Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Ứng Dụng Các Phần Mềm Cờ Vua Và Hệ Thống Internet Trong Giảng Dạy Cờ Vua Cho Sinh Viên Chuyên Ngành Cờ Vua Ngành Giáo Dục Thể Chất Trường Đại Học Thể Dục Thể Thao Bắc Ninh 5361345.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 150 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH

TRẦN VĂN TRƯỜNG

ỨNG DỤNG CÁC PHẦN MỀM CỜ VUA VÀ HỆ THỐNG
INTERNET TRONG GIẢNG DẠY CỜ VUA CHO SINH VIÊN
CHUYÊN NGÀNH CỜ VUA NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

BẮC NINH – NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH

TRẦN VĂN TRƯỜNG

ỨNG DỤNG CÁC PHẦN MỀM CỜ VUA VÀ HỆ THỐNG
INTERNET TRONG GIẢNG DẠY CỜ VUA CHO SINH VIÊN
CHUYÊN NGÀNH CỜ VUA NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH
Ngành:



Giáo dục học

Mã số:

9140101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1. PGS.TS. Đặng Văn Dũng

2. PGS.TS. Vũ Chung Thuỷ
BẮC NINH – NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là
trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nào.

Tác giả luận án:

Trần Văn Trường


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN


BGD&ĐT

Bộ giáo dục và đào tạo

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

ĐPH

Địn phối hợp

GDĐH

Giáo dục Đại học

GDTC

Giáo dục thể chất

HLV

Huấn luyện viên

KHKT

Khoa học kỹ thuật

LVĐ


Lượng vận động

NCKH

Nghiên cứu khoa học

NXB

Nhà xuất bản

PPDH

Phương pháp dạy học

PTDH

Phương tiện dạy học

SP

Sư phạm

TC

Tiêu chuẩn

Tc

Tiêu chí


TDTT

Thể dục thể thao

TP

Thành phố

TT

Thứ tự

VĐV

Vận động viên

Trang


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU

1

Mục đích nghiên cứu

4

Mục tiêu nghiên cứu


4

Giả thuyết nghiên cứu

5

Ý nghĩa khoa học

5

Ý nghĩa thực tiễn

5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

6

1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới, nâng cao chất lượng

6

đào tạo Đại học ở Việt Nam
1.1.1. Thực trạng giáo dục Đại học ở Việt Nam trong những năm
gần đây
1.1.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng Giáo dục Đại học ở
Việt Nam
1.2. Các quan điểm về đổi mới phương pháp dạy học đại học

6

9
13

1.2.1. Những yêu cầu của thời đại đòi hỏi phải đổi mới phương
pháp dạy học
1.2.2. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học

13

1.3. Các nguyên tắc, phương pháp, phương tiện sử dụng trong giảng

19

15

dạy cờ vua
1.3.1. Các nguyên tắc trong giảng dạy cờ vua

19

1.3.2. Các phương pháp giảng dạy cờ vua

21

1.3.3. Các phương tiện dạy học cờ vua

25

1.4. Công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng


27

dạy, huấn luyện Cờ vua
1.4.1. Sự phát triển công nghệ thông tin trên thế giới

27

1.4.2. Sự phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam

29

1.4.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong Cờ vua

30

1.4.4. Giảng dạy và huấn luyện từ xa với việc sử dụng những

32

nguồn dữ liệu Cờ vua trên mạng “Internet”
1.4.5. Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học cờ vua

35


1.5. Những cơng trình nghiên cứu có liên quan

38

1.5.1. Những cơng trình nghiên cứu nước ngồi


38

1.5.2. Những cơng trình nghiên cứu trong nước

48

1.6. Nhận xét chương

51

CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

53

2.1 Phương pháp nghiên cứu

53

2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

53

2.1.2. Phương pháp phỏng vấn, toạ đàm

53

2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm

54


2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm

54

2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

55

2.1.6. Phương pháp toán thống kê

56

2.2. Tổ chức nghiên cứu

58

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

58

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

58

2.2.3. Kế hoạch tiến hành nghiên cứu

58

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN


60

3.1. Thực trạng công tác giảng dạy cờ vua cho sinh viên chuyên ngành

60

cờ vua ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
3.1.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên Bộ môn Cờ

60

3.1.2. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giảng dạy -

61

học môn cờ vua
3.1.3. Thực trạng chương trình mơn học sinh viên chun ngành

62

cờ vua ngành Giáo dục thể chất trường Đại học TDTT Bắc Ninh
3.1.4. Thực trạng công tác thi kiểm tra đánh giá môn học chuyên

64

ngành cờ vua ngành Giáo dục thể chất
3.1.5. Thực trạng hình thức dạy học cờ vua và kết quả đánh giái
của sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành Giáo dục thể chất Trường Đại
học TDTT Bắc Ninh


67


3.1.6. Thực trạng hoạt động ngoại khóa mơn chun ngành cờ vua

71

của sinh viên ngành giáo dục thể chất Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
3.1.7. Thực trạng các phương pháp giảng dạy môn chuyên ngành

72

cờ vua ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
3.1.8. Thực trạng các phương tiện giảng dạy môn chuyên ngành

74

cờ vua ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
3.1.9. Đánh giá thực trạng kết quả công tác giảng dạy sinh viên

82

chuyên ngành cờ vua
3.1.10. Thực trạng mức độ hài lòng của cơ sở sử dụng về chất

83

lượng cán bộ chuyên ngành được đào tạo tại Bộ môn Cờ
3.1.11. Bàn luận về thực trạng công tác giảng dạy sinh viên


86

chuyên ngành cờ vua ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
3.2. Lựa chọn và khai thác phần mềm cờ vua và hệ thống dữ liệu trên

