Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

PHÂN TÍCH CHỈ SỐ ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA THỰC VẬT THÂN GỖ TRONG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN SƠN TRÀ - TP. ĐÀ NẴNG pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.77 KB, 9 trang )

PHÂN TÍCH CHỈ SỐ ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA THỰC VẬT THÂN GỖ TRONG
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN SƠN TRÀ - TP. ĐÀ NẴNG
Phạm Thị Kim Thoa
Khoa Môi trường, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Phương pháp thực hành nghiên cứu phân tích định lượng về tính đa dạng sinh
học nhằm để xác định các chỉ số: chỉ số Shannon (H), chỉ số quan trọng (IVI), chỉ số
mức độ chiếm ưu thế hay còn gọi là chỉ số Simpson (Cd), chỉ số tương đồng hay chỉ
số Sorensen (SI). Khi giá trị của các chỉ số cao nghĩa là tính đa dạng cao tương ứng
với giá trị sinh học cao. Đây là phương pháp nghiên cứu hết sức cần thiết nhằm tạo cơ
sở dữ liệu cho các giải pháp bảo tồn, hoạch định chính sách và kế hoạch sử dụng bền
vững nguồn tài nguyên đa dạng sinh học.
Lần đầu tiên áp dụng phương pháp này để đánh giá tính đa dạng sinh học cho
thực vật thân gỗ tại Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - thành phố Đà Nẵng. Kết quả
điều tra, khảo sát ở 12 ô tiêu chuẩn ghi nhận được 96 loài thực vật thân gỗ trên các
sinh cảnh khác nhau: rừng tự nhiên, rừng tự nhiên Chò chỉ, rừng trồng, trảng cỏ, rừng
tự nhiên nghèo kiệt và đất trống. Chỉ số quan trọng (IVI) cho thấy một trật tự ưu thế
trong quần thể thực vật nghiên cứu, trong đó loài Chò chỉ (Parashorea stellata Kurz)
có ưu thế cao nhất (IVI = 35,38) và sự biến động cá thể khá rõ rệt trong các sinh cảnh
nghiên cứu. Chỉ số Shannon (H) khá cao, dao động từ 1,62 đến 4,76 (rừng tự nhiên,
rừng tự nhiên Chò chỉ từ 3,61 đến 4,76, rừng trồng từ 1,86 đến 2,60, trảng cỏ 1,62,
rừng tự nhiên nghèo kiệt 1,97 và đất trống từ 2,62 đến 2,82. Chỉ số Cd thay đổi từ
0,051 đến 0,499 cho thấy mức độ đa dạng sinh học của các quần xã đang có chiều
hướng giảm xuống. Giá trị chỉ số SI của thảm thực vật thân gỗ giữa các hiện trường
nghiên cứu dao động từ 0,04 đến 0,50 thể hiện một sự khác biệt rất lớn về thành phần
loài nghiên cứu ở các hiện trường này. Như vậy đa dạng sinh học Khu BTTN Sơn Trà
là khá cao và đang bị tác động bởi môi trường và các hoạt động phát triển vì vậy trong
thời gian tới cần có các biện pháp bảo tồn phù hợp.
Từ khóa: Chỉ số đa dạng sinh học, Thực vật thân gỗ.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Sơn


