Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Thực trạng kiến thức chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tại bệnh viện nhi tỉnh nam định năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.7 MB, 68 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH


BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC CHĂM SÓC TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG
CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ
TẠI BỆNH VIỆN NHI TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2022

Sinh viên thực hiện

: Lý Thị Thanh Lam

Ngành

: Điều dưỡng

Lớp

: ĐHCQ14B, Khóa: K14

Nam Định, tháng 05/2022


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

------------


BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
THỰC TRẠNG KIẾN THỨC CHĂM SÓC TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG
CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ
TẠI BỆNH VIỆN NHI TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2022

Người hướng dẫn khoa học:
ThS. Nguyễn Thị Lý

Sinh viên thực hiện:
Lý Thị Thanh Lam- ĐHCQ14B

Trung tâm Thực hành Tiền lâm sàng Phạm Như Quỳnh - ĐHCQ 17P
Nguyễn Vũ Thành Nam- ĐHCQ 16C
Nguyễn Thị Vân – ĐHCQ15G
Bùi Thị Linh Chi – ĐHCQ16C

Nam Định, tháng 05/2022


Nam Định, ngày

tháng

năm 2022

Giảng viên hướng dẫn

Th.S. Nguyễn Thị Lý



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TCM

Tay chân miệng

WHO

World Health Organization

ĐTNC

(Tổ chức y tế thế giới)
Đối tượng nghiên cứu

HA

Huyết áp

NT

Nhóm tuổi

TĐVH

Trình độ văn hóa

THCS


Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thơng

CBCNV

Cán bộ cơng nhân viên

GDSK

Giáo dục sức khỏe


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG NGHIÊN CỨU
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG NGHIÊN CỨU
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1
MỤC TIÊU.................................................................................................................. 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: ........................................... 4
1.1.1. Khái niệm bệnh tay chân miệng .................................................................. 4
1.1.2 Nguyên nhân................................................................................................ 4
1.1.3 Triệu chứng, chẩn đoán, phân độ lâm sàng của bệnh .................................... 5
1.1.4. Biến chứng của bệnh ................................................................................... 9
1.1.5. Cách xử trí và chăm sóc trẻ bệnh TCM tại nhà ......................................... 10

1.1.6. Biện pháp cách ly, phòng bệnh tại nhà và cộng đồng ................................ 11
1.1.7. Các nghiên cứu trên Thế giới và Việt Nam về chủ đề................................ 13
1.1.7. Đôi nét về bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định .................................................. 17
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 18
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu:...................................................... 18
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 18
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................. 18
2.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 18
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: ................................................................................. 18
2.2.2. Cỡ mẫu: .................................................................................................... 18
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................. 18
2.2.4. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu .................................................. 18
2.2.5. Các biến số nghiên cứu ............................................................................. 19
2.2.6. Thang đo và tiêu chí đánh giá ................................................................... 20
2.2.7. Phương pháp phân tích số liệu .................................................................. 21
2.2.8. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu................................................................. 21


Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 22
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.......................................................... 22
3.2. Thực trạng kiến thức của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi đang điều trị TCM tại bệnh
viện nhi tỉnh Nam Định ............................................................................................. 24
3.2.1. Kiến thức chung của các bà mẹ về bệnh TCM .......................................... 24
3.2.2. Kiến thức chăm sóc trẻ mắc TCM của các bà mẹ ...................................... 27
3.2.3. Kiến thức về phòng bệnh TCM của các bà mẹ .......................................... 29
3.2.4. Thực trạng kiến thức của ĐTNC ............................................................... 32
3.2.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức chăm sóc trẻ mắc TCM ................. 32
Chương 4: BÀN LUẬN ............................................................................................. 34
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .................................................................... 34
4.2. Thức trạng kiến thức chăm sóc trẻ mắc TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị

tại bệnh nhi tỉnh Nam Định năm 2022. ...................................................................... 35
4.2.1. Kiến thức chung của các bà mẹ về bệnh TCM. ......................................... 35
4.2.2. Kiến thức chăm sóc trẻ mắc TCM của các bà mẹ ...................................... 37
4.2.3. Kiến thức về phòng bệnh TCM của các bà mẹ .......................................... 39
4.2.4. Thực trạng kiến thức của ĐTNC ............................................................... 40
4.2.5 Một số yếu tố liên quan với kiến thức chăm sóc trẻ mắc TCM của bà mẹ có
con dưới 5 tuổi điều trị tại Bệnh viện nhi tỉnh Nam Định. ................................... 41
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 43
KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 45
BẢN ĐỒNG THUẬN ............................................................................................... 49
PHIẾU KHẢO SÁT: THỰC TRẠNG KIẾN THỨC CHĂM SÓC TRẺ MẮC TAY
CHÂN MIỆNG CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN
NHI TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2022 .......................................................................... 50
DANH SÁCH CÁC BÀ MẸ THAM GIA NGHIÊN CỨU ........................................ 57


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Hình ảnh sang thương mụn nước hồng ban ở tay, chân và niêm mạc miệng . 6
Hình 1.2. Các bước rửa tay đúng cách ....................................................................... 13


DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG NGHIÊN CỨU
Bảng 2.2 Các biến số nghiên cứu ............................................................................... 19
Bảng 3.1. Phân bố nhóm tuổi, nơi cư trú, trình độ học vấn của bà mẹ và số con ........ 22
Bảng 3.2.Đặc điểm của trẻ ......................................................................................... 23
Bảng 3.3 Nguồn thông tin .......................................................................................... 24
Bảng 3.4. Bà mẹ đã nghe nói về TCM trước đây và sự lây lan của bệnh .................... 24
Bảng 3.5. Kiến thức chung của bà mẹ về bệnh TCM ở trẻ ......................................... 24
Bảng 3.6. Kiến thức về đặc trưng của bệnh TCM....................................................... 25

