TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KHOA HỌC - QUẢN LÝ
Lê Minh Thơng
Tên đề tài: Giải pháp chính sách phát triển kinh tế ven biển tỉnh Thanh Hóa
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VEN BIỂN
KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC, MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG
NƯỚC VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI THANH HOÁ
Chuyên đề Luận án Tiến sỹ
Chuyên đề số 2
Chuyên ngành: Khoa học Quản lý
Mã số của chuyên ngành: 62.34.01.01
Năm 2010
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của chuyên đề nghiên cứu.
Phát triển kinh tế ven biển đang là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta.
Vấn đề đặt ra là phải khẩn trương ban hành các chính sách phù hợp nhằm tăng
cường quản lý, tạo ra một sự điều hành thống nhất các hoạt động khai thác tài
nguyên vùng ven biển của tỉnh đạt hiệu quả cao và bảo đảm sự phát triển kinh tế ổn
định, lâu dài và bền vững.
Kinh nghiệm phát triển kinh tế của nhiều nước trên thế giới cũng như thực
tiễn Việt Nam cho thấy,việc tận dụng lợi thế, khai thác tiềm năng kinh tế ven biển
để phát triển đã tạo ra lực đẩy cho nền kinh tế. Vì vậy, việc nghiên cứu chính sách
phát triển kinh tế ven biển cho một địa phương cần phải nghiên cứu các bài học
kinh nghiệm của các nước, các địa phương đi trước là cần thiết. Xuất phát từ đó,
chun đề chính sách phát triển kinh tế ven biển: kinh nghiệm một số nước và một
số địa phương và khuyến nghị đối với Thanh Hóa là có ý nghĩa quan trọng trong
việc hồn thiện chính sách phát triển kinh tế ven biển của tỉnh Thanh Hoá.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Trình bày kinh nghiệm phát triển kinh tế ven biển của một số nước và kinh
nghiệm của một số địa phương trong nước
- Khuyến nghị những vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận trong việc hồn
thiện chính sách phát triển kinh tế ven biển của tỉnh Thanh Hoá.
3. Bố cục của chuyên đề gồm 3 phần
I: Kinh nghiệm chính sách phát triển kinh tế ven biển Trung Quốc
II: Kinh nghiệm chính sách phát triển kinh tế ven biển ở một số tỉnh nước ta
- III: khuyến nghị và kết luận từ các bài học kinh nghiệm trong việc hồn
thiện chính sách phát triển kinh tế ven biển Thanh Hóa.
I. KINH NGHIỆM CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VEN BIỂN
Ở TRUNG QUỐC
Trước đây, Thâm Quyến chỉ là một làng chài thuộc huyện Bảo An, tỉnh Quảng
Đông. Năm 1979, làng chài này được lựa chọn để thành lập đặc khu kinh tế như một
thử nghiệm mơ hình kinh tế thị trường để từ đó nhân rộng ra tồn quốc. Mơ hình thử
nghiệm thành cơng rực rỡ. Trong vịng hai thập kỷ, Thâm Quyến nhanh chóng trở
thành một trong những thành phố lớn nhất đồng bằng châu thổ sơng Châu Giang, cịn
đồng bằng châu thổ sông Châu Giang lại trở thành trung tâm kinh tế của Trung Quốc phân xưởng sản xuất lớn nhất của thế giới. Cuối thập niên 1990, tốc độ phát triển thần
kỳ của Thâm Quyến được khái quát hóa là “mỗi ngày một cao ốc, ba ngày một đại lộ”.
Với 13 tòa cao ốc cao hơn 200m, Thâm Quyến là nơi có sự hiện diện của hơn 400/500
cơng ty lớn nhất thế giới. GDP của Thâm Quyến xếp thứ 4 trong số 659 thành phố của
Trung Quốc, đạt 780,65 tỷ nhân dân tệ năm 2008 (bình quân đầu người hơn 13.100
USD). Sở Giao dịch chứng khoán của Thâm Quyến có 540 cơng ty niêm yết, 35 triệu
nhà đầu tư chứng khốn và 177 cơng ty chứng khốn với giá trị giao dịch mỗi ngày
khoảng 807 triệu USD.
Một trong những bí quyết tạo nên sự trỗi dậy thần kỳ của thành phố này là vị
trí đắc địa và hệ thống hạ tầng cơ sở giao thông được đầu tư cực tốt. Cảng Thâm
Quyến nằm kề cảng Hồng Kông (cách 20 hải lý), xếp thứ 4 thế giới về khối lượng
thông qua container (16,2 triệu TEU năm 2005). Ngoài sân bay quốc tế, Thâm
Quyến có đường sắt, đường bộ hiện đại. Hai tuyến tàu điện ngầm (bắt đầu vận hành
từ năm 2004) và tàu thủy cao tốc nối liền Thâm Quyến với Hồng Kông và các thành
phố lớn của Trung Quốc.
Sau những thành công bước đầu ở khu kinh tế Thâm Quyến, tháng 4/ 1984
Trung Quốc mở rộng cách làm của mơ hình này từ "điểm" sang "tuyến" ở một qui
mơ lớn hơn bao gồm 14 thành phố ven biển là Thiên tân, Thượng Hải, Đại Liên,
Tần Hoàng Đảo, Yên Đài, Ôn Châu, Thanh Đảo, Liên Vân Cảng, Nam Thông, Ninh
Ba, Phúc Châu, Quảng Châu, Trạm Giang, Bắc Hải với tổng diện tích lên đến hơn
10 vạn km2, dân số hơn 45 triệu người. Các thành phố này là những nơi có kinh tế
phát triển (chiếm 1/4 giá trị sản lượng công nghiệp và 23% giá trị sản lượng nông
nghiệp cả nước), giao thơng thuận tiện, có tiềm năng về khoa học kỹ thuật, có kinh
nghiệm quản lý và hoạt động ngoại thương phát triển (chiếm 40% kim ngạch xuất
khẩu cả nước).
Các thành phố mở tuy không gọi là các ĐKKT nhưng được cho phép áp dụng
một số chính sách tương tự như đối với đặc khu kinh tế (chẳng hạn thuế TNDN là
15% thay vì là 20- 40% so với các nơi khác trong nước). Các chính sách này tập
trung trên 2 nội dung chính là:
- Tăng thêm quyền tự chủ của các địa phương, mở rộng hoạt động kinh tế đối
ngoại, nới rộng quyền hạn về xét duyệt và phê chuẩn các dự án FDI.
- Cho các nhà đầu tư được hưởng nhiều ưu đãi hơn các địa phương khác.