94

mạng Internet trong giảng dạy sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành
Giáo dục thể chất Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
3.2.1. Nghiên cứu lựa chọn các phần mềm cờ vua và hệ thống dữ

94

liệu trên mạng Internet sử dụng trong giảng dạy sinh viên chuyên ngành
cờ vua ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
3.2.2. Nghiên cứu khai thác cơ sở dữ liệu các phần mềm cờ vua và

102

hệ thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy sinh viên chuyên cờ
vua ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
3.2.3. Xây dựng giáo án ứng dụng các phần mềm cờ vua và hệ

104

thống dữ liệu trên mạng Interent trong giảng dạy
3.2.4. Các điều kiện đảm bảo để thực hiện việc ứng dụng các phần

110


mềm cờ vua và hệ thống Internet trong giảng dạy sinh viên chuyên
ngành cờ vua ngành Giáo dục thể chất
3.2.5. Bàn luận về kết quả theo 3.2.1. lựa chọn các phần mềm cờ
vua và hệ thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy sinh viên
chuyên ngành Giáo dục thể chất

112


3.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả của các phần mềm cờ vua và hệ

115

thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy sinh viên chuyên
ngành cờ vua ngành Giáo dục thể chất trường Đại học TDTT Bắc Ninh
3.3.1. Lựa chọn hình thức và test đánh giá hiệu quả ứng dụng các

115

phần mềm cờ vua và hệ thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng
dạy sinh viên chuyên ngành cờ vua
3.3.2. Tổ chức ứng dụng các phần mềm cờ vua và hệ thống dữ liệu

117

trên mạng Internet trong thực tiễn giảng dạy
3.3.3. Đánh giá hiệu quả ứng dụng các phần mềm cờ vua và hệ

118


thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy sinh viên chuyên
ngành cờ vua ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
3.3.4. Bàn luận về hiệu quả ứng dụng các phần mềm và hệ thống

125

dữ liệu trên Internet trong giảng dạy sinh viên chuyên ngành cờ vua
ngành Giáo dục thể chất trường đại học TDTT Bắc Ninh
Kết luận

126

Kiến nghị

127

DANH MỤC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục


DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Thể
loại

Số

Nội dung


Trang

3.1.

Thực trạng đội ngũ giáo viên Bộ môn Cờ Trường
Đại học TDTT Bắc Ninh
Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động
giảng dạy - học tập môn cờ vua tại bộ môn Cờ
trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Phân phối chương trình mơn học cờ vua cho sinh
viên chuyên ngành cờ vua ngành Giáo dục thể chất
Mức độ hài lịng của sinh viên về cơng tác kiểm tra
đánh giá của Bộ môn Cờ Trường Đại học TDTT Bắc
Ninh (n=60)
Thống kê thực trạng các hình thức giảng dạy cờ vua
cho sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành Giáo dục
thể chất trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Kết quả phỏng vấn việc xác định thực trạng việc tổ
chức giờ học của giảng viên Bộ môn Cờ Trường Đại
học TDTT Bắc Ninh (n=14)
Kết quả xác định mức độ hài lòng của sinh viên tốt
nghiệp chuyên ngành cờ vua về công tác tổ chức
giảng dạy của Bộ môn Cờ (n=60)
Thực trạng hoạt động ngoại khóa mơn chun ngành
của sinh viên cờ vua trường Đại học TDTT Bắc
Ninh (n=90)
Thực trạng việc sử dụng các phương pháp giảng dạy
cờ vua cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể
chất Trường Đại học TDTT Bắc Ninh (n=12)
Thực trạng việc sử dụng bài tập trong giảng dạy môn

chuyên ngành Cờ Vua ngành Giáo dục thể chất.
Thực trạng việc sử dụng các phần mềm cờ vua và hệ
thống cơ sở dữ liệu trên Internet
Kết quả phỏng vấn về thực trạng mức độ sử dụng
các phần mềm cờ vua trong giảng dạy sinh viên
chuyên ngành cờ vua ngành Giáo dục thể chất
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh (n=14)
Thực trạng nội dung khai thác các phần mềm cờ vua
trong giảng dạy theo học phần
Thực trạng kết quả học tập môn chuyên ngành của
sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành Giáo dục thể
chất Trường Đại học TDTT Bắc Ninh năm học 2012
- 2013

60

3.2.
3.3.
3.4.
3.5.
3.6.
3.7.
Biểu
bảng

3.8.
3.9.
3.10.
3.11.
3.12.


3.13.
3.14.

62
64
66
68
69
Sau
69
71
Sau
73
74
Sau
76
Sau
80
82
83


3.15.
3.16.
3.17.

3.18.
3.19.


3.20.
3.21
3.22.
3.23.
3.24.
3.25.
3.26
3.27
3.28

Kết quả xác định mức độ hài lòng của cơ sở sử dụng
về chất lượng cán bộ chuyên ngành thông qua các
nhóm yếu tố (n=50)
Kết quả xác định mức độ hài lòng của cơ sở sử dụng
về chất lượng các cán chuyên ngành thông qua các
yếu tố (n=50)
Kết quả phỏng vấn xác định các yêu cầu sư phạm
trong lựa chọn phần mềm cờ vua và hệ thống dữ liệu
trên mạng Internet trong giảng dạy sinh viên chuyên
ngành cờ vua Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
(n=48)
Kết quả phỏng vấn lựa chọn các phần mềm cờ vua
trong giảng dạy sinh viên chuyên ngành cờ vua
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh (n=48)
Kết quả phỏng vấn lựa chọn hệ thống dữ liệu trên
mạng Internet trong giảng dạy sinh viên chuyên
ngành cờ vua Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
(n=48)
Kết quả phỏng vấn xác định phần mềm cờ vua và hệ
thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy học

