Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Tài Liệu Tập Huấn Giáo Viên Tăng Cường Kĩ Năng Đọc Viết Cho Học Sinh Tiểu Học.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.02 MB, 50 trang )

TĂNG CƯỜNG KĨ NĂNG ĐỌC VIẾT
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN

1


MỤC LỤC
Chủ đề 1:

Lĩnh hội và Phát triển Kĩ năng Đọc Viết

3

Chủ đề 2:

Ngơn ngữ

8

Chủ đề 3:

Nghe và Nói

25

Chủ đề 4:

Nền tảng của Kĩ năng Đọc Viết

41



Chủ đề 5:

Đọc & Viết: Văn Hư cấu

61

Chủ đề 6:

Đọc & Viết: Văn Phi Hư cấu

83

Chủ đề 7:

Đánh giá Quá trình

104

Phụ lục:

Các hoạt động giảng dạy nhằm Tăng cường Kĩ năng
Đọc Viết cho học sinh tiểu học

106

2


CHỦ ĐỀ 1:

LĨNH HỘI VÀ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG ĐỌC VIẾT
Chủ đề

Lĩnh hội và phát triển kĩ năng đọc viết

Mục tiêu

Hiểu về cách trẻ em lĩnh hội và phát triển kĩ năng đọc viết, cũng là nền tảng của phương pháp
tăng cường kĩ năng đọc viết cho trẻ tiểu học

Chuẩn bị

• Đọc chủ đề lĩnh hội và phát triển kĩ năng đọc viết
• Chuẩn bị các phong bì, trong đó có các định nghĩa cơ bản
• Chuẩn bị bản phóng to của hình miêu tả Đọc & Viết Thành thạo
• Bảng giấy lật
• Giấy/Bút chì

Tài liệu

• Tài liệu Tập huấn Giáo viên (Chủ đề lĩnh hội và phát triển kĩ năng đọc viết)
• Bảng giấy lật
• Bút dạ
• Các Định nghĩa quan trọng được cắt ra, phân loại và cho vào trong các phong bì riêng biệt

Thời gian

Khoảng 1 tiếng

1. Kĩ năng đọc viết là gì? (15 phút)



NĨI

LÀM





Mục tiêu của chủ đề này là giúp học viên hiểu rõ hơn về cách trẻ lĩnh hội và phát triển kĩ
năng đọc viết. Việc hiểu biết này sẽ đặt nền móng cho việc tiếp cận với phương pháp tăng
cường kĩ năng đọc viết dễ dàng hơn.
Để bắt đầu, hãy thảo luận nhanh các khái niệm sau:
Theo anh/chị “kĩ năng đọc viết” có nghĩa là gì?
“Biết đọc biết viết” là gì?



Hỏi ý kiến của học viên và viết các câu trả lời lên bảng giấy lật.



Cảm ơn chia sẻ của các anh/chị về khái niệm đọc viết
Kĩ năng đọc viết là khái niệm đa nghĩa. Hiểu theo cách đơn giản nhất, khái niệm này chỉ
kĩ năng có thể đọc và viết của một người. Trọng tâm của phương pháp tăng cường kĩ



năng đọc viết là hỗ trợ để trẻ có thể đọc hiểu văn bản và tự tạo được văn bản với mục

đích cụ thể. Đọc hiểu là “quá trình liên tục tiếp nhận và diễn giải ngữ nghĩa thông qua
việc tương tác với văn bản” (Snow & the RAND Reading Study Group, 2002, tr. 11).1

NÓI


Ở một mức độ cao hơn, kĩ năng đọc viết là có thể sử dụng khả năng đọc và viết để
phát triển hiểu biết, kĩ năng và sắp xếp để nhận thức về thế giới, tham gia vào các
hoạt động trong đó.

1

Snow, C., & the RAND Nhóm Nghiên cứu Đọc hiểu. (2002). Đọc để hiểu: Hướng đến chương trình R&D về đọc hiểu. Nghiên cứu được chuẩn bị cho Văn phòng
Nghiên cứu và Cải tiến Giáo dục (OERI), Sở GD Liên bang, Santa Monica, CA: Tập đoàn RAND.

3


2. Kĩ năng đọc viết được lĩnh hội và phát triển như thế nào? (30
phút)



NÓI

LÀM






Bây giờ chúng ta sẽ cùng thảo luận một số lí thuyết về việc trẻ lĩnh hội và phát triển kĩ năng
đọc viết như thế nào.
Mỗi nhóm có 1 phong bì trong đó có một số từ và định nghĩa tương ứng, mơ tả những lí
thuyết phổ biến về việc trẻ em lĩnh hội và phát triển kĩ năng đọc viết như thế nào. Hãy làm
việc theo nhóm và ghép các từ với định nghĩa tương ứng. Sau đó chúng ta sẽ cùng thảo
luận nhanh về những lí thuyết này.

Xếp học viên thành các nhóm 2 – 3 người. Đưa cho mỗi nhóm 1 phong bì khái niệm.

CÁC ĐỊNH NGHĨA QUAN TRỌNG
Lí thuyết về
sinh trưởng

Trong các điều kiện phù hợp, trẻ lĩnh hội kĩ năng đọc viết theo độ tuổi, gần giống với việc
hoa đến kì thì nở.

Lí thuyết về
văn hóa xã
hội

Trẻ lĩnh hội kĩ năng đọc viết là kết quả của việc tham gia vào các hoạt động và tương tác xã
hội.

Lí thuyết về
nhận thức

Trẻ lĩnh hội kĩ năng đọc viết thông qua các quá trình tư duy, giúp trẻ hiểu và xây dựng ngữ nghĩa.

Lí thuyết về

ngơn ngữ

Trẻ lĩnh hội kĩ năng đọc viết bởi vì đọc và viết là các dạng thức của ngơn ngữ (hoặc nghe và nói thơng
qua văn bản).

NĨI

LÀM

Sau khi đã ghép các từ với định nghĩa tương ứng, hãy thảo luận với thành viên trong nhóm những câu hỏi
sau :
 Anh/chị nghĩ gì về các quan điểm khác nhau về cách trẻ lĩnh hội kĩ năng đọc viết?
 Giáo viên tại địa phương của các anh/chị sẽ giảng dạy như thế nào, dựa trên những lí thuyết
khác nhau này?
 Sau khi nhóm của các anh/chị thảo luận xong, chúng ta sẽ cùng phát biểu về vấn đề này
theo nhóm lớn.


Yêu cầu học viên đưa ý kiến phản hồi về việc giáo viên tại địa phương của họ sẽ giảng dạy
như thế nào, dựa trên những lí thuyết khác nhau này. Viết lại ý kiến của họ lên bảng lật.



Cảm ơn các ý kiến sâu sắc của anh/chị về vấn đề việc trẻ lĩnh hội kĩ năng đọc viết như thế
nào.
Phương pháp tăng cường kĩ năng đọc viết được thiết kế dựa trên lí thuyết cho rằng bối cảnh
ngơn ngữ và văn hóa xã hội của trẻ ảnh hưởng đến cách trẻ lĩnh hội kĩ năng đọc viết. Điều
này cũng dựa trên quan điểm rằng giáo viên, phụ huynh, và người chăm sóc trẻ có thể sử
dụng các hoạt động cụ thể để giúp trẻ học, hiều và xây dựng ngữ nghĩa từ văn bản. Cuối
cùng, Phương pháp tăng cường kĩ năng đọc viết được xây dựng dựa trên quan điểm rằng

học đọc và viết là một quá trình phát triển đòi hỏi trẻ học và kết hợp các kĩ năng đọc và viết
khác nhau theo thời gian.



NÓI

3. Các giai đoạn trong phát triển kĩ năng đọc viết (15 phút)
4




NĨI

LÀM

NĨI



Mặc dù các bối cảnh ngơn ngữ và văn hóa xã hội khác nhau sẽ ảnh hưởng đến việc lĩnh hội và
hướng dẫn đọc viết, nghiên cứu cho biết vẫn có những qui tắc đọc viết có thể áp dụng chung
chung (hoặc những mẫu số chung trong việc mọi trẻ học đọc và viết như thế nào với các ngôn
ngữ và bối cảnh VHXH khác nhau).
Phương pháp tăng cường kĩ năng đọc viết giả định rằng hầu hết trẻ sẽ trải qua những giai
đoạn cơ bản khi các em phát triển kĩ năng đọc viết và cũng khuyến khích áp dụng sao cho
phù hợp với các hồn cảnh ngơn ngữ khác nhau.
Những giai đoạn này được mô tả trong Bảng 1. Hãy cùng nhau đọc những giai đoạn này.




