Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

98 phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng – chi nhánh nguyễn du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (687.04 KB, 80 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

NGUYỄN THỊ TRÀ GIANG
LỚP: CQ56/08.01

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN
HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH
NGUYỄN DU

CHUYÊN NGÀNH

:

TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

MÃ SỐ

:

08

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

:

ThS. Phạm Thị Kim Len

HÀ NỘI - 2022




Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình
hình thực tế của đơn vị thực tập.
Sinh viên
Nguyễn Thị Trà Giang

SV: Nguyễn Thị Trà Giang

i

Lớp: CQ56/08.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i
MỤC LỤC.........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ..............................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................viii
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC
TẾ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.................................................1
1.1
1.1.1

Khái quát về ngân hàng thương mại........................................................1
Khái niệm ngân hàng thương mại.....................................................1

1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại....................................1
1.2. Dịch vụ của ngân hàng thương mại............................................................4
1.2.1

Khái niệm dịch vụ của ngân hàng thương mại..................................4

1.2.2 Phân loại dịch vụ của ngân hàng thương mại..........................................5
1.3

Hoạt động thanh toán quốc tế cuả ngân hàng thương mại.......................6

1.3.1

Khái niệm thanh toán quốc tế............................................................6

1.3.2

Đặc điểm của thanh toán quốc tế.......................................................6

1.3.3


Vai trị của thanh tốn quốc tế...........................................................7

1.3.4

Các phương thức thanh toán quốc tế.................................................9

1.3.5

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoat động thanh tốn quốc tế..............17

1.3.6

Các chỉ tiêu định lượng, định tính trong thanh toán quốc tế...........21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH
NGUYỄN DU.................................................................................................24

SV: Nguyễn Thị Trà Giang

ii

Lớp: CQ56/08.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính


2.1 Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Chi
nhánh Nguyễn Du............................................................................................24
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Việt Nam
Thịnh Vượng - Chi nhánh Nguyễn Du............................................................24
2.1.2 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng  - chi nhánh Nguyễn Du................28
2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Việt Nam
Thịnh Vượng – chi nhánh Nguyễn Du............................................................31
2.2.1 Quy trình tổ chức hoạt động thanh toán quốc tế....................................31
2.2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Việt
Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Nguyễn Du giai đoạn 2019-2021.................36
2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP
Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Nguyễn Du..........................................46
2.3.1. Kết quả đạt được...................................................................................46
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế.....................48
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - CHI
NHÁNH NGUYỄN DU..................................................................................52
3.1 Định hướng đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP
Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Nguyễn Du...........................................52
3.1.1 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh giai đoạn 2021- 2025 của
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - chi nhánh Nguyễn Du..............52
3.1.2 Cơ hội.....................................................................................................53
3.1.3 Thách thức..............................................................................................54
3.2 Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Nguyễn Du...............................56
3.2.1 Hồn thiện cơ cấu tổ chức......................................................................56
3.2.2. Đa dạng hóa và cải tiến chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế............57
SV: Nguyễn Thị Trà Giang

iii


Lớp: CQ56/08.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

3.2.3 Thực hiện chính sách khách hàng hợp lý...............................................58
3.2.4 Đẩy mạnh hoạt động Marketing.............................................................60
3.2.5 Tăng cường kiểm tra, kiểm sốt, phịng ngừa rủi ro trong hoạt động thanh toán
quốc tế..............................................................................................................61
3.2.6 Nâng cao năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên Thanh toán
quốc tế.............................................................................................................61
3.2.7 Xây dựng văn hoá kinh doanh và phong cách phục vụ văn minh lịch sự...63
3.3 Một số kiến nghị với các cơ quan có liên quan.........................................63
3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước.................................................63
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (Hội sở)......64
KẾT LUẬN.....................................................................................................67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................68

