Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tài liệu MỘT VÀI BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIẾT VĂN KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.15 KB, 12 trang )


Đề tài: MỘT VÀI BIỆN PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ VIẾT VĂN KỂ CHUYỆN CHO HỌC
SINH TIỂU HỌC

Chương I - Đặt vấn đề : Lí do chọn đề tài
a/ Cơ sở lí luận
Hiện nay, ở bậc tiểu học, văn kể chuyện được dạy từ lớp 2. So với văn miêu tả thì kể
chuyện khá gần gũi với trẻ em vì các em đã được nghe kể chuyện từ mọi người thân sống quanh
mình và nghe cô giáo dạy mẫu giáo kể thông qua các tiết học kể chuyện. Cùng với các thể loại
văn khác, kể chuyện sẽ giúp các em rèn luyện ngôn ngữ nói và viết một cách toàn diện, góp phần
nâng cao năng lực tư duy, phát huy cao nhất khả năng tưởng tượng sáng tạo của học sinh. Trong
chương trình tập đọc được biên soạn từ lớp 2 đến lớp 5, các câu chuyện kể đưa vào sách rất giàu
chất nhân văn, có tính giáo dục, tính tư tưởng cao, khả năng truyền cảm xúc mạnh mẽ như: Con
Sẻ; Người mẹ; Người ăn xin; Người thợ săn và con khỉ....Qua các bài kể mẫu này, các em có điều
kiện tốt để thưởng thức , phân tích tác phẩm văn học, từ đó nâng cao nhận thức của bản thân ,
hoàn thiện hơn về tư tưởng , tình cảm . Vì thế , văn kể chuyện đóng góp một phần quan trọng
trong việc hình thành nhân cách cho học sinh, là mục tiêu lớn mà mỗi giáo viên dạy tiểu học phải
đạt được.
b/ Cơ sở thực tiễn.
Để hướng dẫn học sinh kể chuyện tốt, giáo viên phải luyện cho học sinh theo kiểu bài
đã học. Rèn luyện tập làm văn, đặc biệt là kể chuyện, không phải chỉ ôn lại lí thuyết mà chủ yếu là
luyện tập thực hành trên những đề bài cụ thể. Vì vậy, giáo viên không chỉ thuyết giảng mà phải
gợi mở, tạo điều kiện cho học sinh phát huy trí sáng tạo của mình, làm việc để tự mình học được
cách nghĩ, cách cảm , cách nói, cách viết của nhiều số phận khác nhau trong câu chuyện. Vì thế
việc đầu tư suy nghĩ để đưa ra những kiểu bài tập khác nhau để giúp học sinh rèn luyện kĩ năng

viết văn kể chuyện là điều cần thiết, buộc mỗi giáo viên chúng ta phải động não suy nghĩ. Vì thế,
qua quá trình giảng dạy bồi dưỡng môn Tiếng Việt khối 4 của trường trong nhiều năm liền, tôi
chọn đề tài : Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả viết văn kể chuyện cho học sinh tiểu học để
trình bày trong nội dung sáng kiến kinh nghiệm này.


