông tin. Cũng có tác phẩm Corazon
lấy ý tưởng từ tác phẩm của các họa sĩ tiền bối và bật ra được những hình ảnh táo
bạo tạo nên hội thoại với tác phẩm có trước và với chính người xem. Bộ tranh
“Goya: một cuộc đàm thoại”, 1978 là một ví dụ. Nghệ sĩ Alberto Corazon không
chỉ đóng góp cho nền văn hóa Tây Ban Nha mà còn góp phần đấu tranh làm rõ ý
nghĩa của cuộc kháng chiến và xu hướng dân chủ trong thời kỳ Franco.
Những năm 80 là bước ngoặt trong sự nghiệp sáng tác của Alberto Corazon, khép
lại cuộc khủng hoảng về khái niệm và lui về thiết kế đồ họa. Năm 1992, nghệ sĩ
quay lại với các tác phẩm “Những chiến lược của nhà địa chính”, ông kết hợp điêu
khắc và hội họa, phát triển lên thành hội họa Biểu tượng, mang nguồn gốc biểu
hiện dựa trên các nét vạch kỷ hà của các hình sơ đồ sơ khai.


Các tác phẩm gần đây của Alberto Corazon là sự nối tiếp các vấn đề ông đặt ra về
cảm nhận và miêu tả. Ông đã đề cập đến những vấn đề bố cục liên quan chặt chẽ
tới bản sắc miêu tả trong khuôn khổ hội họa bác học. Các tác phẩm “Những tia
chớp trong trí nhớ”, 2000; “Phải chăng đây là cách thương hại?”, 2000; “Tĩnh vật
với mành”, 2007; “Địa Trung Hải và Người ham khoái lạc”, 2008 đưa ra nhiều suy
nghĩ cho người xem.
Buổi khai mạc triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra trang trọng và ấn
tượng bởi sự có mặt của chính tác giả Alberto Corazon. Rất nhiều câu hỏi được đặt
ra với nghệ sĩ xung quanh các tác phẩm Mỹ thuật Khái niệm mà ông trưng bày tại
triển lãm. Có phải người xem khó hiểu khi xem các tác phẩm Mỹ thuật Khái niệm
và chưa đọc được hết ý tưởng tác giả định nêu? Thật ra “Mỹ thuật Khái niệm
không thiên về hình thức hay chất liệu mà biểu lộ về những ý tưởng và ý nghĩa. Nó
không được xác định thông qua bất kỳ phương tiện hay phong cách nào, mà nó đặt
ra vấn đề nghệ thuật là gì?. Đặc biệt, Mỹ thuật Khái niệm thách thức quan niệm
truyền thống về việc tác phẩm Mỹ thuật là độc nhất, có thể sưu tập và buôn bán.
Nhưng sự thực tác phẩm không chỉ mang cái hình thức truyền thống mà đòi hỏi
một sự phản hồi chủ động từ phía người xem, có thể nói: tác phẩm Mỹ thuật Khái
niệm chỉ thật sự tồn tại cùng với sự dự phần suy nghĩ của người xem. Khuynh
hướng Mỹ thuật này mang những hình thức rất đa dạng như: những vật dụng thông
thường, những bức ảnh, bản đồ, video, biểu đồ và ngay cả chính ngôn ngữ nữa.
Thông thường thì sẽ là một sự kết hợp của những hình thức này” . Như vậy Mỹ
thuật Khái niệm đã có tác động rõ ràng đối với suy nghĩ của hầu hết những nghệ sĩ.
Vậy các nghệ sĩ Việt Nam nghĩ gì khi xem các tác phẩm của Alberto Corazon- một
trong những nghệ sĩ tiên phong trong trào lưu Nghệ thuật Khái niệm của Tây Ban
Nha ? Liệu mọi người trên nhiều nước được thừa hưởng các nền văn hóa khác
nhau khi xem cùng một tác phẩm Mỹ thuật Khái niệm của Alberto Corazon có suy
nghĩ giống nhau không ? Chính trong lời phát biểu khai mạc, tác giả Alberto
Corazon cũng đang chờ đợi những câu trả lời và những suy nghĩ từ phía khán giả
Việt Nam khi xem các tác phẩm ông bày trong triển lãm này.
Thêm một triển lãm của một họa sĩ nước ngoài là ít nhiều thêm một tư duy mới

trong cách nhìn, cách tìm tòi sáng tác. Hy vọng sẽ có nhiều cuộc triển lãm như thế
này để các nghệ sĩ Việt Nam có dịp nhìn lại mình, so sánh với đồng nghiệp trên thế
giới và hoàn thiện chính mình để cùng bước trên con đường hội nhập quốc tế.


×