Bảng 3.7. Kiến thức đúng về biểu hiện nặng của bệnh TCM ...................................... 26
Bảng 3.8. Kiến thức về phân biệt bệnh....................................................................... 26
Bảng 3.9. Thực trạng kiến thức của các bà mẹ về kiến thức chung............................. 26
Bảng 3.10. Kiến thức đúng về dấu hiệu bệnh trở nặng cần đưa trẻ đến ngay đến ....... 27
Bảng 3.11. Kiến thức đúng về chế độ kiêng khem, thời gian cách ly, xử trí khi phát
hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ bệnh ....................................................... 27
Bảng 3.13. Thực trạng kiến thức chăm sóc trẻ mắc TCM của các bà mẹ .................... 29
Bảng 3.14. Kiến thức đúng phòng bệnh về thời điểm rửa tay của các bà mẹ và trẻ..... 30
Bảng 3.15. Kiến thức về dung dịch ngâm rửa đồ dùng để phòng bệnh ....................... 30
Bảng 3.16. Thực trạng kiến thức phòng bệnh TCM của các bà mẹ ............................. 31
Bảng 3.17. Thực trạng kiến thức của ĐTNC .............................................................. 32
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa kiến thức với một số đặc điểm về nhân khẩu học ....... 32
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa nguồn thông tin với kiến thức về cách chăm sóc trẻ mắc
TCM của các bà mẹ. ............................................................................. 33


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG NGHIÊN CỨU

Biều đồ 3.1. Nghề nghiệp của các bà mẹ .................................................................... 23
Biểu đồ 3.2. Kiến thức đúng về yếu tố nguy cơ .......................................................... 25
Biều đồ 3.5. Kiến thức về vaccine phòng bệnh và phòng ngừa bệnh TCM ................. 29
Biểu đồ 3.3.Các biện pháp chăm sóc trẻ.................................................................... 28
Biểu đồ 3.4. Chế độ ni dưỡng cho trẻ mắc TCM .................................................... 28
Biểu đồ 3.6. Kiến thức đúng về phòng bệnh cho trẻ ................................................... 31


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh Tay- Chân- Miệng (TCM) là một bệnh truyền nhiễm lây từ nguời sang
nguời, do các virus thuộc nhóm đường ruột gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em duới 5
tuổi, đặc biệt nhóm dưới 3 tuổi, với các biểu hiện sốt (trên 37OC), biếng ăn, mệt mỏi,

đau họng, loét miệng hoặc bọng nước ở lòng bàn tay, lịng bàn chân, vùng mơng, đầu
gối. Hầu hết các trường hợp là tự khỏi, mà không cần điều trị. Một tỷ lệ ít các trường
hợp có thể nặng và biểu hiện triệu chứng thần kinh như: viêm màng não, viêm não hoặc
liệt do Enterovirus 71(EV71) gây ra. Đặc biệt, Enterovirus 71 gây những biểu hiện nặng
trên lâm sàng và có thể tử vong [1], [2].
Bệnh TCM được phát hiện lần đầu tiên tại Toronto - Canada vào năm 1957 và
được đặt tên là bệnh TCM năm 1959 tại vụ dịch ở Birmingham–Anh. Cũng tại vụ dịch
này người ta đã xác định được CV-A16 là tác nhân gây bệnh [3]. Theo Tổ chức Y tế thế
giới (WHO), bệnh tay chân miệng gặp ở các quốc gia khu vực Tây Thái Bình Dương
như: Nhật Bản, Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore và phổ biến tại nhiều nước châu
Á. Dịch đã ảnh hưởng nặng nề đến 1 số quốc gia như Malaysia, đã có nhiều cơ sở bao
gồm trường học, trung tâm chăm sóc trẻ và trường mầm non đã bị đóng cửa do căn bệnh
này.[4] Tại Nhật Bản, trong 8 tháng đầu năm 2018 ghi nhận có 69.041 trường hợp mắc.
Tại Hồng Kơng (Trung Quốc), trong 8 tháng đầu năm 2018, tổng cộng có 212. Tại
Singapore, tính đến tháng 7 năm 2018, tổng cộng 26.252 trường hợp mắc bệnh TCM đã
được báo cáo ở Singapore[5]
Tại Việt Nam, bệnh TCM lưu hành quanh năm ở hầu hết các tỉnh thành với hai
đỉnh dịch, từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12. Hàng năm có khoảng
50000 đến 100000 trường hợp bệnh TCM được báo cáo và một số ca tử vong. Khu vực
phía Nam chịu ảnh hưởng lớn nhất với số trường hợp bệnh chiếm tới hơn 60% số mắc
trên toàn quốc. Năm 2011 Việt Nam ghi nhận sự gia tăng đột biến với 112370 trường
hợp bệnh được báo cáo trong đó có 169 trường hợp tử vong từ tất cả 63 tỉnh thành trên
toàn quốc [4]. Từ ngày 19/12/2020-18/01/2022, cả nước ghi nhận 2.901 trường hợp mắc
bệnh tay chân miệng gấp 2,3 lần cùng kỳ năm trước và giảm 79,4% so với tháng trước.
Số ca mắc bệnh trong tháng Một các năm 2017 – 2020 là: Năm 2017 ghi nhận 1.674
trường hợp mắc, năm 2018 ghi nhận 1.084 trường hợp, năm 2019 ghi nhận 1.586 trường
hợp, năm 2020 ghi nhận 1.274 trường hợp [6].
1



