Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tiểu luận Trình bày vai trò của nạn nhân trong cơ chế hình thành hành vi phạm tội. Liên hệ tội giết người ở VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.6 KB, 26 trang )

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: TỘI PHẠM HỌC
ĐỀ TÀI 5: “Trình bày vai trị của nạn nhân trong cơ chế hình thành
hành vi phạm tội? Liên hệ với tội phạm giết người ở Việt Nam hiện
nay”

Hà Nội – 2021


1


MỤC LỤC

A.

MỞ ĐẦU..............................................................................................................1

B.

NỘI DUNG..........................................................................................................2
I. Lý luận chung về nạn nhân của tội phạm và cơ chế hình thành hành vi phạm tội2
1.

Lý luận chung về nạn nhân của tội phạm......................................................2

2.


Lý luận chung về cơ chế hình thành hành vi phạm tội.................................3

II. Vai trị của nạn nhân trong cơ chế hình thành hành vi phạm tội..........................4
1.

Vai trò của nạn nhân trong việc trở thành nguyên nhân làm phát sinh hoặc
thúc đẩy tội phạm thực hiện...........................................................................4

2.

Vai trị của nạn nhân có thể làm hạn chế hoặc triệt tiêu ý định phạm tội của
người phạm tội...............................................................................................7

III. Liên hệ với tội phạm giết người ở Việt Nam hiện nay và đề xuất một số kiến
nghị, biện pháp phịng ngừa có liên quan..................................................................8
1.

Liên hệ với tội phạm giết người ở Việt Nam hiện nay..................................8

2.

Kiến nghị và biện pháp phòng ngừa tội phạm từ yếu tố nạn nhân..............11

C.

KẾT LUẬN........................................................................................................12

D.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................13


2


A. MỞ ĐẦU
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đất nước ta đã đạt được những thành tựu
quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao... Cơng cuộc đấu tranh
phịng, chống tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội được chú trọng; an ninh quốc gia, trật tự an toàn
xã hội được đẩy mạnh quan tâm. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực cố gắng, tuy nhiên hiện nay tình
hình tội phạm ở nước ta vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp. Tội phạm gia tăng nhanh chóng
đã gây nhức nhối trong nhân dân và gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội. Điều này đặt ra vấn đề
cấp thiết là cần đẩy mạnh việc nghiên cứu và tăng cường hoạt động phòng ngừa tội phạm.
Chính việc nghiên cứu về tội phạm học đã từng bước giải quyết vấn đề trên. Mặt khác, trong
nghiên cứu tội phạm học, ngồi việc tìm hiểu riêng về tội phạm thì yếu tố nạn nhân của tội
phạm cũng là một vấn đề hết sức quan trọng. Nghiên cứu nạn nhân khơng chỉ giúp cho việc
đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của tình hình tội phạm mà qua nghiên cứu mối
liên hệ giữa các nạn nhân với tội phạm có thể tìm hiểu được ngun nhân và điều kiện của
một số loại tội phạm cũng như cho phép chúng ta dự đốn được tình hình tội phạm ẩn. Đây
là vấn đề quan trọng giúp cho quá trình đấu tranh phịng chống tội phạm đạt được kết quả
tốt. Ngồi ra, để nâng cao hiệu quả cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm hiện nay thì
việc nghiên cứu, phân tích, làm rõ vấn đề nạn nhân của tình hình tội phạm có ý nghĩa đặc
biệt cả về lý luận lẫn thực tiễn. Xuất phát từ ý nghĩa trên thì một câu hỏi đặt ra là: Yếu tố nạn
nhân đóng vai trị như thế nào trong cơ chế hình thành hành vi phạm tội?
Trước vấn đề cần quan tâm, em xin chọn đề tài “Trình bày vai trị của nạn nhân trong
cơ chế hình thành hành vi phạm tội? Liên hệ với tội phạm giết người ở Việt Nam hiện nay ”
làm bài tiểu luận kết thúc học phần mơn Tội phạm học của mình.