Yêu cầu học viên đọc nội dung trong bảng và gọi một người xung phong đọc thành tiếng.



Anh/chị nghĩ gì về những giai đoạn này? Theo anh/chị, những giai đoạn này sẽ ảnh hưởng
như thế nào đến việc dạy đọc viết của giáo viên?
Những giai đoạn này không diễn ra đơn lẻ hay có gì bí mật. Các kĩ năng đọc viết mà trẻ em phát
triển kết hợp và củng cố lẫn nhau. Trẻ phát triển một số kĩ năng, ví dụ như từ vựng hoặc kiến
thức về thế giới, trong mọi giai đoạn. Phương pháp tăng cường kĩ năng đọc viết hướng đến việc
giúp trẻ học các kĩ năng này một cách đồng thời và đào sâu kiến thức theo thời gian.








LÀM

Hướng dẫn thảo luận nhanh về những giai đoạn này.
Nhắc nhở học viên rằng họ đang thảo luân những giai đoạn này để hiểu rõ hơn về căn
bản của Phương pháp Tăng cường kĩ năng đọc viết. Mặc dù không phải tất cả học viên
sẽ đồng ý với những giai đoạn này, điều quan trọng là họ hiểu để nắm chắc hơn
Phương pháp Tăng cường kĩ năng đọc viết.

5



Bảng 1. Các

giai đoạn phát triển kĩ năng đọc viết

Giai đoạn 0: Tiền biết đọc

Phát triển ngơn ngữ nói (bao gồm cả từ vựng)

Giai đoạn 1: Bắt đầu biết đọc

Chữ cái thể hiện âm thanh
Mối quan hệ giữa Âm – đánh vần

Giai đoạn 2: Đọc vững vàng và thành thạo

Các kĩ năng giải mã và mã hóa tín hiệu ngơn ngữ
Đọc trơi chảy

Giai đoạn 3: Đọc để tích lũy kiến thức mới

Giai đoạn 4: Quan điểm đa chiều

Mở rộng từ vựng
Xây dựng kiến thức cơ bản về thế giới
Phát triển các thói quen hoạt động
Phân tích văn bản một cách lơ gíc
Hiểu được các quan điểm đa chiều

Nguồn: Điều chỉnh từ Chall, J. (1983). Các giai đoạn phát triển kĩ năng đọc (New York: McGraw - Hill; tái bản lần 2 bởi Harcourt -


Brace năm 1996).

4. Mơ hình Đọc Viết Thành Thạo (15 phút)




NÓI



LÀM



Các giai đoạn phát triển kĩ năng đọc viết mà chúng ta đã thảo luận cho thấy mức độ quan
trọng trong việc giáo viên giúp học sinh học và thực hành những kĩ năng đọc viết cụ thể
như là từ vựng, chữ cái và những âm thanh tương ứng, đọc trôi chảy và những kĩ năng
khác.
Nếu không có kĩ năng đọc viết vững vàng, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển
hiểu biết, kĩ năng và sự sắp xếp để nhận thức về thế giới, tham gia vào các hoạt động
trong đó.
Hình ảnh cái cây sau đây miêu tả một mơ hình đọc viết thành thạo, tích hợp các kĩ năng
cần thiết để giúp trẻ đọc viết thành công. Đây là những kĩ năng trọng tâm của Phương
pháp Tăng cường kĩ năng đọc viết.
Hãy thảo luận về mơ hình cây này theo nhóm nhỏ. Sau đó, chúng ta sẽ cùng nhau chia sẻ
cảm nghĩ về mơ hình này.

Cho học viên thấy Hình 1


6


CHÚ THÍCH: Mơ hình Đọc Viết thành thạo dựa trên Phương pháp Phương pháp
Tăng cường Kĩ năng đọc viết cho học sinh tiểu học
- Phần tán cây: Đọc Viết thành thạo: Đọc hiểu, Từ vựng, Đọc thành thạo, Bảng chữ
cái, Nhận biết âm
- Nền đất: Động lực và niềm say mê đọc
- Rễ cây: Kiến thức về bảng chữ cái, Nhận biết chữ in, Tiếp xúc nhiều với sách, Kiến
thức cơ bản về âm, Ngơn ngữ nói và kiến thức về từ vựng
Nguồn: Điều chỉnh từ quyển Giới thiệu về Bộ Công cụ Hỗ trợ kĩ năng làm quen với Toán và Đọc viết cho
trẻ mầm non, SC 2013.

5. Phản hồi

NĨI




Anh/chị có ý kiến gì về Mơ hình Đọc Viết thành thạo này?
Cảm ơn các anh/chị đã đưa ý kiến. Những hoạt động giảng dạy mà chúng ta sẽ tiếp cận
trong khóa tập huấn giáo viên này được thiết kế để thúc đẩy những kĩ năng nói trên của học
sinh tiểu học, giúp cho các em trở nên thuần thục trong đọc và viết.

7


CHỦ ĐỀ 2:

NGƠN NGỮ
Chủ đề

Ngơn ngữ

Mục tiêu

Hiểu và giải thích được loại hình chuẩn bị và điều chỉnh đối với việc dạy và học nào là cần
thiết trong bối cảnh song ngữ/đa ngữ

Chuẩn bị

Đọc Chủ đề Ngôn ngữ; chuẩn bị các phong bì có từ và định nghĩa đi kèm; điều chỉnh các ví
dụ sao cho phù hợp với bối cảnh ngơn ngữ địa phương.

Tài liệu











Thời gian

Tài liệu Tập huấn Giáo viên (Mục Ngơn ngữ)

Sách giáo khoa hoặc Giáo trình
Các khái niệm quan trọng
Các định nghĩa được cắt rời và phân loại vào phong bì
Bản Điều tra Ngơn ngữ
Đoạn văn được trẻ viết ở các mức độ khác nhau
Paper Giấy
Bút màu hoặc bút dạ
Flashcards hoặc tranh treo tường có hình động vật
Giấy bảng lật
Bảng B-M-H (Biết-Muốn Biết-Đã Học Được) (Xem phụ lục A)

7.5 tiếng

1. Giới thiệu (20 phút)



NÓI





LÀM




Sau khi các nhóm/cặp thảo luận xong, tiếp thu phản hồi từ học viên.
Viết phản hồi của học viên lên bảng giấy lật.





Cảm ơn anh/chị đã trả lời cho câu hỏi này.
Phương pháp tăng cường kĩ năng đọc viết được phát triển dựa trên một nhóm Khái niệm
hoặc ngun lí Chủ chốt. Qua khóa tập huấn về Phương pháp Tăng cường kĩ năng đọc
viết, các anh/chị sẽ học và thảo luận về những khái niệm quan trọng này, cũng như chúng
liên quan đến việc dạy đọc cho trẻ tại cộng đồng anh/chị như thế nào.
Hôm nay, chúng ta sẽ cùng thảo luận những khái niệm quan trọng liên quan đến Ngơn
ngữ.

NĨI


LÀM

Ngơn ngữ là nền móng của việc học đọc và viết.
Chúng ta biết rằng mọi trẻ em – bất kể ngôn ngữ của các em là gì – cần học những kĩ
năng giống nhau khi các em bắt đầu học đọc và viết.
Tuy nhiên, có một vài khác biệt trong việc học đọc và viết, dựa trên các đặc tính khác
nhau của ngơn ngữ và khi trẻ học đọc bằng một ngôn ngữ không quen thuộc.
Cũng như vậy, giáo viên phải sử dụng ngôn ngữ cử chỉ thay cho khẩu lệnh khi dạy trẻ đọc
và viết trong bối cảnh song ngữ hoặc đa ngữ.
Hãy thảo luận theo nhóm hoặc theo cặp câu hỏi sau đây: giáo viên tại địa phương của
anh/chị phải đối mặt với những khó khăn về mặt ngơn ngữ nào trong lớp học?





Dán những khái niệm quan trọng lên bảng lật HOẶC yêu cầu học viên đọc về những nội
dung nền tảng trong Tài liệu Tập huấn Giáo viên của họ.
Đọc thành tiếng từng khái niệm quan trọng trước lớp.

