Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Đánh giá sự hài lòng của người bệnh viêm gan b điều trị ngoại trú tại khoa truyền nhiễm bệnh viện đa khoa tỉnh bắc giang năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.59 KB, 36 trang )

i
LỜI CẢM ƠN
Sau 2 năm học tập, giờ đây khi chun đề tốt nghiệp đang được hồn thành, tơi
xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS Trần Văn Long- Trường Đại học
Điều dưỡng Nam Định – người thầy đã tận tình hướng dẫn tơi trong quá trình học tập
và thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, Bác sĩ, Điều dưỡng tại kho Truyền
nhiễm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang đã quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này.
Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cám ơn tới Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo
trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, gia đình và bạn bè đã ln giúp đỡ tơi trong
q trình học tập và thực hiện chuyên đề.
Xin chân thành cảm ơn!
Bắc Giang, ngày 20 tháng 7 năm 2022
Học viên

Nguyễn Thị Mai Hoa


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Mai Hoa xin cam đoan đây là cơng trình của riêng tơi, do
chính tơi thực hiện, tất cả số liệu trong báo cáo này chưa được cơng bố trong bất cứ
cơng trình nào khác. Nếu có gì sai trái tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Bắc Giang, ngày 20 tháng7 năm 2022
Người cam đoan

Nguyễn Thị Mai Hoa


MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................................ii
DANH MỤC VIẾT TẮT.................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG, HÌNH............................................................................................iv
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.............................................................3
1.1. Cơ sở lý luận..........................................................................................................3
1.2. Cở sở thực tiễn.......................................................................................................9
Chương 2: MÔ TẢ CÁC VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT...............................................14
2.1. Một số thông tin khái quát về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang....................14
2.2. Đánh giá sự hài lòng của người bệnh điều trị ngoại trú viêm gan B tại khoa
Truyền nhiễm bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang.........................................................15
Chương 3: BÀN LUẬN..................................................................................................20
3.1. Đặc điểm của người bệnh điều trị ngoại trú viêm gan B tại khoa Truyền nhiễm
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang................................................................................20
3.2. Phân tích những điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân liên quan đến sự hài lòng
của người bệnh điều trị ngoại trú tại khoa Truyền nhiễm bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc
Giang 21
KẾT LUẬN.....................................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................26
PHỤ LỤC........................................................................................................................28


i
DANH MỤC VIẾT TẮT
ĐDV

Điều dưỡng viên

BYT


Bộ y tế

NB

Người bệnh

SD

Khoảng chênh lệch

MIN

Giá trị nhỏ nhất

MAX

Giá trị lớn nhất

TB

Trung bình


i
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Hình 1.1.Hình ảnh gan bình thường và tổn thươngError!

Bookmark


not

tỉnh

Bắc

defined.
Hình

ảnh

1.2.

Bệnh

viện

Đa

khoa

Giang..........................................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc điểm của người bệnh được khảo sát..........................................16
Bảng 1.2. Người bệnh sử dụng Bảo hiểm y tế...................................................17
Bảng 1.3. Điểm hài lòng của người bệnh đối với cơng tác chăm sóc của điều
dưỡng...........................................................................................................................18


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người sẽ ngày càng nhiều và
cao hơn về cấp độ để tương ứng với sự phát triển của xã hội hiện đại. Do đó, việc đáp
ứng nhu cầu của người bệnh (NB) trong công tác khám, chữa bệnh, điều trị và chăm
sóc tại bệnh viện lại càng cần phải hoàn thiện và phát triển về mọi mặt. Theo tổ chức
Y tế thế giới chất lượng dịch vụ y tế tác động đến sự hài lòng của người bệnh và ngược
lại sự hài lòng của người bệnh có thể đánh giá được hiệu quả của các dịch vụ do bệnh
viện và ngành y tế cung cấp. Ngày nay, sự hài lòng của người bệnh ngày càng trở nên
phổ biến, như một thành phần quan trọng trong việc đo lường chất lượng chăm sóc. Sự
hài lịng của người bệnh là một trong những quan tâm hàng đầu đối với việc chăm sóc
sức khoẻ, cũng là tiêu chí quan trọng dùng để đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụ y
tế tại các cơ sở y tế [1]. Trong những dịch vụ chăm sóc người bệnh tại các cơ sở y tế
thì dịch vụ chăm sóc của điều dưỡng là một trong những thành phần quan trọng đóng
góp vào dịch vụ của bệnh viện. Do vậy, ngoài các tiêu chí về cơ sở vật chất, quy trình
chun mơn thì việc đánh giá sự hài lòng là rất cần thiết để xác định được nhu cầu
thiết yếu nhất ở NB và kịp thời khắc phục những tồn tại để bệnh viện hồn thiện và
phát triển. Việc tìm hiểu các ý kiến đóng góp của NB để kịp thời khắc phục những tồn
tại và làm cơ sở và bằng chứng để cải tiến và nâng cao chất lượng chăm sóc người
bệnh tại các cơ sở y tế. Đặc biệt mức độ hài lịng của người bệnh đối với dịch vụ chăm
sóc của điều dưỡng là một chỉ số quan trọng đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc tại
bệnh viện.
Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang hiện đang điều trị ngoại
trú cho một số nhóm bệnh mạn tính trong đó có bệnh viêm gan B hiện tại khoa đang
điều trị cho hơn 2 trăm lượt người bệnh viêm gan B trong tỉnh và một số tỉnh lân cận
trong một tháng.
Nhiễm virus viêm gan B (VRVGB) là một vấn đề có tính chất tồn cầu. Theo tổ
chức Y tế thế giới (WHO) có khoảng 30% dân số trên thế giới tức 2 tỷ người bị nhiễm
VRVGB, trong đó trên 350 triệu người là mang VRVGB mạn tính, nghĩa là có kháng
ngun bề mặt viêm gan B (HBsAg) dương tính trên 6 tháng. Sự phát triển tự nhiên
của nhiễm HBV mạn tính là từ trạng thái khơng hoạt động đến viêm gan B mạn tính

