ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
CÙ THỊ PHƯƠNG
CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG
TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP
QUYỀN
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2012
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
CÙ THỊ PHƯƠNG
CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG
TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP
QUYỀN
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số
: 60 38 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Phạm Hồng Thái
HÀ NỘI - 2012
2
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU
Chương 1:
1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA
9
ĐẢNG TRONG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN
1.1.
Khái quát về nhà nước pháp quyền
9
1.1.1.
Khái quát chung về nhà nước pháp quyền
9
1.1.2.
Mối quan hệ giữa Nhà nước pháp quyền và pháp chế xã hội
chủ nghĩa
15
1.2.
Kiểm tra, giám sát của đảng - phương thức bảo đảm pháp
chế và kỷ luật trong nhà nước pháp quyền
19
1.2.1.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan điểm của Đảng ta về công tác kiểm tra, giám
sát và kỷ luật của Đảng
21
1.2.2.
Đặc điểm công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
32
1.2.3.
Yêu cầu của công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
37
1.2.4.
Phạm vi trách nhiệm công tác kiểm tra, giám sát của các tổ
chức đảng
40
1.3.
Vai trị cơng tác kiểm tra, giám sát của đảng trong nhà nước
pháp quyền Việt Nam
40
1.3.1.
Kiểm tra, giám sát của Đảng là phương thức bảo đảm pháp
chế, ngăn ngừa, phát triển và xử lý những hành vi vi phạm
pháp luật trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền
40
4
1.3.2.
Ảnh hưởng của sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa với công tác xây dựng Đảng nói chung và
cơng tác kiểm tra, giám sát của Đảng nói riêng
49
Chương 2:
52
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, GIÁM SÁT
CỦA ĐẢNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG
CƢỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA
ĐẢNG TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC
PHÁP QUYỀN
2.1.
Thực trạng hoạt động kiểm tra, giám sát của đảng (số liệu
nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần thứ X (2005 - 2010)
52
2.1.1.
Về tư tưởng chỉ đạo
52
2.1.2.
Công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy và tổ chức đảng
54
2.1.3.
Kết quả công tác kiểm tra, giám sát của Ủy ban kiểm tra các
cấp theo quy định tại Điều 32 Điều lệ Đảng
60
2.1.4.
Tình hình chấp hành kỷ luật và việc thi hành kỷ luật trong Đảng
64
2.1.5.
Thực trạng bộ máy của cơ quan Ủy ban kiểm tra các cấp
68
2.2.
Các giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của
Đảng trong xây dựng nhà nước pháp quyền
76
2.2.1.
Mục tiêu, quan điểm, định hướng và nhiệm vụ công tác kiểm
tra, giám sát của Đảng
76
2.2.2.
Một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng công tác kiểm
tra, giám sát trong Đảng
81
KẾT LUẬN
110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
114
5
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Pháp quyền là một khái niệm được hình thành và phát triển dọc theo
chiều dài lịch sử của văn minh nhân loại. Các nội dung, nguyên tắc cơ bản
của pháp quyền đã không ngừng được giải thích, bổ sung và hồn thiện theo
từng giai đoạn và từng thời kỳ lịch sử. Từ thời Hy Lạp cổ đại, tư tưởng pháp
quyền xuất hiện nơi mà nền dân chủ sơ khai đã được hình thành.Đáng chú ý
trong thời kỳ này là tư tưởng pháp quyền sơ khai của hai triết gia nổi tiếng
Plato và Aristotle. Plato khẳng định pháp luật phải là ông chủ của chính
quyền để ngăn ngừa sự xuất hiện của những kẻ chuyên quyền. Tương tự,
Aristotle cho rằng pháp luật cần phải được xem như là sự kiềm chế đối với
các pháp quan để hạn chế sự tùy tiện trong quá trình đưa ra các phán quyết.