8


A. Nội dung nền tảng của Phương pháp Tăng cường kĩ năng Đọc Viết về: Ngôn ngữ (15
phút)
1. Trẻ em học đọc và viết tốt nhất bằng ngôn ngữ mà các em có thể nói và hiểu.
2. Tiếng mẹ đẻ của trẻ là nguồn tư liệu mà các em có thể dùng để học đọc ở bất kì ngơn ngữ nào.
3. Giáo viên nên hiểu các đặc tính của tiếng mẹ đẻ của học sinh (vd: âm vần, bảng chữ cái).
4. Giáo viên nên điều chỉnh hướng dẫn dạy đọc và viết của mình theo nhu cầu của học sinh.
5. Với sự hỗ trợ phù hợp, trẻ em có thể học bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau từ khi bắt đầu đi học.

NĨI




Hãy thảo luận nhanh theo nhóm nhỏ hoặc theo cặp về những nội dung nền tảng này.
Sau đó chúng ta sẽ phát biểu ý kiến trước lớp

LÀM





Cho các nhóm thời gian để thảo luận.

Các anh/chị nghĩ gì về những nội dung nền tảng này?
Tiếp thu câu trả lời của học viên



Cảm ơn các anh/chị đã chia sẻ ý kiến. Một điều quan trọng chúng ta cần nhớ là trẻ em
trong bối cảnh đa ngữ cũng có khả năng học tập như các em người Kinh. Giống mọi trẻ
khác, các em cần có sự hỗ trợ phù hợp từ giáo viên, cha mẹ, và người chăm sóc để học
tập tốt.
Một trong những mục tiêu của chủ đề này là giúp các anh/chị hiểu những kĩ năng mà
chúng ta kì vọng giáo viên sẽ dạy và trẻ sẽ học được khi các em học đọc. Những hoạt
động các anh/chị sẽ học trong chủ đề này sẽ giúp các anh/chị hiểu làm thế nào để giúp
giáo viên dạy đọc hiệu quả hơn trong mơi trường song ngữ/đa ngữ.



NĨI

2. Dạy đọc viết trong mơi trường song ngữ/đa ngữ (25 phút)

NĨI





Để hiểu về khái niệm song ngữ/đa ngữ và ảnh hưởng của nó lên việc dạy và học đọc, giáo viên
cần hiểu những từ khóa và nội dung nền tảng được dùng để nói về ngơn ngữ.
Làm việc theo nhóm nhỏ 3 – 4 người, nhìn vào các từ và định nghĩa trong phong bì và ghép từ
với định nghĩa tương ứng.

Sau đó, mỗi nhóm sẽ đọc và giải thích cách ghép của nhóm mình.



Đưa cho mỗi nhóm một phong bì đã chuẩn bị sẵn.



LÀM

9


CÁC ĐỊNH NGHĨA QUAN TRỌNG
Ngôn ngữ thứ
nhất (NN1)

Ngôn ngữ đầu tiên mà trẻ nói và hiểu. Một số trẻ có thể có nhiều hơn một ngơn ngữ đầu
tiên. Cịn được gọi là “tiếng mẹ đẻ”.

Giáo dục
song/đa ngữ

Việc sử dụng nhiều hơn 1 ngôn ngữ trong các hoạt động dạy và học, một cách chính thống
hoặc khơng chính thống.

Ngơn ngữ giảng
dạy (NNGD)

Ngơn ngữ chính được sử dụng để thực hiện hầu hết các hoạt động dạy và học trong giáo

dục. Việc này có thể được quy định bởi chính sách, hoặc được các nhà sư phạm lựa chọn
đáp ứng cho nhu cầu nhận thức.

Ngôn ngữ thứ
hai (NN2)

Là ngôn ngữ khác với tiếng mẹ đẻ (hoặc ngôn ngữ thứ nhất) của một người; là ngơn ngữ
khơng quen thuộc (hoặc ít quen thuộc hơn) với học sinh so với NN1.

Sự thành thạo
cơ bản

Kiến thức và khả năng thường thức giữa các ngôn ngữ; học sinh có thể và nên chuyển
tiếp kiến thức và khả năng giữa NN1 và NN2 với sự giúp đỡ của giáo viên.

Từ tương đồng

Là từ có chung nguồn gốc ngôn ngữ học ở các ngôn ngữ khác nhau; những từ như vậy thường viết
tương tự nhau và có nghĩa giống nhau (vd: từ “mít tinh” trong tiếng Việt và “meeting” trong tiếng Anh)

Ngữ pháp

Là các qui tắc qui định việc kết hợp của từ và cụm từ thành các câu có nghĩa, tiếp đến là
thành các đoạn văn có nghĩa.





NĨI


LÀM







Anh/chị nghĩ gì về các định nghĩa quan trọng này?
Anh/chị có dùng các thuật ngữ khác để chỉ giáo dục song/đa ngữ ở địa phương mình khơng?
Nếu có thì đó là gì?
Điều quan trọng là chúng ta cần trải nghiệm thực tế việc học với một ngôn ngữ không
quen thuộc, và các hoạt động một giáo viên có thể sử dụng để cải thiện việc học của học
sinh trong môi trường song/đa ngữ.
Tưởng tượng anh/chị là một trẻ DTTS trong ngày đầu tiên đi học
Tơi sẽ đóng vai giáo viên của anh/chị, và nói với anh/chị bằng tiếng “Chichichi”.
Sau hoạt động này, chúng ta sẽ có phản hồi về hoạt động và liệt kê các hoạt động mà
giáo viên có thể sử dụng để cải thiện việc học của học sinh trong môi trường song/đa
ngữ.

Hãy làm theo các hướng dẫn trong hoạt động Chichichi sau.

10


B. Hoạt động Chichichi2 (20 phút)
Bước
Nói
Hành động

1.
2.

Chi chi Lan.
Chi chi chiu?

3.

Chi chi chiu?

4.

Bùm bùm

5.
6.

Bùm bùm!
Bùm bùm!
(khơng nói gì)

7.
8.

Chi chi Lan.
Chi chi chiu?

9.

Chi chi chiu?


10.

Bùm bùm

11.

Bùm bùm!
Bùm bùm!

12.

Ki ki!





NÓI




Ý muốn thể hiện

Khơng làm gì
Tơi tên là Lan
Nhìn và nói vậy với một người trong lớp. Đợi 2 giây Tên anh/chị là gì?
để người đó trả lời.
Nhìn và nói vậy với một người khác trong lớp. Đợi Tên anh/chị là gì?

2 giây để người đó trả lời.
Nói và nhìn về phía cửa, sau đó nhìn mọi người
Hãy ra xếp hàng ở cửa.
trong lớp.
Hướng đầu về phía cửa và nhìn cả lớp, mắt mở to, Hãy ra xếp hàng ở cửa!
ra vẻ khẩn cấp.
Hãy ra xếp hàng ở cửa!
Thở dài chán nản. Ngừng lại, thử nói một lần nữa,
lần này có kèm hành động minh họa.
Nói và chỉ vào mình trong khi nhìn cả lớp.
Chi chi Lan.
Nói và chỉ vào một người trong lớp, tỏ vẻ mặt đang Tên anh/chị là gì?
hỏi (nhướn mày). Chờ câu trả lời.
Nói và chỉ vào một người khác trong lớp, tỏ vẻ mặt Tên anh/chị là gì?
đang hỏi (nhướn mày). Chờ câu trả lời.
Nói và đi về phía cửa, giơ hay tay biểu thị hai hàng. Hãy ra xếp hàng ở cửa.
Chờ hai giây cho cả lớp làm theo.
Nói và đi đến 1 người, dắt người ấy ra cửa. lại đi Hãy ra xếp hàng ở cửa!
dắt một người khác ra xếp hàng sau người vừa rồi. Hãy ra xếp hàng ở cửa!
vừa làm vừa nói Bùm bùm. Tiếp tục dắt người thứ
bar a xếp hàng. Sau đó, chỉ cho những người cịn
lại ra xếp hàng, miệng vẫn ln nói Bùm Bùm!
Vẫy tay chào tạm biệt!
Tạm biệt nhé!

