Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Thực trạng tuân thủ điều trị thuốc kháng virus của người bệnh viêm gan b mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.35 KB, 43 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

VŨ THỊ NHÃ
THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ THUỐC KHÁNG VIRUS
CỦA NGƯỜI BỆNH VIÊM GAN B MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ
NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH
NĂM 2020

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH - 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

VŨ THỊ NHÃ
THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ THUỐC KHÁNG VIRUS
CỦA NGƯỜI BỆNH VIÊM GAN B MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ
NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH
NĂM 2020
Nghành : Điều dưỡng
Mã số

: 7720301

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Ths. BÙI CHÍ ANH MINH


NAM ĐỊNH – 2020


i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập và hồn thành khóa luận, tơi đã nhận được sự
động viên, giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi của tồn thể quý thầy cô
Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã giảng dạy, truyền đạt những kiến thức
quý báu cho tôi.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ths.Bùi Chí Anh Minh đã hướng
dẫn tơi tận tình, chu đáo trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Chân thành cảm
ơn các nhân viên y tế bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định đã tạo điều kiện để hỗ trợ
tơi thu thập thơng tin làm khóa luận tốt nghiệp.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do điều kiện về thời gian, trình độ của bản
thân cịn hạn chế nên khi thực hiện đề tài khó tránh khỏi những thiếu xót. Vì vậy tơi
mong muốn nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy cơ và các bạn để
bài luận văn này được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn.
Nam Định, tháng 7 năm 2020
Sinh viên

Vũ Thị Nhã


ii
DANH MỤC VIẾT TẮT
TÊN ĐẦY ĐỦ

STT


TÊN VIẾT TẮT

1

BN

2

CHB

Viêm gan B mạn tính

3

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

4

HBV

Hepatitis B virus- Virus viêm gan B

HCC

Hepatocellular Carcinoma - Ung thư biểu mô

5
6

7

Bệnh nhân

tế bào gan
HCV

Hepatitis C virus - Virus viêm gan C

HIV

Human Immunodeficiency virus - Virus gây
suy giảm miễn dịch ở người

8

NUC

Nucleos(t)ide analogues - Thuốc kháng virus

9

WHO

Tổ chức y tế thế giới


iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i

DANH MỤC VIẾT TẮT .......................................................................................ii
MỤC LỤC ...........................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................ v
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................... 1
Chương 2: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN................................................................ 3
2.1. Sơ lược về viêm gan B ................................................................................ 3
2.1.1. Chẩn đoán xác định: ............................................................................. 3
2.1.2. Điều trị: ................................................................................................ 4
2.2. Cơ sở lý luận về tuân thủ điều trị ................................................................. 5
2.2.1. Định nghĩa tuân thủ điều trị ................................................................. 5
2.2.2. Tình hình tuân thủ điều trị trên thế giới theo báo cáo của WHO............ 5
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị ........................................... 6
2.2.4. Phân loại các phương pháp đo lường tuân thủ điều trị .......................... 8
2.3. Cơ sở thực tiễn về tuân thủ điều trị ............................................................ 11
Chương 3: LIÊN HỆ THỰC TIỄN ...................................................................... 16
3.1. Mô tả một số đặc điểm ĐTNC................................................................... 16
3.2. Thực trạng tuân thủ điều trị NUC của ĐTNC ............................................ 17
3.3. Một số các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị thuốc kháng virus viêm
gan B ............................................................................................................... 20
Chương 4: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ............................................................ 23
Chương 5: KẾT LUẬN ....................................................................................... 25
5.1. Thực trạng tuân thủ điều trị thuốc kháng virus viêm gan B........................ 25
5.2. Các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị thuốc kháng virus viêm gan B .. 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN BỆNH NHÂN


iv
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Đặc điểm chung của ĐTNC ................................................................... 16
Bảng 3.2. Thực trạng về mức độ uống thuốc đúng của ĐTNC ............................... 17
Bảng 3.3. Thực trạng mức độ tuân thủ của ĐTNC ................................................. 17
Bảng 3.4. Thực trạng kến thức tuân thủ về cách sử dụng thuốc, theo dõi định kỳ
trong điều trị Viêm gan B ..................................................................... 19
Bảng 3.5. Thông tin về yếu tố liên quan đến chăm sóc, điều trị NCU .................... 20
Bảng 3.6. Nguồn cập nhật tông tin và thông tin được tư vấn để thực hiện tuân thủ
của ĐTNC ............................................................................................ 20
Bảng 3.7. Sử dụng rượu/bia liên quan đến tuân thủ thuốc kháng virus viêm gan B 21
Bảng 3.8. Kiến thức liên quan đến tuân thủ điều trị NUC của ĐTN. ...................... 21
Bảng 3.9. Thông tin sự hỗ trợ liên quan đến tuân thủ điều trị NCU của ĐTNC ...... 22


v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Thực trạng mức độ tuân thủ của ĐTNC ....................................................... 18
Biểu đồ 3.2: Kiến thức liên quan đến tuân thủ điều trị NUC của ĐTN ............................. 21


1
Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm gan B mạn tính là bệnh viêm gan gây ra bởi tình trạng nhiễm virus
viêm gan B dai dẳng và cũng là nguyên nhân chính dẫn tới xơ gan, ung thư biểu mô
tế bào gan (HCC) - lấy đi mạng sống của 600.000 người mỗi năm . Mặc dù đã có
những vacxin an tồn và hiệu quả trong suốt hơn 30 năm qua, nhiễm HBV vẫn là
vấn đề sức khỏe nghiêm trọng của toàn cầu. Thực tế, Việt Nam là một trong những
nước có tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất với tỷ lệ dân số mang bệnh là 12 - 20%. Do virus
viêm gan B (HBV) khơng thể được loại bỏ hồn tồn ra khỏi cơ thể nên việc điều trị
bằng liệu pháp kháng virus trong thời gian dài vẫn là chiến lược tốt nhất, sự tuân