1



B. NỘI DUNG
I. Lý luận chung về nạn nhân của tội phạm và cơ chế hình thành hành vi phạm tội
1. Lý luận chung về nạn nhân của tội phạm
1.1 Khái niệm nạn nhân của tội phạm
Hiện nay, có thể thấy rằng vấn đề nạn nhân của tội phạm là nội dung luôn được các
nhà khoa học quan tâm đặt ra nghiên cứu và được các nhà lập pháp chú ý đề cập đến trong
các văn bản pháp luật. Vậy để hiểu được khái niệm nạn nhân của tội phạm là gì thì trước hết
cần phải nắm được thế nào là “nạn nhân”? Theo đó thì “nạn nhân” là người bị tai nạn hoặc
người, tổ chức gánh chịu hậu quả từ bên ngồi đưa đến [1]. Hay nói cách khác, nạn nhân là
những cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về thể chất, tinh thần hoặc tài sản. Nạn nhân là cá nhân,
tổ chức gánh chịu hậu quả bên ngoài gây ra, họ có thể là: Nạn nhân của chiến tranh, nạn
nhân của thiên tai, nạn nhân của tai nạn lao động, nạn nhân của tai nạn giao thông, nạn nhân
của tội phạm...
Từ khái niệm trên có thể khẳng định: Nạn nhân của tội phạm là những cá nhân, tổ
chức phải chịu những hậu quả thiệt hại trực tiếp về tính mạng, sức khỏe, tinh thần, tình cảm,
tài sản hoặc các quyền và lợi ích hợp pháp khác mà hậu quả thiệt hại này do hành vi phạm
tội gây ra [2]. Từ định nghĩa trên, có thể hiểu các đặc điểm khái quát về nạn nhân của tội
phạm như sau: nạn nhân phải là cá nhân hoặc tổ chức còn tồn tại vào thời điểm xảy ra và tổ
chức phải là tổ chức được hoạt động hợp pháp. Những cá nhân và tổ chức này có thể bị hành
vi phạm tội trực tiếp tác động (nạn nhân trực tiếp) hoặc có thể bị hành vi phạm tội tác đơng
một cách gián tiếp (nạn nhân gián tiếp), nhưng đều phải gánh chịu những hậu quả trực tiếp
từ hành vi phạm tội.
1.2 Phân loại nạn nhân và ý nghĩa việc nghiên cứu nạn nhân của tội phạm
* Phân loại nạn nhân của tội phạm
Thứ nhất, căn cứ vào địa vị pháp lý của nạn nhân, có thể chia nạn nhân của tội phạm
thành 2 nhóm: Nhóm nạn nhân là cá nhân (Đây là nhóm nạn nhân phổ biến của tội phạm.
Nhóm nạn nhân này có thể bị hành vi phạm tội xâm hại về cả tính mạng, sức khoẻ, danh dự,
nhân phẩm… Nhóm nạn nhân là cá nhân khơng chỉ bao gồm những nạn nhân trực tiếp mà
bao gồm cả những nạn nhân gián tiếp) và nhóm nạn nhân là tổ chức (Đây là nhóm nạn nhân
chỉ có thể bị hành vi phạm tội xâm hại về mặt kinh tế. Nhóm nạn nhân này chỉ có các nạn

2


nhân trực tiếp chứ khơng có các nạn nhân gián tiếp. Đồng thời, nhóm nạn nhân là tổ chức
phải là
những tổ chức hợp pháp có tài sản, cịn tồn tại vào thời điểm hành vi phạm tội xảy ra) [3].

3


Thứ hai, căn cứ vào cơ chế tác động của hành vi phạm tội đến nạn nhân, có thể chia
nạn nhân của tội phạm thành 3 nhóm: Nhóm nạn nhân trực tiếp, nhóm nạn nhân gián tiếp
(nạn nhân thứ cấp) và nhóm nạn nhân mở rộng (nạn nhân thứ ba).
Thứ ba, căn cứ vai trò của nạn nhân trong cơ chế hành vi phạm tội, có thể chia nạn
nhân của tội phạm thành 2 nhóm: Nạn nhân có lỗi (những nạn nhân đã có các hành vi xử sự
khơng đúng chuẩn mực đạo đức, pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi hoặc thúc đẩy hành vi
phạm tội thực hiện) và nạn nhân khơng có lỗi (những nạn nhân hồn tồn xử sự đúng những
chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Nguyên nhân trở thành nạn nhân của tội phạm hoàn toàn nằm
ngoài phạm vi xử sự của họ).
* Ý nghĩa việc nghiên cứu nạn nhân của tội phạm
Việc nghiên cứu về nạn nhân của tội phạm có vai trị và ý nghĩa quan trọng trong việc
xây dựng, thực hiện tốt các chính sách phịng ngừa tội phạm. Trước hết, nghiên cứu nạn
nhân của tội phạm cho phép xác định phạm vi chính xác những người được coi là nạn nhân
của tội phạm và những người có nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm. Đánh giá một
cách toàn diện các yếu tố có vai trị quan trọng từ phía nạn nhân trong việc thúc đẩy làm
hình thành ý định phạm tội và thúc đẩy việc thực hiện hành vi phạm tội, cũng như tìm hiểu
đặc trưng của các nhóm người có nguy cơ cao trở thành nạn nhân của tội phạm là cơ sở quan
trọng trong việc xây dựng những định hướng cũng như các biện pháp phòng ngừa [4]. Đồng
thời, nghiên cứu nạn nhân của tội phạm giúp cho việc hồn thiện các văn bản pháp luật, các
chính sách hình sự, chính sách xã hội để tăng cường việc bảo vệ, trợ giúp nạn nhân của tội

