Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Quản Lý Chương Trình Đào Tạo Liên Kết Do Các Trường Nước Ngoài Cấp Bằng Tại Trường Đại Học Quốc Tế Bắc Hà.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
*****

NGUYỄN XUÂN QUY

QUẢN LÝ CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN KẾT
DO CÁC TRƢỜNG NƢỚC NGOÀI CẤP BẰNG
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Hà Nội - 2013

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
*****

NGUYỄN XUÂN QUY

QUẢN LÝ CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN KẾT
DO CÁC TRƢỜNG NƢỚC NGOÀI CẤP BẰNG
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 05


Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Hữu Châu

Hà Nội – 2013
ii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

CT

:

Chương trình

ĐHQT

:

Đại học Quốc tế

DN

:

Doanh nghiệp

DNNN

:


Doanh nghiệp nhà nước

DNNVV

:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

ĐTNN

:

Đầu tư nước ngoài

GAST

:

Hiệp định chung về thương mại dịch vụ

GDĐH

:

Giáo dục đại học

HĐĐGCT

:


Hội đồng đánh giá cấp trường

HS

:

Học sinh

HTX

:

Hợp tác xã

KT-XH

:

Kinh tế - xã hội

NXB

:

Nhà xuất bản

QLNN

:


Quản lý nhà nước

SCIC

:

Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước

SV

:

Sinh viên

UNESCO

:

Tổ chức văn hóa giáo dục thế giới

WTO

:

Tổ chức thương mại quốc tế

XHCN

:


Xã hội chủ nghĩa

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

Hình 1.1. Mối liên hệ các yếu tố cấu thành quản lý nhà trường

17

Biểu đồ 1.1. Biểu đồ gia tăng số lượng sinh viên ở Việt Nam

30

Biểu đồ 1.2. Biểu đồ gia tăng số lượng các trường Đại học, Cao đẳng ở
Việt Nam

30

Hình 1.2. Xác định và lựa chọn các hệ thống kiến thức trong giảng dạy

46

Bảng 1.1. Tổng quan các phương pháp thu thập thơng tin đánh giá
chương trình

63

Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức trường ĐHQT Bắc Hà


69

Hình 2.2. Sơ đồ quy trình xây dựng chương trình đào tạo liên kết

75

Bảng 2.1. Những học phần bổ sung ngồi chương trình đào tạo

78

Bảng 2.2. Hệ thống các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của mạng lưới
các trường ĐH khu vực Đông Nam Á

81

Bảng 2.3. Các loại học bổng và giải thưởng khuyến khích học tập

82

Bảng 2.4. Các chương trình liên kết đào tạo do các trường nước ngoài
cấp bằng tại ĐHQT Bắc Hà

83

Bảng 3.1. Kết quả đánh giá tính cần thiết của các biện pháp

112

Bảng 3.2. Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp


112

iv


MỤC LỤC
Lời cảm ơn …………………………………………………………………...

i

Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt………………………………………..

ii

Danh mục các bảng, biểu đồ, hình vẽ ……………………………………….

iii

MỞ ĐẦU …………………………………………………………………..

1

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO
TẠO LIÊN KẾT DO CÁC TRƢỜNG NƢỚC NGOÀI CẤP BẰNG ….

8

1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu …………………………………………...


8

1.2. Một số khái niệm cơng cụ ……………………………………………….

8

1.2.1. Chương trình đào tạo ………………………………………………….

8

1.2.2. Chương trình đào tạo liên kết …………………………………………. 9
1.2.3. Trường quốc tế ………………………………………………………...

9

1.3 Các vấn đề chung về quản lý giáo dục ………………………………….

11

1.3.1. Quản lý ………………………………………………………………... 11
1.3.1. Chức năng quản lý ……………………………………………………. 13
1.3.1. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường ………………………………… 15
1.4. Xu thế phát triển của giáo dục Việt nam trong thế kỷ 21 và sự phát triển
của loại hình liên kết đào tạo với nước ngồi ……………………………….

18

1.4.1.Tình hình và xu thế phát triển của nền kinh tế - xã hội Việt Nam trong
thế kỷ 21……………………………………………………………………… 18
1.4.2. Nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự phát triển

kinh tế - xã hội Việt Nam ……………………………………………………. 28
1.4.3. Chính sách phát triền giáo dục đại học và trách nhiệm xã hội của 31
v


trường đại học………………………………………………………………...
1.4.4. Vai trị của chương trình đào tạo liên kết do các trường đại học nước ngoài
cấp bằng đối với sự phát triển trường đại học ở Việt Nam trong thế kỷ 21 …....

35

1.5. Quản lý chương trình đào tạo liên kết do các trường nước ngoài cấp
bằng…………………………………………………………………………..

37

1.5.1. Quản lý mục tiêu đào tạo ……………………………………………... 37
1.5.2. Quản lý phát triển chương trình ………………………………………. 42
1.5.3. Quản lý thực hiện chương trình ……………………………………… 48
1.5.4. Quản lý đánh giá chương trình ……………………………………….. 49
1.5.5. Quản lý các điều kiện cơ sở vật chất, chính sách …………………….. 65
Kêt luận chương 1 …………………………………………………………… 66
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ CHƢƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO LIÊN KẾT DO CÁC TRƢỜNG NƢỚC NGOÀI CẤP BẰNG
TẠI ĐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ ………………………………………...

