ĐỀ TÀI
SỬ DỤNG BIỂU MẪU CỦA GOOGLE DRIVE TRONG CÔNG TÁC
ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, GIÁO VIÊN HÀNG NĂM Ở TRƯỜNG THPT VÕ
THỊ SÁU – TỈNH VĨNH PHÚC
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây Bộ GD-ĐT đã triển khai đánh giá cán bộ, giáo
viên trong ngành bằng nhiều hình thức như: Thanh tra lao động sư phạm nhà
giáo, đánh giá cán bộ công chức theo hướng dẫn hàng năm của Bộ Nội vụ ban;
Đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên
trung học phổ thông theo thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ban hành ngày ngày 22
tháng 10 năm 2009 của Bộ GD- ĐT,....Việc đánh giá giáo viên được kết hợp cả
hai hình thức đánh giá bên ngồi (được đánh giá) và tự đánh giá. Nhằm nâng
cao chất lượng đánh giá giáo viên trong năm học, nhiều trường THPT và Đại
học, Cao đẳng đã mạnh dạn sử dụng hình thức lấy ý kiến của học sinh, sinh viên
đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy. Đây là một bước tiến lớn trong cơng tác
đánh giá vì từ trước đến nay chúng ta vẫn dừng lại ở việc nhà giáo có quyền
đánh giá học sinh mà chưa có q trình ngược lại.
Việc lấy ý kiến học sinh, sinh viên về giáo viên có rất nhiều hình thức.
Nhiều trường đã sử dụng phiếu hỏi in trên giấy dưới dạng các câu hỏi trắc
nghiệm, có trường sử dụng phần mềm đánh giá để thu thập thông tin,...Trong
các năm học vừa qua trường THPT Võ Thị Sáu – Tỉnh Vĩnh Phúc đã sử dụng
hình thức ghi phiếu hỏi phát đến từng học sinh sau đó thực hiện kiểm phiếu, ghi
kết quả. Trên cơ sở đó Ban giám hiệu nhà trường thu thập, kiểm chứng thông tin
và trao đổi trực tiếp với giáo viên giảng dạy khi có vấn đề bất thường về kiến
thức, nội dung, phương pháp,...từ ý kiến phản hồi của học sinh.
Tuy nhiên qua thực tế lấy ý kiến học sinh bằng hình thức ghi phiếu hỏi
trong 2 năm học vừa qua, tôi nhận thấy hình thức này rất tốn kém, mất thời gian,
đặc biệt với những trường có nhiều học sinh và giáo viên thì cơng tác kiểm
phiếu cần nhiều người làm và rất tốn cơng vì được làm thủ cơng. Ví dụ tại
trường THPT Võ Thị Sáu có 18 lớp với 620 học sinh và 54 giáo viên, để hồn
thành cơng tác lấy ý kiến học sinh Ban giám hiệu đã phải huy động mỗi lớp 02
học sinh cùng làm công tác kiểm phiếu vì một giáo viên có thể dạy ở nhiều lớp,
nhiều khối, thậm chí nhiều mơn như Tốn – Tin; Văn – GDCD;....Kết quả kiểm
phiếu chỉ dừng lại ở các lớp học, không thu thập được ý kiến đầy đủ của tất cả
các học sinh mà giáo viên trực tiếp giảng dạy, gây khó khăn cho Ban giám hiệu
trong việc trao đổi với giáo viên về kết quả kiểm phiếu.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thơng tin phản hồi của tất cả học sinh
đối với từng giáo viên và công tác kiểm phiếu diễn ra tự động, không tốn thời
gian, công sức và kết quả kiểm phiếu phản ánh được tương đối chính xác về
giáo viên? Bằng kinh nghiệm sử dụng Google Drive và qua quá trình tìm hiểu
các tài liệu, tôi lựa chọ giải pháp: “Sử dụng biểu mẫu của Google Drive trong
công tác đánh giá cán bộ, giáo viên hàng năm”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này có mục đích tạo được một mẫu phiếu khảo sát dưới dạng
một phiếu hỏi trên máy tính bằng cách sử dụng mẫu khảo sát của Google Drive,
gửi phiếu hỏi qua thư điện tử của học sinh hoặc lớp học sinh và thu thập thơng
tin trả lời hồn tồn tự động, khắc phục những bất cập trong việc lấy phiếu tín
nhiệm hoặc lấy ý kiến học sinh bằng phiếu hỏi in sẵn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để giải quyết vấn đề đặt ra trong phần lý do chọn đề tài, tôi xác định các
nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Nghiên công tác kiểm tra đánh giá cán bộ giáo viên hàng năm của Bộ GD, Sở
GD-ĐT Vĩnh Phúc và các trường THPT trong và ngoài tỉnh Vĩnh Phúc.