Anh/chị cảm thấy thế nào khi không hiểu một ngôn ngữ?
Cịn những cách nào khác mà anh/chị nghĩ là có thể giúp mình hiểu giáo viên tốt hơn?
Nếu anh/chị là giáo viên trong ví dụ vừa rồi, anh/chị sẽ làm gì để học sinh khơng cảm thấy
hoặc hành động như vừa rồi, khi tơi bắt đầu nói bằng một ngơn ngữ hồn tồn xa lạ?
Những khó khăn về ngơn ngữ mà giáo viên và học sinh gặp phải trong ví dụ này là gì?

Giáo viên đã sử dụng những hoạt động nào để giúp học sinh hiểu tốt hơn?

3. Hiểu về Bối cảnh Ngơn ngữ của Địa phương (5 phút)



NĨI


Điều quan trọng là giáo viên cần ghi chép lại và hiểu rõ những đặc tính trong tiếng mẹ đẻ
của học sinh.
Đặc tính của một ngơn ngữ, ví dụ như âm vần hoặc chữ cái tạo nên ngơn ngữ đó, và nó
được sử dụng như thế nào tại nhà, trong cộng đồng và nhà trường sẽ ảnh hưởng đến
cách thức giảng dạy của giáo viên dạy và việc học tập của học sinh.
Hãy làm việc theo nhóm cùng địa phương, thảo luận và viết ra câu trả lời cho những câu
hỏi sau đây về bối cảnh ngôn ngữ địa phương.

2

Điều chỉnh từ một hoạt động từ mô-đun tập huấn giáo viên PRAESA TELL của “Học một ngôn ngữ khác” (Worldwide Commons License).

11


A. Khảo sát về Bối cảnh Ngôn ngữ địa phương (30 phút)
Liệt kê tất cả các ngôn ngữ được sử dụng tại nhà và trong cộng đồng của học sinh (tiếng mẹ đẻ/NN1):

Liệt kê tất cả ngôn ngữ được sử dụng để dạy đọc viết cho trẻ tại trường (NNGD) theo khối lớp:

LOẠI NGƠN

NGỮ

Tiếng mẹ đẻ của
trẻ/Ngơn ngữ thứ
nhất (NN1)

TIÊU CHÍ
1.

Có phải hầu hết trẻ ở trường đều nói và hiểu cùng một NN1 khơng?

2.

NN1 có hệ thống chữ viết riêng khơng?

3.

Giáo viên có thể nói chuyện với trẻ bằng NN1 của trẻ khơng?

4.

Có tài liệu đọc bằng NN1 cho trẻ khơng?

5.

Có sách giáo khoa được viết bằng NN1 của trẻ khơng?



KHƠNG


6. Có thời gian biểu cụ thể ở trường để dạy trẻ đọc và viết bằng NN1 của
trẻ không?
7. Có phải hầu hết mọi trẻ ở trường đều nói và hiểu NNGD khơng?
Tiếng Việt/Ngơn
ngữ giảng dạy
(NNGD)

8.

Trẻ có thể hiểu những hướng dẫn bằng NNGD khơng?

9.

Trẻ có thể nói chuyện với nhau bằng NNGD khơng?

10. Giáo viên có thể nói chuyện với trẻ bằng NNGD khơng?

11. Giáo viên có nói và hiểu NNGD khơng?
12. Có tài liệu đọc bằng NNGD cho trẻ khơng?
13. Có sách giáo khoa được viết bằng NNGD khơng?
14. Có thời gian biểu cụ thể ở trường để dạy trẻ đọc và viết bằng NNGD
không?
15. NN1 và NNGD có cùng âm vần khơng (vd: âm vị, âm tiết)?
16. NN1 và NNGD có cùng hệ thống chữ viết khơng?
So sánh NN1 và
NNGD

17. NN1 và NNGD có giống nhau ở một số chữ cái hoặc biểu tượng chữ
viết nào đó khơng?

18. NN1 và NNGD có giống nhau về độ dài của từ hoặc có các từ thơng
dụng giống nhau khơng?
19. NN1 và NNGD có cùng cú pháp khơng (vd: trật tự sắp xếp từ loại)?

12


NÓI

Dựa vào câu trả lời của anh/chị cho các câu hỏi trên:


Trả lời các câu hỏi về ngơn ngữ này là khó hay dễ? Tại sao?



Có đủ tài liệu dạy và học bằng NN1 để giúp trẻ học đọc viết khơng (vd: hệ thống chữ viết tiêu
chuẩn, giáo viên có hiểu biết về NN1 của trẻ, tài liệu đọc, thời gian học)? Nếu khơng, nhà trường
và giáo viên có thể làm gì để cải thiện tình trạng này?



Trẻ trong trường của anh/chị có nói và hiểu NNGD đủ để học đọc viết bằng NNGD khơng? Nếu
khơng, tại sao?



Các đặc tính của NN1 và NNGD giống hay khác nhau? Điều này ảnh hưởng đến các hoạt động
của giáo viên trong lớp học như thế nào?


4. Hoạt động giảng dạy mẫu có thể sử dụng trong các lớp học đa ngữ (15 phút)


NÓI


LÀM



Cho học viên thời gian để thực hiện “Suy nghĩ – Ghép đôi – Chia sẻ”. Sau khi học viên chia sẻ
theo cặp xong, yêu cầu họ phát biểu trước cả lớp.



Cảm ơn các anh/chị về những ý kiến này. Bây giờ chúng ta sẽ cùng thảo luận một
số hoạt động thực tế để giáo viên có thể áp dụng để giúp trẻ học đọc, cũng như đặc biệt
hỗ trợ cho trẻ trong môi trường song/đa ngữ.
Tôi sẽ làm mẫu từng hoạt động đó.
Tơi sẽ đóng vai giáo viên, và anh/chị sẽ đóng vai học sinh.
Sau mỗi hoạt động, anh/chị sẽ có cơ hội điều chỉnh những hoạt động này cho phù
hợp với bối cảnh của mình, và làm mẫu trước cả lớp.





NĨI

Trên thế giới, có nhiều nghiên cứu về làm thế nào để dạy trẻ học trong môi trường đa

ngữ. Nghiên cứu này đã đi đến ba kết luận chính:
 Các hoạt động giảng dạy có hiệu quả nói chung cũng có thể áp dụng
được với trẻ trong mơi trường song/đa ngữ.
 Trẻ học trong môi trường song/đa ngữ cần hỗ trợ thêm từ phía giáo viên.
 Giáo viên có thể tận dụng vốn hiểu biết NN1 của trẻ để dạy trẻ học đọc
bằng một ngôn ngữ khác (NN2).
Anh/chị nghĩ gì về những ý kiến này? Để thảo luận các ý kiến của mình, chúng ta sẽ dùng một
hoạt động gọi là “Suy nghĩ – Ghép đôi – Chia sẻ” mà chúng ta sẽ áp dụng xuyên suốt khóa tập
huấn Phương pháp tăng cường kĩ năng đọc viết này. Đầu tiên, hãy nghĩ về ba ý kiến trên. Tiếp
đó, chia sẻ những suy nghĩ của mình với người ngồi cạnh anh/chị. Sau đó, chúng ta sẽ chia sẻ ý
kiến với cả lớp.

Các hoạt động giảng dạy có hiệu quả nói chung cũng có thể áp dụng được với trẻ trong mơi trường
song/đa ngữ (10 phút)

NĨI

LÀM




Có một số hoạt động giảng dạy có hiệu quả nói chung đối với tất cả mọi đối tượng học sinh
đang học đọc, bao gồm cả trẻ trong môi trường song/đa ngữ.
Một số “Qui tắc Vàng cho giáo viên” ln cần nhớ như sau:



Dán danh sách các “Qui tắc Vàng cho giáo viên” trong lớp tập huấn.




Đọc thành tiếng từng qui tắc

13


“Qui tắc Vàng cho giáo viên”


Hãy kiên nhẫn – cho học sinh đủ thời gian để luyện tập.



Hãy nói thật ân cần với học sinh – không trêu chọc trẻ!



Khuyến khích học sinh đặt câu hỏi.



Theo dõi q trình học tập của từng em để xác định những cá
nhân cần trợ giúp đặc biệt.



Phản hồi tích cực với trẻ.




Nói chậm và rõ ràng, quay mặt về phía học sinh.



Cho học sinh làm việc theo cặp và theo nhóm (phân cơng bạn
cùng tiến cho các em cần trợ giúp đặc biệt)



Dạy một chủ đề theo nhiều cách khác nhau (để nhận ra mỗi
học sinh có một cách thức học tập và tiếp thu khác nhau!).



