Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Tham vấn về đời sống gia đình của học sinh Trung học phổ thông ở thành phố Hồ Chí Minh (nghiên cứu trường hợp 03 trường THPT ở thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (844.29 KB, 120 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGÔ THỊ MỘNG THU

THAM VẤN VỀ ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH CỦA HỌC SINH THPT
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
( nghiên cứu trường hợp tại 03 trường THPT ở thành phố Hồ Chí Minh)

LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGÔ THỊ MỘNG THU

THAM VẤN VỀ ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH CỦA HỌC SINH THPT
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
( nghiên cứu trường hợp tại 03 trường THPT ở thành phố Hồ Chí Minh)

Ngành: Xã hội học
Mã số: 8. 31.03. 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. TRẦN THỊ HỒNG

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn của Cô Trần Thị Hồng. Mọi trích dẫn từ các tài liệu
đều được ghi xuất xứ rõ ràng; các sự kiện, các tư liệu trong luận văn
này là trung thực. Nếu có gì sai sót, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Học viên thực hiện

Ngô Thị Mộng Thu


LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến q Thầy/ cơ giảng
dạy khóa Cao học năm 2016 – 2018, quý Thầy/cô Khoa Xã hội học và các cán bộ
phòng Sau đại học, Ban Giám đốc Học viện Khoa học Xã hội đã cung cấp cho tôi
những kiến thức khoa học và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tơi hồn thành luận
văn này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, trợ lí thanh niên, Giáo
viên chủ nhiệm, Phụ huynh học sinh, học sinh của 03 trƣờng: THPT Nguyễn Hữu
Huân, THPT Trƣng Vƣơng, THPT Lê Minh Xuân đã tham trả lời phỏng vấn trong
đề tài của tơi, nếu khơng có quý thầy cô, phụ huynh và các em học sinh tơi khơng
thể hồn thành luận văn này.
Trên tất cả, tơi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
Tiến sỹ Trần Thị Hồng. Qua hƣớng dẫn chuyên môn cũng nhƣ những lời động viên
chia sẻ của Cơ đã giúp tơi tăng thêm ý chí và nghị lực trong suốt q trình làm luận
văn. Nếu khơng có sự tận tâm hƣớng dẫn của cô dành cho tôi thì thật sự luận văn

này khơng thể hồn thành.
Tơi cũng rất cố gắng để thực hiện đề tài này một cách hoàn chỉnh nhất.
Nhƣng do buổi đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học cũng nhƣ bản thân
tôi còn nhiều hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm nên khơng thể tránh khỏi nhiều
thiếu sót nhất định. Tơi rất mong nhận đƣợc sự góp ý của q Thầy/Cơ và các bạn
để luận văn đƣợc hồn chỉnh hơn.
Với lịng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý
Thầy/ Cô, Phụ huynh học sinh, học sinh, bạn bè và ngƣời thân.

Học viên thực hiện

Ngô Thị Mộng Thu


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN THAM VẤN VỀ ĐỜI SỐNG GIA
ĐÌNH CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THƠNG ............................ 19
1.1. Các khái niệm có liên quan ...................................................................... 19
1.2. Các tiếp cận lý thuyết ............................................................................... 30
1.3. Sơ lƣợc về địa bàn nghiên cứu và đặc điểm mẫu nghiên cứu.................. 32
Chương 2: THỰC TRẠNG THAM VẤN VỀ ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THƠNG ........................................ 40
2.1. Những vấn đề tâm lý liên quan đến đời sống gia đình của học sinh
trung học phổ thơng ........................................................................................ 40
2.2. Thực trạng tham vấn, những khó khăn hay những vấn đề tâm lý liên
quan đến đời sống gia đình của học sinh phổ thơng ....................................... 56
2.3. Nhu cầu tham vấn về đời sống gia đình của học sinh THPT................... 58
Chương 3: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI THAM

VẤN VỀ ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG ................................................................................................ 64
3.1. Những yếu tố khách quan ........................................................................ 64
3.2. Những yếu tố chủ quan ............................................................................ 70
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 89
PHỤ LỤC


CÁC TỪ VIẾT TẮT
BGH: Ban giám hiệu
GV: Giáo viên
GVCN: Giáo viên chủ nhiệm
HS: Học sinh
PHHS: Phụ huynh học sinh
THPT: Trung học phổ thông
TLHĐ: Tâm lý học đƣờng
TVTL: Tham vấn tâm lý
TLTN: Trợ lý thanh niên
TGHĐ: Thời gian hoạt động


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Đăc điểm mẫu nghiên cứu. ............................................................. 36
Bảng 2.1. Tỷ lệ học sinh THPT có bất đồng ở các mức độ với các thành
viên gia đình (%) ..................................................................................... 43
Bảng 2.2.Tỷ lệ học sinh THPT có bất đồng ở các mức độ với các thành
viên gia đình chia theo giới tính học sinh (%) ........................................ 43
Bảng2.3.Tỷ lệ học THPT có bất đồng với bố mẹ chia theo nghề nghiệp