tiến triển (CHB), có thể tiến triển thành xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan (HCC)
[10]. Theo ước tính, tại Việt Nam có khoảng 7,8 triệu trường hợp nhiễm viêm gan B


2
mạn tính. Bên cạnh đó, trong đó có hơn 13.000 bị xơ gan mất bù (tức là bệnh xơ gan
đã bước vào giai đoạn cuối), gần 6.000 ca bị ung thư tế bào gan và hơn 6.400 ca tử
vong liên quan đến gan. Đặc biệt, ước tính chỉ có 74.000 người được điều trị trước đó
[2].
Để cơng tác điều trị viêm gan B đạt hiệu quả thì sự hài lịng của người bệnh
trong q trình điều trị cũng đóng một vai trò rất quan trọng, xuất phát từ thực tế như
vậy tôi tiến hành chuyên đề : “ Đánh giá sự hài lòng của người bệnh điều trị ngoại
trú viêm gan B tại khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang nă
2022” với hai mục tiêu:
1. Đánh giá sự hài lòng của người bện điều trị ngoại trú viêm gan B tại khoa Truyền
nhiễm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 202.
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao sự hài lòng của người bệnh điều trị ngoại trú
viêm gan B tại khoa Truyền nhiễm bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang.


3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Sự hài lòng của người bệnh
Trong Y văn cho rằng sự hài lòng của khách hàng/NB tức là được đáp ứng các
nhu cầu/sự mong đợi, kỳ vọng về CSSK. Theo quan điểm của các tác giả P.R.H
Newsome và G.H Wright, sự hài lòng của người tiêu dùng, theo nghĩa rộng nhất của
nó, được xem như là sự mong đợi của người tiêu dùng trong quá trình cân bằng với

nhận thức của DV hay sản phẩm. Lý thuyết của nghiên cứu này đã giải thích làm thế
nào người tiêu dùng có thể nhận ra rằng DV hiệu suất có thể thay đổi cùng với mức độ
mà họ sẵn sàng chấp nhận biến thể này. Điều này đóng một vai trị quan trọng trong
việc xác định sự hài lòng của NB với y tế [16].
Tác giả Linder - Pelz cho rằng sự hài lòng của NB là “sự đánh giá tích cực của cá
nhân đối với các khía cạnh khác nhau trong việc chăm sóc DVYT”. Tác giả nhận thấy
ngay cả trong những nghiên cứu không nhằm đánh giá sự hài lịng thì thái độ và nhận
thức của NB trong chăm sóc cũng có thể được sử dụng để đánh giá sự tìm kiếm và
phản ứng đối với việc chăm sóc. Tác giả cho rằng việc đánh giá sự chăm sóc y tế sẽ
khơng tồn diện nếu khơng đề cập tới khía cạnh “khơng hài lịng” từ phía NB[13].
Theo các tác giả Liz Gill và Lesley White, hiểu biết về sự hài lòng và chất
lượng DV được công nhận là rất quan trọng để phát triển các chiến lược cải thiện dịch
vụ. Do đó, trong lĩnh vực y tế, có một nhu cầu cấp thiết cho sự khác biệt và tiêu chuẩn
hóa các định nghĩa, cấu trúc cho sự hài lòng và cảm nhận chất lượng dịch vụ, áp dụng
trong tất cảcác DVYT nghiên cứu trong tương lai. Hơn nữa, dựa trên các bằng chứng
hiện có, sự hài lịng của NB khơng thể đốn trước, tập trung hoàn toàn vào chất lượng
DV nhận thức[14].
Tác giả Burke cho rằng “sự hài lòng của NB được sử dụng phổ biến trong việc
đo lường chất lượng DVYT và đây như là một cách thức để đánh giá DV thông qua đo
lường nhận thức của NB”. Khái niệm này của Burke đã được nhiều nhà nghiên cứu
khẳng định là phù hợp bởi nó khơng chỉ mang tính khái qt mà còn thể hiện rõ ràng
chức năng của sự hài lòng NB và đặc tính tự nhiên của khái niệm này dựa trên “nhận
thức của NB”[12].