Xác định, khuyến khích ưu điểm và hứng thú học tập của học
sinh.


Nguồn: Special Needs Action Pack, 2016.



NÓI


Giữ liên lạc với phụ huynh học sinh để họ có thể hỗ trợ việc
học của con em mình tại nhà.

Bây giờ tôi sẽ làm mẫu một hoạt động giảng dạy sử dụng 1 trong những qui tắc vàng bên

trên: làm việc theo cặp và nhóm. Tơi sẽ làm mẫu cách sử dụng qui tắc này trong môi
trường song/đa ngữ.
Tôi sẽ đóng vai giáo viên, và anh/chị sẽ đóng vai học sinh.

HOẠT ĐỘNG 1: Hoạt động theo cặp để giúp trẻ đọc trôi chảy và hiểu bài (25 phút)
Mô tả: Trẻ làm việc theo cặp để luyện đọc trôi chảy một văn bản ngắn.
Tài liệu: Văn bản
Kĩ năng cơ bản: Đọc trôi chảy; Đọc hiểu
Hướng dẫn
Phân công các cặp. Chú ý phân công những em giỏi tiếng Việt (NNGD) với những em kém hơn.

1.

2.

NĨI “Hơm nay các em sẽ luyện nghe và đọc một văn bản ngắn.”

3.

Giao cho cả lớp một văn bản phù hợp với trình độ của các em

4.

NĨI, “Lớp mình sẽ đọc văn bản này với tốc độ vừa phải và diễn cảm phù hợp. Các em đừng đọc nhanh quá
hoặc chậm quá. Nếu em thấy bạn của mình đọc nhanh hoặc chậm quá, hãy lịch sự nhắc bạn và đọc mẫu cho
bạn xem nên đọc thế nào.”

5.

Trong 1 cặp, hướng dẫn cho em A (em giỏi tiếng Việt hơn) đọc thành tiếng một câu (hoặc một đoạn văn,

nếu độ dài phù hợp) và yêu cầu em B lắng nghe.

6.

Sau đó, em B đọc lại câu/đoạn văn đó.

7.

Cặp sẽ tiếp tục đọc như vậy cho đến khi đọc hết văn bản.

8.

Giáo viên sẽ di chuyển quanh phòng để nghe các cặp đọc và sửa cho các em nếu cần thiết.

Mở rộng và nâng cao
 Mỗi cặp có thể viết ra một câu hỏi đọc hiểu về văn bản vừa rồi và chia sẻ theo nhóm.
 Mỗi nhóm sẽ trả lời các câu hỏi được đưa ra (trả lời miệng hoặc viết).
 Mỗi nhóm có thể vẽ một bức tranh diễn tả cách hiểu của các em về câu chuyện vừa rồi.
14


 Mỗi học sinh có thể phản hồi mức độ hiểu câu chuyện của mình bằng cách giơ tay (giơ tay =
hiểu; không giơ tay = vẫn đang cố gắng hiểu)
 Bây giờ chúng ta sẽ học một số hoạt động khác mang tính hỗ trợ hướng dẫn cho trẻ trong mơi trường
song/đa ngữ.

NĨI

LÀM


NĨI



Anh/chị nghĩ gì về hoạt động này? Liệu giáo viên tại địa phương của anh/chị có thể thực
hiện hoạt động này đối với học sinh học đọc bằng ngôn ngữ không quen thuộc với các em
không?



Cho học viên thảo luận nhanh về vấn đề này.




Cảm ơn phản hồi của các anh chị về hoạt động này.
Bây giờ chúng ta sẽ học một số hoạt động khác mang tính hỗ trợ hướng dẫn cho trẻ
trong mơi trường song/đa ngữ.

B. Các hoạt động mang tính hỗ trợ hướng dẫn cho trẻ (5 phút)

NĨI

• Khi học bằng NN2 (ngơn ngữ không quen thuộc), dạy trẻ sử dụng hành động trực quan sẽ rất hữu ích
cho giáo viên.
Trực quan hóa kiến thức từ sách vở sẽ cho phép trẻ hiểu rõ hơn chữ cái và từ vựng, và hỗ trợ
việc đọc hiểu của các em.
• Bây giờ tơi sẽ minh họa một vài hoạt động học đọc để giúp trẻ trong mơi trường song/đa ngữ.

HOẠT ĐỘNG 2: Thẻ chữ cái có hình minh họa (20 phút)

Mơ tả: Trẻ viết ra các chữ cái cụ thể vào các thẻ và minh họa với hình vẽ của vật có tên bắt đầu bằng chữ cái đó.

Tài liệu: Giấy hoặc thẻ ghi chú, bút chì, bút màu.
Kĩ năng cơ bản: Kiến thức về bảng chữ cái; biết viết
Hướng dẫn
1. NĨI, “Hơm nay chúng ta sẽ luyện viết chữ cái và vẽ tranh hình minh họa có tên bắt đầu bằng chữ cái đó.”
2.

Viết 1 chữ cái lên bảng (vd: A) và đọc chữ cái lên.

3.

Yêu cầu học sinh đọc chữ cái lên.

4.

Yêu cầu học sinh liệt kê các từ bắt đầu với chữ cái này.

5.

Vẽ hình của vật thể đó lên bảng, cạnh chữ cái.

6.

Yêu cầu trẻ viết chữ cái vào giấy hoặc thẻ ghi chú của mình và vẽ 1 hình minh họa cạnh chữ cái đó.

7.

Lặp lại hoạt động này cho đến khi mỗi trẻ đã làm được khoảng 5 thẻ chữ cái có hình minh họa.


Mở rộng và Nâng cao
• Cuối cùng, trẻ có thể tự tạo một bảng chữ cái có hình minh họa của riêng mình.
• Mỗi trẻ có thể được giao cho minh họa 1 chữ cái, và sẽ lên trình bày trước lớp hình minh họa của mình.
• Trẻ có thể làm việc theo nhóm để tạo ra những bảng chữ cái có hình minh họa
• Giáo viên có thể sử dụng hoạt động này để tạo ra các danh sách từ mới có hình minh họa kèm theo (vd:
viết từ “quả cam” vào một thẻ giấy và vẽ/đính hình của 1 quả cam đi kèm bên cạnh).

15


NĨI



Bây giờ tơi sẽ làm mẫu một hoạt động dạy đọc sử dụng trực quan khác để hỗ trợ trẻ trong
mơi trường song/đa ngữ. Sau đó chúng ta sẽ cùng thảo luận và thực hành các hoạt động
này.

HOẠT ĐỘNG 3: Dùng bảng biểu để xây dựng kiến thức cơ bản (30 phút)
Mô tả: Học sinh sử dụng một bảng biểu – bảng B-M-H (biết-muốn biết-đã học được) – để khơi gợi kiến thức
cơ bản, lắng nghe giáo viên đọc thành tiếng và viết về những gì trẻ học được.
Tài liệu: Một câu chuyện phù hợp lứa tuổi về một chủ đề mới có nhiều từ vựng khơng quen thuộc với học sinh,
bảng B-M-H, giấy và bút.
Kĩ năng cơ bản: Từ vựng; Đọc; Đọc hiểu
Hướng dẫn
1. Nói “Hơm nay thầy/cơ sẽ đọc cho các em nghe một câu chuyện. Sau đó chúng ta sẽ cùng nói chuyện
về ý nghĩa và các từ mới trong đây để giúp các em hiểu được câu chuyện nhé!”
2.

Chỉ vào bảng B-M-H (được vẽ hoặc dán sẵn trên bảng) và nói “Chúng ta sẽ dùng bảng này để giúp mình

sắp xếp suy nghĩ về câu chuyện, và các em sẽ viết vào đây nhé.”

3.

Cho trẻ xem bìa câu chuyện và nói “Câu chuyện này là về [Chủ đề]. Các em biết gì về [Chủ đề] nhỉ?”

4.

Khi anh/chị nghe câu trả lời từ học sinh, hãy viết lại vào cột “Chúng ta biết” trong bảng.

5.

Nói, “Rất tốt. Chúng mình đã biết khá nhiều về [Chủ đề] rồi đấy. Nhưng thầy/cơ nghĩ là cịn một vài điều mình
chưa biết đâu. Vậy các em muốn tìm hiểu gì về [Chủ đề] nữa nhỉ? Các em nghĩ câu chuyện của chúng ta sẽ
kể về điều gì? Bây giờ các em hãy đặt câu hỏi về những điều các em muốn biết, và thầy/cô sẽ viết vào bảng
này nhé.”