Các thành phố mở cùng với các ĐKKT tạo thành một miền duyên hải mở cửa,
hình thành một vành đai tiền duyên mở với bên ngoài. Sự phát triển nhanh của vành
đai này tạo ra hiệu ứng tích cực, lơi kéo và thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc
phát triển. Nhằm tạo ra động lực mạnh, Trung Quốc cho phép các thành phố mở
được xây dựng các khu khai phát và phát triển kỹ thuật (gọi tắt là các khu khai
phát). Đây là những khu công nghiệp kĩ thuật cao (Science park) có nhiệm vụ thu
hút kỹ thuật tiên tiến phục vụ cho mục tiêu "4 hiện đại hóa" của Trung Quốc. Các khu
khai phát cịn có các hoạt động nghiên cứu, phát triển, chế tạo những sản phẩm mới, có
hàm lượng cơng nghệ và giá trị gia tăng cao. Khi tới đầu tư vào khu khai phát, các nhà
đầu tư ngồi việc được hưởng những chính sách ưu đãi ở chỗ cũ, họ còn được giảm 15%
thuế thu nhập, được miễn thuế chuyển lợi nhuận về nước.
Trong các khu khai phát, khu khai phát Phố Đông - Thượng Hải (1990) có
quy mơ lớn và có tác dụng quan trọng trong chiến lược mở cửa đối ngoại của Trung
Quốc. Như báo cáo chính trị của đại hội 14 Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã xác
định, việc "mở cửa các thành phố ven Trường giang, nhanh chóng xây dựng
Thượng Hải thành một trung tâm kinh tế, tài chính, mậu dịch quốc tế, lôi cuốn bước
nhảy vọt của kinh tế khu vực châu thổ Trường Giang và toàn bộ khu vực Trường
Giang". Trung Quốc muốn đặt nền tảng cho việc xây dựng Thượng Hải thành một
trung tâm kinh tế, mậu dịch và tài chính lớn nhất bên bờ tây Thái Bình Dương.
Khu khai phát Phố Đơng đã có sức hấp dẫn lớn với các nhà đầu tư. Nếu đến
tháng 4/1990 khu này chỉ có 37 dự án thì đến tháng 8/1994 số dự án FDI đã tăng lên
2300 dự án, với tổng vốn đầu tư là 9,4 tỷ USD của 43 nước và khu vực, trong đó có
tới 45 Cơng ty xuyên quốc gia. Tốc độ tăng trưởng của Phố Đơng bình qn về
GDP là 20% cao hơn rất nhiều so với toàn Thượng Hải. Khu khai phát Phố Đông
phát triển với việc đẩy mạnh hoạt động thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán,
thị trường bất động sản, nội ngoại thương, dịch vụ ... tạo cơ hội cho Thượng Hải
phát triển nhanh hơn, đạt mức tăng GDP bình quân trên 14% trong các năm 1992,
1993. Đồng thời tạo ra sự liên kết kinh tế giữa vùng đồng bằng Trường Giang và
lưu vực Trường Giang, thúc đẩy sự phân công khu vực cùng với việc tạo ra xu thế
nhất thể hóa về kinh tế.
Theo gương Phố Đông, các khu khai phát được thành lập ở nhiều tỉnh thành
trong nội địa. Tính đến hết năm 1993, đã có 33 khu khai phát cấp Nhà nước và 463
khu khai phát cấp tỉnh với diện tích hơn 3.230 km2 đã được thành lập ở Trung Quốc.
Đồng thời, khu Bắc Hải đã không trở thành ĐKKT mà chỉ trở thành khu du
lịch do thiếu một số điều kiện tiền đề cho phát triển xa hơn, liên kết với nền kinh tế
nội địa.
Bảng : Các công cụ tài chính khuyến khích trong các khu kinh
tế đặc biệt ở Trung Quốc
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Các đặc khu 15% thuế thu nhập
kinh tế
Thâm
quyến, Chu
Hải, Sán
Đầu, Hạ
Môn
Thuế xuất nhập khẩu, thuế công
thương (CICT)
- 1980- 83: miễn thuế nhập khẩu
- 1980- 83: miễn thuế cho năm đầu tiên cho các sản phẩm đầu vào. Nhiều
có lãi và giảm 50% thuế cho năm thứ 2 sản phẩm tiêu dùng cũng được
và thứ 3 cho các XN có thời hạn kinh miễn thuế nhập khẩu.
doanh 10 năm.
- 12/1990: Thống nhất miễn thuế
- Tháng 12/1984 miễn thuế trong 2 năm nhập khẩu và CICT cho các sản
đầu tiên có lãi (đối với khu vực dịch vụ phẩm đầu vào và các sản phẩm
thì miễn 1 năm), sau đó giảm 50%, cho 3 xuất khẩu.
năm tiếp theo đối với những XN có hợp
đồng trong vịng 10 năm hoặc dài hạn.
Đặc
khu 121988: thuế thu nhập 15%
- 5/ 1988: Miễn thuế nhập khẩu:
kinh tế Hải - 5/1988: miễn thuế 5 năm kể từ khi có thuế sản phẩm; thuế giá trị gia
Nam
lãi, và giảm thuế 50% trong vòng 6 đến tăng cho các đầu vào phải nhập
10 năm đối với một số XN đóng tại các khẩu để sử dụng trong sản xuất.
khu nông nghiệp và cơ sở hạ tầng nhất Các hàng xuất khẩu cũng được
định, có hợp đồng từ 15 năm trở lên.
miễn loại thuế này.
- Giống như ở các SEZ khác đối với các - 12/1984: các đầu vào phải nhập
dự án công nghiệp và hạ tầng cơ sở khác. từ nước ngoài để dùng cho sản
- Các XN sản xuất hàng xuất khẩu xuất hàng xuất khẩu được miễn
(chiếm trên 70% giá trị tổng sản lượng) thuế nhập khẩu. Các hàng xuất
hoặc có cơng nghệ cao được phép giảm khẩu được miễn thuế CICT
10% thuế thu nhập sau 3 năm được
hưởng chế độ giảm thuế như các XN
khác.
Các
khu 12/1984: thuế thu nhập 15%
12/1990. Miễn thuế nhập khẩu
khai
cho các sản phẩm đầu vào. Các
của
phát 12/1984: giống như đối với các SEZs.
14
thành
phố
CICT.
hàng xuất khẩu được miễn thuế
duyên hải
- Mức thuế chung: 24%
12/1990: Miễn thuế nhập khẩu
- 12/1984: 15% thuế thu nhập cho các dự cho các đầu vào để sản xuất hàng
Các
khu
án đầu tư vào các ngành công nghệ cao xuất khẩu. Các hàng hóa xuất
vực
khác
khẩu vẫn phải chịu thuế xuất
có tổng vốn từ 30 tr. đô trở lên
của
14
khẩu và thuế CICT.