Bệnh TCM hiện nay, chưa có vắc xin phịng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu nên
cần tập trung vào việc phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lí ở trẻ và biết cách chăm sóc
trẻ ở nhà khi trẻ bị bệnh. Do vậy, các bà mẹ là những người trực tiếp chăm sóc trẻ là
nhiên, theo một số nghiên cứu gần đây cho thấy: tỷ lệ bà mẹ có kiến thức chưa đúng về
nguyên nhân gây bệnh (40%), đường lây truyền (20%) và các yếu tố nguy cơ gây bệnh
TCM chiếm tỷ lệ cao [7].
Tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định trung bình mỗi tháng có khoảng 30 trẻ đến
khám và nhập viện điều trị TCM, với tình hình bệnh ngày càng có diễn biến phức tạp
và nhằm tìm hiểu thực trạng kiến thức của bà mẹ từ đó có những biện pháp nâng cao
kiến thức trong chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng, nhóm nghiên cứu đề xuất đề tài
“Thực trạng kiến thức chăm sóc trẻ mắc TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị
tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2022”

2


MỤC TIÊU
1.

Mô tả thực trạng thực trạng kiến thức chăm sóc trẻ mắc TCM của bà mẹ có
con dưới 5 tuổi điều trị tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2022

2.

Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức chăm sóc trẻ mắc TCM của bà
mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tại Bệnh viện nhi tỉnh Nam Định.

3



Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
1.1.1. Khái niệm bệnh tay chân miệng
Theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới (WHO): Bệnh tay chân miệng (TCM) là
bệnh thường gặp ở trẻ em với đặc trưng là sốt nhẹ kèm phát ban điển hình ở da, có hoặc
khơng có lt miệng. Thơng thường, phát ban điển hình dạng sẩn mụn nước ở lòng bàn
tay hoặc lòng bàn chân, hoặc cả lòng bàn tay, bàn chân. Trong một số trường hợp, đặc
biệt là ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, chỉ biểu hiện phát ban dát sần khơng có mụn nước ở
mơng, đầu gối khuỷu tay [8].
Bệnh có thể mắc rải rác hoặc bùng phát thành các vụ dịch nhỏ vào mùa hè, ở những
nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém. Bệnh thường bắt đầu bằng sốt nhẹ, chán ăn,
mệt mỏi, đau họng và tiêu chảy vài lần trong ngày. Một đến hai ngày sau đó, những vết
loét phát triển bên trong miệng, phát ban ở da với mụn sẽ xuất hiện chủ yếu trên bàn tay
và bàn chân. Bệnh dễ lây nhất trong tuần đầu của bệnh và virus có thể được tìm thấy
trong phân của người bệnh [9].
1.1.2 Nguyên nhân
1.1.2.1. Tác nhân gây bệnh
Những virus gây ra bệnh TCM thuộc nhóm Enterovirus, họ Picornaviridae (tên
gọi này xuất phát từ pico: rất nhỏ và chứa RNA), họ này gồm 2 giống: Enterovirus
và Rhinovirus. Đặc điểm chung của các virus trong họ Picornaviridae là nhỏ, chứa
RNA một sợi dương, capsid có đối xứng hình khối, khơng có bao ngồi [10].
- Giống Enterovirus gồm 4 lồi:
 Poliovirus: gồm có 3 typ, gây bệnh bại liệt, viêm màng não.
 Coxsackievirus: Gồm có 29 typ, gây viêm màng não vơ khuẩn, viêm
cơ tim, viêm họng áp-tơ (aphthe ulcer), phát ban ngoài da...
 Echovirus: gồm có 32 typ, gây viêm màng não vơ khuẩn, viêm
đường hô hấp, viêm não, viêm ruột, viêm cơ tim,...
 Enterovirus typ 68-71 gây viêm kết mạc chảy máu, viêm tiếu phế quản, bệnh
TCM; typ 72 của Enterovirus gây viêm gan cấp tính (Hepatitis A virus).

- Giống Rhinovirus: Gây nhiễm trùng đường hô hấp trên.
4


1.1.2.2. Yếu tố nguy cơ
- Tuổi mắc bệnh: Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh TCM, tuy nhiên lứa tuổi
thường gặp là trẻ dưới 5 tuổi, chiếm tỷ lệ từ 85% đến 96% trong các vụ dịch. Đây là lứa
tuổi trẻ chưa tự thực hiện được các biện pháp phòng bệnh nên sự gia tăng số ca mắc, tử
vong phụ thuộc nhiều vào kiến thức, thái độ, hành vi của người chăm sóc trẻ trong việc
vệ sinh phịng, chống bệnh TCM [11], [12], [13].
- Giới tính: Trong rất nhiều các vụ bùng phát dịch được ghi nhận ở Việt Nam
cũng như một số nước trên thế giới, số mắc TCM ở nam luôn chiếm ưu thế hơn ở nữ, tỉ
số mắc bệnh giữa nam và nữ từ 1, 4 đến 1, 9 tùy theo mỗi nghiên cứu [14], [15], [16].
Chưa có nghiên cứu nào kiểm chứng vì sao trẻ nam lại dễ mắc bệnh hơn trẻ nữ.
- Mùa: Bệnh TCM gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương, bệnh có xu
hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12
hàng năm [17], [18].
- Môi trường: Việc truyền bệnh TCM được tăng lên trong các môi trường đơng
đúc và kín, chẳng hạn như nhà trẻ hoặc trung tâm chăm sóc trẻ sơ sinh, nơi những giọt
truyền nhiễm có thể dễ dàng lây lan qua việc tiếp xúc các đồ vật hoặc bề mặt [19]
-Một số yếu tố khác có thể làm gia tăng sự lây truyền và bùng phát dịch bao gồm:
Điều kiện vệ sinh kém; thiếu nhà vệ sinh; thiếu hoặc khơng có nước sạch phục vụ cho
sinh hoạt hàng ngày [20].
1.1.3 Triệu chứng, chẩn đoán, phân độ lâm sàng của bệnh
1.3.1.1. Triệu chứng
* Lâm sàng
a) Giai đoạn ủ bệnh: 3-7 ngày.
b) Giai đoạn khởi phát: Từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi,
đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.
c) Giai đoạn tồn phát: Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình

của bệnh:
- Loét miệng: Vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng,
lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.
- Phát ban dạng phỏng nước: Ở lịng bàn tay, lịng bàn chân, gối, mơng; tồn tại
trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay
bội nhiễm.
5


- Sốt nhẹ.
- Nôn.
- Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng.
- Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến
ngày 5 của bệnh.
d) Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu khơng
có biến chứng.

Hình 1.1. Hình ảnh sang thương mụn nước hồng ban ở tay, chân và niêm mạc
miệng
* Cận lâm sàng
a) Các xét nghiệm cơ bản
- Công thức máu: Bạch cầu thường trong giới hạn bình thường. Bạch cầu
tăng trên 16.000/mm3
thường liên quan đến biến chứng
- Protein C phản ứng (CRP) trong giới hạn bình thường (< 10 mg/L).
- Glucose máu, điện giải đồ, X quang phổi đối với các trường hợp có
biến chứng từ độ 2b.
b) Các xét nghiệm theo dõi phát hiện biến chứng
- Khí máu khi có suy hơ hấp
- Troponin I, siêu âm tim khi nhịp tim nhanh ≥ 150 lần/phút, nghi ngờ

viêm cơ tim hoặc sốc.
6


- Dịch não tủy: chỉ định chọc dò tủy sống khi có biến chứng thần kinh hoặc nghi
ngờ viêm màng não; xét nghiệm protein bình thường hoặc tăng, số lượng tế bào trong
giới hạn bình thường hoặc tăng, có thể là bạch cầu đơn nhân hay bạch cầu đa nhân ưu
thế.
c) Xét nghiệm phát hiện virus (nếu có điều kiện). Tại Việt Nam chỉ làm xét
nghiệm phát hiện virus ở những bệnh nhân từ độ 2b trở lên hoặc cần chẩn đoán phân
biệt. Lấy bệnh phẩm là chất ngoáy hầu họng, dịch mụn nước, trực tràng, dịch não tuỷ để
thực hiện xét nghiệm bằng kỹ thuật RT-PCR hoặc phân lập virus.
d) Chụp cộng hưởng từ não. Chỉ thực hiện khi có điều kiện và khi cần chẩn đốn
phân biệt với các bệnh lý ngoại thần kinh.
1.1.3.2. Chẩn đoán
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, chẩn đoán bệnh TCM dựa vào triệu chứng lâm
sàng, xét nghiệm tác nhân (nếu có điều kiện) và các yếu tố dịch tễ [21].
* Chẩn đoán ca lâm sàng: Dựa vào triệu chứng lâm sàng và dịch tễ học.
- Lâm sàng: Phỏng nước điển hình ở miệng, lịng bàn tay, lịng bàn chân, đầu gối,
mơng, kèm sốt hoặc không.
- Yếu tố dịch tễ: Căn cứ vào tuổi, mùa, vùng lưu hành bệnh, số trẻ mắc bệnh trong
cùng một thời gian.
*Chẩn đoán cận lâm sàng
-Xét nghiệm RT -PCR hoặc phân lập có virus gây bệnh.
*Chẩn đốn phân biệt
 Các bệnh có biểu hiện loét miệng:
Viêm loét miệng thường có tổn thương lt rộng ở mơi, lưỡi và niêm mạc miệng.
Tổn thương đau rát, thường gặp ở trẻ lớn và người lớn, tái phát nhiều lần và thường
không đi kèm triệu chứng tồn thân.
 Các bệnh có phát ban da:

- Sốt phát ban: hồng ban xen kẽ ít dạng sẩn, thường có hạch sau tai.
- Dị ứng: hồng ban đa dạng, khơng có phỏng nước.
- Viêm da mủ: đỏ, đau, có mủ.
- Thuỷ đậu: khác với TCM, thủy đậu thường có tổn thương ở trung tâm, tập trung ở
những vùng da lớn như da đầu và khơng có tổn thương ở lòng bàn tay và bàn chân. Tổn
thương mụn phỏng do thủy đậu khi lành thường để lại sẹo cịn tổn thương trong TCM
khi lành khơng để lại sẹo.
7


- Nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu: mảng xuất huyết hoại tử trung tâm.
- Sốt xuất huyết Dengue: chấm xuất huyết, bầm máu, xuất huyết niêm mạc.