4
1.1.1.2. Đo lường, đánh giá Chất lượng dịch vụ y tế
Có nhiều cơng cụ thang đo chất lượng dịch vụ y tế và mức độ hài lòng của NB
đối với DVYT, trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng thang đo Likert với 5 mức
lựa chọn, tương ứng với mức độ hài lịng hoặc nhận xét từ rất khơng hài lòng/rất kém

đến rất hài lòng/rất tốt, cụ thể:
(1) : Rất khơng hài lịng hoặc rất kém

(2): Khơng hài lịng hoặc kém
(3): Bình thường hoặc trung bình
(4): Hài lịng hoặc tốt
(5): Rất hài lịng hoặc rất tốt.
1.1.1.3. Vai trị chăm sóc người bệnh của điều dưỡng
Chăm sóc là vai trị đầu tiên của điều dưỡng. Mối quan hệ giữa người với người.
Mục tiêu cơ bản của người điều dưỡng là thúc đẩy sự giao tiếp, hỗ trợ người bệnh
bằng hành động và bằng thái độ biểu thị sự quan tâm tới lợi ích của người bệnh và
chấp nhận người bệnh là một con người.
Theo Hiệp hội Điều dưỡng Hoa Kỳ, thực hành chăm sóc điều dưỡng là một dịch
vụ trực tiếp, hướng đến mục tiêu và thích ứng với nhu cầu của cá nhân, gia đình và
cộng đồng cả lúc khoẻ và khi có bệnh. Trách nhiệm chính của người điều dưỡng là
cung cấp dịch vụ chăm sóc đến những người cần chăm sóc điều dưỡng.
Jean Watson cho rằng “thực hành chăm sóc là hạt nhân của nghề điều dưỡng” và
đưa ra 2 giả định về những giá trị của sự chăm sóc con người là: (1) chăm sóc và tình
cảm tạo ra những năng lượng cơ bản về thể chất và tinh thần; (2) chăm sóc và tình cảm
thiết yếu cho sự tồn tại và nuôi dưỡng con người”. Jean Watson đã đưa ra các giả
thuyết về sự chăm sóc như sau:
- Chăm sóc con người khơng chỉ có sự cảm thơng mà cịn là sự quan tâm và lịng
vị tha.
- Chăm sóc là q trình tác động qua lại giữa người với người và chỉ thông qua
mối quan hệ qua lại giữa người với người thì việc chăm sóc mới có hiệu quả.
- Chăm sóc hiệu quả thúc đẩy sức khỏe và sự tăng trưởng của mỗi cá nhân và cả
gia đình.
- Chăm sóc thúc đẩy sự nâng cao sức khỏe hơn là chữa bệnh.
- Mơi trường chăm sóc tạo ra sự phát triển những tiềm năng và cho phép con
người lựa chọn những hành động tốt nhất cho họ tại mỗi thời điểm trong cuốc sống.



5
- Chăm sóc liên quan tới sự phối hợp hành động và lựa chọn giữa người điều
dưỡng và người bệnh.
- Đặc tính cơ bản của người làm cơng việc chăm sóc là sự đáp ứng của họ tới
người khác mang tính cá thể duy nhất, hiểu được những cảm xúc của người khác.
- Chăm sóc con người liên quan tới các giá trị, thiện trí và sự ủy thác trách nhiệm
đối với những hành động chăm sóc.
1.1.1.4. Khái niệm viêm gan B

Hình ảnh 1.1: Hình ảnh gan bình thường và tổn thương
Viêm gan vi rút B là một bệnh phổ biến toàn cầu, do vi rút viêm gan B (HBV)
gây ra. Bệnh có thể lây truyền qua đường máu, đường tình dục, từ mẹ truyền sang con.
Nếu mẹ nhiễm HBV và có HBeAg (+) thì khả năng lây cho con là hơn 80% và khoảng
90% trẻ sinh ra sẽ mang HBV mạn tính [1].
Viêm gan vi rút B có thể diễn biến cấp tính, trong đó hơn 90% số trường hợp
khỏi hoàn toàn, gần 10% chuyển sang viêm gan mạn tính và hậu quả cuối cùng là xơ
gan hoặc ung thư gan [1].
HBV thuộc họ Hepadnaviridae, có cấu trúc DNA. Dựa vào trình tự các
nucleotide, HBV được chia thành 10 kiểu gen khác nhau ký hiệu từ A đến J. HBV có 3
loại kháng nguyên HBsAg, HBeAg và HBcAg, tương ứng với 3 loại kháng nguyên
trên là 3 loại kháng thể anti-HBs, anti-HBc và anti-HBe. Sự hiện diện của các kháng
nguyên, kháng thể này quan trọng trong việc xác định bệnh, thể bệnh cũng như diễn
biến bệnh. Hiện nay đã có vắc xin dự phịng nên làm giảm rõ rệt số người nhiễm mới
HBV [1].
1.1.1.3. Chẩn đoán và điều trị viêm gan B theo hướng dẫn của Bộ Y tế (QĐ số
3310 BYT năm 2019 [1]