SV: Nguyễn Thị Trà Giang

iv

Lớp: CQ56/08.01


Luận văn tốt nghiệp


Học viện Tài chính
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Số dư nguồn vốn huy động tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh
Vượng – chi nhánh Nguyễn Du từ năm 2019 đến năm 2021..........................32
Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
– chi nhánh Nguyễn Du từ năm 2019 đến năm 2021......................................33
Bảng 2.3: Doanh số hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh
Vượng – chi nhánh Nguyễn Du từ năm 2019 đến năm 2021..........................39
Bảng 2.4: Các phương thức TTQT tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh
Vượng – chi nhánh Nguyễn Du từ năm 2019 đến năm 2021..........................40
Bảng 2.5: Cơ cấu của TTQT theo phương thức nhờ thu tiền tại Ngân hàng
TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Nguyễn Du...............................42
Bảng 2.6: Cơ cấu của TTQT theo phương thức chuyển tiền tại Ngân hàng
TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Nguyễn Du...............................44
Bảng 2.7: Cơ cấu của TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân
hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Nguyễn Du.......................46

SV: Nguyễn Thị Trà Giang

v

Lớp: CQ56/08.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ


Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng –
Chi nhánh Nguyễn Du.....................................................................................28

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Tỷ trọng doanh số các phương thức trong TTQT...........................41
Hình 2.2. Trị giá xuất khẩu và nhập khẩu theo phương thức nhờ thu.............43
Hình 2.3. Trị giá chuyển tiền đến và chuyển tiền đi theo phương thức thanh
toán chuyển tiền..............................................................................................44
Hình 2.4. Trị giá xuất khẩu và nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ
.........................................................................................................................46

SV: Nguyễn Thị Trà Giang

vi

Lớp: CQ56/08.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
WB

Ngân hàng Thế giới

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới


SWIFT

Hiếp hội Viễn thơng tài chính liên ngân hàng tồn cầu

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

TMCP

Thương mại cổ phần

XNK

Xuất nhập khẩu

XK

Xuất khẩu

NK

Nhập khẩu

L/C


Thư tín dụng

D/P

Nhờ thu trả ngay

D/A

Nhờ thu trả chậm

SV: Nguyễn Thị Trà Giang

vii

Lớp: CQ56/08.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực hội nhập tồn diện vào q trình
tồn cầu hoá của nền kinh tế thế giới với những thành tựu nổi bật, tiếp tục
nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế. Trong sự nghiệp
phát triển đất nước, nhất là từ khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu
rộng với khu vực và thế giới góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm

của nền kinh tế Việt Nam.
Trong xu hướng mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới, lĩnh vực
kinh tế đối ngoại được xem là lĩnh vực vô cùng quan trọng và cốt lõi trong
việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Trước xu thế mạnh mẽ đó, hoạt
động TTQT được xem như là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với thế
giới bên ngồi. Bên cạnh đó, trong thời kì cơng nghệ 4.0, q trình giao dịch
trao đổi mua bán giữa các quốc gia ngày một nhiều, hệ thống TTQT cũng
theo lẽ đó mà yêu cầu khắt khe và chặt chẽ hơn. Vì vậy, việc phát triển hệ
thống TTQT ngày một bền vững và lớn mạnh chính là việc cấp thiết của mỗi
ngân hàng.
Sau một thời gian thực tập tại phòng kinh doanh ngoại hối của Ngân
hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Nguyễn Du, cùng với những
kiến thức em đã tích lũy được ở trường, em chọn đề tài: “Phát triển hoạt
động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng –
chi nhánh Nguyễn Du” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP
Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Nguyễn Du giai đoạn 2019-2021 từ đó
đề ra những biện pháp phát triển hoạt động TTQT tại chi nhánh Nguyễn Du
SV: Nguyễn Thị Trà Giang

