Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

(Luận án tiến sĩ) Huy động các nguồn vốn trong nước cho phát triển kinh tế tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 163 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
--------------------------------------

NGUYỄN KIM DIỆP LONG

HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN VỐN TRONG
NƢỚC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số : 9.34.04.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. Nguyễn Trọng Xuân

2. TS. Đào Thị Hoàng Mai

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án

Nguyễn Kim Diệp Long



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ADB
ASEAN
AIIB
AEC
AFTA
CCN
CNC
CNH, HĐH
CNTT – TT
CNH, HĐH
DNNN
DNNVV
GDP
GPMB
GTVT
UBND
KBNN
KCN
KKT
KH – CN
KT – XH
NSNN
NSTW
PPP
SXKD
TCTD
TNDN

TNHH
TTCN
TW
XDCB
XHCN
XNK

The Asian Development Bank (Ngân hàng phát triển châu Á
Association of Southeast Asian Nations
(Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á)
Asian Infrastructure Investment Bank
(Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á)
ASEAN Economic Community (Cộng đồng kinh tế Asean)
ASEAN Free Trade Area (Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN)
Cụm cơng nghiệp
Cơng nghệ cao
Cơng nghiệp hố, hiện đại hố
Cơng nghệ thơng tin - Truyền thơng
Cơng nghiệp hố, hiện đại hoá
Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)
Giải phóng mặt bằng
Giao thơng vận tải
Uỷ ban nhân dân
Kho bạc nhà nước
Khu công nghiệp
Khu kinh tế
Khoa học – Công nghệ
Kinh tế - Xã hội

Ngân sách nhà nước
Ngân sách Trung ương
Public Private Partner (mơ hình hợp tác cơng tư)
Sản xuất kinh doanh
Tổ chức tín dụng
Thu nhập doanh nghiệp
Trách nhiệm hữu hạn
Tiểu thủ công nghiệp
Trung ương
Xây dựng cơ bản
Xã hội chủ nghĩa
Xuất nhập khẩu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ....................................................................................................... 8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 8
1.2. Tổng quan tình hình các nghiên cứu trong nước...........................................................13
1.3. Những kết quả nghiên cứu đạt được và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ...........18
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VỐN ĐẦU TƢ, HUY
ĐỘNG VỐN ĐẦU TƢ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA ĐỊA PHƢƠNG .... 21
2.1. Vốn đầu tư ......................................................................................................................21
2.2. Huy động các nguồn vốn trong nước cho phát triển kinh tế ........................................31
2.3. Các tiêu chí phản ánh năng lực và hiệu quả huy động các nguồn vốn trong nước .....44
2.4. Kinh nghiệm huy động các nguồn vốn trong nước.......................................................52
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN VỐN TRONG
NƢỚC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH NGHỆ AN ..................................... 69
3.1. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng huy động các nguồn vốn trong nước

cho phát triển kinh tế tỉnh Nghệ An ......................................................................................69
3.2. Thực trạng huy động các nguồn vốn trong nước cho phát triển kinh tế tỉnh Nghệ
An giai đoạn 2006 – 2015 ......................................................................................................88
3.3. Đánh giá chung về huy động các nguồn vốn trong nước đối với phát triển kinh tế
tỉnh Nghệ An.........................................................................................................................102
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN VỐN
TRONG NƢỚC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH NGHỆ AN ................... 108
4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng tới phát triển kinh tế tỉnh Nghệ An
trong thời gian tới .................................................................................................................108
4.2. Định hướng của nhà nước và của tỉnh Nghệ An về phát triển kinh tế giai đoạn
2016 - 2020 ...........................................................................................................................115
4.3. Quan điểm về huy động các nguồn vốn trong nước đối với phát triển kinh tế .........120
4.4. Giải pháp tăng cường huy động các nguồn vốn trong nước cho phát triển kinh tế
tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn 2030 ........................................................124
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 146
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 148
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 156


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả xếp hạng chỉ số PCI của Đà Nẵng ............................................... 61
Bảng 2.2: Kết quả xếp hạng chỉ số PCI của tỉnh Vĩnh Phúc ..................................... 65
Bảng 3.1: Kết quả xếp hạng chỉ số PCI của Nghệ An
giai đoạn 2007 – 2015 ............................................................................................... 85
Bảng 3.2: Kết quả xếp hạng nhóm chỉ số PCI về thể chế của tỉnh Nghệ An
(Tiêu chí 1.5) .............................................................................................................. 86
Bảng 3.3: Kết quả xếp hạng nhóm chỉ số PCI về thị trường
của tỉnh Nghệ An (Tiêu chí 1.6)................................................................................. 87
Bảng 3.4: Tổng hợp thu chi Ngân sách tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2006-2015 (Tiêu chí 2.1) ............................................................................ 89