thủ thuốc của bệnh nhân giữ vai trò quan trọng quyết định tới hiệu quả điều trị [8].
Theo kết quả điều tra gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2010, nguyên nhân tử vong
có liên quan đến vi rút viêm gan đứng hàng thứ 3 trong số các nguyên nhân do bệnh
truyền nhiễm gây ra.Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, khoảng 240 triệu
người trên toàn cầu đã nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính và gánh nặng bệnh tật do
viêm gan B gây ra đối với hệ thống y tế cũng như sức khỏe người dân là rất lớn.
Điều trị kháng virus cho bệnh viêm gan B có hiệu quả và làm giảm nguy cơ tiến
triển xơ gan và ung thư gan nhưng thường được yêu cầu trong một thời gian không
xác định. Tuân thủ điều trị là điều quan trọng để ngăn chặn sự phát triển kháng
thuốc và tối ưu hóa kết quả.
Tuy nhiên, tại Việt Nam mặc dù rất nhiều cơ sở y tế điều trị cho người bệnh
bệnh viêm gan B mạn tính nhưng nghiên cứu sự tuân thủ điều trị thuốc kháng virus
còn hạn chế. Các kết quả của các nghiên cứu đều cho thấy tỷ lệ tuân thủ còn hạn
chế, điều này đối với một số thuốc điều trị kháng virus trở nên khó khăn, đặc biệt tỷ
lệ kháng thuốc ở bệnh nhân điều trị thuốc kháng virus ở người bệnh viêm gan B
mạn tính tỷ lệ tương đối cao như trong nghiên cứu của Bùi Phan Quỳnh Phương và
cộng sự năm 2017 cho thấy có 16 trường hợp kháng thuốc chiếm 22,2% [6], nghiên
cứu của Nguyễn Minh Ngọc và Bùi Hữu Hoàng năm 2012 cho thấy tỷ lệ tuân thủ sử
dụng thuốc ở viêm gan B mạn tính tại TP Hồ Chí Minh là 63,8% [4]. Theo nghiên
cứu của Nguyễn Thị Phương cho thấy có đến 75,8 % bệnh nhân viêm gan B mạn


2
tính tuân thủ điều trị thuốc kháng virus ở mức độ kém, chỉ có 24,2% tuân thủ tốt và
có 2 yếu tố liên quan đến sự tuân thủ điều trị là gia đình có người thân mắc bệnh và
tuổi bệnh nhân… Từ những kết quả của những nghiên cứu trên cho thấy rằng tỷ lệ
kháng thuốc cao và tuân thủ điều trị thuốc cịn hạn chế [8].
Vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng tuân thủ điều trị
thuốc kháng virus của người bệnh viêm gan B mạn tính điều trị ngoại trú tại
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020”. Với 2 mục tiêu:

1. Mô tả thực trạng sự tuân thủ điều trị thuốc kháng virus của người bệnh
viêm gan B mạn tính điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Nam Định
năm 2020.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị thuốc kháng virus
của người bệnh viêm gan B mạn tính điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh
Nam Định.


3
Chương 2
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Sơ lược về viêm gan B
Viêm gan vi rút B là một bệnh phổ biến toàn cầu, do vi rút viêm gan B (HBV)
gây ra. Bệnh có thể lây truyền qua đường máu, đường tình dục, từ mẹ truyền sang
con. Nếu mẹ nhiễm HBV và có HBeAg (+) thì khả năng lây cho con là hơn 80% và
khoảng 90% trẻ sinh ra sẽ mang HBV mạn tính. Viêm gan vi rút B có thể diễn biến
cấp tính, trong đó hơn 90% số trường hợp khỏi hồn tồn, gần 10% chuyển sang
viêm gan mạn tính và hậu quả cuối cùng là xơ gan hoặc ung thư gan [1].
Nhiễm HBV mạn tính khơng thể được xử lý hồn tồn do bộ gen của HBV
tích hợp vào bộ gen của vật chủ, DNA vịng kín (cccDNA) của virus liên kết cộng
hóa trị trong hạt nhân của tế bào gan bị nhiễm, điều này có thể giải thích sự tái hoạt
tính HBV. Mục tiêu chính của điều trị viêm gan virus B là làm giảm sự tiến triển
của tổn thương gan, làm chậm sự phát triển thành xơ gan và HCC [18]. Mục tiêu
này có thể đạt được nếu sao chép HBV được ngăn chặn một cách bền vững. Một số
bệnh nhân không đạt được đáp ứng virus kéo dài, điều trị kéo dài nhiều năm, làm
tăng khả năng phát triển các dòng virus kháng thuốc. Hậu quả là các lựa chọn điều
trị sẽ giảm xuống. Các yếu tố như đột biến virus, giảm rào cản di truyền của một số
loại thuốc, và sự thiếu tuân thủ điều trị kháng virus là những nguyên nhân gây ra
kháng thuốc [7]. Hiện nay, kháng genotyp không được xác nhận ở bất kì bệnh nhân
nào có đột biến virus khi tiếp nhận các NUC có rào cản di truyền cao như tenofovir

và entecavir nên nguyên nhân chính của đột biến virus chính là tình trạng tn thủ
kém, điều này có thể do kiến thức về tuân thủ kém dẫn đến [12].
2.1.1. Chẩn đoán xác định:
- HBsAg (+) > 6 tháng hoặc HBsAg (+) và Anti HBc IgG (+).
- AST, ALT tăng từng đợt hoặc liên tục trên 6 tháng.
- Có bằng chứng tổn thương mô bệnh học tiến triển, xơ gan (được xác định bằng
sinh thiết gan hoặc đo độ đàn hồi gan hoặc Fibrotest hoặc chỉ số APRI) mà không
do căn nguyên khác.


4
2.1.2. Điều trị:
a) Chỉ định điều trị khi:
- ALT tăng trên 2 lần giá trị bình thường hoặc có bằng chứng xác nhận có xơ
hóa gan tiến triển/xơ gan bất kể ALT ở mức nào. và - HBV-DNA ≥ 105 copies/ml
(20.000 IU/ml) nếu HBeAg (+) hoặc HBVDNA ≥ 104 copies/ml (2.000 IU/ml) nếu
HBeAg (-).
b) Điều trị cụ thể:
- Thuốc điều trị: + Tenofovir (300mg/ngày) hoặc entecavir (0,5 mg/ngày). +
Lamivudine (100mg/ngày) sử dụng cho người bệnh xơ gan mất bù, phụ nữ
mang thai.
+ Adefovir dùng phối hợp với lamivudine khi có kháng thuốc. + Peg–IFNα,
IFNα (Peg-IFNα-2a liều 180mcg/tuần; Peg-IFNα-2b liều 1,5mcg/kg/tuần; IFNα liều
5 triệu IU/ngày hoặc 10 triệu IU/lần -3 lần/tuần, tiêm dưới da từ 6-12 tháng.
- Cần theo dõi tác dụng khơng mong muốn của thuốc để xử trí kịp thời) ưu
tiên sử dụng trong trường hợp phụ nữ muốn sinh con, đồng nhiễm viêm gan vi rút
D, không dung nạp hoặc thất bại điều trị với thuốc ức chế sao chép HBV đường
uống. - Xem xét ngừng thuốc ức chế sao chép HBV uống khi: + Trường hợp
HBeAg (+): sau 6-12 tháng có chuyển đổi huyết thanh HBeAg và HBV-DNA dưới
ngưỡng phát hiện. + Trường hợp HBeAg (-): HBV-DNA dưới ngưỡng phát hiện

trong 3 lần xét nghiệm liên tiếp cách nhau mỗi 6 tháng và cần theo dõi tái phát sau
khi ngừng thuốc để điều trị lại.