phần 1 (n=14)
Kết quả phỏng vấn lựa chọn phần mềm cờ vua và hệ
thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy học
phần 2 (n=14)
Kết quả phỏng vấn lựa chọn phần mềm cờ vua và hệ
thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy
học phần 3 (n=14)
Kết quả phỏng vấn lựa chọn phần mềm cờ vua và hệ
thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy học
phần 4 (n=14)
Kết quả phỏng vấn lựa chọn phần mềm cờ vua và hệ
thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy học
phần 5 (n=14).
Kết quả phỏng vấn lựa chọn phần mềm cờ vua và hệ
thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy học
phần 6 (n=14).
Kết quả phỏng vấn lựa chọn phần mềm cờ vua và hệ
thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy học
phần 7 (n=14).
Nội dung cần khai thác phần mềm cờ vua và hệ
thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy học
phần 1
Nội dung cần khai thác phần mềm cờ vua và hệ

85
Sau
85
96

Sau

100
Sau
100
Sau
101
Sau
101
Sau
101
Sau
101
Sau
101
Sau
101
Sau
101
Sau
103
Sau


3.29.
3.30
3.31.
3.32.
3.33
3.34.
3.35.
3.36.

3.37
3.38
3.39.
3.40
3.41

3.42.

thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy học
phần 2
Nội dung cần khai thác phần mềm cờ vua và hệ
thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy học
phần 3.
Nội dung cần khai thác phần mềm cờ vua và hệ
thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy
học phần 4
Nội dung cần khai thác phần mềm cờ vua và hệ
thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy
học phần 5
Nội dung cần khai thác phần mềm cờ vua và hệ
thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy học
phần 6
Nội dung cần khai thác phần mềm cờ vua và hệ
thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy học
phần 7
Kết quả phỏng vấn xác định cách thức đánh giá hiệu
quả ứng dụng của các phần mềm và hệ thống dữ liệu
trên mạng Internet (n=48)
Các test đánh giá năng lực chuyên môn cơ bản cho
sinh viên chuyên sâu cờ vua ngành Giáo dục thể chất

Bảng 3.36. So sánh kết quả kiểm tra trước thực
nghiệm giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm
của năm thứ nhất (khóa 49)
So sánh kết quả kiểm tra trước thực nghiệm giữa
nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm của năm thứ
hai (khóa 48)
So sánh kết quả kiểm tra trước thực nghiệm giữa
nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm của năm thứ
ba (khóa 47)
So sánh kết quả kiểm tra trước thực nghiệm giữa
nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm của năm thứ
tư (khóa 46)
So sánh kết quả kiểm tra sau thực nghiệm giai đoạn
1 giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm của
sinh viên năm thứ nhất (khóa 49)
So sánh kết quả kiểm tra sau thực nghiệm giai đoạn
1 giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm của
sinh viên năm thứ hai - kết thúc học phần 3 (khóa
48)
So sánh kết quả kiểm tra sau thực nghiệm giai đoạn
1 giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm của

103
Sau
103
Sau
103
Sau
103
Sau

103
Sau
103
116
117
Sau
118
Sau
118
Sau
118
Sau
118
Sau
119
Sau
119
Sau
119


3.43.
3.44.
3.45.
3.46.
3.47.
3.48.
3.49.
3.50.
3.51.

3.52.
3.53
Sơ đồ

3.1

Biểu
đồ

3.1

sinh viên năm thứ ba - kết thúc học phần 5 (khóa 47)
So sánh kết quả kiểm tra sau thực nghiệm giai đoạn
1 giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm của
sinh viên năm thứ tư - kết thúc học phần 7 (khóa 46)
So sánh kết quả học tập mơn chun ngành của
nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực
nghiệm (kết thúc học kỳ 1)
So sánh chỉ số Elo thông qua ứng dụng Facebook ở
thời điểm kết thúc thực nghiệm
So sánh kết quả kiểm tra trước thực nghiệm (giai
đoạn 2) giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm
của năm thứ nhất (khóa 49)
So sánh kết quả kiểm tra trước thực nghiệm (giai
đoạn 2) giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm
của năm thứ hai (khóa 48)
So sánh kết quả kiểm tra trước thực nghiệm (giai
đoạn 2) giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm
của năm thứ ba (khóa 47)
So sánh kết quả kiểm tra sau thực nghiệm (giai đoạn

2) giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm của
năm thứ nhất - kết thúc học phần 2 (khóa 49)
So sánh kết quả kiểm tra sau thực nghiệm (giai đoạn
2) giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm của
năm thứ hai - kết thúc học phần 4 (khóa 48)
So sánh kết quả kiểm tra sau thực nghiệm (giai đoạn
2) giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm của
năm thứ ba - kết thúc học phần 6 (khóa 47)
So sánh kết quả học tập mơn chun ngành của
nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm ở thời điểm
sau thực nghiệm (học kỳ 2 năm học 2013-2014)
So sánh chỉ số Elo thông qua ứng dụng Facebook ở
thời điểm kết thúc thực nghiệm (học kỳ 2 năm học
2013-2014)
Quy trình xây dựng giáo án ứng dụng các phần mềm
cờ vua và hệ thống dữ liệu trên mạng Internet trong
giảng dạy sinh viên chuyên sâu cờ vua ngành Giáo
dục thể chất Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Kết quả xác định mức độ phù hợp của mô hình quy
trình ứng dụng các phần mềm cờ vua và hệ thống dữ
liệu trên mạng Internet trong xây dựng giáo án giảng
dạy sinh viên chuyên sâu cờ vua ngành Giáo dục thể
chất Trường Đại học TDTT Bắc Ninh