Hình 1.2. Nốt thủy đậu và nốt Tay chân miệng
 Viêm não -màng não:
-Viêm màng não do vi khuẩn.
-Viêm não -màng não do virus khác.
 Nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi [4].
1.1.3.3 Phân độ lâm sàng
Ngồi việc chẩn đốn ca bệnh TCM, việc xác định ca bệnh hiện đang ở mức độ
nào, có trầm trọng hay khơng là vơ cùng quan trọng. Từ những mô tả ca bệnh TCM ở
phần trên, chúng ta biết rằng hầu hết các ca TCM là lành tính (tỷ lệ biến chứng dưới
1%), vì vậy xác định mức độ nặng của bệnh sẽ giúp cán bộ y tế có thái độ xử trí thích
hợp như phân tuyến theo dõi và điều trị, giảm tải cho các bệnh viện và giảm tỷ lệ tử
vong. Bộ Y tế đã đưa ra các tiêu chí để phân độ lâm sàng [21] bệnh TCM như sau:
a) Độ 1: Chỉ loét miệng và/hoặc tổn thương da.
b) Độ 2: Chia thành 2a và 2b
 Độ 2a: có một trong các dấu hiệu sau:
• Bệnh sử có giật mình dưới 2 lần/30 phút và khơng ghi nhận lúc khám.
• Sốt trên 2 ngày, hay sốt trên 39oC, nơn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vơ cớ.

8


 Độ 2b: có dấu hiệu thuộc nhóm 1 hoặc nhóm 2:
• Nhóm 1: Có một trong các biểu hiện sau:
- Giật mình ghi nhận lúc khám.
- Bệnh sử có giật mình ≥ 2 lần / 30 phút.
- Bệnh sử có giật mình kèm theo một dấu hiệu sau:
+ Ngủ gà
+ Mạch nhanh > 150 lần /phút (khi trẻ nằm yên, không sốt)
+ Sốt cao ≥ 39oC không đáp ứng với thuốc hạ sốt
• Nhóm 2: Có một trong các biểu hiện sau:
- Thất điều: run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.
- Rung giật nhãn cầu, lác mắt.
- Yếu chi hoặc liệt chi.
- Liệt thần kinh sọ: nuốt sặc, thay đổi giọng nói…
1- Mạch nhanh > 170 lần/phút (khi trẻ nằm yên, không sốt).
- Một số trường hợp có thể mạch chậm (dấu hiệu rất nặng).
- Vã mồ hơi, lạnh tồn thân hoặc khu trú.
- Huyết áp tăng.
- Thở nhanh, thở bất thường: Cơn ngưng thở, thở bụng, thở nơng, rút lõm ngực,
khị khè, thở rít thanh quản.
- Rối loạn tri giác (Glasgow < 10 điểm).
- Tăng trương lực cơ.
d) Độ 4: có một trong các dấu hiệu sau:
- Sốc.
- Phù phổi cấp.
- Tím tái, SpO2< 92%.
- Ngưng thở, thở nấc.
1.1.4. Biến chứng của bệnh

Các biến chứng thường gặp của bệnh TCM là biến chứng thần kinh, biến chứng
hơ hấp và tuần hồn. Trẻ thường tử vong trong bệnh cảnh của các biến chứng này. Theo
WHO năm 2011, bệnh TCM có thể diễn tiến nhanh trong vịng 24 đến 72 giờ. Hai thời
điểm vàng của bệnh là khi có loét miệng, phát ban và thời điểm có tổn thương thần kinh
trung ương, đặc biệt khi phát hiện thời điểm mạch nhanh, huyết áp tăng có vai trị quan
9


trọng để phát hiện dấu hiệu tiền sốc, giúp điều trị kịp thời các biến chứng, làm giảm tỷ
lệ tử vong [22] .
1.1.4.1.Biến chứng thần kinh:
 Gồm viêm màng não virus và hiếm hơn là viêm não với các biểu hiện:
- Rung giật cơ: từng cơn ngắn 1 -2 giây, chủ yếu ở tay và chân, dễ xuất hiện khi
bắt đầu giấc ngủ hay khi cho trẻ nằm ngửa.
- Ngủ gà, bứt rứt, chới với, đi loạng choạng, run chi, mắt nhìn ngược.
- Rung giật nhãn cầu.
- Yếu, liệt chi (liệt mềm cấp).
- Liệt dây thần kinh sọ não.
- Co giật, hôn mê là dấu hiệu nặng, thường đi kèm với suy hơ hấp, tuần hồn.
- Tăng trương lực cơ (biểu hiện duỗi cứng mất não, gồng cứng mất vỏ).
1.1.4.2. Biến chứng tim mạch:
 Viêm cơ tim cấp, viêm phổi
- Mạch nhanh > 150 lần/phút.
- Thời gian đổ đầy mao mạch chậm trên 3 giây.
- Da nổi vân tím, vã mồ hôi, chi lạnh. Các biểu hiện rối loạn vận mạch có thể chỉ
khu trú ở 1 vùng cơ thể (1 tay, 1 chân, ...).
- Giai đoạn đầu có huyết áp tăng (HA tâm thu: trẻ dưới 2 tuổi 115 mmHg, trẻ trên
2 tuổi ≥ 120 mmHg) ở giai đoạn đầu, sau đó mạch, huyết áp khơng đo được.
- Khó thở: thở nhanh, rút lõm lồng ngực, khò khè, thở rít thì hít vào, thở nơng,
thở bụng, thở khơng đều

1.1.4.3. Biến chứng hô hấp
- Suy hô hấp cấp: thở nhanh, rút lõm ngực, khị khè, thở rít thì hít vào, thở nơng
- Phù phổi cấp: sùi bọt hồng, khó thở, tím tái, phổi nhiều ran ẩm, nội khí quản có
máu hay bọt hồng
1.1.5. Cách xử trí và chăm sóc trẻ bệnh TCM tại nhà [23]
- Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ (không dùng kháng
sinh khi khơng có bội nhiễm).
- Theo dõi sát, phát hiện sớm và điều trị biến chứng
- Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng
a. Khi trẻ sốt
10