Bảng 3.5: Vốn đầu tư của khu vực dân doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Tiêu chí 2.3) 92
Bảng 3.6: Tiết kiệm của khu vực dân doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An
qua các năm (Tiêu chí 2.4) ......................................................................................... 93
Bảng 3.7: Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội theo ngành kinh tế
tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 – 2015 (Tiêu chí 3.1) .................................................. 96
Bảng 3.8: Cơ cấu huy động các nguồn vốn cho phát triển kinh tế tỉnh Nghệ An giai
đoạn 2006 – 2015 (Tiêu chí 3.2) ................................................................................ 97
Bảng 3.9: Mối quan hệ giữa cơ cấu đầu tư và thay đổi cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2006 – 2015 (Tiêu chí 4.2) ......................................................... 99
Bảng 3.10: Thu ngân sách tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 – 2015
(Tiêu chí 4.4) ............................................................................................................ 100
Bảng 4.1: Khái quát bối cảnh trong và quốc tế ảnh hưởng tới phát triển kinh tế tỉnh
Nghệ An, qua ma trận phân tích SWOT .................................................................. 113
Bảng 4.2: Dự kiến cơ cấu nguồn vốn đầu tư tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2016 – 2020 .............................................................................................. 120


DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Lợi nhuận của doanh nghiệp tỉnh Nghệ An có thể huy động tái đầu tư
phân chia theo loại hình kinh tế (Tỷ đồng)(Tiêu chí 2.2) ........................................ 92
Hình 3.2: Thu nhập bình quân một nhân khẩu/ tháng theo giá hiện hành (Nghìn
đồng) (Tiêu chí 2.5) .................................................................................................. 94
Hình 3.3: Tiết kiệm bình quân tháng trên mỗi nhân khẩu (Nghìn đồng)
(Tiêu chí 2.6) ............................................................................................................ 94
Hình 3.4: Tổng tiết kiệm của dân cư có khả năng huy động (Triệu đồng)
(Tiêu chí 2.7) ............................................................................................................ 95
Hình 3.5: Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP của Nghệ An và cả nước giai đoạn 2006 –
2015 (Đơn vị:%) (Tiêu chí 4.1) ............................................................................... 97
Hình 3.6: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở thành thị tỉnh Nghệ An giai

đoạn 2006-2014 (Đơn vị: %) (Tiêu chí 4.3) ............................................................ 99
Hình 3.7: Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 – 2015
(Đơn vị: %) (Tiêu chí 4.5) ...................................................................................... 101


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Huy động các nguồn vốn đầu tư, bao gồm cả nguồn vốn trong nước và
ngoài nước, đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia, đặc biệt là
các nước đang phát triển. Trong giai đoạn này, Việt Nam luôn xác định nguồn
lực ngoài nước là quan trọng, nguồn lực trong nước là quyết định. Tuy nhiên,
nguồn vốn đầu tư từ bên ngồi hiện khơng cịn ổn định do tình hình kinh tế thế
giới diễn biến phức tạp: kinh tế thế giới phục hồi chậm; khủng hoảng chính trị
tiếp diễn ở nhiều khu vực, nhiều nước; cạnh tranh giữa các nước lớn tại khu vực
ngày càng quyết liệt; cùng với những động thái căng thẳng về chính trị trên Biển
Đơng đã tác động bất lợi đến Việt Nam. Bên cạnh đó, ODA cũng có xu hướng
giảm dần kể từ khi Việt Nam tham gia vào hàng ngũ nước có thu nhập trung
bình. Trong bối cảnh đó, việc chủ động huy động các nguồn vốn trong nước sẽ
vừa là tiền đề vừa là điều kiện để "đón" các nguồn vốn từ nước ngồi.
Dưới ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu,
nền kinh tế Việt Nam cũng đã bộc lộ những hạn chế, khiếm khuyết vốn có trong
quản lý, cộng thêm những vấn đề mới phát sinh đã làm cho lạm phát tăng cao,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến ổn định kinh tế vĩ mô, tốc độ tăng trưởng và đời
sống nhân dân. Tuy nhiên, cùng với sự nỗ lực của phấn đấu của Đảng, Nhà nước
và nhân dân ta đã đạt được những thành quả quan trọng. Nền kinh tế vượt qua
nhiều khó khăn, thách thức, quy mô và tiềm lực được nâng lên; kinh tế vĩ mơ cơ
bản ổn định, lạm phát được kiểm sốt; tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức
hợp lý, từ năm 2013 dần phục hồi, năm sau cao hơn năm trước. Trong đó, sự
đóng góp của nhân tố “vốn” (bao hàm cả vốn tài chính và vốn tài nguyên có thể
tính bằng tiền – vốn tài chính hóa) ln chiếm tỷ trọng cao nhất trong đóng góp