viii

Lớp: CQ56/08.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính


nói riêng và của ngân hàng nói chung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Thực trạng hoạt động toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Việt Nam
Thịnh Vượng – chi nhánh Nguyễn Du.
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh
Vượng - chi nhánh Nguyễn Du.
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Từ năm 2019 đến năm 2021.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để tài sử dụng kết hợp các phương pháp thu thập tài liệu, số liệu,
phương pháp thực nghiệm thông qua quan sát, phỏng vấn, phương pháp thống
kê, so sánh đối chiếu; phương pháp phân tích - tổng hợp.
Cách thức thu nhập số liệu: Thu thập tài liệu từ các thống kê, báo cáo có
liên quan đồng thời phỏng vấn các cán bộ liên quan đến nghiệp vụ tại đơn vị.
Cách thức phân tích số liệu: Xác định các chỉ thường dùng trong phân
tích thực trạng, chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu số lượng, chỉ tiêu tương đối, chỉ
tiêu tuyệt đối, chỉ tiêu bình quân… Xác định nhân tố ảnh hưởng đến hoạt
động TTQT tại đơn vị: nhân tố chủ quan, khách quan; nhân tố điều kiện hoạt
động, nhân tố kết quả hoạt động; nhân tố tích cực; nhân tố tiêu cực… Xác
định phương pháp phân tích báo cáo tài chính, phương pháp tỷ lệ, phương
pháp chi tiết, phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ, phương pháp liên
hệ…
5. Kết cấu luận văn
Ngoài lời cam đoan, mục lục, danh mục bảng biếu, danh mục chữ cái
viết tắt, lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn
gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân
hàng thương mại.
SV: Nguyễn Thị Trà Giang

ix


Lớp: CQ56/08.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Nguyễn Du.
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân
hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Nguyễn Du.

SV: Nguyễn Thị Trà Giang

x

Lớp: CQ56/08.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại (NHTM) là một doanh nghiệp kinh doanh trong
lĩnh vực tiền tệ - tín dụng với hoạt động cơ bản thường xuyên là nhận tiền gửi,

cho vay cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế quốc dân.
1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
Ngân hàng đóng vai trị quan trọng trong việc điều hịa, cung cấp vốn cho
nền kinh tế. Với sự phát triển như hiện nay, hoạt động ngân hàng đã có những
bước tiến rất nhanh, ngày càng đa dạng và phong phú hơn song ngân hàng
vẫn duy trì các nghiệp vụ cơ bản sau:
a. Hoạt động huy động vốn
Huy động nguồn vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân
ngân hàng cũng như đối với xã hội. Trong nghiệp vụ này, ngân hàng thương
mại được phép sử dụng những công cụ và biện pháp cần thiết mà luật pháp
cho phép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín
dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Vốn được huy động dưới nhiều hình
thức như tiền gửi, đi vay, phát hành giấy tờ có giá,… Nghiệp vụ huy động
vốn của ngân hàng ngày càng mở rộng, làm cho uy tín của ngân hàng ngày
càng cao, các ngân hàng chủ động trong hoạt động kinh doanh, mở rộng quan
hệ tín dụng với các thành phần kinh tế, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Do
đó ngân hàng phải căn cứ vào chiến lược, mục tiêu phát triển của đất nước,
địa phương từ đó đưa ra loại hình huy động vốn phù hợp, đáp ứng nhu cầu
vốn cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
b. Hoạt động sử dụng vốn
Đây là nghiệp vụ trực tiếp mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, sử dụng
SV: Nguyễn Thị Trà Giang

1

Lớp: CQ56/08.01


Luận văn tốt nghiệp


Học viện Tài chính

vốn của ngân hàng có hiệu quả sẽ nâng cao uy tín, quyết định năng lực cạnh
tranh của ngân hàng trên thị trường. Do vậy các ngân hàng cần nghiên cứu và
đưa ra các chiến lược sử dụng vốn phù hợp nhất. Nghiệp vụ sử dụng vốn gồm
có:
 Cho vay
Là nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng thương mại. Trong đó ngân hàng
thương mại sẽ cho người đi vay vay một số vốn để sản xuất kinh doanh, đầu
tư hoặc tiêu dùng. Khi đến hạn người đi vay phải hoàn trả vốn và tiền lãi.
Ngân hàng kiểm soát được người đi vay, kiểm soát được q trình sử dụng
vốn. Người đi vay có ý thức trả nợ cho nên bắt buộc họ phải quan tâm đến
việc sử dụng làm sao có hiệu quả để hồn trả nợ vay. Trong cho vay thì mức
độ rủi ro rất lớn, không thu hồi được vốn vay hoặc trả không hết hoặc không
đúng hạn… do chủ quan hoặc khách quan. Do đó khi cho vay các ngân hàng
cần sử dụng các biện pháp bảo đảm vốn vay: thế chấp, cầm cố…
Cho vay là hoạt động quan trọng nhất của các NHTM. Thu nhập của
ngân hàng đến chủ yếu từ hoạt động cho vay. Thành công hay thất bại của
một ngân hàng chủ yếu phụ thuộc vào kết quả hoạt động tín dụng.
 Hoạt động đầu tư
Với tư cách là một chủ thể hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, địi hỏi
NHTM phải ln nắm bắt được thơng tin, đa dạng các nghiệp vụ để cung cấp
kịp thời đầy đủ nguồn vốn cho nền kinh tế. Ngồi hình thức phổ biến là cho
vay, NHTM còn sử dụng vốn để đầu tư. Có 2 hình thức chủ yếu mà các
NHTM có thể tiến hành là:
- Đầu tư mua bán kinh doanh chứng khốn hoặc góp vốn vào các doanh
nghiệp, cơng ty khác.
- Đầu tư vào tài sản cố định phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của NHTM.
SV: Nguyễn Thị Trà Giang