Trà nằm trên Bán đảo Sơn Trà thuộc
phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành
phố Đà Nẵng, trong hệ thống rừng đặc
dụng Quốc gia, với diện tích trên đất liền
4.439ha và một phần biển (500m tính từ
chân núi ra biển). Theo Đinh Thị Phương
Anh (1997), hệ sinh thái điển hình là kiểu
rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới
nên có tính đa dạng sinh học cao, với
khoảng 985 loài thực vật bậc cao (thuộc
483 chi, 143 họ, trong đó có 22 loài quý
hiếm) và 287 loài động vật (thuộc 94 họ, 38
bộ, trong đó có 15 loài thuộc loại động vật
quý hiếm). Vì Khu BTTN Sơn Trà có nhiều
tiềm năng để phát triển Du lịch sinh thái
(DLST) với những sản phẩm DLST đặc
trưng, có tính cạnh tranh cao, nên những
năm gần đây, việc quy hoạch phát triển du
lịch và xây dựng một số cơ sở hạ tầng khác
đã làm thu hẹp và chia cắt địa hình, ảnh
hưởng đến môi trường sinh thái của một số
loài động, thực vật, làm cho tính đa dạng
sinh học bị suy giảm.
Một trong những nguyên tắc cơ bản
của quản lý rừng bền vững là bảo tồn đa
dạng sinh học. Để thực hiện tốt các nguyên
tắc này cần giải quyết một số vấn đề, trong
đó tập trung phân tích, đánh giá định lượng
các chỉ số đa dạng sinh học của thảm thực
vật và giá trị của đa dạng sinh học. Việc lựa

chọn và xác định được các chỉ số định
lượng về đa dạng sinh học của thảm thực
vật thân gỗ của hệ sinh thái rừng Khu
BTTN Sơn Trà chính là nhằm đánh giá
thực trạng làm cơ sở để hoạch định các
chính sách, chiến lược quản lý, phát triển
nguồn tài nguyên nơi đây một cách bền
vững.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để xác định được các chỉ số đa dạng
sinh học của Khu BTTN Sơn Trà, sử dụng
phương pháp điều tra theo ô tiêu chuẩn
(OTC), với 12 OTC trong đó mỗi OTC có
diện tích 500m
2
(Mishra, 1968; Sharma,
2003). Các OTC được xác định ngẫu nhiên
và bố trí sao cho đại diện điển hình cho các
sinh cảnh: rừng tự nhiên, rừng tự nhiên
Chò chỉ, rừng tự nhiên nghèo kiệt, rừng
trồng, trảng cỏ, đất trống. Trong mỗi OTC,
tiến hành đo đếm và thu thập các thông tin
về:
1. Thành phần loài (có thu mẫu thực
vật để định tên cho một số loài cần thiết);
để xác định tên cây, chúng tôi đã áp dụng
phương pháp nghiên cứu so sánh về hình
thái để xác định tên cây. Đây là phương
pháp truyền thống được sử dụng trong
nghiên cứu phân loại thực vật từ trước đến

nay. Danh lục thực vật được lập dựa trên
danh sách tên cây mà chúng tôi đã xác
định được trong khu vực nghiên cứu (Phạm
Hoàng Hộ, 1999; Sách Đỏ Việt Nam, 2007
(Phần II - Thực vật); Danh lục các loài thực
vật Việt Nam, 2001, 2005 (Tập I-III);
Brummitt R.K. 1992).
2. Số lượng cá thể trong mỗi loài,
đường kính của mỗi cá thể (gốc cho cây
bụi, đường kính ngang ngực cho cây gỗ) và
độ tàn che của tổng số các cá thể mỗi loài
trong mỗi ô tiêu chuẩn (Pandey, et al. 2002;
Rastogi, 1999).
Các số liệu được sử dụng để tính toán
các giá trị tương đối như tần suất xuất hiện
tương đối, mật độ tương đối, độ tàn che
tương đối và tổng diện tích mặt cắt ngang
mỗi loài (Rastogi, 1999; Sharma, 2003).
Trong mỗi OTC (hình 1) được chia
thành 5 ô nhỏ (ô A) với kích thước 10 m x
10 m (100 m²), trong đó tiến hành đo đếm
tất cả các cây có đường kính ngang ngực
(D
1,3
) từ 10 cm trở lên.
Trong mỗi ô A, lập 1 ô nhỏ hơn (ô B)
với kích thước 5m x 5m (25m²), trong đó
tiến hành đo đếm tất cả các cây có đường
kính cây có D
1,3

≤ 10cm.
Trong mỗi ô A, lập 1 ô nhỏ hơn (ô C)
với kích thước 2m x 2m (4m²), trong đó tiến
hành đo đếm tất cả các cây tái sinh (cây có
chiều cao 0,3m đến 1, 3m, có ghi chú tái
sinh chồi hay hạt).