198491:
giảm
10%
thuế
cho
các
XN
tháng phố
trong một số ngành đặc biệt.1/1991:
duyên hải
Miễn thuế trong 2 năm đầu tiên có lãi và
giảm 50% thuế cho 3 năm tiếp theo.
Khu
Phố 15% thuế thu nhập
Đông
(Thượng
Hải)
12/1990: miễn thuế nhập khẩu
9/1990: Các chính sách chủ yếu giống cho các đầu vào để sản xuất hàng
như đối với SEZs (đối với các XN dịch xuất khẩu. Các hàng hóa xuất
vụ, miễn thuế trong 1 năm).
- Các XN sản xuất hàng xuất khẩu
(chiếm trên 70% giá trị tổng sản lượng)
hoặc các XN công nghệ cao được phép
khẩu vẫn phải chịu thuế xuất
khẩu và thuế CICT.
giảm 10% thuế thu nhập sau 3 năm được
giảm thuế như các XN thông thường
khác.
- Các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng
được hưởng các chế độ miễn giảm thuế
nhiều hơn.
- 1984: Giảm 40% thuế thu nhập, nếu lợi
nhuận trong các XN liên doanh được
đem tái đầu tư.
- 1991: miễn thuế cho 2 năm có lãi đầu
tiên, và giảm 50% thuế trong 3 năm tiếp
theo sau đó. Các XN sản xuất hàng xuất
khẩu có trên 70% giá trị tổng sản lượng
được xuất khẩu, được giảm 50% thuế thu
nhập trong năm sản xuất đó.
Nguồn: - Alamanac về kinh tế của Trung Quốc 1981- 1991
II. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ VEN BIỂN Ở MỘT SỐ
TỈNH NƯỚC TA
2.1. Kinh nghiệm của Quảng Ninh về xây dựng và hồn thiện chính sách
phát triển kinh tế ven biển
Quảng Ninh nằm ở phía đơng Bắc Bộ, chạy dài theo hướng Đơng Bắc-Tây
Nam, phía đông giáp Vịnh Bắc Bộ. Là tỉnh công nghiệp, du lịch. Có vị trí địa lý
quan trọng trong phát triển kinh tế cũng như quốc phòng, an ninh của cả nước. Ðịa
bàn ven biển ln giữ vai trị trọng yếu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh,
quốc phòng của tỉnh... Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển
kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Là một tỉnh có nguồn tài ngun khống sản, ngun liệu sản xuất vật liệu xây
dựng, cung cấp vật tư, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu,
đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP của tỉnh Quảng
Ninh. Quảng Ninh với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long 2 lần được Tổ chức
UNESCO tơn vinh. Với di tích văn hóa n Tử, bãi cọc Bạch Đằng, Đền Cửa Ơng,
Đình Quan Lạn, Đình Trà Cổ, núi Bài Thơ... thuận lợi cho phát triển du lịch biển, du
lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch văn hóa tâm linh. Quảng Ninh được xác định là
1 điểm của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh
tế Nam Ninh-Hà Nội-Hải Phịng-Quảng Ninh. Có hệ thống cảng biển, cảng nước sâu
có năng lực bốc xếp cho tàu hàng vạn tấn,... tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành vận tải
đường biển giữa nước ta với các nước trên thế giới. Quảng Ninh có hệ thống cửa
khẩu phân bố trên dọc tuyến biên giới, đặc biệt cửa khẩu quốc tế Móng Cái là nơi hội
tụ giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ và thu hút các nhà đầu tư; Là cửa ngõ giao
dịch xuất nhập khẩu với Trung Quốc và các nước trong khu vực.
Với những tiềm năng được hội tụ nêu trên Quảng Ninh có vai trị rất quan trọng
trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước và của Vùng cũng như của
tỉnh trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. đặc biệt là trong phát
triển kinh tế ven biển và kinh tế biển.
2.1.1. Kinh nghiệm về đẩy mạnh các ngành kinh tế ven biển
Thứ nhất, đẩy mạnh phát triển công nghiệp ven biển.
Xuất phát từ tiềm lực công nghiệp hiện có cùng với thế mạnh về vị trí địa lý,
tài nguyên thiên nhiên, công nghiệp trên địa bàn vùng ven biển và biển đảo trong
những năm tới được phát triển theo những quan điểm và phướng sau đây:
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu để đảm bảo công nghiệp giữ vai trò động lực và
nòng cốt trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa khơng chỉ của bản thân nền
kinh tế khu vực mà còn cho cả tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm và vùng Bắc Bộ.
- Phát triển mạnh các ngành công nghiệp là thế mạnh của vùng ven biển và
biển đảo như: khai thác than, điện, vật liệu xây dựng, cơ khí mỏ, cơ khí đóng tàu
thuyền, cơng nghiệp phục vụ du lịch... Xây dựng và phát triển các khu, cụm công
nghiệp tập trung.
- Phát triển và phân bố các ngành sử dụng hợp lý tài ngun về biển, rừng,
khống sản để thúc đẩy cơng nghiệp nhỏ ở nông thôn và miền núi phát triển, từng
bước hình thành các đơ thị vệ tinh gắn với các khu công nghiệp trong khu vực.
- Khai thác triệt để các nguồn lực của tỉnh và thu hút, sử dụng có hiệu quả
nguồn lực bên ngồi, tiếp nhận vốn và chuyển giao cơng nghệ tiên tiến. Khuyến
khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới thiết
bị công nghệ, nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm và xây dựng thương
hiệu hàng hóa chủ động hội nhập quốc tế.
- Giải quyết tốt các mâu thuẫn giữa phát triển công nghiệp và bảo vệ môi
trường sinh thái bền vững. Gắn công nghiệp và kết cấu hạ tầng với u cầu quốc
phịng, an ninh trên tồn tỉnh và vùng ven biển Đông Bắc tổ quốc.