2.1.3. Theo dõi điều trị:
- Tuân thủ điều trị: cần tư vấn cho bệnh nhân về lợi ích của việc tuân thủ điều
trị và các biện pháp hỗ trợ tuân thủ điều trị (phương tiện nhắc uống thuốc). Tháng
đầu tiên sau khi bắt đầu điều trị: theo dõi AST, ALT, creatinine máu. Sau mỗi 3-6
tháng trong quá trình điều trị: theo dõi AST, ALT, creatinine máu, HBeAg, AntiHBe, HBV-DNA, có thể định lượng HBsAg.
- Nếu điều trị IFN hoặc Peg IFN: theo dõi công thức máu, glucose máu, ure
máu, creatinin máu, chức năng tuyến giáp để phát hiện tác dụng không mong muốn
của thuốc. - Sau khi ngưng điều trị: + Theo dõi các triệu chứng lâm sàng. + Xét


5
nghiệm sau mỗi 3 - 6 tháng: AST, ALT, HBsAg, HBeAg, anti-HBe, HBV DNA để
đánh giá tái phát.
- Cần đánh giá tuân thủ điều trị và độ tin cậy của xét nghiệm HBV DNA trước
khi kết luận thất bại điều trị. (Trong trường hợp chưa làm được xét nghiệm HBV
DNA nếu thấy ALT không giảm hoặc tăng lên cần đánh giá vấn đề tuân thủ điều trị
nếu bệnh nhân tuân thủ tốt cần chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để xét nghiệm
HBV DNA) [1].
2.2. Cơ sở lý luận về tuân thủ điều trị
2.2.1. Định nghĩa tuân thủ điều trị [8],
Tuân thủ chế độ thuốc đã được theo dõi từ thời Hippocrates, khi các dấu hiệu
dùng thuốc được ghi lại cho biết bệnh nhân đã dùng chúng hay không.Tuân thủ
thuốc là một phần quan trọng trong chăm sóc bệnh nhân và là điều không thể thiếu
cho việc đạt được các mục tiêu lâm sàng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong báo
cáo năm 2003 về tuân thủ điều trị, tuyên bố rằng “việc tăng hiệu quả của các can
thiệp tuân thủ có thể có tác động lớn đến sức khoẻ của dân số hơn bất kỳ cải thiện
cụ thể nào trong điều trị y tế”

Theo WHO, “tuân thủ” là mức độ hành vi của con người (bao gồm cả việc
uống thuốc, chế độ dinh dưỡng) phù hợp với những khuyến cáo từ các chuyên gia
chăm sóc sức khỏe. Tuân thủ cần phải được theo dõi, đánh giá trong một khoảng
thời gian dài, kể từ khi bệnh nhân bắt đầu điều trị.
2.2.2. Tình hình tuân thủ điều trị trên thế giới theo báo cáo của WHO [8],
Khoảng 50% bệnh nhân điều trị bệnh mạn tính ở các nước phát triển được
đánh giá là tuân thủ điều trị. Con số này ở các nước đang phát triển thấp hơn rất
nhiều do thiếu nguồn lực kinh tế, những hạn chế trong khả năng tiếp cận với các
dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và nhiều bệnh nhân gặp khó khăn để tuân theo những
khuyến cáo điều trị.
Ví dụ, với bệnh tăng huyết áp, nếu bệnh nhân tuân thủ >80% thì khả năng
phát triển thành bệnh động mạch vành, bệnh máu não và suy tim sung huyết là rất
thấp.Tuy nhiên theo khảo sát, ở Mỹ có 51% bệnh nhân điều trị tăng huyết áp tuân
thủ chế độ dùng thuốc hạ áp, con số này ở Trung Quốc, Gambia và Seychellestương


6
ứng là 43%, 27% và 26%. Ở Úc, chỉ có 43% bệnh nhân hen phế quản dùng thuốc
theo chỉ định, và 28% bệnh nhân sử dụng các thuốc dự phòng. Trong điều trị HIVAIDS, tình hình tuân thủ các thuốc kháng virus của bệnh nhân rất khác nhau, dao
động từ 37% đến 83% tùy thuộc vào loại thuốc người bệnh đang sử dụng và đặc
điểm nhân khẩu học của các nhóm bệnh nhân
Theo một số báo cáo, tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị thường cao hơn ở
những bệnh nhân có tình trạng cấp tính, so với những người có tình trạng mạn tính.
Tình trạng bệnh nhân khơng tn thủ làm kéo dài thời gian điều trị, gây ra tâm lý lo
lắng ở người bệnh tăng kinh phí, tăng nguy cơ bệnh tiến triển và nhập viện.
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị [8]
Một vấn đề quan trọng trước khi nghiên cứu các biện pháp can thiệp để cải
thiện tuân thủ là tìm hiểu rõ tất cả các yếu tố tác động tới khả năng tuân thủ điều trị
của bệnh nhân. Theo cách phân loại của WHO, có 5 nhóm yếu tố chính: yếu tố liên
quan tới bệnh nhân, yếu tố liên quan tới phác đồ điều trị, yếu tố liên quan tới tính

chất của bệnh, yếu tố kinh tế - xã hội và cuối cùng là yếu tố liên quan tới hệ thống
dịch vụ tế.
2.2.3.1. Nhóm yếu tố liên quan đến bệnh nhân [8]
Nhóm các yếu tố liên quan đến bệnh nhân gồm có điều kiện kinh tế, kiến
thức hiểu biết về bệnh, niềm tin vào hiệu quả của thuốc và những mong đợi của
bệnh nhân sau một thời gian điều trị.Một số bệnh nhân khơng chấp nhận sự thật là
mình mang bệnh và khơng tin vào chẩn đốn của bác sĩ, đơi khi còn hiểu nhầm các
hướng dẫn điều trị. Trong trường hợp bệnh địi hỏi việc dùng thuốc lâu dài và cần
có sự giám sát của bác sĩ điều trị, một số bệnh nhân khó chấp nhận việc bị quản lý,
họ có tâm lý lo sợ phụ thuộc vào thuốc, nhiều người bệnh có cảm giác bị kỳ thị bởi
căn bệnh của mình.
Bệnh nhân thường quan tâm tìm hiểu thơng tin thuốc nhiều hơn khi họ lo
lắng về các tác dụng phụ, khả năng gây phụ thuộc của thuốc và những tác động lâu
dài của thuốc tới cơ thể. Tỷ lệ chi phí - hiệu quả cũng như khả năng theo đuổi điều
trị lâu dài là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới tuân thủ của bệnh
nhân. Mục tiêu cải thiện tuân thủ điều trị luôn phải được thực hiện đồng thời với