phạm và gia đình họ. Điều này nhằm đảm bảo sự hợp tác tích cực của những người này với
các cơ quan tư pháp hình sự cũng như trợ giúp cho họ sớm ổn định cuộc sống.
2. Lý luận chung về cơ chế hình thành hành vi phạm tội
2.1 Khái quát về cơ chế hình thành hành vi phạm tội
Trước hết, để biết được thế nào là cơ chế hình thành hành vi phạm tội thì cần hiểu
được khái niệm về “hành vi phạm tội”? Theo đó thì “hành vi phạm tội” là hành vi thỏa mãn
các dấu hiệu của cấu thành tội phạm. Cụ thể thì hành vi phạm tội phải có đầy đủ những dấu
hiệu về chủ thể, mặt chủ quan và mặt khách quan của cấu thành tội phạm. Từ khái niệm trên
và những yếu tố có liên quan thì có thể thấy rằng, cơ chế hình thành hành vi phạm tội chính
là mối liên
4


hệ và sự tác động qua lại giữa những tâm lý tiêu cực bên trong của chủ thể và những tình

5


6

huống tiêu cực hay hồn cảnh bên ngồi, hình thành nên động cơ phạm tội, kế hoạch hóa
việc phạm tội và thực hiện hành vi phạm tội của chủ thể.
2.2 Đặc trưng của cơ chế hình thành hành vi phạm tội
Cơ chế hình thành hành vi phạm tội là một cơ chế hết sức phức tạp bao gồm hai bộ
phận cơ bản tác động qua lại lẫn nhau. Bao gồm cả các yếu tố bên ngồi mơi trường và các
yếu tố bên trong của tội phạm. Quá trình diễn ra các yếu tố tiêu cực từ môi trường khách
quan được lặp đi lặp lại sẽ tác động, ảnh hưởng đến tâm - sinh lý của người phạm tội, từ đó
hình thành lên phẩm chất tâm lý tiêu cực của cá nhân và dẫn đến hành vi phạm tội. Cơ chế
này thông thường thể hiện qua ba khâu cơ bản: quá trình hình thành ý định phạm tội; quá
trình kế hoạch hóa việc phạm tội và q trình thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên, không

phải bất cứ tội phạm nào khi thực hiện trên thực tế cũng phải trải qua đủ ba khâu này mà nó
cịn phụ thuộc vào hành vi phạm tội trên thực tế, lỗi của chủ thể, yếu tố liên quan đến nạn
nhân và sự phát triển của hoạt động phạm tội [5].
II. Vai trò của nạn nhân trong cơ chế hình thành hành vi phạm tội
Trước hết, có thể khẳng định rằng nạn nhân đóng một vai trị vơ cùng quan trọng
trong việc hình thành hành vi phạm tội của tội phạm. Vai trò này được thể thông qua các
hành vi, cử chỉ, các đặc điểm nhân thân của nạn nhân và cách ứng xử của nạn nhân trong các
tình huống cụ thể. Và có thể nói rằng, mỗi tình huống, hồn cảnh khác nhau thì vai trị của
nạn nhân cũng khác nhau. Về cơ bản, có thể thấy nạn nhân có hai vai trị chủ yếu: Đó là nạn
nhân có vai trị trong việc trở thành nguyên nhân làm phát sinh hoặc thúc đẩy tội phạm được
thực hiện. Bên cạnh đó thì nạn nhân cũng có vai trị trong việc hạn chế được phần nào tội
phạm xảy ra trên thực tế. Cụ thể các vai trò này như sau:
1. Vai trò của nạn nhân trong việc trở thành nguyên nhân làm phát sinh hoặc thúc
đẩy tội phạm thực hiện
Trong cuộc sống, mỗi cá nhân có một đặc điểm nhân thân (thói quen, lối sống, đặc
điểm tâm sinh lý, thể chất…) và hành vi khác nhau. Chính những đặc điểm nhân thân (thói
quen, lối sống, đặc điểm tâm sinh lý…) cũng như hành vi của mỗi người khi gặp một số điều
kiện bên ngoài thuận lợi sẽ tạo ra nguy cơ và khả năng biến họ trở thành nạn nhân của tình
hình tội phạm. Chính vì vậy, để đánh giá đúng được vai trị của nạn nhân thì cần đi sâu vào
tìm hiểu yếu tố nhân thân và hành vi của nạn nhân kể trên. Cụ thể như sau:


* Đối với đặc điểm nhân thân của nạn nhân:
Thứ nhất, những đặc điểm tâm, sinh lý của nạn nhân là nguyên nhân quan trọng làm
phát sinh hoặc thúc đẩy tội phạm thực hiện.
Trước hết, xét về đặc điểm tâm lý của nạn nhân thì chính những người tính khí nóng
nảy, bồng bột, cục cằn thơ lỗ... đã tạo ra những điều kiện khách quan rất thuận lợi cho việc
hình thành ý định phạm tội. Trên thực tế đã cho thấy điều đó. Chẳng hạn như việc xích mích,
va chạm nhẹ giữa hai bên mà có thể giải quyết một cách nhẹ nhàng điềm tĩnh, thậm chí đây
là vấn đề khơng hề phức tạp. Nhưng đối với người có khí chất nóng nảy, cục cằn thơ lỗ

khơng thể làm chủ được bản thân mà có lời nói, cử chỉ khơng văn minh, khơng khơn khéo;
điều này có thể sẽ hình thành ý định phạm tội cho đối phương và thúc đẩy việc thực hiện
hành vi phạm tội. Tiếp đó là việc nạn nhân có những phẩm chất tâm lý lệch lạc, tiêu cực. Có
thể kể đến một số yếu tố như lịng tham, sự ích kỉ thậm chí sự coi thường các chuẩn mực xã
hội, quá coi trọng giá trị đồng tiền, coi thường tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của
người khác… [6] Những đặc điểm, phẩm chất tâm lý này thiếu sự chuẩn mực, lệch lạc, xử
sự khơng đúng đắn, thậm chí các hành vi gây gổ, khiêu khích, từ đó kích động làm phát sinh
ý định phạm tội cũng như quyết định thực hiện hành vi phạm tội. Ví dụ như đối với một số
vụ án hiếp dâm, cưỡng dâm thì nguyên nhân một phần xuất phát từ hành vi lệch chuẩn của
nạn nhân như việc ăn mặc hở hang, thiếu tế nhị và quá dễ dãi trong các mối quan hệ của bản
thân. Bên cạnh đó, một số đặc điểm tâm lý khác của nạn nhân như: Tâm lý quá tự tin, không
chú ý tới sự an toàn của bản thân hoặc tâm lý thiếu đề cao cảnh giác đối với việc bảo vệ tài
sản của mình hay tâm lý thích phơ trương tài sản… cũng có vai trị lớn trong việc thúc đẩy
hành vi phạm tội. Điều này có thể kể đế các vụ trộm cắp tài sản trong gia đình thời gian qua
mà một phần nguyên nhân rất lớn là do chủ nhà sơ hở, thiếu cảnh giác, chủ quan khơng khóa
cửa trước khi ra ngoài.
Bên cạnh yếu tố tâm lý, yếu tố sinh học cũng có vai trị thúc đẩy việc thực hiện hành
vi phạm tội. Theo đó thì xuất phát từ đặc điểm sinh học của một nhóm người đã tạo ra điều
kiện thuận lợi hình thành tâm lý phạm tội của các đối tượng. Các đặc điểm này có thể kể đến
như yếu tố về độ tuổi, giới tính, hay sức khỏe. Cụ thể thì những người yếu thế trong xã hội
như người già, người khuyết tật, trẻ em, phụ nữ có thai, người mắc bệnh tâm thần… có đặc
điểm tự bảo vệ thấp sẽ tạo cơ hội và kích thích hành vi phạm tội. Ở đây, đối với phụ nữ và
7


trẻ em (đặc biệt là trẻ em gái) là những người khơng có khả năng phịng vệ hoặc khả năng
phịng vệ

8



9

thấp. Kết hợp với tâm lý sợ hãi, hoảng loạn không dám tố giác hành vi phạm tội đã tạo thuận
lợi cho quá trình hình thành ý định và thực hiện hành vi phạm tội của đối tượng. Chính vì
vậy, phụ nữ và trẻ em thường là nạn nhân của các tội phạm về xâm hại tình dục như hiếp
dâm, cưỡng dâm, giao cấu hay các tội phạm cướp giật, cưỡng đoạt tài sản… Còn đối người
già, người khuyết tật và người mắc bệnh tâm thần thì do đặc điểm về sức khỏe, tuổi tác cũng
khiến cho họ khơng có khả năng tự phịng vệ. Thậm chí nhiều người trong nhóm này khơng
nhận thức được hành vi phạm tội mà chỉ coi đó là những hành vi thơng thường. Ngồi ra,
nhóm người này hầu hết có cuộc sống bị phụ thuộc vào những người thân trong gia đình.
Đây cũng là một lý do hết sức quan trọng khiến cho khả năng trở thành nạn nhân của họ cao
hơn hẳn những nhóm người khác, nhất là khi người thực hiện hành vi phạm tội là những
người thân mà nạn nhân hoàn tồn phụ thuộc.
Thứ hai, thói quen và lối sống trong nhiều trường hợp cũng là nguyên nhân quan
trọng hình thành ý định và thực hiện hành vi phạm tội của đối tượng.
Điều này có thể thấy rằng, những thói quen xấu, những lối sống thiếu lành mạnh sẽ
mang những rủi ro nhất định. Những thói quen, lối sống này kết hợp với những điều kiện cụ
thể làm gia tăng nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm. Ví dụ những thói quen khơng tốt
như việc rượu chè, cờ bạc, tục tập ở những nơi không lành mạnh như (quán ba, vũ trường,
song bạc…) làm cho các cá nhân dễ bị lợi dụng và trở thành nạn nhân của tội phạm, nhất là
phụ nữ. Ngoài ra đối với yếu tố về lối sống thì được thể hiện hàng ngày thơng qua các hành
vi, xử sự như cách đi lại, ăn nói, đối xử, phong cách làm việc, vui chơi giải trí… Có những
lối sống tưởng chừng như vơ hại nhưng khi nó gặp hồn cảnh cụ thể như trong trường hợp
khả năng tự bảo vệ bản thân thấp hay gặp những người có động cơ, mục đích phạm tội thì
những đặc điểm, lối sống ấy lại làm tăng nguy cơ trở thành nạn nhân của tình hình tội phạm.
Ví dụ như cá nhân có đặc trưng ln khoe khoang, thích phô trương tài sản hay sự thiếu thận
trọng, mất cảnh giác trong bảo vệ tài sản (nhất là các tài sản giá trị cao) là nguy cơ trở thành
nạn nhân của nhóm các tội phạm về xâm phạm sở hữu. Ngồi ra, trong cuộc sống hiện nay
thì có nhiều thói quen, lối sống mới được hình thành trong các tầng lớp dân cư, như lối sống

