Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Ngoại Giao Kinh Tế Trong Sáng Kiến Vành Đai Và Con Đường Của Trung Quốc.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 73 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI MẠNH HÙNG

NGOẠI GIAO KINH TẾ TRONG SÁNG KIẾN
“VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƢỜNG” CỦA TRUNG QUỐC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI MẠNH HÙNG

NGOẠI GIAO KINH TẾ TRONG SÁNG KIẾN
“VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƢỜNG” CỦA TRUNG QUỐC
Chuyên ngành: QUAN HỆ QUỐC TẾ
Mã số: 60 31 02 06

LUẬN VĂN THẠC SỸ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN: GS.TS. ĐỖ TIẾN SÂM

Hà Nội – 2019


LỜI CẢM ƠN


Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến GS.TS Đỗ Tiến Sâm,
Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Hàn lâm Khoa học
Xã hội Việt Nam. Giáo sư là người đã gợi mở, truyền dạy về tinh thần nghiên
cứu khoa học kiên trì, nghiêm túc, cùng những bài học quý giá trong cuộc
sống đối với tơi. Nhờ có sự hướng dẫn tận tình của thầy, tơi đã hồn thành đề
tài nghiên cứu “Ngoại giao kinh tế trong Sáng kiến “Vành đai và con đường”
của Trung Quốc”. Tôi cũng xin cảm ơn tập thể các thầy cô giáo Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã truyền đạt những kiến thức bổ ích cho
tơi trong suốt q trình học tập. Tiếp theo, tơi xin gửi lời cảm ơn đến các
chuyên gia mà tôi may mắn được tiếp xúc, trao đổi, đã nhiệt tình giúp đỡ,
cung cấp những ý kiến đánh giá và tài liệu tham khảo có giá trị, phục vụ
nghiên cứu của bản thân tơi.
Cuối cùng, tơi bày tỏ lịng biết ơn tới các thành viên trong gia đình,
những người đã ủng hộ, giúp đỡ, cho tơi động lực để tơi hồn thành bản luận
văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Bùi Mạnh Hùng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 7
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 8
6. Đóng góp của luận văn.................................................................................. 8
7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 9
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGOẠI GIAO KINH TẾ, SÁNG KIẾN
“VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƢỜNG” CỦA TRUNG QUỐC ............................. 10

1.1. Một số vấn đề lý luận về ngoại giao kinh tế ............................................ 10
1.2. Q trình thực hiện chính sách ngoại giao kinh tế của Trung Quốc ....... 12
1.3. Bối cảnh, mục đích và q trình triển khai Sáng kiến “Vành đai và con
đường” của Trung Quốc .................................................................................. 15
1.3.1. Bối cảnh, mục đích của Trung Quốc trong Sáng kiến ...................... 15
1.3.2. Quá trình triển khai Sáng kiến “Vành đai và con đường” ................ 19
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ................................................................................... 25
CHƢƠNG 2. SỰ THỰC THI CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO KINH TẾ
CỦA TRUNG QUỐC TRONG SÁNG KIẾN “VÀNH ĐAI VÀ CON
ĐƢỜNG” ............................................................................................................ 26
2.1. Những thay đổi của ngoại giao kinh tế của Trung Quốc trong bối cảnh
Sáng kiến “Vành đai và con đường” ............................................................... 26
2.1.1. Sự kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động kinh tế và hoạt động ngoại
giao trong Sáng kiến.................................................................................... 26
2.1.2. Tăng cường cơ chế điều phối của trung ương, hiệp đồng trung
ương – địa phương và sự phối hợp giữa các bộ ngành trong thực hiện
chính sách ngoại giao kinh tế. ..................................................................... 31
2.1.3.Giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong thúc đẩy
triển khai Sáng kiến. .................................................................................... 34
2.1.4. Sự vận dụng chính sách kinh tế một cách tổng hợp, chủ động, sáng
tạo và được nâng cấp. .................................................................................. 38


2.2. Các hoạt động ngoại giao kinh tế nổi bật của Trung Quốc trong triển
khai Sáng kiến ................................................................................................. 40
2.2.1. Hoạt động thương mại....................................................................... 40
2.2.2. Hoạt động tài chính ........................................................................... 41
2.2.3. Hoạt động đầu tư .............................................................................. 43
2.2.4. Hoạt động viện trợ đối ngoại ............................................................ 44
2.3. Kết quả bước đầu và một số phản ứng của các nước đối với Sáng kiến . 46

2.3.1. Một số kết quả bước đầu ................................................................... 46
2.3.2. Phản ứng của các nước...................................................................... 49
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ................................................................................... 56
CHƢƠNG 3. TRIỂN VỌNG NGOẠI GIAO KINH TẾ TRONG SÁNG
KIẾN “VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƢỜNG” CỦA TRUNG QUỐC, TÁC
ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................... 57
3.1. Thuận lợi .................................................................................................. 57
3.1.1. Bối cảnh quốc tế ................................................................................ 57
3.1.2. Bối cảnh trong nước Trung Quốc ..................................................... 58
3.2. Khó khăn và thách thức đối với ngoại giao kinh tế của Trung Quốc
trong q trình triển khai Sáng kiến ................................................................ 60
3.2.1. Khó khăn, thách thức từ bên trong .................................................... 60
3.2.2. Khó khăn, thách thức từ bên ngoài ................................................... 61
3.3. Các tác động đối với Việt Nam ................................................................ 68
3.3.1. Tác động tích cực .............................................................................. 70
3.3.2. Tác động tiêu cực .............................................................................. 73
3.4. Một số khuyến nghị đối với Việt Nam .................................................... 75
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ................................................................................... 81
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 86
PHỤ LỤC ...............................................................................................................


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết Tiếng Anh

Tiếng Việt

tắt
AIIB


Asian Infrastructure Investment Bank

Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ
tầng châu Á
Ngân hàng Phát triển châu Á

ADB

Asian Development Bank

APEC

Asia – Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế châu
Á – Thái Bình Dương