Thứ hai, phát triển du lịch
Tổ chức hợp lý khơng gian du lịch trong tồn vùng, triển khai quy hoạch chi
tiết các khu du lịch trọng điểm ven biển và trên các đảo để thu hút đầu tư phát triển
nhanh. Tập trung khai thác tổng hợp tài nguyên du lịch của cả khu vực Quảng Ninh
- Hải Phịng, nhất là khơng gian du lịch trên biển và đảo của tỉnh Hạ Long. Đầu tư
có chọn lọc một số khu, điểm, tuyến du lịch trọng điểm, hình thành các trung tâm
du lịch lớn ven biển và trên một số đảo có ý nghĩa quốc gia và quốc tế. Phát triển đa
dạng các tuyến du lịch và các loại hình du lịch - thể thao - giải trí cả bên bờ, trên
biển và trên đảo, tạo r những sản phẩm du lịch và dịch vụ cao cấp, độc đáo, có chất
lượng và uy tín cả trên thị trường trong nước và khu vực Đông Nam Á.
Trước mắt đầu tư nâng cấp mở rộng các khu du lịch trọng điểm như: Hạ Long,
Móng Cái... ưu tiên đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các khách sạn hiện đại, các
điểm vui chơi giải trí, hình thành các quần thể du lịch tổng hợp (nghỉ ngơi, giải trí,
tham quan, điều dưỡng, hội nghị, hội chợ triển lãm...) gần với các khu du lịch.
Triển khai xây dựng khu du lịch sinh thái - biển đảo chất lượng cao Vân Đồn
thuộc KKT Vân Đồn theo quyết định 120/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Cùng với việc xây dựng thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái, đầu tư phát triển
khu vực Móng Cái - Trà Cổ thành một trung tâm du lịch lớn, làm đầu mối quan
trọng thu hút nguồn khách du lịch của vùng Nam Trung Quốc.
Đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch, nhất là công tác tuyên truyền quảng bá du
lịch trên các phương diện thông tin đại chúng trong và ngoài nước để kêu gọi đầu tư
và thu hút khách du lịch.
Thứ ba, đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ và xuất nhập khẩu
Khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế so sánh của vùng ven biển và biển đảo nhất
là lợi thế về vị trí địa lý, về giao thông (cả đường bộ và đường biển) giữa Việt Nam với
Trung Quốc và Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN để phát triển thương mại với tốc độ
cao, hướng mạnh vào xuất khẩu, từng bước hội nhập vững chắc vào thị trường cả nước
và thị trường nước ngoài, nhất là thị trường Trung Quốc, ASEAN
- Về thương mại nội địa: Phát triển đồng bộ hệ thống thương mại trong vành
đai kinh tế theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực. Hình
thành hệ thống các siêu thị, các trung tâm thương mại hiện đại ở các thành phố, thị
xã và các KCN, khu kinh tế. Từng bước phát triển hệ thống phân phối hiện đại với
quy mô phù hợp. Đẩy mạnh việc khai thác các loại hình giao dịch thương mại điện
tử phù hợp với q trình hội nhập. Có chính sách thu hút các doanh nghiệp lớn tham
gia đầu tư các trung tâm thương mại và các siêu thị trên địa bàn.
Tập trung xây dựng một số khu trung tâm thương mại lớn, hiện đại tầm cỡ
trong khu vực. Đầu tư xây dựng trung tâm thương mại Móng Cái, giữ vai trị đầu
mối và cửa ngõ giao lưu chính của vành đai kinh tế với Trung Quốc và giữa Việt
Nam - Trung Quốc - ASEAN. Phát triển hệ thống các siêu thị, các trung tâm thương
mại quy mô phù hợp gắn với phát triển du lịch Hạ Long, Móng Cái, Vân Đồn... và
các thị xã, các trung tâm huyện lỵ... làm chức năng đầu mối cho từng khu vực.
Đầu tư nâng cấp và xây dựng mới hệ thống các chợ, các trung tâm, các điểm
thương mại trong toàn vùng. Củng cố mạng lưới thương mại từ cấp tỉnh đến các xã,
cụm kinh tế để tổ chức tốt việc lưu thơng hàng hóa và dịch vụ, đáp ứng yêu cầu tiêu
thụ sản phẩm và cung ứng các loại vật tư phục vụ sản xuất hàng hóa tiêu dùng cho
nhân dân. Nâng cấp, xây dựng mới các chợ trung tâm huyện, hình thành chợ đầu
mối buôn bán. Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống các chợ, các điểm
thương mại ở các thị tứ, các vùng nông thôn, nhất là đối với khu vực miền núi, hải
đảo,... từng bước hình thành một thị trường thơng suốt, lưu thơng hàng hóa thuận tiện
trong vành đai kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển và đáp ứng nhu cầu
sinh hoạt của nhân dân. Huy động và khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia
phát triển thương mại và đầu tư, quản lý các cơ sở vật chất hoạt động thương mại.
- Về xuất khẩu: đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu, tích cực tìm kiếm và mở
rộng thị trường xuất khẩu. Kết hợp duy trì mở rộng các thị trường truyền thống với
mở rộng các thị trường mới tiềm năng, trong đó chú trọng thị trường Trung Quốc và
ASEAN. Tận dụng tối đa những điều kiện thuận lợi theo quy định của WTO và
những ưu đã có được trong các cơ chế hợp tác song phương và đa phương với
Trung Quốc, nhất là hợp tác phát triển hai hành lang, một vành đai kinh tế đẩy
mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc, đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu sang các
nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, SNG và EU... tăng cường trao đổi thương mại
giữa các tỉnh trong Vành đai kinh tế của hai nước. Đẩy mạnh các công tác tiếp thị,
xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm... hỗ trợ các doanh
nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường và hội nhập vào
WTO một cách chủ động, tích cực.
Khai thác tối đa ưu thế về cửa khẩu, cảng biển, về vai trò cửa ra của hai hành
lang kinh tế và vị trí cầu nối giữa Trung Quốc - ASEAN để phát triển mạnh và đa
dạng các hoạt động xuất khẩu tại chỗ như: tạm nhập, tái xuất, chuyển tải, quá cảnh,
ủy thác, cho ngoại quan, các dịch vụ hậu cần (logistic) và các dịch vụ xuất nhập
khẩu khác... để tăng cường kim ngạch xuất khẩu, đồng thời đáp ứng dòng luân
chuẩn hàng hóa ngày càng tăng qua vành đai kinh tế. Đầu tư xây dựng các khu phi
thuế quan tại các khu vực cửa khẩu, các khu kinh tế và các cửa hàng miễn thuế tại
các thành phố, các trung tâm thương mại, trung tâm du lịch lớn, các sân bay, cảng
biển đầu mối... phục vụ khách du lịch nhằm thúc đẩy xuất khẩu tại chỗ.