- Nghiên cứu các phương pháp lấy ý kiến của học sinh, sinh viên về cán bộ, giáo
viên hàng năm ở các trường THPT và các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay, từ
đó xác định điểm mới của đề tài.
- Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn trên mạng internet, tìm hiểu các phương pháp,
cách thức tạo mẫu khảo sát trong Google Drive, thiết lập một hướng dẫn tạo
mẫu phiếu hỏi và lập được một phiếu hỏi online về giáo viên để tiến hành thực
nghiệm đề tài.
- Tiến hành khảo sát lấy ý kiến của học sinh trong toàn trường về giáo viên trực
tiếp giảng dạy với phương pháp khảo sát và phiếu khảo sát theo đề tài nghiên
cứu để đánh giá kết quả nghiên cứu, đưa ra kết luận và khuyến nghị.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Các phương pháp lấy ý kiến học sinh đối với giáo viên trực tiến giảng
dạy ở các trường THPT trong và ngoài tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Cách tạo biểu mẫu của google drive trong công tác đánh giá cán bộ,
giáo viên.
- Khách thể nghiên cứu: Cán bộ, giáo viên và học sinh Trường THPT Võ
Thị Sáu – Tỉnh Vĩnh Phúc.
5. Phạm vi nghiên cứu
Công tác lấy ý kiến học sinh đối với giáo viên ở trường THPT Võ Thị Sáu
– Tỉnh Vĩnh Phúc và các trường trong, ngoài tỉnh Vĩnh Phúc.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết: Thu thập và đọc các tài liệu lý luận, các văn bản
pháp qui, các đề tài nghiên cứu về đánh giá cán bộ, giáo viên và lấy ý kiến góp ý
của học sinh đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy. Cách tạo biểu mẫu lấy ý kiến
trong Google Drive và tính năng, tác dụng của biểu mẫu.
- Nghiên cứu thực nghiệm: Tổ chức đánh giá giáo viên bằng mẫu phiếu
khảo sát đã tạo ra trong Google Drive đối với HS của trường THPT Võ Thị Sáu.
Mở rộng đánh giá cán bộ giáo viên với mẫu phiếu đã lập ở một số trường THPT
trong tỉnh Vĩnh Phúc để đánh giá tác dụng của phiếu khảo sát theo giả thuyết
nghiên cứu.
- Rút ra kết luận và khuyến nghị.
7. Cấu trúc của SKKN
Cấu trúc SKKN được chia làm ba phần như sau:
-
Phần 1. Phần mở đầu
-
Phần 2. Nội dung, bao gồm:
+ Cơ sở lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
+ Khảo sát thực trạng lấy ý kiến học sinh về giáo viên bằng phiếu hỏi ở
trường THPT Võ Thị Sáu – Tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Đề xuất phương án xây dựng phiếu hỏi dưới dạng phiếu khảo sát trong
Google Drive và ứng dụng.
-
Phần 3. Kết luận và khuyến nghị
-
Ngồi phần chính văn cịn có phần danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục.
PHẦN II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Trong những năm gần đây đánh giá cán bộ giáo viên đã trở thành một
công việc hàng năm ở các nhà trường phổ thông và đại học, cao đẳng. Bộ GD –
ĐT đã ban hành thơng tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009
trong đó quy định rõ về chuẩn nghề nghiệp giáo viên, là cơ sở quan trọng để các
nhà trường đánh giá giáo viên trong một năm học. Khi đánh giá giáo viên theo
chuẩn, người được đánh giá phải đưa ra các minh chứng cần thiết để đối với các
tiêu chí, các chỉ số. Để các minh chứng có tính sát thực và hiệu quả, nhiều
trường THPT đã kết hợp giữa dự giờ giáo viên, kiểm tra kiến thức chuyên môn
hàng năm và đặc biệt là lấy ý kiến học sinh đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy.
