Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Thực hiện chính sách cải cách thủ tục hành chính trong các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.9 KB, 105 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HỒ NGỌC MAI

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN,
TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành : Chính sách cơng
Mã số : 8 34 04 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. TRẦN MINH ĐỨC

HÀ NỘI, năm 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn
đầy đủ theo quy định và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào
khác.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Quảng Nam, ngày tháng năm 2021
Tác giả luận văn

Hồ Ngọc Mai



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC........................................................................................................................ 8
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trị của thực hiện chính sách cải cách thủ tục hành
chính trong các cơ quan hành chính nhà nước........................................................... 8
1.2. Sự cần thiết của chính sách cải cách thủ tục hành chính trong các cơ quan hành
chính nhà nước......................................................................................................... 15
1.3. Các bước thực hiện chính sách cải cách thủ tục hành chính trong các cơ quan
hành chính nhà nước................................................................................................ 18
1.4. Những yêu cầu đối với việc tổ chức thực hiện chính sách cải cách thủ tục hành
chính trong các cơ quan hành chính nhà nước......................................................... 26
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách cải cách thủ tục hành chính
trong các cơ quan hành chính nhà nước................................................................... 28
.................................................................................................................................. C
HƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM............................ 34
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam có liên
quan đế việc thực hiện chính sách cải cách thủ tục hành chính trong các cơ quan
hành chính nhà nước................................................................................................ 34
2.2. Tình hình thực hiện chính sách cải cách thủ tục hành chính trong các cơ quan
hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam......................36
2.3. Đánh giá chung việc thực hiện chính sách cải cách thủ tục hành chính trong các
cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam…… 52
.................................................................................................................................. C
HƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG

CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ
SƠN, TỈNH QUẢNG NAM................................................................................... 62


3.1. Nhu cầu nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách cải cách thủ tục hành chính
trong các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng
Nam.......................................................................................................................... 62
3.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách cải cách thủ tục hành
chính trong các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh
Quảng Nam.............................................................................................................. 65
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách cải cách thủ tục hành
chính trong các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh
Quảng Nam.............................................................................................................. 69
.................................................................................................................................. KẾT
LUẬN...................................................................................................................... 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

1

CB,CC,VC


2

CCHC

3

CCTTHC

4

HCNN

Hành chính nhà nước

5

IT

Cơng nghệ thơng tin

6

KCN

Khu cơng nghiệp

7

SDĐ


Sử dụng đất

8

SX-KD

9

TW

10

UBND

Ủy ban nhân dân

11

XDCB

Xây dựng cơ bản

Cán bộ, công chức, viên chức
Cải cách hành chính
Cải cách thủ tục hành chính

Sản xuất kinh doanh
Trung ương



DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
Bảng
2.1
2.2
2.3

Tên bảng
Dân số, diện tích và mật độ dân số năm 2020 ở 13 xã,
thị trấn ở huyện Quế Sơn
Kết quả điểm và Chỉ số thành phần cải cách thủ tục
hành chính của huyện Quế Sơn từ năm 2016-2020
Tình hình thực hiện cải cách thủ tục hành chính của
huyện Quế Sơn qua từ năm 2016-2020

Trang

Phụ lục
Phụ lục
Phụ lục

Điểm số đạt được tại các tiêu chí của Chỉ số thành phần
2.4A

thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông của huyện Phụ lục
Quế Sơn năm 2016 và 2017

2.4B
2.4C


Điểm thành phần của Tiêu chí thực hiện cơ chế một cửa,
một cửa liên thông của huyện Quế Sơn năm 2019
Điểm thành phần của Tiêu chí thực hiện cơ chế một cửa,
một cửa liên thông của huyện Quế Sơn năm 2020

Phụ lục
Phụ lục


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) là một trong những khâu đột phá của
chương trình tổng thể CCHCNN giai đoạn 2011-2020, đóng vai trị quan trọng trực
tiếp để mở đường tạo mơi trường thuận lợi, minh bạch cho hoạt động của người
dân và doanh nghiệp. Chính vì thế, Nhà nước ta đã ra nhiều văn bản chính sách
CCTTHC, tiêu biểu như: Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011; Nghị định
63/2010/NĐ-CP, ngày 8/6/2010 về Kiểm soát TTHC; Chỉ thị 7/CT-TTg ngày
22/5/2013 về Đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể CCHCNN giai đoạn
2011-2020; Đề án tổng thể đơn giản hố TTHC, giấy tờ cơng dân và cơ sở dữ liệu
liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020 (Đề án 896); Chỉ thị 13/CT-TTg
ngày 10/6/2015 về Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành
chính các cấp trong cơng tác CCTTHC; Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015
về Chính phủ điện tử; Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 về Thực hiện cơ
chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC…
Với các văn bản chính sách này đã từng bước được chú trọng trong triển khai
đến tất cả các Bộ ngành và địa phương trên cả nước. Đặc biệt trong giai đoạn 2016
– 2020, đã gắn việc đẩy mạnh CCTTHC với một số giải pháp ứng dụng IT, hoàn
thiện thể chế phân định rõ trách nhiệm trong phối hợp giải quyết TTHC. Nhờ vậy,
công tác rà sốt, đơn giản hóa TTHC trong mọi lĩnh vực quản lý liên quan đến