Tư tưởng và học thuyết pháp quyền được tiếp tục bổ sung và phát
triển khi giai cấp tư sản ở các quốc gia phương Tây không ngừng lớn mạnh,
đấu tranh chống lại giai cấp phong kiến và giáo hội, từ đó từng bước giành
ảnh hưởng trên chính trường. Trong thời kỳ này, tư tưởng pháp quyền được
phát triển và hòa quện vào các học thuyết về phân quyền, chủ nghĩa lập hiến
và dân chủ. Nhiều nhà nghiên cứu lớn đã xuất hiện với vai trò hết sức quan
trọng trong việc bồi đắp và phát triển các học thuyết pháp quyền. Các tên tuổi
và tác phẩm trứ danh trong thời kỳ này cần phải kể đến là Locke J. với tác
phẩm "Khảo luận thứ hai về chính quyền", J.J. Rousseau với tác phẩm "Khế
ước xã hội" và Ch.L. Montesquieu với tác phẩm "Tinh thần pháp luật". Đặc
điểm nổi bật nhất của tư tưởng pháp quyền trong giai đoạn này là đề cao các
giá trị dân chủ, tự do và quyền con người. J.J. Rousseau đã bắt đầu tác phẩm
của mình với câu nói bất hủ: "Con người được sinh ra một cách tự do, nhưng
khắp nơi lại bị xiềng xích". Từ đó, các nhà tư tưởng trong giai đoạn này tập
trung tìm kiếm một cơ chế chế ước quyền lực nhà nước, chống lại sự lạm
6
quyền và xây dựng một mơ hình chính phủ hợp lý nhằm hạn chế việc vi phạm
các quyền con người. Ch.L. Montesquieu với học thuyết tam quyền phân lập
đã được các học giả tư sản phương Tây coi là hòn đá tảng trong việc xây dựng
lý luận tổ chức quyền lực nhà nước tư sản. Một nhà nghiên cứu đã nhận xét
khái quát tư tưởng pháp quyền chủ đạo trong giai đoạn này bằng một khẩu
hiệu: Con người chỉ được tự do khi chính phủ khơng được tự do.
Tư tưởng và học thuyết pháp quyền hiện đại của phương Tây được thể
hiện đậm nét trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa dùng
khái niệm "Nhà nước pháp quyền", nhưng tư tưởng của Người về nhà nước
pháp quyền đã rất rõ; trong Yêu sách của nhân dân An Nam viết năm 1919,
Người yêu cầu phải để cho nhân dân Việt Nam có các quyền tự do như tự do
ngôn luận, tự do lập hội và hội họp, tự do giáo dục và đặc biệt là "thay chế độ
ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật" [28 tr. 36]. Trong "Việt Nam yêu cầu
ca", Người đã thể hiện nội dung những yêu sách trên để phổ biến rộng rãi: "Bảy
xin hiến pháp ban hành, Trăm đều phải có thần linh pháp quyền" [28 tr. 438].
Từ năm 1986, thực hiện chính sách đổi mới của Đảng, nền kinh tế tập
trung quan liêu bao cấp từng bước được xóa bỏ. Yêu cầu xây dựng nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đã yêu cầu nhà nước phải được tiếp tục
hoàn thiện thể chế, tổ chức để thích ứng tốt hơn với yêu cầu phát triển kinh tế
xã hội của đất nước. Sau 5 năm thực hiện chính sách đổi mới, tại Hội nghị lần
thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương khóa VII ngày 29 tháng 11 năm 1991, khái
niệm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa lần đầu tiên được đề cập tới như
một mục tiêu cần hướng tới của một xã hội văn minh. Sau một thời gian dài
của q trình nhận thức, tìm tịi, thể nghiệm, đến năm 2001 sửa đổi Hiến pháp
năm 1992, yêu cầu xây dựng "Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa" mới
chính thức trở thành một nguyên tắc hiến định, định hướng cho q trình xây
dựng và hồn thiện bộ máy nhà nước Việt Nam.