68

2.1. Giới thiệu về Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà ………………………… 68
2.1.1. Giới thiệu chung ………………………………………………………. 68

2.1.2. Cơ cấu tổ chức………………………………………………………… 69
2.1.3. Tôn chỉ, mục đích đào tạo …………………………………………….. 70
2.1.4. Chức năng nhiệm vụ ………………………………………………….. 71
2.1.5. Tầm nhìn, sứ mạng và giá trị cốt lõi ………………………………….. 72
2.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý chương trình đào tạo liên kết do
các trường nước ngoài cấp bằng tại Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà………. 73
2.2.1. Xây dựng chương trình………………………………………………... 73
2.2.2. Thực trạng quản lý mục tiêu chương trình đào tạo …………………… 77
2.2.3. Thực trạng quản lý phát triển chương trình đào tạo ………………….. 78
2.2.4. Thực trạng quản lý thực hiện chương trình đào tạo …………………..

80

2.2.5. Thực trạng quản lý đánh giá chương trình ……………………………. 81
2.2.6. Thực trạng quản lý các điều kiện cơ sở vật chất, chính sách………….
vi

82


2.3. Những chương trình liên kết do các trường nước ngoài cấp bằng đã
được xây dựng và đang được thực hiện tại Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà

83

2.3.1. Các chương trình đào tạo liên kết do các trường nước ngồi cấp bằng.

83

2.3.2. Những chương trình liên kết với Đại học Griffith – Australia ……….


84

Kết luận chương 2……………………………………………………………

98

Chƣơng 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
LIÊN KẾT DO CÁC TRƢỜNG NƢỚC NGOÀI CẤP BẰNG TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ ……………………………….. 100
3.1. Các định hướng và nguyên tắc đề xuất biện pháp ……………………… 100
3.1.1. Các định hướng ………………………………………………………. 100
3.1.2. Các nguyên tắc ……………………………………………………….. 104
3.2. Những biện pháp quản lý chương trình đào tạo liên kết do các trường
nước ngoài cấp bằng tại trường Đại học Quốc tế Bắc Hà…………………… 105
3.2.1. Khảo sát và phân tích kịch bản tương lai về nhu cầu đào tạo nguồn
nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước, lấy kết quả khảo sát, phân
tích làm nền tảng cơ sở để xây dựng chương trình đào tạo liên kết …………. 106
3.2.2. Hồn thiện cơ chế phối hợp quản lý quá trình triển khai thực hiện
chương trình đào tạo liên kết giữa Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà với các
trường Đại học đối tác trên thế giới ………………………………………… 107
3.2.3. Thành lập Hội đồng đánh giá cấp trường để đánh giá kết quả của
chương trình đào tạo liên kết và đánh giá việc thực hiện trách nhiệm xã hội
của nhà trường……………………………………………………………….. 109
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tín khả thi của các biện pháp ………….. 111
3.3.1. Những vấn đề chung về khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của
các biện pháp đã đề xuất ……………………………………………………. 111
3.3.2. Kết quả khảo nghiệm…………………………………………………. 112
3.3.3. Nhận xét ……………………………………………………………… 113
Kết luận chương 3…………………………………………………………… 113

vii


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ………………………………………… 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………. 117
PHỤ LỤC …………………………………………………………………..

viii

119


MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Ngày nay, quy mô sinh viên tăng quá nhanh trong khi sự đáp ứng
nguồ n lực của các nhà nước thì ha ̣n chế , cùng với sự quan tâm đố i với vấ n đề
phát triển nguồn nhân lực triǹ h đô ̣ cao nhi ều hơn đã ta ̣o s ức ép lên các chính
phủ về hai vấ n đề : một là sử dụng hiệu quả nguồn lực và hai là chất lượng của
các sản phẩm giáo dục đại học (GDĐH) mà trường đại học cung cấp mà th ực
chất là yêu cầu bảo đảm trách nhiệm xã hội của trường đại học. Sự quan tâm
đến hiệu quả sử dụng nguồn lực đã dẫn đến sự can thiệp mạnh hơn của nhà
nước vào trường đa ̣i ho ̣c t ừ những năm 70 và 80. Yêu cầu về chất lượng thì
làm dịch chuyển trọng tâm chú ý từ hoạt động cấp vĩ mơ sang cấp trường .
Thay vì can thiệp trực tiếp, một số nhà nước chuyển sang tập trung xây dựng
các mục tiêu và chính sách cho GDĐH.
Trong hai thập kỷ qua, hệ thống đại học Việt Nam đã có một bước phát
triển vô cùng ngoạn mục về số lượng các trường được thành lập, về số lượng
sinh viên, về sự đa dạng hóa các loại hình đào tạo, về các chương trình liên
kết hợp tác, về mở rộng các chuyên ngành đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu xã
hội. Tuy nhiên, một điểm rất dễ nhận thấy là sự phát triển quá nhanh về số

lượng tất yếu sẽ kéo theo nhiều vấn đề về chất lượng. Trong lúc số lượng sinh
viên tăng theo cấp số nhân, thì số lượng giảng viên không thể tăng kịp kéo
theo những hệ quả tiêu cực về chất lượng.
Cơ chế thăng tiến không chủ yếu dựa trên tài năng và thu nhập bất hợp
lý không khuyến khích giảng viên tập trung vào nghiên cứu và trau dồi
chuyên môn. Triết lý giáo dục và nội dung chương trình đào tạo lạc hậu,
phương pháp giảng dạy chậm đổi mới khiến sinh viên không được trang bị
những kỹ năng cần thiết cho công việc, không đáp ứng được nhu cầu và đòi
hỏi của thị trường lao động. Chất lượng đào tạo thấp dẫn đến hệ quả bùng nổ
làn sóng du học và những chương trình liên kết với nước ngoài như một giải
pháp đáp ứng nhu cầu đào tạo chất lượng cao để tham gia thị trường lao động
1


