Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Nhận Thức Của Sinh Viên Đại Học Quốc Gia Lào Về Sống Thử.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 50 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------

TAEKKHAM INTHAXAY

NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội – 2014

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------

TAEKKHAM INTHAXAY

NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Mai Thị Kim Thanh



Hà Nội – 2014

2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: “Nhận thức của sinh viên
Đại học Quốc gia Lào về sống thử” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi.

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn

TAEKKHAM INTHAXAY

3


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn thạc sĩ này, tôi xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng
dẫn khoa học TS Mai Thị Kim Thanh đã tận tình hướng dẫn và góp ý cho tơi thực hiện đề
tài nghiên cứu này trong suốt thời gian qua. Làm việc với giáo viên, tôi không chỉ được
hướng dẫn về mặt khoa học, mà còn hiểu thêm nhiều điều về đạo đức nghề nghiệp của nhà
nghiên cứu.
Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn tới:
- Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn- ĐHQG Hà Nội,
Ban Chủ nhiệm Khoa Xã hội học, các Thầy/Cô giáo trong Khoa đã tạo mọi điều kiện tốt
nhất về cơ sở vật chất và đảm bảo giáo viên hướng dẫn cho tơi trong suốt q trình học
tập và hồn thành luận văn này.

- Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa- người đã dạy
tôi, đã khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện luận văn.
- Bộ phận đào tạo của Khoa, Phòng Đào tạo Sau Đại học - Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể hồn thiện hồ sơ
bảo vệ và hồn thành chương trình đào tạo đúng thời hạn.
- Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình - những người thân yêu của tơi, bạn bè đã
động viên, khích lệ và nhiều khi ủng hộ rất thầm lặng của họ có giá trị rất lớn để tơi say
mê hồn thành đề tài nghiên cứu này.
Học viên
Taekkham Inthaxay

4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHQG

ĐH
SV
PVS

ĐẠI HỌC QUỐC GIA
CAO ĐẲNG
ĐẠI HỌC
SINH VIÊN
PHỎNG VẤN SÂU

5



MC LC
Trang
PHN M U...............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................................1
2. ý nghĩa nghiên cứu............................................................................................................4
3. Tổng quan nghiên cứu........................................................................................................4
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................13
5. Đối tợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu...........................................................................14
6. Phơng pháp nghiên cứu.....................................................................................................14
7. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.................................................................17
8. Khung phân tích............................................................................................................18
NI DUNG CHNH...........................................................................................................19

CHNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.................19
1.1. Các khái niệm công cụ................................................................................................19
1.1.1. Khái niệm nhận thức.........................................................................................19
1.1.2. Khái niệm “Sống thử”.......................................................................................20
1.1.3. Khái niệm sinh viên.............................................................................................23
1.1.3.1. Định nghĩa..................................................................................................23
1.1.3.2 Đặc điểm sinh viên.....................................................................................24

1.2. Các lý thuyết vận dụng.............................................................................26
1.2.1. Lý thuyết kiểm soát xã hội.................................................................................26
1.2.2. Lý thuyết trao đổi xã hội....................................................................................29
1.2.3. Lý thuyết lựa chọn hợp lý..................................................................................30

1.2.4. Lý thuyết giới.........................................................................................31
1.3. Vài nét về địa bàn nghiên cứu.....................................................................................33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHÂÂN THỨC CỦA SINH VIÊN

ĐHQG LÀO VỀ TÌNH TRẠNG SỐNG THỬ
TRONG SINH VIÊN HIỆN NAY............................................................38
2.1. Quan niệm về tình yêu và sống thử............................................................................38

6


2.1.1. Quan niệm về tình yêu, tình dục ......................................................................39
2.1.2. Quan niệm về sống thử của sinh viên...............................................................44
2.1.3. Quan niệm về quan hệ giữa tình yêu và tình dục trong sống thử ..................46
2.2. Nhận thức của sinh viên Đại học Quốc gia Lào về hiện tượng sống thử trong sinh
viên50
2.2.1. Hiểu biết của sinh viên Đại học Quốc gia Lào về thực trạng sống thử trong
sinh viên...............................................................................................................................50
2.2.2. Nhận thức của sinh viên ĐHQG Lào về nguyên nhân sống thử trong sinh
viên 54
2.2.3. Nhận thức của sinh viên ĐHQG Lào về hệ quả của sống thử trong sinh viên
59
2.3. Thái độ của sinh viên trước hiện tượng công khai sống thử trong sinh viên ĐHQG
Lào 62
CHƯƠNG 3: NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG
TỚI NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐHQG LÀO
VỀ VẤN ĐỀ SỐNG THỬ VÀ XU HƯỚNG SỐNG THỬ
TRONG SINH VIÊN LÀO THỜI GIAN TỚI.........................................67
3.1. Quan điểm sống của sinh viên: Sự hình thành những quan niệm mới và xu hướng
hành vi.................................................................................................................................67
3.2. Vai trị của Nhà Trường, Đồn, Hội sinh viên...........................................................70
3.4. Vai trị của hệ thống truyền thơng.............................................................................73
3.5. Xu hướng sống thử trong sinh viên thông qua nhận thức của họ về vấn đề này. .81
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................................................85