7
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, trên cơ sở tổng kết sâu sắc thực
tiễn và lý luận 25 năm đổi mới, Đảng đã nghiên cứu và đề ra các giải pháp
nhằm tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát
huy sức mạnh tồn dân tộc, đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, tạo nền
tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại. Trong lĩnh vực hoàn thiện thể chế bộ máy, Đảng ta nhận
định: "Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nhà nước ta thực sự là của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân do Đảng lãnh đạo, thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế, quản
lý xã hội..." [14, tr. 246].
Thực tiễn cũng chứng minh, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản
Việt Nam là điều kiện tiên quyết để xây dựng thành công Nhà nước pháp
quyền Việt Nam giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, nâng cao năng lực lãnh
đạo, sức chiến đấu của Đảng là nhiệm vụ then chốt khơng chỉ có ý nghĩa đối
với bản thân Đảng mà còn là điều kiện quan trọng đối với sự tồn tại hoạt động
của Nhà nước pháp quyền. Vấn đề là phải luôn luôn đổi mới phương thức
lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước để sao cho vừa bảo đảm sự lãnh đạo của
Đảng, vừa phát huy vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước để tập trung mọi
quyền lực vào tay nhân dân. Đảng không được buông lỏng sự lãnh đạo đối
với hệ thống chính trị, trong đó đặc biệt là đối với Nhà nước. Để xây dựng
Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, nhiệm vụ của tồn Đảng, tồn
dân phải tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước; đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay:
Tình trạng suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối
sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng
tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội
chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp,
cùng với sự phân hóa giàu nghèo và sự yếu kém trong quản lý,
8
điều hành của nhiều cấp, nhiều ngành làm giảm lòng tin của nhân
dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của
đất nước [14, tr. 173].
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những yếu kém, khuyết điểm đó là:
Nhiều cấp ủy, tổ chức đảng chưa làm tốt công tác kiểm tra,
giám sát và thi hành kỷ luật đảng, chất lượng và hiệu quả kiểm tra,
giám sát chưa cao; chưa coi trọng việc kiểm tra, giám sát thực hiện
đường lối, chủ trương, chỉ thị, nghị quyết, thi hành Điều lệ Đảng,
kiểm tra, giám sát phòng ngừa tiêu cực và phát huy nhân tố tích
cực. Nhiều khuyết điểm sai lầm của đảng viên và tổ chức đảng chậm
được phát hiện. Tình trạng thiếu trách nhiệm, cơ hội, suy thoái đạo
đức, lối sống vẫn diễn ra khá phổ biến trong một bộ phận cán bộ,
đảng viên. Kỷ luật, kỷ cương ở nhiều tổ chức đảng khơng nghiêm.
Sự đồn kết, nhất trí ở khơng ít cấp ủy chưa tốt [14, tr. 175].
Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của dân, do dân và vì dân, Nghị quyết chỉ rõ: Đảng ta phải:
Quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thối về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán
bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng
cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin
của đảng viên và của nhân dân đối với Đảng [17].
Để thực hiện được điều đó, bên cạnh việc phải giữ vững và tăng
cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng; nâng cao bản lĩnh chính trị,
phẩm chất và năng lực cán bộ, đảng viên; thực hiện nghiêm nguyên tắc tập
trung, dân chủ; Đảng ta phải tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng,
phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Bởi vì, kiểm tra, giám
sát là hoạt động khơng thể thiếu diễn ra trong tất cả các khâu của quy trình
9
lãnh đạo và quản lý; vì chức năng lãnh đạo của Ðảng không chỉ ở việc định ra
đường lối, nghị quyết, tổ chức thực hiện mà còn phải tiến hành kiểm tra, giám
sát. Ðây là biện pháp không thể thiếu được để phát huy ưu điểm, phòng ngừa,
khắc phục khuyết, nhược điểm, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của Ðảng.
V.I.Lênin đã khẳng định: Khi đường lối, chính sách đã được xác
định, phương hướng đã được thông qua thì nhiệm vụ tổ chức thực hiện phải
đặt lên hàng đầu và sự lãnh đạo phải "chuyển trọng tâm từ việc soạn thảo
các sắc lệnh và mệnh lệnh sang việc chọn người và kiểm tra sự thực hiện".