toàn cầu. Tuy nhiên, du học kéo theo vấn đề chảy máu ngoại tệ và chảy máu
chất xám, còn giáo dục xuyên biên giới cũng đặt ra nhiều nguy cơ, vì các nhà
cung cấp dịch vụ giáo dục nước ngồi thường là các tổ chức hoạt động vì lợi
nhuận sẽ khơng coi lợi ích cơ bản và lâu dài của quốc gia đối tác là ưu tiên
của họ.
Bối cảnh đó đặt ra một nhu cầu bức thiết về việc xây dựng những
trường đại học Việt Nam có chất lượng cao theo những chuẩn mực đã được
thừa nhận rộng rãi trên thế giới. Đây là những trường đại học hoa tiêu trước
mắt có nhiệm vụ đào tạo những nhà khoa học và quản lý hàng đầu cho đất
nước, đồng thời là một khuôn mẫu cho các trường đại học trong nước. Trong
trung hạn và dài hạn, những trường đại học này sẽ phải phấn đấu tiến tới vị trí
được cơng nhận trong khu vực và trên thế giới.
Hợp tác quốc tế có một vai trị cốt yếu và khơng thể thiếu trong tiến
trình thành lập những trường đại học được kỳ vọng là đáp ứng những chuẩn
mực quốc tế. Bài viết này thảo luận về những khả năng, cơ hội trong việc hợp
tác quốc tế nhằm xây dựng những trường đại học đỉnh cao này, và xem xét

những “pros and cons” (những lý lẽ phản đối hay biện minh) cho các khả
năng hợp tác ấy.
Cơ cấu thẩm quyền và cách thức nhà nước điều khiển hệ thống đại học
phản rõ nét m ối quan hệ giữa nhà nước và trường đa ̣i ho ̣c , đặt cơ sở cho khả
năng, mức độ tự chủ hay môi trường hành động chủ động của trường đại học.
Tự chủ không chỉ hàm ý quyền quyết định của một trường đối với chương
trình đào tạo và mục tiêu của mình mà cịn phải bao hàm cả quyền quyết định
về cách thức để thực hiện mục tiêu và chương trình .
Nhà nước hầu như là tác nhân chính tạo mơi trường và động lực phát
triển cho các tổ chức đại học nhưng cách thức tác động thì rất khác nhau. Nó
cũng là nhân tố đặc biệt quan trọng bảo đảm phát huy mặt tích cực bên cạnh
hạn chế khuyết tật của thị trường; giúp cân bằng quyền tự chủ và trách nhiệm
xã hội của trường đại học. Nghiên cứu nội dung, phương thức quản lý nhà
2


nước (QLNN) về GDĐH khơng chỉ để tìm ra cách thức quản lý của nhà nước
sao cho hiệu quả hơn mà cịn giúp cho chính nhà nước và nhà trường chủ
động hơn cho bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trong bối cảnh mới,
nhà nước giữ vai trò là chủ thể quản lý toàn diện hệ thống đại học, tạo ra sự
thuận tiện, dễ dàng để các trường cũng như các thành phần có liên quan có thể
phối hợp để đưa ra các chính sách và chiến lược phát triển phù hợp. Đây
chính là “chìa khố” giúp giải quyết những khó khăn và vượt qua thách thức
trong cơng cuộc cải cách GDĐH.
Mục tiêu chiến lược đã được đặt ra như một dấu mốc lịch sử, đến năm
2020 Việt Nam trở thành nước công nghiệp và từng bước phát triển kinh tế tri
thức. Trong đó, GDĐH được xác định là lĩnh vực then chốt cần đột phá. Tầm
nhìn GDĐH Việt Nam đã trù tính quy mơ tồn hệ thống sẽ tăng gấp 3-4 lần so
với hiện tại, sự quản lý và hội nhập quố c tế ph ải tốt hơn, dịch vụ đào ta ̣o và
nghiên cứu ph ải mở cửa rộng hơn theo các cam kết quốc tế và đă ̣c biê ̣t là s ự

thương mại hoá cũng được tính đến. Tấ t cả v ấn đề này phụ thuộc rất nhiều
vào chất lượng của dịch vụ GDĐH và liên quan chặt chẽ đến yêu cầu đổi mới
cơ chế chính sách quản lý của Nhà nước về GDĐH. Nhà nước trong vai trò
đinh
̣ hướng giám sát thay cho s ự kiể m soát tâ ̣p trung chi tiế t , đảm trách việc
hướng dẫn, thúc đẩy và bảo vệ lợi ích cơng của GDĐH. Muốn vậy, tồn hệ
thống phải đổi mới tư duy và cơ chế quản lý GDĐH, kết hợp hợp lý và hiệu
quả giữa việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ QLNN và việc bảo đảm
quyền tự chủ, tăng cường trách nhiệm xã hội, tính minh bạch của các cơ sở
GDĐH theo nghị sự của Chính phủ (Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày
2/11/2005).
Vấn đề tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường đa ̣i ho ̣c Việt Nam
mặc dù đã được đề cập chính thức trong Nghị quyết TW 4 (khoá VII) từ năm
1993 và được pháp lý hoá lần đầu trong Luật Giáo dục 1998 nhưng trên thực
tế thì “cơ chế quản lý các trường đa ̣i ho ̣c có tính t ập trung và xơ cứng”, theo
nhâ ̣n định của Vallely (2005) [68]; “bộ chủ quản trở thành cơ quan trung gian,
3