Nhiều năm qua Sở GD –ĐT Vĩnh Phúc cũng đã thực hiện kiểm tra bồi dưỡng
chuyên môn hàng năm của giáo viên bằng bài kiểm tra nhận thức và kiểm tra
kiến thức chuyên môn. Nhiều trường THPT trong tỉnh cũng đã thực hiện công
việc này thường xuyên, liên tục, góp phần nâng cao kiến thức chuyên môn
nghiệp vụ của cán bộ, giáo viên. Song song với kiểm tra kiến thức chuyên môn,
nghiệp vụ, nhiều trường THPT đã thực hiện lấy ý kiến học sinh đối với giáo, coi
đó như một nguồn minh chức có giá trị trong việc đánh giá cán bộ, giáo viên và
xếp loại thi đua hàng năm.
2. Thực trạng công tác lấy ý kiến học sinh đối với giáo viên ở các trường
THPT hiện nay và những khó khăn.
Trong cơng tác lấy ý kiến học sinh đối với giáo viên, qua tìm hiểu trên các
phương tiện thông tin đại chúng, tôi được biết rằng nhiều trường THPT ở Hà
Nội hiện nay đã áp dụng hình thức này một cách khá phổ biến. Ví dụ như trường
THPT Phan Đình Phùng thuộc Quận Ba Đình – Thành phố Hà Nội đã áp dụng
lấy ý kiến học sinh đối với giáo viên từ năm học 2010-2011 theo sáng kiến kinh
nghiệm của thầy Phùng Hồng Kổn. Nhà trường đã xây dựng phần mềm tổng hợp
và phân tích các câu trả lời của học sinh, tính tốn các trọng số thống kê để đưa
ra các kết luận cần thiết đối với giáo viên, dùng kết quả đó như một minh chứng
cần thiết trong công tác đánh giá giáo viên hàng năm. Xu hướng này cũng đã
xuất hiện ở nhiều trường THPT ở tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm học vừa qua.
Ví dụ: Trường THPT Trần Phú sử dụng phiếu hỏi học sinh đối với tất cả các
môn học và giáo viên dạy các môn ôn thi Đại học - Cao đẳng; giáo viên ôn thi
học sinh giỏi bộ mơn; Trường THPT Phạm Cơng Bình lấy ý kiến của học sinh
có học lực khá trở lên đối với những giáo viên bị học sinh phản ứng, yêu cầu
thay đổi; THPT Sông Lô lấy ý kiến học sinh 3 lần/năm đối với tất cả các giáo
viên giảng dạy; THPT Bình Xuyên lấy ý kiến học sinh đối với cac giáo viên dạy
ôn thi ĐH – CĐ; THPT Võ Thị Sáu lấy phiếu hỏi đối với toàn bộ giáo viên đang
trực tiếp giảng dạy (02 lần/năm học); Qua trao đổi với cán bộ quản lý và một số
giáo viên có liên quan đến cơng tác này tơi đều thu được một kết quả là: Các
trường đều dùng hình thức in phiếu hỏi phát đến từng học sinh sau đó bộ phân
văn phòng kết hợp với học sinh, giáo viên chủ nhiệm và thậm chí cả tổ trưởng,
tổ phó chun môn thực hiện công việc kiểm phiếu. Công việc này tốn khá
nhiều thời gian của các thành viên đồng thời cán bộ quản lý của nhà trường
khơng có ngay kết quả với những số liệu đáng tin cậy vì các phiếu khảo sát được
thực hiện ở nhiều lớp khác nhau. Để khắc phục những hạn chế nói trên, tơi đề
xuất giải pháp sử dụng mẫu phiếu khả sát của Google Drive để lấy ý kiến học
sinh theo hình thức trực tuyến với việc tổng hợp số liệu tự động, nhanh gọn và
cho kết quả đáng tin cậy.
3. Giải pháp lấy ý kiến học sinh bằng phiếu khảo sát của Google Drive
3.1. Cách tạo mẫu phiếu khảo sát của Google Drive
Trong Google Drive hiện nay có tích hợp một ứng dụng cho phép tạo mẫu
khảo sát online được các công ty, đơn vị kinh doanh thường dùng để khảo sát
khách hàng hoặc đối tác, tạo phiếu hỏi khi cần điều tra một số thông tin liên
quan. Để tạo mẫu khảo sát chúng ta có thể tham khảo các tài liệu hướng dẫn trên
mạng internet tại rất nhiều địa chỉ, ví dụ: Tạo phiếu khảo sát trực tuyến với
Google Docs tại địa chỉ:
/>Nhìn chung để tạo mẫu khảo sát trong Google Drive chúng ta thực hiện
theo các bước cơ bản sau đây theo tài liệu tham khảo “Hướng dẫn sử dụng
Google drive tạo mẫu Form đăng ký – form bán hàng cơ bản” tại địa chỉ:
/>Bước 1: Truy cập Gmail. Chọn ứng dụng Drive trên góc trái
màn hình hình.