Về xuất khẩu than đá, hiện nay than đá là mặt hàng chính của vành đai kinh tế
xuất khẩu sang Trung Quốc. Thời gian tới nhu cầu sử dụng than trong nước tăng cao
(phục vụ cho sản xuất điện, xi măng, sản xuất giấy, phân bón...). Để đáp ứng nhu cầu
trong nước, đồng thời sử dụng có hiệu quả và bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản quý
của quốc gia cần hạn chế thấp nhất xuất khẩu các loại than có nhu cầu sử dụng trong
nước, đẩy mạnh xuất khẩu các loại than chất lượng thấp trong nước ít hoặc khơng có
nhu cầu sử dụng. Nghiên cứu phương án "than đổi than" theo hình thức dùng than của
ta đổi than cốc của Trung Quốc với một tỷ lệ chuyển đổi hợp lý.
- Phát triển các ngành dịch vụ khác. Phát triển tổng hợp các ngành dịch vụ
theo hướng đa dạng hóa ác loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống. Ưu tiên
phát triển các ngành dịch vụ ven biển có lợi thế và có giá trị tăng cao như dịch vụ
vận tải biển, dịch vụ nghề cá,... khuyến khích phát triển năng động, tạo nhiều việc
làm và đóng góp lớn cho nên kinh tế.
+ Dịch vụ vận tải: Phát huy lợi thế về vị trí đầu mối của hai hành lang, một vành
đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc và là trung gian của hợp tác Trung Quốc ASEAN; có các cảng biển lớn và hệ thống giao thông tương đối thuận tiện để phát
triển mạnh và đồng bộ các dịch vụ vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy và hàng
không đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách tăng nhanh với chất lượng
ngày càng cao. Khai thác tối đa lợi thế "cửa mở" để phát triển dịch vụ vận tải biển và
dịch vụ cảng như: dịch vụ kho bãi, trung chuyển hàng hóa, cung ứng tàu biển, sửa
chữa, bảo dưỡng, cung ứng thủy thủ, dịch vụ ăn nghỉ... mở các tuyến vận tải cao tốc
(cả đường bộ và đường biển) tới các địa phương của Trung Quốc thuộc vành đai kinh
tế, đáp ứng nhu cầu giao lưu hàng hóa và đi lại của nhân dân trong khu vực, nhất là
khách du lịch. Đẩy mạnh các dịch vụ vận tải đường sắt và hàng không. Mở thêm các
tuyến hàng khơng đến các địa phương trong và ngồi vành đai kinh tế.
Hình thành các tuyến vận tải đường bộ đến các trung tâm huyện, trung tâm
cụm xã; mở thêm các tuyến vận tải ra đảo bằng tầu cao tốc đáp ứng nhu cầu đi lại
của nhân dân, đồng thời đóng góp thúc đẩy phát triển kinh tế đảo. Khuyến khích các
doanh nghiệp kinh doanh vận tải đầu tư trang bị các loại phương tiện vận tải hiện
đại nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, giảm thiểu tai nạn giao thông.
Thứ tư, phát triển ngành thủy sản
Phát triển ngành thủy sản trong vành đai kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa,
hướng mạnh xuất khẩu. Tăng cường áp dụng các thành tựu khoa học cơng nghệ, các
mơ hình quản lý và tổ chức sản xuất tiên tiến vào sản xuất, đầu tư phát triển hoàn thiện
cơ sở hạ tầng dịch vụ nghề cá ven biển và trên các đảo, hỗ trợ phát triển sản xuất và
giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất thủy sản theo hướng giảm tỷ trọng nuôi trồng và
dịch vụ; gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, với bảo vệ nguồn lợi và môi trường
sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững. Phấn đấu đến năm 2010 tổng sản lượng thủy sản
trong vành đai kinh tế đạt hơn 80 ngàn tấn, trong đó ni trồng 43 ngàn tấn, khai thác
37.000 tấn, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 200- 250 triệu USD. Năm 2020 đạt khoảng 100
ngàn tấn, trong đó khai tác khoảng 55 ngàn tấn và nuôi trồng đạt 45 ngàn tấn.
2.1.2. Kinh nghiệm về xây dựng cơ chế chính sách phát triển kinh tế ven
biển của tỉnh Quảng Ninh
Thứ nhất, xây dựng cơ chế chính sách
- Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển và biển đảo tỉnh Quảng Ninh và
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và các ngành liên quan,
xác định rõ các dự án lớn, đầu tư tập trung, trọng điểm. Coi trọng việc đầu tư vào
các lĩnh vực, khu vực mang tính đột phá và cấp thiết. Ưu tiên dành nguồn vốn đầu
tư thỏa đáng cho xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển nhanh, thực sự trở thành khu
vực động lực mạnh thúc đẩy các khu vực phía trong.
- Thường xun rà sốt, bổ sung, cụ thể hóa các chính sách nhằm phát huy mọi
nguồn lực, mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước để phát triển nhanh, hiện đại
hóa một số ngành kinh tế quan trọng như: nhiệt điện, đóng tầu, cảng và kinh tế hàng
hải, du lịch - dịch vụ, thủy sản... và các khu vực lãnh thổ động lực nhằm khai thác
tối đa lợi thế và tiềm năng của từng địa phương, từng ngành nghề để tạo ra các sản
phẩm giá trị xuất khẩu lớn, tích lũy cao và tạo thêm nhiều việc làm cho dân cư trong
vành đai kinh tế. Đối với khu kinh tế Vân Đồn, trên cơ sở quy chế tổ chức và hoạt
động của đảo đã được ban hành tại Quyết định số 120/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ, tiếp tục cụ thể hóa các chính sách ưu đãi đặc thù để thu hút mạnh các
nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư phát triển Khu kinh tế trong thời gian tới.
Tiếp tục triển khai đề án quy hoạch tổng thể Khu kinh tế quốc phịng Cơ Tơ huyện
Cơ Tơ, xây dựng chính sách đặc thù với khu vực này.
- Thường xuyên hoàn thiện, đổi mới các chính sách và biện pháp hỗ trợ phát
triển thương mại ở các khu vực cửa khẩu biên giới. Cụ thể là:
* Đối với chính sách xuất khẩu: Xây dựng cơ chế hợp tác xuất nhập khẩu qua
biên giới có tính lâu dài ổn định, nhằm tạo ra những sản phẩm có tính chiến lược, có
khối lượng và giá trị lớn, chất lượng cao phù hợp với ưu thế của từng địa phương.