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................90

7


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Tên và nội dung bảng, biểu đồ, sơ đồ
Bảng 1: Cơ cấu mẫu
Bảng 2.1: Mức độ biết đến hiện tượng sống thử của sinh viên Đại học Quốc gia
Lào
Bảng 2.2: Mức độ phổ biến của sống thử trong sinh viên
Bảng 2.4: Đánh giá mức độ quan tâm đến vấn đề sống thử của sinh viên Đại học
Quốc gia Lào
Bảng 3.1: Đánh giá của sinh viên về mức độ ảnh hưởng của gia đình đến nhận
thức về vấn đề sống thử
Bảng 3.2: Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng của gia đình trong việc định
hướng các giá trị về tình u, hơn nhân
Bảng 3.3: Đánh giá của sinh viên về vai trò của Đồn trường trong việc truyền
thơng về sức khoẻ sinh sản và định hướng đúng đắn cho sinh viên
về tình yêu chân chính
Bảng 3.4: Các hoạt động ngoại khố do Đồn trường tổ chức
Biểu đồ 2.1: Kênh thông tin mà sinh viên biết đến hiện tượng sống thử
Biểu đồ 2.2: Nhận thức của sinh viên Đại học Quốc gia Lào về nguyên nhân của
hiện tượng sống thử trong sinh viên (%)
Biểu đồ 2.3: Nhận thức của sinh viên Đại học Quốc gia Lào về hệ quả của hiện
tượng sống thử trong đời sống sinh viên
Biểu đồ 2.4: Thái độ của sinh viên đối với hiện tượng công khai sống thử
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ mong muốn lựa chọn các kênh thông tin tìm hiểu về sức khoẻ
sinh sản của sinh viên ĐHQG Lào
Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý trường ĐHQG Lào hiện nay


8

Trang


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xã hội hiện đại ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế, đời
sống vật chất của con người được cải thiện và nâng cao hơn. Trên cơ sở đó,
đời sống tinh thần cũng có nhiều thay đổi, trong đó sự biến đổi của gia đình
có thể coi là tấm gương phản ánh sâu sắc sự biến đổi xã hội. Sự biến đổi này
biểu hiện ở nhiều mặt như: quy mô, cơ cấu, vai trị, chức năng của gia đình.
Mơ hình gia đình truyền thống vẫn tồn tại, song song với đó là sự phổ biến
ngày càng nhiều của các kiểu gia đình mới như: gia đình đồng tính, gia đình
đơn thân,…đặc biệt là việc chung sống trước hôn nhân của các cặp đơi nam
nữ có thể coi là mơ hình gia đình tiền hơn nhân.
Theo báo cáo tổng hợp được công bố vào tháng 2 năm 2009 của Dự án
điều tra Quốc gia về tình trạng hơn nhân của Mỹ (The national marriage
Project) thì xu hướng ngày càng nhiều cặp đôi nam nữ chung sống trước hôn
nhân và tỷ lệ này gia tăng với tốc độ rất nhanh [5, tr. 2]. Qua bảng số liệu điều
tra về tỷ lệ các cặp đôi chung sống không kết hôn trên tổng số các cặp đôi
sống chung tại một số nước trên thế giới cho thấy: Tại New Zealand, vào thập
niên đầu của thế kỷ 21, tỷ lệ các cặp đôi chung sống không kết hôn tăng
59,1% so với những năm 90 của thế kỷ 20. Thấp hơn một chút, con số này tại
Anh, Mỹ, Úc lần lượt là 52,2%, 49%, 48,2%. Trong đó ở Anh, dữ liệu cơng
bố cho thấy rằng 12% dân chúng ở tuổi từ 18 đến 24 là đang sống chung
khơng có đăng ký kết hơn với nhau
Ở Mỹ trong các cuộc điều tra dân số đều có chỉ số về các cặp chung sống
trước hôn nhân (cohabiting), đồng nghĩa rằng họ xem việc chung sống trước

hôn nhân cũng là một chỉ báo của hệ thống gia đình. Hiện nay, tỷ lệ kết hơn
của Mỹ đã giảm xuống cịn 43% năm 1960. Cùng với đó, số cặp đơi nam nữ
chung sống không kết hôn ở Mỹ tăng gấp 6 lần vào thập niên 60 của thế kỷ
XX và đã tăng thêm 48% nữa vào giữa những năm 1990 và 1998. Theo báo

9


cáo năm 2001 của Cục thống kê Mỹ, 50% số người tuổi từ 25 đến 40 là sống
chung với nhau không kết hôn [5, tr. 45]. Theo số liệu công bố của dự án quốc
gia nghiên cứu về hôn nhân của Mỹ cho thấy: năm 1960 có 439000 cặp đơi
sống chung không kết hôn, năm 1970 là 523000 cặp đôi, năm 1980 là
1.589.000 cặp đôi, đến năm 2007 con số này là 6.445.000 cặp đôi [5, tr. 7].
Như vậy, từ năm 1960 đến năm 2007 số cặp đôi nam nữ chung sống khơng
kết hơn đã tăng 15 lần. Trong đó tính riêng số lượng cặp đơi nam nữ chung
sống trước hơn nhân có con dưới 15 tuổi từ năm 1960 đến năm 2005 đã tăng
9,9 lần. (Năm 1960 là 197.000 cặp, năm 2005 là 1.954.000 cặp).
Nếu như một nghiên cứu năm 1989 tại Mỹ đã chỉ ra rằng khoảng 60%
các cặp chung sống trước hôn nhân đã kết thúc bằng cuộc hơn nhân thực sự
[5, tr. 8] thì cũng tại quốc gia này đã có cuộc nghiên cứu kéo dài 3 năm, kết
quả được công bố vào tháng 8 năm 2002 cho thấy 86% cuộc sống thử kết thúc
bằng chia tay. Khi tiến hành điều tra tiếp 14% đã tiến đến hơn nhân thì những
cặp đã sống thử này có tỷ lệ ly hôn cao hơn hai lần những cặp đôi trước đây
sống riêng [5, tr. 3]. Tại Canada, kết quả cuộc nghiên cứu do trường Đại học
Western Ontario được đưa ra trên cơ sở khảo sát 8000 người đã từng kết hôn
đã cho thấy tồn tại một mối quan hệ chặt chẽ giữa ly hôn và chung sống trước
hôn nhân. Nghiên cứu đã chỉ ra việc chung sống trước hôn nhân đã tác động
trực tiếp một cách tiêu cực đến hơn nhân, làm giảm tính hợp pháp và sự bền
vững trong hôn nhân [2, tr. 5].
Niên giám thống kê của Bộ Y tế Việt Nam năm 2013 cho thấy: số lượt ca

nạo phá thai tuy đã giảm nhiều so với những năm trước, chỉ trên 390.000 lượt
( bằng 1/3 đến 1/5 so với trước) song tình trạng phá thai chui tại các cơ sở y tế
tư nhân chưa thể thống kê được một cách chính xác thì những ngun nhân căn
bản gây nên tình trạng này ở những người chưa kết hôn ( chủ yếu là sống thử)
cũng khiến chúng ta- với tư cách là những nhà nghiên cứu cần phải quan tâm.