Bước 2. Tạo Form
Click vào Drive, Chọn “Tạo mới”, chọn “Google biểu mẫu” (lưu ý ai dùng ngơn
ngữ tiếng Anh thì nhấn “Create” rồi chọn “Form”). Cửa sổ hiện ra như hình ảnh
sau:
Bước 3: Tạo nội dung cho Form
Các dạng câu hỏi có thể tạo trong Form bao gồm:
1. Văn bản: Loại câu hỏi này thì mục trả lời sẽ là 1 câu, 1 đoạn. Loại này sử
dụng khi bạn muốn đặt 1 câu hỏi mở cho khách hàng (học sinh), khơng có đáp
án cụ thể.
Ví dụ: Nguyện vọng của bạn khi tham gia khóa học là gì?
2. Văn bản của đoạn văn: Tương tự như Văn bản nhưng phần trả lời được mở
rộng hơn.
3. Nhiều lựa chọn: Loại này thì phần đáp án sẽ có nhiều lựa chọn, học sinh chỉ
được chọn 1 trong các đáp án mình đưa ra (có thể thêm đáp án khác)
Ví dụ: Bạn chọn học vào ca nào?
O
Sáng
O
Chiều
O
Tối
4. Hộp kiểm: Tương tự như “Nhiều lựa chọn” nhưng học sinh sẽ được chọn
nhiều hơn 1 đáp án (cũng có thể thêm đáp án khác)
5. Chọn từ danh sách: Tương tự như “Nhiều lựa chọn”, nhưng học sinh chỉ
được chọn các đáp án có sẵn mình đưa ra, khơng được đưa ra đáp án khác
6. Thang tỉ lệ: Tạo ra thang đo tỉ lệ. Ví dụ: Theo bạn học tiếng anh có quan
trọng khơng?
7. Lưới: Tạo ra nhiều lựa chọn theo cả hàng và cột, phù hợp cho việc khảo sát.
Đưa ra lựa chọn về thời gian, phù hợp việc tạo câu hỏi về ngày sinh của học sinh
hoặc lựa chọn thời gian.
8. Ngày: Tạo ra lựa chọn về ngày tháng trong mẫu khảo sát.
9. Thời gian: Tạo lựa chọn về thời gian cụ thể: Giờ - Phút – Giây.
Như vậy thay vì tạo một phiếu hỏi hỏi ý kiến của học sinh trên Word hoặc
Exel, chúng ta có thể sử dụng ứng dụng tạo mẫu để tạo một phiếu hỏi. Tùy theo
mục đính có thể sử dụng một hoặc một vài kiểu câu hỏi trong 9 dạng câu hỏi nói
trên. Trong đề tài này tôi sử dụng phiếu hỏi với câu hỏi nhiều lựa chọn (dạng 2).
3.2. Tạo mẫu phiếu hỏi ý kiến học sinh đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy
Với mục đính tạo ra một phiếu hỏi học sinh về giáo viên, chúng ta có thể
sử dụng dạng câu hỏi nhiều lựa chọn như khi chúng ta soạn thảo trên word rồi in
ra cho học sinh. Khi sử dụng phiếu hỏi dạng in, nếu phải khảo sát riêng từng
giáo viên thì mỗi học sinh phải trả lời trên 10 phiếu, mỗi phiếu 20 câu hỏi như
vậy sẽ phải trả lời hơn 200 câu hỏi và như vậy thì cơng tác kiểm phiếu sẽ mất rất
nhiều thời gian. Để khắc phục điều đó, trường THPT Võ Thị Sáu đã sử dụng
tích hợp các câu hỏi giống nhau cho tất cả các mơn học trên một phiếu theo hình
thức dưới đây:
Cách tích hợp này sẽ kiểm tra được sự phản hồi của học sinh ở từng lớp
đối với giáo viên. Tuy nhiên sẽ rất mất thời gian khi kiểm phiếu vì sau khi học
sinh ở mỗi lớp trả lời người kiểm phiếu phải tổng hợp từng phiếu và tích vào các
môn tương ứng. Với 20 câu hỏi, nếu mỗi lớp có 40 học sinh thì mỗi mơn học sẽ
được kiểm dị 800 lần, chưa kể mỗi câu hỏi có 3 đáp án. Đó là nhược điểm lớn
nhất của cách dùng phiếu hỏi dạng in.