của bố mẹ (%) ......................................................................................... 44
Bảng 2.4. Mức độ những vấn đề tâm lý học sinh trung học phổ thơng gặp
phải trong đời sống gia đình ................................................................... 45
Bảng 2.5. Mức độ những vấn đề tâm lý học sinh trung học phổ thơng gặp
phải trong đời sống gia đình chia theo giới tính học sinh (tính điểm
trung bình) ............................................................................................... 46
Bảng2.6. Mức độ những vấn đề tâm lý học sinh trung học phổ thơng gặp
phải trong đời sống gia đình chia theo mức độ thời gian các thành
viên gia đình có các hoạt động chung cùng nhau (tính điểm trung
bình) ........................................................................................................ 48
Bảng 2.7. Những tâm trạng, tâm lý mà các em thƣờng gặp trong mối quan
hệ với gia đình ......................................................................................... 49
Bảng 2.8. Những tâm trạng, tâm lý mà các em thƣờng gặp trong mối quan
hệ với gia đình chia theo giới tính học sinh ............................................ 50
Bảng 2.9. Những tâm trạng, tâm lý mà các em thƣờng gặp trong mối quan
hệ với gia đình chia theo mức độ thời gian các thành viên gia đình có
các hoạt động chung cùng nhau (tính điểm trung bình) ......................... 51
Bảng 2.10. Hƣớng giải quyết khi có những vấn đề tâm lý về đời sống gia
đình .......................................................................................................... 56
Bảng 2.11. Các hình thức, dịch vụ tham vấn khác ngoài tham vấn tâm lý
trong trƣờng học mà các em có nhu cầu sử dụng ................................... 60


Bảng 2.12. Các hình thức tham vấn mà học sinh mong muốn ....................... 61
Bảng 2.13. Thời gian hoạt động của phòng tham vấn tâm lý ......................... 61
Bảng 2.14. Những mong muốn của học sinh về chuyên viên tham vấn tâm
lý .............................................................................................................. 62
Bảng 3.1. Các lý do học sinh không sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lý ... 64
Bảng 3.2. Tỷ lệ sử dụng các phƣơng thức tham vấn tâm lý chia theo mức
sống gia đình ........................................................................................... 66

Bảng 3.3. Tỷ lệ sử dụng các phƣơng thức tham vấn tâm lý chia theo vấn
đề tâm lý của học sinh ............................................................................. 67
Bảng 3.4. Hành vi tham vấn tâm lý của học sinh THPT chia theo các vấn
đề tâm lý thƣờng xuyên gặp phải ............................................................ 68
Bảng 3.5. Hành vi sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lý của học sinh chia
theo giới tính ........................................................................................... 71
Bảng 3.6. Hành vi sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lý của học sinh chia
theo lớp học ............................................................................................. 72
Bảng 3.7. Hành vi sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lý của học sinh chia
theo sự nhận biết ..................................................................................... 73
DANH MỤC CÁC BIỂU

Biểu 3.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc sử dụng các dịch vụ tham vấn
tâm lý ....................................................................................................... 65


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, nền kinh tế của Việt Nam đã có bƣớc đột phá lớn.
GDP hàng năm liên tục tăng nhanh tạo ra sự chuyến biến nhanh chóng về tất cả mọi
mặt trong đời sống của con ngƣời Việt Nam. Bên cạnh những mặt tích cực mà nền
kinh tế mới đem lại thì chúng ta cũng phải nhìn nhận thêm một số mặt hạn chế cịn
tồn tại và có xu hƣớng ngày càng gia tăng. Đó là sự tác động của kinh tế đến đời
sống tình cảm, tâm lý của con ngƣời đặc biệt là giới trẻ mà trong đó điển hình là
học sinh trung học phổ thông (HS THPT). Chúng ta đều biết rằng các em HS THPT
là lứa tuổi chuyến tiếp từ trẻ con sang ngƣời lớn cho nên các em có sự thay đổi rất
lớn về sinh lý, tâm lý, nhận thức và cảm xúc. Trong cuộc sống từ sinh hoạt gia đình
đến việc học ở trƣờng và hoạt động ngồi xã hội các em ln phải đối mặt với nhiều
vấn đề khúc mắc, tình huống bất ngờ nhƣ: áp lực học tập, bố mẹ la rầy, hay bị thầy
cô bạn bè xa lánh, lúng túng về tâm sinh lý, tình u tuổi học trị, các em đứng trƣớc

ngã ba đƣờng chọn lối rẽ vào đời mà không biết cách nhìn nhận và giải quyết nhƣ
thế nào cho hợp lý. Do đó, các nhà tâm lý học đều cho đây là một trong những giai
đoạn khủng hoảng và khó khăn trong cuộc đời của mỗi ngƣời. Với các bậc phụ
huynh cũng cảm thấy bế tắc trong việc giáo dục con cái ở độ tuổi này.
Trong bối cảnh xã hội phát triển và hội nhập, gia đình Việt Nam đang có
những biến đổi mạnh mẽ về cấu trúc, hình thái, quy mơ và các mối quan hệ trong
gia đình. Những giá trị, chuẩn mực truyền thống đã và đang bị tác động, thay đổi,
xen lẫn với những chuẩn mực, hành vi của xã hội mới. Mối quan tâm, chăm sóc của
một bộ phận cha mẹ dành cho con cái . Nền tảng đạo đức xã hội, nhân cách của một
số trẻ em đang có nguy cơ bị lung lay, bởi chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân
và thiếu vắng sự chăm sóc, bảo vệ của gia đình. Nhận thức về tầm quan trọng của
gia đình và ý nghĩa của sự hòa thuận, hạnh phúc của các thành viên trong gia đình
đối với mỗi cá nhân, đặc biệt với các thành viên ở nhóm tuổi trung học phổ thơng,
Thủ tƣớng chính phủ đã ban hành Quyết định số 1028/QĐ-TTg phê duyệt Chƣơng
trình giáo dục đời sống gia đình đến năm 2020.