2

Lớp: CQ56/08.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

 Nghiệp vụ ngân quỹ
Lợi nhuận luôn là mục tiêu cuối cùng mà các chủ thể kinh doanh quan
tâm. Tuy nhiên đằng sau mục tiêu đó là hàng loạt những nhân tố cần phải
quan tâm. Một trong số đó là tính an tồn. Nghề ngân hàng là một nghề kinh
doanh đầy mạo hiểm nên tính an tồn là khơng thể bỏ qua. Vì vậy ngoài việc
cho vay và đầu tư để mang lại lợi nhuận, ngân hàng còn phải sử dụng một
phần vốn huy động được để đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán và thực
hiện các yêu cầu về dự trữ bắt buộc do NHNN ban hành.
c. Các hoạt động khác
Ngoài hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng là hoạt động
chính của NHTM thì ngân hàng cịn thực hiện một số hoạt động khác như:

 Hoạt động kinh doanh ngoại hối
Hoạt động của các ngân hàng trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối chủ
yếu là kinh doanh ngoại tệ và kinh doanh vàng. Hoạt động kinh doanh ngoại
tệ bao gồm kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế và kinh doanh ngoại tệ
trên thị trường nội địa. Hoạt động kinh doanh vàng: thế giới, nội địa, sàn giao
dịch vàng.
Hoạt động kinh doanh ngoại hối giúp ngân hàng gia tăng lợi nhuận kinh
doanh dịch vụ và giúp khách hàng có một kênh đầu tư khác để gia tăng thu

nhập.

 Hoạt động thanh toán
* Thanh toán trong nước: Khi thực hiện nghiệp vụ huy động vốn, ngân
hàng luôn mở tài khoản cho khách hàng và theo đó cung cấp thêm các dịch vụ
liên quan đến tài khoản, một trong các dịch vụ đó là thanh tốn. Các hình thức
thanh toán phổ biến bao gồm: séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, chuyển tiền,…
Nghiệp vụ này có ở tất cả các ngân hàng, ngân hàng nào có mạng lưới
rộng thì sẽ phát triển mạnh sản phẩm này.
SV: Nguyễn Thị Trà Giang

3

Lớp: CQ56/08.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

* Thanh tốn quốc tế
Bao gồm các phương thức thanh toán sau: Ghi sổ, chuyển tiền quốc tế,
nhờ thu, tín dụng chứng từ L/C, bao thanh toán.

 Hoạt động ngân hàng điện tử
Dịch vụ ngân hàng điện tử là khả năng của một khách hàng có thể truy
cập từ xa vào một ngân hàng nhằm thu thập các thông tin, thực hiện các giao
dịch thanh tốn, tài chính dựa trên các tài khoản lưu ký tại ngân hàng đó và
đăng ký các dịch vụ mới. Nói cách khác, dịch vụ ngân hàng điện tử là một hệ
thống phần mềm vi tính cho phép khách hàng tìm hiểu hay mua dịch vụ ngân