 Nới rộng quần áo, mặc quần áo mỏng, thay quần áo cho trẻ mỗi khi vã mồ hôi
ướt
 Khuyến khích trẻ uống nhiều nước
 Theo dõi thân nhiệt cho trẻ 2-4 giờ/1 lần. Nếu trẻ sốt cần theo dõi nhiệt độ sau
dùng thuốc hạ sốt 1-2 giờ/ 1 lần
 Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sỹ. Trong trường hợp dùng
thuốc trẻ nổi mẩn đỏ, ngứa thì dừng thuốc, cho trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được
xử trí kịp thời
b. Trẻ viêm loét miệng, ăn uống kém
 Vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng nước muối sinh lý hàng ngày và sau ăn
 Dinh dưỡng đầy đủ theo lứa tuổi. Trẻ còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ.
 Tránh các thức ăn nóng, chua, cay vì sẽ gây kích thích và đau nhiều hơn.
 Thức ăn nên được chế biến kỹ, mềm và để nguội trước khi ăn.
 Bôi thuốc giảm đau cho trẻ vào khoang miệng trước khi ăn 20 phút.
c. Hướng dẫn theo dõi và phát hiện các biến chứng
 Cho trẻ nghỉ ngơi tránh kích thích.
 Tái khám 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh. Trẻ có sốt phải tái khám mỗi

ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ.
 Theo dõi và cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi trẻ có các biểu hiện sau:
+ Sốt cao 39oC
+ Thở nhanh, thở mệt, thở bất thường
+ Giật mình, li bì, run chi,quấy khóc, bứt rứt, khó ngủ
+ Nơn nhiều
+ Đi loạng choạng, ngồi khơng vững
+ Da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạng
+ Co giật, hôn mê
1.1.6. Biện pháp cách ly, phòng bệnh tại nhà và cộng đồng [23]
Hiện nay bệnh TCM chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu điều trị bệnh
TCM nên phịng bệnh có vai trò quyết định đến sự lây lan của bệnh. Nguyên
tắc phòng bệnh chủ yếu là làm gián đoạn sự lan truyền của virus để ngăn ngừa bệnh
nặng và giảm thiểu tử vong thông qua các hoạt động như áp dụng các biện pháp phòng
11


ngừa chuẩn và phòng ngừa đối với bệnh lây qua đường tiêu hoá, đặc biệt chú ý tiếp xúc
trực tiếp với nguồn lây [20].
Một số can thiệp y tế công cộng hiệu quả đã được áp dụng phòng chống bệnh
TCM tại Trung Quốc, Singapore, Hồng Kông và được WHO khuyến cáo như: thiết lập
hệ thống giám sát và cảnh báo dịch sớm, triển khai các chiến dịch truyền thông, triển
khai các chiến dịch vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng, chủ động xây dựng kế hoạch, chính
sách [25], [26]. WHO khẳng định, việc rửa tay bằng xà phòng và nước sạch khơng chỉ
giúp phịng ngừa 80% bệnh tật nói chung mà cịn có hiệu quả rõ rệt trong việc giảm
nguy cơ nhiễm virus gây bệnh TCM nói riêng.
Tại Việt Nam, để chủ động phòng ngừa bệnh TCM, Bộ y tế khuyến cáo người
dân thực hiện các biện pháp sau [20]:
1. Rửa tay thường xuyên với xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày
(ngay cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi chăm sóc

trẻ, sau khi đi vệ sinh, thay tã và vệ sinh cho trẻ.
2. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín, vật dụng ăn uống phải đảm
bảo được rủa sạch trước khi sử dụng, đảm bảo sử dụng nước sạch hàng ngày, không
mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi, không cho trẻ
dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống: cốc, thìa, bát đĩa, đồ chơi chưa được
khử trùng.
3. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày: đồ chơi, dụng
cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phịng hoặc
chất tẩy rửa thơng thường.
4. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ bệnh.
5. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, chất thải và phân của người bệnh được thu gom
và xử lý hợp vệ sinh.
6. Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh TCM cần đưa trẻ đi khám
hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.
7. Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập
chung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.

12


Hình 1.2. Các bước rửa tay đúng cách
1.1.7. Các nghiên cứu trên Thế giới và Việt Nam về chủ đề
Trong nhiều năm qua, đã có nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm
đến vấn đề tay chân miệng ở trẻ em dưới 5 tuổi nhằm làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử
vong ở trẻ em.
1.1.7.1. Trên thế giới
* Các nghiên cứu kiến thức về bệnh TCM
Nghiên cứu của Jakrapong Aiewtrakun và cộng sự (2012) về kiến thức phòng
bệnh TCM thu được kết quả tỷ lệ người chăm sóc có đủ kiến thức trong nghiên cứu là
95% nhưng chỉ có 3,5% trong họ biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi sử

dụng nhà vệ sinh [27]. Nghiên cứu của tác giả ShikandarKhan Sherwani và cộng sự
[28], được thực hiện trên 250 bà mẹ từ 22-35 tuổi tại vùng Karachi, Pa-kis-tan năm
2012, kết quả cho thấy có 24,0% bà mẹ khơng nhận thức được tầm quan trọng của việc
rửa tay đối với sự lây truyền của các bệnh qua đường tiêu hóa ở trẻ nhỏ, chỉ 6,0% rửa
tay hàng ngày, trong đó 72,0% rửa tay khơng đúng quy trình, 40,0% bà mẹ để móng tay
dài, bẩn. Nghiên cứu về phòng chống bệnh TCM năm 2012 ở những người thăm và
chăm sóc trẻ tại khoa Nhi-bệnh viện Tengku Ampuan Afzan, Malaysia cho thấy: hơn
một nửa (53,1%) đối tượng tham gia nghiên cứu biết về dấu hiệu và biểu hiện bệnh
TCM; 56,3% đồng ý rằng bệnh TCM có thể gây tử vong; 40,6% tin tưởng rằng TCM
lây qua tiếp xúc thông thường; 93,8% đồng ý đi khám chữa bệnh tại cơ sở y tế khi có
13