người dân và doanh nghiệp đã được đẩy mạnh; hướng vào việc giảm thành phần hồ
sơ, giảm thời gian giải quyết, tiết kiệm chi phí tuân thủ TTHC trong các lĩnh vực,
như: đầu tư - đăng ký kinh doanh; tư pháp, hộ tịch, y tế, giáo dục… Trong đó, một
số cơ quan, đơn vị đã chủ động rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ hành chính, đa
dạng hóa cách thức thực hiện TTHC theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho
người dân, doanh nghiệp. Qua đó đã góp phần quan trọng giải quyết TTHC đúng
hạn và tạo sự hài lòng, đồng thuận, chia sẻ từ các cá nhân, tổ chức. Nhiều mơ hình
hiệu quả được áp dụng, số lượng TTHC được cung cấp DVC trực tuyến được mở
rộng; và bước đầu giải quyết nhất định về cung cấp DVC trực tuyến mức độ 3, 4.
Tuy nhiên so với yêu cầu phát triển mới, q trình triển khai chính sách
CCTTHC cịn đối mặt với một số bất cập, đó là: Một số vướng mắc về quy định
1


liên quan TTHC còn chậm tháo gỡ, nguyên nhân do có sự chồng chéo của các quy
định pháp luật khiến các cơ quan khi giải quyết hồ sơ thủ tục phải xin ý kiến các
cấp, làm kéo dài thời gian và gây khó khăn cho doanh nghiệp. Hơn nữa, căn cứ
pháp lý của khơng ít TTHC đã hết hiệu lực thi hành, được thay thế bằng văn bản
mới - song các bộ, ngành TW cịn chậm cơng bố bổ sung, sửa đổi, thay thế, khiến
cho các cấp địa phương gặp khó khăn khi xây dựng quy trình nội bộ giải quyết
TTHC.
Đối với q trình thực thi chính sách về CCTTHC ở tỉnh Quảng Nam nói
chung và huyện Quế Sơn nói riêng cũng nằm trong bối cảnh của cả nước không chỉ
có mặt thuận lợi, mà cịn có hạn chế, thách thức đặt ra: (1) Công tác điều hành ở
một số cơ quan HCNN về CCTTHC chưa được đẩy mạnh, tính nêu gương và trách
nhiệm giải trình của người đứng đầu chưa cao; (2) Nhận thức của một số cơ quan
còn chưa sâu sắc về tầm quan trọng của CCTTHC đối với công tác điều hành sự
phát triển KT-XH tại địa bàn, dẫn đến một số cơ quan trên địa bàn huyện và khơng
ít xã chưa hồn tồn chủ động đẩy mạnh công tác giải quyết thủ tục theo lĩnh vực,
ngành phụ trách. Nên quan hệ phối hợp trong giải quyết hồ sơ giữa một số cơ quan

ở cấp huyện và các xã, thị trấn trên địa bàn Quế Sơn vẫn cịn thiếu đồng bộ, sự
phân cơng và phân nhiệm cũng cịn thiếu rõ ràng trong q trình thực hiện, tình
trạng đùn đẩy trách nhiệm diễn ra. Từ đó làm ảnh hưởng không nhỏ dẫn đến việc
trể hẹn giải quyết hồ sơ hành chính; (3) Trình độ và năng lực của đội ngũ CB,CC
tại UBND các xã, thị trấn còn chưa đồng bộ, nhất là chưa thành thạo kỹ năng ứng
dụng IT, kỹ năng xử lý và thao tác nghiệp vụ cũng bị hạn chế; và yếu về khả năng
tham mưu, đề xuất sáng kiến để giải quyết TTHC. Đặc biệt là trong đội ngũ công
chức làm việc tại Bộ phận “tiếp nhận và trả kết quả” cấp xã vẫn chiếm một tỷ lệ
không nhỏ hiện chưa thạo việc do chưa chuẩn hóa về năng lực và kỹ năng tác
nghiệp đáp ứng; yếu về năng lực, giải thích chưa đầy đủ thỏa đáng khi tiếp nhận hồ
sơ của người dân. Thái độ ứng xử của một số cán bộ, công chức trong giải quyết
thủ tục cũng vẫn còn chưa làm hài lịng doanh nghiệp và người dân… Từ đó làm
ảnh hưởng đến công tác CCTTHC của địa phương.
Với lý do do nêu trên, tác giả đăng ký nghiên cứu đề tài: “Thực hiện chính
sách cải cách thủ tục hành chính trong các cơ quan hành chính nhà nước trên