Hình 1. Sơ đồ bố trí trong một OTC
Xác định Chỉ số giá trị quan trọng
IVI (Importance Value Index): Chỉ số giá
trị quan trọng IVI được áp dụng để biểu thị
cấu trúc, mối tương quan và trật tự ưu thế
giữa các loài trong một quần thể thực vật
(Mishra,1968). Chỉ số này biểu thị tốt hơn,
A
A
A

A

A
B
B
B B
B
C C
C

C
C
50m

10 m

toàn diện hơn cho các tính chất tương đối
của hệ sinh thái so với các giá trị đơn tuyệt
đối của mật độ, tần xuất, độ ưu thế, vv
Thông qua chỉ số IVI có thể xác định được
cấu trúc không gian, mối tương quan và trật
tự ưu thế giữa các loài trong một quần thể
thực vật. Chỉ số IVI của một loài đạt giá trị
tối đa là 300 chỉ có duy nhất loài cây đó.
Chỉ số IVI của mỗi loài có thể xác định theo
một trong hai công thức sau:
1) IVI = RD + RF + RC, (Sharma,
2003)
2) IVI = RD + RF + RBA, (Mishra,
1968)
Trong đó: RD là mật độ tương đối, RF
là tần suất xuất hiện tương đối, RC là độ
tàn che tương đối và RBA là tổng tiết diện
thân tương đối của mỗi loài (Rastogi, 1999;
Sharma, 2003; Pandey, et al. 2002).
Chỉ số IV chỉ ra cấu trúc tổ thành của
một quần thể. Trong nghiên cứu này tác giả
sử dụng công thức (2) để tính giá trị chỉ số
Important Values (IV%) (Mishra, 1968) dựa
trên cơ sở tỷ lệ % theo số cây của loài

trong ô tiêu chuẩn và tỷ lệ % theo tổng tiết
diện ngang của loài i trong rừng.
Mật độ tương đối (RD) được xác định
bằng tỷ số giữa mật độ trung bình (tổng số
cá thể của một loài nghiên cứu xuất hiện ở
tất cá các ô mẫu nghiên cứu chia cho tổng
số các ô mẫu nghiên cứu) của loài nghiên
cứu và tổng mật độ của tất cả các loài. Tần
suất xuất hiện tương đối (RF) là tỷ lệ %
giữa tần suất xuất hiện của một loài nghiên
cứu (tỷ số % giữa số lượng các ô mẫu có
loài xuất hiện và tổng số các ô mẫu nghiên
cứu) và tổng số tần xuất xuất hiện của tất
cả các loài. Mức hay gặp là >50%; mức
thường gặp: 25%-50%; mức ít gặp là
<25%.
Xác định dạng phân bố không gian
A/F (abundance/ frequency) : Tỷ lệ A/F là
tỷ số giữa độ phong phú (A) và tần xuất (F)
của mỗi loài được sử dụng để xác định các
dạng phân bố không gian của loài đó trong
quần xã thực vật. Loài có dạng phân bố
liên tục (regular pattern) nếu A/F nhỏ hơn
<0,025, thường gặp ở những hiện trường
mà trong đó sự cạnh tranh giữa các loài
xảy ra gay gắt. Loài có dạng phân bố ngẫu
nhiên nếu A/F trong khoảng từ 0,025 -
0,05, thường gặp ở những hiện trường chịu
các tác động của điều kiện môi trường
sống không ổn định. Loài có giá trị A/F >