6.

Khi anh/chị nghe các câu hỏi từ phía học sinh, ghi lại vào cột “Muốn biết” trong bảng.

7.

Nói “Bây giờ thầy/cơ sẽ đọc câu chuyện và các em sẽ lắng nghe. Khi nghe, các em hãy nghĩ về những điều
chúng mình đã nói rằng mình muốn biết nhé.” Đọc thành tiếng câu chuyện, dừng trong lúc đọc để chỉ cho
học sinh các bức tranh và hỏi câu hỏi gợi mở về câu chuyện.

8.

Nói “Bây giờ thầy/cô đã đọc xong câu chuyện rồi, các em có biết thêm được điều gì mới về [Chủ đề] mà

trước đây chưa biết hay khơng? Chúng ta có trả lời được câu hỏi nào trong số những câu viết trên bảng
này không nhỉ?”

9.

Đợi học sinh trả lời hoặc gọi một vài em trả lời. Nếu các em trả lời được, hãy viết câu trả lời của các em vào
cột “Đã học được” trong bảng.

10. Nói “Chúng ta đã trả lời được một vài câu hỏi rồi, nhưng thầy/cô thấy vẫn còn một số mà chúng ta
chưa trả lời được. Chúng ta hãy cùng nghe lại câu chuyện này một lần nữa để xem cịn gì mà chúng
ta có thể học được không nhé.”
11. Đọc thành tiếng câu chuyện lần thứ hai, dừng trong lúc đọc để cho học sinh quan sát tranh và hỏi câu
hỏi gợi mở về câu chuyện.
12. Nói “Bây giờ chúng ta đã được nghe câu chuyện lần thứ hai. Chúng ta biết thêm được điều gì nhỉ?”
13. Viết câu trả lời của học sinh vào bảng
14.

Nói “Các em có thích nghe câu chuyện này khơng? Các em thích nhất đoạn nào? Bây giờ chúng ta sẽ gỡ BẢNG B-

M-H này xuống. Mấy ngày nữa, chúng ta có thể đọc lại câu chuyện và thay đổi nội dung bảng nếu có thể nhé.”
Mở rộng và Nâng cao
16


• Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm hoặc theo cặp, hoặc cá nhân để hồn thành bảng B-M-H.
• Sử dụng bảng này để tách một câu chuyện dài thành nhiều phần ngắn. Mỗi ngày, giáo viên có thể đọc một
phần cho học sinh và yêu cầu các em hồn thành một phần của bảng.

NĨI


LÀM



Đó mới chỉ là hai ví dụ về việc sử dụng trực quan sinh động để hỗ trợ trẻ học trong môi
trường song/đa ngữ. Các anh/chị có thể kể ra các cách khác khơng?



Viết câu trả lời vào bảng lật.

THỰC HÀNH (60 PHÚT)


NÓI




LÀM

NÓI











Bây giờ anh/chị sẽ có cơ hội thực hành một trong những hoạt động trực quan này. Hãy
làm việc theo nhóm 3 – 4 người, chọn 1 hoạt động và chuẩn bị một tiết học ngắn theo
chuẩn chương trình giáo dục phổ thơng.
Viết các bước của tiết học lên bảng lật và chuẩn bị các tài liệu hoặc văn bản cần thiết cho
tiết học.
Sau khi tất cả các nhóm đã xong, tơi sẽ mời một hoặc hai nhóm lên làm mẫu tiết học của
mình cho cả lớp quan sát.
Phân cơng học viên thành các nhóm 3 – 4 người.
Cung cấp cho các nhóm một bảng giấy lật, bút dạ để viết ra kế hoạch bài học của họ.
Cho các nhóm thời gian để xác định bài học hoặc mục tiêu bài học từ sách giáo khoa hoặc
giáo trình mà họ sẽ tập trung vào. Yêu cầu các nhóm viết lên bảng lật.
Yêu cầu 1 hoặc 2 nhóm trình bày kế hoạch bài giảng của mình.
Cảm ơn các anh/chị đã trình bày hoạt động của mình
Bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục học các hoạt động khác để giúp trẻ trong môi trường đa ngữ.
Phương pháp Total Physical Response (Tạm dịch Phản xạ toàn thân), TPR, là một công
cụ hữu hiệu để tăng cường từ vựng cho trẻ học NN2. Các hoạt động của TPR yêu cầu học
sinh phản ứng lại sử dụng hoạt động cơ thể khi học từ/cụm từ mới.
TPR giúp trẻ nhớ được từ mới và tạo khơng khí vui nhộn trong lớp học!

17


HOẠT ĐỘNG 4. Sử dụng phương pháp Phản xạ toàn thân (TPR) (10 phút)
Mô tả: Trẻ quan sát và làm lại hành động miêu tả cảm xúc để học từ mới.
Tài liệu: Giấy hoặc thẻ ghi chú, bút chì hoặc bút màu
Kĩ năng cơ bản: Từ vựng
Hướng dẫn
1. Nói “Hơm nay chúng ta sẽ học từ mới miêu tả cảm xúc, cảm giác nhé.”

2.

Nói từ chỉ cảm xúc đầu tiên (vd: vui vẻ). Khi anh/chị nói từ này, sử dụng cử chỉ và biểu cảm khuôn
mặt để diễn tả từ.

3.

Yêu cầu học sinh nhắc lại từ này (vd: vui vẻ) và kết hợp với các cử chỉ và biểu cảm khn mặt để diễn tả từ.

4.

Lặp lại chu trình này cho các từ chỉ cảm xúc mới.

5.

Sau khi thực hành các từ chỉ cảm xúc với học sinh ít nhất 3 lần, hãy nói các từ đó mà khơng có các cử chỉ
và biểu cảm khn mặt.

6.

Sau khi nói từ, yêu cầu học sinh thể hiện các cử chỉ và biểu cảm khuôn mặt phù hợp với từ chỉ cảm xúc đó.

7.

Lặp lại hoạt động này cho đến khi cả lớp có thể ghép từ với các cử chỉ và biểu cảm khn mặt một cách chính

xác.

18



Mở rộng và Nâng cao
• Mỗi học sinh có thể làm việc theo cặp để lặp lại hoạt động này.
• Trẻ có thể tự tạo các thẻ từ chỉ cảm xúc, viết từ và vẽ một hình tương ứng với cảm xúc đó vào thẻ.
• Làm một quyển sách cảm xúc với từ và hình tương ứng với cảm xúc đó và để trong lớp học. Học
sinh có thể sử dụng quyển sách này để thể hiện cảm xúc của mình.

NĨI

LÀM



Đây mới chỉ là 1 ví dụ về việc sử dụng Phương pháp Phản xạ toàn thân để giúp trẻ học
NN2. Các anh/chị có các ví dụ nào khác từ thực tế làm việc của mình khơng?



Viết câu trả lời của học viên lên bảng lật

C. Các Hoạt động học đọc bằng NN2 dựa trên tiếng mẹ đẻ của trẻ. (5 phút)

NĨI





Vốn kiến thức mà trẻ có được trong tiếng mẹ đẻ là nguồn tư liệu trong lớp học đọc.
Giáo viên có thể so sánh âm vần, chữ cái, từ vựng và ngữ phá của NN1 với NN2 để giúp

trẻ sử dụng tất cả kiến thức của mình để học đọc.
Bây giờ tôi sẽ làm mẫu một vài hoạt động đơn giản để dạy trẻ đọc bằng NN2 dựa trên
tiếng mẹ đẻ của các em.

HOẠT ĐỘNG 5: Sử dụng cấu trúc câu (dạng Nói hoặc Viết) (20 phút)
Mơ tả: Giáo viên chỉ vào các vật, mơ hình diễn tả và so sánh ngôn ngữ, và trẻ lắng nghe và luyện tập.
Tài liệu: Hình ảnh thức ăn hoặc đồ ăn (có thể sử dụng với các nhóm từ chủ đề khác)
Kĩ năng cơ bản: Ngơn ngữ nói; Biết viết
Hướng dẫn
1. Nói “Chúng ta có một số loại đồ ăn (hoặc hình ảnh đồ ăn) ở đây. Chúng ta sẽ thực hành nói về (mơ tả) những
loại đồ ăn này. Chúng ta cũng sẽ so sánh các đồ ăn này với nhau. Chúng ta sẽ nói xem các đồ ăn này giống
hay khác nhau nhé!”
2.