1


Nhƣng điều đáng lo ngại hiện nay là một bộ phận gia đình đã khơng thật sự
trở thành "tổ ấm" cho mỗi con ngƣời. Nếu cấu trúc gia đình lỏng lẻo, liên kết giữa
các thành viên gia đình yếu, các thành viên gia đình khơng đƣợc đối xử bình đẳng,
cha mẹ thiếu gƣơng mẫu và khơng có thời gian hoặc khơng quan tâm chăm sóc,
giáo dục con cái, vợ chồng thƣờng xuyên xảy ra mâu thuẫn, xung đột, bạo lực gia
đình gia tăng... thì gia đình khó có thể làm tốt chức năng giáo dục, các thành viên
trong gia đình khó hịa thuận, hạnh phúc và đặc biệt con cái khó có thể sống trong
tình u thƣơng, ấm no và hình thành nhân cách tốt.
Phần lớn những xung đột nảy sinh trong gia đình giữa cha mẹ và con cái là
bắt nguồn từ những vấn đề liên quan đến học tập, về quan hệ bạn bè, sở thích, cách
ứng xử trong gia đình, cách sử dụng tiền và nhận thức về hình thức bên ngồi của

con cái. Trong khi con trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên đã có khả năng nhận thức thế
giới một cách nhất định muốn chứng tỏ khả năng độc lập của bản thân đối với
những cơng việc trong cuộc sống hàng ngày, thì những ơng bố bà mẹ lại muốn duy
trì sự phụ thuộc tuyệt đối của con cái vào mình. Đây là nguyên nhân sâu sa tạo nên
xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con cái trong gia đình. Từ đó cho thấy sự cần thiết
của việc tham vấn đề đời sống gia đình của học sinh nhằm đảm bảo sự phát triển tốt
nhất về đời sống tinh thần cho học sinh. Chính vì vậy, ngƣời nghiên cứu đã chọn đề tài:
“Tham vấn về đời sống gia đình của học sinh THPT ở Thành phố Hồ Chí Minh” ( Chỉ
nghiên cứu 03 trƣờng hợp là trƣờng THPT TRƢNG VƢƠNG, THPT NGUYỄN HỮU
HUÂN, THPT LÊ MINH XUÂN) là đề tài nghiên cứu của mình.
Lý do chọn 03 trƣờng THPT trên vì 03 trƣờng trên là ba trên vì 03 trƣờng đại
diện cho học sinh ở cả nội thành, ngoại thành và cả vùng ven.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Cuối thế kỷ thứ XIX sang đầu thế kỷ thứ XX là giai đoạn đầu của công tác
hƣớng nghiệp và tham vấn nghề. Công tác trợ giúp nhằm tập trung vào việc cung
cấp những phúc lợi căn bản cho ngƣời nghèo, hƣớng đến việc cho lời khuyên và
cung cấp thông tin cho mọi ngƣời nhằm giúp cho cuộc sống của họ tốt hơn và có
khả năng thích ứng với lao động công nghiệp. Trong giai đoạn này, công tác hƣớng

2


dẫn nghề – tham vấn nghề đƣợc phát triển, với phong trào sử dụng các thang đo –
trắc nghiệm, của các lý thuyết nghiên cứu tâm lý cá nhân và sự ứng dụng đầu tiên
của thuyết phân tâm học vào quá trình trị liệu những rối loạn tâm lý của con ngƣời.
Những ngƣời đóng góp cho sự ra đời của tham vấn hƣớng nghiệp trong giai đoạn
này là: Francis Galton (1822 – 1911) và Wilheim Wundt (1832 – 1920) ngƣời nh,
đây là những nhà tâm lý học ứng dụng đầu tiên đã phát triển phòng thực nghiệm
tâm lý. Ở Mỹ, G. Stanley (1846 – 1924) và James Cattel (1860 – 1940), đã mở

phòng thực nghiệm tại Đại học Harvard và Đại học Pennsylvania cuối thế kỷ thứ
XIX, đã phát triển trắc nghiệm đo nhân cách đƣợc áp dụng trong tham vấn nghề.
[Dẫn theo 10, tr.50]
Năm 1907, Jesse Davis (1817 – 1955) đã xây dựng cơ sở đào tạo đầu tiên về
công tác hƣớng dẫn nghề tại Michigan. Tuy nhiên ngƣời có ảnh hƣờng đầu tiên là
Frank Parsons (1854 – 1908) với sự ra đời cuốn sách “Cẩm nang hƣớng nghiệp”,
đƣợc sử dụng trong trƣờng học. Những ý tƣởng của F. Parsons trong công tác
hƣớng nghiệp đã thực sự trở thành nguyên tắc của nghề tham vấn sau này. 7
Vào giữa thế kỷ thứ XX, tham vấn tâm lý đã phát triển thành một ngành
chuyên nghiệp. Năm 1930, E.G. Williamson đƣa ra một lý thuyết hoàn chỉnh về
tham vấn với tên gọi là “Tiếp cận đặc điểm và nhân tố”, ng đã xây dựng các bƣớc
của một hoạt động tham vấn. Giai đoạn này có sự ra đời của rất nhiều thuyết nghiên
cứu về quá trình phát triển tâm lý con ngƣời: Thuyết phát triển tâm lý xã hội,
Thuyết phát triển tƣ duy trẻ em; Thuyết phát triển nhu cầu con ngƣời; Thuyết gắn
bó mẹ – con; Thuyết tổn thƣơng tâm lý