Xây dựng chính sách mặt hàng và cơ cấu xuất nhập khẩu phù hợp với từng khu vực,
đồng thời phù hợp với thị trường các tỉnh của Trung Quốc trong khu vực, từ đó
vươn ra thị trường rộng hơn và thị trường nước thứ ba. Khuyến khích các doanh
nghiệp chủ động trong việc đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu. Ngồi việc tn
thủ chính sách chung về xuất nhập khẩu của mỗi nước cần đặt biệt chú ý đến việc
bảo vệ sản xuất trong nước và đẩy mạnh giao lưu hàng hóa qua biên giới, góp phần
tăng trưởng kinh tế của Vành đai kinh tế cũng như cả khu vực.
* Đối với chính sách thuế: Gần đây nhiều loại thuế áp dụng trên tuyến biên
giới Việt - Trung đã được bổ sung, sửa đổi. Tuy nhiên, để phát huy ưu thế của chính
sách thuế nhằm thúc đẩy giao lưu hàng hóa và quan hệ kinh tế thương mại giữa hai
nước cịn có những vấn đề cần tiếp tục hồn chỉnh. Đối với thuế xuất nhập khẩu cần
nghiên cứu giảm dần thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất... trong
một thời gian nhất định, đặc biệt là ở những khu vực cửa khẩu cịn khó khăn, thiếu
sức hấp dẫn đầu tư.
* Đối với chính sách ưu đãi tài chính: Áp dụng chính sách ưu đãi tài chính cho
các khu vực cửa khẩu. Trong đó, ưu tiên trước hết là dành cho phát triển kết cấu hạ
tầng như xây dựng cửa khẩu, kho tàng, bến bãi, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và cụm
dân cư biên giới... để phát huy nội lực, ngoài các nguồn hỗ trợ từ nâng sách và các
ưu đãi khác, cần có chính sách khuyến khích ưu tiên để thu hút nguồn vốn trong
nước và vào phát triển khu vực biên giới.
* Đối với chính sách tiền tệ: Khẩn trương xây dựng quy chế hoạt động tiền tệ
trên biên giới. Các ngân hàng thương mại cần tiếp tục mở rộng quan hệ đại lý với
các ngân hàng Trung Quốc. Có kế hoạch phối hợp với các ngành để thiết lập quan
hệ quản lý đồng bộ về hoạt động tiền tệ trên biên giới, tích cực phòng chống tiền giả
đưa vào trong nước. Tổ chức sắp xếp các lực lượng kinh doanh ngoại hối thuộc các
thành phần kinh tế tại khu vực cửa khẩu biên giới Việt - Trung. Ngành ngân hàng
cần tích cực tìm kiếm biện pháp đưa hầu hết các hoạt động xuất nhập khẩu trên biên
giới qua thanh toán ngân hàng và tổ chức hệ thống đổi tiền thuận lợi, có chính sách
quản lý tỷ giá linh hoạt, phù hợp với thị trường tiền tệ. Phấn đấu để đưa tiến Việt
Nam thành đồng tiền chuyển đổi trên tài khoản vãng lai.
- Xây dựng các chính sách đặc biệt để khuyến khích các tổ chức và cá nhân
đẩy mạnh khai thác nguồn lợi ở vùng biển hợp tác khai thác chúng thuộc Vịnh Bắc
Bộ để nâng cao hiệu quả khai thác của phí Việt Nam.
- Bổ sung và xây dựng mới các chính sách hỗ trợ đối với việc đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng trên các đảo quan trọng, nhất là giao thông đường bộ, bến cảng, hệ
thống cấp điện, cấp nước, bưu chính viễn thơng... Có chính sách khuyến khích phát
triển phương tiện nối đất liền với các đảo, tạo đà cho kinh tế đảo phát triển. Xây
dựng các khu du lịch, các tuyến du lịch biển - đảo kết nối với nội địa để hỗ trợ cùng
nhau phát triển. Xây dựng các chính sách đặc biệt để khuyến khích và hỗ trợ dân ra
định cư trên đảo vừa làm nhiệm vụ phát triển kinh tế biển, đảo, vừa phối hợp và làm
hậu cần vững chắc cho các lực lượng vũ trang bảo vệ, kiểm soát trên biển.
- Xây dựng chính sách và chế định cụ thể trong phát triển kinh tế gắn liên với bảo
vệ môi trường, nhất là môi trường biển và ven biển. Trên cơ sở quy hoạch, chiến lược
bảo vệ môi trường biển chung của cả nước, cần có chính sách và biện pháp kiểm sốt
chặt chẽ, xử lý cương quyết, hiệu quả tình trạng ô nhiệm môi trường do các hoạt động
kinh tế gây ra, đặc biệt là các khu công nghiệp, các cảng biển... thực thi nghiêm ngặt
luật bảo vệ mơi trường.
Chính sách phát triển nguồn nhân lực
- Xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán
bộ, công chức các cấp, sớm xây dựng một đội ngũ cán bộ, cơng chức có trình độ và
năng lực cao để đáp ứng yêu cầu phát triển của vành đai kinh tế trong bối cảnh hợp
tác kinh tế thương mại song phương và đa phương, cũng như các cán bộ quản lý
chuyên ngành, các doanh nhân và lao động kỹ thuật cao để kịp thời nắm bắt được
kỹ thuật - công nghệ tiên tiến, hiện đại.
- Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, dạy nghề cả chính quy, tại chức, ngắn hạn
và dài hạn, trong đó tập trung vào các ngành nghề có lợi trong vành đai kinh tế như
khai thác mỏ, nhiệt điện, đóng tầu, cơ khí chế tạo, hàng hải (cả thuyền trưởng, thợ
máy và thủy thủ), du lịch, khai thác và nuôi trồng thủy sản... Mở rộng dạy nghề,
truyền nghề bằng nhiều hình thức thích hợp. Khuyến khích các doanh nghiệp lớn
trên địa bàn tham gia dạy nghề cho lực lượng lao động của các địa phương trong
vành đai kinh tế và hỗ trợ cho công tác giáo dục đào tạo của các địa phương.
- Tăng cường năng lực đào tạo của các trường đại học, cao đẳng, các trường trung
học chuyên nghiệp trên địa bàn. Mở rộng đào tạo cho các ngành đang có nhu cầu lớn,
nhất là đóng tầu. Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ giảng dạy cho các
trung tâm dạy nghề trên địa bàn để nâng cao khả năng và chất lượng đào tạo.
- Tăng cường phối hợp, liên kết với các trường đại học, các trung tâm đào tạo,
dạy nghề để mở rộng quy mô và các hình thức đào tạo cho lực lượng lao động của các
địa phương. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nhất là với Trung Quốc (trong khuôn khổ hợp
tác hai hành lang, một vành đai kinh tế) trong công tác đào tạo với nhiều hình thức
như: mời chuyên gia, cử sinh viên sang học tại Trung Quốc hoặc hợp tác xây dựng các
cơ sở đào tạo tại Việt Nam... sớm xây dựng một lực lượng lao động chất lượng cao cho
các ngành mũi nhọn trong hội nghị, hội thảo khoa học trong và ngoài nước, nhất là với
Trung Quốc. Chú trọng nâng cao trình độ ngoại ngữ (cả tiếng Anh và tiếng Trung
Quốc) để đáp ứng yêu cầu mở rộng hợp tác trong khu vực.