0,05 thì có dạng phân bố lan truyền
(contagious). Dạng phân bố này phổ biến
nhất trong tự nhiên và thường gặp ở những
hiện trường ổn định (Odum, 1971; Verma,
2000). Độ phong phú (abundance) được
tính bằng cá thể / m
2
, là tỷ số giữa tổng số
cá thể xuất hiện trên tất cả các ô mẫu
nghiên cứu và số lượng các ô mẫu có loài
nghiên cứu xuất hiện.
Xác định Chỉ số đa dạng sinh học
loài H (Shannon Index): Tính đa dạng là
một phép thống kê có sự tổ hợp của cả 2
yếu tố: thành phần số lượng loài và tính
đồng đều phân bố hay là khả năng xuất
hiện của các cá thể trong mỗi loài
(Shannon và Wiener, 1963; Alekseiev,
2007). Chỉ số H không chỉ phụ thuộc vào
thành phần số lượng loài mà cả số lượng
cá thể và xác xuất xuất hiện của các cá thể
trong mỗi loài, trong đó chỉ số H được xác
đinh theo công thức sau:
H = - )/(log)/(
2
1
NNNN
i
n
i

i


Trong đó: H – chỉ số đa dạng sinh học
hay chỉ số Shannon; Ni – số lượng cá thể
của loài thứ i;
N – tổng số số lượng cá thể của tất cả
các loài trên hiện trường.
Ngoài ra, chỉ số H còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác như đặc điểm khí hậu, vĩ
độ, độ cao tương đối, mức độ ô nhiễm môi
trường. Các rừng mưa nhiệt đới ẩm
thường có chỉ số H rất cao từ 5,06 – 5,40,
ngược lại rừng ôn đới hay rừng trồng nhiệt
đới rất thấp 1,16 – 3,40 (Odum, 1971). Chỉ
số H sẽ thấp dần từ các vùng núi thấp lên
vùng núi cao. Chỉ số H của các lưu vực
nước ô nhiễm nặng chỉ là 1 hoặc nhỏ hơn,
trong khi đó ở các lưu vực nước sạch có
thể là 2, 3 hoặc cao hơn.
Xác định Chỉ số mức độ chiếm ưu
thế Cd (Concentration of Dominance):
Chỉ số mức độ chiếm ưu thế Cd xác định
theo công thức sau:
Cd=
2
1
)/( NN
n
i

i


Trong đó: Cd – chỉ số mức độ chiếm
ưu thế hay còn gọi là chỉ số Simpson; Ni –
số lượng cá thể/ IVI của loài thứ I; N – tổng
số số lượng cá thể/ IVI của tất cả các loài
trong hiện trường (Simpson, 1949).
Xác định Chỉ số tương đồng SI
(Index of Similarity hay Sorensen’s
Index): Chỉ số tương đồng SI được xác
định theo công thức SI = 2C/ (A+B), trong
đó: C = số lượng loài xuất hiện cả ở 2 khu
vực A và B; A = số lượng loài của khu vực
A; B = số lượng loài của khu vực B
(Shannon và Wiener, 1963).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO
LUẬN
Đa dạng thành phần loài cây thân gỗ
trong khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà
Trong 12 ô đo đếm có 96 loài thực vật
thuộc 44 họ; Gồm các họ: họ Xoài
(Anacardiaceae); họ Na (Annonaceae); họ
Trúc đào (Apocynaceae); họ Đinh
(Bignoniaceae); họ Trám (Burseraceae); họ
Vang (Caesalpiniaceae); họ Phi lao
(Casuarinaceae); họ Bứa (Clusiaceae); họ
Sổ (Dilleniaceae); họ Dầu
(Dipterocarpaceae); họ Thị (Ebenaceae);
họ Côm (Elaeocarpaceae); họ Thầu dầu