trường chịu sự chỉ đạo của nhiều cơ quan quản lý nên mất tính chủ động, sức
ép tăng lên, hiệu quả giảm đi...”, theo một nhận xét khác được đăng tải trên
VietNamNet ngày 26/12/2005. Thực tế này làm trường đại học chưa thực hiện
được vai trò xã hội to lớn vốn có của nó, chưa đáp ứng đươ ̣c yêu c ầu phát
triển kinh tế-xã hội (KT-XH), thiếu năng lực c ạnh tranh, nhấ t là khơng có đ ủ
nguồn lực để phát triển. Việc hoàn thiện một số vấn đề lý luận, làm rõ bản
chất và đánh giá đúng th ực trạng và sự bảo đảm tự chủ, tự chiụ trách nhiê ̣m ,
cũng như đưa ra giải pháp QLNN phù hợp góp phần tháo gỡ những bất cập và
tiế p câ ̣n các cơ hô ̣i.
Các trường đại học không chỉ là những đơn vị làm việc cho địa phương
hay đất nước mình, mà cịn phục vụ cho cả thế giới. Với nhịp điệu thay đổi

nhanh chóng trên thế giới thơng qua tồn cầu hóa, các quốc gia trên thế giới
cùng với các dân tộc, các nền văn hóa, các định chế tổ chức trong đó có các
trường đại học, đang trở thành những thực thể đan quyện vào nhau, có tương
quan với nhau và liên kết với nhau hết sức chặt chẽ. Để chuẩn bị cho sinh
viên của chúng ta bước vào một thế giới đang đổi thay nhanh chóng, để tăng
cường và thúc đẩy các khám phá khoa học, để thực hiện những nhiệm vụ mà
chúng ta đã cam kết, và để duy trì năng lực cạnh tranh của chúng ta, các
trường đại học phải có những năng lực mang tính tồn cầu và những mối
quan hệ có tính chất quốc tế dưới nhiều hình thức. Các trường đại học cần
chuẩn bị cho sinh viên của mình trở thành những thành viên tích cực trong
một thế giới mà biên giới quốc gia ngày càng trở thành khơng cịn mấy ý
nghĩa. Nhu cầu duy trì năng lực cạnh tranh trên thế giới đòi hỏi các trường
đại học tạo ra nguồn nhân lực có năng lực tồn cầu và có khả năng nghiên
cứu ở đỉnh cao. Mỗi trường đều có trách nhiệm bảo đảm cho sinh viên của
mình được chuẩn bị đầy đủ cho những thử thách của thế kỷ XXI và hiệu quả
của việc đó là một phép thử đối với chất lượng đào tạo của các trường.
Có nhiều nguyên nhân cả nội tại và ngoại tại thúc đẩy việc quốc tế hóa
các trường đại học. Có những chứng cứ rất mạnh cho thấy các trường đại học
4


được quốc tế hóa hoạt động tốt hơn nhiều trong cả đào tạo lẫn nghiên cứu
khoa học. Điều này thường được thể hiện qua việc đào tạo được những sinh
viên có kiến thức mang tính chất quốc tế và năng lực mang tính xun văn
hóa; đạt được những chuẩn mực quốc tế; duy trì năng lực cạnh tranh; đẩy
mạnh phát triển tri thức trong những vấn đề về sự tương thuộc giữa các quốc
gia; nghiên cứu những vấn đề đang đặt ra cho quốc gia và quốc tế; hoạt động
vì tiến bộ xã hội; đánh giá cao sự đa dạng văn hóa và dân tộc của một quốc
gia qua đó duy trì ổn định an ninh quốc tế và những quan hệ hịa bình.
2. Lịch sử nghiên cứu

Đã có nhiều đề tài trong nước nghiên cứu về quản lý chương trình đào
tạo liên kết do các trường nước ngồi cấp bằng. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên
đề tài được thực hiện tại trường Đại học Quốc tế Bắc Hà.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng công tác tổ chức quản lý chương trình đào tạo
liên kết do các trường nước ngoài cấp bằng tại Trường Đại học Quốc tế Bắc
Hà.
Đề xuất các giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý chương trình đào tạo
liên kết do các trường nước ngoài cấp bằng tại Trường Đại học Quốc tế Bắc
Hà.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác tổ chức quản lý chương trình đào tạo
liên kết do các trường nước ngoài cấp bằng tại Trường Đại học Quốc tế Bắc
Hà nhằm nâng cao tính tự chủ và trách nhiệm giải trình trước xã hội.
Nghiên cứu khảo sát việc tổ chức quản lý chương trình đào tạo liên kết
do các trường nước ngoài cấp bằng tại Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà trong
giai đoạn hiện nay.
5. Mẫu khảo sát
Cơng tác tổ chức quản lý chương trình đào tạo liên kết do các trường
nước ngoài cấp bằng tại Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà.
5


6.Vấn đề nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp gì để hồn thiện cơng tác quản lý chương trình
đào tạo liên kết do các trường nước ngoài cấp bằngcủa trường Đại học Quốc
tế Bắc Hà nhằm nâng cao tính tự chủ và trách nhiệm giải trình trước xã hội.
7. Giả thuyết nghiên cứu
Tổ chức quản lý tốt chương trình đào tạo liên kết do các trường nước
ngồi cấp bằng sẽ góp phần nâng cao tính tự chủ và trách nhiệm giải trình

trước xã hội tại Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà.
8. Phƣơng pháp chứng minh luận điểm
Bên cạnh việc vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, dựa trên cơ sở
các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển
khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo. Tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu
- Phương pháp quan sát, đối chiếu, so sánh
- Phương pháp phỏng vấn, trao đổi trực tiếp
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.
9. Các luận cứ
* Luận cứ lí thuyết
Khái niệm chương trình đào tạo.
Khái niệm chương trình đào tạo có yếu tố quốc tế.
Khái niệm tự chủ, tự chủ đại học.
Khái niệm và vai trị cơng tác tổ chức quản lý chương trình đào tạo.
Khái niệm và vai trị của hoạt động hợp tác quốc tế.
Khái niệm và vai trò của việc giải trình trước xã hội.
* Luận cứ thực tế
Số liệu thống kê về chương trình đào tạo liên kết do các trường nước
ngoài cấp bằng tại Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà.
6