6
Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm do virus HBV gây ra, nếu khơng được
điều trị và kiểm sốt tốt có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung
thư gan,..Trong bài viết dưới đây, sẽ cung cấp những thông tin về phác đồ điều trị
viêm gan B theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
* Chẩn đoán viêm gan B
Triệu chứng
Viêm gan B thường tiến triển âm thầm, lặng lẽ với những triệu chứng rất mờ
nhạt. Người bệnh đôi khi chủ quan và bỏ qua những dấu hiệu của bệnh, đến khi phát
hiện thì bệnh đã tiến triển tới giai đoạn xấu hơn. Một vài triệu chứng dưới đây sẽ giúp
bạn nhận biết sớm bệnh viêm gan B:


Sốt nhẹ



Chán ăn



Buồn nôn, nôn



Mệt mỏi, lơ mơ, thiếu tập trung



Vàng da




Tiểu ít, nước tiểu sẫm màu



Đau tức vùng gan



Ngứa ngáy



Phân bạc màu
Những xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B
Nếu chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng thì khó có thể xác định người bệnh có

mắc viêm gan B hay không. Các xét nghiệm dưới đây là những chỉ điểm quan trọng
giúp chẩn đốn chính xác căn bệnh nguy hiểm này:


Xét nghiệm HBsAg: HBsAg chính là kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B.
Nếu kết quả là HBsAg (+) nghĩa là cơ thể đang bị nhiễm virus viêm gan B.



Xét nghiệm Anti-HBs: Đây là xét nghiệm kiểm tra khả năng miễn dịch của cơ thể
đối với virus viêm gan B. Nếu một người đã được tiêm ngừa vắc xin viêm gan

B hoặc đã bị nhiễm virus viêm gan B và khỏi bệnh, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể chống
lại virus và xét nghiệm anti-HBs sẽ cho kết quả dương tính . Nồng độ Anti-HBs
>10mUI/ml được xem là có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi virus viêm gan B.
Trên đây là 2 loại xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán viêm gan B và đánh giá khả

năng miễn dịch của cơ thể đối với virus này. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định thêm


7
các xét nghiệm khác gồm xét nghiệm men gan AST, ALT, xét nghiệm HBeAg, AntiHBe, Anti-HBc,... để đánh giá chức năng gan, lượng virus, khả năng nhân lên của
virus.., từ đó đưa ra hướng điều trị thích hợp.
Xét nghiệm Anti-HB
* Phân biệt viêm gan B cấp tính và viêm gan B mạn tính
Viêm gan B cấp tính
Khi virus viêm gan B chỉ tồn tại trong cơ thể người một thời gian ngắn dưới 6
tháng và đặc biệt có thể điều trị dứt điểm. Khi mắc viêm gan B cấp tính có thể dẫn tới
1 trong 3 tình huống sau đây:


Bệnh tiến triển thành viêm gan tối cấp: Nhiều tế bào gan bị tổn thương nặng nề dẫn
đến suy gan cấp và có thể gây tử vong. Trường hợp này chỉ xảy ra ở một tỷ lệ khá
nhỏ (1%).



Hồi phục và tạo đáp ứng miễn dịch: Virus viêm gan B bị loại bỏ sau vài tháng và cơ
thể tạo được đáp ứng miễn dịch suốt đời.




Tiến triển thành viêm gan B mạn tính: Virus viêm gan B khơng bị loại dẫn tới mắc
viêm gan B mạn suốt đời. Hiện nay đã có các thuốc kháng virus để điều trị viêm
gan B mạn. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn cần theo dõi và sàng lọc ung thư gan định kỳ
để phát hiện sớm các tổn thương gan.
Viêm gan B mạn tính
Được xác định khi virus viêm gan B tồn tại trong cơ thể người hơn 6 tháng. Khi

đã được chẩn đoán viêm gan B mạn tính đồng nghĩa với việc người bệnh sẽ phải sống
chung với virus đến cuối đời vì bệnh khơng thể chữa khỏi hoàn toàn. Những triệu
chứng của viêm gan B mạn rất mờ nhạt, nhưng nếu để ý bạn có thể sớm phát hiện
bệnh. Dưới đây là một vài dấu hiệu để nhận biết viêm gan B mạn tính:


Rối loạn tiêu hóa



Vàng da, vàng mắt



Sốt nhẹ



Cơ thể mệt mỏi không rõ nguyên nhân
Cơ thể mệt mỏi không rõ nguyên nhân là một trong những triệu chứng của viêm

gan B mạn tính
* Điều trị viêm gan B cấp tính và mạn tính theo quyết định số 5448/QĐ-BYT do

Bộ Y tế ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2014.


8
Điều trị viêm gan B cấp tính
Chủ yếu là hỗ trợ


Viêm gan B cấp tính khơng cần sử dụng thuốc để điều trị, bệnh nhân chỉ cần theo
dõi và thăm khám thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ



Người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối trong thời kỳ có triệu chứng lâm sàng



Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung
vitamin, khoáng chất cần thiết.



Hạn chế chất béo, giảm muối, kiêng rượu bia và tránh các thuốc chuyển hóa qua
gan



Uống nhiều nước để tăng cường quá trình trao đổi, thải lọc các chất độc hại.