(Euphorbiaceae); họ Đậu (Fabaceae); họ
Dẻ (Fagaceae); họ Mùng quân
(Flacourtaceae); họ Ban (Hypericaceae); họ
Thụ đào (Icacinaceae); họ Dân cốc
(Ixonanthaceae); họ Hồ đào
(Juglandaceae); họ Long não (Lauraceae);
họ Chiếc (Lecythidaceae); họ Tử vi
(Lythraceae); họ Xoan (Meliaceae); họ
Trinh nữ (Mimosaceae); họ Dâu tằm
(Moraceae); họ Nhục đậu khâu
(Myristicaceae); họ Cơm nguội
(Myrsinaceae); họ Sim (Myrtaceae); họ
Đước (Rhizophoraceae); họ Cà phê
(Rubiaceae); họ Cam (Rutaceae); họ Mật
sa (Sabiaceae); họ Đàn hương
(Santalaceae); họ Bồ hòn (Sapindaceae);
họ Hồng xiêm (Sapotaceae); họ Thanh thất
(Simaroubaceae); họ Côi (Staphyllaceae);
họ Trôm (Sterculiaceae); họ Trà
(Theaceae); họ Đay (Tiliaceae); họ Du
(Ulmaceae); họ Cỏ roi ngựa
(Verbenaceae).
Các họ có nhiều loài cây gỗ kinh tế là
Dầu, Thầu dầu, Đậu, Dâu tằm, Long não;
Các họ thể hiện tính ưu thế về mặt số
lượng cá thể là: Thầu dầu và Long não
(9,4%); Sim (7,3%); Dẻ, Dầu, Dâu tằm và
Na (5,2%).
Mức độ đa dạng sinh học được nghiên
cứu qua chỉ số mức độ chiếm ưu thế (Cd)

và chi số đa dạng loài (H) được tổng hợp ở
bảng 1.
Bảng 1: Chỉ số mức độ chiếm ưu thế Cd và chỉ số đa dạng loài H thảm thực vật thân gỗ
Khu BTTN Sơn Trà – tp. Đà Nẵng
OTC Số loài Số lượng các thể Chỉ số Cd Chỉ số H
1 39 135 0,051 4,76
2 36 165 0,083 4,38
3 29 84 0,072 4,26
4 22 70 0,078 4,03
5 4 11 0,388 1,62
6 10 64 0,469 1,86
7 9 35 0,215 2,60
8 24 87 0,077 4,11
9 19 189 0,499 1,97
10 10 37 0,191 2,82
11 11 63 0,225 2,62
12 27 114 0,164 3,61
Trung bình 20 88 0,203 3,22

Kết quả phân tích tại bảng 1 cho thấy
số lượng loài biến động trên các ô đo đếm
từ 4 đến 39 loài, trung bình là 20 loài. Trong
đó, số lượng ô tiêu chuẩn có số loài lớn
hơn mức trung bình là 6 ô: OTC1, OTC2,
OTC3, OTC4, OTC8, OTC12. Các sinh
cảnh rừng tự nhiên (OTC1), rừng tự nhiên
Chò chỉ (OTC2) tập trung số lượng loài lớn
về thành phần và số lượng: 36 - 39 loài.
Sinh cảnh trảng cỏ (OTC5) có số lượng loài
ít nhất: 4 loài (Sao đen, Ổi, Bồ cu vẽ và Núc

nác). Còn lại là các sinh cảnh có số

loài nhỏ hơn mức trung bình (20 loài): rừng
tự nhiên nghèo kiệt, rừng trồng và đất
trống.
Số lượng cá thể (N) trong ô tiêu
chuẩn 500m
2
biến động từ 11 đến 189 cá
thể, trung bình là 88 cá thể, qua đây ta thấy
có sự biến động số lượng cá thể rõ rệt
trong quần xã nghiên cứu. Ở sinh cảnh
rừng tự nhiên (OTC9) có số lượng cá thể
lớn nhất 189 cá thể/ 19 loài. Sô lượng cá
thể OTC5 là ít nhất: 11 cá thể.
Chỉ số Shannon H biến động từ 1,62
đến 4,76 trung bình là 3,22 những chỉ số đa
dạng trên chỉ số trung bình là 6 ô, chiếm
50% trên tổng số OTC. Đa dạng loài đạt giá
trị cao nhất tại sinh cảnh rừng tự nhiên
(OTC1): 4,76 và có giá trị nhỏ nhất tại sinh
cảnh trản cỏ (OTC5): 1,62. Qua số liệu trên
cho thấy chỉ số đa dạng Shannon đạt ở
mức trung bình (3,22) thể hiện đa dạng loài
trong quần xã cũng ở mức trung bình, chỉ
số này thường cao nhất là 6,0.
Chỉ số loài chiếm ứu thế Cd: Thay
đổi từ 0,051 đến 0,499 trung bình là 0,203
các OTC có chỉ số lớn hơn chỉ số trung
bình là 5 ô, chiếm 41,67% trong tổng số ô