ASEAN Association of Southeast Asian

Hiệp hội các quốc gia Đông

Nations

Nam Á

EU

European Union

Liên minh châu Âu


GATT

General Agreement on Tariffs and

Hiệp ước chung về thuế quan

Trade

và mậu dịch

IMF

International Monetary Fund

Quỹ Tiền tệ thế giới

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới

USD

United States dollar

Đô la Mỹ


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Sáng kiến “Vành đai và con đường” là tên gọi chung của hai sáng kiến
“Vành đai kinh tế con đường tơ lụa” và “Con đường tơ lụa trên biển Thế kỷ
XXI” được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất trong các chuyến thăm
tới Kazakhstan vào tháng 9/2013 và Indonesia vào tháng 10/2013. Sáng kiến
“Vành đai và con đường” có các nội dung chính gồm: Thơng chính sách, thơng
cơ sở hạ tầng, thơng thương, thơng tiền tệ và thơng lịng dân (5 thơng). Trung
Quốc coi đây là một sáng kiến hợp tác kinh tế lớn, xuyên khu vực, trong đó vừa
có mục tiêu ngoại giao, vừa có mục tiêu kinh tế. Để triển khai Sáng kiến này,
Trung Quốc đã vận dụng ngoại giao kinh tế như một cách thức, công cụ quan
trọng để thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng các nước dọc tuyến đường, đồng
thời thông qua Sáng kiến này đường lối ngoại giao kinh tế của Trung Quốc được
hoàn thiện hơn một bước, tập trung được các nguồn lực cả trong nước và ngoài
nước nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược quan trọng. Quá trình triển khai và
những kết quả bước đầu đã thu hút sự quan tâm ngày càng tăng lên của cộng
đồng quốc tế đối với Sáng kiến, đặc biệt gần đây, tháng 4/2019, Trung Quốc đã
tổ chức Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và con đường” lần thứ 2
(lần thứ nhất tổ chức năm 2017) với sự tham dự của hơn 5000 đại biểu đến từ
hơn 150 nước, hơn 90 tổ chức quốc tế. Trong đó có gần 40 nguyên thủ và người
đứng đầu chính phủ các nước, tổ chức quốc tế, đã cho thấy quy mô và tầm ảnh
hưởng của Sáng kiến đối với thế giới và khu vực.
Việt Nam có vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc
cũng như quá trình Trung Quốc vạch ra quy hoạch, kế hoạch triển khai Sáng
kiến “Vành đai và con đường”, là cầu nối quan trọng để Trung Quốc hướng ra
bên ngồi cả trên bộ và trên biển. Do đó, xét cả về góc độ quan hệ chính trị, kinh
tế, thương mại, văn hóa, giao lưu nhân dân… cũng như xu thế hội nhập, tồn
cầu hóa, việc Trung Quốc triển khai Sáng kiến này đều có những tác động trực
tiếp tới Việt Nam, cần phải nghiên cứu, tìm ra đối sách phù hợp. Với mục tiêu
1



làm rõ q trình triển khai thực hiện chính sách ngoại giao kinh tế trong Sáng
kiến “Vành đai và con đường”, những điểm mới, điểm thay đổi đáng chú ý của
ngoại giao kinh tế Trung Quốc trong bối cảnh Sáng kiến thời gian qua và triển
vọng thời gian tới, đồng thời đánh giá về những tác động đối với Việt Nam, đề
xuất một số kiến nghị trong quan hệ hợp tác với Trung Quốc, tôi lựa chọn đề tài
“Ngoại giao kinh tế trong Sáng kiến “Vành đai và con đường” của Trung
Quốc” làm luận văn thạc sỹ của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Đề tài tập trung làm rõ chủ trương, chính sách và
các biện pháp, hoạt động ngoại giao kinh tế mà Trung Quốc đang sử dụng để
hoàn thành những mục tiêu đề ra trong Sáng kiến. Bên cạnh đó chỉ ra được
những thuận lợi, cũng như khó khăn và thách thức đối với ngoại giao kinh tế của
Trung Quốc trong quá trình triển khai Sáng kiến “Vành đai và con đường”, đồng
thời phân tích về một số tác động đối với Việt Nam và đề xuất khuyến nghị
nhằm tận dụng tốt cơ hội, hạn chế những tác động tiêu cực khi Việt Nam ủng
hộ, tham gia hợp tác với Trung Quốc trong khuôn khổ Sáng kiến.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: (1) Nghiên cứu cơ sở, quá trình Trung Quốc triển
khai thực hiện chính sách ngoại giao kinh tế; (2) Khái quát quát về bối cảnh,
mục đích, q trình triển khai Sáng kiến “Vành đai và con đường” của Trung
Quốc; (3) Những thay đổi và các hoạt động ngoại giao kinh tế nổi bật của Trung
Quốc được vận dụng trong Sáng kiến, kết quả bước đầu và một số phản ứng của
các nước đối với Sáng kiến; (4) Đánh giá về triển vọng ngoại giao kinh tế trong
Sáng kiến “Vành đai và con đường” của Trung Quốc, tác động đối với Việt Nam
và khuyến nghị.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Những vấn đề xung quanh Sáng kiến “Vành đai và con đường” của Trung
Quốc đã và đang được giới nghiên cứu trong và ngoài nước hết sức quan tâm.
Bởi vì, đây là một Sáng kiến lớn, tầm “đại chiến lược”, có liên quan đến nhiều

2


nước và sự thay đổi của trật tự thế giới hiện nay. Bộ Ngoại giao, Bộ Công
thương, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và một số bộ ngành khác đã
tổ chức các cuộc hội thảo liên quan đến Sáng kiến.
Ngay từ khi Sáng kiến mới ra đời (2013), cùng với hoạt động tuyên truyền
mạnh mẽ về ngoại giao, truyền thông của Trung Quốc, sự quan tâm của giới
nghiên cứu trong nước và quốc tế đối với Sáng kiến này ngày càng nhiều lên.
Trung Quốc từng bước văn bản hóa và pháp quy hóa các ý tưởng ban đầu của
Tập Cận Bình, nội dung và cách thức tuyên truyền về Sáng kiến cũng dần được
điều chỉnh. Với cùng tên gọi nguyên nghĩa tiếng Hán “Nhất đới, nhất lộ”
“一带一路”, thời gian đầu các văn bản chuyển qua tiếng Anh chính thức của
Trung Quốc đều dịch là “One belt, one road”, viết tắt OBOR. Tuy nhiên, sau đó,
với dấu mốc là tại Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và con đường”
được Trung Quốc tổ chức năm 2017, Sáng kiến “Nhất đới, nhất lộ” được phía
Trung Quốc dịch ra tiếng Anh là “Belt and road Initiative” - “Sáng kiến Vành
đai và con đường”, viết tắt là BRI, với hàm ý, Sáng kiến là của chung cộng đồng
quốc tế, không chỉ riêng phục vụ Trung Quốc. Phạm vi, hướng quy hoạch của
Sáng kiến cũng theo hướng mở, có thể chia ra nhiều đường, nhiều nhánh, tức là
Trung Quốc mong muốn càng nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hưởng ứng, tham
gia Sáng kiến càng tốt.
Các nghiên cứu ở trong nước, có các cách tiếp cận về Sáng kiến theo các
khía cạnh khác nhau, nhiều nghiên cứu đã trình bày, mô tả khái quát về Sáng
kiến. Các học giả Việt Nam cơ bản thống nhất ở việc nhìn nhận đây là “chiến
lược” của Trung Quốc, “sáng kiến” chỉ là cái vỏ ngồi tun truyền, đưa ra các
phân tích, đánh giá tác động của Sáng kiến “Vành đai và con đường” đối với
Việt Nam. Qua hoạt động trao đổi học thuật, tổ chức hội thảo quốc tế, các
nghiên cứu cũng hướng đến phân tích thái độ, phản ứng của các nước trước
chiến lược của Trung Quốc, nhìn nhận mức độ, vai trò của các nước khi tham