hàng thơng qua việc kết nối mạng máy tính của mình với ngân hàng. Các dịch
vụ phổ biến như:
+ Call Center: Do quản lý dữ liệu tập trung nên khách hàng có tài khoản
tại bất kỳ chi nhánh nào vẫn có thể gọi điện về số điện thoại cố định của trung
tâm này để được cung cấp mọi thông tin chung và thông tin cá nhân. Nhược
điểm là phải có người trực 24/24.
+ Phone Banking: Đây là sản phẩm cung cấp thông tin qua điện thoại tự
động lập trình sẵn. Thơng thường cung cấp các thông tin về tỷ giá, lãi
suất..v.v.
+ Mobile banking: Thanh toán trực tuyến qua mạng điện thoại di động:
nạp tiền điện thoại, tiền điện , nước..v.v
+ Internet Banking: Thanh toán các giao dịch qua mạng internet.
1.2. Dịch vụ của ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm dịch vụ của ngân hàng thương mại
Theo thông lệ quốc tế, dịch vụ ngân hàng bao gồm tất cả các hoạt động ngân
hàng của một tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng trên thị trường vì mục tiêu lợi
nhuận.
Ở nước ta cịn có một số quan điểm khác nhau về khái niệm dịch vụ ngân
SV: Nguyễn Thị Trà Giang

4

Lớp: CQ56/08.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

hàng. Một số ý kiến cho rằng, các hoạt động sinh lời của NHTM ngồi hoạt

động cho vay thì được gọi là hoạt động dịch vụ. Quan điểm này phân định rõ
hoạt động tín dụng - một hoạt động truyền thống và chủ yếu trong thời gian qua
của các NHTM Việt Nam, với hoạt động dịch vụ - một hoạt động mới bắt đầu
phát triển ở nước ta. Sự phân định như vậy trong xu thế hội nhập và mở cửa thị
trường dịch vụ tài chính hiện này cho phép ngân hàng thực thi chiến lược tập
trung đa dạng hoá, phát triển và nâng cao hiệu quả của các hoạt động phi tín
dụng. Cịn quan điểm thứ hai thì cho rằng, tất cả các hoạt động nghiệp vụ của
một ngân hàng thương mại đều được coi là hoạt động dịch vụ. Ngân hàng là
một loại hình doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, cung cấp dịch vụ cho khách
hàng. Quan niệm này phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với cách phân loại
các phân ngành dịch vụ trong Hiệp định WTO mà Việt Nam cam kết, đàm
phán trong quá tình gia nhập, phù hợp với nội dung Hiệp định thương mại Việt
– Mỹ. Trong phân tổ các ngành kinh tế của Tổng cục Thống kê Việt Nam, ngân
hàng là ngành được phân tổ trong lĩnh vực dịch vụ.
Qua đó có thể định nghĩa dịch vụ ngân hàng như sau: dịch vụ ngân hàng
được hiểu theo thơng lệ quốc tế đó là tồn bộ các hoạt động nghiệp vụ của
ngân hàng bao gồm các hoạt động về vốn, tín dụng, tiền tệ, thanh tốn…
nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và vì mục tiêu lợi nhuận.
1.2.2 Phân loại dịch vụ của ngân hàng thương mại
Thực tế cho thấy các khách hàng trên thị trường ngân hàng không đồng
nhất về nhu cầu về dịch vụ. Nếu phân loại theo tiêu thức đối tượng khách
hàng thì khách hàng của thị trường ngân hàng được phân thành hai loại chính:
Khách hàng cá nhân: tập hợp các khách hàng giao dịch là cá nhân.
Khách hàng doanh nghiệp: tập hợp các khách hàng là công ty, doanh
nghiệp, tổ chức.
Cách phân chia theo đối tượng khách hàng sẽ giúp ngân hàng quản lý và
SV: Nguyễn Thị Trà Giang

5


Lớp: CQ56/08.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

đưa ra chính sách với mỗi khách hàng phù hợp hơn, để từ đó phát triển dịch
vụ cho mỗi nhóm khách hàng một cách tốt nhất.
Việc phân loại dịch vụ ngân hàng theo hai hướng trên cũng chỉ là tương
đối. Trên thực tế ngân hàng thường kết hợp cả phân loại theo nhóm khách
hàng và đặc trưng sản phẩm dịch vụ trong cùng ma trận gọi là ma trận khách
hàng - dịch vụ.
Ma trận: Đặc điểm của khách hàng - dịch vụ trong ngân hàng
Tiêu thức
Cá nhân