điều tra, qua đó cho thấy số lượng các
quần xã có chỉ số đa dạng Simpson ở Khu
BTTN Sơn Trà thấp hơn mức trung bình,
như vậy mức độ đa dạng sinh học của các
quần xã đang có chiều hướng giảm xuống.
Chỉ số tương đồng SI (Bảng 2) của
thảm thực vật thân gỗ giữa các hiện trường
nghiên cứu dao động từ 0,04 đến 0,50, đã
thể hiện một sự khác biệt rất lớn về thành
phần loài nghiên cứu ở các hiện trường
này. Sự khác biệt về thành phần loài có thể
do điều kiện môi trường sinh thái khác
nhau.
Bảng 2: Chỉ số tương đồng SI của thảm thực vật thân gỗ tại Khu BTTN Sơn Trà
Hiện trường
Rừng
tự nhiên
Trảng cỏ Rừng trồng
Rừng tự
nhiên Chò
chỉ
Đất trống
Rừng tự nhiên 1,00 0,09 0,08 0,38 0,04
Trảng cỏ 1,00 0,14 0,00 0,29
Rừng trồng 1,00 0,07 0,50
Rừng tự nhiên Chò chỉ 1,00 0,07
Đất trống 1,00

Cấu trúc phân bố thảm thực vật
thân gỗ

Kết quả xác định Chỉ số giá trị quan
trọng IVI, tỷ lệ A/F được tổng hợp tại bảng
3.
Bảng 3: Cấu trúc phân bố thảm thực vật thân gỗ tại Khu BTTN Sơn Trà –
tp. Đà Nẵng
TT

Loài
RD
(cá
thể
/OTC)
RF
(%)
A
(cá thể

/m
2
)
IVI A/F
1 Ba bét
Mallotus paniculatus
(Lamk.) Muell. –Arg.
5,0 33 15,00 0,450 7,99
2 Bồ cu vẽ
Breynia fruticosa
(L.) Müll.Arg.
1,6 50 3,17 0,063 5,31
3 Chò đen

Parashorea stellata Kurz
14,6 25 58,33 2,333 35,38
4
Bạch đàn
trắng
Eucalyptus
camaldulensis Dehnhart
3,9 17 23,50 1,410 6,35
5
Chòi mòi
nam bộ
Antidesma
cochinchinensisGagnep.
3,4 25 13,67 0,547 5,45
6 Đa tía
Ficus altissima Bl.
0,3 25 1,00 0,040 9,75
7 Dâu da đất
Baccaurea ramiflora Lour.
3,3 50 6,67 0,133 8,93
8 Dẻ lỗ
Lithocarpus fenestratus
(Roxb.) Rehd.
0,8 33 2,50 0,075 6,71
9 Đẻn năm lá
Vitex quinata (Lour.)
Williams
0,3 17 1,50 0,090 6,28
10


Mật sa
Arnott
Meliosma arnottiana
(Wight) Walp.
0,8 17 4,50 0,270 7,31
11

Mộc
Planchonella obovata
(R.Br.) Pierre
4,5 33 13,50 0,405 10,77
12

Sao đen
Hopea odorata Roxb
1,6 50 3,17 0,063 10,53
13

Thành
ngạnh
Cratoxylum maingayi Dyer
2,9 50 5,83 0,117 6,25
14

Trâm vỏ đỏ
Syzygium zeylanicum (L.)
DC.
2,3 58 4,00 0,069 6,75
15


Trâm Hance
Syzygium hancei Merr.
& L.M.Perry
2,3 50 4,67 0,093 8,95
16

Xoài cuống
dài
Mangifera laurina Blume
2,1 58 3,57 0,061 14,42
17

Các loài có chỉ số quan trọng IVI≤5 142,87
Cộng:

300

Theo bảng 3, qua chỉ số IVI cho thấy
trật tự ưu thế trong quần thể thực vật
nghiên cứu, trong đó loài Chò chỉ
(Parashorea stellata) có ưu thế cao nhất
(IVI = 35,38), tiếp theo Mangifera laurina
(14,42) và Planchonella obovata (10,77).
Tuy nhiên mức độ ưu thế giữa các loài
trong quần thể nghiên cứu chưa cao đến
mức mà một hoặc hai loài chiếm giữ hầu
hết giá trị IVI trong tổng số 300 làm lấn át
mạnh các loaì còn lại. Dạng phân bố không
gian của loài trong quần xã thực vật nghiên
cứu được đánh giá bằng tỷ lệ A/F đều có

giá trị lớn hơn 0,05 và có dạng phân bố
không gian lan truyền (contagious). Kết quả
này cho thấy các điều kiện sống khá ổn
định, chưa chịu những tác động hay thay
đổi lớn của điều kiện môi trường.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Khu BTTN Sơn Trà trước đây có
thành phần và số lượng loài cây khá đa
dạng và phong phú. Sự phát triển du lịch
và một số công trình xây dựng thường là
một trong những nguyên nhân gây suy
thoái hệ sinh thái thực vật. Việc xác định
một số chỉ số đa dạng sinh học đã cho
thấy một số quần xã còn có mức độ đa
dạng sinh học khá cao, với thành phần
loài phong phú, đa dạng (rừng tự nhiên
OTC2, số lượng cá thể 165/36 loài, chỉ số
Shannon H = 4,38, chỉ số Simpson Cd =
0,083, chỉ số Sorensen SI = 0,04 tương
đồng với sinh cảnh đất trống do có nhiều
loài tái sinh giống nhau). Tuy nhiên, nếu
đánh giá một các tổng thể thì mức đa
dạng sinh học đã và đang có chiều hướng
giảm xuống. Như vậy, các chỉ số đa dạng
sinh học đã xác định được là một cơ sở
khoa học để tiếp tục phân tích các nguyên
nhân, đề xuất biện pháp bảo tồn phù hợp
như can thiệp bằng các biện pháp kỹ
thuật lâm sinh, tăng cường công tác quản

lý nhằm giữ ổn định mức độ đa dạng sinh
học, góp phần bảo vệ tài nguyên đa dạng
sinh học và cảnh quan Khu BTTN Sơn
Trà.
Đây là một công trình nghiên cứu về
đánh giá định lượng các chỉ số đa dạng
sinh học lần đầu tiên được triển khai tại
Khu BTTN Sơn Trà - thành phố Đà Nẵng
và cũng chỉ tập trung vào phạm vi hẹp, đó
là thực vật thân gỗ. Vì vậy cần tiếp tục
nghiên cứu đánh giá một cách tổng thể để
có được một cơ sở dữ liệu phong phú, đầy
đủ nhằm trên cơ sở đó xây dựng một số
giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững tài
nguyên đa dạng sinh học có tính khả thi
cao. Trước mắt, cần phối hợp với một số
viện nghiên cứu lớn như Viện Khoa học
Lâm nghiệp Việt Nam tập trung nghiên cứu
những loài quý hiếm (có trong sách đỏ Việt
Nam) cũng như một số loài thực vật xâm
lấn, nguy hại của khu bảo tồn để có những
biện pháp phù hợp giữ vững tính ổn định
đa dạng sinh học ở đây.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh lục các loài thực vật Việt Nam, 2001, 2005 (Tập I-III). Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội
Đinh Thị Phương Anh, 1997. Báo cáo tổng kết đề tài “Điều tra khu hệ động - thực vật và
nhân tố ảnh hưởng. Đề xuất phương án bảo tồn sử dụng hợp lý khu BTTN bán đảo Sơn Trà” Sở
khoa học công nghệ và môi trường Đà Nẵng.
Phạm Hoàng Hộ (1999 - 2000). Cây cỏ Việt Nam (Tập I-III). Nxb Trẻ, TP HCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách Đỏ Việt