Khi khỏi bệnh viêm gan B cấp tính người bệnh vẫn cần duy trì chế độ ăn uống, sinh
hoạt điều độ để bảo vệ gan

Điều trị viêm gan B mạn tính
Thuốc ức chế sao chép virus viêm gan B (dùng đường uống): Điều trị bằng thuốc
kháng virus là quá trình điều trị lâu dài, người bệnh phải tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn
sử dụng thuốc để tránh tạo ra các chủng virus đề kháng thuốc.


Tenofovir (TDF) 300mg/ngày hoặc entecavir (ETV) 0,5mg/ngày



Lamivudin (LAM) 100mg/ngày sử dụng cho người bệnh xơ gan mất bù hoặc phụ
nữa mang thai.



Adefovir (ADV) được dùng phối hợp với lamivudine khi có tình trạng kháng thuốc
Thuốc tiêm interferon: Thuốc có tác dụng kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tiêu

diệt virus và các tế bào bị virus xâm nhập. Hiện nay có 2 loại thuốc tiêm sau:


Interferon alpha tiêm dưới da 3-5 lần/tuần



Peg-interferon alpha tiêm dưới da 1 lần/tuần

Liệu trình điều trị kéo dài từ 6-12 tháng. Người bệnh cần theo dõi chặt chẽ tác

dụng phụ của thuốc để xử trí kịp thời. Thuốc tiêm interferon được ưu tiên sử dụng
trong trường hợp phụ nữ muốn sinh con, nhiễm đồng thời virus viêm gan D, không
dung nạp hoặc thất bại điều trị với thuốc ức chế sao chép virus đường uống.
Tác dụng phụ
Các thuốc kháng virus dùng đường uống thường ít có tác dụng phụ. Adefovir và
Tenofovir có thể gây độc cho thận, tuy nhiên rất ít xảy ra. Thuốc tiêm interferon


9
thường có nhiều tác dụng phụ hơn, thường gặp nhất là triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn,
nôn, chán ăn, giả cúm...và có thể gây dị ứng, rụng tóc, giảm bạch cầu.
Điều trị viêm gan B mạn tính cho một số trường hợp đặc biệt
Viêm gan B mạn tính ở trẻ em


ETV cho trẻ ≥ 2 tuổi và ≥10kg với liều thay đổi theo cân nặng
Trong trường hợp kháng LAM thì tăng liều ETV lên gấp đôi



LAM dùng 1 lần/ngày



ADV được sử dụng cho trẻ ≥12 tuổi




TDF được sử dụng cho trẻ ≥12 tuổi và ≥ 35 kg



Interferon alpha được sử dụng cho trẻ trên 12 tháng tuổi

Phụ nữ mang thai:


Trường hợp phụ nữ đang mang thai phát hiện mắc viêm gan B mạn tính:
Nếu có thể trì hỗn điều trị thì trì hỗn kết hợp với theo dõi sát triệu chứng lâm

sàng và xét nghiệm.
Nếu phải điều trị: Dùng thuốc TDF


Trường hợp phụ nữ đang điều trị viêm gan B mạn tính và muốn có thai: Nếu đang
dùng thuốc ETV thì ngừng thuốc ETV trước khi có thai 2 tháng và chuyển sang
dùng thuốc TDF.



Trường hợp phụ nữ đang điều trị viêm gan B mạn tính thì mang thai: Dùng thuốc
TDF trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể dùng thuốc TDF hoặc LAM.
1.2. Cở sở thực tiễn
1.2.1. Các nghiên cứu về sự hài lòng của người bệnh trên thế giới
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu điển hình về sự hài lòng của người bệnh đối

với chất lượng chăm sóc của điều dưỡng như:
Một nghiên cứu về sự hài lịng của người bệnh đối với chất lượng chăm sóc của

điều dưỡng được thực hiện trên 635 người bệnh chuẩn bị ra viện ở một bệnh viện tư
của Thổ Nhĩ Kỳ từ tháng 1 tới tháng 5 năm 2015 [12]. Nghiên cứu chỉ ra rằng người
bệnh hài lòng hơn với sự quan tâm và chăm sóc của điều dưỡng, tuy nhiên ít hài lịng
với các thơng tin được cung cấp. Kết quả cũng chỉ rõ 63.9% người bệnh cho rằng
những thông tin điều dưỡng cung cấp cho họ trong quá trình nằm viện là rất tuyệt vời
[20]. Theo chuyên đề trên, điều dưỡng cần chú trọng hơn đến việc cung cấp thơng tin
cho người bệnh trong q trình họ nằm viện.


