Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của con lai giữa vịt Cỏ và vịt Triết Giang doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.72 KB, 8 trang )


NGUYỄN ĐỨC TRỌNG – Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của con lai giữa vịt cỏ

1

ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA CON LAI
GIỮA VỊT CỎ VÀ VỊT TRIẾT GIANG
Nguyễn Đức Trọng
1
, Nguyễn Văn Duy
1
, Hoàng Văn Tiệu
1
, Vương Thị Lan Anh
1
, Đặng Thị Vui
1
,
Nguyễn Thị Thúy Nghĩa
1
, Đồng Thị Quyên
1
, Vũ Hoàng Trung
3
và Hoàng Văn Trường
1
1
Viện Chăn nuôi,
2
Trạm khuyến nông Phú Xuyên
Tác giả liên hệ: Nguyễn Đức Trọng - Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên - Phú Xuyên - Hà Nội.


Mobile: 0913288746; E.mail:
ABSTRACT
Performance of four crossbreds between Co duck and Trietgiang ducks
An experiment aimed to compare the performance of four crossbreds between Co duck and Trietgiang ducks
including Trietgiang male and Co female (TxC), Co male x Trietgiang female (CxT), Trietgiang male and TC
female (TxTC) and Trietgiang male and CT female (TxCT) was conducted. It was shown that: the age at first
laying of crossbreds ranged from 18 to 19 weeks, and was earlier than Co duck, and that egg production of
TTC,TC crossbreds was 282.68 and 280.65 eggs per female for 52 weeks of laying, respectively. Average feed
consumtion was 2.101 kg and 2.041 kg per 10 eggs for TTC, TC crossbreds, respectively. Egg weight of
TTC,TC crossbreds ranged from 67.83 to 69.59 gram, respectively. Egg weight of TTC, TC crossbreds was
heavier than Trietgiang eggs.
Key words: crossbreds, laying, egg, production, egg weight.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Giống vịt Triết Giang có nguồn gốc từ Trung Quốc đã được nhập vào Việt Nam bằng con
đường tiểu ngạch và được phát triển qua hàng chục năm nay, nhưng được nhập chính thức vào
Việt nam năm 2005 thông qua Trung tâm chuyển giao Tiến bộ Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp
Hải Ninh, tỉnh Quảng Ninh. Đây là giống vịt hướng trứng, vịt có lông màu cánh sẻ nhạt, một
số ít có màu trắng, có tuổi đẻ rất sớm 90-120 ngày, năng suất trứng khoảng 250 - 270
quả/mái/năm, khối lượng trứng 55 - 65g.
Vịt Cỏ màu cánh sẻ là giống vịt nội của Việt Nam, đã được chọn lọc tại Trung tâm Nghiên
cứu Vịt Đại Xuyên qua nhiều thế hệ. Vịt có tuổi đẻ là 137 - 145 ngày, năng suất trứng đạt 250
- 260 quả/mái/năm, trứng có khối lượng là 60 - 67g.
Để nâng cao năng suất trứng, rút ngắn tuổi đẻ của vịt Cỏ và nâng cao sức chống chịu bệnh,
nâng cao khối lượng trứng của vịt Triết Giang, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của con lai giữa vịt Cỏ và vịt Triết Giang” với
mục tiêu tạo được nhóm vịt hướng trứng cho năng suất trứng cao, sức đề kháng tốt, tuổi đẻ
sớm hơn vịt Cỏ, khối lượng trứng lớn hơn trứng vịt Triết Giang đáp ứng được nhu cầu của
người chăn nuôi.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu

Con lai giữa vịt Cỏ và vịt Triết Giang.
♂ Triết Giang (T) x ♀ Cỏ (C) ♂ Cỏ (C) x ♀Triết Giang (T)