Số liệu điều tra về công tác tổ chức quản lý chương trình đào tạo liên
kết do các trường nước ngoài cấp bằng tại Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà.
Hệ thống các văn bản về công tác quản lý chương trình đào tạo liên kết
do các trường nước ngồi cấp bằng tại Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà.
10. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý chương trình đào tạo liên kết do
các trường đại học nước ngồi cấp bằng.
Chương 2: Thực trạng cơng tác quản lý chương trình đào tạo liên kết do
các trường nước ngoài cấp bằng tại Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà.
Chương 3: Giải pháp quản lý chương trình đào tạo liên kết do các
trường nước ngoài cấp bằng tại Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà.

7


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
LIÊN KẾT DO CÁC TRƢỜNG NƢỚC NGOÀI CẤP BẰNG
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu
Mặc dù là một khoa học non trẻ nhưng do nhu cầu thực tiễn nên khoa
học về quản lý giáo dục nói chung và lý luận về quản lý chương trình nói
riêng có sự phát triển nhanh, mạnh trong giai đoạn từ thế kỷ 18 đến nay. Theo
đó, những cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực này tương đối phong phú. Căn
cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu và giới hạn của đề tài luận văn, luận
văn tập trung hệ thống, phân tích những vấn đề tiêu biểu liên quan trực tiếp
tới quá trình quản lý chương trình đào tạo liên kết do các trường nước ngoài
cấp bằng tại Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà.
1.2. Một số khái niệm cơng cụ
1.2.1. Chương trình đào tạo
1.2.1.1. Khái niệm chương trình
Theo Từ điển Tiếng Việt thơng dụng, Nhà xuất bản Giáo dục – 1998,
chương trình được giải nghĩa như sau:
a, Là: “các mục, các vấn đề, các nhiệm vụ đề ra và được sắp xếp theo

trình tự thực hiện trong một khoảng thời gian”.
b, Là: “Nội dung kiến thức về một môn học (học phần) ấn định cho
từng lớp, từng cấp, trong từng năm”.
1.2.1.2. Chương trình đào tạo
Theo từ điển Giáo dục học, Nhà xuất bản từ điển Bách khoa – 2001,
khái niệm chương trình đào tạo được hiểu là: “Văn bản chính thức quy định
mục đích, mục tiêu, yêu cầu, nội dung kiến thức và kỹ năng, cấu trúc tổng thể
các bộ môn, kế hoạch lên lớp và thực hiện theo từng năm học, tỷ lệ giữa các
bộ môn, giữa lý thuyết và thực hành, quy định phương thức, phương pháp,
phương tiện, cơ sở vật chất, chứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp của cơ sở giáo
dục và đào tạo”.
8


Theo Tim Wentling, Raph Tyler và Kelly về chương trình đào tạo, đề
xuất cách hiểu chương trình như sau: “Chương trình đào tạo là bản thiết kế
tổng thể được trình bày một cách có hệ thống cho một hoạt động giáo dục,
đào tạo của một khoá học trong một khoảng thời gian xác định, và thể hiện 4
yếu tố sau:
Mục tiêu đào tạo được cụ thể hoá qua kết quả đào tạo (Learning
outcomes)
Nội dung cần đào tạo (các môn học) và thời lượng của chương trình
và mỗi mơn học
Qui trình và các phương pháp triển khai thực hiện nội dung đào tạo
đã được qui định trong chương trình để đạt được mục tiêu đào tạo.
Phương thức kiểm tra – đánh giá kết quả đào tạo”
Như vậy, chương trình đào tạo không chỉ phản ánh nội dung đào tạo
mà là một văn bản hay bản thiết kế thể hiện tổng thể các thành phần của quá
trình đào tạo, điều kiện, cách thức, quy trình tổ chức, đánh giá các hoạt động
đào tạo để đạt được mục tiêu đào tạo.

1.2.2. Chương trình đào tạo liên kết
Chương trình đào tạo liên kết là bản thiết kế thể hiện tổng thể các
thành phần của quá trình đào tạo, điều kiện, cách thức, quy trình tổ chức,
đánh giá các hoạt động đào tạo để đạt được mục tiêu đào tạo do các bên hợp
tác cùng đặt ra ban đầu.
Chương trình đào tạo hợp tác là sợi dây vơ hình gắn kết các cơ sở đào
tạo trên khắp thế giới lại với nhau. Các cơ sở đào tạo cùng hợp tác để hoàn
thành sản phẩm là dịch vụ đào tạo.
1.2.3. Trường quốc tế
1.2.3.1. Cơ sở đào tạo có hợp tác, đầu tư của nước ngồi
Cơ sở đào tạo có hợp tác, đầu tư của nước ngồi là các cơ sở đào tạo
có liên kết hợp tác với nước ngoài hoặc 100% vốn đầu tư của nước ngồi,
hoạt động vì mục đích lợi nhuận hoặc khơng vì lợi nhuận.
9


Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục, các hình
thức hợp tác, đầu tư của nước ngoài về giáo dục tại Việt Nam bao gồm:
Thành lập cơ sở giáo dục;
Liên kết đào tạo;
Thành lập văn phịng đại diện;
Các hình thức hợp tác khác.
Với các hình thức hợp tác, đầu tư được nêu trên, nên các cơ sở giáo
dục đào tạo có hợp tác đầu tư của nước ngoài tương đối đa dạng.
1.2.3.2. Trường quốc tế
Trường quốc tế là cơ sở đào tạo có hợp tác, đầu tư của nước ngoài với
những dấu hiệu cơ bản là:
Sự đa quốc tịch của sinh viên;
Đào tạo theo chương trình quốc tế (chương trình phải được cơng nhận
quốc tế).