7
các biện pháp y sinh nếu muốn hướng tới tối ưu hóa hiệu quả điều trị. Người bệnh
cần được bổ sung các kiến thức về bệnh để họ nhận thức được sự cần thiết phải tuân
thủ. Việc bác sĩ và bệnh nhân cùng lên kế hoạch dùng thuốc cũng là một cách hay
giúp cho việc dùng thuốc của bệnh nhân hiệu quả hơn.
2.2.3.2. Các yếu tố liên quan đến phác đồ điều trị [8]
Phác đồ điều trị là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tuân thủ của
bệnh nhân.Bệnh nhân luôn lo lắng về sự phức tạp của phác đồ, thời gian điều trị,
những thất bại điều trị trước đó và những thay đổi thường xuyên của phác đồ.Phác
đồ đem lại hiệu quả nhanh hơn luôn được ưu tiên. Liều đơn giản (một viên, một lần
mỗi ngày) giúp tối đa hóa sự tuân thủ, đặc biệt là khi kết hợp với các lần thăm khám
thường xuyên, mặc dù 10% đến 40% bệnh nhân dùng các phác đồ đơn giản này vẫn

tiếp tục không dùng đủ liều. Trong một tổng quan hệ thống gồm 76 thử nghiệm
đánh giá tuân thủ thuốc theo tần số liều, Claxton và các đồng nghiệp đã thấy rằng
tuân thủ tỷ lệ nghịch với tần số liều. Bệnh nhân dùng thuốc một lần/ngày có mức
tuân thủ cao hơn so với dùng thuốc ba lần/ngày (p = 0,008) và bốn lần/ngày
(p<0,001) [24].
2.2.3.3. Các yếu tố liên quan đến bệnh [8]
Các tính chất của bệnh ảnh hưởng tới tuân thủ điều trị của bệnh nhân gồm
có: mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh; mức độ ảnh hưởng tới thể chất,
tâm lý, công việc của người bệnh; tỷ lệ bệnh tiến triển và sự sẵn có của những
phương pháp điều trị hiệu quả. Chúng tác động đến nhận thức về các nguy cơ có thể
xảy đếnvới người bệnh, giúp họ hiểu được tầm quan trọng của việc điều trị.Các
bệnh mắc kèm và các ưu tiên khác của bệnh nhân cũng cần được đánh giá.
2.2.3.4. Các yếu tố kinh tế - xã hội [8]
Tình hình kinh tế xã hội kém, đặc biệt là các khu vực vùng sâu vùng xa: tình
trạng nghèo đói, mù chữ, trình độ học vấn thấp, thất nghiệp, sự thiếu mạng lưới hỗ
trợ xã hội hiệu quả, điều kiện sống không ổn định, xa trung tâm điều trị, chi phí vận
chuyển cao, chi phí thuốc, quan niệm tín ngưỡng về bệnh tật và điều trị, gia đình
khơng hạnh phúc… là các yếu tố được ghi nhận có ảnh hưởng tới khả năng tuân thủ


8
điều trị bệnh. Ở các nước đang phát triển, điều kiện kinh tế còn hạn hẹp khiến bệnh
nhân phải ưu tiên nguồn lực vào vấn đề khác không phải sức khỏe .
2.2.3.5. Các yếu tố liên quan đến hệ thống dịch vụ y tế [8]
Một vài nghiên cứu được tiến hành về ảnh hưởng của hệ thống dịch vụ y tế
đến khả năng tuân thủ điều trị cho thấy mối quan hệ tốt giữa bệnh nhân - cán bộ y tế
góp phần quan trọng cải thiện sự tuân thủ. Bên cạnh đó, cịn rất nhiều yếu tố gây
ảnh hưởng tiêu cực tới tuân thủ điều trị như: tình trạng quá tải của các bệnh viện
lớn; dịch vụ y tế kém phát triển với việc bảo hiểm chỉ chi trả một phần hoặc khơng
chi trả kinh phí điều trị; người bệnh khơng có bảo hiểm y tế; hệ thống phân phối

thuốc kém; các cán bộ y tế thiếu kiến thức trong việc quản lý bệnh mạn tính; cơng
tác tư vấn khơng được tiến hành đầy đủ, kế hoạch giáo dục bệnh nhân ít được triển
khai; cơ sở y tế khơng có khả năng thiết lập hệ thống dịch vụ hỗ trợ bệnh nhân cũng
như đón nhận các phản hồi, góp ý từ người dân để cải thiện các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe.
2.2.4. Phân loại các phương pháp đo lường tuân thủ điều trị [8]
Hiện nay, chưa có một tiêu chuẩn vàng nào được đưa ra để đo lường tuân thủ
điều trị bởi tuân thủ là hành vi của bệnh nhân trong một thời gian dài. Một số cách
tiếp cận chủ quan và khách quan đã được sử dụng: các phép đo chủ quan yêu cầu
chính bệnh nhân hay người thân, người chăm sóc họ và bác sĩ điều trị cùng theo dõi
việc sử dụng thuốc của người bệnh; các phép đo khách quan được tiến hành bằng
cách đếm thuốc, kiểm tra các hồ sơ kê khai thuốc, hoặc sử dụng hệthống theo dõi
điện tử.
Bên cạnh việc phân loại theo tính khách quan và chủ quan, các phương pháp
đo lường tuân thủ điều trị của bệnh nhân được phân loại rõ ràng hơn theo phương
pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.
Phương pháp trực tiếp là đo lường nồng độ thuốc hoặc sản phẩm chuyển hóa
của thuốc trong các dịch cơ thể (ví dụ như máu, nước tiểu) hay định lượng các chỉ
số sinh học kèm theo (ví dụ như men gan, các kháng thể…), kết hợp với việc theo
dõi hành vi dùng thuốc của người bệnh .