♂ Triết Giang x ♀ TC ♂ Triết Giang x ♀ CT

TTC TCT

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi -
Số 33. Tháng 12/2011


2

Thời gian, địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 12/2007 - 9/2010
Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên - Phú Xuyên - Hà Nội, Trại An
Nhơn Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi miền Trung.
Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu về một số đặc điềm ngoại hình và khả năng sản xuất của con lai giữa vịt Cỏ và vịt
Triết Giang.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp bố trí thí nghiệm
Mỗi thí nghiệm gồm 190 con 1 ngày tuổi (160 mái + 30 đực), hậu bị gồm 148 con (130 mái +
18 đực), sinh sản gồm 130 con (115 mái + 15 đực), mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần (lần 1:
53 mái + 10 đực, lần 2: 53 mái + 10 đực, lần 3: 54 mái + 10 đực).
Chỉ tiêu theo dõi
Đặc điểm ngoại hình của con lai, tỷ lệ nuôi sống, khối lượng cơ thể ở các tuần tuổi, một số chỉ
tiêu về sinh sản, chất lượng trứng, ấp nở
Phương pháp xác định các chỉ tiêu.
Xác định đặc điểm ngoại hình : bằng cách quan sát màu lông, màu mỏ và màu chân của vịt

mới nở và vịt trưởng thành. Quan sát dáng đứng, đầu, cổ của vịt trưởng thành.
Khối lượng của vịt cân ở thời điểm sau khi vịt nở, khô lông, sau đó cứ 4 tuần cân vịt một lần
cho đến khi vịt đẻ 5%, cân vịt vào buổi sáng trước khi cho vịt ăn, bằng cân điện tử, vào ngày
cố định ở các tuần theo dõi.
Xác định các chỉ tiêu về tỷ lệ đẻ, năng suất trứng, tiêu tốn thức ăn: được theo dõi và ghi chép
hàng ngày.
Xác định các chỉ tiêu về chất lượng trứng : khảo sát trứng, cân, đo và tính toán, đơn vị Haugh
được đo bằng dụng cụ đo đơn vị Haugh của Úc.
Phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý đàn giống
Vịt thí nghiệm được nuôi theo từng ô, chăm sóc trong cùng điều kiện, thực hiện theo quy trình
chăn nuôi và phòng bệnh của Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên.
Bảng 1. Nhu cầu dinh dưỡng trong thức ăn
Giai đoạn nuôi vịt Tỷ lệ Protein thô (%) Năng lượng trao đổi
(kcal/kg thức ăn)
Vịt con: 1 - 8 tuần tuổi 20 2890
Vịt hậu bị: vịt Triết Giang, con lai là 9
- 16 tuần tuổi, vịt Cỏ là 9 - 19 tuần tuổi
14 - 15 2890
Vịt đẻ: 52 tuần đẻ 17 2700
Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu theo phương pháp phân tích phương sai sử dụng phần mềm Minitab 15.

NGUYỄN ĐỨC TRỌNG – Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của con lai giữa vịt cỏ

3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Đặc điểm ngoại hình
Khi tiến hành quan sát các vịt lai CT, TC, TTC, TCT ở 1 ngày tuổi và trưởng thành, vịt lai có
một số đặc điểm ngoại hình được trình bày tại Bảng 2.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn thị Minh (2007), màu lông của vịt Triết Giang và con lai của
chúng (TG x Cỏ cánh sẻ) là ổn định cả giai đoạn vịt con và giai đoạn trưởng thành.
Đối với vịt Cỏ thuần có màu cánh sẻ còn gọi là màu con cà cuống, cổ ngắn, vịt Triết Giang thì
có màu cánh sẻ rất nhạt, mình thon, đầu nhỏ, cổ rất dài. Còn đối với con lai có màu lông trung
gian giữa vịt Cỏ và vịt Triết Giang. vịt mái khi trưởng thành có con màu trắng tuyền với số
lượng rất ít (1-2%).
Bảng 2. Đặc điểm ngoại hình của vịt lai
Vịt mới nở Vịt trưởng thành
Màu lông Vàng nhạt, có
ph
ớt đen ở đầu,
đuôi
Con mái có màu cánh sẻ nhạt hơn vịt Cỏ và đậm hơn vịt
Triết Giang, có 1- 2% trắng truyền. Con trống có lông ở đầu
xám hoặc xanh đen, cổ có khoang trắng, phần thân có màu
nâu đỏ xen lẫn lông trắng, phần đuôi có lông màu xanh đen
có 2 - 3 lông móc rất cong.
Đầu, cổ - Đầu nhỏ, cổ thon nhỏ và dài
Thân hình - Rất thon nhỏ, dáng đứng lớn hơn góc 45
0
so với mặt đất
Mỏ và
chân
Màu vàng nhạt;
có con hơi
xám; xám đen
Vàng và vàng nhạt có con hơi xám
Tỷ lệ nuôi sống của vịt ở các tuần tuổi
Qua theo dõi trên đàn vịt lai, vịt đối chứng từ một ngày tuổi đến 20 tuần tuổi, kết quả tỷ lệ
nuôi sống được trình bày ở Bảng 3 và Đồ thị 1.