gia “Vành đai và con đường”. Bên cạnh đó, thái độ hồi nghi, cảnh giác trước ý

3


đồ của Trung Quốc hay coi “Vành đai và con đường” như một công cụ trong
cạnh tranh chiến lược nước lớn cũng đã được nhìn nhận.
Các nghiên cứu đáng chú ý về Sáng kiến “Vành đai và con đường” ở
trong nước đã được in thành sách, công bố trên các tạp chí hay được trình bày
tại các hội thảo, cơng trình khoa học chưa được cơng bố là: Cuốn sách ““Vành
đai và con đường” – Chiến lược của Trung Quốc và hàm ý chính sách đối với
Việt Nam” của tác giả Phạm Sỹ Thành. Đây là nghiên cứu khá công phu, tồn
diện về khía cạnh kinh tế của Sáng kiến; Cuốn sách “Con đường tơ lụa trên biển
cho thế kỷ XXI của Trung Quốc và đối sách của Việt Nam” do PGS.TS. Nguyễn
Vũ Tùng chủ biên, phân tích về quá trình, mức độ triển khai và những thách
thức, phản ứng của các nước đối với sáng kiến “Con đường tơ lụa trên biển Thế
kỷ XXI”, một nhánh của “Vành đai và con đường”; Kỷ yếu hội thảo khoa học
quốc tế về Sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc (Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn phối hợp với Quỹ Konrad Adenauer Stiftung tổ
chức vào các năm 2015, 2017), tập hợp nhiều bài viết về tác động của “Vành đai
và con đường” đến các nước; Báo cáo tổng hợp về ý tưởng xây dựng “Một vành
đai, một con đường” của Trung Quốc và đối sách của Việt Nam (2015) do
PGS.TS Phùng Thị Huệ làm chủ nhiệm… Bài viết “Một vành đai, một con
đường – Nấc thang mới trong cạnh tranh chiến lược Trung – Mỹ” của tác giả
Hồng Huệ Anh được đăng trên tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (số 3/2016)…
3.2. Tình hình nghiên cứu của thế giới
Ngày 28/3/2015, Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại và Ủy ban Phát triển Cải
cách quốc gia Trung Quốc cùng công bố văn kiện: “Thúc đẩy cùng xây dựng
Vành đai kinh tế con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI:
Tầm nhìn và hành động”. Đây là văn kiện chính thức, quan trọng, đề cập toàn

diện về nội hàm của Sáng kiến “Vành đai và con đường”, nêu lên bối cảnh của
việc hoạch định ra Sáng kiến, nguyên tắc xây dựng, khung tư duy, lĩnh vực hợp
tác trọng điểm, cơ chế hợp tác, tình hình mở cửa của các địa phương của Trung

4


Quốc, Trung Quốc tích cực hành động để cùng các nước chung tay xây dựng
một viễn cảnh tốt đẹp.
Sau khi có văn kiện về “Tầm nhìn và hành động”, những nghiên cứu của
Trung Quốc đã có sự tập trung, mang tính xây dựng, định hướng, gắn những kết
quả thực tiễn vào các lĩnh vực hợp tác trọng điểm trong Sáng kiến (“5 thông”)
nhằm làm phong phú thêm mặt lý luận của việc đề ra Sáng kiến. Bên cạnh đó,
những ý kiến chỉ đạo của Tập Cận Bình liên quan đến nội dung triển khai xây
dựng Sáng kiến cũng đã được nghiên cứu, phân tích để làm rõ định hướng của
Trung Quốc trong triển khai Sáng kiến.
Các bài phát biểu của Tập Cận Bình tại Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế
“Vành đai và con đường” cũng được tập hợp lại và in thành sách, xuất bản bằng
tiếng Trung và tiếng Anh – “ XI JINPING, important Speeches at the belt and
road forum for international cooperation” (in lần đầu 2017, tái bản 2018). Nhiều
cơng trình nghiên cứu tập trung phân tích những nhân tố tác động, cơ hội và
thách thức đặt ra đối với Sáng kiến, đối với Trung Quốc và các nước dọc theo
tuyến “Vành đai và con đường”.
Một số nghiên cứu đáng chú ý của phía Trung Quốc như: “Con đường
phát triển của Sáng kiến Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21”, tác giả Trương
Thi Vũ và Trương Dũng, NXB Phát triển Trung Quốc (2014); “Cơ hội và thách
thức trong “Một vành đai, một con đường””, tác giả Vương Nghị Chấn, NXB
Nhân dân/Trung Quốc (2015); “Mục đích ý tưởng Con đường tơ lụa trên biển
thế kỷ 21, cơ sở hiện thực và nghiên cứu đối sách”, tác giả Triệu Giang Lâm,
NXB Khoa học xã hội/Trung Quốc (2015); “Sáng kiến “Vành đai và con

đường”: Sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ mang đến cho thế giới điều gì”, tác giả
Vương Nghĩa Ngụy, Nxb Thế giới mới; các nghiên cứu được cơng bố trên tạp
chí Quan hệ Quốc tế hiện đại (Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế hiện đại Trung
Quốc) trong các năm 2015, 2016 tiêu biểu như: “Động lực hợp tác Trung Quốc
và châu Âu trong “Vành đai và con đường”: Hiện trạng và viễn cảnh” của các
tác giả Phùng Trọng Bình và Hồng Tĩnh; “Những nghi ngờ chiến lược của Ấn
5


Độ đối với sáng kiến “Con đường tơ lụa trên biển Thế kỷ XXI”” của tác giả Hàn
Siêu Dĩnh và Điền Quang Cường; “Điểm tựa Balkan trong mạng lưới lưu thơng
hàng hóa nhanh chóng đường biển và đường bộ giữa Trung Quốc và châu Âu”,
tác giả Tiêu Dương; “Nhận thức và ứng phó của Nhật Bản đối với “Vành đai và
con đường””, tác giả Hồng Phụng Chí, Lưu Thụy… đã phân tích về thái độ
phản ứng của các nước đối với Sáng kiến của Trung Quốc, đồng thời đề ra các
giải pháp đối với Trung Quốc để hóa giải những nghi ngờ, vạch ra các phương
án thực hiện, tạo ra những mơ hình hợp tác tốt làm hình mẫu để thúc đẩy các
nước tham gia ngày càng nhiều hơn và tích cực hơn vào Sáng kiến.
Một số nghiên cứu của phương Tây đáng chú ý như: “Rethinking the silk
road – China’s Belt and Road Initiative and Emerging Eurasia Relations” tập
hợp nhiều bài viết của các tác giả do Maximilian Mayer (Đức) biên tập, xuất bản
năm 2018, đưa ra vấn đề Lục địa Á Âu thiên về quan điểm của Mackinder, cho
rằng Sáng kiến “Vành đai và con đường” đã đi đúng hướng của Đặng Tiểu Bình.
Ngồi ra, một số tác giả đã đề cập tới các yếu tố thách thức khi Sáng kiến “Vành
đai và con đường” được triển khai ở các nước và khu vực; “Securing the Belt
and Road Initiative” do Alessandro Arduino và Xue Gong biên tập, xuất bản tại
Singapore năm 2018. Tác giả đề cập mối quan ngại chung đối với Sáng kiến của
Trung Quốc là vấn đề trách nhiệm xã hội của các công ty Trung Quốc, hình thức
“thực dân mới”, khơng tn thủ luật lao động của nước chủ nhà; “China’s Belt
and Road Initiative: Five Years Later”, báo cáo của Jonathan E. Hillman,