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Người đời ai cũng có khuyết điểm, có làm
việc thì có sai lầm; tuy nhiên Người khẳng định: "Có thể nói rằng: chín
phần mười khuyết điểm trong cơng việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm
tra". Ðây là một trong những cảnh báo quan trọng nhất về nguyên nhân của
những sai lầm khuyết điểm trước đây cũng như hiện nay không được thắng
thắn chỉ ra. Có thể nói, khơng có kiểm tra, giám sát thì khơng lãnh đạo và
khơng thể có một Nhà nước pháp quyền theo đúng nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn cho thấy cơng tác kiểm tra, giám sát của
Đảng có mối quan hệ biện chứng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt
Nam xã hội chủ nghĩa; là phương thức đảm bảo pháp chế trong Nhà nước
pháp quyền. Với mong muốn góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và thực
tiễn về công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình xây dựng Nhà nước Pháp
quyền ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, tôi chọn đề tài "Công tác kiểm tra,
giám sát của Đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền" làm
luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay có nhiều cơng trình, bài viết nghiên cứu liên quan đến
vấn đề nhà nước pháp quyền, như:
10
- Cơng trình khoa học của Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội với tên
gọi: Chính phủ trong nhà nước pháp quyền, do PGS.TS Nguyễn Đăng Dung
thực hiện năm 2008;
- Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Nguyễn Văn
Thảo, Nhà xuất bản Tư pháp;
- Tính minh bạch của pháp luật - một thuộc tính của Nhà nước pháp
quyền, của Phạm Duy Nghĩa, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, 2002;
- Tư tưởng Đông - Tây về nhà nước và pháp luật, những nhân tố nhà
nước pháp quyền, của Hồng Thị Kim Quế, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 2002;
- Học thuyết Nhà nước pháp quyền, một số vấn đề trong lịch sử hình
thành và phát triển, của Lê Cảm, năm 2002;
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, của
GS.TSKH Đào Trí Úc, Nxb Chính trị quốc gia, 2005;
- Quốc hội Việt Nam trong nhà nước pháp quyền, của GS.TS Nguyễn
Đăng Dung, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2007;
- Công trình khoa học của Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội với tên
gọi: Chính phủ trong nhà nước pháp quyền, do PGS.TS Nguyễn Đăng Dung
thực hiện năm 2008.
Nội dung về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đã có nhiều bài
viết, nghiên cứu trong những năm gần đây, như:
- Cao Văn Thống: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát phục vụ
nhiệm vụ chính trị và cơng tác xây dựng Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, 2009;
- Đề tài khoa học cấp bộ: Công tác giám sát trong Đảng giai đoạn
hiện nay, do TS. Đặng Đình Phú, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm, nghiệm thu 2007.
- Tô Quang Thu: Làm tốt nhiệm vụ giám sát, góp phần phát hiện và
khắc phục khuyết điểm khi mới manh nha, Tạp chí Kiểm tra, tháng 11/2006;
11
- Lê Hồng Liêm: Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với phòng,
chống tham nhũng ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011;
- Cao Văn Thống: Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình
trong cơng tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng, Tạp chí Kiểm tra, 02/2012...
Tuy nhiên, chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu nội dung mối
quan hệ giữa công tác kiểm tra, giám sát trong xây dựng Nhà nước pháp quyền.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Làm rõ mối quan hệ bản chất, tất yếu giữa công tác xây dựng Đảng
nói chung và cơng tác kiểm tra, giám sát nói riêng trong điều kiện xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Giải quyết tốt mối quan hệ này phải
xem xét tác động hai chiều, có nghĩa là nghiên cứu tác động, ảnh hưởng của
công tác kiểm tra, giám sát trong xây dựng Đảng đối với công cuộc xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và tác động, ảnh hưởng của xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đối với công tác kiểm tra, giám sát
của Đảng.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác kiểm tra, giám
sát của Đảng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền;
Cơ sở lý luận về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác kiểm tra, giám sát và xây dựng
Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân trong giai đoạn hiện nay; mối
quan hệ bản chất, tất yếu giữa công tác xây dựng Đảng nói chung và cơng tác
kiểm tra, giám sát nói riêng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa.