Bảng 3. Tỷ lệ nuôi sống của vịt thí nghiệm ở các tuần tuổi (n = 190)
Tuần tuổi CT TC TTC TCT TG Cỏ
1- 4 97,90 98,42 98,95 99,47 96,84 99,47
5 - 8 100,0 98,93 99,47 98,41 99,46 99,47
9 - 12 98,92 99,46 99,47 98,39 98,91 100,0
13 - 16 100,0 99,46 98,93 100,0 99,45 100,0
17 - 20 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
TB 0 - 8 97,90 97,37 98,42 97,89 96,32 98,95
TB 0 - 20 96,84 96,32 96,84 96,32 94,74 98,95
Qua kết quả ở Bảng 3, tỷ lệ nuôi sống của vịt lai CT và TC trung bình giai đoạn 0 - 8 tuần tuổi
đạt tương ứng 97,90% và 97,37%, vịt lai TTC và TCT có tỷ lệ nuôi sống tương ứng 97,89%
và 98,42% trong khi đó vịt Triết Giang thuần có tỷ lệ nuôi sống trung bình đạt 96,32% và vịt

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi -
Số 33. Tháng 12/2011


4

Cỏ thuần đạt 98,95%. Trung bình tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 0 - 20 tuần tuổi cao nhất ở vịt Cỏ
đạt 98,95%, tiếp đến là tỷ lệ nuôi sống ở vịt CT và TTC đạt 96,32%, tiếp đến là vịt TC và
TCT có tỷ lệ nuôi sống đạt 96,32% và thấp nhất ở vịt Triết Giang 94,74%. Theo Doãn Văn
Xuân (2004) con lai giữa vịt Cỏ và vịt CV 2000 có tỷ lệ nuôi sống đạt cao từ 95,83 - 100,0%.
Kết quả trên cho thấy vịt lai có sức sống cao hơn so với vịt Triết Giang thuần. Vịt Cỏ là giống
vịt nội của Việt Nam nên có sức sống cao nhất do thích nghi với điều kiện khí hậu.
Khối lượng cơ thể vịt lai qua các tuần tuổi.
Vịt thí nghiệm được cân mỗi tuần một lần vào ngày cố định trong tuần, kết quả khối lượng cơ
thể được trình bày ở Bảng 4. Qua kết quả Bảng 4 cho thấy khối lượng cơ thể ở 8 tuần tuổi của
vịt thí nghiệm cao nhất ở vịt Cỏ đạt 1077,5g; lớn thứ hai là khối lượng của vịt lai CT; khối
lượng của vịt lai TCT lớn thứ ba 920,38g; tiếp đến là khối lượng của vịt TC đạt 900,77g; vịt

TTC có khối lượng là 844,35g và thấp nhất là khối lượng cơ thể của vịt Triết Giang đạt
821,58g, sự sai khác về khối lượng giữa các lô thí nghiệm với P < 0,05. Khối lượng vào đẻ
của vịt thí nghiệm cao nhất ở vịt Cỏ đạt 1263,38g; vịt CT có khối lượng là 1195,28g; vịt TCT
là 1189,32g; vịt TC là 1169,37g; vịt TTC đạt 1096,75g và thấp nhất ở vịt Triết Giang là
1084,74g có sự sai khác về khối lượng cơ thể vào đẻ với P < 0,05.
Bảng 4. Khối lượng của vịt lai qua các tuần tuổi (n = 30)
Tuần tuổi