Trưởng ban Nghiên cứu kinh tế chính trị thuộc dự án Tái kết nối châu Á (2018)
đưa ra đánh giá, Sáng kiến “Vành đai và con đường” đã được Trung Quốc làm
nhiều cách để đánh bóng tên tuổi và để Sáng kiến vươn ra xa. Trung Quốc đã
tiêu nhiều tiền cho Sáng kiến nhưng ảnh hưởng chưa được nhiều.
Đối với lĩnh vực ngoại giao kinh tế, hiện nay ở Việt Nam chưa có nhiều
nghiên cứu có hệ thống và tồn diện, cịn có những cách lý giải khác nhau về
khái niệm, nội hàm của thuật ngữ “ngoại giao kinh tế”. Tuy nhiên, lĩnh vực và
hoạt động ngoại giao kinh tế của nước ta đã được đưa vào triển khai từ lâu với
6


nội dung chủ yếu được đề cập đến là hướng tới thúc đẩy thương mại, hợp tác
đầu tư, hợp tác khoa học công nghệ, du lịch, lao động, dịch vụ, thu ngoại tệ, bảo
vệ lợi ích của nhà nước, quyền lợi hợp pháp của các tổ chức, cá nhân Việt Nam
trong hoạt động kinh tế đối ngoại. Ngoại giao kinh tế được coi là biện pháp đối
ngoại quan trọng để Việt Nam tăng cường hội nhập quốc tế, thúc đẩy đổi mới
trong nước.
Đề tài nghiên cứu đáng chú ý trong lĩnh vực ngoại giao kinh tế ở Việt
Nam là luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quan hệ quốc tế “Ngoại giao kinh tế
trong thực tiễn quan hệ quốc tế và Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Huyền
Trang (2011) và một số luận văn cao học khác như “Ngoại giao kinh tế: lý luận
và thực tiễn” của Đoàn Thu Ngân, “Ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế những
năm đầu thế kỷ XX ở Việt Nam” của Lê Minh Tuấn, “Vai trò của ngoại giao đối
với sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong quá trình hội nhập”, đã từng bước
làm rõ nội hàm, nội dung khái niệm ngoại giao kinh tế cũng như những hoạt
động triển khai thực tiễn”…
Một số cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực ngoại giao kinh tế ở nước ngoài
đáng chú ý là “Economic Diplomacy and the Origins of the Second World War,
Princeton Uiversity Press (1980)/Anh, hay các nghiên cứu tiêu biểu của tác giả
Trung Quốc: “Ngoại giao kinh tế”, Nxb Thanh Niên Trung Quốc (2004)

(周永生,《经济外交》,中国青年出版社2004年版); “Sáng kiến “Vành đai và
con đường”: Chiến lược ngoại giao kinh tế Trung Quốc”, 2016, tác giả Triệu
Chấn, Hoàng Minh Minh (赵晨黄萌萌 (中国社会科学院欧洲研究所,2016),
一带一路”倡议:中国经济外交新战略); Ngoại giao kinh tế của Trung Quốc
bước vào thời đại mới, tác giả Trương Quân (2017)… Những nghiên cứu về lĩnh
vực ngoại giao kinh tế đóng vai trị nền tảng để tiếp cận nghiên cứu về hoạt
động, chính sách, biện pháp ngoại giao kinh tế được Trung Quốc vận dụng trong
Sáng kiến “Vành đai và con đường”. Bên cạnh khái niệm “ngoại giao kinh tế”,
các nghiên cứu còn đề cập đến các khái niệm như “ngoại giao thương mại”,
“ngoại giao tài chính”, “ngoại giao đầu tư”... là những bộ phận cấu thành “ngoại
giao kinh tế”.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động ngoại giao kinh tế của Trung Quốc
trong Sáng kiến “Vành đai và con đường”.
7


- Phạm vi nghiên cứu của luận văn.
+ Về nội dung: Ngoại giao kinh tế của Trung Quốc trong Sáng kiến
“Vành đai và con đường”.
+ Về không gian: Theo phương án phía Trung Quốc đưa ra “Vành đai và
con đường” xuyên suốt các châu lục Á-Âu-Phi. Trọng điểm của “Vành đai kinh
tế Con đường tơ lụa” là Trung Quốc qua Trung Á, Nga tới châu Âu (biển
Baltic); Trung Quốc qua Trung Á, Tây Á đến Vịnh Ba Tư, Địa Trung Hải;
Trung Quốc đến Đông Nam Á, Nam Á, Ấn Độ Dương. Hướng đi trọng điểm
trong “Con đường tơ lụa trên biển thế kỉ 2” là từ các cảng ven biển của Trung
Quốc thông qua Biển Đông đến Ấn Độ Dương, mở rộng sang châu Âu; từ các
cảng ven biển Trung Quốc thơng qua Biển Đơng tới phía Nam Thái Bình
Dương.
+ Về thời gian: Luận văn nghiên cứu ngoại giao kinh tế trong Sáng kiến

“Vành đai và con đường” của Trung Quốc trong giai đoạn 2013 – 2018, tức là từ
khi Trung Quốc đề ra Sáng kiến cho đến thời điểm tổng kết 5 năm triển khai
Sáng kiến. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, học viên mở rộng phạm vi thời
gian đối với một số vấn đề nhằm làm nền tảng cho nội dung quan trọng, thể hiện
được tính liên kết, kế thừa trong chính sách ngoại giao kinh tế của Trung Quốc.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế.
Bên cạnh đó cịn sử dụng các phương pháp tổng hợp, phương pháp phỏng vấn
chuyên gia, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, phương pháp lịch sử.
6. Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu đóng góp cơ sở lí luận và thực tiễn trong việc nhận diện các
chủ trương, chính sách đối ngoại lớn Trung Quốc đang tiến hành hiện nay, trong
đó có biện pháp ngoại giao kinh tế, được thực hiện trong một sáng kiến cụ thể
(cũng được coi là một chiến lược lớn).
Đặc biệt, đối với Sáng kiến “Vành đai và con đường” giữa Trung Quốc và
Việt Nam đã đạt được những nhận thức chung quan trọng về việc thúc đẩy triển
khai kết nối chiến lược giữa chiến lược “Hai hành lang, một vành đai” của Việt
Nam với “Vành đai và con đường”. Hai bên đang tiến tới việc quy hoạch và hiện
8


thực hóa các hạng mục hợp tác trong khn khổ Bản ghi nhớ về kết nối chiến
lược giữa “Hai hành lang, một vành đai” và “Vành đai và con đường”. Việc làm
rõ về chủ trương, biện pháp ngoại giao kinh tế của Trung Quốc trong Sáng kiến,
đồng thời đánh giá đúng những tác động của Sáng kiến đối với Việt Nam, đưa ra
một số kiến nghị chính sách có ý nghĩa quan trọng trong việc chủ động đề ra các
biện pháp kết nối chiến lược có hiệu quả giữa Việt Nam và Trung Quốc.
7. Cấu trúc của luận văn
Cấu trúc luận văn gồm: Mở đầu, 3 chương, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục.

Chương 1: Tổng quan về ngoại giao kinh tế, Sáng kiến “Vành đai và con
đường” của Trung Quốc
Chương 2: Sự thực thi chính sách ngoại giao kinh tế trong Sáng kiến
“Vành đai và con đường” của Trung Quốc.
Chương 3: Triển vọng ngoại giao kinh tế trong Sáng kiến “Vành đai và
con đường” của Trung Quốc, tác động đối với Việt Nam và kiến nghị.