Nói “Đầu tiên, thầy/cơ sẽ cho các em một ví dụ. Hãy chăm chú lắng nghe nhé.”

3.

Viết câu lên bảng hoặc bảng lật. Chỉ vào từng từ khi anh/chị đọc thành tiếng câu đó lên.

4.

Nói “Qủa chuối màu vàng nhưng quả dưa chuột màu xanh. Các em hãy nhắc lại câu này nào.”

5.

Nói “Bạn nào giỏi nói cho thầy/cơ biết câu này nói như thế nào bằng tiếng H’Mong nhỉ?”

6.


Lắng nghe câu trả lời của cả lớp và viết câu trả lời bằng tiếng H’Mong lên bảng, dưới câu tiếng Việt. (tiếng H’mong:
“txir tsơưz txuôv đangx tangz txir điz nangl xêv njz”)

7.

Nói “Trong cả hai câu trên cơ đã sử dụng từ của mình để cho thấy sự khác biệt giữa hai loại đồ ăn. Trong
câu nói bằng tiếng Việt, từ nào cho thấy chúng ta đang so sánh nhỉ?”

8.

Tìm kiếm câu trả lời từ phía học sinh cho từ “nhưng”. Khoanh trịn từ “nhưng” trong câu nói.

9.

Nói “Đúng rồi. Thầy/cô đã dùng từ “nhưng” để chỉ sự khác biệt giữa hai vật thể. Thế trong tiếng H’mong thì
là từ gì nhỉ?”

10. Tìm kiếm câu trả lời từ phía học sinh cho từ “tangz”. Khoanh trịn từ “tangz” trong câu nói.
11. Nói “Các em ạ, từ “nhưng” trong tiếng Việt được sử dụng như từ “tangz” trong tiếng H’mong đấy. Bây giờ
chúng ta sẽ làm thêm một vài so sánh nữa sử dụng từ “nhưng” nhé.”
12.

Viết mẫu câu lên bảng và yêu cầu học sinh điền vào chỗ trống. Ví dụ:
______________thì______________, nhưng_________thì__________.

19


Nếu anh/chị cảm thấy học sinh vẫn còn chưa thành thạo, hãy lặp lại bước 4-11 và sử dụng một ví dụ khác,
như: “Củ khoai lang thì dài, nhưng quả cam thì trịn.”

13. Nói “Bây giờ, các em hãy quay sang bạn bên cạnh và cùng nhau thực hành mô tả và so sánh các đồ ăn này
nhé.”
14. Để học sinh thực hành theo nhóm. Sau đó, yêu cầu một vài em đưa ví dụ về so sánh của mình.
Mở rộng và Nâng cao
• Yêu cầu một học sinh làm mẫu trước lớp.


Lặp lại hoạt động này sử dụng các liên từ khác. Ví dụ, “Cam là một loại quả, và chuối cũng là một loại quả.”




NĨI





Anh/chị nghĩ gì về bài học mẫu câu bên trên? Liệu giáo viên trong cộng đồng của anh/chị
có thể áp dụng hoạt động này trong lớp học không?
Một hoạt động dạy đọc NN2 dựa trên tiếng mẹ đẻ của học sinh khác là tạo một danh sách
từ tương đồng.
Từ tương đồng là những từ ở các ngôn ngữ khác nhau nhưng lại giống nhau về nghĩa,
cấu tạo từ và cách phát âm. Không phải ngơn ngữ nào cũng có từ tương đồng với nhau,
nhưng đối với những ngơn ngữ có, dạy trẻ về nhóm từ này là một cầu nối rất hữu dụng
giữa hai ngôn ngữ.
Bây giờ tôi sẽ làm mẫu một tiết học có sử dụng từ tương đồng.

HOẠT ĐỘNG 6: Từ tương đồng (chủ đề trường học) (20 phút)
Mô tả: Giáo viên giúp trẻ hiểu một số từ NN2 tương đồng với NN1 của trẻ.

Tài liệu: Bút dạ, bảng lật, hình ảnh minh họa (trang, thẻ tranh)
Kĩ năng cơ bản: Nghe & Nói; Từ vựng
Hướng dẫn
1. Nói “Hơm nay chúng ta sẽ học một số từ có chủ đề nhà trường. Đây là những hình ảnh của từ chúng ta
sẽ học. Khi thầy/cơ chỉ vào tranh nào, thì các em hãy gọi tên sự vật đó lên nhé. Các em có thể nói tiếng
Việt hoặc tiếng H’mong đều được.”
2. Chỉ vào tranh và chờ câu trả lời từ học sinh.
3. Khi học sinh nói được tên của sự vật, nhắc lại cho các em nghe thật rõ ràng. Đọc tên của sự vật trong
cả tiếng Việt và tiếng H’mong.
4. Nói “Đúng rồi, đây là hình ảnh của một “cơ giáo”. Trong tiếng H’mong là “cơ zaoz”. Các em có thấy hai

từ này đọc giống nhau không nào? Giống nhau ở phần nào nhỉ?”
5.

Chờ câu trả lới của học sinh về hai từ giống nhau thế nào.

6.

Nói “Nhiều từ trong tiếng Việt đọc khá giống tiếng H’mong. Các em có thể liên hệ một số từ H’mong với
tiếng Việt.”

7.

Nhắc lại bước 2 – 5 với các tranh ảnh khác, đọc tên sự vật bằng cả tiếng Việt và tiếng H’mong. (vd: học
sinh: shux xênhz; từ ngữ: tưx lul, phấn: phênhr, quả pao: paoz, Việt Nam: Viêx Nang).

Mở rộng và Nâng cao
• Với trẻ đã đang học đọc, lặp lại hoạt động này sử dụng các từ viết thay vì hình ảnh.
• Giữ lại các bảng từ tương đồng trong lớp để học sinh có thể ghi nhớ. (Một ví dụ về bảng từ tương
đồng ở Phụ lục B).


NĨI

• Anh/chị nghĩ gì về bài học từ tương đồng bên trên? Liệu giáo viên trong cộng đồng của anh/chị có thể
áp dụng hoạt động này trong lớp học khơng?
• Hãy nhớ rằng, từ tương đồng chỉ là một cách để dạy về giống nhau và khác nhau giữa NN1 và NNGD cho trẻ.
Anh/chị có thể thực hiện các hoạt động tương tự tập trung vào âm vần (liệu âm “h” ở đầu câu có khi đọc lên có
phát ra âm thanh khơng), cấu trúc từ (tiền tố hoặc hậu tố), và ngữ pháp hoặc cấu trúc câu (tính từ, danh từ được
sắp xếp thế nào trong câu). Đó là một số ví dụ.

20


THỰC HÀNH (90 PHÚT)

NĨI

LÀM







Bây giờ các anh/chị sẽ có cơ hội thực hành một số hoạt động mà chúng ta đã thảo luận.
Làm việc theo nhóm nhỏ, chọn hai hoạt động mà chúng ta đã học hôm nay.
Áp dụng vào một tiết học cụ thể trong Chương trình giáo dục phổ thơng.
Mỗi nhóm sẽ làm mẫu ít nhất 1 chiếc lược trước lớp, hoặc nhiều hơn nếu có đủ thời gian.
Sau đó, các nhóm khác sẽ đưa nhận xét về điểm đã làm tốt và điểm cần cải thiện của

nhóm vừa làm mẫu.