TSTK TC CT TTC TCT TG Cỏ
Mean 42,90
a
40,06
b
42,03
a
42,70
a
27,11
c
42,61
a
1 NT
SD 2,62 2,36 1,60 2,09 1,02 2,98
Mean 519,32
b
527,09
b
504,37
c
511,59

bc
429,21
d
599,33
a
4
SD 21,29 20,03 17,65 20,98 22,11 24,53
Mean 900,77
bc
923,82
b
844,35
c
920,38
b
821,58
c
1077,56
a
8
SD 54,95 54,51 49,82 54,30 56,44 57,91
Mean 1051,18
a
1112,67
a
1018,67
b
1039,75
ab
940,17

c
1085,62
a
12
SD 36,79 28,93 33,62 30,15 35,50 52,67
Mean 1157,55
b
1190,31
ab
1081,33
c
1184,67
b
997,92
d
1205,85
a
16
SD 47,46 46,42 40,01 50,94 42,01 55,62
Mean 1169,37
b
1195,28
b
1096,75
c
1189,32
b
1084,74
c
1263,38

a
Vào đẻ
SD 45,61 44,23 40,58 49,95 40,75 67,22
Ghi chú: TSTK : Tham số thống kê. NT: ngày tuổi.Các giá trị mang các chữ cái khác nhau trên cùng một hàng
thì sai khác nhau có ý nghĩa thống kê với P<0,05.

Kết quả khối lượng cơ thể vào đẻ của vịt Triết Giang trên tương đương với kết quả nghiên cứu
của Nguyễn Thị Minh (2007) - vịt mái Triết Giang khi vào đẻ đạt 1083,0g. Khối lượng vịt lai
giữa vịt Cỏ và Triết Giang qua các giai đoạn và khối lượng vào đẻ là nhỏ nhất so với các
giống vịt chuyên trứng khác hiện có Việt Nam, vịt mái Cỏ có khối lượng 8 tuần tuổi và vào đẻ
tương ứng là 1228g, 1196g (Nguyễn Thị Minh, 2006), vịt mái Khaki Campbell có khối lượng

NGUYỄN ĐỨC TRỌNG – Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của con lai giữa vịt cỏ

5

8 tuần tuổi và vào đẻ tương ứng là 1159g, 1345g (Lê Thị Phiên, 2006), Vịt mái CV 2000 có
khối lượng 8 tuần tuổi và vào đẻ tương ứng là 1168g, 1684g (Doãn văn Xuân, 2006).
Kết quả Bảng 4 còn chỉ ra rằng khối lượng cơ thể của vịt lai có đực Cỏ làm bố có khối lượng
cao hơn so với vịt lai có đực Triết Giang làm bố, vịt lai có khối lượng cơ thể nằm trung gian
giữa khối lượng cơ thể của vịt Cỏ và vịt Triết Giang, khối lượng cơ thể của vịt thí nghiệm có
độ đồng đều cao thể hiện qua độ lệch chuẩn SD = 40,58 - 67,22.
Khả năng sinh sản của vịt lai
Kết quả về khả năng đẻ trứng của vịt lai Triết Giang với Cỏ được theo dõi 52 tuần đẻ. Kết quả
thu được trình bày ở Bảng 5. Vịt lai TC, TTC và TCT có tuổi đẻ ở tuần tuổi 18, còn CT có
tuổi đẻ 19 tuần tuổi, ta thấy tuổi đẻ này nằm trong khoảng trung bình giữa bố và mẹ. Vịt Triết
Giang có tuổi đẻ sớm nhất 17 tuần tuổi và muộn hơn cả là vịt Cỏ có tuổi đẻ 21 tuần tuổi. Con
lai giữa vịt Cỏ và vịt Triết Giang đã giảm được tuổi đẻ muộn ở vịt Cỏ và khắc phục đẻ sớm ở
vịt Triết Giang. Con lai giữa vịt Cỏ và Triết Giang, cũng như vịt Triết Giang có tuổi đẻ là sớm
nhất so với các giống vịt chuyên trứng khác, vịt Cỏ và vịt Khaki Campbell có tuổi đẻ 20 - 22