Sau
119
120
121
122
Sau

122
Sau
122
123
Sau
123
Sau
123
124
124
105

110


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật đã mang lại cho con
người ngày càng nhiều công cụ, phương tiện mới trong mọi mặt của đời sống xã
hội trong đó có cả q trình dạy học. Việc sử dụng những công cụ, phương tiện
khoa học kỹ thuật mới khơng những giúp cho con người có thêm nhiều khả năng
trong việc cải tạo và chinh phục thế giới mà còn giúp cho con người hiểu sâu sắc
hơn về bản chất của sự vật, hiện tượng.
Trong quá trình dạy học, các phương tiện kỹ thuật vừa giảm nhẹ công việc
của giáo viên vừa giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi. Có
được các phương tiện thích hợp, người giáo viên sẽ có điều kiện phát huy năng
lực sáng tạo của mình trong cơng tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức
của học sinh có được nhiều cách tiếp cận và lĩnh hội kiến thức mới hơn, nhờ đó
mà q trình tư duy lơgic của học được rút ngắn. Vì vậy, các phương tiện kỹ

thuật như máy vi tính, phần mềm hỗ trợ học tập, cũng như mạng Internet đã trở
thành con đường để học sinh khám phá khoa học kỹ thuật và kho tàng tri thức
nhân loại.
Sự phát triển nhanh chóng và chứng minh khả năng kỳ diệu của con người
trong chinh phục tự nhiên của khoa học và công nghệ, đặc biệt là cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), nhân loại đang bắt đầu thời kỳ quá
độ sang nền kinh tế tri thức. Xu thế tồn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thế
giới trong tất cả các lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Trong bối cảnh đó, ngày 04/11/2013 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã
ra nghị quyết số 29/2013/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết chỉ ra
những công việc cụ thể mà ngành Giáo dục và các trường đại học trực thuộc cần
phải thực hiện. Đó là Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát
triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù
hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo


2

số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số
lượng.…”
Trong Văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ Tám khóa
XII, Đảng ta nhấn mạnh sự quan tâm đặc biệt và làm rõ hơn lập trường, quan
điểm, tính nhất quán về sự cần thiết phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục,
đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, khẳng định đây khơng chỉ là quốc sách hàng
đầu, là “chìa khóa” mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước, mà còn là
“mệnh lệnh” của cuộc sống.
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu
khoa học của ngành TDTT cũng như của đất nước. Với truyền thống hơn 50

năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã đào tạo những lớp cán bộ TDTT có
trình độ lý luận, năng lực chun mơn cao đáp ứng yêu cầu của ngành và xã hội.
Tuy nhiên, trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đổi mới - nâng cao chất
lượng đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường và các bộ môn, trong đó có
Bộ mơn Cờ. Việc cải tiến chương trình mơn học, sử dụng các phương pháp cũng
như các phương tiện giảng dạy mới luôn là những vấn đề quan tâm hàng đầu
hiện nay của bộ mơn.
Trong q trình dạy học, các phương tiện kỹ thuật vừa giảm nhẹ công việc
của giáo viên vừa giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi. Có
được các phương tiện thích hợp, giáo viên sẽ có điều kiện phát huy năng lực
sáng tạo của mình trong cơng tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức của
học sinh có nhiều cách tiếp cận và lĩnh hội kiến thức mới hơn, nhờ đó mà q
trình tư duy lơgic của người học được rút ngắn. Vì vậy, các phương tiện kỹ thuật
như máy vi tính, phần mềm hỗ trợ học tập, cũng như mạng Internet đã trở thành
con đường để học sinh khám phá khoa học kỹ thuật và kho tàng tri thức nhân
loại.
Ngày nay, với tốc độ khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão thì
việc ứng dụng những thành tựu khoa học vào công tác giảng dạy và đào tạo
được xác định là hết sức cấp thiết. Một trong những thành tựu quan trọng đã đạt


3

được trong lĩnh vực công nghệ thông tin là hệ thống dữ liệu trên mạng Internet
và những phần mềm chuyên dụng dùng cho máy tính.
Thực tiễn cơng tác giảng dạy cờ vua hiện nay đã cho thấy không thể tách
rời các phầm mềm chuyên dụng cờ vua, và đặc biệt là những cơ sở dữ liệu điện
tử trên hệ thống dữ liệu trên mạng Internet.
Trên thế giới, vấn đề nghiên cứu ứng dụng và khai thác hệ thống thông tin
trên mạng Internet và các phần mềm cờ vua chuyên dụng đã có khá nhiều tác giả

quan tâm như: Botvinnhic M.M. (1979), Dvoretski M.I. (1997), Vonkov V.Iu.
(2001), Мikhailova I.V. (2005)... Tuy nhiên, trong điều kiện thực tiễn của hầu
hết các nước có phong trào cờ vua phát triển đều có khoảng cách về điều kiện
kinh tế cũng như khả năng ứng dụng công nghệ cao trong huấn luyện. Bởi lẽ,
hiện nay mức giá của các phầm mềm cờ vua chuyên dụng tiên tiến tương đối đắt,
cộng với yêu cầu về ngoại ngữ khi khai thác ứng dụng các chương trình này
trong thực tiễn giảng dạy, huấn luyện.
Ở Việt Nam hiện nay, việc ứng dụng các phần mềm chuyên dụng cờ vua
phục vụ cho công tác giảng dạy và huấn luyện đã được một số trung tâm cờ vua
mạnh quan tâm sử dụng như: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Tháp,
Cần Thơ... Tuy nhiên, những hạn chế về điều kiện kinh tế cũng như trang thiết
bị chưa đảm bảo yêu cầu, bên cạnh đó vấn đề khai thác các phần mềm của người
dạy và người học còn gặp nhiều khó khăn, được xác định là những nguyên nhân
cơ bản cản trở việc ứng dụng các phần mềm cờ vua và hệ thống dữ liệu trên
mạng Internet trong giảng dạy, huấn luyện cờ vua hiện nay ở nước ta.
Các phần mềm cờ vua và hệ thống dữ liệu trên mạng Internet có thể được
xem như “trợ lý giảng dạy nhân tạo” của các giáo viên trong quá trình đào tạo
sinh viên chuyên ngành cờ vua hiện nay. Với những phương tiện hỗ trợ này, có
thể giúp nâng cao được mật độ động của các giờ giảng dạy trên lớp cũng như
các giờ học tự nghiên cứu. Ngoài ra, mối liên hệ giữa giáo viên và sinh viên
cũng được gắn kết chặt chẽ và linh hoạt hơn. Tuy nhiên, cho dù áp dụng công