cho tăng trưởng kinh tế (tỷ trọng đóng góp của yếu tố vốn chiếm quá nửa vào tốc
độ tăng GDP).
Trong thời gian tới, để thực hiện những nhiệm vụ mà Đại hội XII của
Đảng đề ra, vấn đề huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong xã hội để
phát triển kinh tế - xã hội đang là một trọng những nội dung nổi lên, thu hút sự
quan tâm của toàn xã hội. Để có thể huy động được một khối lượng nguồn vốn
đủ lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, không chỉ đòi
1


hỏi phải có những giải pháp huy động vốn phù hợp, có tính khả thi, hiệu quả, mà
đồng thời, cũng cần có định hướng về cơ cấu huy động vốn hợp lý.
Thực tiễn cho thấy, đối với những khu vực có cùng vị trí địa lý và các điều kiện
tự nhiên khác tương đồng, địa phương nào tạo ra được môi trường thu hút đầu tư hấp
dẫn (VD: cơ chế chính sách phù hợp; bộ máy cơng quyền hoạt động tốt; nguồn nhân
lực chất lượng cao…), khả năng thu hút đầu tư của địa phương đó sẽ có kết quả tốt
hơn. Nghệ An là địa phương nằm ở khu vực Bắc Trung bộ và được xác định là trung
tâm của khu vực. Do vậy, đây là thời điểm cần có cái nhìn tổng thể về tiềm năng và lợi
thế của địa phương để thu hút vốn đầu tư, sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả nhằm phát
triển kinh tế địa phương bền vững.
Để thực hiện mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế nhằm phát huy tốt
tiềm năng lợi thế về điều kiện tự nhiên – xã hội của tỉnh, trong thời gian qua, Nghệ
An đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư. Trong đó, đáng chú ý là các
chính sách sau:
Quyết định số 02/2010/QĐ-UBND ngày 07/01/2010 về một số chính sách ưu
đãi đầu tư trong Khu kinh tế Đơng Nam Nghệ An và được Chính phủ ban hành
Quyết định 85 về Cơ chế ưu đãi khu kinh tế Đông Nam; Quyết định số
24/2014/QĐ-UBND ngày 25/3/2014 về ban hành Cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các
tổ chức, cá nhân đầu tư công nghệ mới, đổi mới công nghệ, nghiên cứu, ứng dụng
tiến bộ khoa học - công nghệ trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND

ngày 25/3/2015 về việc ban hành quy định về chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư; trình
tự, thủ tục hưởng chính sách ưu đãi; tiêu chí, thủ tục cơng nhận dự án công nghệ cao
trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020… Nhờ đó, kết quả thu hút đầu tư trong và
ngồi nước đã có những chuyển biến tích cực: nhiều tập đồn, tổng cơng ty, doanh
nghiệp trong và ngoài nước đã đăng ký và triển khai dự án đầu tư tại tỉnh Nghệ An.
Việc huy động và sử dụng các nguồn vốn trong nước đã có đóng góp quan
trọng vào việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, tạo mơi trường thuận
lợi góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, xố đói giảm nghèo và cải thiện đời sống
nhân dân tỉnh Nghệ An. Trong giai đoạn 2006-2010, bất chấp bối cảnh trong nước
và quốc tế có nhiều biến động, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, Nghệ An vẫn
đạt được một số thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế xã hội. Tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 9,7%, cao hơn tốc độ tăng trưởng
2