đã cho ph p các nhà tham vấn vận dụng

để giúp đ cho thân chủ của mình. Các thuyết này là cơ sở để nhận biết, giải thích
nguồn gốc của hành vi và các biểu hiện rối loạn tâm lý con ngƣời. Dẫn theo 10,
tr.53]
Năm 1892, Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kì ( P ) đƣợc thành lập với thành
phần chủ yếu là các nhà tâm lý học kinh nghiệm. Nhƣng từ giữa thập niên 20 của
thế kỷ XX thì các nhà Tâm lý học lâm sàng tham gia vào Hiệp hội ngày càng nhiều,
đã có ảnh hƣởng lớn hơn trong lĩnh vực trị liệu tâm lý. Sau này, do sự hợp nhất của

3


nhiều Hiệp hội lâm sàng nên Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kì đã phát triển phân nhánh

tâm lý học tham vấn của P . 47
Cũng vào những năm 50 của thế kỷ XX, phƣơng pháp thân chủ làm trọng
tâm của C. Rogers (1902 – 1987) là một bƣớc chuyển từ sự tham vấn có định
hƣớng, do ảnh hƣởng của hƣớng nghiệp, sang tham vấn tập trung vào thân chủ và
vấn đề của họ với tập sách Tham vấn và trị liệu tâm l , cuốn sách có ảnh hƣởng rất
lớn đến nghề tham vấn chuyên nghiệp sau này. Thập niên 60 của thế kỷ XX với sự
ra đời của vô số cách tiếp cận mới bên cạnh cách tiếp cận của C. Rogers và S.
Freud, nhƣ tiếp cận xúc cảm thuần túy của
Bandura

lbert Ellis, tiếp cận hành vi của

tất cả cách tiếp cận này giúp cho sự phát triển rực r của ngành tham vấn

trong suốt thế kỷ XX. 20
Giai đoạn từ cuối thế kỷ XX cho đến nay, tham vấn tâm lý đƣợc tiếp cận
theo xu hƣớng đa văn hóa. Một trong những thay đổi lớn nhất của tham vấn là tập
trung vào lĩnh vực văn hóa hay cịn gọi là tham vấn đa văn hóa. Các nhà tham vấn
cho rằng sẽ rất khó khăn trong việc giúp đ khách hàng nếu nhà tham vấn không
nắm đƣợc nền tảng văn hóa của khách hàng. Whitfield, McGrath và Coleman
(1952) [Dẫn theo 10,tr.60 chỉ ra các yếu tố xác định một mơ hình văn hóa cụ thể,
đó là:
-

Đặc điểm bản thân cá nhân

-

Diện mạo và cách ăn mặc;


-

Có niềm tin và hành vi đặc trƣng;

-

Mối liên hệ với gia đình và với các đặc trƣng quan trọng khác;

-

Cách dành và sử dụng thời gian nhàn rỗi;

-

Cách tiếp thu và sử dụng kiến thức;

-

Cách thức giao tiếp và ngôn ngữ;

-

Những giá trị và các tập tục;

-

Cách sử dụng thời gian và khơng gian sống;

-


Thói quen ăn uống và cách chế biến món ăn theo phong tục tập qn;

-

Cơng việc và cách thức thực hiện công việc.

4


Nhƣ vậy, ngành tham vấn tâm lý thật sự trở nên chuyên nghiệp trên thế giới
khi các học thuyết nghiên cứu tâm lý phát triển, các hƣớng tiếp cận trị liệu tâm lý
với cá nhân, nhóm đã thay đổi, hồn chỉnh cho phù hợp với ngành tham vấn, các tổ
chức, các Hiệp hội tham vấn ra đời quy định các chuẩn mực đạo đức và pháp lý cho
ngƣời làm công tác trợ giúp. Các phòng khám sức khỏe tâm thần, các trung tâm
tham vấn cộng đồng, hay trƣờng học gia tăng nhu cầu về ngƣời trợ giúp tâm lý. Các
hiệp hội, trƣờng học đào tạo nghề tham vấn phát triển mạnh, đa dạng và công tác
giám sát tham vấn theo hƣớng ngày càng khoa học và kiểm soát chặc chẽ. Bằng cấp
hóa những ngƣời hoạt động trong lĩnh vực tham vấn và xây dựng đƣợc những mơ
hình đào tạo nhà tham vấn chun nghiệp theo hƣớng chun mơn.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở i t
Ngành tâm lý học đã đƣợc phát triển gần 50 năm, với tƣ cách là một ngành
đƣợc đào tạo nghề – nghề dạy tâm lý (nghề sƣ phạm) và nghiên cứu tâm lý. Mặc dù
hiện nay những ngƣời hoạt động trong lĩnh vực ứng dụng tâm lý vẫn chƣa đƣợc cấp
mã số, nhƣng các hoạt động trợ giúp tâm lý đã và đang đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Tại các đô thị lớn ngày nay, khi các cá nhân hoặc gia đình có vấn đề tâm lí họ tìm
đến các văn phịng, trung tâm tham vấn tâm lý để nhờ giúp đ . Thực tế cho thấy,
những hoạt động trợ giúp tâm lý cho những ngƣời gặp khó khăn đã xuất hiện từ rất
sớm trong xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, tham vấn tâm lý với tƣ cách là một lĩnh vực
hoạt động mang tính chất khoa học và chuyên nghiệp chỉ mới phát triển trong
những năm gần đây, khoảng cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 của thế kỉ XX.