- Nghiên cứu ban hành các chính sách, chế độ ưu đãi cụ thể về chế độ lương,
phụ cấp, nhà ở và các chế độ đãi ngộ khác để thu hút được nhiều lao động có kỹ
thuật, nhất là các chuyên gia, các nhà doanh nghiệp giỏi, các nhà khoa học có trình
độ cao... Từ các vùng khác đến công tác và làm việc lâu dài tại các địa phương ven
biển VBB, từng bước xây dựng một lực lượng lao động chất lượng cao để đáp ứng
yêu cầu phát triển nhanh của vành đai kinh tế trong giai đoạn tới.
Chính sách về khoa học - cơng nghệ
- Đổi mới công tác quản lý khoa học công nghệ phù hợp với có chế thị trường
và yêu cầu hội nhập quốc tế. Tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước
về khoa học công nghệ từ cấp tính đến cấp huyện, thị và cấp ngành theo hướng linh
hoạt và hiệu quả. Thực hiện cơ chế liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước với các tổ
chức khoa học công nghệ và các doanh nghiệp trong tồn bộ q trình từ xác định
nhiệm vụ nghiên cứu đến triển khai thực hiện, đánh giá và đưa kết quả nghiên cứu vào
ứng dụng trong thực tiễn.
- Tăng cường ứng dụng các công nghệ mới thông qua chuyển giao công nghệ,
đặc biệt là các công nghệ tiên tiến của nước ngồi để đổi mới cơng nghệ nhằm nâng
cao chất lượng và tính cạnh tranh của các sản phẩm mũi nhọn. Khuyến khích các
thành phần kinh tế đầu tư đổi mới công nghệ. Thực hiện rộng rãi các cơ chế chính
sách khuyến khích của nhà nước như cho vay tín dụng ưu đãi, miễn giảm thuế, thuê
đất... để phát triển khoa học cơng nghệ. Có cơ chế vừa khuyến khích, vừa bắt buộc các
doanh nghiệp đầu tư cải tiến kỹ thuật và áp dụng công nghệ mới, công nghệ thích hợp
vào sản xuất.
- Mở rộng quan hệ hợp tác, nhất là với Trung Quốc để phát triển khoa học,
công nghệ, tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của các nước, các tổ chức quốc tế trong các
lĩnh vực đào tạo, quản lý, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, đổi mới công nghệ...
phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu khoa học của các tỉnh Nam Trung
Quốc thuộc vành đai kinh tế (các viện kinh tế, viện khoa học công nghệ, viện khoa
học xã hội, viện hải dương học...) trong việc đào tạo, chuyển giao công nghệ và
cùng phối hợp nghiên cứu các lĩnh vực liên quan đến vùng ven biển đảo ven biển
VBB. Chủ động mở rộng và phát triển các quan hệ trao đổi và hợp tác phát triển
khoa học, hướng khoa học - công nghệ vào giải quyết các mục tiêu ưu tiên của vành
đai kinh tế.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực khoa học - cơng nghệ.
Có chính sách ưu đãi để thu hút các nhà khoa học đầu ngành, các cán bộ khoa học
giỏi về làm việc tại các địa phương thuộc vành đai kinh tế.
Chính sách huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn
đầu tư cho phát triển.
- Xác định các cơng trình, các địa bàn ưu tiên và mức độ ưu tiên để kêu gọi
vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước, nhất là của các tập đoàn
lớn và cá doanh nghiệp lớn vào phát triển sản xuất kinh doanh tại vành đai kinh tế
ven biển Vịnh Bắc Bộ.
- Sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích theo dự án thơng qua đấu thầu, giảm tình
trạng lãng phí, thất thốt vốn, nhất là trong khâu thi cơng xây dựng. Lồng ghép có
hiệu quả các chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn để nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn đầu tư.
- Nâng cao chất lượng và đổi mới hoạt động tài chính của các ngân hàng đóng
trên địa bàn. Tạo cơ chế phù hợp để mở rộng hình thức tự bổ sung vốn của các
doanh nghiệp, các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân và vốn đầu tư nước ngồi. Khuyến
khích các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong và ngồi nước mở chi nhánh hoặc
văn phịng đại diện trên địa bàn. Đơn giản hóa các thủ tục nhằm cải thiện môi
trường vốn và tạo điều kiện thuận lợi cho thành phần kinh tế được thay đổi vay vốn
đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
- Tăng cường việc huy động các hình thức lao động nghĩa vụ (theo luật định)
để xây dựng các cơng trình hạ tầng nơng thơn, nhất là các cơng trình giao thơng,
thủy lợi, y tế, giáo dục và các cơng trình phúc lợi khác...
- Tiến hành tun truyền, quảng bá các thế mạnh của vành đai kinh tế, quảng
bá vị trí, vai trị và khả năng thu hút đầu tư vào các khu kinh tế động lực, các khu,
cụm công nghiệp, các khu dịch vụ và các công trình trọng điểm... có chính sách
khuyến khích (chính sách về đất d dai, về tín dụng, hỗ trợ vốn, ...) đối với các doanh
nghiệp, cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp ngoài nước đầu tư xây dựng
hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn.
2.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế ven biển ở Đà Nẵng
Đà Nẵng là một trong số 28 thành phố ven biển của cả nước và là một trong
số 14 tỉnh, thành phố có bờ biển của khu vực Miền Trung, có 6/8 quận, huyện của
thành phố tiếp giáp với biển, trong đó có huyện đảo Hồng Sa. Thành phố có hơn
92 km bờ biển, với 80% dân số đang sinh sống tại các quận, huyện. Biển đã và sẽ
tạo ra vị thế phát triển cho thành phố Đà Nẵng thông qua các lĩnh vực khai thác
thủy sản, du lịch, công nghiệp cơ khí và chế biến, vận tải biển và đặc biệt là nhiệm
vụ quốc phòng an ninh vùng biển.