4

nghệ hiện đại nào, vẫn không thể phủ nhận được vai trò chủ đạo của giáo viên
trong tổ chức và quản lý, chuyển tải lượng kiến thức trong mỗi giời học.
Việc nghiên cứu ứng dụng các phần mềm: Chessmater, Fritz, Chess
Assistant 3.0, Chessbase 9.0,... trong giảng dạy môn cờ vua cho đối tượng
chuyên ngành đã được Bộ môn Cờ trường Đại học TDTT Bắc Ninh triển khai

trong những năm qua với các tác gia như Trần Văn Trường (2006), Bùi Ngọc
(2008), Nguyễn Hải Bằng (2012), Nguyễn Hồng Dương (2012), Đàm Công
Tùng (2015). Tuy nhiên, việc triển khai vào thực tiễn giảng dạy khơng thường
xun và có hệ thống vì điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị còn hạn chế, đã
dẫn tới hiệu quả khai thác các phần mềm cờ vua chưa cao và thiếu tính hệ thống.
Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là cần thiết phải nghiên cứu ứng dụng các sản phẩm
của công nghệ thông tin vào giảng dạy sinh viên chuyên ngành cờ vua nhằm
nâng cao hiệu quả giảng dạy, góp phần đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo trong giai
đoạn hiện nay.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Ứng dụng các phần mềm cờ vua và hệ thống Internet trong giảng dạy cờ
vua cho sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành giáo dục thể chất Trường Đại
học Thể dục thể thao Bắc Ninh”
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn công tác giảng dạy cờ vua cho sinh viên
chuyên ngành cờ vua ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, đề tài tiến
hành ứng dụng và đánh giá hiệu quả các phần mềm cờ vua và hệ thống dữ liệu
trên mạng Internet trong giảng dạy sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành GDTC,
góp phần giải quyết nội dung chương trình đào tạo đặt ra, nhằm nâng cao chất
lượng và hiệu quả đào tạo.
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu 1: Nghiên cứu thực trạng công tác giảng dạy cờ vua cho sinh
viên chuyên ngành cờ vua ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.


5

Mục tiêu 2: Lựa chọn và khai thác các phần mềm cờ vua và hệ thống dữ
liệu trên mạng Internet trong giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành cờ vua
ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

Mục tiêu 3: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả của các phần mềm cờ vua và
hệ thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành
cờ vua ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Giả thuyết nghiên cứu: Đề tài đặt giả thuyết rằng, trước thực trạng ứng
dụng các phương tiện giảng dạy hiện đại trong giảng dạy cho sinh viên chuyên
ngành cờ vua ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh còn hạn chế, nếu
ứng dụng các phương tiện giảng dạy mới – các phần mềm cờ vua và hệ thống
Internet một cách khoa học, sẽ cho phép nâng cao được trình độ chun mơn của
sinh viên. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình giảng
dạy.
Ý nghĩa khoa học: Quá trình nghiên cứu luận án đã khái quát được hệ
thống lý luận và phương pháp ứng dụng, đánh giá hiệu quả các phần mềm cờ
vua và hệ thống cơ sở dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy cho sinh viên
chuyên ngành cờ vua ngành GDTC, đồng thời cung cấp những luận cứ khoa học
cho việc tổ chức triển khai ứng dụng chúng trong thực tiễn.
Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác giảng dạy cờ
vua cho sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành GDTC Trường Đại học TDTT
Bắc Ninh, luận án đã lựa chọn, tổ chức ứng dụng và đánh giá được hiệu quả các
phần mềm cờ vua và hệ thống cơ sở dữ liệu trên mạng Internet trong thực tiễn
giảng dạy.


6

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới, nâng cao chất lượng đào
tạo Đại học ở Việt Nam
1.1.1. Thực trạng giáo dục Đại học ở Việt Nam trong những năm gần
đây
Sự nghiệp giáo dục từ sau cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã trải qua