Vào thời kì này, các hoạt động tham vấn tâm lý thƣờng đi kèm với chƣơng trình cải
thiện cuộc sống và kinh tế cho các đối tƣợng thuộc diện chính sách xã hội. Công tác
tham vấn là một phần của công tác xã hội, công tác từ thiện, nhằm giải quyết những
vấn đề mang tính thời đại, nhƣ đói nghèo, bệnh tật, mại dâm, ngƣời có HIV, trẻ mồ
cơi, trẻ lang thang, ngƣời già không nơi nƣơng tựa

với những tổn thƣơng tâm lý

sâu sắc.
Nhìn từ góc độ hoạt động tâm lý, theo đánh giá của thạc sỹ Nguyễn Thị Oanh,
“Phòng tƣ vấn tâm lý” đầu tiên đƣợc thành lập ở TP. Hồ Chí Minh năm 1988, do

5


Tiến Sĩ Tâm lí Tơ Thị

nh phụ trách. Các đối tƣợng đến đây xin tham vấn thuộc

mọi thành phần và các nhu cầu trợ giúp cũng đa dạng 10 . Năm 1991 Công ƣớc
Quốc tế về Quyền trẻ em đã đƣợc Nhà nƣớc phê chuẩn và ban hành Luật Bảo vệ và
Chăm sóc Giáo dục Trẻ em. Cũng từ đó,

y ban Bảo vệ Chăm sóc Trẻ em Việt

Nam đã xây dựng nhiều mơ hình chăm sóc trẻ em, trong đó có mơ hình Văn phịng
Tƣ vấn, nhằm bảo vệ trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, nhƣ trẻ em lang thang
cơ nh kiếm sống ở thành phố, trẻ trộm cắp, nghiện hút, trẻ bị bóc lột lao động và
tình dục, trẻ mồ cơi khơng nơi nƣơng tựa. 43
Hiện nay, nhiều dịch vụ tham vấn và trị liệu tâm lí xuất hiện ở khá nhiều cơng

ty, cơ quan và trƣờng học. Có thể kể ra một số cơ sở tham vấn, trị liệu, nhƣ: Cơ sở
thăm khám trẻ em N-T của cố bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, Trung tâm Tƣ vấn và Hỗ
trợ tâm lí (Trƣờng học Khoa học Xã hội và Nhân văn), Trung tâm

ng dụng Tâm lý

học của Viện Tâm lý học; Trung tâm Tƣ vấn và Dịch vụ Truyền thơng; Trung tâm
Tham vấn Tâm lý Hồng Nhân; Công ty Tƣ vấn

n Việt Sơn; Trung tâm Tƣ vấn

Giáo dục – Tâm lý – Thể chất (1088- TP.HCM)

. Đây là các trung tâm tham

vấn đƣợc thành lập dƣới sự quản lý của các tổ chức nhà nƣớc, hoặc các tổ chức
chính trị - xã hội, cơ quan đồn thể nhân dân, cũng có một số trung tâm hoạt động
dƣới sự tài trợ kinh phí của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ trong và ngồi
nƣớc. Do nhu cầu tham vấn của xã hội tăng nhanh nên các hình thức tham vấn trực
tiếp và tham vấn gián tiếp qua phƣơng tiện truyền thơng nhƣ báo chí, phát thanh,
truyền hình, điện thoại phát triển nhanh chóng

Một điều đáng lƣu ý là dù dƣới bất

kì hình thức nào, thì sự can thiệp giúp đ cũng thƣờng mang tính tƣ vấn, thuyết
phục, cho lời khuyên đối với nhu cầu là chính và ít chú ý tới tính tiếp cận, phƣơng
pháp thân chủ trọng tâm. Nhƣ vậy, hoạt động tham vấn tâm lý tại Việt Nam trong
những năm đầu chỉ là hoạt động cung cấp thông tin, thuyết phục, cho lời khuyên là
chủ yếu. Những năm gần đây, hoạt động tham vấn tâm lý đã có đơi chút chuyển
biến đáng kể, chúng ta chú ý hơn cách tiếp cận thân chủ trọng tâm, tránh áp đặt và

ra lời khuyên. Đội ngũ chuyên viên tham vấn tại các trung tâm cũng đã đƣợc đào
tạo một cách bài bản và chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, hoạt động tham vấn tâm lý

6


một cách chuyên nghiệp ở nƣớc ta hiện nay còn khá mới mẻ, yếu về số lƣợng cũng
nhƣ chất lƣợng.Trong khi đó, nhu cầu tham vấn trong xã hội ngày nay là rất lớn.
Hầu nhƣ ở bất cứ một lĩnh vực nào, bất cứ ngành nghề nào, vị trí xã hội nào,