Với việc sử dụng mẫu phiếu của Google Drive chúng ta có thể tạo ra một
phiếu hỏi online với định dạng tùy ý của người khảo sát, có thể bổ sung, sửa
chữa câu hỏi, thay đổi nhiều dạng câu hỏi. Nếu lựa chọn dạng câu hỏi trắc
nghiệm nhiều lựa chọn thì các bước cơ bản như sau: (Theo hướng dẫn tại trang
)
Tại giao diện của phần tạo phiếu (mẫu) khảo sát ta lần lượt điền các nội dung:
- Phần “Mẫu câu khơng có tiêu đề” in đậm ở đầu ta điền vào đó tên mẫu của
mình.
Ví dụ: Phiếu lấy ý kiến học sinh; Lấy ý kiến về giáo viên Nguyễn Văn A hoặc
dùng tên giáo viên Nguyễn Văn A để đặt tên phiếu.
- Phần “Mô tả biểu mẫu” dùng để miêu tả cụ thể cho Form, cho học sinh biết
bạn là ai, đang làm gì, đây là Form để làm gì,…
Ví dụ: Tất cả các câu trắc nghiệm dưới đây để hỏi về các giáo viên của các bộ
mơn (tính đến thời điểm hiện tại) của lớp. Sau khi đã đọc kỹ câu hỏi, với mỗi
câu học sinh dùng chuột đánh dấu vào một (và chỉ một ) trong ba phương án đã
chọn…..
Mỗi 1 câu hỏi được tạo bởi 1 cửa sổ như hình ảnh sau:
- Tiêu đề câu hỏi: Là câu hỏi mình muốn hỏi học sinh
Ví dụ: 1. Nội dung kiến thức trong bài giảng của Thầy, Cô giáo?
- Văn bản trợ giúp: Miêu tả câu hỏi hoặc yêu cầu của câu hỏi để học sinh dễ
hiểu.
- Lựa chọn loại câu hỏi: Bạn lựa chọn loại câu hỏi cho phù hợp với nội dung
hỏi. Ví dụ: “Nội dung kiến thức trong bài giảng của Thầy, Cơ giáo?” thì chọn
loại câu hỏi “Nhiều lựa chọn”
Phía dưới loại câu hỏi là các phương án trả lời nếu chọn câu hỏi nhiều lựa chọn.
Ta điền các lựa chọn vào các ơ đó để được câu hỏi trắc nghiệm.
Ví dụ: Câu hỏi: Nội dung kiến thức trong bài giảng của Thầy, Cơ giáo? thì các
Tải bản FULL (20 trang): />lựa chọn có thể là:
Dự phịng: fb.com/TaiHo123doc.net
O Bám sát kiến thức, mở rộng vừa phải với học sinh
O Bỏ nhiều kiến thức trong SGK
O Dạy qua loa hoặc nâng cao nhiều quá
Sau khi xong nội dung câu hỏi, bạn click “Đã xong” và chuyển sang làm câu hỏi
tiếp theo bằng cách click “Thêm mục”.
Lưu ý: Bạn có thể chỉnh sửa câu hỏi, nhân đơi câu hỏi hoặc
xóa câu hỏi bằng các biểu tượng như hình bên:
Sau khi đã làm xong hết các câu hỏi, bạn hoàn thiện lại bảng câu hỏi của
mình với các phần như: Thêm câu cám ơn hoặc xác nhận học sinh đã đăng ký
thành cơng ở mục như hình dưới.
Cuối cùng, click vào “Đã xong”, và bạn đã hoàn thành xong 1 Form trực tuyến.
Lưu ý là mọi thay đổi sẽ được Google drive tự động lưu lại ngay sau khi bạn
thao tác, vì vậy khơng cần quan tâm đến việc Form đã lưu hay chưa.
Ngồi ra có thể trang trí mẫu phiếu để tạo hứng thú cho người trả lời, trên phiếu
ta chọn “Thay đổi chủ đề” và điều chỉnh font chữ, màu chữ,…ở các mục và
màu nền tại phần “Tùy chỉnh” bên phải màn hình tương ứng với “Chủ đề” đã
lựa chọn (như hình dưới đây)
Đến đây, cơ bản đã xong phần tạo nội dung cho Form và ta đã có một phiếu hỏi
hồn chỉnh, ví dụ một phiếu hỏi như hình vẽ dưới:
4083171