9
Các phương pháp gián tiếp về đo lường sự tuân thủ bao gồm xem xét việc
bệnh nhân dùng thuốc được kê như thế nào, đánh giá đáp ứng lâm sàng, xác định tỷ
lệ thuốc bổ sung, thu thập các bảng hỏi bệnh nhân, sử dụng các bảng điện tử theo
dõi thuốc, đo các dấu hiệu sinh lý (có thể yêu cầu bệnh nhân ghi nhật ký dùng thuốc
và riêng với trẻ nhỏ thì có thể đo lường tn thủ điều trị của trẻ dưới sự giúp đỡ của
người chăm sóc, y tá trường học hoặc giáo viên). Tất cả các phương pháp gián tiếp
đưa ra đều tương đối dễ sử dụng, nhưng lưu ý khi đặt câu hỏi cho bệnh nhân kết quả

có thể sai lệch theo xu hướng tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị cao hơn thực tế.
2.2.4.1. Phương pháp đo lường trực tiếp [8]
Phương pháp trực tiếp là phương pháp đo lường chính xác nhất và có thể
được sử dụng như là một bằng chứng từ cơ thể để chứng minh rằng bệnh nhân đã
dùng thuốc hay chưa. Chẳng hạn, nồng độ trong huyết thanh của thuốc chống động
kinh phenytoin hoặc axit valproic có thể phản ánh sự tuân thủ với các thuốc này.
Những test kiểm tra có thể lấy một cách ngẫu nhiên tại bất kì thời điểm nào nhưng
nó có hạn chế là bệnh nhân cần phải ở gần khu vực nghiên cứu. Đồng thời, việc lấy
mẫu xét nghiệm ngẫu nhiên gây ra áp lực và tâm lý lo lắng cho người bệnh. Giả
định là có sự hợp tác của người bệnh thì các tương tác thuốc - thuốc, tương tácthuốc
- thức ăn không lường trước có thể cản trở tới tính chính xác của xét nghiệm. Kết
quả nghiên cứu cũng gặp sai số nếu bệnh nhân chỉ dùng thuốc trước khi làm xét
nghiệm. Quan trọng hơn, tính khả thi của phương pháp cịn phụ thuộc vào nguồn
kinh phí, số lượng kĩ thuật viên, nhân viên theo dõi và lấy mẫu xét nghiệm .
2.2.4.2. Phương pháp đo lường gián tiếp [8]
Có rất nhiều phương pháp gián tiếp được sử dụng để đo lường tuân thủ điều
trị của bệnh nhân như là thông qua hệ thống lưu trữ dữ liệu cơ sở, đếm liều thuốc,
các bản báo cáo lâm sàng của bác sĩ hoặc các bản tự báo cáo của bệnh nhân.
a. Hệ thống lưu trữ dữ liệu cơ sở
Các dữ liệu cơ sở bao gồm các số liệu được lưu trữ trong các phần mềm hệ
thống kê đơn điện tử hoặc phần mềm hệ thống dịch vụ bảo hiểm dược. Nguồn dữ
liệu như vậy cho phép người nghiên cứu tiếp cận được số lượng các thuốc được kê,
số lần lĩnh thuốc tương ứng với mỗi bệnh nhân. Nhưng để có được số liệu chính xác


10
và đầy đủ, thì trước hết nguồn dữ liệu phải được lưu trữ trong một hệ thống máy
tính có cơ sở dữ liệu trung tâm, các số liệu từ khi được nhập đến khi được lọc và
làm sạch phải có sự ăn khớp với đơn kê thực tế của bác sĩ để cung cấp một bộ số
liệu hoàn chỉnh về số lượng thuốc, tên thuốc và thời gian kê đơn. Biện pháp này

cũng giả định việc dùng thuốc của bệnh nhân chính xác theo như đơn thuốc. Và nếu
trên thực tế, khi bệnh nhân không thực hiện thuốc đúng như theo đơn thì phương
pháp này khơng đánh giá được sự tuân thủ một cách chính xác.
b. Đếm liều.
Đếm liều là phương pháp tính số đơn vị liều thuốc đã được thực hiện giữa
hai cuộc hẹn hoặc giữa hai cuộc thăm khám. Phương pháp này thường dễ áp dụng
trên đối tượng bệnh nhân sử dụng các dạng thuốc đặc biệt như bình xịt định liều ở
bệnh nhân hen phế quản hoặc bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.Số liều
này sẽ được so sánh với tổng số liều dùng của bệnh nhân để tính tốn tỷ lệ tn thủ.
Chi phí thấp và tính đơn giản của phương pháp làm cho nó được sử dụng phổ
biến.Tuy nhiên, một số hạn chế của phương pháp đếm liều đã được chỉ ra. Đầu tiên,
phương pháp không thể đo lường tuân thủ điều trị ở những người sử dụng thuốc
không theo ngày cụ thể do nó ghi nhận số liều được phân phát theo ngày mà khơng
tính đến cơ hội có thuốc dư thừa. Và giá trị ngưỡng để phân biệt bệnh nhân tuân thủ
- không tuân thủ trong trường hợp này không được thống nhất, dẫn tới sự khác biệt
trong việc xác định và so sánh mức độ tuân thủ điều trị trong các nghiên cứu
khác nhau.
c. Biện pháp dựa trên đánh giá của bác sĩ và việc tự báo cáo của bệnh nhân
Đây cũng là một phương pháp được áp dụng phổ biến do tính đơn giản, chi
phí thấp và phản ánh được thời gian dùng thuốc thực tế của người bệnh. Tn thủ
có thể được đo lường dưới hình thức một cuộc phỏng vấn trực tiếp; hay sử dụng
bảng câu hỏi dạng văn bản, v.v. Dựa vào tính thực tiễn và tính linh hoạt của các
bảng câu hỏi, người khảo sát có thể nhận ra những quan tâm, những băn khoăn của
bệnh nhân trong việc dùng thuốc để có thể tiến hành can thiệp một cách thích hợp.
Độ nhạy và độ đặc hiệu của biện pháp này sẽ giảm xuống nếu có sự sai sót
trong việc cung cấp thơng tin của bệnh nhân, hoặc các kỹ năng giao tiếp của người


11
phỏng vấn, hoặc câu hỏi được thiết kế cho khảo sát bị lỗi. Tình trạng tâm lý của

bệnh nhân cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả.


Bệnh nhân ghi nhật ký
Nhật ký là công cụ tự báo cáo duy nhất của bệnh nhân. Tuy nhiên, người làm

nghiên cứu sẽ không thể tiến hành đo lường tuân thủ nếu bệnh nhân không trả lại
nhật ký hoặc bệnh nhân báo cáo “sai” về việc dùng thuốc của họ.