2


địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam” để làm luận văn thạc sỹ ngành Chính
sách cơng là việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Về chủ đề thực hiện chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN, thực tế
đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, có thể nêu ra như sau:
GS. Đoàn Trọng Truyến chủ biên, Cuốn sách“CCHC và công cuộc xây
dựng nhà nước pháp quyền” do Nxb Tư Pháp Hà Nội ấn hành năm 2006. Sách
nghiên cứu này trên cơ sở học thuyết Mác – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh để tổng
hợp hệ thống kiến thức cơ bản về nền hành chính, về nhà nước pháp quyền, đánh
giá khá rõ về nền hành chính phong kiến Việt Nam, có cách nhìn nghiên cứu độc
lập về nền HCNN hiện nay, qua đó đề xuất cải cách nền hành chính phải xuất phát

từ yêu cầu thực tiễn và triển khai các nhiệm vụ về cải cách thể chế hành chính, cải
cách bộ máy hành chính, tinh giảm biên chế, xây dựng đội ngũ CB,CC trong sạch,
vững mạnh.
Cơng trình nghiên cứu năm 2008 “CCHC và xây dựng nhà nước pháp
quyền ở Việt Nam hiện nay” do PGS.TS Đinh Ngọc Vượng, Viện Nhà nước và
pháp luật làm chủ nhiệm. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, CCHC ngày nay đã chuyển
sang một bước mới với bốn nội dung trọng tâm, đó là: cải cách thể chế hành chính;
cải cách bộ máy HCNN; xây dựng đội ngũ CB,CC; cải cách tài chính cơng.
Học viện Hành chính Quốc gia, Kỷ yếu hội thảo khoa học (2011),
“CCHCNN ở Việt Nam từ góc nhìn của các nhà khoa học” NXB Lao động; Cuốn
sách “CCHC: Vấn đề cấp thiết để đổi mới bộ máy Nhà nước” do Nxb Tổng hợp
Tp. Hồ Chí Minh ấn hành năm 2004. Hai cơng trình nghiên cứu này đã tập hợp các
bài tham luận của các nhà khoa học, nhà lãnh đạo về hiện trạng và giải pháp
CCHCNN, cải cách thể chế pháp luật liên quan đến CCHC.
Sách chuyên khảo “Cơ sở lý luận và thực tiễn về HCNN” của Nguyễn Hữu
Hải (chủ biên) do Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2014. Chuyên khảo này
trình bày khái niệm cơ bản, đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HCNN;
các lý thuyết và mơ hình HCNN; các yếu tố cấu thành nền HCNN và quyết định
HCNN; chức năng, hình thức và phương pháp HCNN …
Cuốn sách“Đánh giá kết quả của CCHC và các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh

3


CCHC ở nước ta” của GS.TS. Đào Trí Úc do Nxb. Công an Nhân dân ấn hành năm
2007; Cuốn sách“Các giải pháp thúc đẩy CCHC ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn
Ngọc Hiến do Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội ấn hành năm 2001.
Tài liệu “Cải cách nền hành chính Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” của
nhóm tác giả Acuna-Alfaro và Jairo chủ biên do Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, UNDP và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hỗ trợ cộng đồng (đồng chủ

trì) do Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội ấn hành năm 2009. Cơng trình này đưa ra các
bình luận khá chi tiết và cụ thể về sự phát triển nền hành chính nước ta qua hơn
một thập kỷ đổi mới và đề xuất gợi ý những giải pháp để đẩy nhanh q trình
CCHC.
Cuốn sách “Thủ tục hành chính - Lý luận và thực tiễn” của GS. Nguyễn Văn
Thâm chủ biên do Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội ấn hành năm 2002. Cơng trình
này nghiên cứu về TTHC từ khái niệm, ý nghĩa, đặc điểm đến thực tiễn CCTTHC
nước ta và đồng thời phân tích CCTTHC ở một số lĩnh vực. Cơng trình này cung
cấp các luận cứ khá hữu ích để tham khảo trong nghiên cứu.
Cuốn sách “Cải cách hành chính cơng phục vụ phát triển kinh tế cải thiện
mơi trường kinh doanh” do tác giả Đoàn Duy Khương (chủ biên) được Nxb Chính
trị Quốc gia Hà Nội ấn hành năm 2016. Tài liệu này tập trung phân tích quá trình
CCHC ở một số quốc gia trong khu vực ASEAN và nhận định về xu hướng CCHC
trong khu vực, trong đó nhấn mạnh các thay đổi của CCHC gắn với cải thiện mơi
trường kinh doanh, từ đó đưa ra kiến nghị đối với Chính phủ Việt Nam.
Luận văn thạc sỹ năm 2013 “Cải cách thủ tục hành chính qua thực tiễn của
Thủ đô Hà Nội” của tác giả Phạm Xuân Sơn, Khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia
Hà Nội. Luận văn này bên cạnh khái quát về khái niệm TTHC và có bổ sung làm rõ
hơn về thành phần của TTHC và sự phân loại TTHC; thì hướng vào tập trung đánh
giá thực trạng CCTTHC của Thành phố Hà Nội từ năm 2001 đến năm 2012 ở ba
khía cạnh cơ bản, cụ thể là: xây dựng thể chế, việc tổ chức thực hiên và đánh giá
kết quả ở một số nhóm TTHC như thuế, đất đai, xây dựng; và đồng thời kiến nghị
một số giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện cải cách TTHC ở Thủ đơ Hà Nội.
Ngồi ra, một số cơng trình nghiên cứu CCHC gắn liền với một địa phương,
như: Luận văn thạc sỹ năm 2013 “Đẩy mạnh CCHCNN tỉnh Hịa Bình giai đoạn