tuần (Nguyễn Thị Minh và Lê Thị Phiên, 2006), con lai F1 (đực Cỏ x mái Khaki Campbell)
có tuổi đẻ là 20 tuần tuổi (Trần Thanh Vân, 1999).
Bảng 5. Một số chỉ tiêu sinh sản của vịt thí nghiệm
Chỉ tiêu ĐVT TC CT TTC TCT TG Cỏ
Tuổi đẻ tuần 18 19 18 18 17 21
Tỷ lệ đẻ % 77,46 71,47 77,66 72,09 73,11 69,99
NST/mái/năm quả 280,65 260,62 282,68 262,40 266,54 254,97
TTTA/con/ng g 134,75 135,08 134,52 136,7 122,98 137,46
TTTA/10 trứng kg 2,04 2,16 2,10 2,15 2,11 2,19
Từ kết quả bảng trên cho thấy tỷ lệ đẻ của con lai là cao, cao nhất của con lai TTC (đực Triết
Giang x TC), đạt tỷ lệ đẻ trung bình 77,66% năng suất trứng tương ứng là 282,68 quả/mái/52
tuần đẻ, tiếp đến là tỷ lệ đẻ của vịt lai TC (đực Triết Giang x mái Cỏ) 77,46% năng suất trứng
tương ứng là 280,65 quả/mái/52 tuần đẻ. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng tương ứng của vịt lai
TCT là 72,09% và 262,40 quả/mái/52 tuần đẻ, ở vịt lai CT là 71,47% và 260,62 quả/mái/52
tuần đẻ. Tỷ lệ đẻ của vịt Triết Giang đạt 73,11% với năng suất trứng là 266,54 quả/mái/52
tuần đẻ và thấp nhất ở vịt Cỏ tỷ lệ đẻ là 69,99% năng suất trứng là 254,97 quả/mái/52 tuần đẻ.
Tỷ lệ đẻ bình quân của vịt CV 2000 Layer ở thế hệ thứ 3 đạt từ 69,93 - 72,95% tương ứng với
năng suất trứng là 257,05 - 264,84 quả/mái/năm. Vịt Cỏ cánh sẻ nuôi tại Trung tâm có năng
suất trứng đạt là 258quả/mái/năm (Nguyễn Thị Minh, 2006), vịt Khaki Campbell tỷ lệ đẻ
bình quân 72,39 - 73,69% tương ứng với năng suất trứng là 264,2 - 268,4 quả/mái/năm (Lê
Thị Phiên, 2004).
Như vậy con lai giữa vịt Cỏ và vịt Triết Giang đã phát huy ưu thế lai của bố mẹ về năng suất
trứng, năng suất trứng đã hơn hẳn bố và mẹ. Năng suất trứng của con lai giữa Triết Giang với
vịt Cỏ cánh sẻ, vượt xa cặp lai giữa Khaki Campbell với Cỏ màu trắng, năng suất trứng mới
đạt 216,74 - 220,28 quả/mái/năm (Lê Xuân Thọ, 1998). Vịt lai F1 đực Cỏ x mái Khaki
Campbell là 256,46 quả/mái/năm, đực là Khaki Campbell x mái Cỏ là 253,56 quả/mái/năm
(Trần Thanh Vân, 1998). Con lai giữa vịt Cỏ và vịt Triết Giang có năng suất thấp hơn con lai