10


Ở Lào, trong khoảng 10 năm trở lại đây, hiện tượng nam nữ thanh niên
chung sống trước hôn nhân xuất hiện và thường xuyên được nhắc đến với
khái niệm “sống thử”, trong đó sinh viên được xem là lực lượng sống thử
đông đảo nhất, tất nhiên không phải bạn trẻ nào cũng tán đồng với xu hướng
này. Gọi là sống thử nhưng trên thực tế là cuộc sống thật bởi những cặp đôi
này sống chung, cùng ăn, cùng sinh hoạt chung và có quan hệ tình dục như
những cặp vợ chồng thật, tuy nhiên chưa có đăng ký kết hơn và chưa có đám
cưới ra mắt họ hàng.
Một số nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến nhận thức, thái độ và
hành vi tình dục của sinh viên, tình trạng nạo thai trước hôn nhân của nữ
thanh niên cũng như kiến thức về phòng tránh thai của nam nữ thanh niên
chưa lập gia đình cho thấy: Chỉ trong 0,22 giây tìm kiếm trên google, có
17.200.000 bài viết liên quan đến vấn đề “sống thử”. Thậm chí có một số nơi
còn tổ chức những diễn đàn bàn luận về sống thử - nên hay không nên …
những điều này cho thấy sống thử thực sự đang là vấn đề nóng trong giới sinh
viên và nó thu hút được sự quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau.
Cũng có ý kiến đồng tình với sống thử, cũng có ý kiến phản đối kịch liệt
lối sống này, còn những người trung lập thì khơng hưởng ứng cũng khơng
phản đối. Mỗi bên đều có những lý lẽ, những biện giải cho suy nghĩ của mình.
Nhưng một thực tế khơng thể phủ nhận, việc sống thử trước hôn nhân đã ảnh
hưởng sâu sắc đến lối sống của sinh viên nói riêng và giới trẻ nói chung. Điều

này địi hỏi phải có một định hướng rõ ràng, cụ thể hơn để sinh viên trẻ có
được những nhận thức, hiểu biết về thực tế trong cuộc sống và tìm ra con
đường đi tốt nhất cho chính bản thân mình. Sống thử trước hơn nhân có thực
sự là một lối sống mới cần được ủng hộ của sinh viên nói riêng và giới trẻ nói
chung hay khơng? Sống thử mang lại những lợi ích gì và để lại hậu quả thế
nào cho những người trong cuộc? Cuộc sống này có gì giống và khác với
cuộc sống gia đình khơng...?

11


Tất cả những vấn đề trên gợi nên trong tôi hướng nghiên cứu đề tài
“Nhận thức của sinh viên Đại học Quốc gia Lào về sống thử” với hi vọng
giúp sinh viên, các thế hệ tương lai ở Lào có cái nhìn đúng đắn nhất về vấn đề
này.
2. Ý nghĩa nghiên cứu
2.1. Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở vận dụng một số khái niệm
và lý thuyết xã hội học như: khái niệm nhận thức, khái niệm sinh viên, sống
thử và quan điểm của một số lý thuyết như: lý thuyết kiểm soát xã hội, lý
thuyết trao đổi xã hội, lý thuyết sự lựa chọn hợp lý…để tìm hiểu và giải thích
những quan niệm, nhận thức của sinh viên Lào về quan niệm tình yêu, quan
niệm về tình yêu và tình dục trong sống thử, quan niệm về sống thử liên quan
tới những vấn đề nhân cách và đạo đức; kinh tế; sức khỏe; học tập…Đồng
thời đề tài được coi như là một luận chứng góp phần làm sáng tỏ hơn cho
những lý thuyết đó.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu được thực hiện nhằm góp phần phác họa những quan niệm
và nhận thức, thái độ của sinh viên Lào về vấn đề sống thử trong sinh viên
hiện nay nhằm cung cấp cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách

có cái nhìn đầy đủ hơn về hiện tượng xã hội này. Những kết quả nghiên cứu
của đề tài có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các cá nhân, tổ chức
quan tâm khi nghiên cứu về tình u và hơn nhân của sinh viên.
3. Tổng quan nghiên cứu
3.1. Những nghiên cứu về sống chung trước hôn nhân trên thế giới
Sự xuất hiện của chủ nghĩa Tư bản như một cú đánh quyết định vào
thành trì vững chắc của chế độ phong kiến tồn tại trong suốt hàng thế kỷ qua
ở châu Âu, điều này đã làm thay đổi hàng loạt các hệ thống giá trị của xã hội.
Sợi dây ràng buộc của nền kinh tế địa phương chịu sự quản lý chặt chẽ của

12


các lãnh chúa trước đây bị phá vỡ, và do đó, nó đã giải phóng cho gia đình và
cộng đồng thoát khỏi những kiềm chế truyền thống, sự tự do của cá nhân bắt
đầu phát triển, con người bắt đầu sống cho bản thân mình nhiều hơn. Kết quả
trực tiếp là sự xuất hiện của cuộc cách mạng tình dục diễn ra trong hai thập
niên 60 và 70 của thế kỷ XX đã đưa đến sự xuất hiện của trào lưu sống thử ở
các nước phương Tây, khi mà tầng lớp thanh niên bắt đầu có sự thử nghiệm
về quan hệ trước hơn nhân và sau đó mới tìm kiếm tình dục đầy đủ trong đời
sống vợ chồng. Cuộc cách mạng này đã thực sự đem lại những thay đổi quan
trọng trong hành vi tình dục ở nhiều nước phát triển phương Tây, đặc biệt
nhất là ở Mỹ và Anh. Chưa bao giờ tình dục được đề cập đến một cách công
khai như ở giai đoạn này. Các phương tiện truyền thông đại chúng như: ấn
phẩm, âm nhạc, sân khấu, báo chí...đều nói đến tình dục, khơng những thế,
cịn có cả những cuốn sách hướng dẫn về kỹ thuật liên quan đến các hành vi
tình dục. Cuộc cách mạng tình dục cũng là sự phát triển tự nhiên của tiến
trình lịch sử thời hiện đại - với sự sụp đổ của những giá trị đạo đức có nguồn
gốc từ di sản tôn giáo và sự bùng phát của quan niệm tự do trong tình dục,
tình u trên tồn thế giới. Nam nữ sống chung với nhau không kết hôn, vị