Tiền gửi

Cho vay

Cao

Doanh

Chủ yếu là tiền

nghiệp

gửi thanh toán


Thanh tốn

Chủ yếu là cho vay

Thẻ ATM, thẻ

tiêu dùng

tín dụng

Chủ yếu là cho vay sản
xuất kinh doanh, bảo

L/C, nhờ thu

lãnh

1.3 Hoạt động thanh toán quốc tế cuả ngân hàng thương mại
1.3.1 Khái niệm thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế (TTQT) là thanh toán giữa các bên tham gia hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế hoặc hợp đồng dịch vụ có yếu tố nước ngồi.
Việc thanh tốn này được thực hiện chủ yếu bởi các ngân hàng và gắn
liền với việc đổi tiền theo thị giá ngoại hối.
1.3.2 Đặc điểm của thanh toán quốc tế
Thứ nhất, hoạt động TTQT chịu sự điều chỉnh của luật pháp và các tập
quán quốc tế.
Hoạt động TTQT liên quan đến các chủ thể ở hai hay nhiều quốc gia, do
đó, các chủ thể khi tham gia vào hoạt động TTQT không những chịu sự điều
chỉnh của luật quốc gia,mà còn phải tuân thủ các văn bản pháp lý quốc tế.

Phòng thương mại quốc tế ban hành UCP, URC, INCOTERMS… tạo ra một
khung pháp lý bình đẳng, cơng bằng cho các chủ thể khi tham gia vào hoạt
SV: Nguyễn Thị Trà Giang

6

Lớp: CQ56/08.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

động thương mại và TTQT, tránh những hiểu lầm đáng tiếc xảy ra.
Thứ hai, hoạt động TTQT được thực hiện phần lớn thông qua hệ thống
ngân hàng.
Trừ một số lượng rất nhỏ hàng hóa XNK được mua bán qua con đường
tiểu ngạch thì hầu hết kim ngạch XNK của một quốc gia được phản ánh qua
doanh số TTQT của hệ thống ngân hàng thương mại. Trong thực tiễn, người
XK và người NK không được phép tiến hành thanh toán trực tiếp cho nhau,
mà theo luật định phải thanh toán qua hệ thống ngân hàng. Việc thanh toán
qua ngân hàng đảm bảo cho các khoản chi trả được thực hiện một cách an
tồn, nhanh chóng và hiệu quả.
Thứ ba, trong TTQT, tiền mặt hầu như không được sử dụng trực tiếp mà
dùng các phương tiện thanh toán.
Các phương tiện thường được sử dụng trong TTQT như hối phiếu, kỳ
phiếu và séc thanh toán.
Thứ tư, trong TTQT, ít nhất một trong hai bên có liên quan đến ngoại tệ.
Do việc liên quan đến ngoại tệ, nên hoạt động TTQT sẽ chịu ảnh hưởng
trực tiếp của tỷ giá hối đoái và vấn đề quản lý dự trữ ngoại hối của quốc gia.

Thứ năm, ngôn ngữ sử dụng trong TTQT chủ yếu bằng tiếng Anh.
Thứ sáu, giải quyết các tranh chấp chủ yếu bằng luật quốc tế.
1.3.3 Vai trị của thanh tốn quốc tế
1.3.3.1 Đối với nền kinh tế
Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa, các quốc gia
đang ra sức phát tiển kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập; trong
bối cảnh đó, TTQT nổi lên như chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước và phần
kinh tế thế giới bên ngồi, có tác dụng bơi trơn và thúc đẩy hoạt động XNK
hàng hóa và dịch vụ, đầu tư nước ngoài, thu hút kiều hối và các quan hệ tài
chính, quốc tế khác.
SV: Nguyễn Thị Trà Giang