Khi các nhóm đang thảo luận, hãy đi xung quanh lớp và giúp đỡ các nhóm nếu
cần.
Khi các nhóm đã hồn thành xong, tổ chức một buổi trao đổi về chất lượng và tính hữu
dụng của việc làm mẫu vừa rồi



5. Đánh giá q trình (10 phút)




NĨI






LÀM





Cảm ơn anh/chị đã làm mẫu một số hoạt động giáo viên có thể sử dụng để hỗ trợ việc học

của trẻ em trong môi trường song/đa ngữ. Trong các chủ đề khác của Phương pháp Tăng
cường kĩ năng đọc viết, chúng ta sẽ tích hợp các gợi ý để đáp ứng nhu cầu của đối tượng
học sinh này.
Để kết thúc chủ đề về Ngôn ngữ của chúng ta, chúng ta sẽ thực hiện một đánh giá đơn
giản mà giáo viên cũng có thể thực hiện trong lớp học của mình để đánh giá mức độ hiểu
bài của học sinh.
Hôm nay, chúng ta sẽ viết các thẻ ra về. Thẻ ra về là các phản hồi được viết lại (trên 1
mảnh giấy, bìa…) để trả lời một câu hỏi mà Tập huấn viên hoặc giáo viên đặt ra cuối buổi.
Giáo viên sẽ đọc những phản hồi này.
Câu hỏi ngày hôm nay là: anh/chị đã học được điều gì mới qua chủ đề về Ngôn ngữ này?
Trước khi ra về, hãy đưa lại câu trả lời của anh/chị cho tôi.
Cảm ơn sự tham gia của anh/chị.
Đưa cho học viên mỗi người một mảnh giấy.
Thu lại trước khi học viên ra về
Hãy đọc những phản hồi này, và nếu cần, điều chỉnh trong chủ đề tiếp theo dựa trên phản hồi của
học viên.

21


Phụ lục A: Bảng B-M-H
Điều tôi BIẾT

Điều tôi MUỐN BIẾT

Điều tôi ĐÃ HỌC ĐƯỢC

22



Phụ lục B: Ví dụ về bảng từ tương đồng (Tiếng Anh/Tiếng Tây Ban Nha)

Beeman, K. and Urow, C. 2012

23


CHỦ ĐỀ 3:
NGHE & NÓI
Chủ đề

Đọc và Viết: Nghe & Nói

Mục tiêu

Để hiểu được 1) tầm quan trọng của ngơn ngữ nói (nghe&nói) như nền móng của việc học
đọc và viết; và 2) cách lên kế hoạch và triển khai các hoạt động dạy và học thúc đẩy việc
nghe và nói.

Chuẩn bị

Đọc chủ đề Đọc và Viết: Nghe & Nói; xem lại bài Đọc truyện cho trẻ nghe; chuẩn bị một
danh sách “những từ hay xuất hiện” cho một khối lớp làm mẫu; cắt các Định nghĩa quan
trọng ra vào để vào phong bì.

Tài liệu

Thời gian













Tài liệu Tập huấn Giáo viên
Sách giáo khoa
Chọn các văn bản khác nhau cho tiết Đọc truyện (vd: truyện, truyện cổ tích, sách tranh/ảnh)
Danh sách những từ hay xuất hiện theo khối lớp
Bảng âm vị (đơn vị nhỏ nhất của hệ thống ngữ âm) của tiếng Việt.
Tài liệu Đọc truyện cho trẻ nghe
Bảng giấy lật
Bút/bút chì/bút dạ
Qủa bóng hoặc các vật dụng khác để chuyền tay
Hộp/túi đựng các vật thể

Khoảng 6,5 tiếng

1. Giới thiệu (15 phút)


NĨI




LÀM



Hơm nay chúng ta sẽ thảo luận về tầm quan trọng của nghe và nói, hoặc ngơn ngữ nói, để
học đọc và viết.
Đầu tiên, tơi sẽ trình bày một vài khái niệm quan trọng liên quan đến nghe và nói. Sau đó,
chúng ta sẽ có thời gian để phản hồi về các khái niệm này.

Đọc thành tiếng mỗi khái niệm này.

2. Nội dung nền tảng của Phương pháp Tăng cường kĩ năng Đọc
Viết: Nghe & Nói
1. Ngơn ngữ nói (nghe & nói) là nền tảng của đọc và viết.
2. Khả năng nhận diện và chơi với âm vần trong ngôn ngữ là rất quan trọng để học đọc và viết.
3. Vốn từ vựng là rất quan trọng để hiểu được ngơn ngữ nói và văn bản viết.
4. Nghe và kể chuyện nâng cao mức độ hiểu biết của trẻ về cấu trúc của văn bản viết, sau đó sẽ
chuyển sang đọc và viết văn bản viết.
5. Phát triển các kĩ năng nghe và nói chắc chắn là rất quan trọng cho các trẻ, đặc biệt là cho những trẻ
học đọc viết bằng NN2.
24





NĨI





LÀM



Anh/chị nghĩ gì về những khái niệm này?
Nghe và nói (hoặc ngơn ngữ nói) là nền tảng để học đọc và viết. Nghe và nói thường
xuyên giúp trẻ học ngữ âm của ngôn ngữ, mà trẻ dùng để kết nối với chữ in khi trẻ đang
đọc và viết. Trẻ cũng học hầu hết vốn từ vựng đầu đời thông qua nghe nói và sử dụng
chúng khi đang nói. Từ vựng vơ cùng quan trọng trong q trình học đọc.
Trẻ trong trường và cộng đồng của anh/chị có nhiều cơ hội nghe và nói khơng? Cơ hội
như thế nào (vd: nghe và kể chuyên, ghe và ra chỉ thị, nghe hoặc nói với bạn học hoặc
người lờn)?
Tại sao hoặc tại sao không?
Bắt đầu thảo luận với học viên.

3. Giới thiệu về Nghe và Nói (30 phút)




NĨI


LÀM








NĨI



Hãy cùng thảo luận các hoạt động nghe và nói mà trẻ có trong trường và tại cộng đồng
của anh/chị.
Anh/chị hãy thảo luận theo nhóm một câu hỏi sau và viết câu trả lời vào bảng lật.
Câu hỏi là:
Câu hỏi 1: Những khoảnh khắc quan trọng khi trẻ có cơ hội học nghe & nói trong lớp học?
hãy nghĩ về những gì trẻ đang làm và đang nghe & nói với ai trong những khoảnh khắc
ấy?
Câu hỏi 2: Có phải mọi trẻ đều có cơ hội nghe & nói giống nhau? Hãy nghĩ về trẻ trai và trẻ gái,
trẻ ở các nhóm dân tộc khác nhau, độ tuổi và cấp lớp khác nhau (trong lớp ghép) hoặc các
nhóm ngơn ngữ khác nhau.
Mỗi nhóm sẽ thảo luận và viết ra câu trả lời cho 1 câu hỏi trên, và khi mọi người đã làm
xong, anh/chị sẽ trình bày câu trả lời của mình trước lớp.
Xếp học viên vào các nhóm 3 – 4 người.
Cung cấp cho mỗi nhóm một tờ giấy bảng lật.
Một nửa nhóm sẽ thảo luận và viết câu trả lời cho câu hỏi số 1. Nửa còn lại làm câu hỏi số
2.
Sau khi mỗi nhóm đã viết xong câu trả lời của mình, u cầu các nhóm trình bày trước lớp.
Cảm ơn anh chị về câu trả lời của mình. Chúng ta có thể thấy là các cơ hội nghe & nói có
thể khác nhau ở các cộng đồng khác nhau hoặc với các nhóm trẻ khác nhau. Giáo viên
cần đảm bảo rằng mọi trẻ trong lớp của mình có cơ hội thường xun để luyện kĩ năng
nghe & nói.
Sau khi chúng ta đã nghĩ về các cơ hội khác nhau để học nghe & nói thường xảy ra trong
lớp, hãy cùng thực hành một số hoạt động mà giáo viên có thể dùng để giúp trẻ phát triển.


A. Các hoạt động giảng dạy để cải thiện kĩ năng nghe & nói cho trẻ (120 phút)




NĨI



Có ai ở đây (hoặc giáo viên mà anh/chị làm việc cùng) đọc truyện cho học sinh nghe không?
Tại sao?
Đọc thành tiếng nên là một hoạt động thường ngày trong lớp học.
Từ vựng của học sinh sẽ phát triển khi các em được tiếp xúc nhiều với ngôn ngữ mới, ví
dụ như thơng qua đọc thành tiếng. Điều này cũng giúp trẻ nghe những người có khả năng
đọc trơi chảy (những người đọc với tốc độ vừa phải, chính xác và biểu cảm) thực hiện việc
đọc như thế nào.
Ở trường, giáo viên có trách nhiệm đọc cho trẻ khơng thể tự đọc được. các học sinh lớn
hơn hoặc bạn cùng tiến có thể tự đọc cũng có thể đọc thành tiếng cùng các em khác chưa
đọc tốt bằng.
Bây giờ tôi sẽ làm mẫu việc đọc truyện (đọc thành tiếng). Các anh/chị sẽ đóng vai học
sinh. Sau đó các anh/chị sẽ có cơ hội tự mình thực hành hoạt động này.

25


×