1
Một nghiên cứu khác về sự hài lòng của người bệnh đối với chất lượng chăm
sóc của điều dưỡng được thực hiện trên 240 người bệnh đã ra viện của khoa ngoại
của Denise F Polit and Frances M Yang [12]. Chuyên đề chỉ ra rằng người bệnh phản
hồi rất hài lịng về chất lượng chăm sóc của điều dưỡng dao động từ 15.0% đến
64.4%. Chuyên đề cũng chỉ ra đánh giá mức độ hài lòng thấp nhất về việc ghi nhận ý
kiến của người bệnh - “điều dưỡng có thường xuyên hỏi ý kiến của bạn và để bạn
đưa ra lựa chọn?”. Trong khi đó người bệnh đánh giá mức độ cao nhất liên quan đến
năng lực thực hành chăm sóc của điều dưỡng – “điều dưỡng thực hiện tốt cơng việc
của họ ví dụ như cho người bệnh dùng thuốc hoặc thực hiện tiêm truyền”.
Một báo cáo hệ thống về sự hài lịng của người bệnh với chăm sóc điều dưỡng
lựa chọn 15 chuyên đề ở Ethiopia với 6091 người bệnh thoả mãn tiêu chuẩn lựa chọn
vào chuyên đề [20]. Báo cáo chỉ ra rằng mức độ hài lòng của người bệnh đối với dịch
vụ chăm sóc của điều dưỡng ở Ethiopia là 55.15%. Tuy nhiên, mức độ hài lịng của
người bệnh đối với chăm sóc của điều dưỡng cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố ví dụ
với những người bệnh được một điều dưỡng chịu trách nhiệm chăm sóc đánh giá
mức độ hài lịng của người bệnh đối với chăm sóc của điều dưỡng lên tới 77.7%.
Những người bệnh nhập viện lần đầu đánh giá mức độ hài lịng với chăm sóc của
điều dưỡng lên tới 91.3%, những người bệnh sống ở thành phố đánh giá mức độ hài
lịng đối với chăm sóc của điều dưỡng là 62.2%, những người bệnh khơng có các
bệnh kèm theo thì khá hài lịng với dịch vụ chăm sóc của điều dưỡng với mức độ

đánh giá hài lòng lên tới 91.9% so với nhóm có nhiều bệnh kèm theo [20].
1.2.2. Các nghiên cứu về sự hài lòng của người bệnh trong nước
Tại Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu về hài lịng của người bệnh song còn
tập trung chủ yếu vào sự hài lòng của người bệnh đối với chất lượng dịch vụ y tế
khác nhau tại một số cơ sở y tế. Cụ thể trong đề tài “Đánh giá sự hài lòng của người
bệnh đến khám và điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh-bệnh viện Đa khoa trung
tâm An Giang” được thực hiện trên 300 người bệnh [7]. Kết quả nghiên cứu này chỉ
ra rằng sự hài lòng của người bệnh đối với bác sĩ và điều dưỡng chiếm tỷ lệ cao, hộ
lý và nhân viên bảo vệ còn thấp. Cụ thể 99,6% người bệnh được hỏi cho rằng họ cảm
thấy thoả đáng về sự hướng dẫn giải thích của bác sĩ. Về cơng tác điều dưỡng thì có
tới 71,7% người bệnh đánh giá điều dưỡng chu đáo-tận tình trong cơng tác chăm sóc


1
người bệnh, chỉ có 28,3% trong số người bệnh cho rằng cơng tác chăm sóc của điều
dưỡng là chấp nhận được. Nghiên cứu cũng chỉ ra vẫn còn một số mặt khách quan
còn hạn chế như thời gian chờ lĩnh thuốc bảo hiểm y tế (BHYT) và thực hiện các xét
nghiệm cận lâm sàng cịn lâu, thuốc BHYT khơng ổn định và thủ tục thu tiền tạm
ứng còn rườm rà.
Một nghiên cứu khác được thực hiện tại Bệnh viện Tim Hà Nội giai đoạn 2007
đến 2010 chuyên đề “Khảo sát sự hài lòng của người bệnh và thân nhân người bệnh tại
Bệnh viện Tim Hà Nội giai đoạn 2007-2010 [8]. Nghiên cứu có sự tham gia của 460
người bệnh và thân nhân người bệnh từ tháng 7 năm 2007 đến tháng 10 năm 2010. Kết
quả cho thấy liên quan đến kỹ năng giao tiếp của cán bộ nhân viên, 78,3% người bệnh
và người nhà người bệnh được nhân viên bảo vệ chủ động chào hỏi, hướng dẫn nơi để
xe và những địa điểm cần đến, tuy nhiên vẫn còn 21,7% người bệnh và gia đình người
bệnh trả lời khơng được chào hỏi và hướng dẫn. Khi được hỏi về việc nhân viên y tế
gây phiền hà, sách nhiễu thì chỉ có 9,6% người bệnh và gia đình người bệnh trả lời có,
trong khi đó có tới 90,4% người bệnh và gia đình người bệnh trả lời khơng bị nhân
viên y tế gây phiền hà, sách nhiễu. Liên quan đến kiến thức chuyên môn và kỹ năng

nghề nghiệp của đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng và kỹ thuật viên bệnh viện, phần lớn người
bệnh và gia đình người bệnh trả lời có được hướng dẫn nội quy, quyền lợi và nghĩa vụ
(91,9%), được giải thích đầy đủ về bệnh và phương pháp điều trị (94,9%), được hướng
dẫn cách sử dụng thuốc (95,6%), và được hướng dẫn cách tự theo dõi, chăm sóc,
phịng bệnh tại gia đình (78,1%) [8].
Một nghiên cứu khác được thực hiện năm 2014 về đánh giá sự hài lòng của
người bệnh nội trú và người nhà người bệnh về chất lượng dịch vụ y tế tại Viện Tim
mạch – Bệnh viện Bạch Mai năm 2014 qua phỏng vấn 408 người bệnh và người nhà
người bệnh nội trú đã làm xong thủ tục ra viện [9]. Kết quả chỉ ra rằng người bệnh hài
lòng khi giao tiếp và tương tác với điều dưỡng như hài lòng khi tiếp nhận sự hướng
dẫn, giải thích, tư vấn giáo dục sức khoẻ (90%), hài lòng khi điều dưỡng thực hiện kỹ
thuật chăm sóc (90,3%), và hài lịng khi giao tiếp với điều dưỡng (91,3%) [9].