4


2011-2020” của Lê Thị Bình Minh, Học viện Hành chính; Luận văn thạc sỹ năm

2010 “Các giải pháp tăng cường CCHC tại tỉnh Lào Cai” của Nguyễn Thị Hồng
Hiếu, Học viện Hành chính… Những luận văn, luận án này chủ yếu đưa ra các
nghiên cứu trường hợp về CCHCNN ở địa phương cụ thể.
Mới đây, Hội thảo khoa học: “CCHCNN giai đoạn 2011-2020 và định
hướng giai đoạn 2021-2030” do Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ đã tổ chức vào
ngày 27/11/2020 tại Hà Nội. Tại Hội thảo này, có nhiều bài viết tham luận tập trung
trao đổi, thảo luận làm rõ: các kết quả đã đạt được, hạn chế và ngun nhân của nó;
Phân tích, nhận định và đánh giá chuyên sâu một số nội dung CCHC như: cải cách
thể chế, CCTTHC, cải cách tổ chức bộ máy HCNN; Làm rõ các bài học kinh
nghiệm triển khai CCHC giai đoạn vừa qua và đề xuất những nội dung chính của
Chương trình tổng thể CCHCNN giai đoạn 2021-2030 phù hợp với điều kiện thực
tế Việt Nam và xu hướng quốc tế.
Về căn bản, những cơng trình nêu trên nghiên cứu chủ yếu về lý luận và
thực tiễn CCHC nói chung, hoặc nghiên cứu một số mặt của CCHC trên phạm vi cả
nước. Trong đó, có lĩnh vực TTHC, song cũng chưa đề cập nhiều đến lĩnh vực này
đối với một địa bàn cụ thể của cấp huyện như Quế Sơn. Do đó, cho đến nay vẫn
chưa có cơng trình nào nghiên cứu trùng lặp với đề tài thực hiện chính sách
CCTTHC trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích:
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách CCTTHC trong
các cơ quan HCNN hiện nay từ thực tiễn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.
3.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa, làm rõ một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách
CCTTHC trong các cơ quan HCNN;
- Nghiên cứu và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách CCTTHC trong
các cơ quan HCNN trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam: chỉ ra kết quả và
các vấn đề hạn chế đặt ra cùng nguyên nhân của nó;
- Đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách
CCTTHC trong các cơ quan HCNN hiện nay từ thực tiễn huyện Quế Sơn, tỉnh

5


Quảng Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách CCTTHC trong các cơ
quan HCNN, mà cụ thể là: các cơ quan hành chính cấp xã/ thị trấn và các phòng
ban thuộc UBND huyện Quế Sơn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung nghiên cứu: Vấn đề thực hiện chính sách CCTTHC trong các cơ
quan HCNN.
- Khơng gian nghiên cứu: trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2016 – 2020.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài luận văn này được nghiên cứu tiếp cận từ phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác-lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, quan điểm của Đảng và
chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN
và về chương trình tổng thể CCHCNN để làm định hướng nghiên cứu việc thực
hiện chính sách CCTTHC.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ hướng tiếp cận liên ngành khoa học xã hội ở lĩnh vực chính sách
cơng, đề tài luận văn vận dụng phương pháp nghiên cứu chu trình chính sách, thực
hiện chính sách CCTTHC.
Một số phương pháp nghiên cứu cụ thể được luận văn sử dụng:
- Phương pháp thu thập và phân tích văn bản, tài liệu báo cáo của chính
quyền địa phương nhằm cung cấp các luận chứng để phân tích thực trạng tình hình
thực hiện chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN tại huyện Quế Sơn.
- Phương pháp nghiên cứu định tính: để khái qt hóa, hệ thống hóa một số

lý luận về thực hiện chính sách CCTTHC.
- Phương pháp thống kê các số liệu thứ cấp thông qua các báo cáo và tư liệu,
so sánh, phân tích tổng hợp: để xác lập các minh chứng có đủ độ tin cậy nhằm làm
sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, nhất là đánh giá rõ hơn về thực trạng thực hiện chính

6


sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN trên địa bàn huyện Quế Sơn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả luận văn làm sáng tỏ hơn một số khía cạnh của vấn đề lý luận về
thực hiện chính sách CCTTHC, cũng như đề xuất quan điểm hồn thiện việc thực
hiện chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN...
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách CCTTHC
trong các cơ quan HCNN trên địa bàn huyện Quế Sơn giai đoạn 2016-2020. Qua đó
tạo luận chứng thực tiễn để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính
sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN từ thực tiễn huyện Quế Sơn hiện nay.
Đổng thời, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể tạo vốn tài liệu có giá trị
tham khảo cho chính quyền địa phương cấp huyện trong tổ chức thực hiện
CCTTHC hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn có kết cấu bởi 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách cải cách thủ tục hành chính
trong các cơ quan hành chính nhà nước;
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách cải cách thủ tục hành chính
trong các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng
Nam;

Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính
sách thủ tục hành chính trong các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện
Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.