đều

có những cá nhân gặp phải những vấn đề xã hội, tâm lý quan hệ gia đình, bạn bè,
cơng việc. Điều đó tạo ra cho mỗi chúng ta sự nỗ lực rất nhiều trong nghiên cứu,
phát triển tâm lý trên mọi phƣơng diện.
Sở giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2008 đã mạnh dạn ban
hành văn bản 5344 về quy định một số biên chế trong nhà trƣờng trong đó có chức
danh giáo viên tƣ vấn tâm lý học đƣờng ở các trƣờng THPT, THCS. Từ đó, giáo
viên làm cơng tác tƣ vấn tâm lý cho học sinh ở trƣờng học đƣợc coi nhƣ một bƣớc
ngoặc trong giáo dục.
Công tác tƣ vấn tâm lý học đƣờng ngày càng đƣợc các nhà trƣờng đầu tƣ, quan
tâm bởi những hiệu quả to lớn, thiết thực, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục
toàn diện cho học sinh.
Có rất nhiều xuất phát điểm thơi thúc nhà trƣờng cần gấp rút triển khai công
tác tƣ vấn cho học sinh. Cụ thể, xuất phát từ thực tế cần nâng cao chất lƣợng của hai
chữ “thân thiện”. Thầy và trò ở trƣờng chúng tôi hiểu “thân thiện” không đơn thuần
là hiền hòa, vui vẻ mà là hiểu rõ, lắng nghe và hỗ trợ nhau. Thân thiện là thƣơng
yêu và trợ giúp đúng khi cần. Xuất phát từ hiện tƣợng bố mẹ bận rộn, con trẻ khơng
có ngƣời tin cậy tâm sự, trao đổi; từ thực tế khá phổ biến là học sinh yêu sớm




xuất phát từ sự thắng thế của sống ảo so với sống thực, khi Internet với các mạng xã
hội phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt còn xuất phát từ việc học trò lớp 12 ra trƣờng cần
tƣ vấn chọn trƣờng, chọn nghề và tƣ vấn du học.
Tình hình xã hội hiện nay có những tác động phức tạp, cha mẹ lại bận rộn nên
đặt ra những vấn đề cấp bách với việc quan tâm và giáo dục học sinh theo tâm lý
cũng nhƣ dùng hiểu biết tâm lý lứa tuổi để “điều trị”, hỗ trợ các em hiệu quả.
Phịng TLHĐ có nhiệm vụ quan trọng nhất là kịp thời giúp tháo g mâu thuẫn,
khúc mắc và tâm lý tiêu cực mới hình thành trong học sinh, đồng thời ngăn chặn
những hiềm khích và hiểu lầm vốn khó n n trong ngƣời trẻ.

7


Nhóm vấn đề thƣờng xuyên nhất là rắc rối của học sinh là trong quan hệ bạn
bè, trong quan hệ với gia đình và thầy cơ. Tuổi mới lớn thƣờng gặp vấn đề “hai con
dê qua cầu”, không ai nhƣờng ai, khơng ai chịu mình phải nghe theo phía kia. Đó là
trong lớp hiểu nhầm có hiện tƣợng khơng thích thì kì thị.
Cũng có cả những khúc mắc với nhau trên facebook biến thành mâu thuẫn
ngồi đời. Đó cịn là khi học trị u thích ai đó bị chối từ hoặc hờn ghen khi ngƣời
mình “thích” thân ngƣời khác hơn. Cũng có khi là chơi nhóm rồi nhóm này khơng
ƣa nhóm kia. Đó là câu chuyện bè bạn học đƣờng có thể gặp ở mọi nhà trƣờng.
Những nghiên cứu về nhu cầu và thực trạng của hoạt động tham vấn t
ở i t
Nhìn chung các tác giả đã chỉ ra các yếu tố làm nảy sinh nhu cầu tham vấn
hiện nay trong xã hội, nghiên cứu những lĩnh vực mà thân chủ có nhu cầu tham vấn,
thực trạng của việc đáp ứng nhu cầu tham vấn hiện nay về mặt cơ sở vật chất, chất
lƣợng và các hình thức tham vấn, tìm ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp
cho thực trạng đó, chẳng hạn:

- Tìm hiểu “Nhu cầu thực trạng tham vấn tâm lý tại Thành Phố Hồ Chí
Minh” nhóm nghiên cứu của Trần Thị Giồng và Đỗ Văn Bình (2003) 3 , kết quả
nghiên cứu cho thấy: cần phải đầu tƣ đào tạo chuyên viên tham vấn tâm lý mạnh về
số lƣợng lẫn chất lƣợng.
- Khảo sát nhu cầu tham vấn tâm lý và giáo dục dƣới góc nhìn của Sinh Viên
Cao Đẳng Sƣ Phạm TPHCM do tác giả Nguyễn Việt Bắc [1], nội dung khảo sát tập
trung vào những vấn đề mà sinh viên trƣờng CĐSP TPHCM mong muốn đƣợc tham
vấn cũng nhƣ những hình thức tham vấn nào là sinh viên cảm thấy thích hợp nhất.
- Nghiên cứu nhu cầu tham vấn tình yêu – hơn nhân – gia đình và những vấn
đề liên quan của tác giả Đặng Văn Huệ [16] thông qua việc xem xét các câu hỏi của
những ngƣời có nhu cầu tham vấn lời của tham vấn viên. Kết quả cho thấy, ngƣời
có nhu cầu tham vấn thƣờng thuộc vào lứa tuổi trẻ và đa phần là phụ nữ. Đặc biệt,
vấn đề cần tham vấn đa phần thuộc lĩnh vực tình yêu hoặc mối quan hệ ngƣời khác