không quan tâm nhiều đến công việc của người khác, lối sống thiếu sự gắn kết trong cộng
đồng dân cư nhất là hàng xóm láng giềng, lối sống cơ lập, khép kín... đang làm tăng nguy cơ
trở thành nạn nhân của tình hình tội phạm. Đặc biệt là các tội phạm về trộm cắp tài sản.


Thứ ba, yếu tố nghề nghiệp, địa vị xã hội… cũng là một yếu tố có vai trị khá quan
trọng làm gia tăng nguy cơ trở thành nạn nhân của tình hình tội phạm. Theo đó thì mỗi nghề
nghiệp đặc thù riêng sẽ có nguy cơ trở thành nạn nhân của một loại tội phạm khác nhau. Với
một số người làm các nghề liên quan đến xe ôm, lái xe taxi, kinh doanh vàng bạc… rất dễ
trở thành nạn nhân của các tội cướp tài sản, giết người - cướp tài sản; những người làm trong
các cơ quan bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lý như: Công an, hải quan, kiểm sát, tòa án... dễ
trở thành nạn nhân của tội phạm cố ý gây thương tích, tội phạm chống người thi hành công
vụ.
* Đối với hành vi của nạn nhân:
Hành vi của nạn nhân cũng có tác động rất lớn đến việc thực hiện hành vi phạm tội.
Trên thực tế dù là hành vi tiêu cực, hành vi cẩu thả hay hành vi tích cực của nạn nhân đều có
tác động đến vấn đề trên. Theo đó thì với hành vi tích cực của nạn nhân có thể thấy rằng:
Khơng phải lúc nào nạn nhân có lỗi mới dẫn đến hành vi phạm tội mà có nhiều trường hợp
nạn nhân khơng hề có lỗi, thậm chí là có hành động, mục đích cao cả nhưng vẫn phải chịu
hậu quả do tội phạm gây ra. Ví dụ như việc những người đứng lên bảo vệ chính nghĩa, bảo
vệ người yếu thế bị ức hiếp nhưng cuối cùng dẫn đến việc bị trả thù, trở thành nạn nhân của
tội phạm. Bên cạnh đó, với hành vi tiêu cực của nạn nhân thì những hành vi này có thể khiến
cho người phạm tội không kiềm chế được mà dẫn đến hành vi phạm tội. Cuối cùng là đối với
hành vi cẩu thả của nạn nhân như việc quá cả tin, dễ dãi đã dẫn đến việc làm hạn chế sự
kiểm soát bên trong của nạn nhân khiến họ dễ bị xâm phạm bởi tội phạm hơn.
2. Vai trị của nạn nhân có thể làm hạn chế hoặc triệt tiêu ý định phạm tội của
người phạm tội
Vai trị của nạn nhân có thể làm hạn chế được phần nào tội phạm xảy ra trên thực tế.
Theo đó thì nếu nạn nhân là người chủ động phịng ngừa, có ý thức cảnh giác cao độ, tự ý
thức được việc cần phải bảo vệ tài sản của mình cũng như bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh

dự nhân phẩm của bản thân thì điều này sẽ là cơ sở quan trọng có thể đưa đến việc từ bỏ ý
định phạm tội cũng như từ bỏ việc thực hiện hành vi phạm tội của người phạm tội. Ví dụ
như hành vi cất giữ tài sản một cách cẩn thận, không phô trương tài sản hay hạn chế việc vừa
di chuyển, vừa nghe điện thoại sẽ làm giảm nguy cơ của tội cướp và cướp giật tài sản. Trong
những trường hợp này, người phạm tội sẽ thấy khơng có cơ hội hoặc khó có cơ hội để
10


phạm tội, từ
đó có thể từ bỏ ý định phạm tội, không thực hiện hành vi tội phạm nữa.