9


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGOẠI GIAO KINH TẾ, SÁNG KIẾN “VÀNH ĐAI VÀ
CON ĐƢỜNG” CỦA TRUNG QUỐC
1.1. Một số vấn đề lý luận về ngoại giao kinh tế
“Ngoại giao kinh tế” lần đầu tiên xuất hiện như một thuật ngữ chuyên
ngành trong “Sách Xanh ngoại giao” của Chính phủ Nhật Bản được công bố
năm 1957. Là nước thua trận trong Thế chiến thứ 2, Nhật Bản coi hoạt động
kinh tế, đặc biệt là viện trợ đối ngoại là biện pháp quan trọng và chủ yếu để thực
hiện đường lối ngoại giao hậu chiến và mục tiêu chiến lược của mình. Chính vì
lẽ đó, những nghiên cứu về ngoại giao kinh tế xuất hiện đầu tiên ở Nhật Bản.
Ngoại giao kinh tế được coi là hành vi đặc thù trong chính sách đối ngoại của
nước này, ngoại giao kinh tế được nhìn nhận là hoạt động viện trợ đối ngoại.
Các học giả phương Tây có nghiên cứu muộn hơn và đưa ra những
phương diện khác nhau trong định nghĩa về ngoại giao kinh tế. Học giả người
Anh, G.R.Berridge trong tác phẩm “Thực tiễn và lý luận ngoại giao”, cho rằng,
ngoại giao kinh tế bao gồm hai mặt. Thứ nhất là, ngoại giao xử lý những vấn đề
trong chính sách kinh tế, bao gồm hoạt động ngoại giao như cử phái đoàn đại diện
tham dự hội nghị quốc tế. Thứ hai là, dùng tài nguyên kinh tế để tiến hành các công
tác ngoại giao, theo phương thức như viện trợ đối ngoại hoặc trừng phạt kinh tế,
mục đích nhằm thực hiện một mục tiêu chính sách ngoại giao nào đó.

Đối với Việt Nam, theo Nghị định 08/2003/NĐ-CP, ngày 10 tháng 02
năm 2003 quy định về Cơ quan của Việt Nam ở nước ngoài phục vụ nhiệm vụ
phát triển kinh tế đã định nghĩa ngoại giao kinh tế là hoạt động nhằm “thúc đẩy
thương mại, hợp tác đầu tư, hợp tác khoa học công nghệ, du lịch, lao động, dịch
vụ, thu ngoại tệ, bảo vệ lợi của nhà nước, quyền lợi hợp pháp của các tổ chức, cá
nhân Việt Nam trong hoạt động kinh tế đối ngoại”. Chủ thể chính trong hoạt
động ngoại giao là các quốc gia và các chủ thể khác như các tổ chức kinh tế, tiền
tệ, tài chính quốc tế, các thực thể kinh tế (như Đài Loan), các cơng ty xun
quốc gia, hay tập đồn quốc tế.
10


Đối với Trung Quốc, lĩnh vực ngoại giao kinh tế ngày càng được tập trung
nghiên cứu và đề cập nhiều hơn, địa vị của ngoại giao kinh tế trong chiến lược
đối ngoại của Trung Quốc ngày càng được nâng cao. Học giả Chu Vinh Sinh
đưa ra định nghĩa về ngoại giao kinh tế trong tác phầm “Ngoại giao kinh tế”
xuất bản năm 2004, với hai điểm chính: Thứ nhất, ngoại giao kinh tế là hành vi
đối ngoại của một quốc gia nhằm theo đuổi lợi ích kinh tế. Thứ hai, ngoại giao
kinh tế là hành vi đối ngoại của một quốc gia, thông qua biện pháp kinh tế để
thực hiện và bảo vệ mục tiêu chiến lược của mình. Từ định nghĩa này, rút ra hai
đặc trưng mang tính quy định của ngoại giao kinh tế phân biệt với ngoại giao
truyền thống và hoạt động kinh tế thơng thường đó là: (1) So với ngoại giao
truyền thống, ngoại giao kinh tế chủ yếu được triển khai xung quanh quan hệ
kinh tế đối ngoại, phương thức thực hiện của nó là thúc đẩy hoặc ngăn cản quan
hệ kinh tế quốc tế; (2) So với hoạt động kinh tế thông thường, chủ thể thực hiện
ngoại giao kinh tế là chính quyền trung ương của một quốc gia. Điều này quyết
định về bản chất ngoại giao kinh tế là một loại hoạt động chính trị. Chính vì vậy,
nó thuộc phạm vi nghiên cứu của khoa học quan hệ quốc tế.
Về nội dung của ngoại giao kinh tế, các học giả Trung Quốc chia ngoại
giao kinh tế thành 3 loại là ngoại giao thương mại, ngoại giao tiền tệ và ngoại

giao đầu tư:
Ngoại giao thương mại được coi là hình thức phổ biến nhất trong ngoại
giao kinh tế, vì hình thức biểu hiện thường gặp nhất trong quan hệ kinh tế quốc
tế là thương mại. Về mục đích, ngoại giao thương mại có thể thông qua các hiệp
định thương mại tự do song phương và đa phương làm giảm các hàng rào và mở
rộng hợp tác thương mại và cũng có thể thơng qua biện pháp chế tài nhằm phục
vụ cho mục đích chính trị nào đó.
Ngoại giao tiền tệ chủ yếu được triển khai xung quanh sự lưu động của
vốn và tiền tệ. Đối với sự lưu động về vốn, nó vừa có thể là hành vi vay vốn
quốc tế, cũng có thể là hoạt động ngoại giao giữa một quốc gia và một cơ cấu tài
chính quốc tế (như IMF). Đối với sự lưu động tiền tệ, bao hàm hai phương diện:
11


Đàm phán xuyên quốc gia về tỉ giá hối đoái và việc sử dụng tiền tệ quốc tế. Ví
dụ, hiện nay giữa Mỹ và Trung Quốc có mâu thuẫn về tỉ giá hối đối đồng Nhân
dân tệ, đây là ví dụ điển hình của ngoại giao tiền tệ.
Ngoại giao đầu tư, nội dung chủ yếu bao gồm đầu tư trực tiếp xuyên quốc
gia và quốc tế hóa sản xuất. Những năm gần đây, do những thay đổi của tình
hình thế giới, cùng những nhân tố không xác định trong tiến trình tồn cầu hóa
tăng cao, một số nước đã ký kết với nhau hiệp đình bảo hộ đầu tư song phương
(BIT). Đây là một điển hình của ngoại giao đầu tư. Ngoại giao đầu tư chủ yếu
nhằm loại bỏ hàng rào đầu tư do nước đối tượng dựng nên, loại bỏ chủ nghĩa
bảo hộ, đồng thời yêu cầu chính phủ đối phương bảo vệ sự an toàn đầu tư cho
nước mình để qua đó đạt được lợi ích kinh tế. Mặt khác, ngoại giao đầu tư cũng
bao gồm cả sự giám sát hữu hiệu đối với hoạt động đầu tư từ bên ngoài để bảo
vệ sản xuất trong nước.
1.2. Quá trình thực hiện chính sách ngoại giao kinh tế của Trung Quốc
Hoạt động ngoại giao kinh tế của Trung Quốc được coi là bắt đầu được
triển khai từ cuối những năm 70 của thế kỷ 20. Trong một thời gian dài sau khi

nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập (1949), do những nguyên
nhân về an ninh quốc gia, hình thái ý thức và chính sách kinh tế tự cung tự cấp
trong nước, nên Trung Quốc không tham gia vào hệ thống kinh tế quốc tế do
phương Tây chủ đạo. Hoạt động ngoại giao kinh tế chủ yếu của Trung Quốc chỉ
là hành vi giúp đỡ lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia trong hệ thống xã hội
chủ nghĩa, không phản ánh đầy đủ bản chất của ngoại giao kinh tế. Từ sau khi
tiến hành cải cách mở cửa, Trung Quốc xác lập chiến lược phát triển quốc gia
“lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm”, tạo tiền đề “ngoại giao kinh tế nhằm phục
vụ xây dựng kinh tế trong nước”. Sau 40 năm cải cách mở cửa, ngoại giao kinh
tế của Trung Quốc đã trải qua 3 giai đoạn phát triển là tiếp xúc và thăm dò, học
tập và hội nhập, tham gia và quản trị. Hiện nay, cùng với thế và lực của Trung
Quốc ngày càng được nâng cao, ngoại giao kinh tế của Trung Quốc có thể coi là
đang từng bước tiến vào giai đoạn đề ra quy tắc và nghị trình kinh tế quốc tế.
12


Thứ nhất, giai đoạn tiếp xúc và thăm dò của ngoại giao kinh tế Trung
Quốc những năm 80 của thế kỷ 20. Thời kỳ đầu cải cách mở cửa, mục tiêu hàng
đầu của ngoại giao kinh tế Trung Quốc là phá vỡ trạng thái bị cô lập, hội nhập
với thế giới, tạo ra môi trường ngoại giao tốt cho công cuộc hiện đại hóa. Chính
phủ Trung Quốc đã cử nhiều đồn đại biểu chính thức tới các nước phương Tây
để tiến hành khảo sát, tìm hiểu tình hình kinh tế thế giới. Ví dụ, từ tháng 5 đến
tháng 9/1978, Phó Thủ tướng Trung Quốc Cốc Mục đã dẫn đầu đoàn đại biểu
Chính phủ Trung Quốc thăm một số nước phát triển ở châu Âu như Pháp, Thụy
Sỹ, Đan Mạch, Đức, Bỉ với mục đích tham quan, học hỏi tình hình phát triển của
các nước này, đồng thời tăng cường quan hệ giữa Trung Quốc và thế giới
phương Tây. Trong thời gian này, Trung Quốc bắt đầu tham gia vào các tổ chức
kinh tế quốc tế chủ yếu. Năm 1980, Trung Quốc khôi phục tư cách thành viên
tại IMF và Ngân hàng Thế giới. Từ năm 1981, Trung Quốc bắt đầu hợp tác với
IMF trong các khoản vay, triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng, bồi dưỡng nguồn

nhân lực… Năm 1986, Trung Quốc trở thành thành viên của Ngân hàng Phát
triển châu Á. Tháng 7/1986, Trung Quốc chính thức đệ đơn xin gia nhập lại
Hiệp định thuế quan GATT. Có thể nói, những năm 80 của thế kỷ 20, ngoại giao
kinh tế của Trung Quốc không quá sôi động, nhưng thơng qua sự tiếp xúc với
thế giới bên ngồi, tìm hiểu tình hình kinh tế, thương mại và sự phát triển của
khoa học kỹ thuật thế giới đã đặt nền tảng để Trung Quốc triển khai ngoại giao
kinh tế ở cấp độ cao hơn.
Thứ hai, giai đoạn học tập và hội nhập của ngoại giao kinh tế Trung Quốc
những năm 90 của thế kỷ 20. Sau chiến tranh Lạnh, với sự kết thúc đối đầu hình
thái ý thức và địa chính trị giữa các siêu cường, cùng với đó là q trình tồn
cầu hóa, Trung Quốc bắt đầu tích cực hơn trong hội nhập vào hệ thống kinh tế
quốc tế, học tập các quy tắc và chế độ kinh tế quốc tế, đẩy nhanh bước phát triển
và hiện đại hóa. Ở bình diện ngoại giao kinh tế khu vực, năm 1991, Trung Quốc
gia nhập tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Năm
1993, tham dự hội nghị các nhà lãnh đạo lần thứ nhất của tổ chức này. Trong
13


thời gian cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, cơ chế ASEAN và 3
nước Trung Quốc - Nhật - Hàn (10+3) được thành lập, được Trung Quốc hết sức
coi trọng. Trên bình diện ngoại giao kinh tế tồn cầu, ngoại giao kinh tế của
Trung Quốc đã trải qua những đàm phán khó khăn, lâu dài, tới tháng 11/2001,
Trung Quốc chính thức gia nhập WTO, trở thành một thành viên quan trọng
không thể thiếu trong hệ thống kinh tế thế giới. Trong suốt thập niên 90 của thế
kỷ 20, đặc điểm “học tập” của ngoại giao kinh tế Trung Quốc hết sức rõ ràng, từ
quá trình học tập các quy tắc của kinh tế quốc tế để hội nhập vào hệ thống kinh
tế quốc tế và tựphát triển để trở thành một người tham gia quan trọng, làm nền
tảng cho vị trí lãnh đạo.
Thứ ba, giai đoạn tham gia và quản trị của ngoại giao kinh tế Trung Quốc
từ thế kỷ 21. Lấy mốc thời gian kể từ khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã trở

thành một người tham gia bình đẳng trong vũ đài ngoại giao kinh tế quốc tế và
mong muốn đóng vai trị người kiến tạo quan trọng trong trật tự kinh tế quốc tế.
Trong bối cảnh đó, vị trí của ngoại giao kinh tế trong bố cục ngoại giao Trung
Quốc đã được nâng lên. Trung Quốc tích cực tìm cách tham gia vào hệ thống
quản trị kinh tế quốc tế. Trong đó, Trung Quốc đề cao việc kiên định thể chế
thương mại đa phương, thúc đẩy cải cách hệ thống tài chính quốc tế, xây dựng
cơ chế quản trị kinh tế toàn cầu mới. Trung Quốc tích cực thúc đẩy xây dựng
khu vực thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương và hợp tác về tài chính.
Năm 2000, Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ lần đầu tiên đề xuất ý tưởng
về khu vực thương mại tự do Trung Quốc– ASEAN. Tới năm 2010, khu vực
thương mại tự do này chính thức được thành lập. Việc xây dựng các hiệp định
thương mại tự do trở thành một bộ phận quan trọng cấu thành ngoại giao kinh tế
của Trung Quốc, và là một biện pháp để Trung Quốc nâng cao mức độ mở cửa
kinh tế, tham gia vào q trình tồn cầu hóa kinh tế. Từ sau khủng hoảng tài
chính năm 2008, Trung Quốc từng bước đi vào thời kỳ chủ động dẫn dắt cải
cách hệ thống quản trị kinh tế toàn cầu. Theo nhận định của các học giả Trung
Quốc, ngoại giao kinh tế của Trung Quốc đã từ chỗ phục vụ cho xây dựng kinh
14


