ÔN TẬP CHƯƠNG 2
Câu 1. Em hãy cho biết yêu cầu dinh dưỡng sau đây phù hợp với nhóm người
nào? “Đang trong giai đoạn phát triển nên cần được cung cấp nhiều chất đạm
hơn so với người lớn”
A. Người cao tuổi
B. Trẻ em đang lớn
C. Trẻ sơ sinh
D. Người lao động nặng nhọc
Trả lời
Đáp án: B
Vì:
+ Người cao tuổi: Các cơ quan trong cơ thể hoạt động suy yếu dần nên nhu cầu
dinh dưỡng giảm so với lúc còn trẻ. Vì vậy cần giảm bớt lượng thức ăn để tránh
tăng gánh nặng cho các cơ quan tiêu hóa.
+ Trẻ sơ sinh: Cịn q nhỏ, hệ tiêu hóa chưa hồn thiện nên chưa thể tiêu hóa
được những thức ăn cứng. Vì vậy cần sử dụng sữa cho toàn bộ các bữa ăn trong
ngày.
+ Người lao động nặng nhọc: Phải làm việc nhiều và nặng nhọc nên cần nhiều
năng lượng hơn người lao động nhẹ.
Câu 2. Trong các bữa ăn dưới đây, em hãy cho biết bữa ăn nào có thành phần
các nhóm thực phẩm hợp lí:
A. Bữa ăn số 1
B. Bữa ăn số 2
C. Bữa ăn số 3
D. Cả 3 bữa ăn
Trả lời
Đáp án: C
Vì:
+ Có đầy đủ 3 loại món ăn chính: món canh, món mặn, món xào
+ Các món ăn có đủ thực phẩm trong 4 nhóm chính.
Câu 3. Quan sát thời gian phân chia các bữa ăn của 3 bạn dưới đây. Theo em,
bạn nào có thời gian phân chia các bữa ăn hợp lí nhất:
A. Bạn thứ nhất
B. Bạn thứ hai
C. Bạn thứ ba
D. Cả 3 bạn đều hợp lí
Trả lời
Đáp án: C
Vì: khoảng cách giữa các bữa ăn khơng quá gần nhau, cũng không quá xa nhau.
Câu 4. Em hãy cho biết yêu cầu dinh dưỡng sau đây phù hợp với nhóm người
nào? “Các cơ quan trong cơ thể hoạt động suy yếu dần nên nhu cầu dinh dưỡng
giảm so với lúc cịn trẻ. Vì vậy cần giảm bớt lượng thức ăn để tránh tăng gánh
nặng cho các cơ quan tiêu hóa”
A. Người cao tuổi
B. Trẻ em đang lớn
C. Trẻ sơ sinh
D. Người lao động nặng nhọc
Trả lời
Đáp án: A
Vì:
+ Trẻ em đang lớn: Đang trong giai đoạn phát triển nên cần được cung cấp nhiều
chất đạm hơn so với người lớn
+ Trẻ sơ sinh: Còn quá nhỏ, hệ tiêu hóa chưa hồn thiện nên chưa thể tiêu hóa
được những thức ăn cứng. Vì vậy cần sử dụng sữa cho toàn bộ các bữa ăn trong
ngày.
+ Người lao động nặng nhọc: Phải làm việc nhiều và nặng nhọc nên cần nhiều
năng lượng hơn người lao động nhẹ.
Câu 5. Theo em, thực phẩm có thể bị hư hỏng do những nguyên nhân nào?
A. Để thực phẩm lâu ngày
B. Không bảo quản thực phẩm kĩ.
C. Thực phẩm hết hạn sử dụng
D. cả 3 đáp án trên
Trả lời
Đáp án: D
Vì: thực phẩm để q lâu, khơng bảo quản đúng cách hoặc đã hết thời gian sử dụng
đều sẽ bị hư hỏng.
Câu 6. Bước sơ chế nguyên liệu của phương pháp trộn thực phẩm là:
A. Làm sạch các loại nguyên liệu và cắt, thái phù hợp. Đối với nguyên liệu động
vật phải làm chín trước khi cắt, thái.
B. Pha hỗn hợp nước trộn. Sau đó trộn đều các nguyên liệu với hỗn hợp nước trộn.
C. Sắp xếp món ăn lên đĩa, trang trí đẹp mắt
D. Cả 3 đáp án trên
Trả lời:
Đáp án: A
Vì:
+ Chế biến món ăn: pha hỗn hợp nước trộn. Sau đó trộn đều các nguyên liệu với
hỗn hợp nước trộn.
+Trình bảy món ăn: sắp xếp món ăn lên đĩa, trang trí đẹp mắt.
Câu 7. Bước chế biến món ăn của phương pháp ngâm chua là:
A. Làm sạch các loại nguyên liệu và cắt, thái phù hợp. Đối với nguyên liệu động
vật phải làm chín trước khi cắt, thái.