11


12

Tuy nhiên, có thể thấy rằng những điều này chỉ mang tính chất tương đối. Bởi trong
một sổ trường hợp ngay cả khi một người ln có ý thức bảo vệ tính mạng, sức kh, tài
sản... của mình nhưng họ vẫn có thể trở thành nạn nhân của tội phạm nếu người phạm tội
quá ranh ma, xảo quyệt, ngoan cổ và cố tình thực hiện tội phạm đến cùng hoặc trong trường
hợp khác khi người phạm tội không quan tâm đến nạn nhân của tội phạm là ai mà chỉ muốn
đạt được mục đích của mình, sẵn sàng bất chấp tất cả thì trong trường hợp này, nạn nhân của
tội phạm vẫn xảy ra (trường hợp ngẫu nhiên trở thành nạn nhân của tội phạm) [7]. Ví dụ như
các sự kiện liên quan đến tội phạm khủng bố, đánh bom liều chết đã dẫn tới số lượng thương
vong rất lớn. Ở đây, có rất nhiêu người khơng liên quan đã trở thành nạn nhân của tội phạm
và phải chịu một hậu quả vơ cùng lớn, thậm chí là tính mạng của bản thân.
III. Liên hệ với tội phạm giết người ở Việt Nam hiện nay và đề xuất một số kiến
nghị, biện pháp phịng ngừa có liên quan
1. Liên hệ với tội phạm giết người ở Việt Nam hiện nay
Những năm gần đây, ở nước ta tình hình tội phạm xâm phạm nhân thân nói chung, tội

phạm giết người nói riêng tuy đã được chú trọng quan tâm, nhưng số lượng vụ việc vẫn ở
mức cao, tính chất, hành vi phạm tội và hậu quả vẫn ở mức rất nghiêm trọng. Đáng lưu ý
hơn, số lượng các vụ việc giết người đang có xu hướng gia tăng trong thời gian qua, gây ra
những hậu quả, tác hại nghiêm trọng cho xã hội, tước đoạt tính mạng, xâm phạm tới sức
khỏe con người và gây hoang mang, lo lắng trong quần chúng nhân dân. Theo thống kê của
các cơ quan chức năng, giai đoạn 2014- 2018, trên toàn quốc xảy ra 5.763 vụ giết người,
trong đó 95% là các vụ giết người do nguyên nhân xã hội phức tạp. Hậu quả làm 5.139
người chết, 1.894 người bị thương. Trong 6 tháng đầu năm 2019, cả nước xảy ra 583 vụ giết
người, tăng 9,8% so với cùng kì năm 2018. Phân tích các vụ án giết người cho thấy, khoảng
62% các trường hợp nạn nhân có mối quan hệ trước với đối tượng, trong đó đáng lưu ý trên
20% nạn nhân là người thân trong gia đình. Ngồi ra, cũng có khoảng 80% các vụ giết người
có nguyên nhân trực tiếp do mâu thuẫn thù tức, trong đó 40% là do mâu thuẫn trong sinh
hoạt hằng ngày, 10% do mâu thuẫn tình ái, 5,8% do mâu thuẫn về kinh tế. Số vụ do mâu
thuẫn bột phát nhất thời chiếm 24% nhưng đang có chiều hướng gia tăng. Đáng chú ý, tính
chất, mức độ và hậu quả thiệt hại của các vụ giết người ngày càng nghiêm trọng hơn… [8]


Có thể thấy rằng, trong các vụ án giết người ở nước ta hiện nay thì yếu tố nạn nhân có
vai trị và tác động rất lớn. Vai trị của nạn nhân trong các vụ án giết người ở nước ta cũng
khơng nằm ngồi các yếu tố phân tích kể trên. Theo đó, có rất nhiều vụ án giết người xảy ra
mà nguyên nhân một phần xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của nạn nhân. Đó là việc nạn
nhân có tính cách nóng nảy, thiếu kiềm chế dẫn đến giữa nạn nhân và hung thủ xảy ra xích
mích rồi để lại hậu quả đau lòng. Trong số các vụ việc giết người đã xảy ra ở nước ta thì chủ
yếu là nguyên nhân mâu thuẫn do bột phát chiếm tỷ lệ cao nhất, tới 40,2% (năm 2020).
Nhiều vụ án xảy ra vì những va chạm, mâu thuẫn hết sức đơn giản trong sinh hoạt hằng ngày
như va chạm giao thơng, xích mích trong khi uống rượu bia, xích mích qua lời nói, cử chỉ,
sinh hoạt... dẫn đến hành động nhất thời [9]. Thậm chí trong những vụ giết người do xích
mích mà hung thủ và nạn nhân là người trong cùng một gia đình. Chắc hẳn chúng ta vẫn
chưa thể nào quên được vụ thảm án kinh hoàng ở huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội vào
năm 2019, hung thủ và nạn nhân là anh em ruột trong một gia đình nhưng chỉ vì vấn đề đất