thành niên được quyền có đời sống tình dục với bất kỳ người nào mà họ ưng
thuận.
Theo báo cáo tổng hợp được công bố vào tháng 2 năm 2009 của dự án
quốc gia điều tra về tình trạng hơn nhân của Mỹ (The national marriage
Project) thì xu hướng ngày càng nhiều các cặp đôi nam nữ chung sống trước
hôn nhân và tỉ lệ này gia tăng với tốc độ rất nhanh. Qua số liệu điều tra về tỉ
lệ các cặp đôi chung sống không kết hôn trên tổng số các cặp đôi sống chung
tại một số nước trên thế giới cho thấy, quốc gia cao nhất là New Zealand , con
số này ở các nước Anh, Mỹ, úc cũng cho thấy tình trạng đang sống chung
khơng hơn nhân với nhau cũng khơng phải là ít. Ở đây, các nhà nghiên cứu đã
chỉ ra ba lý do tại sao chung sống trước hôn nhân là nguy hiểm. Một là, các

13


cặp đơi chung sống trước hơn nhân có tỷ lệ ly hôn cao hơn các cặp đôi chưa
từng chung sống. Hai là, so với các cặp vợ chồng, chất lượng cuộc sống của
các cặp đôi này thấp hơn, điều này thể hiện ở mức độ hài lòng về quan hệ tình
dục thấp; sự thiếu hụt trong các quan hệ với các bậc phụ huynh; cảm xúc về
hạnh phúc rất ít; tỷ lệ bị trầm cảm cao hơn ba lần; trong cuộc sống chung
không hôn nhân, phụ nữ dễ bị khổ về vật chất và bị lạm dụng tình dục nhiều
hơn các phụ nữ có kết hơn. Ba là, chung sống như vậy sẽ không đảm bảo để
dẫn đến hôn nhân. Một trong mười lý do mà nam giới khơng thích kết hơn là
vì họ có thể dễ dàng chung sống với một người phụ nữ, không cần kết hôn mà
vẫn được hưởng cùng một quyền lợi như cuộc sống độc thân.
Trong khi ở Anh là xã hội có xu hướng bảo thủ hơn so với xã hội một số
nước phương Tây khác, gần đây việc cá nhân có hành vi tham gia sống thử
trước hôn nhân vẫn được xem là điều tai tiếng. Mặc dù vậy, tỷ lệ sống chung
trước hôn nhân vẫn tăng mạnh theo từng giai đoạn. “Chỉ có 19% phụ nữ sinh
năm 1940 sống chung, nhưng tỷ lệ đó ở những phụ nữ sinh năm 1960 là gần

một nửa. Người ta dự đoán vào năm 2004 sẽ có bốn trong số năm cặp vợ
chồng đã chung sống với nhau trước khi kết hơn.
Theo phân tích tổng hợp của Giáo sư xã hội học người Mỹ - Richard
T.Schaefer thì các nguyên nhân cơ bản của việc chung sống không kết hôn
bao gồm: thay thế cho hôn nhân - cho nhiều nam giới hay nữ giới đã từng gặp
cảnh ly dị của chính mình hay cha mẹ mình; do các khác biệt về tơn giáo; giữ
ngun các lợi ích bảo hiểm xã hội mà họ đang nhận được với tư cách người
độc thân; sợ chuyện gắn bó, nhằm tránh đảo lộn cho con cái riêng; do người
này hay người kia hoặc cả hai chưa được tòa cho li dị; hay vì người này hay
người kia hoặc cả hai đã trải qua chuyện bệnh tật hay chết chóc của người
chồng/vợ trước và họ khơng muốn phải rơi vào hồn cảnh đó nữa.
Bên cạnh đó, tại một số quốc gia, như Thủy Điển, nơi mà việc sống
chung với nhau trước hôn nhân của các cặp đôi nam nữ được xem như là một

14


tập tục cũ của đất nước này. Người Thủy Điển từ lâu đã cho phép một cặp trai
gái sống chung với nhau mà không cần hôn nhân thực sự và việc kết hôn chỉ
diễn ra trong khoảng thời gian đứa con đầu tiên của họ ra đời. Hiện nay, tại
quốc gia này, sống chung không giá thú thực sự là một lối sống hợp pháp –
một cách lực chọn được chấp nhận như là một giai đoạn mở đầu để đi đến hôn
nhân. Điều này thể hiện ở chỗ thời gian trung bình một cặp trai gái sống
chung với nhau khơng kết hơn là một năm. Chính phủ Thủy Điển đã trung lập
giữa hai hình thức sống chung có giá thú và khơng có giá thú. Theo đó, nhà
nước có những chính sách nhằm ủng hổ và khuyến khích cho xu hướng không
cưới hỏi. Chẳng hạn như ở Thụy Điển, chính phủ nước này có khoản trợ cấp
cho vợ chồng không cưới hỏi, không khấu thuế để nuôi dưỡng con cái và
khơng có tình trạng các cặp cùng khai thuế thu nhập chung với nhau. Đồng
thời đứa trẻ sinh ra từ những cặp sống chung khơng đăng ký cũng có quyền