Chương II- Thực trạng việc dạy và học thể loại văn kể chuyện
2.1. Thực trạng việc dạy của giáo viên
Trong chương trình cũ, kiểu bài kể chuyện được xây dựng với những đề bài cụ
theervaf những kĩ năng đặt ra cho từng đề bài cụ thể đó. Trong chương trình mới, kể chuyện lại
bắt đầu bằng việc hình thành cho học sinh một số kiến thức chung về văn kể chuyện , sau đó mới
đi vào phần thực hành. Điều này gây cho không ít giáo viên những khó khăn, lúng túng về những
kiến thức lí luận của văn kể chuyện, lúng túng về phương pháp truyền đạt, về kinh nghiệm giảng
dạy....Bên cạnh đó, trong chương trình còn có những bài khó như : Luyện tập phát triển câu
chuyện ở lớp 4, Luyện tập xây dựng đoạn văn trong văn kể chuyện lớp 4, Chuyển thể văn bản
kịch thành chuyện kể ở lớp 5... đã khiến không ít giáo viên lúng túng khi xử lí các mạch kiến thức
cần truyền thụ. Tiết dạy thường mất rất nhiều thời gian mà hiệu quả không cao.
Theo điều tra của bộ phận chuyên môn thì có 80 % GV, không yên tâm và lo sợ khi phải
dạy một tiết tập làm văn cho người khác dự giờ hoặc thao giảng.
2.2. Thực trạng việc học tập của học sinh
Việc học tập kiểu bài kể chuyện của học sinh nhìn chung có thuận lợi hơn các thể loại
văn khác vì các em đã được làm quen với thể loại này một cách tự nhiên ngay khi còn bé, thông
qua các hoạt động như phần trên đã trình bày. Tuy nhiên, các câu chuyện mà các em kể lại vẫn
thiếu sự sáng tạo, sức hấp dẫn. Các đề bài đưa vào luyện tập trong chương trình chính khoá, do có
nhiều sách tham khảo nên các em cứ thế đọc, ghi nhớ và kể lại, thiếu đi phần riêng của mình. Như
lớp 4/2 tôi phụ trách, nếu phân loại thì một câu chuyện kể có đến hơn 50% HS kể giống nhau về
nội dung, nhân vật thiếu tính cách, thiếu đặc điểm ngoại hình, thiếu ngôn ngữ..v..v.
2.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.

Có thể liệt kê các nguyên nhân dẫn đến thực trạng dạy và học trên như sau:
* Thời gian triển khai nội dung chương trình thay sách chỉ mới vài năm, đặc biệt là khối 4
và 5 nên giáo viên chưa nắm bắt hết các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng cần đạt, đặc biệt là ở
phân môn tập làm văn kiểu bài kể chuyện .
* Từ quan điểm biên soạn sách là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh và phương
pháp giảng dạy chủ yếu là coi trọng phần thực hành, qua luyện tập thực hành, học sinh rút ra kiến
thức chủ yếu của bài học. Phần bài học không có định nghĩa, không có quy tắc nên GV còn lúng

túng khi nâng từ kiến thức cụ thể lên thành kiến thức tổng quát.
* Nội dung chương trình tập làm văn ở tiểu học được biên soạn theo kiểu kết hợp giữa văn
bản nghệ thuật và văn bản nhật dụng để học sinh học tập và thực hành. Cứ vài tiết học về miêu tả
hay kể chuyện thì có 1 tiết điền vào đơn từ, viết đơn, tranh luận hay thuyết trình... Việc đan xen
giữa hai đơn vị kiến thức có mặt ưu nhưng cũng có mặt hạn chế. Nhiều giáo viên chưa xâu chưỗi
được kiến thức cho học sinh, học sinh nhớ cái này , quên cái kia là điều thường thấy trong các bài
văn nói và viết.
* Mỗi tuần , giáo viên chỉ dạy cho học sinh khoảng 2 tiết về các nội dung nâng cao ở môn
Tiếng Việt. Thời gian đó, giáo viên tập trung luyện chính tả , luyện từ và câu, thời gian dành cho
luyện tập làm văn rất ít. Do đó chất lượng học tập làm văn không được nâng cao.
Chương III- Giải quyết vấn đề
3.1. Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả viết văn kể chuyện cho HS tiểu học
3.1. Kể chuyện đã nghe , đã học
3.1.1. Kể chuyện thay lời
Trong dạng bài kể chuyện đã nghe, đã học, kể chuyện đã nghe, đã học có nội dung thể
hiện một ý nghĩa nào đó là đề bài thường gặp.
Ví dụ : Em hãy kể lại câu chuyện đã nghe, đã học nói về một người có tấm lòng nhân hậu.

- Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An- đrây – ca .
- Kể lại câu chuyện kể về một ước mơ đẹp hoặc ước mơ viễn vông phi lí.
Để phát huy tính sáng tạo của học sinh, vận dụng kiểu bài này, tôi sửa đổi yêu
cầu của đề bài để luyện tập kể chuyện sáng tạo cho HS.
Ví dụ :
* Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca bằng lời của cậu bé An- đrây- ca.
* Kể lại câu chuyện Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi bằng lời của một chủ tàu người
Pháp hoặc người Hoa.
* Mượn lời chú Sẻ non trong câu chuyện “ Con sẻ ” của Tuộc –ghê – nhép hãy kể
lại câu chuyện.
3.1.2. Kể chuyện dựa vào cốt chuyện cho sẵn
Trong nội dung giảng dạy tập làm văn kể chuyện ở lớp 4 , có các đề bài đã cho cốt

chuyện, yêu cầu học sinh dựa vào đó để kể câu chuyện như:
- Cho tình huống sau : Một bạn nhỏ mải vui đùa , chạy nhảy, lỡ làm ngã một em bé. Em
bé khóc.
Em hãy hình dung sự việc và kể tiếp câu chuyện theo một trong hai hướng sau đây:
a/ Bạn nhỏ nói trên biết quan tâm đến người khác
b/ Bạn nhỏ nói trên không biết quan tâm đến người khác.
Dựa vào kiểu đề trên , tôi cho thêm các đề bài luyện tập sau:
* Trên đường đi học về, em thấy một phụ nữ tay bế con, tay xách giỏ đồ nặng . Em đã
làm gì để giúp đỡ người phụ nữ ấy. Hãy kể lại câu chuyện trên.

* Truyện cổ tích Qủa dưa hấu bao gồm những sự việc chính sau :
a/ Mai An Tiêm là người ngay thẳng, không nịnh hót nên bị vua cha đày ra hoang đảo.
b/ Gia đình Mai An Tiêm phải sống cuộc sống thiếu thốn khổ cực trên đảo hoang.
c/ Mai An Tiêm phát hiện và trồng được giống dưa lạ và quý.
d/ Vua cha hiểu chuyện, cho người đón gia đình An Tiêm về đất liền và truyền bá cách
trồng dưa hấu cho dân chúng.
Dựa vào cốt chuyện trên, em hãy kể lại câu chuyện.
* Cốt chuyện “ Sự tích Con ong mật ” bao gồm các sự việc chính sau :
a/ Một bà mẹ có 3 cô gái lấy chồng ở xa. Mẹ ốm, nhờ Sóc đến báo tin cho 3 cô con gái.
b/ Sóc đến nhà chị Cả báo tin mẹ ốm nhưng chị từ chối về thăm mẹ vì bận dệt vải. Sóc
tức giận biến chị thành con nhện suốt đời dệt tơ.
c/ Sóc đến nhà chị Hai báo tin mẹ ốm nhưng chị từ chối về thăm mẹ vì bận giặt quần áo.
Sóc tức giận biến chị thành con rùa chậm chạp.
d/ Sóc đến nhà cô Út báo tin mẹ ốm ,chị chạy về ngay. Sóc biến chị thành con ong mật
mang lại hương thơm cho cuộc đời.
Ở kiểu bài này, GV có thể đảo vị trí cột chuyện , yêu cầu học sinh suy nghĩ để xếp
đặt lại nội dung câu chuyện cho hợp lí rồi kể.
Ví dụ : * Cốt chuyện “ Sự tích Con ong mật ” bao gồm các sự việc chính sau :
Hãy sắp xếp các sự việc ấy thành câu chuyện hợp lí và kể lại.
a/ Sóc đến nhà chị Cả báo tin mẹ ốm nhưng chị từ chối về thăm mẹ vì bận dệt vải. Sóc

tức giận biến chị thành con nhện suốt đời dệt tơ.

×