Đề xuất quan điểm và giải pháp về về tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát của Đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền.
12
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về công tác kiểm tra,
giám sát trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng gồm: Phương pháp
tổng hợp, phân tích, thống kê, trên cơ sở kết hợp giữa lý luận và thực tiễn,
nhằm đánh giá, kết luận và đưa ra những giải pháp, phương hướng cụ thể
nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra của luận văn
5. Những đóng góp mới của luận văn
Làm rõ mối quan hệ bản chất, tất yếu giữa công tác xây dựng Đảng
nói chung và cơng tác kiểm tra, giám sát nói riêng trong điều kiện xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm tra, giám sát của Đảng trong Nhà
nước pháp quyền.
Chương 2: Thực trạng hoạt động công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
và các giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong
điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền.
13
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG
TRONG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN
1.1.1. Khái quát chung về nhà nƣớc pháp quyền
"Xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân" là thuật ngữ được sử dụng chính thức trong Văn kiện hội nghị đại
biểu tồn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII năm 1994, từ đó đến nay Đảng ta tiếp
tục khẳng định: Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do
dân và vì dân là quy luật tất yếu khách quan. Nó khơng phải là sản phẩm riêng
của chủ nghĩa tư bản, mà là tinh hoa, sản phẩm trí tuệ lồi người, của nền văn
minh nhân loại.
Kế thừa những tư tưởng, giá trị tiến bộ về nhà nước pháp quyền trên
thế giới và manh nha ở nước ta qua sự phát triển của các triều đại phong kiến
ở Việt Nam, căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành và điều kiện cụ
thể của nước ta trong giai đoạn hiện nay có thể nêu ra một số đặc điểm của
Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa như sau:
Thứ nhất, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà
nước của dân, do dân và vì dân, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân.
Đặc điểm này thể hiện được bản chất của Nhà nước ta, đã được khẳng
định tại Điều 2 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001):
Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là
liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ
trí thức [31].
14
Đối với Nhà nước ta, tính giai cấp gắn bó chặt chẽ với tính dân tộc và
tính nhân dân. Tư tưởng xây dựng một Nhà nước của dân, do dân và vì dân là
bắt nguồn từ truyền thống đại đồn kết dân tộc của các thế hệ người Việt Nam
trong mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước. Hơn 700 năm trước, Hưng Đạo
Đại vương Trần Quốc Tuấn trước khi mất đã để lại những lời tâm huyết
khuyên vua Trần Anh Tông: "Nên khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền
gốc, đó là thượng sách giữ nước". Lời khun đó thể hiện tầm nhìn sâu rộng
của một nhà chính trị lỗi lạc, vẫn cịn ngun giá trị cho đến tận hôm nay, bởi
"chở thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân" (Nguyễn Trãi) và "gốc có
vững, cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân" (Hồ Chí Minh).
Bài học lấy dân làm gốc với tư tưởng bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao
nhiêu quyền hành đều của dân nhất quán trong lịch sử xây dựng và phát triển
của Nhà nước ta tuy không mới, nhưng ngày nay vẫn ln nóng bỏng tính
thời sự trong học và thực hành đối với mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ,
đảng viên giữ cương vị lãnh đạo, quản lý - phải lấy dân làm gốc.Vì khi dân có
cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, cơng bằng, khơng bức xúc vì tham nhũng,
dân sẽ bảo vệ Đảng, Chính phủ. Khi đó, khơng một thế lực bên ngồi nào dù
mạnh và mưu mơ quỷ quyệt đến đâu có thể can thiệp, gây rối, lật đổ.