Xác định được vị trí và tầm quan trọng chiến lược của mình, thành phố đã
ban hành Quy hoạch phát triển kinh tế vùng biển đảo thuộc địa bàn thành phố Đà
Nẵng đến năm 2020. Trong đó tập trung phát triển kinh tế - xã hội đối với các
ngành, địa phương tại địa bàn vùng biển, ven biển nhằm phát triển nhanh, hiệu quả
và bền vững; xây dựng phương hướng phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, gắn với
bảo vệ an ninh quốc phòng đối với vùng biển đảo, nhằm phát huy tối đa các tiềm
năng, lợi thế của vùng biển đảo, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội
của thành phố trong thời gian tới, đồng thời định hướng cho các nhà đầu tư trong và
ngoài nước về các lĩnh vực, dự án đầu tư sản xuất kinh doanh tại vùng biển đảo và
ven biển của thành phố.
Chính sách phát triển ngành thủy sản. Đà Nẵng có nguồn tài nguyên biển
nằm trong ngư trường trọng điểm của miền Trung, với trữ lượng nguồn lợi khoảng
1.140.000 tấn, chiếm 43% tổng trữ lượng của cả nước, gồm trên 670 giống, lồi,
trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao là 110 loài. Khu vực biển Nam Hải Vân – bán
đảo Sơn Trà có các hệ sinh thái với tính đa dạng sinh học cao như rạn san hô, thảm
cỏ biển, rong biển và các chủng loại sinh vật quý, là tài sản phục vụ cho quá trình
phát triển kinh tế xã hội. Những năm qua chính quyền thành phố đã có nhiều chủ
trương, giải pháp quản lý, bảo vệ, khai thác tiềm năng, thế mạnh của biển theo
hướng bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái. Hàng năm, đội tàu khai thác thủy sản
khai thác được 37 đến 40 nghìn tấn hải sản các loại phục vụ cho tiêu dùng nội địa
và xuất khẩu. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ kinh tế biển được tập trung đầu tư theo
hướng Cơng nghiệp hóa-Hiện đại hóa: hệ thống cảng biển, khu công nghiệp, cảng cá, âu
thuyền trú bão, chợ đầu mối thủy sản miền Trung tại Thọ Quang... đã góp phần tạo nên
sức bật mới cho thành phố trong những năm đến.
Với mục tiêu trở thành trung tâm nghề cá mạnh của miền Trung và cả nước,
có mức tăng trưởng cao về giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản từ 14 – 15%/năm,
Đà Nẵng đã xác định hướng đi của mình mà điểm nhấn được khẳng định là tăng
cường đẩy mạnh khai thác hải sản xa bờ, hạn chế tối đa vùng ven bờ, nhằm tái tạo
nguồn lợi thủy sản, theo đó, phát triển nhanh số lượng tàu cá cơng suất lớn và cải
hốn nâng cấp tàu cá công suất nhỏ để vươn khơi. Chú trọng đào tạo nghề để có đội
ngũ lao động khai thác có sức khỏe, có trình độ, trong đó gồm cả trình độ đại học,
đủ trí và lực để đương đầu với sóng to gió cả, biết làm chủ các phương tiện đánh bắt
hiện đại. Bên cạnh đó là việc hình thành các đội tàu cùng nghề 10 - 15 chiếc/đội để
hỗ trợ nhau khai thác trên biển. Phấn đấu đến năm 2010 đầu tư đóng mới 130 - 150
tàu có cơng suất từ 200 CV/chiếc trở lên và cải hoán nâng cấp ít nhất 800 tàu cá có
cơng suất nhỏ, đưa tổng công suất tàu cá Đà Nẵng lên 30.000 CV. Đầu tư đội tàu
dịch vụ hậu cần nghề cá từ 5 -10 chiếc có cơng suất từ 800 - 1000 CV/chiếc, cung
cấp nguyên nhiên liệu và thu mua sản phẩm ngay trên biển. Hiện đại hố hệ thống
thơng tin hỗ trợ ngư dân trên biển.
Để nâng cao hiệu quả khai thác hải sản, giảm thiểu rủi ro về người và tài sản
trên biển cho ngư dân, thành phố đã ban hành Quy chế tổ chức đánh bắt hải sản trên
biển theo hình thức tổ. Đây cũng là cơ sở để tạo khung pháp lý cho việc hình thành
các tổ khai thác hải sản, chuyển hoạt động khai thác đơn lẻ thành tổ chức, nghiệp
đồn khai thác hải sản; hỗ trợ tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn; ngư trường khai thác; hỗ trợ
vốn để mua ngư lưới cụ, trang bị phục vụ sản xuất; hỗ trợ nhau về mặt tinh thần; hỗ
trợ kết nối thông tin giữa tàu với tàu, giữa biển với đất liền và được đất liền hỗ trợ
thông tin về dự báo thời tiết, hướng dẫn phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn….Sau
khi Tổ khai thác được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động, đã nhận được sự đồng
thuận, hưởng ứng của đông đảo bà con ngư dân, vì nó đáp ứng được u cầu thực tế
của ngành khai thác hải sản, nguyện vọng của ngư dân, đồng thời thể hiện sự quan
tâm sâu sắc của chính quyền thành phố đối với người dân làm nghề biển.
Về chế biến, trên địa bàn Đà Nẵng hiện có hơn 20 đơn vị chế biến hải sản xuất
khẩu, đa phần các doanh nghiệp đã năng động tìm kiếm thị trường, tạo nhiều mặt hàng
xuất khẩu phong phú về chủng loại. Ngoài hệ thống các cơ sở chế biến hiện có, tập trung
tại Khu cơng nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang, thành phố đã quan tâm hỗ trợ các
doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ cao, phát
triển các nhà máy chế biến và xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng. Trong thời gian đến,
Dự án Chợ thủy sản đầu mối, đưa vào hoạt động, sẽ là một Chợ đầu mới thủy sản lớn,
tạo thành mắt xích quan trọng của chuỗi liên hoàn gồm khai thác hải sản xa bờ, chế biến
xuất khẩu, dịch vụ hậu cần nghề cá cho khu vực miền Trung.
Đà Nẵng là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, Lào, Campuchia, Thái Lan,
Myanma và các nước vùng Đông Bắc Á thông qua tuyến hành lang kinh tế Đông –
Tây, mà điểm cuối là cảng Tiên Sa, một cảng biển nước sâu thuận lợi cho phát triển
kinh tế hàng hải, du lịch. Cảng Đà Nẵng là một trong những hải cảng lớn của cả
nước, có mức nước sâu phù hợp, thường xuyên đón những chuyến tàu container
chuyên dụng phục vụ cho phát triển kinh tế tại địa phương và khu vực. Trong bối
cảnh kinh tế thế giới suy thối và khủng khoảng tài chính thế giới, nhưng Cảng Đà