chung của cả nước. Giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt
kết quả khá 7,89%. GRDP bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 29 triệu đồng,
tăng gần 2 lần so với năm 2010.
Một trong những nhân tố quan trọng góp phần đạt được tốc độ tăng trưởng này
là do Nghệ An đã huy động được các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát
triển và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đặt ra. Tổng nguồn vốn đầu tư
phát triển 5 năm 2006-2010 đạt 77.095 tỷ đồng. Giai đoạn 2011 - 2015 đã thu hút và
triển khai thực hiện 533 dự án mới với 136.989 tỷ đồng vốn đăng ký, trong đó có 507
dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đăng ký 131 nghìn tỷ đồng, 26 dự án đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI), tổng vốn đăng ký 5.118 tỷ đồng. Vận động và triển khai thực hiện
31 chương trình, dự án ODA với tổng mức đầu tư 15.050 tỷ đồng, 58 chương trình, dự
án phi chính phủ (NGO) với tổng số vốn cam kết tài trợ là 16 triệu USD. Có thể thấy,
tỷ trọng vốn trong nước đầu tư cho các dự án, các chương trình mục tiêu là rất lớn,
chiếm gần 90% tổng nguồn vốn huy động.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc thu hút đầu tư vào Nghệ

An còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh, chưa đáp ứng nhu
cầu phát triển, cơ cấu các nguồn vốn trong nước chủ yếu là huy động nguồn vốn
ngân sách, chưa huy động tốt nguồn vốn từ dân cư hay nguồn vốn từ các doanh
nghiệp trong nước nên còn thiếu tính chủ động, phụ thuộc nhiều vào ngân sách,
trong khi nguồn vốn này lại không bền vững. Với những lý do kể trên, tác giả đã lựa
chọn vấn đề “Huy động các nguồn vốn trong nước cho phát triển kinh tế tỉnh
Nghệ An” làm đề tài nghiên cứu của luận án.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu: Đánh giá đúng thực trạng, trên cơ sở đó đề xuất các
giải pháp tăng cường hiệu quả huy động các nguồn vốn trong nước cho phát triển
kinh tế tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn 2030.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa lý luận liên quan đến huy động các nguồn vốn trong nước cho
phát triển kinh tế, đưa ra khung phân tích với các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy
động các nguồn vốn trong nước, xác định những nhân tố tác động tới hiệu quả các
nguồn vốn trong nước.

3


- Tham khảo kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động huy động các nguồn vốn
trong nước của một số địa phương trong nước và trên thế giới.
- Phân tích thực trạng huy động các nguồn vốn trong nước và hiệu quả huy
động các nguồn vốn trong nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2006 –
2015, đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại, tìm ra ngun
nhân của những hạn chế đó.
- Đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả huy động các nguồn vốn trong nước cho
phát triển kinh tế tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn 2030.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động huy động các nguồn vốn trong nước cho

phát triển kinh tế tỉnh Nghệ An
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến
huy động các nguồn vốn (bằng tiền) trong nước, chú trọng đến cơ chế, chính sách
huy động các nguồn vốn trong nước phục vụ phát triển kinh tế.
Phạm vi về không gian: Luận án lựa chọn địa bàn nghiên cứu là tỉnh Nghệ An,
có so sánh với khu vực miền Trung và một số địa phương tiêu biểu trong nước.
Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu tập trung vào giai đoạn 2006 –
2015 và dựa vào những dự báo cho đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cách tiếp cận
Lý thuyết về lợi thế so sánh (Comparative Advantage – Ricardo 1817):
Lợi thế so sánh hay ưu thế so sánh là một nguyên tắc trong kinh tế học cho
rằng mỗi quốc gia sẽ được lợi khi chun mơn hóa sản xuất và xuất
khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp (hay
tương đối có hiệu quả) hơn các nước khác; ngược lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu
nó nhập khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối cao
(hay tương đối không hiệu quả) bằng các nước khác. Ở quy mô nhỏ hơn, lý thuyết
này chỉ ra rằng nền kinh tế địa phương sẽ có lợi khi tập trung vào phát triển các khu
vực có lợi thế so sánh (có thể là vị thế địa lý, tài ngun khống sản, nhân cơng dồi
dào/ chất lượng cao/ giá rẻ...). Đây chính là nền tảng lý luận để xác định khu vực
trọng điểm về đầu tư và thu hút đầu tư.
4


Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh (Competitive Advantage – Porter 1990):
Trong một nỗ lực nghiên cứu chuyên sâu nhằm tìm hiểu tại sao một số nước
lại thành cơng cịn một số khác lại thất bại trong cạnh tranh quốc tế, Porter và các
cộng sự đã nghiên cứu tổng cộng 100 ngành tại 10 quốc gia khác nhau, từ đó xây
dựng lý thuyết về bốn thuộc tính lớn của một quốc gia hình thành nên mơi trường

cạnh tranh cho các cơng ty tại nước đó (mơ hình kim cương). Những thuộc tính này
bao gồm: (1) Các điều kiện về yếu tố sản xuất: Vị thế của quốc gia đó về các yếu tố
sản xuất, ví dụ như lao động có kỹ năng hay cơ sở hạ tầng cần thiết để cạnh tranh
trong một ngành; (2) Các điều kiện về cầu: Bản chất của nhu cầu thị trường nội địa
cho sản phẩm hay dịch vụ của một ngành; (3) Các ngành cơng nghiệp hỗ trợ và có
liên quan: Sự hiện diện hay vắng mặt trong một quốc gia của các ngành cung ứng và
các ngành có liên quan khác có năng lực cạnh tranh quốc tế; và (4) Chiến lược, cơ
cấu và sự cạnh tranh của nội bộ ngành: Cách thức tổ chức và quản lý cơng ty của
quốc gia đó, cũng như bản chất của các đối thủ cạnh tranh trong nước. Ở cấp độ địa
phương, một hệ thống các chỉ số về Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được xây dựng
nhằm đánh giá và so sánh môi trường cạnh tranh của các địa phương. Đây là nền tảng
lý luận cơ bản để đưa ra các nhận định, đánh giá về môi trường thể chế nhằm thu hút
vốn đầu tư của địa phương.
4.2. Phƣơng pháp luận
Luận án tiếp cận đối tượng nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp
luận duy vật biện chứng của duy vật lịch sử làm phương pháp luận chung.
4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu và các kỹ thuật sử dụng trong luận án
Luận án sử dụng phương pháp luận cho các nội dung nghiên cứu là phương
pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể bao gồm:
+ Phương pháp chuyên khảo và tổng thuật tài liệu: luận án tổng thuật, phân
tích và đánh giá các vấn đề lý luận, kinh nghiệm thực tiễn về huy động vốn đầu tư
trong nước của các địa phương cũng như quốc tế. Từ đó, luận án sẽ làm rõ nội hàm
các khái niệm đầu tư, huy động vốn đầu tư trong nước đối với một địa phương cấp
tỉnh.
+ Phương pháp phân tích, thống kê, mô tả, so sánh: Đây là một trong những
phương pháp nghiên cứu cơ bản của kinh tế học, sử dụng trong việc phân tích thực
5



trạng và xu hướng phát triển của vấn đề huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước
trong phát triển kinh tế tại Nghệ An. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng chỉ rõ các
yếu tố tác động đến khả năng huy động vốn đầu tư cũng như so sánh hiệu quả huy
động của Nghệ An với các tỉnh thuộc khu vực miền Trung và với một số địa
phương tiêu biểu trong nước.
+ Phương pháp phân tích tỷ lệ: được áp dụng để đánh giá cơ cấu huy động
các nguồn vốn theo ngành, theo nguồn vốn, theo khu vực, từ đó cho biết việc huy
động và sử dụng các nguồn vốn trong nước đã hợp lý hay chưa, nguyên nhân của
những bất hợp lý để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục.
+ Phương pháp phân tích điểm mạnh - điểm yếu – cơ hội – thách thức
(SWOT): được sử dụng để thu thập các thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu
quả huy động và sử dụng các nguồn vốn cho phát triển kinh tế, chỉ ra các hạn chế
của địa phương trong việc huy động các nguồn vốn trong nước và nguyên nhân của
nó. Đây chính là cơ sở để luận án đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả
huy động các nguồn vốn trong nước cho phát triển kinh tế tỉnh Nghệ An.
+ Phương pháp phân tích theo nguyên lý phát triển bền vững (Phương pháp
phân tích mối quan hệ kinh tế - xã hội- môi trường) nhằm đánh giá tác động của các
nguồn vốn trong nước đối với phát triển kinh tế - xã hội.
Luận án thu thập các số liệu từ: Các cơ quan thống kê trung ương, tỉnh (Niên
giám thống kê, Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An); Các cuộc điều tra quốc gia
(PCI...); Các báo cáo chuyên ngành và các cơng trình nghiên cứu đã được cơng bố
như báo cáo khoa học, sách chuyên khảo, đề tài khoa học, tạp chí, bài báo...; Các tài
liệu, báo cáo tổng kết... do các cơ quan trực thuộc Tỉnh Nghệ An cung cấp (UBND
tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính,…).
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án góp phần hồn thiện hệ thống lý luận liên quan đến huy động các
nguồn vốn trong nước cho phát triển kinh tế địa phương, xác định những nhân tố tác
động tới hiệu quả huy động các nguồn vốn trong nước và các tiêu chí đánh giá hiệu
quả huy động các nguồn vốn trong nước .
- Xem xét kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động huy động các nguồn vốn