gần 70 năm và đạt được những thành tựu to lớn, trong đó quan trọng nhất là đã
góp phần tạo ra các thế hệ nguồn lực con người Việt Nam, nhân tố quyết định
thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Tuy nhiên, trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng
hiện nay, nền giáo dục của nước ta ngày càng bộc lộ những bất cập và hạn chế.
Về mục tiêu, thời gian gần đây, mục tiêu Giáo dục Đại học (GDĐH) ở
nước ta có sự thay đổi, như việc xác định quan niệm, mục đích của GDĐH là
đào tạo nhân tài (Luật Giáo dục Việt Nam năm 2012). Tuy nhiên, hiểu thế nào là
nhân tài thì cho đến nay vẫn chưa có quan niệm thống nhất. Nếu coi nhân tài là
người có sáng kiến, có khả năng, năng động, có đóng góp quan trọng vào sự
phát triển dù trong lĩnh vực nghiên cứu lý luận hay hoạt động thực tiễn, nghĩa là
nhân tài phải là những người nổi trội và hiếm trong xã hội thì mục tiêu này khó
đạt được đối với chất lượng thực tế của GDĐH ở Việt Nam hiện nay. Trong
thực tế, các trường đại học ở Việt Nam hiện nay, nhiều lắm cũng mới chỉ đủ khả
năng trang bị cho người học (sinh viên, học viên hay nghiên cứu sinh…) kiến
thức cơ bản, trang bị khả năng phân tích độc lập, dám suy nghĩ và biết suy nghĩ
(suy nghĩ có phương pháp - tư duy khoa học) [47].
Trong khi đó, rất nhiều quốc gia trên thế giới và ngay cả các quốc gia có
nền GDĐH tiên tiến khi đặt ra mục tiêu giáo dục, họ đều nêu lên những mục tiêu
rất thực tế. Một trường đại học danh tiếng ở Mỹ đã xác định mục tiêu của mình
như sau: “Mục đích của mơi trường giáo dục và sinh hoạt sinh viên là đào tạo
những cá nhân thành đạt và cơng dân có trách nhiệm. Người tốt nghiệp cảm thấy
tự tin trong việc tìm hiểu rộng rãi nhiều vấn đề và kinh nghiệm ở môi trường đại


7

học hay ngoài đời, dù là học bất cứ ngành chun mơn nào”. Chữ “thành đạt” có
thể hiểu là có sự hiểu biết về tri thức cơ bản, được sửa soạn kỹ càng để có thể tự
tin vào đời và vào thị trường lao động (kiếm sống cũng như phát triển tri thức).

Nhưng mục đích đào tạo thành những “cơng dân có trách nhiệm” thì được thể
hiện rất rõ ràng [75].
Với những mục tiêu như vậy, hầu hết các trường đại học ở Việt Nam hiện
nay ít đặt ra hoặc chưa thực sự coi trọng, nên cũng là một trong những nguyên
nhân góp phần làm giảm chất lượng sản phẩm (người học) sau đào tạo.
Về nội dung, trong một thời gian dài, những nội dung và chương trình
giáo dục khá phù hợp với nền giáo dục của nước ta và đã mang lại những thành
tựu hết sức quan trọng. Tuy nhiên, trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế
hiện nay, nội dung chương trình GDĐH nước ta đang bộc lộ rất nhiều bất cập và
hạn chế:
Một là, nội dung kiến thức đào tạo còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực
hành, chưa tạo được sự thống nhất gắn mục tiêu giáo dục với mục tiêu tìm kiếm
việc làm đối với người học.
Hai là, chưa tạo được sự liên thông giữa các chuẩn mực GDĐH trong
nước và quốc tế. Mặc dù được đặt dưới sự quản lý và giám sát chặt chẽ của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, nhưng trên thực tế, khả năng liên thông kiến thức giữa các
cơ sở GDĐH ở nước ta hiện nay còn rất hạn chế, ít thừa nhận và tiếp nhận các
kết quả đào tạo của nhau, nên người học rất khó khăn khi chuyển trường, ngành
học.
Ba là, chương trình học cịn nặng với thời lượng lớn. Một thống kê và so
sánh cho thấy, thời gian học 4 năm ở một lớp đại học tại Việt Nam là 2.138 giờ
so với Mỹ là 1.380 giờ. Như vậy chương trình học ở Việt Nam dài hơn 60% so
với Mỹ. Thời gian học nhiều như vậy nên người học khó tránh khỏi việc rơi vào
trạng thái ln bị áp lực hồn thành các chương trình mơn học, ít có thời gian để
tự học, tự nghiên cứu, hoặc tham gia các hoạt động xã hội khác [75].


8

Nhìn chung, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nội dung chương trình

GDĐH tại Việt Nam hiện nay tỏ ra bất cập và kém hiệu quả. Đây cũng được coi
là nguyên nhân cơ bản khiến nền GDĐH ở Việt Nam đang có xu hướng tụt hậu.
Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đại học, các trường đại học
ở nước ta hiện nay nhìn chung chưa tiếp cận với các phương pháp và hình thức
tổ chức dạy học đại học phổ biến của thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay,
do quan niệm giáo dục cần trang bị cho người học một lượng kiến thức càng
nhiều càng tốt để họ có thể có một nền tảng vững chãi khi ra trường nên vai trị,
vị trí của người học chưa thực sự được quan tâm. Các phương pháp và hình thức
tổ chức dạy học cịn khá lạc hậu. Kết quả khảo sát thực địa của Viện Hàn lâm
quốc gia Hoa Kỳ năm 2006 có phần nhận xét về phương pháp dạy và học đại
học của Việt Nam như sau: “Phương pháp giảng dạy không hiệu quả, quá phụ
thuộc vào các bài thuyết trình và ít sử dụng các kỹ năng học tích cực, kết quả là
có ít sự tương tác giữa sinh viên và giáo viên trong và ngoài lớp học; quá nhấn
mạnh vào ghi nhớ kiến thức theo kiểu thuộc lịng mà khơng nhấn mạnh vào việc
học khái niệm hoặc học ở cấp độ cao (như phân tích và tổng hợp), dẫn đến hậu
quả là học hời hợt thay vì học chuyên sâu; sinh viên học một cách thụ động”
[dòng 7. tr 2. 33]. Mặc dù những năm gần đây, theo chủ trương của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, nhiều trường đại học, cao đẳng trong cả nước đã bắt đầu áp dụng
phương pháp giảng dạy sinh viên theo phương thức tín chỉ, nhưng theo đánh giá
của nhiều chuyên gia, “Đào tạo tín chỉ ở Việt Nam hiện chưa thực sự đúng với
tinh thần của tín chỉ. Cách dạy, học vẫn cịn chưa thốt khỏi tinh thần niên chế.
Tính chủ động của sinh viên cịn yếu kém [dòng 14. tr 3. 48]. Sự đổi mới về
phương pháp giảng dạy trong các trường đại học ở nước ta hiện nay nhiều khi
chỉ mang tính hình thức. Các thiết bị giảng dạy, như máy chiếu, video... chỉ là
phương tiện hỗ trợ để nâng cao chất lượng giảng dạy, điều quan trọng hơn cả là
sự nhận thức rằng giáo dục phải mang tính sáng tạo, tinh thần trách nhiệm thể
hiện qua việc cải tiến về phương pháp và chương trình học vẫn chưa được chú
trọng [33];[48];[60].