tế trong nước hướng đến thúc đẩy sự phát triển chung và phục vụ đại cục chiến
lược đối ngoại.
1.3. Bối cảnh, mục đích và q trình triển khai Sáng kiến “Vành đai và con
đƣờng” của Trung Quốc
1.3.1. Bối cảnh, mục đích của Trung Quốc trong Sáng kiến
Theo văn kiện “Tầm nhìn và Hành động thúc đẩy cùng xây dựng Vành đai
kinh tế Con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa trên biển Thế kỉ XXI” được công
bố ngày 28 tháng 3 năm 2015 (xem phụ lục 1), Trung Quốc nhận định bối cảnh
thời đại của Sáng kiến là “thế giới hiện nay biến đổi phức tạp, kinh tế thế giới
phục hồi chậm, ảnh hưởng sâu sắc từ cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế chưa

có dấu hiệu dừng lại. Tình hình đầu tư thương mại quốc tế cùng những quy định
thương mại đầu tư đa phương có sự điều chỉnh. Các nước vẫn gặp nhiều khó
khăn trong phát triển”. “Trung Quốc đề ra Sáng kiến xây dựng “Vành đai và con
đường” nhằm ứng phó với các xu hướng thế giới đa cực, kinh tế tồn cầu hóa,
văn hóa đa màu sắc trong một xã hội bùng nổ thông tin. Trung Quốc kiên trì
theo tinh thần hợp tác hội nhập với các khu vực, duy trì hệ thống thương mại tự
do toàn cầu và kinh tế thế giới theo hướng hội nhập. Đối với Trung Quốc, “Vành
đai và con đường” được xây dựng nhằm mục đích thúc đẩy các yếu tố kinh tế đi
theo trật tự trong dòng chảy tự do, sắp xếp có hiệu quả nguồn tài nguyên cũng
như điều chỉnh phù hợp với thị trường; tiến hành cân bằng chính sách kinh tế
với các nước thuộc vành đai, mở rộng hợp tác khu vực về phạm vi, trình độ và
mức độ, cùng nhau xây dựng mơ hình hợp tác kinh tế mở cửa, bao dung, cân
bằng, ưu đãi” [34].
Trung Quốc cho rằng, xây dựng “Vành đai và con đường” phù hợp với
những lợi ích căn bản của cộng đồng quốc tế, thể hiện mong muốn tốt đẹp và
mơ ước chung của nhân loại, là sự đóng góp tích cực cho hợp tác quốc tế cũng
như cơ cấu quản lí tồn cầu, tăng thêm nguồn lực mới cho hịa bình phát triển
trên thế giới. Xây dựng “Vành đai và con đường” sẽ tạo điều kiện kết nối giữa
châu Á, châu Âu, châu Phi cũng như vùng biển lân cận, thiết lập và tăng cường
15


quan hệ đối tác, xây dựng mạng lưới liên lạc toàn diện, đa dạng, hoàn thành phát
triển đa nguyên, tự chủ, cân bằng, bền vững. Trong xây dựng “Vành đai và con
đường” có sự trao đổi về chiến lược phát triển giữa các quốc gia, phát huy tiềm
lực thị trường nội địa trong khu vực, tăng cường nguồn vốn đầu tư, đáp ứng nhu
cầu và việc làm, tăng cường giao lưu văn hóa, con người giữa các nước trên
tuyến đường, tạo cho người dân một cuộc sống đầy đủ, công bằng, tin cậy.
Trung Quốc thúc đẩy xây dựng “Vành đai và con đường” nhằm đáp ứng nhu cầu
cho sự hội nhập sâu rộng của Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo quan sát, về bối cảnh của việc Tập Cận Bình đề ra Sáng
kiến, kể từ khi lên nắm quyền lãnh đạo tại Đại hội 18 của ĐCS Trung Quốc, Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lựa chọn một tâm thế tự tin, tích cực hơn
trong các hoạt động ngoại giao, Trung Quốc khơng cịn “giấu mình chờ thời” mà
lựa chọn phương thức phát triển mạnh mẽ, rộng mở hơn. Việc xây dựng “Vành
đai và con đường” trở thành công cụ quan trọng để Trung Quốc hoàn thành các
mục tiêu chiến lược lớn. Vì vậy, nhìn nhận từ chủ trương, đường lối, chính sách
của ĐCS Trung Quốc và tầm nhìn, tham vọng của Tập Cận Bình, nổi lên một số
đặc điểm về bối cảnh Trung Quốc đề ra Sáng kiến như sau:
Thứ nhất, lợi ích bên ngồi của Trung Quốc đang ngày càng được mở
rộng. Cùng với sự gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia, lợi ích bên ngồi của
Trung Quốc ngày càng được mở rộng, bao gồm lợi ích kinh tế, chính trị, văn
hóa, tài ngun, an ninh… tạo thành một chỉnh thể có mối quan hệ tương hỗ,
thúc đẩy lẫn nhau.
Thứ hai, thách thức an ninh xung quanh mà Trung Quốc phải đối mặt
ngày càng nhiều. Trung Quốc trỗi dậy, ảnh hưởng với trật tự thế giới được tăng
cường, khiến cho cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn cũng khơng ngừng
tăng lên. Việc Mỹ có những điều chỉnh chiến lược trong thời gian qua là một
trong những sức ép an ninh lớn nhất đối với Trung Quốc. Kể từ năm 2009, khi
Mỹ khởi động chiến lược “tái cân bằng châu Á – Thái Bình Dương” đến nay,
Mỹ đã thắt chặt quan hệ đồng minh với Hàn Quốc, Nhật Bản, Phi-líp-pin, Thái
16


Lan, Úc; tăng cường hiện diện quân sự; truyền bá giá trị dân chủ kiểu Mỹ, khiến
tình hình khu vực châu Á – Thái Bình Dương trở nên căng thẳng. Bên cạnh đó,
sự bất ổn tại khu vực này liên tục phát sinh. Nhiều điểm nóng, phức tạp nổi lên
như vấn đề bán đảo Triều Tiên, Biển Đông, Biển Hoa Đơng, vấn đề hạt nhân Iran, Áp-ga-ní-xtan, Xy-ri… Ngồi ra, cịn có các vấn đề an ninh phi truyền
thống như: an ninh năng lượng, khủng bố, biến đổi khí hậu, tội phạm xuyên
quốc gia… khiến sức ép an ninh đối với Trung Quốc từ xung quanh và các khu