Phỏng vấn bệnh nhân
Trong phỏng vấn, bệnh nhân có thể tự đánh giá lại hành vi dùng thuốc của

chính mình, cụ thể là tỷ lệ phần trăm liều mà họ bỏ lỡ trong một khoảng thời gian
nhất định, tính cả số lần mà họ khơng thực hiện thuốc đúng giờ. Các câu hỏi được
thiết kế để kiểm tra kiến thức của bệnh nhân về chế độ thuốc của họ bao gồm:
chỉđịnh của bác sĩ, tên thuốc, liều thuốc và thời gian dùng thuốc. Các khảo sát viên
căn cứ vào phản ứng của bệnh nhân để đo lường mức độ tuân thủ.
Bên cạnh mục tiêu chính là đo lường mức độ tuân thủ điều trị của người
bệnh, phương pháp này cịn có thể tiến hành can thiệp trực tiếp nếu gặp trường hợp
bệnh nhân không tuân thủ, đồng thời phỏng vấn sẽ tạo ra động lực trong thực hành
lâm sàng. Miller và Rollnick đã định nghĩa phỏng vấn bệnh nhân như một cách tiếp
cận trực tiếp, lấy bệnh nhân làm trung tâm để củng cố niềm tin của bệnh nhân vào
hiệu quả điều trị, tiếp tục theo đuổi phác đồ, khuyến khích bệnh nhân thay đổi hành
vi để hướng tới mục tiêu lâm sàng. Trong một phân tích meta, Rubak đã chỉ ra khả
năng xác định các nguyên nhân dẫn tới tuân thủ kém trong quá trình phỏng vấn,
người khảo sát có thể động viên, đưa ra các lời khuyên cho bệnh nhân và có thể
định hướng các bước can thiệp tiếp theo nếu cần thiết.
2.3. Cơ sở thực tiễn về tuân thủ điều trị
Tại Việt Nam: Tại Việt Nam theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ hạnh năm

2010 về tuân thủ dùng thuốc đối với bệnh nhân tăng huyết áp là 49,5% [3], theo
nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Tiên và cộng sự năm 2016 tỷ lệ tuân thủ điều trị
chung với thuốc kháng HIV là 71% [9], của Nguyẽn Thạnh Trị và cộng sự năm
2018 về tuân thủ điều trị thuốc kháng lao là 79,8% [1]. Các kết quả của các nghiên
cứu đều cho thấy tỷ lệ tuân thủ còn hạn chế, điều này đối với một số thuốc điều trị


12
kháng virus trở nên khó khăn, đặc biệt tỷ lệ kháng thuốc ở bệnh nhân điều trị thuốc
kháng virus ở người bệnh viêm gan B mạn tính tỷ lệ tương đối cao như trong
Nguyễn Thị Nhã Đoan năm 2011 và cộng sự nghiên cứu trên 60 bệnh nhân viêm gan
B mạn thì có tới 20 trường hợp xuất hiện đột biến kháng thuốc chiếm 33,3% [2],
nghiên cứu của Ngô Viết Lộc năm 2012 cho thấy tỷ lệ nhiễm Viêm gan B là 16,4%
và nghiên cứu chỉ ra rằng nhóm có tiếp cận thơng tin về viêm gan B có tỷ lệ nhiễm
và tiến triển bệnh thấp hơn so với nhóm khơng tiếp cận thơng tin về viêm gan B
trong đó bao gồm cả thông tin về sử dụng thuốc điều trị viêm gan B [5].
Trên thế giới: Đầu tiên là hai nghiên cứu đánh giá tuân thủ điều trị của bệnh
nhân viêm gan virus B tại Mỹ qua hai nghiên cứu của tác giả Chotiyaputta và cộng
sự. Một nghiên cứu hồi cứu được ông tiến hành trên 11.100 bệnh nhân (69% bệnh
nhân trên 45 tuổi) dùng các loại thuốc NUCs (ADV, LAM, ETV, TDF) thực hiện
năm 2010; nguồn dữ liệu thông qua các công ty dược phẩm. Theo số liệu thu thập
được có 55% bệnh nhân được đánh giá là tuân thủ điều trị và một số yếu tố có liên
quan tới khơng tn thủ được ghi nhận gồm có: tuổi của bệnh nhân (<45 tuổi); sử
dụng LAM và bệnh nhân mới mắc [13]. Nghiên cứu cịn lại được ơng thiết kế theo
mơ hình tiến cứu, thực hiện năm 2011, trên 111 bệnh nhân có tuổi trung bình là 48
tuổi. Công cụ nghiên cứu được sử dụng là bộ câu hỏi với kết quả là 74% bệnh nhân
và 84% bác sĩ hoàn thành bảng câu hỏi. Trong nghiên cứu này, thời gian theo dõi là
1 năm, tuân thủ được đánh giá mỗi 3 tháng và dữ liệu trong 30 ngày cuối cùng được
sử dụng như là một sự ước lượng về hành vi của bệnh nhân. Những bệnh nhân
không bỏ lỡ bất kì một liều thuốc nào trong 30 ngày được coi là tn thủ hồn tồn.

Kết quả có 74% bệnh nhân được báo cáo là tuân thủ hoàn toàn. Đồng thời nghiên
cứu cũng chỉ ra mối liên quan tới việc khơng tn thủ điều trị gồm có tuổi bệnh
nhân cịn trẻ, nữ giới, thu nhập thấp hơn [12], [18].
Có 2 nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang. Nghiên
cứu được Sogni và cộng sự thực hiện trên 190 bệnh nhân ở Pháp, có tuổi trung bình
là 50 tuổi cũng sử dụng bộ 5 câu hỏi (câu cuối cùng đánh giá theo thang VAS) làm
công cụ nghiên cứu, kết quả đánh giá có 61%, 32% và 7% bệnh nhân được phân
loại theo 3 mức: tuân thủ hồn tồn, tn thủ tương đối và khơng tn thủ. Và