9

Các phân tích trên chưa phản ánh đầy đủ và thực chất nền giáo dục Việt
Nam hiện nay, nhưng là hồi chng nhắc nhở để có ngay các giải pháp để đổi
mới có hiệu quả giáo dục nước nhà, trong đó có GDĐH nếu khơng muốn ngày
càng tụt hậu xa hơn so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
1.1.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng Giáo dục Đại học ở Việt
Nam
Cùng với quá trình đổi mới đất nước nói chung, đổi mới nền giáo dục
nước nhà, trong đó có GDĐH, ln được Đảng và Nhà nước quan tâm. Văn kiện
Đại hội XI của Đảng khẳng định “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt
Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập
quốc tế”. Ngày 04-11-2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam ra Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” [71].
Trong Văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ Tám khóa
XII, Đảng ta nhấn mạnh sự quan tâm đặc biệt và làm rõ hơn lập trường, quan
điểm, tính nhất quán về sự cần thiết phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục,
đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, khẳng định đây không chỉ là quốc sách hàng
đầu, là “chìa khóa” mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước, mà cịn là
“mệnh lệnh” của cuộc sống [73].
Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo,
phát triển nguồn nhân lực, xác định đây là một kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu
điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn
nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI, khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền
giáo dục nước nhà “dạy người, dạy chữ, dạy nghề”.
Việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới đang đặt ra ngày càng cấp thiết. Thứ
nhất, do chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo ở nước ta còn thấp so với yêu

cầu của công cuộc đổi mới, nhất là GDĐH và giáo dục nghề nghiệp. Hiện nay,


10

tồn quốc có hơn 70.000 cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ tốt nghiệp ra trường, nhưng
khơng tìm được việc làm, hoặc có việc làm nhưng khơng đúng nghề đào tạo;
nhiều người được tuyển chọn phải đào tạo lại mới sử dụng được. Thứ hai, hệ
thống giáo dục-đào tạo ở nước ta cịn bị khép kín, thiếu liên thơng giữa các trình
độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo, còn nặng lý thuyết, nhẹ thực
hành. Thứ ba, chưa gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học, với
sản xuất kinh doanh và nhu cầu của thị trường, dẫn đến tình trạng thừa thầy,
thiếu thợ. Thứ tư, chưa chú trọng đúng mức đến giáo dục đạo đức, nhân cách, lối
sống và kỹ năng, phương pháp làm việc. Thứ năm, phương pháp giáo dục còn
lạc hậu, chủ yếu truyền thụ kiến thức một chiều; tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá
kết quả còn thiếu thực chất, mắc bệnh thành tích. Thứ sáu, đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu. Thứ bảy, cơ
chế, chính sách, đầu tư cho giáo dục, đào tạo chưa phù hợp; cơ sở vật chất-kỹ
thuật thiếu đồng bộ, còn lạc hậu…[2]
Từ khi có Nghị quyết số 29, Hội nghị Trung ương 8, khóa XI, trong xã
hội ta, về nhận thức đã có sự thay đổi nhất định, dần đi đến thống nhất về sự cần
thiết phải chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang
phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học. Để “đổi mới căn bản và
toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực” đạt hiệu quả cao, chúng
ta phải đồng thời thực hiện nhiều giải pháp.
Một giải pháp quan trọng được nêu, đó là: “Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ
mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục, đào tạo theo
hướng coi trọng phát triển năng lực và phẩm chất của người học”. Trên cơ sở
xác định đúng, trúng mục tiêu đổi mới GDĐH, công khai mục tiêu, chuẩn “đầu
vào”, “đầu ra” của từng bậc học, mơn học, chương trình, ngành và chun ngành

đào tạo, thì việc tiếp theo là đổi mới chương trình khung các mơn học và nội
dung của nó theo hướng phát triển mạnh năng lực và phẩm chất người học, bảo
đảm hài hịa đức, trí, thể, mỹ; thực hiện tốt phương châm mới: Dạy người, dạy
chữ và dạy nghề (trước đây là dạy chữ, dạy người, dạy nghề).


11

Tiếp tục đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết
thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng
kiến thức vào thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri
thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn
hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và
nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, đường
lối của Đảng. Tăng cường GDTC, kiến thức quốc phòng, an ninh và hướng
nghiệp. Dạy ngoại ngữ và tin học theo hướng chuẩn hóa, thiết thực, bảo đảm
năng lực sử dụng của người học. Quan tâm dạy tiếng nói và chữ viết của các dân
tộc thiểu số; dạy tiếng Việt và truyền bá văn hóa dân tộc cho người Việt Nam ở
nước ngồi. Nói một cách khác, yếu tố đầu tiên của triết lý giáo dục Việt Nam
hiện nay là tăng cường yếu tố dạy người-chủ nhân của chế độ mới, của xã hội xã
hội chủ nghĩa.
Cùng với đổi mới chương trình, nội dung giáo dục, đào tạo cần đổi mới
công tác biên soạn sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu dạy học theo hướng đa
dạng hóa, cập nhật tri thức mới, đáp ứng yêu cầu của từng bậc học, các chương
trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của từng đối tượng. Cần khắc
phục lối học tập trung vào một số mơn học, một “khn” trong một sách giáo
khoa, giáo trình, tài liệu. Ở giai đoạn đầu của đổi mới, nên vừa nghiên cứu, biên
soạn các sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu dạy và học chung cho mọi người,
vừa nghiên cứu, biên soạn các sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu riêng cho phù
hợp với từng loại đối tượng, đáp ứng nhu cầu phát triển phẩm chất, năng lực,