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi -
Số 33. Tháng 12/2011



6

giữa Cỏ cánh sẻ với CV 2000, các cặp lai đạt 295,79 - 304,91 quả/mái/năm (Doãn Văn Xuân,
2006).
Qua Bảng 5 ta thấy tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của con lai TC là thấp nhất 2,041kg; tiếp đến
là tiêu tốn thức ăn/10 quả của con lai TTC 2,10kg; vịt Triết Giang tiêu tốn thức ăn/10 quả
trứng là 2,11kg; vịt lai TCT là 2,15; vịt lai CT là 2,16 và tiêu tốn thức ăn/10 quả cao nhất ở vịt
Cỏ 2,19kg. Vịt Khaki Campell có tiêu thức ăn/10 quả trứng là 2,31 - 2,40 kg, và vịt CV2000
Layer tiêu tốn là 3,15 - 3,40kg, còn vịt lai giữa CV2000 với Cỏ cánh sẻ tiêu tốn là 2,40 -
2,96kg (Doãn Văn Xuân, 2006).
Như vậy trong các cặp lai giữa vịt Cỏ và vịt Triết Giang những con lai có bố là Triết Giang
cho năng suất sinh sản tốt hơn và tốt nhất ở con lai TTC và TC.
Một số chỉ tiêu về chất lượng trứng
Để đánh giá chất lượng của trứng giống, chúng tôi tiến hành khảo sát trứng vịt đẻ ở tuần đẻ
16, kết quả được thể hiện ở Bảng 6.
Bảng 6. Chỉ tiêu chất lượng trứng của vịt lai (n = 35)
Chỉ tiêu ĐVT TC CT TTC TCT TG Cỏ
Số mẫu quả 35 35 35 35 35 35
P trứng g 69,59 69,31 67,83 68,72 61,30 69,75
SE 0,62 0,59 0,51 0,59 0,57 0,68
Chỉ số hình thái - 1,40 1,38 1,39 1,39 1,38 1,41
Tỷ lệ lòng đỏ % 36,45 35,03 36,23 36,32 36,31 36,66
Tỷ lệ lòng trắng % 52,28 53,29 52,15 52,20 52,32 51,69
Tỷ lệ vỏ % 11,27 11,68 11,62 11,48 11,37 11,65
Chỉ số lòng đỏ - 0,451 0,443 0,442 0,444 0,437 0,462
Chỉ số LT - 0,085 0,087 0,083 0,084 0,077 0,082
Đơn vị Haugh - 90,39 88,84 92,34 92,56 91,56 86,23
Qua Bảng 6 cho thấy với mục đích nâng cao khối lượng trứng của vịt Triết Giang thì con lai

giữa vịt Cỏ và vịt Triết Giang đã thực hiện được với khối lượng đạt được từ 67,83 - 69,59g,
chỉ số hình thái của trứng vịt lai là 1,38 - 1,40 ở trong khoảng đặc trưng của trứng giống gia
cầm (1,36 - 1,43). Tỷ lệ lòng đỏ từ 35,03 - 36,45%, tỷ lệ lòng trắng 52,15 - 53,29%, và tỷ lệ
vỏ 11,27 - 11,68%. Đơn vị Haugh của trứng đạt tiêu chuẩn trứng giống 86,23 - 92,56.
Khối lượng trứng và chỉ tiêu ấp nở
Qua khảo sát khối lượng trứng và theo dõi ấp nở của vịt lai kết quả được trình bày ở Bảng 7.
Một số tác giả cho rằng mối liên hệ giữa khối lượng cơ thể và khối lượng trứng trong phạm vi
một giống thường những cá thể có khối lượng cơ thể lớn, sẽ đẻ trứng to hơn và ngược lại, vịt
có khối lượng cơ thể lớn thì khối lượng trứng cũng lớn. Theo Sochokacs (1971) tương quan
khối lượng cơ thể và khối lượng trứng được xác nhận r = 0,40. Husky và cs (1986) cho rằng
có tương quan rõ rệt với khối lượng cơ thể r = 0,87 (theo trích dẫn của Hoàng Thị Lan, 1997).