đai, cả hai bên xảy ra mâu thuẫn, nóng nảy, cãi vã dẫn tới việc người anh cầm dao chém tử
vong em, đứa cháu gái và khiến 3 người khác bị thương [10]. Đây là vụ việc hết sức đau
lòng và thương tâm. Mặt khác, việc các nạn nhân có lối sống, sở thích, thói quen thiếu sự
chuẩn mực, lệch lạc, xử sự khơng đúng đắn cũng có vai trị tác động dẫn tới các vụ án liên
quan đến hành vi giết người ở nước ta hiện nay. Các hành vi lệch chuẩn có thể kể đến như
việc nạn nhân ăn mặc hở hang, thiếu tế nhị, sống buông thả, cờ bạc, rượu chè hay ngoại
tình… Trong số những hành vi lệch chuẩn của nạn nhân thì yếu tố ngoại tình chiếm tỉ lệ khá
lớn dẫn tới hành vi giết người. Theo như thống kê cho thấy thì hành vi giết người do mâu
thuẫn tình ái chiếm đến 10% các vụ việc giết người trong thời gian qua. Điển hình là vụ việc
đối tượng Hồng Xn Dân (44 tuổi, ngụ Thanh Hóa) phạm tội giết người xảy ra trên địa
bàn Tp Đà Nẵng vào năm 2020. Cụ thể, khi phát hiện vợ mình ngoại tình với chủ quán ngay
tại quán nhậu thì Dân đã có hành vi dùng dao chém chủ quán – nhân tình của vợ mình. Vụ
án được đưa ra xét xử và đối tượng Dân phải chịu mức án 15 năm tù tội giết người [11].
Ngoài vấn đề về ngoại tình thì các thói quen cờ bạc, rượu chè của nạn nhân cũng là một yếu
tố dẫn đến nguy cơ làm phát sinh tội phạm giết người ở nước ta. Rất nhiều các vụ việc liên
quan đến vấn đề này như việc vợ giết chồng vì rượu chè hay vụ việc sát hại nhau trên bàn
nhậu diễn ra hết sức phổ biến. Điều này minh chứng cho việc những thói quen, sở thích và
13


hành vi lệch chuẩn của nạn nhân có tác động rất lớn đến

14


việc phát sinh tội phạm giết người ở nước ta hiện nay. Đặc biệt, thói quen và lối sống sơ hở
vô trách nhiệm với bản thân của nạn nhân cũng đóng vai trị rất lớn trong một số vụ án giết
người vừa qua. Ngoài ra, yếu tố sinh học của nạn nhân cũng có ý nghĩa trong việc làm nảy
sinh các vụ án giết người. Do đặc điểm sinh học của phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi và người
khuyết tật… là những người yếu thế trong xã hội, có khả năng tự phòng vệ thấp nên dễ trở