trong nước của một số địa phương trong nước và trên thế giới, rút ra bài học kinh
nghiệm cho Nghệ An.
6


- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng huy động các nguồn vốn trong nước và
hiệu quả huy động các nguồn vốn trong nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong giai
đoạn 2006 – 2015.
- Luận án đã đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại
trong hoạt động huy động các nguồn vốn trong nước cho phát triển kinh tế ở Nghệ An,
làm rõ nguyên nhân của những hạn chế, đặc biệt nhấn mạnh vào những nguyên nhân
cơ bản làm giảm hiệu quả huy động các nguồn vốn trong nước.
- Đề xuất giải pháp để tăng cường hiệu quả huy động các nguồn vốn trong
nước tại Nghệ An giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn 2030.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Hệ thống hoá và làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn huy động các nguồn vốn
trong nước cho phát triển kinh tế địa phương, bài học kinh nghiệm và thiết lập
khung phân tích huy động các nguồn vốn trong nước cho phát triển kinh tế địa
phương.
- Luận án đã tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng huy động các nguồn vốn
trong nước cho phát triển kinh tế tỉnh Nghệ An theo từng nguồn vốn. Xác định các
nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả huy động các nguồn vốn. Từ đó, đề xuất các giải
pháp tăng cường huy động các nguồn vốn trong nước cho phát triển kinh tế tỉnh
Nghệ An.
- Hy vọng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho
nhiều Nghiên cứu sinh, học viên Cao học, cho những người quan tâm, cho những
nhà quản lý và hoạch định các sách có liên quan đến vấn đề này.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4
chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án;
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vốn đầu tư, huy động vốn đầu tư cho
phát triển kinh tế địa phương;
Chương 3: Thực trạng huy động các nguồn vốn trong nước cho phát triển
kinh tế tỉnh Nghệ An;
Chương 4: Giải pháp tăng cường huy động các nguồn vốn trong nước cho
phát triển kinh tế tỉnh Nghệ An.
7


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới
Cho đến nay, có khá nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan tới việc
huy động các nguồn vốn đầu tư cho phát triển và tập trung khá nhiều các nghiên
cứu liên quan tới việc huy động nguồn vốn nước ngồi cho phát triển kinh tế. Trong
khi đó, huy động các nguồn vốn trong nước có vai trị đặc biệt quan trọng quyết
định cho sự phát triển bền vững và độc lập của nền kinh tế lại còn khá ít nghiên cứu.
Ở nước ngồi, các nghiên cứu về huy động các nguồn vốn trong nước cũng ít
được chú ý. Chưa có các nghiên cứu tổng kết lý luận và thực tiễn về tình hình huy
động các nguồn vốn trong nước nói chung cho phát triển kinh tế. Đa phần các
nghiên cứu tập trung vào vấn đề chu chuyển dòng vốn đầu tư giữa các ngành, khu
vực, quốc gia, hoặc tập trung vào các khía cạnh kỹ thuật của huy động vốn trong
phạm vi một kênh huy động nào đó, tiêu biểu là các nghiên cứu sau đây:
Nghiên cứu “Mobilizing Domestic Capital Markets for Infrastructure
Financing: International Experience and Lessons for China” [Huy động các thị
trường vốn trong nước cho tài chính cơ sở hạ tầng: Kinh nghiệm quốc tế và bài học
cho Trung Quốc] của Anjali Kumar, R.David Gray, Mangesh Hoskote, Stephan von
Klaudy và Jeff Ruster (1997) tập trung vào việc huy động nguồn vốn đầu tư cho các