NGUYỄN ĐỨC TRỌNG – Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của con lai giữa vịt cỏ

7

Kết quả tỷ lệ ấp nở, tỷ lệ phôi của con lai cao, đạt từ 93,04 - 97,78%, tỷ lệ phôi và tỷ lệ ấp nở
của con lai TTC là cao nhất (tỷ lệ phôi đạt 97,78%; tỷ lệ nở/phôi 88,86% và tỷ lệ nở/phôi
86,88%) và con lai TC đạt tỷ lệ nở/tổng số là 82,79%.
Bảng 7. Một số chỉ tiêu ấp nở của con lai
Chỉ tiêu TC CT TTC TCT TG Cỏ
Số trứng vào ấp (quả) 5867 5400 6000 5300 5968 4414
Số trứng có phôi (quả) 5587 5130 5867 5118 5662 4107
Tỷ lệ phôi (%) 95,23 95,00 97,78 96,57 94,87 93,04
Số con nở ra (con) 4857 4361 5213 4382 4837 3499
Tỷ lệ nở/ phôi (%) 86,93 85,01 88,86 85,62 85,43 85,20
Tỷ lệ nở/ tổng (%) 82,79 80,76 86,88 82,68 81,05 79,27
Kết quả nuôi con lai giữa vịt Cỏ và vịt Triết Giang tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát
triển Chăn nuôi miền Trung
Con lai giữa vịt Cỏ và vịt Triết Giang bao gồm 3 loại TC, CT và TTC được nuôi tại Trung

tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi miền Trung và theo dõi các chỉ tiêu, kết quả được
trình bày tại Bảng 8.
Bảng 8. Một số chỉ tiêu năng suất của con lai nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển
Chăn nuôi miền Trung (n=500 con)
Chỉ tiêu ĐVT TC CT TTC
Tỷ lệ nuôi sống đến 16 tuần tuổi % 100,0 100,0 100,0
Khối lượng cơ thể ở 16 tuần tuổi g/con 1204,7 1247,7 1206,7
Tuổi đẻ tuần 16 16,5 16
Tỷ lệ đẻ % 77,69 76,59 79,48
Năng suất trứng/mái/52 tuần đẻ quả 282,8 278,8 289,3
Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng kg 2,277 2,297 2,197
Khối lượng trứng g 66,4 ± 0,18 66,5 ± 0,18 66,3 ± 0,18
Tỷ lệ phôi % 93,69 95,22 96,62
Tỷ lệ nở/phôi % 94,75 92,74 94,98
Tỷ lệ nở/tổng trứng ấp % 88,76 88,31 91,20
Kết quả Bảng 8 cho thấy tỷ lệ nuôi sống của vịt thí nghiệm của con lai giữa vịt Cỏ và vịt Triết
Giang đạt rất cao 100%, khối lượng cơ thể của vịt lai lúc 16 tuần tuổi ở con TC đạt 1204,7g,
vịt TTC đạt 1206,7g và cao nhất ở vịt CT đạt 1247,7g; tuổi đẻ ở vịt TC và TTC là 16 tuần
tuổi, vịt CT có tuổi đẻ là 16,5 tuần tuổi, tuổi đẻ này sớm bằng vịt Triết Giang, năng suất trứng
của vịt lai TTC đạt cao nhất 289,3 quả/mái/52 tuần đẻ và tiêu tốn thức ăn của vịt lai TTC cũng
thấp nhất 2,197kg/10 quả trứng; con lai TC có năng suất trứng 282,8 quả/mái/52 tuần đẻ với
tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là 2,277kg. Khối lượng cơ thể của vịt Triết Giang đạt 66,3 -

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi -
Số 33. Tháng 12/2011


8

66,5g/quả và tỷ lệ phôi ở vịt lai TTC đạt cao nhất 96,62% và vịt TC tỷ lệ phôi là 93,69%; tỷ lệ