Nhà nước ta do dân lập nên, do dân bầu ra, dân kiểm tra, giám sát. Đó
phải là Nhà nước hoạt động vì dân, lấy việc phục vụ nhân dân làm mục tiêu
cao nhất của mình. Sức mạnh của Nhà nước bắt nguồn từ sức mạnh của nhân
dân, của khối đại đoàn kết toàn dân; phải xây dựng Nhà nước trong sạch vững
mạnh, gần dân, sát dân, thể hiện đúng ý chí, nguyện vọng của dân; bảo đảm
trên thực tế quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Thứ hai, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và
hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, ra sức tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp.
Trong Nhà nước pháp quyền, ý chí của nhân dân và sự lựa chọn chính
trị được xác lập một cách tập trung nhất, đầy đủ nhất và cao nhất bằng hiến
15
pháp. Chính vì lẽ đó mà Hiến pháp được coi là đạo luật cơ bản của Nhà nước,
có hiệu lực pháp lý cao nhất, quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội quốc phịng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu,
nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Sự hiện diện của
Hiến pháp là điều quan trọng bậc nhất bảo đảm sự ổn định xã hội và sự an
tồn của người dân. Vì vậy chủ nghĩa lập hiến là điều kiện để bảo đảm sự
chính đáng về mặt pháp lý (tính pháp quyền) của các thiết chế quyền lực nhà
nước cũng như của các hành vi có tính quốc gia. Hiến pháp có một vai trị
quan trọng trong việc duy trì quyền lực của nhân dân, cho nên việc xây dựng
và thực hiện một cơ chế hữu hiệu cho việc phát hiện, đánh giá và phán quyết
về những quy định và hoạt động trái với Hiến pháp là rất cần thiết trong tổ
chức và thực hiện quyền lực nhà nước ta hiện nay. Tôn trọng Hiến pháp là tơn
trọng ý chí phổ biến nhất và đầy đủ nhất của nhân dân. Chính vì vậy chủ
nghĩa lập hiến đồng nghĩa với sự thừa nhận tính tối cao của chủ quyền nhân
dân. Bảo vệ Hiến pháp là bảo vệ chủ quyền Nhà nước, bảo vệ ý chí của nhân
dân ta.
Thứ ba, Nhà nước pháp quyền Việt Nam quản lý xã hội bằng pháp
luật, bảo đảm vị trí tối thượng của pháp luật trong đời sống xã hội.
Pháp luật xã hội chủ nghĩa của chúng ta là kết quả của sự thể chế hóa
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam trên tất cả các
mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, đối nội, nội ngoại,
pháp luật thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với hiện thực
khách quan, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Vì vậy nói đến pháp luật trong Nhà nước
pháp quyền là nói đến tính pháp luật khách quan của các quy định pháp luật,
chứ khơng phải chỉ nói đến nhu cầu đặt ra pháp luật, áp dụng pháp luật, tuân
thủ pháp luật một cách chung chung với mục đích tự thân của nó, pháp luật
của Nhà nước ta phản ánh chủ trương, chính sách của Đảng và lợi ích của
nhân dân. Vì vậy pháp luật phải trở thành phương thức quan trọng đối với
tính chất và hoạt động của Nhà nước và là thước đo giá trị phổ biến của xã hội
16
ta: Cơng bằng, dân chủ, bình đẳng - những tố chất cần thiết cho sự phát triển
tiến bộ và bền vững của Nhà nước và xã hội ta.
Đề cao pháp luật, tăng cường pháp chế phải đi liền với các mối quan
tâm làm sao để đưa pháp luật vào cuộc sống, tạo thói quen và nếp sống tơn
trọng pháp luật trong cán bộ và mọi tầng lớp nhân dân. Cho nên xây dựng
pháp luật và đưa pháp luật vào cuộc sống phải thực sự là hai mặt của một
nhiệm vụ. Đổi mới và hoàn thiện pháp luật phải đi liền với đổi mới và hoàn
thiện thực tiễn áp dụng pháp luật. Tăng cường hoạt động xây dựng pháp luật
phải đi liền với việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý, đổi mới và cải cách hành
chính và hệ thống tư pháp. Đồng thời, đề cao pháp luật và pháp chế còn đặt ra
nhiệm vụ phải bằng mọi cách nâng cao hiểu biết pháp luật, giáo dục ý thức
pháp luật, đấu tranh có hiệu quả với các vi phạm và tội phạm, kiên quyết
chống quan liêu và tham nhũng trong bộ máy Đảng và Nhà nước.