dự án cơ sở hạ tầng, đánh giá kinh nghiệm ở cả các nước cơng nghiệp hố và các
nước đang phát triển về cơ sở hạ tầng tài chính thơng qua thị trường vốn trong
nước. Các tác giả đã phác thảo các điều kiện thuận lợi và các tổ chức quan trọng đối
với sự tăng trưởng của thị trường vốn địa phương và vai trò của họ như là các nhà
cung cấp tài chính cơ sở hạ tầng; mơ tả các cơ chế khác, bao gồm cả các khoản bảo
lãnh và quỹ phát triển tài chính, được sử dụng để giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu
tư nhằm khuyến khích huy động nguồn lực tài chính trong nước; phân tích các thị
trường vốn của Trung Quốc và tình hình tài chính của cơ sở hạ tầng hiện tại và đưa
ra các khuyến nghị thực tiễn cho các bước tiếp theo nhằm tăng cường dịng tài chính
trong nước đối với cơ sở hạ tầng.
8


Bài viết “Mobilizing Domestic and External Resources for Economic
Development: Lessons from the Malaysian Experience” [Vận động các nguồn lực
trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế: Bài học từ kinh nghiệm của Malaysia]
của Mohamed Ariff và Lim Chze Cheen (2001) cung cấp một cái nhìn khái quát về
các vấn đề liên quan đến các nguồn lực sẵn có và huy động các nguồn lực cho sự
phát triển kinh tế quốc gia. Tác giả cũng thảo luận các xu hướng gần đây về tiết
kiệm của nhà nước và tư nhân cũng như các nguồn tài chính trong nước tương ứng
và nhu cầu nguồn lực tài chính bên ngồi để phù hợp với kế hoạch cơng nghiệp hố
đất nước. Qua phân tích về hội nhập của Malaysia vào nền kinh tế thế giới trong
những năm 1990, tác giả xem xét sự phát triển trong tương lai của thị trường vốn,
năng động với sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Nghiên cứu “Improving Financial Resources Mobilization in Developing
Countries and Economies in Transition” [Nâng cao chất lượng nguồn tài chính huy
động tại các nước đang phát triển và chuyển dịch nền kinh tế] của Suresh N. Shende
(2002) đã liệt kê các kênh để huy động nguồn lực tài chính cho phát triển bao gồm:
huy động nguồn lực tài chính trong nước, huy động nguồn lực tài chính nước ngồi,
ODA, huy động các quỹ của chính phủ, huy động nguồn lực thơng qua thuế, nợ

cơng. Tác giả đã phân tích ngun nhân và nhân tố tác động ảnh hưởng tới việc
nâng cao chất lượng huy động các nguồn tài chính về mặt lí luận. Trong đó, tác giả
nhấn mạnh vào việc huy động nguồn lực tài chính thơng qua thuế và đưa ra một số
kiến nghị giải pháp đối với hình thức huy động này. Tuy nhiên, tác giả chưa đánh
giá định tính các tác động cũng như kiến nghị giải pháp cụ thể của từng nhân tố tác
động để nâng cao chất lượng huy động các nguồn tài chính đối với phát triển kinh tế
- xã hội.
Bài viết “Innovative Approaches to Domestic Resource Mobilization in
Selected LDCs” [Cách tiếp cận sáng tạo để huy động nguồn lực trong nước ở một
số nước kém phát triển] của Samuel Wangwe và Prosper Charle (2004) xem xét các
phương pháp tiếp cận sáng tạo để huy động nguồn lực trong nước ở một số nước
kém phát triển. Nó bao gồm các khía cạnh khác nhau của việc huy động nguồn lực
tài chính trong nước với trọng tâm là mối liên kết với giảm nghèo và tăng trưởng.
9


Các lĩnh vực được đề cập trong bài viết này bao gồm: các chính sách cải cách ngành
tài chính cho tăng trưởng và giảm nghèo, tài chính vi mơ, tăng trưởng và giảm
nghèo, quản lý nợ trong nước, chi tiêu của chính phủ nhằm vào đám đơng trong các
khoản tiết kiệm cá nhân và đầu tư (bao gồm cả hợp tác nhà nước - tư nhân) và huy
động nguồn lực tài chính tư nhân, bao gồm sự chuyển biến của thối vốn và sự tham
gia nhiều sáng kiến và tích cực hơn vào thương mại quốc tế.
Nghiên cứu “Emerging Capital Markets and Globalization: The Latin
American Experience” [Thị trường vốn mới nổi và tồn cầu hóa: Kinh nghiệm của
châu Mỹ Latinh] của Augusto de la Torre và Sergio L. Schmukler (2006) đã phân
tích ba đặc điểm: Thứ nhất là cổ phần của nhà nước, sự phát triển của thị trường vốn
và các cải cách liên quan theo thời gian của thị trường vốn châu Mỹ La tinh so với
các nước khác; Thứ hai là phân tích các yếu tố liên quan đến sự phát triển của thị
trường vốn với sự quan tâm đặc biệt về đo lường tác động của cải cách; Thứ ba là
thảo luận về tác động của thị trường vốn trong nước Mỹ La tinh và các nền kinh tế