8


phái, thơng qua đó ngƣời nghiên cứu kiến nghị xây dựng mạng lƣới tham vấn để
tránh hiện tƣợng phát triển tự phát trong xã hội.
- Bên cạnh đó cịn có rất nhiều lƣợng sách báo, tạp chí tài liệu dịch liên quan
đến tham vấn tâm lý tại Việt Nam ngày càng nhiều của các tác giả nhƣ Tô Thị Ánh,
Trần Thị Minh Đức, Đỗ Ngọc Khanh, BS Nguyễn Khắc Viện, BS Đỗ Hồng Ngọc
đây là những ngƣời tham gia vào hoạt động tham vấn tại Việt Nam.
-

Tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình.
Những nghiên cứu về tham vấn t

đời sống gi đình trên đối tượng là


học sinh.
-

Nghiên cứu nhu cầu tham vấn tâm lý giới tính của học sinh một số trƣờng

Trung Học Phổ Thơng tại TPHCM do tác giả Ngơ Đình Qua – Nhóm nghiên cứu
Nguyễn Thƣơng Chí 18 tiến hành khảo sát trên học sinh lớp 8, lớp 9 trƣờng THCS
Nguyễn Gia Thiều và học sinh THPT Nguyễn Gia Thiều- cho thấy nhu cầu tham
vấn tâm lý tăng theo từng bậc và các em mong có phịng tham vấn tâm lý giới tính
miễn phí. Kết quả cho thấy tham vấn tấm lý giới tính của học sinh là hết sức cần
thiết và thiết thực.
-

Nghiên cứu về nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trung học phổ thông

huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu. Kết quả cho thấy học sinh có nhu cầu
cao về tham vấn tâm lý.
-

Nghiên cứu về nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trung học cơ sở ở

huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh...
-

Bạo lực học đƣờng và những hậu quả để lại: Tình trạng bạo lực trong trƣờng

học đã và đang diễn ra nóng bỏng trên khắp thế giới ở tất cả những cấp học, lớp học
khác nhau. Bạo lực học đƣờng không chỉ xảy ra ở học sinh nam mà còn cả ở học
sinh nữ; không chỉ giữa học sinh với học sinh mà cịn có bạo lực giữa học sinh với
giáo viên và giáo viên với học sinh.

Hậu quả nghiêm trọng từ bạo lực học đƣờng
+ Ảnh hƣởng đến bản thân học sinh
+ Ảnh hƣởng đến gia đình

9


+ Ảnh hƣởng đến nhà trƣờng
+ Ảnh hƣởng đến xã hội.
-

Thực trạng đời sống văn hóa và lối sống của thanh niên Thành phố Hồ Chí

Minh(theo Đỗ Văn Biên, Ban CTSV, ĐHQG-HCM)
+ Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Thành phố
ngày càng nâng cao. Song hành cùng với nó là mặt trái của nến kinh tế thị trƣờng
đang hằng ngày, hàng giờ tác động đến mọi ngõ ngách của đời sống kinh tế-xã hội.
Trong sự tác động ấy, tầng lớp thanh niên, học sinh-sinh viên -hình ảnh tƣơng lai
của xã hội là lực lƣợng chịu ảnh hƣởng nhiều nhất. Do đó, nhận diện đúng thực
trạng văn hóa lối sống thanh niên, học sinh-sinh viên là cơ sở khoa học và thực tiễn
cho việc xây dựng mẫu hình văn hóa lối sống của thanh niên, học sinh-sinh viên
Thành phố trong giai đoạn hiện nay.
+ Thanh niên, học sinh-sinh viên Thành phố năng động sáng tạo, xung kích,
cống hiến vì cộng đồng:
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế-văn hóa-xã hội lớn nhất của cả
nƣớc. Lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển của Thành phố gắn liền với những
đặc trƣng độc đáo của một đơ thị vùng Nam bộ: văn hóa có tính mở, thống, dễ tiếp
nhận và tiếp biến các yếu tố văn hóa bên ngồi.. Trong cơng đổi mới và hội nhập
toàn cầu, Thành phố là địa phƣơng đi đầu trong quá trình phát triển kinh tế. (tăng
trƣởng kinh tế trung bình trên 10% (2007- 11,7%, 2008-11%, 2009 ƣớc đạt 10%).

Đồng thời, cũng là nơi chịu tác động mạnh mẽ của tồn cầu hóa, biểu hiện rõ trên
các mặt đời sống xã hội. Với số lƣợng 3 triệu thanh - thiếu nhi (thanh niên, HS-SV),
chiếm gần 48% dân số, trong đó có hơn 2 triệu thanh niên (chiếm khoảng 35% dân
số). Đây sẽ là nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định sự cất cánh của thành phố.
Xác định tầm quan trọng của nguồn nhân lực lƣợng trẻ, Thành phố đã ban hành
nhiều chủ trƣơng, chính sách để đào tạo, bồi dƣ ng, giáo dục, nâng cao trình độ,
chuẩn hóa đội ngũ và nâng cao ý thức trách nhiệm công dân. Nghị quyết 08, ngày
17/7/2002 của Ban Thƣờng vụ Thành ủy đã chỉ rõ: “Chăm lo, phát triển và phát huy
tài năng trong thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên học tập nâng cao trình độ