biểu hiện bệnh và 65,6% đồng ý rằng vệ sinh sạch sẽ phịng được bệnh TCM [29]. Một
nghiên cứu mơ tả cắt ngang của tác giả Ruttiya Charoenchokpanit, Tepanata
Pumpaibool (2013) về kiến thức, thái độ phòng bệnh TCM cho thấy 50,4% người có
kiến thức thấp và chỉ có 3,7% có kiến thức tổng thể về TCM, có thái độ chung 68,2%
đến tốt 31,8% đối với TCM; 60% có hành vi phịng ngừa ở mức độ tốt. Trong đó 31,8%
khơng thể xác định được bất kỳ triệu chứng nào của TCM; 43,6% hiếm khi hoặc chưa
bao giờ làm sạch đồ chơi sau khi con họ sử dụng chúng [30].
*Các nghiên cứu yếu tố liên quan đến kiến thức bệnh TCM
Dingmei Zhang và cộng sự [31] để điều tra các yếu tố nguy cơ lên quan đến
bệnh TCM, nghiên cứu trên 99 và 126 giám sát đã được mời tham gia ở tỉnh Quảng
Đông, Trung Quốc. Kết quả cho thấy sử dụng thực phẩm, thói quen rửa tay và vệ sinh
ga giường có liên quan đến các trường hợp mắc bệnh TCM, tuổi già (OR = 0,44,
95%CI: 0,34-0,56), rửa tay trước bữa ăn (OR = 0,3, 95% CI: 0,13-0,70) là yếu tố bảo
vệ, có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh TCM gia tăng, nghiên cứu cho rằng, nên rửa
tay và vệ sinh ga giường để ngăn ngừa bệnh TCM, tuy nhiên cần phải nghiên cứu thêm
để kiểm tra các yếu tố nguy cơ khác. Như vậy, để cơng tác phịng bệnh TCM có hiệu
quả, việc tìm ra các yếu tố liên quan là rất quan trọng, để đưa ra các hình thức truyền

thơng phù hợp với từng nhóm đối tượng, đồng thời triển khai đồng bộ, sâu rộng công
tác truyền thông nâng cao hiểu biết về bệnh, giúp cải thiện môi trường xung quanh,
ngăn ngừa việc lây truyền, góp phần phịng bệnh TCM tại địa phương. Ngoài ra,
nghiên cứu của Ruttiya Charoenchokpanit và Tepanata Pumpaibool năm 2013 [32]
cho thấy nhiều đặc điểm nhân khẩu học đã ảnh hưởng đến kiến thức và hành vi phịng
bệnh TCM, thu nhập gia đình và giáo dục có liên quan đến tất cả các kiến thức, thái
độ, thực hành những phát hiện từ nghiên cứu này làm nổi bật nhu cầu cung cấp thêm
thông tin về bệnh TCM cho người chăm sóc tại nhà đặc biệt là trong số những người
chăm sóc có thu nhập thấp và trình độ học vấn thấp.
1.1.7.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, bên cạnh những nghiên cứu về dịch tễ học, bệnh học, virus của
bệnh TCM thì các nghiên cứu về kiến thức, thực hành phịng bệnh TCM cịn ít, đa phần
là các nghiên cứu chủ yếu nghiên cứu trên đối tượng là người chăm sóc trẻ và cha mẹ
có con dưới 5 tuổi. Các nghiên cứu đều cho thấy bà mẹ có con nhỏ chưa thực sự có thái
độ tích cực và chủ động trong việc phịng chống bệnh TCM, do đó các biện pháp phịng
14


chống bệnh TCM: vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường chưa được quan
tâm đúng mức. Đa số các nghiên cứu cho thấy kiến thức của đối tượng nghiên cứu
(ĐTNC) cịn thấp và trình độ học vấn, nghề nghiệp của bà mẹ là những yếu tố ảnh hưởng
đến kiến thức chăm sóc bệnh TCM của ĐTNC.
*Các nghiên cứu kiến thức về bệnh TCM
Trong năm 2012 hai tác giả Võ Thị Tiến và Tạ Văn Trầm cùng nhau nghiên cứu
về kiến thức, thái độ, hành vi của các bà mẹ về phòng chống bệnh TCM cho thấy đa số
bà mẹ biết về nguyên nhân gây bệnh TCM, hiểu biết về virus gây bệnh, biết khi trẻ bị
sốt, loét miệng, nổi phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân nhưng các dấu hiệu trở
nặng của bệnh TCM vẫn cịn biết ít: 90% bà mẹ đã biết với bệnh TCM khi trẻ sốt cao,
50% biết TCM có ngủ gà. Tuy nhiên, các dấu hiệu bệnh nặng như: nôn ói và giật mình
(22%); thở rút ngực, mạch nhanh, ngồi không vững, đi loạng choạng chỉ chiếm khoảng