B. Pha hỗn hợp nước ngâm. Sau đó ngâm các nguyên liệu trong hỗn hợp nước
ngâm.
C. Sắp xếp món ăn lên đĩa, trang trí đẹp mắt.
D. Cả 3 đáp án trên
Trả lời
Đáp án: B
Vì:
+ Sơ chế nguyên liệu: làm sạch các loại nguyên liệu và cắt, thái phù hợp. Đối
với nguyên liệu động vật phải làm chín trước khi cắt, thái.
+ Trình bảy món ăn: sắp xếp món ăn lên đĩa, trang trí đẹp mắt
Câu 8. Nhóm thực phẩm nào dưới đây bao gồm những thực phẩm giàu chất
đạm?
A. Mực, cá quả (cá lóc, cá chuối). dầu ăn, gạo.
B. Thịt bị, trứng gà, sữa bị, cua.
C. Tơm tươi, mì gói, khoai lang, mỡ lợn.
D. Bún tươi, cá trê, trứng cút, dầu dừa.
Trả lời:
Đáp án: B
Vì:
+ A: dầu ăn thuộc nhóm chất béo, gạo thuộc nhóm chất bột.
+ C: mì gói, khoai lang thuộc nhóm chất bột; mỡ lợn thuộc nhóm chất béo.
+ D: Bún tươi thuộc nhóm chất bột, dầu dừa thuộc nhóm chất béo.
Câu 9. Thực phẩm nào sau đây chứa nhiều chất béo nhất?
A. Bánh mì
C. Bơ
B. Đu đủ
D. Sữa bị
Trả lời:
Đáp án: C
Vì:
+ Bánh mì giàu chất bột.
+ Đu đủ giàu vitamin và chất khống
+ Sữa bị giàu chất đạm.
Câu 10. Chúng ta có thể thay thế thịt lợn trong bữa ăn bằng thực phẩm nào
dưới đây?
A. Tôm tươi
C. Khoai tây
B. Bí xanh
D. Tất cả thực phẩm đã cho
Trả lời:
Đáp án: A
Vì:
+ Thịt lợn và tơm thuộc nhóm thực phẩm giàu chất đạm.
+ Bí xanh thuộc nhóm thực phẩm giàu chất khống và vitamin.
+ Khoai tây thuộc nhóm thực phẩm giàu chất bột.
Câu 11. Món ăn nào dưới đây đươc chế biến bằng phương pháp không sử
dụng nhiệt?
A. Canh cua mồng tơi
C. Rau muống luộc
B. Trứng tráng
D. Dưa chua
Trả lời:
Đáp án: D
Vì:
+ A: chế biến bằng phương pháp nấu.
+ B: Chế biến bằng phương pháp luộc
+C: chế biến bằng phương pháp Rán.
+ D: chế biến bằng phương pháp ngâm chua nên khơng sử dụng nhiệt.
Câu 12. Món ăn nào dưới đây được chế biến bằng phương pháp ngâm chua
thực phẩm?
A. Cà pháo ngâm muối
C. Dưa cải chua xào tôm
B. Nộm dưa chuột, cà rốt
D. Quả vải ngâm nước đường
Trả lời:
Đáp án: A
Vì:
+ B: Nộm dưa chuột, cà rốt chế biến bằng phương pháp trộn.
+ C: Dưa cải chua xào tôm chế biến bằng phương pháp xào.
+ D: Quả vải ngâm nước đường chế biến bằng phương pháp lên men ngọt.
Câu 13. Món ăn nào dưới đây khơng được chế biến bằng phương pháp làm
chín thực phẩm trong nước?
A. Rau muống luộc
C. Lạc (đậu phộng) rang
B. Cá kho
D. Canh cà chua
Trả lời:
Đáp án: C
Vì:
+ A: thuộc phương pháp luộc.
+ B: thuộc phương pháp kho.
+ D: thuộc phương pháp nấu.
+ C: thuộc phương pháp rang, rang không sử dụng nước.
Câu 14. Hỗn hợp nước trộn trong món trộn dầu giấm gồm những nguyên liệu
nào dưới đây?
A. Giấm, đường, nước mắm, ớt, tỏi, chanh.
B. Nước mắm, đường, tỏi, ớt, chanh.
C. Giấm, đường, dầu ăn, chanh, tỏi phi.
D. Chanh, dầu ăn, đường, nước mắm.
Trả lời:
Đáp án: C
Vì: sốt dầu giấm nên phải có gia vị dầu và giấm. Như vậy trong các đáp án trên,
chỉ có đáp án C là đủ cả hai gia vị trên.
Câu 15. Các hình ảnh dưới đây mơ tả quy trình của phương pháp chế biến
nào?
A. Trộn dầu giấm
C. Ngâm chua thực phẩm
B. Luộc
D. trộn nộm
Trả lời:
Đáp án: C
Vì:
- Hình 1: Sơ chế nguyên liệu
- Hình 2, 3: Chế biến món ăn
- Hình 3: Trình bày món ăn