Có ngôn ngữ chung để dạy cho sinh viên đa quốc tịch.
Đội ngũ giảng viên giỏi về chuyên môn và phải sử dụng được ngôn
ngữ chung để giảng dạy.
Điều kiện cơ sở vật chất của trường được trang bị theo tiêu chuẩn của
nước đầu tư.
1.2.3.3. Trường theo chuẩn quốc tế
Trường theo chuẩn quốc tế là một trong những cơ sở giáo dục đào tạo
có hợp tác đầu tư của nước ngồi chủ yếu phục vụ cho sinh viên người bản
địa bằng việc áp dụng một hoặc nhiều tiêu chí của trường quốc tế.
Ở Việt Nam, các trường đại học theo chuẩn quốc tế đặt mục tiêu
hướng đến phục vụ sinh viên Việt Nam. Chương trình đào tạo của các trường
này vẫn tuân thủ chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Những tiêu chí chuẩn quốc tế thường được thể hiện qua một hay nhiều mặt
sau:
Có thêm các chương trình tiếng Anh tăng cường.
10


Có thêm những học phần du nhập từ nước ngồi.
Có sự cơng nhận quốc tế về chương trình đào tạo.
Có hợp tác với các trường quốc tế hoặc nước ngồi.
Có giảng viên nước ngoài.
Cơ sở vật chất hiện đại, số sinh viên trên một lớp học theo tiêu chuẩn
của các trường có hệ thống giáo dục – đào tạo phát triển.
1.3 Các vấn đề chung về quản lý giáo dục
1.3.1. Quản lý
Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, con người muốn tồn tại
và phát triển đều phải dựa vào sự nỗ lực của một số tổ chức, từ một nhóm nhỏ
đến phạm vi rộng lớn hơn, đều phải thừa nhận và chịu một sự quản lý nào đó.
Có thể nói, hoạt động quản lý vừa là một khoa học, vừa là một nghệ

thuật, nó điều khiển một hệ thống xã hội ở cả tầm vĩ mô và vi mô.
Hiện nay, mặc dù thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến, song chưa có
một định nghĩa thống nhất. Khái niệm quản lý có nội dung rất chung, tổng
qt, nó dùng cho cả q trình xã hội, quá trình sinh vật cũng như quá trình
kỹ thuật. Mỗi một định nghĩa về quản lý thường đúng với một lĩnh vực quản
lý cụ thể và tùy theo các cách tiếp cận khác nhau.
Theo cách tiếp cận trên phương diện hoạt động của tổ chức thì: “Quản
lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý nhằm thực hiện
các mục tiêu dự kiến”. Hoặc “hoạt động quản lý là tác động có định hướng,
có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người
bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được
mục đích của tổ chức”.
Với cách tiếp cận tình huống thì: “Quản lý là thiết kế và duy trì một
mơi trường trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể
hồn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định”.

11


Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì quản lý là quá trình đạt đến mục
tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ
đạo, lãnh đạo và kiểm tra.
Bất kỳ một tổ chức nào, có mục đích, cơ cấu và quy mơ ra sao thì cũng
đều cần phải có sự quản lý và có người quản lý để tổ chức hoạt động và đạt
được mục đích của mình. Người quản lý là nhân vật có trách nhiệm phân bố
nhân lực và nguồn lực, chỉ dẫn sự vận hành của một bộ phận hay tồn bộ tổ
chức để tổ chức hoạt động có hiệu quả và đạt đến mục đích cuối cùng của tổ
chức.
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo; Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân
cơng, hợp tác lao động. Chính sự phân công, hợp tác lao động nhằm đạt đến

hiệu quả nhiều hơn, năng suất lao động cao hơn. Trong cơng việc địi hỏi phải
có sự chỉ huy, phối hợp, điều hành, kiểm tra và chỉnh lý.
Có thể nói: Quản lý là sự tác động liên tục, có định hướng của chủ thể
quản lý (người quản lý hay tổ chức quản lý) lên khách thể quản lý về mặt
chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội…bằng một hệ thống các luật, chính sách,
nguyên tắc, phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều
kiện cho sự phát triển của đối trượng.
Xét về bản chất, các định nghĩa trên về quản lý bao gồm những điều
chủ yếu sau: Quản lý là một loại hình hoạt động có đối tượng, là một dạng
hoạt động có chủ hệ thống, nhằm đạt được những mục đích nhất định. Quản
lý là thuộc tính tồn tại khách quan trong hoạt động của con người. Quản lý
luôn đặt trong mối quan hệ tác động qua lại giữa chủ thể quản lý và khách thể
quản lý, trong sự tác động của môi trường. Do vậy, “Quản lý ln phải đặt
trong điều kiện có sự thay đổi, bắt nguồn từ những biến động, mà cuộc sống
thì khơng bao giờ đứng n”.
Qua những định nghĩa về quản lý ta nhận thấy quản lý có những đặc
trưng cơ bản sau đây:

12


Thứ nhất : Là một hoạt động có tính tất yếu, phổ biến và mang tính
lịch sử. (Một nghệ sĩ chơi đàn chỉ phải điều khiển có chính mình, nhưng một
dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” (C.Mác -Ph.Ăngghen, toàn tập, tập 23,
NXB Sự thật, 1995, tr480)
Thứ hai: Là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý
bằng quyền lực.
Thứ ba: Là hoạt động nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu chung.
Thứ tư: Quản lý là quy trình bao gồm các bước cơ bản: Lập kế hoạch,
tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra.