7


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trị của thực hiện chính sách cải cách thủ
tục hành chính trong các cơ quan hành chính nhà nước
1.1.1. Khái niệm về thực hiện chính sách cải cách thủ tục hành chính
Cải cách theo nghĩa phổ thông là việc sửa đổi những bộ phận cũ, không hợp lý
cho thành những bộ phận mới, hợp lý, đáp ứng yêu cầu của tình hình khách quan;
hoặc là việc sửa đổi căn bản từng mặt, từng phần của đời sống xã hội theo hướng
tiến bộ, mà không làm thay đổi nền tảng của chế độ xã hội hiện hành.
TTHC là một loại quy phạm pháp luật quy định về hồ sơ, yêu cầu, điều kiện,
cách thức giải quyết cơng việc và trình tự quy trình thực hiện theo thời gian, không
gian xác định khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộ máy Nhà nước trong
mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân. Theo khoản 1, Điều 3
Nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ, TTHC là trình tự, cách
thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm
quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.
Thông qua TTHC người dân có thể dễ dàng thực hiện được quyền của mình.
Theo đó, CCTTHC được hiểu là cải cách có kế hoạch đối với các quy định
pháp luật về thủ tục hồ sơ, yêu cầu, điều kiện, trình tự quy trình, đổi mới cách thức
giải quyết công việc của các cơ quan HCNN, người có thẩm quyền trong việc thực
hiện TTHC, để tạo ra sự chuyển biến tích cực làm cho các cơ quan HCNN hoạt

động đồng bộ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý KT-XH,
phục vụ nhân dân và xã hội tốt hơn.
Cơ quan HCNN là bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước, được thành lập để
thực hiện chức năng quản lý HCNN. Ở nước ta, cơ quan HCNN được hình thành từ
các cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp. Trong đó, Chính phủ là cơ quan HCNN
cao nhất của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và là cơ quan chấp hành của Quốc
hội. Chính phủ do Quốc hội thành lập. UBND là cơ quan HCNN ở địa phương và
là cơ quan chấp hành của HĐND. UBND do HĐND cùng cấp bầu, miễn nhiệm và
bãi nhiệm. Chính phủ và UBND các cấp hợp thành hệ thống cơ quan HCNN.
8


Đối với thuật ngữ “chính sách” trong thực tiễn của đời sống xã hội ln được
sử dụng phổ biến, có thể áp dụng cho chính phủ, các tổ chức và nhóm tư nhân,
cũng như các cá nhân... Tùy vào những phương diện của xã hội mà các chủ thể đều
xác lập chính sách theo cách riêng của họ, tuy nhiên ở góc nhìn chính sách cơng thì
theo giới khoa học trong và ngoài nước đều thống nhất xác định: chủ thể ban hành
chính sách cơng là nhà nước, chính sách cơng gắn liền với việc tổ chức chương
trình hành động (chứ không dừng lại chỉ là lời tuyên bố) và nhằm vào giải quyết
các vấn đề công cộng để đạt mục tiêu cụ thể.
Như vậy, chính sách cơng được hiểu là tổng thể chương trình hành động của
chủ thể nắm quyền lực cơng, nhằm giải quyết những vấn đề có tính cộng đồng trên
các lĩnh vực của đời sống xã hội theo phương thức nhất định nhằm đạt được các
mục tiêu để đề ra và đảm bảo cho xã hội phát triển bền vững và ổn định [14;tr.05].
Về thực hiện chính sách cơng, đây là khái niệm dùng để chỉ q trình hoạt
động chuyển hóa ý chí nhà nước (ý chí của chủ thể chính sách cơng) thành hiện
thực bằng việc tác động vào các đối tượng quản lý để đạt mục tiêu nhất định.
Thực hiện chính sách cơng, trước hết là trung tâm kết nối các bước trong chu
trình chính sách cơng thành một hệ thống, nhất là với hoạch định chính sách cơng.
So với các khâu khác trong chu trình chính sách cơng, tổ chức thực thi có vị trí đặc

biệt quan trọng, vì đây là bước thực hiện hóa chính sách trong đời sống xã hội. Nếu
đưa vào thực hiện một chính sách tốt khơng những mang lại lợi ích to lớn cho các
nhóm đối tượng thụ hưởng, mà cịn góp phần làm tăng uy tín của Nhà nước trong
quá trình quản lý xã hội. Tuy nhiên, để có được một chính sách tốt, các nhà hoạch
định phải trải qua một quá trình nghiên cứu, tìm kiếm rất cơng phu. Nhưng dù tốt
đến đâu thì chính sách cũng trở thành vơ nghĩa nếu chính sách khơng được đưa vào
thực hiện. Những luận giải trên đây cho phép cung cấp chúng ta có sự nhận thức
đầy đủ hơn về vị trí quan trọng của thực hiện chính sách cơng, từ đó có ý thức tự
giác trong việc tổ chức thực hiện chính sách cơng [15; tr.33].
Do đó, thực hiện chính sách cơng được hiểu là một khâu hợp thành chu trình
chính sách, là tồn bộ q trình chuyển hóa ý chí của chủ thể trong chính sách
thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu định hướng.
Từ đây, có thể hiểu: Thực hiện chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN

9


là một khâu hợp thành chu trình chính sách, là tồn bộ q trình chuyển hóa ý chí
của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý về
CCTTHC trong các cơ quan HCNN nhằm đạt mục tiêu định hướng đã đề ra.
1.1.2. Đặc điểm của thực hiện chính sách cải cách thủ tục hành chính trong
các cơ quan hành chính nhà nước
Thứ nhất, chính sách CCTTHC được thực hiện chủ yếu bởi các chủ thể quản
lý HCNN.
Vì việc thực hiện TTHC mặc dù do nhiều cơ quan Nhà nước, CB,CC thực
hiện, song cơ quan HCNN và CB,CC thuộc những cơ quan này là những chủ thể
chủ yếu. Nói cách khác, các chủ thể tham gia thực hiện, đó là các cơ quan nhà
nước, các tổ chức xã hội, cá nhân được nhà nước trao quyền, trong đó quan trọng
nhất phải tính đến hệ thống các cơ quan HCNN và đội ngũ CB,CC trong hệ thống
này trong quá trình thực hiện chức năng, nhiêm vụ, quyền hạn của mình.

Thứ hai, những cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền mới thực hiện
CCTTHC trong phạm vi thẩm quyền do luật định.
Xét trong cơ cấu quyền lực nhà nước nói chung, mỗi chủ thể chỉ có thể sử
dụng quyền lực nhất định trong thẩm quyền pháp luật được trao (thực hiện đúng
pháp luật). Hơn nữa, TTHC đo pháp luật hành chính quy định và có tính chất bắt
buộc đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Nếu có tình trạng thực
hiện cải cách các thủ tục mà khơng đúng thẩm quyền thì chẳng những việc thực
hiện thủ tục đó khơng hợp pháp, mà còn làm ảnh hưởng suy giảm hiệu quả quản lý
nhà nước.
Thứ ba, việc thực hiện chính sách CCTTHC phải mang tính đồng bộ, khả thi,
sáng tạo và hiệu quả. Nội dung và cách thức thực hiện chính sách CCTTHC phụ
thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau, mà ở đó: khơng chỉ phải căn cứ vào nhiệm vụ của
CCTTHC, mà quan trọng hơn chúng phải tùy thuộc vào trình độ và khả năng của
các chủ thể quản lý trong quá trình CCTTHC phải đảm bảo tính đồng bộ trong thực
hiện CCTTHC, phải tính tốn về sự phù hợp với đặc điểm của các đối tượng quản
lý; phải linh hoạt vận dụng những điều kiện và hoàn cảnh diễn ra hoạt động quản lý
nhà nước của các địa phương, vùng miền khu vực... trong bối cảnh mở cửa và hội
nhập quốc tế. Hơn nữa, chính sách CCTTHC lấy mục tiêu là hồn thiện quy trình

10


hợp lí trong giải quyết TTHC nhanh gọn, tiện lợi và hiệu quả; cùng với nhu cầu cải
cách bãi bỏ TTHC cũ và thay đổi, điều chỉnh các thủ tục đã có đặt ra khá thường
xuyên, cũng như nhu cầu kiến thiết thủ tục mới để giải quyết những vấn đề đang
đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội theo mục tiêu xác định, nhằm đảm bảo yêu
cầu hoạt động quản lý nhà nước thích ứng bối cảnh mở cửa và hội nhập trong phát
triển.
Vì vậy, yêu cầu thực hiện chính sách CCTTHC phải có tính đồng bộ, khả thi,
sáng tạo và hiệu quả. Nếu xem nhẹ hoặc phủ nhận đặc điểm này thì nguy cơ của sự