năng khiếu cá nhân. Vì vậy, trong xây dựng cấu trúc chương trình mơn học cần
chú trọng nghiên cứu, biên soạn bổ sung các sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu
bắt buộc và tài liệu tham khảo, bổ trợ phù hợp với phát triển phẩm chất, năng
lực riêng của một lớp đối tượng. Theo đó, cần vận dụng phương pháp, cách thức
xây dựng chương trình sau đại học để thiết kế, xây dựng các chương trình khung
cho các bậc học theo hướng chuyên đề hóa dành cho người học có năng khiếu
về những lĩnh vực nhất định.


12

Đây là hướng mở để phát triển phẩm chất, năng lực cá nhân người học,
góp phần đào tạo chuyên sâu, chuyên gia. Theo đó, nên chia tổng thời gian học
thành hai phần, trong đó, một nửa dành cho học các mơn chung, số thời gian cịn
lại dành cho việc học các môn riêng theo năng khiếu để phát triển phẩm chất,
năng lực cá nhân. Điều này đòi hỏi người dạy phải tự đổi mới, nâng tầm cao tri
thức và đổi mới phương pháp, hình thức giảng dạy cho phù hợp. Hơn thế, nó
cũng đặt ra cho người quản lý các khoa, trường sư phạm phải đổi mới cách
tuyển chọn nhân sự giáo viên, giảng viên theo hướng phát triển phẩm chất và
năng lực của người giáo viên, giảng viên tương lai. Rõ ràng, khi mục tiêu giáo
dục, đào tạo được thay đổi căn bản, thì bắt buộc chương trình khung, nội dung,
phương pháp, hình thức giáo dục, đào tạo cũng phải thay đổi cho phù hợp.
Phương pháp dạy và học mới không chỉ làm cho người học phát triển tư
duy độc lập, sáng tạo mà còn giúp người thầy thêm tiến bộ, trưởng thành. Cùng
với đó, cần đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết
quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan, công bằng. Cần gắn chặt
giáo dục và đào tạo với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, với sản xuất, kinh
doanh; gắn nhà trường, viện nghiên cứu với các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí
nghiệp; gắn lý luận với thực tiễn công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Đó là những phương cách tốt nhất, hiệu quả nhất để đổi mới căn bản, toàn

diện giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nước nhà, như văn kiện trình
Đại hội XII của Đảng đã đề ra.
Nhận xét: Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực ở nước ta được nêu trong văn kiện Đại hội XII, về thực chất, là
một cuộc cách mạng trong lĩnh vực này, hiệu ứng của nó sẽ làm biến đổi tích
cực nhiều mặt của đời sống xã hội Việt Nam, là sự vun trồng “nguyên khí quốc
gia”, làm cho nền học vấn nước nhà hưng thịnh, đất nước phát triển bền vững.


13

1.2. Các quan điểm về đổi mới phương pháp dạy học Đại học
1.2.1. Những yêu cầu của thời đại đòi hỏi phải đổi mới phương pháp
dạy học
Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật (KHKT) trong những
thập kỷ vừa qua đã và đang tác động mạnh mẽ đến toàn bộ cuộc sống con người,
đưa đến nhiều biến đổi lớn lao trên khắp các lĩnh vực đời sống xã hội. Thời kỳ
tới chắc chắn KHKT còn phát triển mạnh mẽ hơn, đòi hỏi giáo dục phải đổi mới
phương pháp dạy học để đào tạo ra những con người vừa có trình độ cao về tri
thức, vừa phát triển cao về trí tuệ, sẵn sàng thích ứng với sự phát triển mới của
xã hội.
Các cuộc cách mạng lớn của thời đại như: Cách mạng truyền thông, cách
mạng tin học, cách mạng công nghệ…Đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư (CMCN 4.0) đang ngày càng khẳng định được tầm quan trọng vừa là
nền tảng vừa là động lực để bắt kịp đà phát triển công nghiệp trên thế giới, trong
đó việc sử dụng các phần mềm chuyên dụng vào công tác giảng dạy, huấn luyện
cũng đang đặt ra những yêu cầu mới cho con người có đủ khả năng sống và làm
việc theo kịp thời đại mới [4].
Vai trị của giáo dục là “khơng phải chỉ tích tụ tri thức, mà còn thức tỉnh
tiềm năng sáng tạo to lơn trong mỗi con người”, làm cho mỗi con người được

hưởng quyền cơ bản nhất của mình là giáo dục mà tổ chức giáo dục thế giới –
UNESCO đã khẳng định: Đổi mới phương pháp dạy học thực sự là đổi mới vai
trò giáo dục, làm cho giáo dục phát huy được vai trò to lớn đối với xã hội hiện
tại và tương lai [28].
Nhiều nước trên thế giới đã xem xét lại nền giáo dục của mình và tiến
hành đổi mới toàn diện giáo dục. Một trong những nội dung quan trọng nhiều
nước chú ý là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa, cá thể hóa
người học. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hóa người học
là biện pháp quan trọng để hịa nhập và góp phần tích cực vào chiến lược phát
triển giáo dục mới của thế giới [17].


×