Thứ năm: Là dạng lao động đặc biệt, mang tính gián tiếp và tổng hợp.
Người ta coi quản lý là lao động về lao động, hay lao động siêu lao động.
Thứ sáu: Quản lý vừa mang tính khoa học vừa là nghệ thuật.
Thứ bảy: Thông tin là nhân tố đặc biệt quan trọng của quản lý
Thứ tám: Quản lý có xu hướng vươn tới tự quản
Quản lý luôn bao gồm 2 thành phần là chủ thể quản lý và khách thể
quản lý.
Chủ thể quản lý và khách thể quản lý có mối quan hệ tác động qua lại,
tương hỗ nhau, chủ thể làm nảy sinh các tác động quản lý, còn khách thể thì
nảy sinh các giá trị vật chất, tinh thần, có giá trị sử dụng, trực tiếp đáp ứng
nhu cầu của con người, thỏa mãn mục đích của chủ thể quản lý.
1.3.2. Chức năng quản lý
Khi bàn về hoạt động quản lý và người quản lý, chúng ta cần tìm hiểu
người quản lý cần làm những gì, hay nói cách khác là tìm hiểu các chức năng
quản lý. Để đạt được mục tiêu của tổ chức, người quản lý phải biết cách vận
dụng các chức năng quản lý. Trong thực tế, tùy từng hoàn cảnh, từng đối
tượng mà vận dụng các biện pháp quản lý thích hợp. Tiềm năng của người
quản lý là biết lựa chọn biện pháp hữu hiệu áp dụng cho từng đối tượng,
người quản lý phải có lý trí sáng suốt và trái tim nhân hậu, phải có trình độ
chun mơn cao và kinh nghiệm quản lý phong phú sao cho việc lựa chọn
13


biện pháp quản lý phù hợp với thực trạng đơn vị, tình huống quản lý và có
những bước đi thích hợp.
Có nhiều quan điểm khác nhau về việc phân chia các chức năng quản
lý: Theo Henri Fayol (1841-1925) là một kỹ nghệ gia người Pháp, cống hiến
lớn nhất của Fayol là xuất phát từ các loại hình “hoạt động quản lý” ông là
người đầu tiên phân biệt chúng thành 5 chức năng cơ bản gồm: Kế hoạch hóa,
tổ chức, chỉ huy,phối hợp và kiểm tra.

Một nhà lý luận quản lý xã hội của Liên Xô, viện sĩ V.G Afanaxiep đã
nêu 5 chức năng cơ bản của quản lý là: Xử lý thông tin và thông qua quyết
định, tổ chức, điều chỉnh, sửa chữa, kiểm kê và kiểm tra.
Các chức năng cơ bản của quản lý là sự nhóm gộp các hoạt động quản
lý trong mỗi cơng đoạn của q trình để đạt đến mục tiêu. Với những quan
điểm và thể hiện dưới dạng khác nhau về phân chia các chức năng quản lý.
Theo tác gia Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì có thể phân
chia theo 4 chức năng cơ bản sau: Kế hoạch hóa (Planning); Tổ chức
(Organizing); Lãnh đạo – chỉ đạo (Leading); Kiểm tra (Controling). Bốn chức
năng cơ bản này liên quan chặt chẽ với nhau tạo thành một chu trình quản lý.
Chúng đều cần đến thơng tin.
Chức năng kế hoạch hóa: Kế hoạch hóa có nghĩa là xác định mục tiêu,
mục đích đối với những thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường,
biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó. Đây là chức năng
giữa vai trị chủ đạo trong hoạt động quản lý. Có 3 nội dung chủ yếu của chức
năng kế hoạch hóa là: Xác định, hình thành mục tiêu (phương hướng) đối với
tổ chức; Xác định và đảm bảo (có tính chắc chắn, có tính cam kết) về các
nguồn lực của tổ chức để đạt được các mục tiêu này; Quyết định xem những
hoạt động nào là cần thiết để đạt được những mục tiêu đó. Chuẩn song hành
cùng với hai công việc quan trọng của kế hoạch hóa là: Xác định mục tiêu
đúng và lựa chọn những biện pháp đúng để đạt được mục tiêu. Cả hai cơng
việc đó đều có ý nghĩa sống cịn đối với quá trình quản lý.
14