Nam (Phần II - Thực vật). Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
Алексеев А.С., 2007. Теория и методика пространственного анализа разнообразия
лесного растительного покрова с применением ГИС-технологий. Доклады IV
Международной конференции. Москва. Издательство МГУЛ. 2007. С. 11-15
Brummitt, R.K. 1992. Vascular plant families and genera. Royal Botanic Gardens, Kew.
Misra, R., 1968. Ecology work book. New Delhi: Oxford & IBH Publishing Co.,
Odum, P.E., 1971. Fundamentals of ecology. Saunders Philadelphia, Pennsylavania.
Pandey, P.K., Sharma, S.C. and Banerjee, S.K., 2002. Biodiversity studies in a moist
temperate Western Himalayan forest. Indian Journal of Tropical Biodiversity. 10: 19-27
Rastogi, Ajaya 1999. Methods in applied Ethnobotany: lesson from the field. Kathmandu,
Nepal: International Center for Integrated Mountain Development (ICIMOD).
Sharma, P. D., 2003. Ecology and environment. New Delhi, Rastogi Publication
Simpson, E. H., 1949. Measurment of diversity. London: Nature 163:688.
Shannon, C. E. and W. Wiener., 1963. The mathematical theory of communities. Illinois:
Urbana University, Illinois Press,
Verma, R.K., 2000. Analysis of species diversity and soil quality under Tectona grandis L.f.
and Acacia catechu (L.f.) Wild plantations raised on degraded bhata land. Indian Journal of
Ecology. 27(2): 97-108
ANALYSING BIODIVERSITY INDICES OF WOODY PLANT IN NATURAL CONSERVATION
AREA SON TRA PENINSULA – DA NANG CITY
Pham Thi Kim Thoa
Faculty of Enviromental Da Nang University of Technology
SUMMARY
The article introduces the method of studing quantitative analysis the biodiversity of plants
(Biodiversity measurement): H - Shannon’s index, Importance Value Index - IVI, Cd- Simpson’s
index, SI - Sorensen’s index. When these indices are high, that means that this is a high diversity
area as well as high biological value. This method is applied to assess the biodiversity of forest
cover’s woody plant in the nature conservation areas of Son Tra peninsula, Danang City. This is
an important role for strategic planning in the conservation of biodiversity and sustainable
development in the context of climate change. However, these researchs in Vietnam are limited

now.
Totally, 12 plots was surveyed with 96 woody species. The IVI index shows the order dominant
flora in the study, in which species is dominant Parashorea stellata Kurz highest (IVI = 35.38),
and individual variation is quite evident in the research. The H index of woody species is rather
high, from 1.62 to 4.76, compared with the H of natural forest (3.61 to 4.76), plantations (1.86 to
2.60), grassland (1.62), poor natural forests (1.97) and bare land (2.62 to 2.82). Simpson Index –
Cd: 0.051 to 0.499 change that level of biodiversity of the communities have tended to decrease.
SI value of the index of woody vegetation between the field studies ranged from 0.04 to 0.50, has
shown a huge difference species composition in the present study this field. This biodiversity Son
Tra peninsula is quite high and is influenced by environment and development activities in the
future so require protection measures match exists. This assessment is very necessary in
creating a database for conservation solutions, policy forming and planning sustainable use of
biodiversity resources.
Keywords: Biodiversity index, Forest tree.
Người thẩm định: TS. Phí Hồng Hải



×