như những đứa trẻ của những cặp hơn nhân có giá thú [3; tr 1-4].
Tại các quốc gia Châu Á, nghiên cứu về sống thử là một chủ đề được
nhiều nhà khoa học, các chuyên gia, và giới trẻ nói chung quan tâm. Tại
Trung Quốc, các cuộc tranh luận của sinh viên trên một số báo điện tử về
quyền được quan hệ tình dục, quyền được chung sống trước hơn nhân đã dấy
lên phong trào sống chung và trở thành một của giới trẻ Trung Quốc, đặc biệt
là tầng lớp sinh viên. “Thanh niên Trung Quốc hiện đại khơng cịn gò ép theo
những giá trị truyền thống nữa. Tỷ lệ thanh niên có quan hệ tình dục trước
hơn nhân tăng đáng kể và vấn đề này trở thành chủ đề chính cho những cuộc
tranh luận. Các chuyên gia và giới lãnh đạo rất đau đầu về hiện tượng này và
cho rằng đây là một hiện tượng không lành mạnh” (Lưu Phương Thảo (2007),
tr.18).
Sống chung trước hôn nhân cũng đang gia tăng ở hai quốc gia Đông
Nam Á là Indonesia và Philipine - nơi xã hội có nền văn hóa và tôn giáo
truyền thống chống lại hành vi sống chung trước hôn nhân. Chẳng hạn,

15


Indonesia là quốc gia có số lượng tín đồ theo đạo hồi lớn nhất thế giới. Hệ
thống giáo lý hồi giáo không cho phép nam, nữ sống chung khi chưa có sự
chứng kiến của đấng tối cao. Mặc dù vậy, làn sóng sống chung trước hơn
nhân vẫn khơng ngừng tăng nhanh trong giới trẻ. Nó được nhiều người biết
đến nhưng vẫn khơng được xã hội chấp nhận [8]. Chính phủ Indonesia đã lên
tiếng và phản kháng bằng cách trừng phạt thẳng tay đối với người tham gia
sống chung. Phát biểu nhân ngày Gia đình Quốc gia, ngày 3 tháng 7 năm
2005, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono kêu gọi thanh niên
nước này “đừng bắt trước kiểu sống của nước ngoài”: nam, nữ sống chung mà
khơng có hơn nhân. Ơng nhấn mạnh lối sống này vẫn được xem là “hành vi ô
nhục” đi ngược lại chuẩn mực xã hội và tôn giáo của đất nước. “Tôi vẫn giữ ý

kiến rằng chúng ta nên bảo vệ và duy trì những nguyên tắc và giá trị gia đình
mãi mãi” (Lưu Phương Thảo (2007), tr.18).
Ở quốc gia láng giềng như Việt Nam hiện nay, có rất nhiều bài báo phản
ánh các chiều cạnh khác nhau. Tác giả luận văn đã tìm đọc hơn 60 bài báo
gồm cả báo in, báo mạng và các bài viết tạp chí chun ngành. Qua đó, có thể
thấy phần lớn các bài viết (42/65 bài) phản ánh chủ yếu theo góc độ tiêu cực,
nhìn nhận sống thử như một tệ nạn xã hội, cần phải lên án và kêu gọi các bạn
trẻ nên nói “khơng” với sống thử. Một bài báo đã viết: "Khảo sát trong năm
2006 của Vụ Văn hóa, Ban tư tưởng- văn hóa Trung ương. cho thấy trong số
13 biểu hiện chưa tốt của SV, đứng đầu là khơng chịu học hành, xin điểm và
quay cóp, tiếp đến là “sống thử trước hôn nhân”. Các tác giả này chủ yếu tập
trung phân tích những tình huống cụ thể với các kết cục không tốt đẹp của
cuộc sống khơng có ràng buộc pháp lý này. Đặc biệt hậu quả xấu ln nặng
nề cho phái nữ với tình trạng nạo phá thai ngày càng gia tăng. Bài viết của
Bích Thủy trên báo Phụ nữ Việt Nam đã đưa ra số liệu như sau: “một trung
tâm ở thành phố Huế cung cấp: trong năm 1999, tổng số người đến nạo hút

16


thai là 1.546 trường hợp, riêng độ tuổi vị thành niên, thanh niên trẻ (từ 18-24
tuổi) là 96 trường hợp, chiếm tỉ lệ 6,2%. Nhưng đến năm 2003, số người đến
nạo phá thai giảm xuống còn 965 nhưng vị thành niên, thanh niên tre lại có
170 trường hợp chiếm tỉ lệ 17,6% trong đó phần lớn là những trường hợp
chưa có gia đình và tập trung ở nhiều lứa tuổi sinh viên. Khơng phải chỉ đến
một lần, thậm chí có trường hợp nạo phá thai đến lần thứ hai, thứ ba. Lần đầu
họ đến với thái độ sợ sệt, còn những lần sau họ xem đó như là chuyện bình
thường”.
Số ít hơn là các bài viết còn lại bày tỏ thái độ khách quan hơn, cho rằng
sống thử là một xu hướng tất yếu của cuộc sống hiện đại và nên có cái nhìn

thân thiện hơn với lối sống này, bởi cũng có những cặp từng sống thử vẫn tiến
đến hơn nhân hạnh phúc. Họ phân tích sống thử theo cả hai hướng tích cực và
tiêu cực và thường đưa ra kết luận bỏ ngỏ như: “Sống thử” để có một cuộc
sống thật thì điều khơng đáng trách, nhưng “sống thử” để trả giá thật thì cần
phải suy nghĩ lại.
Bài viết “Xu hướng sống thử của thanh niên Việt Nam hiện nay” của tác
giả Nguyễn Thị Quỳnh Hoa đăng trên Tạp chí nghiên cứu Gia đình và Giới,
số 2/2007 đã đưa ra bức tranh khái quát về xu hướng sống thử đang trở nên
phổ biến trong giới thanh niên Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở phân tích số liệu
của các cuộc khảo sát, các diễn đàn và các bài viết trên báo điện tử nhằm thu
thập ý kiến, quan niệm của thanh niên về vấn đề sống thử. Đứng trên quan
điểm nhìn nhận sống thử như một trào lưu tiêu cực mang lại nhiều hậu quả
nghiêm trọng cho bản thân thanh viên và cho xã hội, tác giả cho rằng, cần có
sự hạn chế, điều chỉnh, can thiệp và quan tâm từ phía gia đình, nhà trường và
cộng đồng.
Nghiên cứu về “Nhận thức của sinh viên về vấn đề sống thử” (nghiên
cứu trường hợp Đại học Tây Bắc) của An Thị Hồng Hoa (2013), Luận văn
Thạc sỹ Xã hội học đã tiếp cận nghiên cứu nhận thức của sinh viên về sống