54% [33]. Vào năm 2013 Đặng Quang Ánh nghiên cứu về kiến thức, thái độ, hành vi
của các bà mẹ về phòng chống bệnh TCM của người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi trên địa
bàn quận Thanh Khê, Đà Nẵng [34], nghiên cứu trên 370 bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại
quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng cho thấy chỉ 17,6% ĐTNC có kiến thức đạt về
bệnh TCM, trong đó có 77,0% ĐTNC biết dịch nốt phỏng nước, bọng nước là nguyên
nhân gây bệnh; 64,3% ĐTNC biết có mụn nước ở lịng bàn tay, chân, mơng, đầu gối;
78,6% ĐTNC biết các biện pháp phòng bệnh TCM là rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ
sinh. Nghiên cứu của tác giả Hồ Thị Sương về kiến thức, thái độ, thực hành phịng
chống bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại huyện Phú Ninh, Tỉnh
Quảng Nam (2014) đã chỉ ra rằng: chỉ có 9,8% bà mẹ có kiến thức chung đúng; trong
đó có đến 91,2% -91,3% bà mẹ không biết phân biệt bệnh TCM với bệnh viêm loét
miệng và các bệnh phát ban da [35]. Ở một nghiên cứu khác về kiến thức hành vi thái
độ của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phịng chống bệnh TCM tại bệnh viện Nhi Đồng 2
(2015) của tác giả Hà Mạnh Tuấn [36] cho rằng: Tỷ lệ kiến thức đúng là 77,7%, tỷ lệ
thái độ chung đúng là 87%, tỷ lệ hành vi đúng chung là 64,4%. Ở nghiên cứu này tác
giả không ghi nhận mối liên hệ giữa các yếu tố nơi cư trú, trình độ học vấn, nghề nghiệp,
số con với kiến thức chắm sóc bệnh TCM. Mặt khác nghiên cứu ghi nhận yếu tố liên
quan đến kiến thức đó là nguồn thơng tin. Các nguồn thơng tin ảnh hưởng tích cực đến
kiến thức đúng là: thông tin từ tivi/internet, từ nhân viên y tế, tài liệu truyền thơng. Các
yếu tố có liên quan tích cực đến kiến thức đúng là nguồn thông tin từ ti vi/ internet, từ
15


tài liệu truyền thông, từ nhân viên y tế. Kiến thức, thái độ, hành vi của các bà mẹ nuôi
con dưới 5 tuổi về phòng chống tay chân miệng đã cải thiện. Nghiên cứu gần đây của
tác giả Trần Thị Thùy Dương về kiến thức chăm sóc bệnh tay chân miệng của các bà
mẹ có con dưới 5 tuổi tại bệnh viện nhi Trung ương (2020) [42] cho thấy tỷ lệ bà mẹ có
kiến thức chưa đúng về nguyên nhân gây bệnh (40%), đường lây truyền (20%) và các
yếu tố nguy cơ gây bệnh TCM chiếm tỷ lệ cao. Qua khảo sát cho thấy nguồn thông tin
bà mẹ muốn nhận được nhiều nhất là từ cán bộ y tế (52,5%), thơng tin đại chúng (20%)

sau đó là sách báo và tờ rơi(10%).
* Các nghiên cứu yếu tố liên quan đến kiến thức bệnh TCM
Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Anh Đào và cộng sự năm 2012 [13] cho
thấy trình độ học vấn, nghề nghiệp có mối liên quan đến kiến thức, thực hành phòng
bệnh TCM của ĐTNC. Bà mẹ có trình độ học vấn dưới THCS có tỷ lệ thực hành đúng
thấp hơn (29,76%) những bà mẹ có học vấn từ THPT trở lên (47,4%), những bà mẹ là
cán bộ cơng nhân viên (CBCNV) có tỷ lệ thực hành đúng cao hơn những đối tượng
khác, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu của Cao Thị Thúy Ngân [33]
năm 2012 cũng đã xác định được một số yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến
thức, thái độ, thực hành về bệnh TCM với nghề nghiệp và trình độ học vấn. Cụ thể,
những ĐTNC là CBCNV có kiến thức phịng bệnh TCM đạt cao hơn những ĐTNC
không phải CBCNV là 6,1 lần; những đối tượng có trình độ học vấn trung học phổ thơng
(THPT) có kiến thức phịng bệnh TCM đạt cao gấp 2,3 lần các đối tượng có trình độ học
vấn dưới THPT; những ĐTNC là CBCNV có khả năng có thực hành phòng bệnh TCM
đạt cao gấp 4,4 lần các đối tượng khơng phải là CBCNV; những ĐTNC có trình độ trên
THPT có khả năng có thực hành phịng bệnh TCM đạt cao gấp 4,7 lần những ĐTNC có
trình độ học vấn dưới THPT. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung vào bà mẹ có con
dưới 3 tuổi, trong khi đó trẻ mắc TCM có thể từ 0 – 5 tuổi, như vậy vẫn cịn khuyết
nhóm chăm sóc trẻ 4 – 5 tuổi. Nghiên cứu của tác giả Phan Trọng Lân, Lê Thị Thanh
Hương và cộng sự [27], ghi nhận có sự khác biệt giữa trình độ học vấn với kiến thức,
thực hành phịng bệnh TCM, ĐTNC có học vấn THPT trở lên có kiến thức đạt (72,3%)
cao gấp 2,5 lần so với ĐTNC có học vấn dưới THPT (51,3%), ĐTNC có học vấn THPT
trở lên đạt về thực hành (57,7%) cao gấp 3,2 lần so với ĐTNC có học vấn dưới THPT
(30,1%). Nghiên cứu cũng chỉ ra có sự khác biệt giữa nghề nghiệp với kiến thức và thực
hành phịng bệnh TCM, (ĐTNC là CBCNV có kiến thức đạt cao gấp 2,4 lần các ĐTNC
16


×