13
nghiên cứu cũng ghi nhận việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân khơng có mối liên
quan tới nguồn gốc địa lý của bệnh nhân, tải lượng virus ban đầu, loại phác đồ hay
chế độ dùng thuốc [18], [22]. Một nghiên cứu mô tả cắt ngang khác đưa ra bộ câu
hỏi gồm 32 câu để bệnh nhân trả lời, đồng thời bác sĩ điều trị của họ cũng tham gia
trả lời một bộ câu hỏi. Kết quả được tính dựa vào thang đo VAS (visual analogue
scale). Với 80 bệnh nhân hoàn thành bảng hỏi, 66% trong số họ được đánh giá là
tuân thủ tối ưu (VAS = 10 điểm) và 92% bác sĩ điều trị của họ cho rằng bệnh nhân
của họ đã tuân thủ điều trị tối ưu. Nghiên cứu ghi nhận khơng có mối liên quan nào
giữa mức độ tuân thủ với giới tính, tuổi, nơi được sinh ra của người bệnh [15].
Theo kết quả điều tra gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2010, nguyên nhân tử
vong có liên quan đến vi rút viêm gan đứng hàng thứ 3 trong số các nguyên nhân do
bệnh truyền nhiễm gây ra. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, khoảng 240
triệu người trên toàn cầu đã nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính và gánh nặng bệnh
tật do viêm gan B gây ra đối với hệ thống y tế cũng như sức khỏe người dân là rất
lớn. Điều trị kháng virus cho bệnh viêm gan B có hiệu quả và làm giảm nguy cơ
tiến triển xơ gan và ung thư gan nhưng thường được yêu cầu trong một thời gian
không xác định. Tuân thủ điều trị là điều quan trọng để ngăn chặn sự phát triển
kháng thuốc và tối ưu hóa kết quả. Hiện tại có rất nhiều đề tài nghiên cứu nước
ngoài nghiên cứu sự tuân thủ điều trị thuốc kháng virus và các yếu tố liên quan đến

sự tuân thủ điều trị dùng thuốc như nghiên cứu Ford N, Allard N,.. Sogni và cộng
sự cho thấy mức độ tuân thủ thấp hơn 65% sẽ dẫn đến 2,6 triệu ca tử vong thêm
trong khoảng thời gian 15 năm và các rào cản phổ biến nhất liên quan đến tuân thủ
[22] là quên thuốc, kiến thức về sự tuân thủ điều trị thuốc kháng virus và thay đổi
thói quen hàng ngày, chi phí chăm sóc, lí do bận việc khác , hết thuốc và không cải
thiện tình trạng sức khỏe.
Như vậy, có thể thấy các vấn đề tuân thủ điều trị thuốc kháng virus của bệnh
nhân viêm gan B mạn tính đang là vấn đề đáng quan tâm hiện nay trên tồn thế giới.
Các mơ hình nghiên cứu khác nhau như thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối
chứng, mơ tả cắt ngang, tiến cứu hay hồi cứu; các công cụ được sử dụng như bộ câu
hỏi, đếm liều, định lượng thuốc trong máu; có mẫu bệnh nhân dao động từ 47 đến


14
11.100 người; phần trăm bệnh nhân tuân thủ được đánh giá dao động trong khoảng
từ 35% đến 92%. Một số yếu tố được đánh giá là có liên quan tới việc kém tuân thủ
của bệnh nhân là tuổi (tuổi cao hơn khả năng tuân thủ điều trị tốt hơn), giới tính (nữ
giới tuân thủ kém hơn nam giới), tải lượng virus ban đầu, hay thu nhập thấp.
Hiện nay, trên toàn thế giới ước tính có ít nhất 2 tỷ người (một phần ba dân
số thế giới) đã bị nhiễm HBV; khoảng 240 triệu người (tương đương với 6% dân số
thế giới) nhiễm HBV mạn tính [23], [24]. Sự phát triển tự nhiên của nhiễm HBV
mạn tính là từ trạng thái khơng hoạt động đến viêm gan B mạn tính tiến triển, có thể
tiến triển thành xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) [19]. Bệnh gan giai
đoạn cuối có liên quan đến HBV gây ra hơn 0,5-1 triệu ca tử vong mỗi năm và hiện
chiếm 5-10% số ca ghép gan. Các nghiên cứu theo chiều dọc của những bệnh nhân
khơng được điều trị viêm gan mạn tính tiến triển cho thấy rằng: sau khi chẩn đoán,
tỷ lệ mắc bệnh xơ gan tăng từ 5% lên khoảng 8 - 20%. Tỷ lệ HCC trên toàn thế giới
đã tăng, chủ yếu là do nhiễm HBV và/hoặc HCV. Tỷ lệ HCC có liên quan đến HBV
rất cao, dao động từ 2% đến 5% khi xơ gan xảy ra [19]; 82% trường hợp có liên
quan đến viêm gan virus, 55% ở viêm gan loại B (HBV), 89% ở những vùng có

HBV. Phần lớn các trường hợp HCC (ung thư biểu mô tế bào gan) có xơ gan (70 90%), tuy nhiên, vì HBV là một virus gây ung thư, nó có thể gây ra HCC cả khi
khơng có xơ gan [20].Như vậy, viêm gan B mạn tính trở thành gánh nặng bệnh tật
đối với hệ thống y tế cũng như sức khỏe người dân là rất lớn.
Liệu pháp chống virus của HBV có khả năng làm giảm gánh nặng bệnh gan
liên quan đến HBV [12] bằng cách ức chế sự nhân lên của HBV deoxyribonucleic
acid (DNA) đến mức không thể phát hiện, giảm sự tiến triển của xơ gan [12],[16]
và giảm nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan phát triển thành ung thư gan [16],[25].
Kết quả điều trị và lợi ích lâu dài địi hỏi tn thủ phác đồ thuốc. Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO), trong báo cáo năm 2003 về tuân thủ điều trị, tuyên bố rằng “việc tăng
hiệu quả của các can thiệp tuân thủ có thể có tác động lớn đến sức khoẻ của dân số
hơn bất kỳ cải thiện cụ thể nào trong điều trị y tế” [10].
Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy rằng, một số bệnh nhân không đạt
được đáp ứng virus kéo dài, điều trị kéo dài nhiều năm, làm tăng khả năng phát


15
triển các dòng virus kháng thuốc. Hậu quả là các lựa chọn điều trị sẽ giảm xuống.
Các yếu tố như đột biến virus, giảm rào cản di truyền của một số loại thuốc, và sự
thiếu tuân thủ điều trị kháng virus là những nguyên nhân gây ra kháng thuốc
[23].Hiện nay, kháng genotyp khơng được xác nhận ở bất kì bệnh nhân nào có đột
biến virus khi tiếp nhận các NUC có rào cản di truyền cao như tenofovir và
entecavir nên ngun nhân chính của đột biến virus chính là tình trạng tuân thủ kém
[21]. Chotiyaputta và cộng sự chỉ có 55% bệnh nhân được đánh giá là tuân thủ điều
trị. Sogni và cộng sự thực hiện trên 190 bệnh nhân ở Pháp, có 66% trong số họ
được đánh giá là tuân thủ tối ưu. Mức độ tuân thủ thấp hơn 65% sẽ dẫn đến 2,6 triệu
ca tử vong thêm trong khoảng thời gian 15 năm.
Tình trạng bệnh nhân khơng tn thủ làm kéo dài thời gian điều trị, gây ra
tâm lý lo lắng ở người bệnh [10], [11] tăng kinh phí, tăng nguy cơ bệnh tiến triển
và nhập viện. Hơn nữa, nó có thể dẫn đến sự phát triển của các chủng kháng thuốc,
hạn chế các lựa chọn điều trị và bổ sung thêm nguy cơ sức khỏe cộng đồng của