17


thử trên các khía cạnh về quan niệm của sinh viên về vấn đề sống thử; nguyên
nhân dẫn đến sống thử trong sinh viên; các yếu tố tác động đến nhận thức của
sinh viên về vấn đề này bao gồm các yếu tố thuộc về cá nhân, gia đình và từ
phía xã hội. Trên cơ sở của nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra một số khuyến
nghị có định hướng đến các mơi trường như gia đình, nhà trường, chủ nhà trọ,
các cơ quan quản lý trong việc nâng cao nhận thức cho sinh viên về sống thử
cũng như những hệ quả đi kèm của nó. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến vai
trò của nhà trường, các cấp đoàn, hội trong việc giáo dục, định hướng và cung

cấp những kiến thức cần thiết và cơ bản về sức khỏe sinh sản, giáo dục giới
tính, các giá trị của tình u và hơn nhân cho các bạn sinh viên.
Nghiên cứu “Sống chung trước hôn nhân của nam nữ sinh viên hiện
nay” (nghiên cứu trường hợp Đại học Nông nghiệp Hà Nội) của Nguyễn Đức
Chiện (2011), Luận án Tiến sỹ Xã hội học đã tiếp cận nghiên cứu định tính
trên những khách thể là sinh viên nam, nữ đã từng hoặc đang chung sống với
bạn tình của mình như vợ chồng. Đề tài lần lượt làm rõ quan niệm về tình
u, tình dục và sống chung trước hơn nhân của xã hội Việt Nam, sự biến đổi
của những quan niệm trên. Bên cạnh đó, luận án cịn phác họa chân dung xã
hội của những sinh viên tham gia sống thử thông qua các đặc trưng nhân khẩu
học như: nguồn gốc, đặc điểm gia đình; đặc điểm cá nhân; thời gian chung
sống và những dự định cho tương lai. Đề cập đến ngun nhân của sống thử
dưới góc nhìn của những người trong cuộc. Từ đó tác giả nhấn mạnh đến
những giải pháp cải thiện tình trạng trên đều có liên quan đến các yếu tố từ
phía cộng đồng xã hội.
3.2. Những nghiên cứu về sống chung trước hôn nhân tại Lào
Cùng với quá trình hội nhập, đất nước Lào đã giao lưu, du nhập rất nhiều
những yếu tố văn hóa mới, lối sống hiện đại mới từ các nước bên ngồi đặc
biệt là các nước phương Tây, văn hóa sống thử cũng du nhập theo con đường

18


này vào Lào. Vì nó mới lạ nên trở thành đề tài nóng hổi được bàn luận sơi nổi
trên các phương tiện truyền thơng như báo chí, internet và thu hút được sự
chú ý của nhiều người, nhất là giới trẻ, nghiễm nhiên nó trở thành một trào
lưu. Tuy nhiên, dưới góc nhìn văn hóa phương Đơng, phần lớn người Lào khó
chấp nhận trào lưu sống thử này. Nó bắt đầu bị xã hội lên án, phê phán. Các
buổi hội thảo “Sống thử nên hay không?” được tổ chức khắp nơi, được phát
sóng trên truyền hình nhằm tun truyền lối sống lành mạnh, giáo dục vấn đề

giới tính và sức khỏe sinh sản cho giới trẻ. Điều đó chỉ làm mất đi tính trào
lưu của nó vì hiện nay khơng ai cảm thấy xa lạ khi nhắc đến sống thử. Qua
các cuộc khảo sát trên mạng, chúng ta vẫn thấy hơn 50% số người đồng ý
sống thử, chứng tỏ lối suy nghĩ của người Lào đã thoáng hơn, coi sống thử là
một lối sống hiện đại chứ không phải là một tệ nạn như xã hội đã lên án.
Nghiên cứu vấn đề về sống thử ở Lào nhìn chung chưa nhiều và cũng chưa
có cơng trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề này một cách sâu sắc. Chỉ có
một số một vài cơng trình, bài báo nhắc tới một vài vấn đề có liên quan như:
“ Nhận thức của giới trẻ thành Phố và giới trẻ nông thôn về vấn đề hôn nhận
và việc sống chung trước hôn nhân” của TS. Khammany Soulideth trong bài
báo Vientiane Time. Trong bài viết này tác giả đề cập đến sự khác nhau trong
nhân thức của thanh niên Thành phố và nông thôn, vấn đề trước kết hôn và
công việc trước khi kết hơn.
TS. Sengduane Vayyakone với bài viết “Laoteen magazine” nói về vấn
đề kết hôn của 1 số dân tộc thiểu số ở Lào như dân tộc LaoTheung trong đó,
tác giả đề cập đến phong tục tập quán của dân tộc này trong việc kết hôn. Ở
đây, con trai muốn kết hơn cần phải được sự đồng ý của gia đình hai bên.
Việc sống sống thử chỉ xảy ra khi nhà gái đã đồng ý và cho đến ở tại nhà gái
trong một thời gian ngắn (khoảng 1-5 tháng tùy thuộc vào những ứng xử của
chàng trai với gia đình nhà gái. Tuy nhiên việc sống thử ở đây được coi là thử