Thứ tư, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và
bảo vệ quyền con người, các quyền và tự do của công dân, giữ vững mối liên
hệ dân chủ Nhà nước và công dân, giữa Nhà nước và xã hội.
Điều 2 Hiến pháp 1992 (sửa đổi), khẳng định: "Nhà nước cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân" [31]. Do đó Nhà nước có trách nhiệm pháp lý
bảo vệ và phát triển quyền con người, quyền công dân, tức là tôn trọng và bảo
vệ quyền chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước. Trong bản tun ngơn độc
lập ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố với toán thế giới rằng:
"Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những
quyền khơng ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được
sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Vì vậy bảo đảm quyền con
người, quyền công dân, mở rộng quyền dân chủ, nâng cao trách nhiệm pháp
lý giữa Nhà nước và công dân, giữ công dân với Nhà nước… luôn được Đảng
ta giành sự quan tâm đặc biệt.
17
Thứ năm, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm
quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng và phối hợp giữa các cơ
quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền: Lập pháp, hành pháp, tư
pháp, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quyền lực nhà nước.
Đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là quyền lực được tập trung, thống nhất, có sự phân công và phối hợp
trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp giữa các cơ quan,
trong đó:
Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, là cơ quan quyền
lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc
hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp…thực hiện quyền giám
sát tối cao đối với tồn bộ hoạt động của Nhà nước.
Chính phủ là cơ quan chấp hành của quốc hội, cơ quan hành chính
Nhà nước cao nhất của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ
thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội, quốc phịng, an ninh và đối ngoại của nhà nước.
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát
các hoạt động tư pháp.
Mặc dù quyền lực nhà nước có sự phân cơng phân nhiệm rành mạch
giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lực nhà nước, nhưng vẫn bảo
đảm nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước - tất cả quyền lực nhà nước là của
dân, do dân, và vì dân.
Thứ sáu, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là Nhà nước do
Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng
thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Đảng
18
lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng,
kim chỉ nam cho hành động, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạo Nhà nước, giữ vững bản chất giai
cấp công nhân của Nhà nước, bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về nhân dân,
đưa sự nghiệp đổi mới đi đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự lãnh đạo của
Đảng ta đối với Nhà nước pháp quyền thể hiện như sau:
Một là, Đảng lãnh đạo các cơ quan nhà nước thể chế hóa đường lối,
chủ trương, chính sách của Nhà nước và tổ chức thực hiện thông qua bộ máy
nhà nước, bảo đảm cho đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng đi vào
đời sống xã hội. Trong giai đoạn hiện nay Đảng ta phải tập trung lãnh đạo vào
một số vấn đề then chốt như thực hiện cho được quyền làm chủ của nhân dân
đổi mới thể chế kinh tế nhằm phát huy mọi tiềm năng của lực lượng sản xuất,
đồng thời trên cơ sở ấy, từng bước xây dựng quan hệ sản xuất theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc, tăng cường quốc phóng và an ninh vững mạnh.
Hai là, Đảng phải lãnh đạo chăm lo xây dựng đội ngũ và tăng cường
quản lý cán bộ, công chức, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc xây
dựng Nhà nước pháp quyền. Đảng lãnh đạo công tác quy hoạch và chiến lược
cán bộ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công thức nhà nước cho
phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
Ba là, Đảng phải lãnh đạo công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt
động của cơ quan nhà nước, các tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên hoạt động
trong cơ quan nhà nước.
Bốn là, Đảng phải phát huy vai trò, trách nhiệm của mặt trận tổ quốc
và các thành viên của mặt trận trong việc xây dựng và bảo vệ chính quyền,
bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, thu hút sự tham gia rộng rãi cho nhân
dân vào việc quản lý và giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước.