máy móc, cứng nhắc diễn ra trong hoạt động quản lý nhà nước, dẫn đến cản trở,
kìm hãm quá trình phát triển KT-XH. Song điểm lưu ý, trong quá trình thực hiện
chính sách CCTTHC, các chủ thể quản lý khơng được phép có những hành động,
hành vi thực tiễn (thực hiện chính sách này) tuỳ tiện vơ ngun tắc thay đổi thủ tục,
vì như vậy khiến cho hoạt động quản lý thiếu tính ổn định, thiếu thống nhất.
1.1.3. Vai trị của thực hiện chính sách cải cách thủ tục hành chính trong
các cơ quan hành chính nhà nước
Xuất phát từ TTHC chẳng những liên quan đến các công việc nội bộ của một
cơ quan, một cấp chính quyền nhà nước, mà chúng còn liên quan tác động theo
chiều tỷ lệ thuận tới mối quan hệ của chính quyền nhà nước đối với những tổ chức
và công dân. Bởi việc mức độ thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân được quy
định trong hệ thống pháp luật đến đâu và việc thực hiện như thế nào, về cơ bản là
đều chủ yếu thông qua TTHC do các cơ quan nhà nước và các cấp chính quyền quy
định và trực tiếp giải quyết. Hơn nữa, sự thành cơng của một chính sách phụ thuộc
vào kết quả của thực hiện chính sách đó. Có thể có bốn khả năng xảy ra: (1) Chính
sách công tốt và thực hiện tốt dẫn đến thành công; (2) Chính sách cơng tốt, nhưng
thực hiện tồi dẫn đến thất bại; (3) Chính sách cơng tồi, nhưng thực hiện tốt dẫn đến
thành cơng; (4) Chính sách cơng tồi và thực hiện tồi dẫn đến thất bại kép.
Việc thực hiện chính sách CCTTHC cũng vậy. Vì thế, thực hiện chính sách
CCTTHC trong các cơ quan HCNN ngày càng có vai trò quan trọng trong hoạt
động quản lý HCNN, là bước hiện thực hố mục tiêu chính sách CCTTHC để đáp
ứng yêu cầu phát triển KT-XH trong bối cảnh mở cửa và hội nhập quốc tế.
Vai trị của thực hiện chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN, cụ thể là:

11


Thứ nhất, thơng qua việc thực hiện chính sách CCTTHC, các cơ quan HCNN
bằng việc tập trung tổ chức thực thi chương trình hành động của mình để hiện thực
hố mục tiêu của chính sách này. Vì việc thực hiện chính sách CCTTHC trong các

cơ quan HCNN có thẩm quyền bao gồm những hoạt động có tổ chức được thực
hiện bởi hệ thống các cơ quan HCNN và những đối tác trong xã hội nhằm đạt được
các mục tiêu và mục đích đã được vạch ra trong chính sách CCTTHC.
Đúng vậy, các mục tiêu chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN chỉ có
thể đạt được khi và chỉ khi gắn liền với q trình tổ chức thực hiện chính sách
CCTTHC và được cụ thể hoá phù hợp với điều kiện cụ thể trong quá trình tổ chức
thực thi của các cơ quan nhà nước các cấp.
Thứ hai, thực hiện chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN để tái thiết
TTHC một cách khoa học, đảm bảo cho các quyết định hành chính được thi hành
thống nhất cũng như kiểm nghiệm, kiểm tra được tính hợp pháp và hợp lý của
quyết định hành chính thơng qua CCTTHC trong thực tế, góp phần cung cấp luận
cứ vào q trình hồn thiện việc hoạch định và triển khai chính sách tiếp theo. Bởi
từ ban đầu chính sách được ban hành thường chỉ mang tính định hướng về mục tiêu
và giải pháp để giải quyết vấn đề đặt ra trong phát triển. Song chính sách CCTTHC
có thực sự đúng đắn hay khơng chỉ có thể được nhận thức đầy đủ hơn trong giai
đoạn thực thi chính sách ấy; qua thực hiện mới biết được chính sách có đúng, phù
hợp và đi vào cuộc sống hay khơng. Tuy về ngun lý, một chính sách CCTTHC
được ban hành phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của một chính sách đủ tốt thì
mới được thừa nhận chỉ bởi các chủ thể ban hành, nhưng khi triển khai vào thực
tiễn đời sống xã hội, thì tính đúng đắn của chính sách CCTTHC mới được khẳng
định chắc chắn bởi xã hội và đối tượng thụ hưởng chính sách CCTTHC. Nói cách
khác, thực hiện chính sách CCTTHC cung cấp những bằng chứng thực tiễn về mục
tiêu chính sách CCTTHC có thích hợp hay khơng và các giải pháp chính sách này
có thực sự phù hợp với vấn đề mà nó hướng tới giải quyết hay khơng.
Do đó, kết quả thực hiện chính sách CCTTHC là thước đo, là cơ sở đánh giá
một cách chân xác, khách quan chất lượng và hiệu quả của chính sách này. Q
trình thực hiện chính sách CCTTHC cùng với những hoạt động thực tiễn sẽ góp
phần điều chỉnh, bổ sung và hồn thiện chính sách CCTTHC cho phù hợp với thực