nở/phôi của vịt TC là 88,76% và vịt TTC tỷ lệ đạt cao nhất 91,20%. Kết quả một số chỉ tiêu
năng suất của con lai nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi miền Trung đạt
cao.
KẾT LUẬN
Màu lông của vịt lai giữa vịt Triết Giang với vịt Cỏ màu cánh sẻ là đồng nhất (màu cánh sẻ
nhạt), màu trung gian giữa màu của vịt Cỏ màu và vịt Triết Giang : có màu lông nhạt hơn vịt
Cỏ, đậm hơn vịt Triết Giang.
Con lai giữa vịt Triết Giang với vịt Cỏ màu cánh sẻ tỷ lệ nuôi sống giai đoạn vịt con và hậu bị
đạt cao 94,74 - 98,95%, khối lượng cơ thể của vịt lai ở các tuần tuổi nằm trung gian giữa vịt
Cỏ và vịt Triết Giang và vịt có độ đồng đều cao.
Tuổi đẻ của con lai TC, TTC và TCT ở tuần tuổi 18, còn CT là 19 tuần tuổi. Tỷ lệ đẻ bình
quân của cặp lai TTC đạt cao nhất 77,66% với năng suất tương ứng là 283 quả/mái/52 tuần
đẻ. Khối lượng trứng của các con lai là cao, đạt từ 68 - 70g/quả, đã cải thiện được khối lượng
trứng của vịt Triết Giang, tỷ lệ phôi và ấp nở đạt cao nhất ở vịt lai TTC và TC.
Con lai TTC và TC cho năng suất cao nhất và ổn định.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Xuân Đồng (1994 ). Nghiên cứu mục đích đặc điểm về giống vịt cỏ và khả năng nhân thuần 2 giống vịt cỏ
trắng và cỏ cánh sẻ. Luận án phó tiến sỹ KHNN, Hà Nội.
Lê Xuân Đồng, Đặng Thị Dung, Nguyễn Thị Minh và cs (1997). Kết quả nghiên cứu chọn lọc nhân thuần 2
giống vịt cỏ Việt Nam có màu lông trắng, cánh sẻ đạt năng suất cao. Tuyển tập các công trình nghiên
cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vịt (1981-1996). NXBNN Hà Nội
Lê Viết Ly, Nguyễn Thị Minh, Phạm Văn Trượng, Hoàng Văn Tiệu (1997). Chọn lọc nhân thuần và bảo tồn vịt
màu cánh sẻ tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vịt (1981-1996). NXBNN Hà Nội.
Nguyễn Thị Minh (1996). Nghiên cứu chọn lọc nhân thuần và bảo tồn giữ gien dòng vịt cỏ cánh sẻ. Luận án thạc
sỹ KHNN. Viện KHKTNN Việt Nam.
Nguyễn Văn Thiện (1995). Di truyền học số lượng ứng dụng trong chăn nuôi. NXBNN Hà Nội.
Nguyễn Đức Trọng (1998). Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ấp nở của trứng vịt CV Super M
dòng ông và dòng bà ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ KHNN. Viện KHKTNN Việt Nam.
Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Thị Lan, Phạm Văn Trượng, Doãn Văn Xuân, Nguyễn Thị Ngọc Liên (2001). Kết

quả theo dõi một số chỉ tiêu về khả năng sản xuất của giống vịt CV Super M
2
tại Trung tâm nghiên cứu
vịt Đại Xuyên. Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1999-2000. Phần chăn nuôi gia cầm, thành phố Hồ
Chí Minh 10-12 tháng 4 năm 2001.
Phạm Văn Trượng (1995). Nghiên cứu khả năng sản xuát của các tổ hợp lai giữa vịt CV Super M với vịt Anh
Đào Hung, vịt Anh Đào Tiệp nhập nội. Luận án phó tiến sĩ khoa học. Viện Khoa học kỹ thuật Nông
Gimp Việt nam
Trần Thanh Vân (1998). Nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt KhakiCampbell và vịt lai F1 nuôi chăn thả tại Bắc
Thái. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Hồng Vỹ (2001). Nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức nuôi trên khô và nuôi có nước tắm đến khả
năng sản xuất của vịt KhakiCampbell. Luận án tiến sĩ nông nghiệp. Viện Khoa học kỹ thuật Nông
nghiệp Việt Nam, Hà nội.
Người phản biện: TS. Dương Xuân Tuyển và ThS. Nguyễn Ngọc Dụng

×