1
Một khảo sát về thực trạng cơng tác chăm sóc điều dưỡng người bệnh tại các
khoa lâm sàng Bệnh viện Hữu Nghị chuyên đề 216 người bệnh [10]. Kết quả cho
thấy điều dưỡng đã thực hiện tương đối tốt các cơng tác với 4 trong 5 nội dung chăm sóc
người bệnh được đánh giá đều đạt trên 90%. Tuy nhiên, công tác tư vấn, hướng dẫn
giáo dục sức khoẻ chỉ đạt 66,2%; cịn có tới 46,2% người chăm sóc người bệnh thực
hiện việc vệ sinh cá nhân cho người bệnh [10]. Chuyên đề chỉ ra rằng thiếu

nhân lực,

trình độ của điều dưỡng và quá tải công việc của điều dưỡng ảnh hưởng

đến việc

thực hiện đầy đủ các hoạt động chăm sóc người bệnh.
Tóm lại, việc đánh giá sự hài lịng của người bệnh tại Việt Nam đã trở thành một

hoạt động thường xuyên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị
người bệnh. Đánh giá sự hài lịng của người bệnh đối với hoạt động chăm sóc của
người điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang cũng khơng nằm ngồi mục
đích này. Bên cạnh đó chăm sóc của điều dưỡng hiện đang là một lĩnh vực chịu nhiều
áp lực, nơi mà người bệnh được xem là trung tâm của chăm sóc và cũng là đối tượng
sử dụng dịch vụ sức khoẻ. Thêm vào đó, để nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc của
điều dưỡng của bệnh viện, người điều dưỡng cần biết những yếu tố ảnh hưởng tới sự
hài lòng của người bệnh. Chăm sóc điều dưỡng sẽ đóng vai trị là chìa khố cho việc
nâng cao mức độ hài lòng của người bệnh ở bệnh viện Đa khoa Bắc Giang nói riêng
cũng như các bệnh viện khác ở Việt Nam nói chung. Hơn nữa, chất lượng dịch vụ
chăm sóc của điều dưỡng cũng là vấn đề quan trọng giúp người bệnh nhanh chóng hồi
phục, khỏi bệnh và ra viện. Do vậy, sự hài lịng của người bệnh với dịch vụ chăm sóc
của điều dưỡng có mối liên quan mật thiết với sự hài lòng chung của người bệnh trong
thời gian nằm viện cũng như điều trị ngoại trú Chính vì vậy để đảm bảo các cải tiến
dịch vụ chăm sóc của điều dưỡng của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang ở mức thích
hợp với chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện thì việc tìm ra các yếu tố ảnh
hưởng đến sự hài lịng của người bệnh với chăm sóc của điều dưỡng là điều hết sức cần
thiết. Việc đo lường sự hài lòng của người bệnh với chất lượng dịch vụ chăm sóc của
điều dưỡng là quan trọng để nhận ra và đáp ứng nhu cầu của người bệnh về mặt chăm
sóc và đánh giá chất lượng chăm sóc được cung cấp. Vì vậy, đánh giá sự hài


1
lịng của người bệnh có thể mang lại những sửa đổi hoặc đổi mới trong thực hành
chăm sóc của điều dưỡng của bệnh viện và cũng là bằng chứng để các cơ sở y tế khác
tham khảo để nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc của điều dưỡng.
Ngồi ra những chuyên đề trước về sự hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ
chăm sóc của điều dưỡng ở các cơ sở y tế trong nước ta còn thiếu sự nhất quán trong
việc sử dụng bộ công cụ để đo lường sự hài lịng của người bệnh. Bộ cơng cụ để đo
lường trong các chuyên đề trước thường tập trung vào các yếu tố như thông tin chung,

thời gian chờ đợi tiếp cập dịch vụ, giao tiếp tương tác với nhân viên y tế, giao tiếp
tương tác với bác sỹ, cơ sở vật chất/trang thiết bị, kết quả điều trị/chăm sóc sức khoẻ…
vì vậy chưa tập trung nhiều vào việc đánh giá sự hài lòng của người bệnh về các khía
cạnh chất lượng dịch vụ chăm sóc của điều dưỡng. Do đó, các kết quả của các chuyên
đề trước ở trong nước chưa chỉ ra rõ được những phần cịn tồn tại trong thực hành
chăm sóc người bệnh của điều dưỡng. Do đó để hiểu chi tiết hơn về sự hài lòng của
người bệnh đối với chất lượng dịch vụ chăm sóc của điều dưỡng qua đó giúp phịng
điều dưỡng lên kế hoạch tập huấn, đào tạo nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc của
điều dưỡng. Chất lượng dịch vụ chăm sóc của điều dưỡng được nâng cao sẽ giúp nâng
cao chất lượng khám và điều trị của bệnh viện và của ngành y tế trong thời gian sắp
tới.