Chức năng tổ chức: Khi người quản lý đã lập xong kế hoạch, họ cần
chuyển hóa những ý tưởng khá trừu tượng ấy thành hiện thực. Một tổ chức
lành mạnh sẽ có ý nghĩa quyết định đối với sự chuyển hóa như thế. Xét về
mặt chức năng quản lý, tổ chức là sự hình thành nên cấu trúc các mối quan hệ
giữa các thành viên, giữa các bộ phận với nhau nhằm thực hiện thành công kế

hoạch, đạt được mục tiêu, mục đích của tổ chức. Đây là chức năng quan trọng
quyết định sự thành bại trong việc đạt được mục tiêu của tổ chức. Nhờ cơng
tác tổ chức có hiệu quả mà người quản lý có thể phối hợp và điều phối tốt hơn
các nguồn lực. Một tổ chức hoạt động tốt phụ thuộc nhiều vào năng lực của
người quản lý, sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhất.
Chức năng lãnh đạo – chỉ đạo: sau khi kế hoạch đã được lập, cơ cấu bộ
máy tổ chức đã hình thành, nhân sự đã được tuyển dụng thì phải có người nào
đó đứng ra lãnh đạo, dẫn dắt tổ chức làm sao cho các thành viên, các bộ phận
hoạt động đồng bộ, đồng thời động viên, cổ vũ họ hoàn thành kế hoạch.
Chức năng kiểm tra: Kiểm tra là một chức năng quản lý, thơng qua đó
một cá nhân, một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi, giám sát các thành quả
hoạt động và tiến hành những hoạt động uốn nắn, sửa chữa đi đến hoàn thành
kế hoạch, đạt được mục tiêu, thích ứng với mơi trường, đảm bảo tính khả thi
và tính thực tiễn của kế hoạch, tiến tới hồn thành mục tiêu, mục đích tổ chức
trong mơi trường biến đổi.
1.3.3. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
Theo Trần Khánh Đức quản lý nhà trường (cơ sở giáo dục) là một bộ
phận trong quản lý giáo dục. Trường học là tổ chức giáo dục mang tính chất
nhà nước – xã hội, trực tiếp làm công tác giáo dục – đào tạo, thực hiện chức
năng giáo dục cho thế hệ đang dần lớn lên. Nhà trường là tế bào cơ sở, là đối
tượng quản lý của tất cả các cấp quản lý giáo dục từ trung ương đến các địa
phương. Đồng thời nhà trường lại là tổ chức giáo dục có tính độc lập tương
đối và tự quản của xã hội. Do đó quản lý trường học nhất thiết phải có tính
nhà nước, tính xã hội và tính sư phạm.
15


Quản lý các hoạt động giáo dục trong nhà trường chính là xây dựng
một quan hệ hợp lý giữa các hình thức cơng tác tập thể đối với các học sinh
và giáo viên. Do con đường giáo dục lâu dài, đặc biệt hàm xúc về trí tuệ và

cảm xúc, do các tình huống trong đời sống nội tại, tâm hồn, đời sống tập thể
trong nhà trường có sự biến đổi liên tục. Tất cả những điều đó đặt ra yêu cầu
cao đối với việc quản lý nhà trường, việc tổ chức hợp lý các quá trình giáo
dục – đào tạo, việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tổ chức sư phạm và các
điều kiện khác của lao động, của giáo viên và học sinh.
Quản lý trực tiếp ở nhà trường bao gồm quản lý chương trình, quản lý
quá trình dạy học, tài chính, nhân lực, hành chính và quản lý môi trường giáo
dục. Nhà quản lý ở mỗi loại hình nhà trường, ở mỗi bậc học sẽ phải đảm bảo
vấn đề cốt yếu là: xác định mục tiêu quản lý của nhà trường, xác định cụ thể
các mục tiêu quản lý.
Trong quản lý và thực tiễn quản lý nhà trường gồm 2 loại quản lý:
Một là: Quản lý chủ thể bên trên và bên ngoài nhà trường nhằm định
hướng cho nhà trường, tạo điều kiện cho nhà trường hoạt động và phát triển.
Hai là: Quản lý của chính chủ thể bên trong nhà trường, họat động tổ
chức các chủ trương, chính sách giáo dục thành kế hoạch hoạt động, tổ chức,
chỉ đạo và kiểm tra để nhà trường đạt tới những mục tiêu đã đề ra.
Hiện nay các nhà quản lý trường học quan tâm đến các thành tố mục
tiêu, nội dung, phương pháp, tổ chức quản lý và kết quả, đó là các thành tố
trung tâm của quá trình sư phạm, nếu quản lý và tác động họp quy luật sẽ đảm
bảo cho một chất lượng tốt trong nhà trường.
Các nghiên cứu về tổ chức trường học đã khái quát những nhân tố cấu
trúc cần quan tâm khi tổ chức nhà trường như dưới đây.
Nhóm nhân tố thứ nhất:
Mục tiêu đào tạo (M) chịu sự quy định của mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội.

16


Nội dung đào tạo hay chương trình đào tạo (N) được xác định từ mục

tiêu đào tạo và thành quả của khoa học kỹ thuật, văn hóa.
Phương pháp đào tạo (P) được hình thành từ thành quả của khoa học
giáo dục và quy định bởi mục tiêu, nội dung giáo dục.
Nhóm nhân tố thứ 2:
Lực lượng đào tạo (Người dạy – Th) trong mối quan hệ với lao động
xã hội của đất nước và cộng đồng.
Đối tượng đào tạo (Người học - Tr) trong mối quan hệ với dân số học
đường (các độ tuổi tương ứng với cấp học, bậc học).
Nhóm nhân tố thứ 3:
Hình thức tổ chức đào tạo (H).
Điều kiện đào tạo(Đ).
Môi trường đào tạo (môi trường tự nhiên và môi trường xã hội) (Mô).
Bộ máy đào tạo (Bơ).
Quy chế đào tạo (Qi).
Để dễ dàng hình dung, ta có thể bố trí mười nhân tố trên trong một
hình sao (sơ đồ 1.3) mà nút bấm quản lý ở trung tâm ngôi sao. Quản lý liên
kết các nhân tố làm cho chúng vận động tạo ra sự phát triển tồn vẹn của q
trình đào tạo.

Hình 1.1. Mối liên hệ các yếu tố cấu thành quản lý nhà trường
17


×