19
Vì vậy Đảng lãnh đạo xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa là trực tiếp, toàn diện và bao quát toàn bộ những vấn đề then chốt trong
tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
1.1.2. Mối quan hệ giữa Nhà nƣớc pháp quyền và pháp chế xã hội
chủ nghĩa
- Pháp chế xã hội chủ nghĩa
Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa có từ sau Cách mạng Tháng
Mười Nga. V.I.Lênin là người đưa ra định nghĩa pháp chế và các nguyên tắc
của nó đã làm giàu thêm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước và
pháp luật.
Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một chế độ đặc biệt của đời
sống chính trị - xã hội, trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ
chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, nhân viên
nhà nước và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện Hiến
pháp, pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để, chính xác. Mọi
hành động xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích của tập
thể, của cơng dân đều bị xử lý theo pháp luật [19, tr. 54].
Do ý nghĩa, mục đích và tầm quan trọng của pháp chế xã hội chủ
nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần đề cập trong các nghị quyết, chỉ
rõ phương hướng và biện pháp cần thiết để tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa. Nghị quyết Đại hội VI của Đảng nhấn mạnh:
Phải dùng sức mạnh của pháp chế xã hội chủ nghĩa kết hợp
với sức mạnh của dư luận quần chúng để đấu tranh chống những
hành vi phạm pháp. Các cấp ủy Đảng, từ trên xuống dưới phải
thường xuyên lãnh đạo công tác pháp chế... kiểm tra chặt chẽ hoạt
động của các cơ quan pháp chế [5, tr. 121].
Nghị quyết Đại hội VII của Đảng khẳng định: "Điều kiện quan trọng
để phát huy dân chủ là xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tăng
20
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao dân trí, trình độ hiểu biết pháp
luật và ý thức pháp luật của nhân dân [6, tr. 121].
Tại Đại hội VIII của Đảng, quan điểm này được xác định: "Tăng
cường pháp chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo
đức..." [7, tr. 45].
- Nguyên tắc của pháp chế xã hội chủ nghĩa:
Một là, tính thống nhất.
Nội dung cơ bản: nhận thức, hiểu và áp dụng pháp luật phải thống nhất
trong phạm vi cả nước. V.I.Lê-nin viết: "Pháp chế không thể là pháp chế của tỉnh
Caluga hoặc tỉnh Ca-dan được mà phải là pháp chế duy nhất cho toàn nước Nga
và cho cả tồn thể Liên bang các nước cộng hịa Xơ-viết nữa" [24, tr. 232-233].
Nguyên tắc pháp chế nhằm xóa bỏ tư tưởng cục bộ, địa phương, làm cho các
địa phương liên hệ, phát triển, hồi sinh, hợp tác. Tính thống nhất địi hỏi sự
sáng tạo, song trong khn khổ pháp luật.
Hai là, pháp chế và tính hợp lý.
Trong mơi trường pháp luật, tính hợp lý được biểu hiện là sự phù hợp
với luật, đối với các mục đích đặt ra, các chủ thể lựa chọn phương án tối ưu
về việc thực hiện pháp luật. Cơ sở của tính hợp lý của pháp luật là sự phản
ánh đúng đắn trong pháp luật các đòi hỏi của sự phát triển xã hội. Nếu pháp
luật quy định đúng đắn ý chí của đơng đảo quần chúng nhân dân lao động, các
giá trị xã hội, thì chắc chắn pháp luật là hợp lý.
Ba là, khơng có ngoại lệ.
Nội dung của nguyên tắc này là khi pháp luật đã ban hành, ai cũng phải
thực hiện, nếu vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý theo pháp luật. Theo V.I.Lênin:
"Tính nghiêm minh của pháp luật hồn tồn khơng phải ở chỗ hình phạt đó
phải nặng, mà ở chỗ phạm tội thì khơng thốt khỏi bị trừng phạt" [23, tr. 97].
21