vực trên thế giới ngày càng tăng lên.
Thứ ba, công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc sau gần 40 năm đã
xuất hiện những hình thái mới. Tính đến thời điểm Tập Cận Bình đề ra Sáng
kiến, Trung Quốc đã trải qua một thời kì duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trung
bình hàng năm cao (khoảng 10%/năm) để vươn lên trở thành nền kinh tế có tổng
lượng xếp thế hai thế giới sau Mỹ, nhưng Trung Quốc cũng phải đối mặt với
nhiều khó khăn, thách thức từ bên trong và bên ngồi. Việc duy trì tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao khơng cịn là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc, mà quan
trọng hơn là phải giữ được sự ổn định, bền vững. Trung Quốc lo ngại và thế giới
cũng có nhiều dự báo về khả năng nền kinh tế Trung Quốc “hạ cánh cứng”. Điều
này đặt ra yêu cầu phải điều chỉnh phương thức phát triển cho phù hợp. Tập Cận
Bình và ban lãnh đạo mới của Trung Quốc đã nhấn mạnh vào việc đi sâu cải
cách toàn diện với nhận định cơng cuộc cải cách tồn diện, đi vào chiều sâu, đạt
được nhiều thành tựu, lợi ích của cải cách vẫn tiếp tục được duy trì, nhưng như
lời Chủ tịch Tập Cận Bình nói: “Cải cách của Trung Quốc đã trải qua hơn 30
năm, phần thịt ngon đã hết, cịn lại là phần xương xẩu khó gặm”. Giáo sư Vu
Quân, Trung tâm Nghiên cứu ngoại giao và sự kiện quốc tế thuộc Học viện
Hành chính quốc gia Trung Quốc đưa ra nhận định, “Cải cách đã đi vào vùng
nước sâu, Trung Quốc cần tìm kiếm và tạo ra cơ hội mới”, đó là: (i) Kiên trì
chiến lược cùng thắng, tạo ra mơi trường tốt đẹp bên ngồi. (ii) Nâng cao địa vị
của Trung Quốc trong phân công quốc tế. (iii) Tận dụng tài nguyên toàn cầu để

17


thúc đẩy tự chủ sáng tạo. (iv) Làm tốt hơn nữa việc mở cửa. (v) Tăng cường bảo
đảm nguồn cung năng lượng và tài nguyên bên ngoài.
Thứ tư, thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc với Tập Cận Bình là hạt
nhân thực hiện sự điều chỉnh lớn trong chiến lược ngoại giao. Kể từ khi lên nắm
quyền (năm 2012), trước bối cảnh hiệu quả biện pháp ngoại giao kinh tế mà

Trung Quốc thường sử dụng bị giảm xuống cả ở cấp độ song phương và đa
phương, Tập Cận Bình đã thực hiện những điều chỉnh về chiến lược ngoại giao,
thể hiện một Trung Quốc khơng cịn duy trì trạng thái “giấu mình chờ thời” nữa
mà “trỗi dậy mạnh mẽ”. Sáng kiến “Vành đai và con đường” được đề ra nhằm
giúp Trung Quốc thốt khỏi những thách thức và khó khăn đến từ môi trường
ngoại giao xung quanh. Đại hội 18 của ĐCS Trung Quốc đã đề ra ý tưởng xây
dựng “cộng đồng chung vận mệnh” và quan điểm ngoại giao “thân, thành, huệ,
dung”. Đây được coi là nền tảng, chủ trương về ngoại giao để Sáng kiến “Vành
đai và con đường” vươn xa và mở rộng diện bao phủ.
Trên cơ sở này, “Vành đai và con đường” đã thể hiện sự điều chỉnh về
chiến lược ngoại giao của Trung Quốc từ việc tập trung vào phát triển bên trong
hướng tới quan tâm tới vận mệnh toàn cầu; từ nguyên tắc không can thiệp
chuyển sang tiếp cận sáng tạo; từ “cho nhiều hơn nhận” (theo cách nói của học
giả Trung Quốc đối với chính sách ngoại giao kinh tế của Trung Quốc) sang
cùng thắng, cùng có lợi. “Vành đai và con đường” đã mang đến đặc điểm mới
cho chiến lược ngoại giao của Trung Quốc, phục vụ ý đồ của Trung Quốc trong
tham gia sâu vào vấn đề quản trị tồn cầu và dẫn dắt q trình tồn cầu hóa hiện
nay.
Mục đích của Trung Quốc khi triển khai Sáng kiến:
Thứ nhất, giải quyết tình trạng phát triển mất cân bằng về vùng miền của
Trung Quốc. Khu vực duyên hải miền Đơng của Trung Quốc phát triển, giữ vai
trị dẫn dắt trong mở cửa đối với bên ngoài, hội nhập sâu vào hệ thống chuỗi giá
trị và phân công lao động toàn cầu, trong khi khu vực Trung, Tây thụt lùi về
khoảng cách mở cửa kinh tế. Sáng kiến “Vành đai và con đường” sẽ giúp Trung
18


Quốc định hình phát triển cả bên trong và bên ngoài, khiến cho khu vực Trung,
Tây của Trung Quốc phát huy tiềm lực bên trong và ưu thế địa lý bên ngoài với
các đối tác thương mại ASEAN, Trung Á, Nam Á, Trung Đơng.

Thứ hai, tìm lối thốt cho vấn đề dư thừa năng lực sản xuất. Trải qua
quãng thời gian tăng trưởng cao liên tục, kinh tế Trung Quốc xuất hiện tình
trạng mất cân bằng nghiêm trọng về cung cầu. Cùng với những biện pháp điều
chỉnh kết cấu cung cầu trong nước, Trung Quốc tìm cách xuất khẩu lượng lớn
sản phẩm sản xuất trong nước dư thừa ra bên ngoài. Sáng kiến “Vành đai và con
đường” sẽ mở ra cánh cửa thị trường ở các nước cho thương mại hàng hóa, dịch
vụ của Trung Quốc thâm nhập.
Thứ ba, tạo ra bố cục đối ngoại mở cửa toàn diện. Cùng với xu thế tồn
cầu hóa, hội nhập hóa, nhất thể hóa, tính chất cạnh tranh ngày càng quyết liệt
trên thế giới và tình trạng dư thừa về năng lực sản xuất, điều chỉnh phương thức
phát triển kinh tế trong nước. Do đó, Trung Quốc cần phải thúc đẩy trình độ mở
cửa cao hơn nữa, đẩy nhanh chiến lược khu vực tự do hóa thương mại, tạo thể
chế kinh tế mở cửa mới, giành thế chủ động trong phát triển kinh tế và cạnh
tranh quốc tế. Thông qua sáng kiến “Vành đai và con đường”, Trung Quốc sẽ có
thể tăng cường giao lưu hợp tác, thực hiện kết nối toàn diện thị trường trong
nước và nước ngoài.
Thứ tư, củng cố chiến lược ngoại giao láng giềng của Trung Quốc. Trung
Quốc luôn coi trọng và đặt chiến lược ngoại giao chu biên lên vị trí hàng đầu.
Việc thúc đẩy nâng cao vai trị của Trung Quốc trong hệ thống quản trị tồn cầu,
xây dựng quan hệ quốc tế kiểu mới, xúc tiến ý tưởng xây dựng “cộng đồng
chung vận mệnh” đều được khởi đầu từ các khu vực xung quanh Trung Quốc.
1.3.2. Quá trình triển khai Sáng kiến “Vành đai và con đường”
Tính từ thời điểm sáng kiến “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa” và “Con
đường tơ lụa trên biển thế kỉ XXI”, được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
lần lượt đưa ra trong chuyến thăm Kazakhstan (tháng 9/2013) và Indonesia
(tháng10/2013), các ý tưởng này dần dần được hiện thực hóa, trở thành quyết
19



×