Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

NGHỆ THUẬT LÊ BÁ ĐẢNG ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.74 KB, 6 trang )





NGHỆ THUẬT LÊ BÁ ĐẢNG



Lần đầu tiên ông trưng bày một phòng triển lãm mỹ thuật cá nhân có quy mô bề
thế tại Hà Nội, như một cuộc tổng duyệt, nhằm vào dịp kỷ niệm 999 năm Thăng
Long.
Tác phẩm của Lê Bá Đảng hầu hết là tranh sơn dầu cỡ trung và cỡ lớn. Ngoài ra là
tranh màu nước - giấy dó có độ xốp dai, kết hợp in nổi trong tạo hình bố cục. Cùng
với tranh là số tác phẩm điêu khắc gỗ và kim loại, tạo hình theo khối dẹt, trổ thủng,
cộng với vài tác phẩm có khối đặc hình trụ tròn và vuông, theo thức điêu khắc cột
có chiều cao thẳng đứng hoặc hơi cong.
Nhân vật trong tranh và điêu khắc của ông đa phần là hình tượng người phụ nữ,
tượng trưng cho người mẹ Việt Nam vĩ đại - mẹ Âu Cơ - Người mẹ Việt Nam
huyền thoại “sinh trăm trứng-đẻ trăm con”, giàu tình yêu, giàu bản sắc, hào hùng
trong lịch sử dựng nước - giữ nước. Xuất phát từ chủ đề lớn lao xuyên suốt ấy, ông
đã sáng tạo nhiều tác phẩm mang tên người, tên đất đã đi vào lịch sử tự hào chống
xâm lăng của dân tộc: Ngựa Thánh Gióng, Đêm Trường Sơn, Đường mòn Hồ Chí
Minh, Điện Biên Phủ trên không theo kiểu tranh bộ (tứ bình, nhị bình) Với câu
tục ngữ hóm hỉnh Nực cười châu chấu đá voi (hoặc châu chấu đá xe - TT) làm chú
thích, khắc trên mình chú voi đen lực lưỡng, biểu tượng của Sức mạnh Hoa Kỳ
được tạo hình từ chính mảnh xác máy bay của Mỹ bị bắn rơi. Cùng với chú voi là
một loạt mảnh xác máy bay khác được ông sử dụng nghệ thuật sắp đặt qua ảnh
chụp, như một bức tranh đồ họa liên hoàn chạy dài, khổ lớn.
Cùng với đề tài chiến đấu và chiến thắng, là những tác phẩm, mang đề tài riêng,
giàu tính xúc cảm thẩm mỹ, tính lãng mạn và hiện thực: Không gian Lê Bá Đảng,
Hoa, Phụ nữ, Hòn vọng phu, Cõi thiền, Mắt, Cõi mơ phần lớn vẫn tranh bộ hai,


bộ bốn, rất ít tranh đơn chiếc.
Bút pháp nghệ thuật đa phần ông sử dụng ngôn ngữ Trừu tượng, Biểu hiện, ấn
tượng, hoặc kết hợp các thể loại trên cùng một bảng màu nghệ thuật, như ấn tượng
- biểu hiện, lập thể - biểu hiện; tả thực - ấn tượng; ký hiệu hoá - đồ họa hoá trong
tạo hình bố cục Ví như bức tranh Mèo rất gần với thư pháp của tượng hình nghệ
thuật châu á.
Ra đi từ ngôi làng nhỏ - làng Bích La, xã Triều Đông thuộc huyện Triệu Phong,
tỉnh Quảng Trị, chàng thanh niên Lê Bá Đảng tới kinh thành Paris hoa lệ vào năm
1939, đúng năm xảy ra cuộc thế chiến 2 của đồng minh chống phát xít (1939-
1945). Dù bị cuốn hút vào cuộc chiến tranh chính nghĩa chống phát xít, nhưng
chàng thanh niên Lê Bá Đảng vẫn luôn tâm niệm chọn cho mình một con đường
học tập, tu nghiệp, mong thành tài trở về giúp nhà giúp nước. Ông theo học nghệ
thuật tại Học viện Toulouse của nước Pháp. Ra trường, say mê miệt mài với nghệ
thuật, ông sớm trở thành họa sĩ có tên tuổi. Đã tham gia nhiều triển lãm nghệ thuật
tại các Bảo tàng nghệ thuật, gallery nghệ thuật của không ít Trung tâm Văn hoá -
Nghệ thuật nhiều nước lớn như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Lê Bá Đảng đã nhận được
không ít giải thưởng danh dự cao quý, được vinh danh là họa sĩ nổi tiếng của thế
giới nghệ thuật: “Nghệ sĩ tài năng và tư tưởng nhân đạo” (Viện Quốc tế Saint
Louis Hoa Kỳ), “Người có tên tuổi của thế giới” (Trung tâm Tiểu sử thuộc Đại học
Tổng học Cambridge Anh quốc), Huân chương Văn hoá nghệ thuật” (Nhà nước
Pháp)
Tiếp xúc với nhiều nền văn hoá - văn minh, học hỏi và tiếp thu tinh hoa thế giới từ
bên ngoài, rồi trở về quê hương khẳng định và vun đắp niềm tin vào văn hoá cội
nguồn giàu truyền thống của mình, là sự lựa chọn đúng và sáng suốt của người
nghệ sĩ - trí thức - công dân chân chính, khi đã nhận biết được chân lý của cái đẹp.
Cũng là sự đóng góp đa dạng, đa phong cách vào kho tàng văn hoá nghệ thuật của
thế giới văn minh loài người. Vì vậy, có thể nói ông vừa là nghệ sĩ - công dân của
một dân tộc, vừa là nghệ sĩ - công dân quốc tế, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
Đúng như ông đã có lần tự bạch: “Tôi là người Việt Nam, tôi muốn tìm ra một
không gian riêng không giống bất cứ ai, đó là không gian của tôi, không gian của

một con người luôn hướng về nguồn cội” (*)
ở tuổi ngấp nghé ngưỡng cửa “Cửu tuần Đại Thọ”, sức lao động - sáng tạo của ông
vẫn bền bỉ dẻo dai, thật đáng trọng, đáng nể. Nghệ thuật của ông, với niềm say mê
không mệt mỏi, vì vậy sẽ mãi mãi có tuổi xuân, không già. Màu sắc, hình khối
trong tranh tượng của ông vẫn rực rỡ, trầm ấm, chắc khoẻ, có độ sâu, có độ rung,
độ ngân và có hồn, có thần đầy sức sống. Đó chính là vẻ đẹp giàu bản sắc, bản
lĩnh, tài năng và cá tính Lê Bá Đảng trong Nghệ thuật.

×