12



tiễn, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống. Thực tế cũng đã xác nhận rằng, khơng ít sáng
kiến chính sách, pháp luật được bắt nguồn từ thực tiễn triển khai thực hiện chính
sách CCTTHC. Bởi trong thực tiễn q trình thực hiện giải quyết TTHC sẽ cung
cấp và xác thực cho Nhà nước về các bằng chứng xác đáng đối với giải pháp chính
sách, liệu có thực sự phù hợp với vấn đề đặt ra trong thực tiễn hay không và liệu có
hướng vào giải quyết nào đối với vấn đề mới phát sinh khơng? Cũng như tính khả
thi của mục tiêu chính sách CCTTHC nằm ở mức độ nào. Trong trường hợp khơng
tìm thấy đủ bằng chứng về sự thay đổi tích cực của TTHC trong thời gian có hiệu
lực của chính sách CCTTHC thì cũng đồng nghĩa là việc thực hiện chính sách
CCTTHC đang giảm hiệu quả và chưa thực chất.
Đúng vậy, chỉ có thơng qua thực hiện chính sách CCTTHC, các chủ thể tham
gia tổ chức thực hiện mới tổng kết thực tiễn quá trình thực hiện, đưa ra những đề
xuất, phản hồi để điều chỉnh phù hợp; cũng như góp phần sáng kiến kinh nghiệm
thực hiện chính sách CCTTHC để đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển KT-XH.
Thứ ba, thực hiện chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN để minh
bạch hóa, đơn giản hóa TTHC và tái thiết môi trường thuận lợi trong đầu tư SX KD, tạo động lực phát triển KT-XH. Điển hình theo hướng này là Nghị định
61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ bên cạnh quy định các nguyên tắc
lấy sự hài lòng của người dân là thước đo và hiệu quả phục vụ của CB,CC,VC và
cơ quan có thẩm quyền trong giải quyết TTHC, thì việc quy định đối với những
hành vi không được làm trong giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa và một cửa
liên thông bao gồm:
Đối với CB,CC tại trụ sở Bộ phận Một cửa và tại cơ quan chuyên môn, không
được thực hiện các hành vi: Cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà, khó khăn cho tổ
chức, cá nhân thực hiện TTHC; Cản trở tổ chức, cá nhân lựa chọn hình thức nộp hồ
sơ, nhận, trả kết quả giải quyết TTHC theo luật định; Cản trở hoặc ngăn chặn trái
phép quá trình truyền, gửi, nhận dữ liệu điện tử; thay đổi, xóa, hủy, giả mạo, sao
chép, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ nội dung dữ liệu thực hiện TTHC;
Tiết lộ thông tin về hồ sơ, tài liệu và các thông tin liên quan đến bí mật của tổ chức,

cá nhân hoặc sử dụng thơng tin đó để trục lợi; Từ chối thực hiện, kéo dài thời gian
giải quyết TTHC hoặc tự ý yêu cầu bổ sung hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp

13


luật; Trực tiếp giao dịch, yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hồn thiện hồ sơ khơng
thơng qua Bộ phận Một cửa, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; Đùn đẩy
trách nhiệm, thiếu hợp tác, thiếu công bằng, khơng khách quan, khơng đúng pháp
luật trong q trình giải quyết TTHC; Ứng xử, giao tiếp không phù hợp với quy chế
văn hóa cơng sở; Các hành vi phạm pháp khác trong thực hiện công vụ.
Đối với công dân có u cầu giải quyết TTHC khơng được thực hiện các hành
vi, đó là: Gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt, sử dụng trái phép hồ sơ, tài liệu, kết quả
giải quyết TTHC; Cản trở việc giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân; Dùng các
thủ đoạn khác để lừa dối, hối lộ CB,CC,VC trong quá trình giải quyết TTHC; Vu
khống, phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, mạo danh người khác để tố cáo sai sự
thật, khơng có căn cứ, khơng có chứng cứ chứng minh hành vi phạm pháp của
CB,CC,VC, cơ quan có thẩm quyền trong hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết và trả
kết quả giải quyết TTHC; Xúc phạm danh dự của cơ quan có thẩm quyền; dùng vũ
lực, đe dọa dùng vũ lực, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của CB,CC,VC, cơ quan có
thẩm quyền trong quá trình hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải
quyết TTHC; Nhận xét, đánh giá thiếu khách quan, không công bằng, không trung
thực, không đúng pháp luật, không đúng thực tế với việc thực hiện nhiệm vụ của
CB,CC,VC, cơ quan có thẩm quyền trong q trình hướng dẫn, tiếp nhận, giải
quyết và trả kết quả giải quyết TTHC; Các hành vi vi phạm khác theo luật định;
Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính và doanh nghiệp, cá nhân được thuê
hoặc được ủy quyền thực hiện TTHC khơng được thực hiện các hành vi đó là: Cản
trở trong giải quyết TTHC; Lừa dối CB,CC,VC, cơ quan có thẩm quyền, tổ chức,
người thuê, người ủy quyền thực hiện TTHC; Các hành vi khác theo luật định.
Thứ tư, thực hiện chính sách này để tạo lập cách thức tiến hành các hoạt động

quản lý HCNN trở nên hiện đại, đồng bộ để các cơ quan quản lý HCNN có thẩm
quyền được phối hợp chặt chẽ cùng với đội ngũ CB,CC nâng cao kỹ năng, năng lực
và trách nhiệm đạo đức công vụ nhằm giải quyết công việc của các tổ chức, người
dân một cách chuyên nghiệp, thuận tiện, đúng luật, cơng bằng, bình đẳng, khách
quan, cơng khai, minh bạch đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các
tổ chức và cơng dân, thúc đẩy tích cực sự phát triển KT-XH.
Thứ năm, thực hiện chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN là trung

14



×