1
Chương 2
MÔ TẢ CÁC VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
2.1. Một số thông tin khái quát về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang
Bệnh viện đa khoa Tỉnh Bắc Giang là bệnh viện hạng I, với nhiệm vụ khám và chữa
bệnh cho khoảng trên 1,8 triệu dân trong tỉnh thuộc 10 huyện/thành phố và một số vùng lân
cận. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chun mơn kỹ thuật cao, có trang

thiết bị hiện đại, có các chuyên khoa sâu, cơ sở hạ tầng phù hợp.
Bệnh viện hiện có quy mơ 800 giường bệnh theo kế hoạch, thực kê 1.147 giường,
với hơn 894 cán bộ, nhân viên thuộc 49 khoa, phòng và trung tâm ( 26 khoa có giường
bệnh, 09 khoa khơng có giường bệnh, 10 phịng chức năng, 04 trung tâm và 01 cơ sở
kính thuốc ), trong đó có: 39 bác sĩ chuyên khoa cấp II, 85 bác sĩ chuyên khoa cấp I,
54 thạc sỹ, Đại học: 441, trung cấp 119. Số lượng điều dưỡng của tồn viện là 521
trong đó CKI: 04 ( 30 đang theo học ), Đại học: 238, cao đẳng: 59, cịn lại là trung cấp.

Hình ảnh 1.2 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang

Khoa Truyền nhiễm – BVĐK tỉnh Bắc Giang có tổng số 27 cán bộ nhân viên,
trong đó có 08 bác sĩ, 19 điều dưỡng. Năm 2021, khoa truyền nhiễm đã khám cho
khoảng 25 nghìn lượt lượt bệnh nhân, quản lý và điều trị cho khoảng 2200 người bệnh
bị bệnh viêm gan B mạn tính.
Cùng với sự phát triển của đơn vị và sự tiến bộ của y học, khoa Khám bệnh hiện
tại phát triển cả về chất lượng và số lượng, là nơi tiếp nhận bệnh nhận đầu tiên khi tới


1
khám chữa bệnh tại bệnh viện, với đội ngũ thầy thuốc có chun mơn cao, giàu kinh
nghiệm, hết lịng quan tâm đến người bệnh, được đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ
công tác khám chữa bệnh với phương châm “An toàn, hiệu quả và thường xuyên cập
nhật đổi mới”, “Lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động”. Bên cạnh đó,
khoa cũng được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất như máy cung cấp nước uống tự động,
máy điều hịa cho tồn bộ các phịng khám và khu chờ khám bệnh, ghế ngồi chờ được
thay mới và lắp đặt đầy đủ… tạo cảm giác thoải mái, hài lòng cho người dân đến
khám, chữa bệnh.
2.1.2. Giới thiệu về hoạt động chăm sóc tại bệnh viện.
Theo Thơng tư 31/2021/TT-BYT 07 về việc quy định hoạt động điều dưỡng
trong bệnh viện, chăm sóc người bệnh chia theo 3 cấp độ: Cấp I, cấp II và cấp III. Với
mỗi cấp độ chăm sóc cần có chế độ theo dõi và chăm sóc tương ứng cho người bệnh.
Khoa Truyền nhiễm với đặc điểm chủ yếu khám, điều trị và theo dõi chăm sóc
người bệnh mắc các bệnh liên quan đến truyền nhiễm trong đó có bệnh viêm gan B.
2.2. Đánh giá sự hài lòng của người bệnh
Với mục tiêu lấy người bệnh làm trung tâm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang
đã không ngừng đầu tư nâng cao cơ sở vật chất, đặc biệt chất lượng nguồn nhân lực,
văn hóa giao tiếp hướng đến sự hài lòng của người bệnh.
Hằng năm bệnh viện thực hiện khảo sát sự hài lòng của người bệnh bằng Bộ
tiêu chí chất lượng bệnh viện theo Quyết định 6585/QĐ-BYT ngày 18/11/2016 của Bộ
trưởng Bộ Y tế ban hành. Tuy nhiên chưa đi sâu vào đánh giá sự hài lòng của người

bệnh đối với dịch vụ chăm sóc của điều dưỡng.
Đề đảm bảo khách quan khi đánh giá chất lượng chăm sóc người bệnh của điều
dưỡng thơng qua sự hài lịng của người bệnh, chúng tơi tiến hành khảo sát 80 NB viêm
gan B đang điều trị ngoại trú tại khoa Truyền nhiễm BVĐK tỉnh Bắc Giang.
- Tiêu chuẩn lựa chọn:
+ Tuổi từ 18 trở lên
+ Là người bệnh viêm gan B đang điều trị ngoại trụ tại khoa Truyền nhiễm.
+ Đồng ý tham gia vào chuyên đề.
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Những người bệnh không đồng ý tham gia khảo sát
+ Người bệnh khó khăn trong việc nghe, nói.



×