19


thách đối với người con trai chứ không phải sống chung như quan niệm của
sinh viên hiện nay là ăn và ngủ chung phịng.
TS. Sengduane Vayyakone cũng có một nghiên cứu khác “Thái độ về
hành vi tình dục trong thanh niên độ thị” . Nghiên cứu này đã chứng minh
rằng thanh niên đơ thị đã có thái độ rất cởi mở về tình dục nói chung và tình
dục trước hơn nhân nói riêng. Có 50,2% thanh niên đơ thị tán thành quan hệ

tình dục trước hơn nhân, 25,7% thanh niên đơ thị trong nghiên cứu này có
quan hệ tình dục. Nghiên cứu này cũng chỉ ra quan hệ tình dục của thanh niên
đơ thị có nhiều cung bậc và hình thức khác nhau.
Nghiên cứu “Hành vi tình dục” (2007) của Giáo sư Kabmanivanh
Phouxay đã khẳng định thái độ của sinh viên về quan hệ tình dục trước hơn
khá thống, sinh viên có đời sống tình dục khá phong phú và hiện nay chủ yếu
là hành động tình dục ngồi giao hợp.
Như vậy, những chuyên khảo trên đã cùng nhau góp phần tạo nên một
bức tranh về nghiên cứu gia đình khá đa diện với nhiều mảng màu sắc khác
nhau. Tuy nhiên, dù một cách khách quan hay do chủ quan thì vấn đề sống
thử của thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng vẫn cịn vắng bóng trong
đó và các nhà nghiên cứu Lào chưa thực sự đưa “sống thử” vào một trong các
vấn đề trọng tâm của gia đình.
Gần đây cũng có một số đề tài nghiên cứu khoa học về hiện tượng chung
sống trước hôn nhân, tuy nhiên các nhóm đối tượng là giới trẻ độc thân như
nghiên cứu “Hiện tượng chung sống trước hôn nhân của giới trẻ độc thân tại
thành phố Vientien trong mối quan hệ với độ ổn định của gia đình trẻ” do
Tiến sĩ Damdouane Khouangvichit làm chủ nhiệm đã tiến hành khảo sát trên
228 bạn trẻ đang sống thử).
Điều ai cũng biết là ở Lào, khi một cặp đang yêu đương bị xẩy ra những
việc đáng tiếc như có thai ngồi mong muốn, thì phản ứng của gia đình và xã
hội đối với người phụ nữ thường là nặng nề hơn. Và nếu quan hệ có sự trục

20


trặc xẩy ra, thì người phụ nữ cũng thường phải gánh chịu hậu quả lớn hơn.
Nếu quan hệ tình dục là hệ quả của những suy xét thiếu chín chắn, vị kỷ, hoặc
thậm chí trục lợi, thì rõ ràng những tình huống kiểu này thường ít được tính
đến trong quyết định của hai người khi bắt đầu một mối quan hệ. Và vì vậy

những hậu quả đó lại thường hay xẩy ra. Ngược lại, nếu đó là quyết định được
suy xét bởi những người hiểu rõ trách nhiệm về việc mình làm, thì gánh nặng
rủi ro của người phụ nữ, nếu kết cục xấu thực sự xẩy ra, phải được cả hai cân
nhắc kỹ lưỡng trước khi đi đến quyết định “sống thử”. Chính vì lẽ đó, việc có
hay khơng tiếng nói của người phụ nữ trong quyết định về “sống thử” có thể
được xem như một tín hiệu cho thấy quan hệ đó đang đi theo chiều hướng
nào, tích cực hay tiêu cực.
Có thể thấy, có rất nhiều nghiên cứu về hiện tượng sống thử trong sinh
viên theo nhiều hướng khác nhau, tuy nhiên tất cả mới chỉ dừng ở những đề
tài nghiên cứu khoa học, những nghiên cứu riêng lẻ, mà chưa có một nghiên
cứu quy mơ lớn về vấn đề này ở Lào. Do vậy, chưa thấy hết được tính chất đa
chiều và phức tạp của hiện tượng này trong xã hội. Chính vì thế nghiên cứu
về Nhận thức của sinh viên Đại học Quốc gia Lào về sống thử hứa hẹn sẽ
làm phong phú thêm các nguồn tư liệu về vấn đề đang trở thành mối quan tâm
của tồn xã hội này. Từ đó tạo cơ sở các các nhà quản lý, gia đình, nhà
trường, các tổ chức đồn thể và tồn xã hội có những biện pháp nhằm nâng
cao nhận thức cho sinh viên về các giá trị trong tình u, hơn nhân, qua đó
định hướng cho giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng một lối sống lành
mạnh và đúng đắn.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu với mục đích làm sáng rõ định nhận thức của sinh
viên về hiện tượng sống thử trong sinh viên hiện nay. Đặc biệt là tìm hiểu rõ
hơn nhận thức của sinh viên về sống thử với hệ quả của nó có liên quan đến

21


nhân cách, đạo đức; sức khỏe; học tập; sự kiểm sốt của gia đình và xã hội
của nhóm đối tượng này. Những nhân tố cơ bản đã ảnh hưởng tới nhận thức

này ở họ, từ đó đề xuất những khuyến nghị mang tính khả thi.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu quan niệm của sinh viên về tình yêu: quan niệm về tình yêu,
quan niệm về mối quan hệ giữa tình yêu và tình dục, quan niệm về sống thử.
- Tìm hiểu thái độ và hành vi của sinh viên trước tình trạng sống thử
trong sinh viên đại học hiện nay.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới nhận thức của sinh viên về sống
thử.
- Đề xuất các giải pháp mang tính khả thi.
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức của sinh viên về sống thử.
5.2. Khách thể nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu là sinh viên đang theo học tại Đại học Quốc gia
Lào có độ tuổi 18 đến 24.
5.3. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Đề tài tiến hành khảo sát sinh viên thuộc các khoa: Khoa
khoa học xã hội, Khoa Nông lâm, Khoa Nông nghiệp, Khoa Bách khoa.
- Thời gian: Từ tháng 3 năm 2013 đến tháng 3 năm 2014.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
Đề tài sử dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử làm kim chỉ nam trong suốt quá trình nghiên cứu, từ các
luận điểm nghiên cứu, phân tích cho đến chứng minh các khía cạnh khác nhau
của đề tài.