thành nạn nhân của tội phạm này. Trên thực tế ở nước ta cho thấy, có rất nhiều các vụ án giết
người xảy ra mà nạn nhân là người già, trẻ em, người khuyết tật và phụ nữ. Thương tâm nhất
có thể kể đến một số vụ án trong thời gian qua như vụ án Nghiêm Thị Nhi (49 tuổi, tỉnh Lâm
Đồng) đã ra tay sát hại 3 bà cháu trong một gia đình rồi giấu xác trong vườn cà phê gây chấn
động dư luận. Hay vụ việc sát hại nữ sinh giao gà đầy dã man ở Điện Biên vào đầu năm 2019.
Đối với yếu tố về nghề nghiệp của nạn nhân cũng đã có tác động tới hình thành tội
phạm giết người ở nước ta trong thời gian qua. Theo đó thì những người làm nghề liên quan
đến xe ơm, lái xe taxi, kinh doanh vàng bạc… có nguy cơ cao trở thành nạn nhân của tội
phạm này. Vì có thể thấy, mục đích của những kẻ phạm tội với nhóm nạn nhân này là để
cướp hoặc cướp giật tài sản. Tuy nhiên khi cần thiết các đội tượng này có thể ra tay thực
hiện hành vi giết người. Trên thực tế nhiều vụ việc giết người mà nạn nhân làm việc trong
các lĩnh vực trên đã xảy ra. Ví dụ rõ nét nhất có thể kể đến vụ thảm sát tại tiệm vàng Ngọc
Bích – Bắc Giang khi đối tượng Lê Văn Luyện thực hiện hành vi cướp tài sản và ra tay sát
hại 6 người trong gia đình chủ tiệm vàng này [12]. Hay vụ việc hai tên cướp giết nam sinh
chạy Grab sau cuốc xe
60.000 đồng xảy ra trên địa bàn Thành phố Hà Nội vào cuối năm 2019. Bên cạnh những
nghề nghiệp trên, thì những nghề nghiệp mang tính chất cơng vụ, bảo vệ pháp luật, bảo vệ
công lý như: công an, kiểm lâm, hải quan, tịa án… cũng có nguy cơ trở thành nạn nhân của
tội phạm giết người. Cụ thể do các tội phạm thực hiện hành vi giết người để chống đối hay
trả thù… Có thể kể đến vụ việc ở xã Đồng Tâm, huyện Chương Mỹ, Hà Nội trong vấn đề
tranh chấp đất Quốc phịng. Đối tượng Lê Đình Kình và đồng bọn đã thực hiện hành vi
chống đối, sử dụng vật liệu sát thương khiến ba chiến sỹ công an nhân dân hi sinh [13].
Ngoài ra xét về hành vi của nạn nhân thì ngồi các hành vi tiêu cực, lệch lạc thì trong một số
trường hợp nhất định hành vi tích cực của nạn nhân cũng khiến họ phải chịu tác động bởi tội
phạm giết người. Tiêu biểu nhất trong thời gian qua ở nước ta là câu chuyện của các hiệp sỹ
15


đường phố. Mặc dù có


16


nhiều hành động đẹp, giúp đỡ các cơ quan chức năng trong việc phòng chống tội phạm
nhưng trong nhiều trường hợp đã bị các đối tượng chống đối, sát hại.
Như vậy, từ thực trạng trên có thể thấy rằng, yếu tố nạn nhân có tác động rất lớn đến
việc hình thành và phát sinh tội phạm giết người ở nước ta hiện nay. Nhận thức được vấn đề
đó thì trong thời gian qua nhiều cá nhân, tổ chức đã có những biện pháp nhằm nâng cao cảnh
giác cũng như có những hành động thiết thực nhằm bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ trở thành
nạn nhân của các tội phạm nói chung và tội phạm giết người nói riêng, tiêu biểu như việc
thận trọng không phô trương hay hành động lắp đặt camera theo dõi trong các gia đình..
Chính điều này đã góp phần khơng nhỏ vào việc phịng chống tội phạm giết người ở nước ta
hiện nay.
2. Kiến nghị và biện pháp phòng ngừa tội phạm từ yếu tố nạn nhân
Từ các nội dung tìm hiểu trên thì có thể thấy rằng, yếu tố nạn nhân có vai trị rất lớn
trong cơ chế hình thành hành vi phạm tội nói chung và tội phạm giết người ở Việt Nam nói
riêng. Nó khơng chỉ là yếu tố làm phát sinh và thúc đẩy hành vi phạm tội mà còn là yếu tố
giúp phòng ngừa và ngăn chặn các tội phạm xảy ra. Trước thực trạng và ý nghĩa trên em xin
đưa ra một số kiến nghị và giải pháp phòng ngừa tội phạm như sau:
Đối với mỗi cá nhân: Trước hết, xuất phát từ các đặc điểm tâm sinh lý, lối sống tiêu
cực có thể khiến bản thân mỗi người trở thành nạn nhân của tội phạm nói chung và tội phạm
giết người nói riêng. Nhận thức được điều đó thì mỗi chúng ra cần phải có ý thức tự rèn
luyện, biết kiềm chế tính khí nóng nảy của mình, trong mọi trường hợp luôn phải biết đề cao
sự khiêm nhường. Ngồi ra cũng cần tập trung tìm hiểu những hạn chế, khuyết điểm của bản
thân để kịp thời khắc phục. Đồng thời biết tránh xa các thói như tật xấu như cơ bạc, rượu
chè, lối sống xa hoa, ích kỷ… tự rèn luyện cho mình đức tính trung thực và yêu thương mọi
người. Hơn hết cần phải có ý thức cảnh giác, đề cao việc tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ
của tội phạm như việc chú ý bảo vệ tài sản, không để sơ hở cho tội phạm có điều kiện phạm
tội.
Đối với gia đình và nhà trường: Có thể thấy rằng, vấn đề lối sống, đạo đức, thói quen

của mỗi người có tác động rất lớn đến cơ chế hình thành hành vi phạm tội. Chính vì vậy, để
tạo ra cơ sở xây dựng lối sống, thói quen, đạo đức tốt thì cần chú trọng bắt đầu từ thế hệ trẻ.
Chính gia đình và nhà trường là đầu mối quan trọng trong việc giáo dục các em. Theo đó,
17



×