10


văn hóa, kiến thức, chun mơn, tay nghề; có cơ chế, chính sách giải quyết việc
làm, tạo vốn cho thanh niên mƣu sinh, lập nghiệp; xây dựng cơ sở vật chất các trung
tâm văn hóa, thể dục thể thao, giúp thanh niên rèn luyện, nâng cao thể chất; lãnh
đạo phát triển các phong trào hành động cách mạng trong thanh niên, khơi sức sáng
tạo, khả năng cống hiến để thanh niên vƣơn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao khoa
học, kỹ thuật, đi đầu trong giải quyết những vấn đề bức bách của thành phố”.
Học sinh-sinh viên vào cuộc sống, với bản chất năng động, sáng tạo và bản
lĩnh của tuổi trẻ, thanh niên, học sinh- sinh viên Thành phố đã xung kích trên mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội. Hăng hái thi đua trên công trƣờng xây dựng, trong nhà
mày, công sở, học sinh- sinh viên hăng hái trong học tập, nghiên cứu khoa và
trƣởng thành trong hoạt động xã hội vì cộng đồng nhƣ: phong trào “Sinh viên 3
tốt”, các cuộc thi Eureka, Olympic các môn khoa học Mác–Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh, Robocon..).
Hình ảnh xung kích đi đầu trong các phong trào tình nguyệt đã trở thành nét
nẹp của tuổi trẻ Thành phố trong thời kỳ công nghiệp hố, hiện đại hóa đất nƣớc.
Từ hình mẫu ngƣời thanh niên xung phong sau giải phóng “Ba sẵn sàng, Năm xung
phong” đến chiến dịch “


nh sáng văn hóa hè” đƣợc Thành đoàn tổ chức với sự

tham gia của khoảng 700 sinh viên vào năm 2004 tại huyện Bình Chánh. Đến nay,
phong trào thanh niên tình nguyện khơng ngừng phát triển và thu hút sự tham gia
của hàng triệu lƣợt thanh niên, học sinh-sinh viên, với nhiều nội dung thiết thực,
hiệu quả, hình thức ngày càng phong phú, đa dạng. Đã có 4 chiến dịch dành cho các
đối tƣợng thanh niên khác nhau đó là: “Kỳ nghỉ hồng” của thanh niên công nhân,
hành quân xanh của thanh niên lực lƣợng vũ trang, “Hoa phƣợng đỏ” dành cho học
sinh phổ thông và chƣơng trình “Tiếp sức mùa thi”, “Mùa hè xanh” dành cho học
sinh, sinh viên. Địa bàn của chiến dịch cũng ngày càng đƣợc mở rộng từ một vài xã
nghèo ở TPHCM, đã mở rộng đến mặt trận các tỉnh miền Tây Nam bộ, rồi các tỉnh
Tây Nguyên và năm 2004 chiến dịch đã đến tận nƣớc bạn Lào xa xơi.
Trong những năm qua, các đội thanh niên tình nguyện chung sức vì cộng
đồng tại các địa phƣơng đã góp phần phát triển kinh tế, xố đói giảm nghèo; tham

11


gia các hoạt động văn hoá, giáo dục, y tế, chăm sóc thiếu niên nhi đồng; tuyên
truyền phổ biến pháp luật, phịng chống tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự an tồn giao
thơng; tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
Thực trạng báo động về lối sống lệch lạc của một bộ phận thanh niên, học
sinh-sinh viên Thành phố
Bên cạnh những hình đẹp về thanh niên, học sinh-sinh viên thành phố, dƣới
tác động của những mặt trái kinh tế thị trƣờng và tồn cầu về văn hóa ngày càng sâu
rộng cũng đã xuất hiện một bộ phận không nhỏ tầng lớp thanh niên, học sinh -sinh
viên Thành phố có lối sống lệch lạc, sống thiếu lý tƣởng, giảm sút niềm tin, thiếu ý
thức chấp hành pháp luật; có lối sống thực dụng, đua địi, lãng phí, có biểu hiện tiêu
cực trong đạo đức, lối sống, cá biệt có một số thanh niên sa vào tệ nạn xã hội, tội

phạm...
Các phƣơng tiện thơng tin, báo chí, truyền hình, internet thời gian qua đã
phản ánh nhiều hình ảnh phản cảm về cách cƣ xử, ăn mặc lố lăng của thanh niên,
học sinh-sinh viên “Ngắn trƣớc, rách sau” “Siêu mỏng”, rồi các “Hót girls, hót
boy”; truy cập các trang Web độc hại, Chát Nude, đua xe, quan hệ tình dục ở lứa
tuổi thanh niên, học sinh-sinh viên

đang có chiều hƣớng gia tăng.

Mỗi năm Việt Nam có 1,2 triệu ca nạo phá thai, trong đó có tới 20% trƣờng
hợp là học sinh THPT. Nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây nhiễm qua
đƣờng tình dục ở vị thành niên và thanh niên cũng đang ở mức báo động. Tình hình
sử dụng ma tuý trong vị thành niên và thanh niên cũng đáng lo ngại.
-

Tƣ vấn tâm lý tiền hơn nhân...
Ngồi ra, với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay, việc du nhập

nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới đã làm thay đổi nhận thức của mọi ngƣời,
trong đó đặc biệt là giới trẻ mà học sinh THPT là lứa tuổi tiếp thu nhanh nhất. Hiện
tƣợng tây hóa ngày càng trẻ hóa, lối sống thực dụng ngày càng phổ biến, giáo dục
gia đình và nhà trƣờng cũng khơng nằm ngồi quy luật đó. Bên cạnh những thực
trạng đó, mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình cũng nảy sinh, áp lực học
tập ngày càng tăng, sự kỳ vọng của bố mẹ đối với con cái không hề giảm. Đứng

12




×