22


Phương pháp này yêu cầu nghiên cứu xã hội học cần hướng đến những

hiện tượng, những qui luật xã hội thực, bản chất và quan trọng là đối tượng
của xã hội học, để có thể chỉ ra được vị trí và sự thể hiện của các qui luật của
hiện thực xã hội. Như vậy, nghiên cứu xã hội học cần chỉ ra vị trí thực tế và
vai trị của các hiện tượng xã hội tương ứng, cũng như việc chỉ ra vị trí vai trị
của các lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội và mối quan hệ giữa chúng.
Trong các nghiên cứu xã hội học, phương pháp luận triết học Macxit
yêu cầu không được xem xét các hiện tượng xã hội một cách siêu hình, mà
phải xem xét chúng một cách biện chứng. Điều đó có nghĩa rằng, các hiện
tượng xã hội không thể được xem xét một cách tách biệt, khơng có mối liên
hệ với nhau mà cần được xem xét trong các mối quan hệ có tính qui luật,
trong sự phụ thuộc, sự quyết định lẫn nhau.
Do đó, trong đề tài nghiên cứu này, khơng đặt “nhận thức về sống thử
trong sinh viên” như một yếu tố cơ lập, mà ln đặt nó trong mối quan hệ
biện chứng với các yếu tố xã hội khác. Các yếu tố đó bao gồm cả các yếu tố
chủ quan và khách quan, trực tiếp và gián tiếp như các đặc điểm nhân khẩu xã
hội, các môi trường xã hội hóa và tình hình kinh tế - văn hóa – xã hội trong
bối cảnh nghiên cứu.
Trong đề tài nghiên cứu này, khơng chỉ đi tìm hiểu xem nhận thức của
sinh viên về tình yêu, tình dục, sống thử, hệ quả của sống thử mà còn xem xét
đến các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về sống thử. Trong đó,
đặc biệt chú trọng đến tác động của yếu tố gia đình và nhà trường.
6.2. Phương pháp nghiên cứu xã hội học
6.2.1. Phân tích tài liệu
Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu khái quát những vấn đề
liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài thông qua các nghiên cứu về
sống thử. Đồng thời, qua đó có được sự so sánh, đối chiếu làm phong phú nội
dung đang tiến hành tìm hiểu.

23



6.2.2. Phỏng vấn sâu
Mục đích của phương pháp này nhằm thu thập thơng tin định tính bổ trợ
và minh họa cho kết quả nghiên cứu định lượng. Phương pháp này giúp cho
có những lý giải sâu hơn về vấn đề nghiên cứu. Trong đề tài này sử dụng 10
phỏng vấn sâu. Trong đó có 5 phỏng vấn sâu đối với nam sinh viên và 5
phỏng vấn sâu đối với nữ sinh viên. Đồng thời có sự phân chia tương đối
đồng đều giữa các khoa
6.2.3. Phương pháp trưng cầu ý kiến
Đây là phương pháp định lượng được sử dụng chủ yếu trong các nghiên
cứu Xã hội học. Do hạn chế về điều kiện thời gian và nhân lực, vì thế trong
nghiên cứu này chúng tôi chỉ lựa chọn khảo sát ở 4 khoa bao gồm: Khoa khoa
học Xã hội; Khoa Nông lâm; Khoa Bách khoa; Khoa Nông nghiệp. Trong
cuộc phỏng vấn này, chúng tôi phát ra 250 bảng, hỏi thu về được 200 bảng
hỏi hợp lệ và được xử lý qua chương trình SPSS 16.0. Với số lượng mẫu
nghiên cứu được lựa chọn theo quy trình chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. Do
đặc thù của đối tượng nghiên cứu nên việc chọn mẫu sẽ lựa chọn ngẫu nhiên
hệ thống các lớp khi sinh viên đi học. Đây là cách chọn mẫu thuận tiện cho
người nghiên cứu về mặt thời gian, chi phí và cơng tác phát bảng hỏi cũng
được diễn ra dễ dàng hơn nhưng vẫn đảm bảo được tính đại diện của mẫu.
200 phiếu hợp lệ có cơ cấu theo các biến số như sau:
Bảng 1: Cơ cấu mẫu
STT
1
2

3

Tiêu chí
Nam

Giới tính
Nữ
Sống ở nhà trọ
Nơi sinh sống Sống với gia đình
Sống ở ký túc xá
Khoa khoa học Xã hội
Địa điểm
Khoa Nông lâm
Khoa Nông nghiệp
khảo sát
Khoa Bách khoa

24

Số lượng
113
87
112
30
58
50
50
50
50

Tỷ lệ %
56,5
43,5
56,0
15,0

29,0
25,0
25,0
25,0
25,0


7. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
7.1. Câu hỏi nghiên cứu
Quan niệm về tình yêu, tình dục, sống thử và về hệ quả của sống thử
trong sinh viên ĐHQG Lào hiện nay như thế nào?
Thái độ và hành vi của sinh viên ĐHQG Lào về sống thử trong sinh
viên hiện nay ra sao?
Những yếu tố nào tác động đến quan niệm, nhận thức về tình yêu, tình
dục và sống thử của sinh viên?
Xu hướng sống thử của Sinh viên Đại học Quốc gia Lào trong thời gian
tới thế nào?
7.2. Giả thuyết nghiên cứu
1. Phần lớn, quan niệm về tình yêu, tình dục, sống thử và về hệ quả của
sống thử trong sinh viên ĐHQG Lào hiện nay không chịu ảnh hưởng từ
những quan niệm truyền thống, mà là du nhập từ các nước ngồi vào.
2. Có sự khác biệt trong quan niệm về mối quan hệ tình yêu, tình dục
và sống thử giữa nam sinh viên so với nữ sinh viên.
3. Nhà trường đóng vai trị quan trọng trong nhận thức về sống thử còn
hạn chế trong sinh viên
4. Trong thời gian tới sinh viên Lào vẫn cịn sống thử và có xu hướng
tăng lên.

25



×