việc truyền các chủng virus kháng thuốc sang người không miễn dịch trong cộng
đồng, hoặc cho những người tiêm chủng trước đó khơng cịn bảo vệ [16]. Với gánh
nặng tồn cầu của căn bệnh này, sự lây lan rộng rãi của các chủng kháng thuốc có
thể có hậu quả nghiêm trọng và rộng lớn. Vì vậy, việc tuân thủ dùng thuốc đóng
vai trị rất quan trọng, nhưng có những người bệnh bỏ lỡ liệu pháp chống virus của
viêm gan B mạn tính, hay ảnh hưởng đến kết quả điều trị…phải chẳng do các yếu
tố liên quan đến việc điều trị? Theo WHO, có 5 nhóm yếu tố chính: yếu tố liên
quan tới bệnh nhân, yếu tố liên quan tới phác đồ điều trị, yếu tố liên quan tới tính
chất của bệnh, yếu tố kinh tế - xã hội và cuối cùng là yếu tố liên quan tới hệ thống
dịch vụ tế [21].
Như vậy, có thể thấy các vấn đề tuân thủ điều trị thuốc kháng virus và các
yếu tố liên quan đến bệnh nhân viêm gan B mạn tính đang là vấn đề đáng quan
tâm hiện nay trên toàn thế giới.


16
Chương 3
LIÊN HỆ THỰC TIỄN
3.1. Mô tả một số đặc điểm ĐTNC.
Do thời gian làm khóa luận ngắn nên em lấy số liệu tối thiểu để đánh giá là 30
người bệnh.
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của ĐTNC
Thơng tin chung
Nam
Giới tính
Nữ
< 30 tuổi
30-39 tuổi
Tuổi
>= 40 tuổi


Nghề Nghiệp

Trình độ học
vấn

Bệnh mạn tính
mắc kèm

Tiền sử gia đình

Số lượng (n = 30)
21
9
2
4
24

Tỷ lệ %
70,0
30,0
6,7
13,3
80,0

Cán bộ, viên chức

6

20,0


Công nhân

4

13,3

Nông dân

10

33,3

Nội trợ

1

3,3

Khác (nghỉ hưu, tự
do)
Tiểu học trở xuống
THCS
THPT
Trung cấp, cao đẳng
Đại học, trên đại học
Suy tim
Đái tháo đường
Rối loạn lipit máu
Bệnh đường tiêu hóa

Bệnh đường hơ hấp
Bệnh thận
Bệnh về thần kinh
Bệnh khác và ko
mắc bệnh
Bố/mẹ mắc bệnh
Vợ/chồng mắc bệnh
Con của ơng/bà
Gia đình ko có
người mắc bệnh

9

30,0

3
12
7
4
4
0
1
3
4
1
0
0
21

10,0

40,0
23,3
13,3
13,3
0
3,3
10,0
13,3
3,3
0
0
70,0

2
1
2
25

6,7
3,3
6,7
83,3


17
Quan sát bảng 3.1 thấy rằng người bệnh trong nghiên cứu có đến 70% là nam
cịn lại là nữ. Nhóm tuổi có tỷ lệ cao nhất là nhóm ≥ 40 tuổi, nhóm có tỷ lệ thấp
nhất là nhóm tuổi < 30 tuổi. Xét về trình độ học vấn, thì tỷ lệ học trung học cơ sở là
cao nhất chiếm 40% số người bệnh. Trình độ trên phổ thơng chiếm 50% và cũng có
đến 10% số người bệnh chỉ học đến tiểu học, người bệnh có mắc kèm theo các bệnh

khác rải đều các mặt bệnh nhưng có đến 70% là không mắc hoặc mắc bệnh khác, tỷ
lệ cao nhất la gia đình hầu hết khơng có ai mắc giống người bệnh chiếm tới 83,3%.
3.2. Thực trạng tuân thủ điều trị NUC của ĐTNC
Bảng 3.2. Thực trạng về mức độ uống thuốc đúng của ĐTNC

Stt

1

2
3

Tỷ lệ uống thuốc

Thuốc không phải là thuốc kháng virus
Số lần uống thuốc trong ngày theo
hướng dẫn
Thời điểm uống thuốc

% người

% người

TL đúng

TL sai

n

%


n

%

29

96,7

1

3,3

28

93,3

2

6,7

26

86,7

4

13,3

Bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ trả lời đúng về uống thuốc kháng virus đúng, uống

thuốc theo chỉ dẫn, uống thuôc đúng thời điểm rất cao đều đạt trên 85%, tỷ lệ trả lời
sai cao nhất là thời điểm uống thuốc chiếm 13,3%.
Bảng 3.3. Thực trạng mức độ tuân thủ của ĐTNC

STT
1

NỘI DUNG
Tuân thủ tốt
19

Tỷ lệ %

Tuân thủ kém

Tỷ lệ %

63,3

11

36,7

Tổng
30

Tỷ lệ
%
100



18

36,7%
Tuân thủ tốt
Tuân thủ kém
63,3%

Biểu đồ 3.1: Thực trạng mức độ tuân thủ của ĐTNC
Cách đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc kháng virus viêm gan B được tính
như sau:
Đối với câu hỏi 1 lựa chọn duy nhất thì câu trả lời đúng được 1 điểm, câu trả
lời sai hoặc khơng biết được 0 điểm.
Đối với câu hỏi có nhiều lựa chọn thì với mỗi đáp án đúng sẽ được cộng 1
điểm, chọn sai hoặc không biết được 0 điểm.
Đối với các câu tính theo thang đo likert 4 mức độ thì tính: khơng bao giờ gặp
khó khăn trong uống thuốc đúng giờ = 4 điểm, hiếm khi = 3 điểm, phần lớn thời
gian = 2 điểm, luôn luôn = 1 điểm.
Với 9 câu hỏi trong phần này thì điểm tối đa là 17 điểm, người bệnh được cho
là tuân thủ tôt điều trị khi đạt từ 13 điểm trở lên, dưới 13 điểm được cho là tuân thủ
kém. Theo đó ở bảng 3.3 và biểu đồ 3.1cho thấy theo cách đánh giá trên người bệnh
trong nghiên cứu tuân thủ tốt đạt 63,3%, tuân thủ kém là 36,7%.


×