7

Lớp: CQ56/08.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Hoạt động TTQT ngày càng được khẳng định trong hoạt động kinh tế
quốc dân nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng. Đặc biệt, trong
bối cảnh hiện nay, mỗi quốc gia đều đặt hoạt động kinh tế đối ngoại lên hàng
đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lực phát
triển kinh tế của mỗi nước.
TTQT là khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ
giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Nếu khơng có hoạt
động TTQT thì hoạt động kinh tế đối ngoại khó tồn tại và phát triển được.
Nếu hoạt động kinh tế được nhanh chóng, an tồn, chính xác sẽ giải quyết

được mối quan hệ lưu thơng hàng hóa – tiền tệ giữa người mua và người bán
một cách trôi chảy và hiệu quả. Về giác độ kinh doanh, người mua thanh toán,
người bán giao hàng thể hiện chất lượng của một chhu kì kinh doanh, phản
ánh hiệu quả kinh tế và tài chính trong hoạt động của các doanh nghiệp.
Tóm lại, hoạt động TTQT có vai trị quan trọng đối với sự phát triển của
mỗi quốc gia, được thể hiện chủ yếu trên các mặt sau:
- Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động XNK của nên kinh tế như một tổng thể.
- Thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp.
- Thúc đẩy và mở rộng hoạt động dịch vụ như du lịch, hợp tác quốc tế.
- Tăng cường thu hút kiều hối và các nguồn lực tài chính khác.
- Thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội nhập quốc tế.
1.3.3.2 Đối với ngân hàng thương mại
TTQT là một loại nghiệp vụ liên quan dến tài sản ngoại bảng của ngân
hàng. Hoạt động TTQT giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của
khách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới TTQT. Trên cơ sở đó
giúp ngân hàng tăng doanh thu, nâng cao uy tín cho ngân hàng và tạo dựng
niềm tin cho khách hàng. Điều đó khơng chỉ giúp ngân hàng mở rộng quy mơ
hoạt động mà cịn là một ưu thế tạo nên sức cạnh tranh của ngân hàng trong
SV: Nguyễn Thị Trà Giang

8

Lớp: CQ56/08.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

cơ chế thị trường. Hoạt động TTQT không chỉ là một hoạt động đơn thuần mà

còn là hoạt động hỗ trợ bổ sung cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân
hàng. Hoạt động TTQT được thực hiện tốt sẽ mở rộng cho hoạt động tín dụng
XNK, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng trong
ngoại thương, tài trợ thương mại và các hoạt động ngân hàng quốc tế khác.
Hoạt động TTQT làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng. Khi thực
hiện nghiệp vụ TTQT, ngân hàng có thể thu được nguồn vốn ngoại tệ tạm thời
nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ TTQT với các ngân hàng dưới hình
thức các khoản ký quỹ chờ thanh tốn.
TTQT cịn tạo điều kiện hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng. Các ngân
hàng sẽ áp dụng công nghệ tiên tiến để hoạt động thanh tốn quốc tế được
thực hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác, nhằm phân tán rủi ro, góp phần
mở rộng quy mơ và mạng lưới ngân hàng.
Hoạt động TTQT cũng làm tăng cường mối quan hệ đối ngoại của ngân
hàng, tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng, nâng cao uy tín của
mình trên trường quốc tế, trên cơ sở đó khai thác nguồn tài trợ của các ngân
hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng
nhu cầu về vốn của ngân hàng.
Tóm lại, có thể khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động TTQT của
NHTM đối với nền kinh tế và bản thân ngân hàng.
1.3.4 Các phương thức thanh toán quốc tế
Các giao dịch kinh tế và chi phí kinh doanh giữa người cứ trú với
người khơng cư trú làm phát sinh nhu cầu thanh toán cho nhau. Thơng
thường, việc thanh tốn khơng diễn ra trực tiếp giữa người trả tiền và người
thụ hưởng, mà gián tiếp thơng qua ngân hàng. Để việc thanh tốn diễn ra
chính xác, bên ủy thác và ngân hàng ủy thác phải thỏa thuận những nội dung,
điều kiện và cách thức tiến hành chuyển tiền hoặc trả tiền thích hợp.
SV: Nguyễn Thị Trà Giang

9


Lớp: CQ56/08.01



×