mới nổi và các tác động đối với chương trình cải cách. Các tác giả đánh giá tác
động của các cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với sự phát triển của thị trường
vốn trong nước Mỹ La tinh chứ chưa nghiên cứu tác động của sự phát triển thị
trường vốn đối với tăng trưởng, phát triển kinh tế- xã hội.
Tài liệu The European Union preliminary views on “Mobilizing domestic
financial resources for development” [Những quan điểm cơ bản của Liên minh châu
Âu trong “Huy động nguồn lực tài chính trong nước cho phát triển”] của Liên hiệp
quốc (2008) khẳng định vai trò quan trọng của nguồn lực trong nước; đề cập tới các
nhân tố ảnh hưởng tới huy động và phân bổ nguồn lực trong nước; các nhân tố quản
lý kinh tế, môi trường pháp lý và thể chế là động lực để thúc đẩy huy động các
nguồn lực trong nước.
Trong nghiên cứu “Enhancing the Role of Domestic Financial Resources in
Africa’s Development” [Tăng cường vai trò của nguồn tài chính trong nước trong
phát triển châu Phi] của Samuel Gayi, Janvier D. Nkurunziza và Martin Halle
(2009), các tác giả đề xuất các chính sách cho các nước châu Phi tăng cường huy
động các nguồn lực tài chính trong nước để hỗ trợ cho các mục tiêu phát triển của
10


mình. Trong đó chú trọng tới các giải pháp cho việc giải quyết các vấn đề nổi cộm
của khu vực tài chính phổ biến ở châu Phi và sự kém hiệu quả của các hệ thống thu
thuế; đề xuất các chính sách tăng cường lĩnh vực tài chính để cho phép thực hiện
tốt hơn vai trị của tài chính trung gian bằng cách khuyến khích huy động tiết kiệm
và cải thiện phân bổ nguồn lực. Các tác giả cũng làm nổi bật một số nguồn có khả
năng để phác thảo một số cơng cụ chính sách có thể giúp các nước ở châu Phi huy
động các nguồn lực này chứ không cung cấp một kế hoạch chi tiết đã sẵn sàng sử
dụng để tăng cường huy động nguồn lực tài chính trong nước tại các nước châu
Phi. Một thơng điệp chính mà các tác giả hướng tới là nhà nước nên có nhiều biện
pháp để kích thích huy động nguồn lực tài chính trong nước và đảm bảo rằng các
nguồn lực phân bổ có hiệu quả. Và trên hết, sự thành cơng của chính sách sẽ phụ

thuộc vào một tầm nhìn tổng thể cho phát triển, một mơi trường thuận lợi và cẩn
thận trong việc thực hiện chính sách.
Nghiên cứu “Efficiency-Adjusted Public Capital and Growth” [Hiệu quả
điều chỉnh nguồn vốn công và tăng trưởng] của Sanjeev Gupta, Alvar Kangur, Chris
Papageorgiou và Abdoul Wane (2011) đã xem xét các vấn đề về năng suất của
nguồn vốn công trên các mặt: (1) xây dựng một bộ dữ liệu mới của tổng số vốn cổ
phần cho 52 nước đang phát triển và phân tách nó thành nguồn vốn tư nhân và
nguồn vốn cơng. Tính năng của các bộ dữ liệu là các chứng khốn vốn cơng được
điều chỉnh cho hiệu quả của đầu tư công. (2) điều tra hiệu quả của sự điều chỉnh
nguồn vốn công đối với tăng trưởng. (3) xem xét các tác động của bốn giai đoạn cụ
thể của các q trình đầu tư cơng là thẩm định, lựa chọn, thực hiện và đánh giá trên
vốn tích lũy và tăng trưởng. Kết quả nghiên cứu đã có một ý nghĩa thống kê đóng
góp khơng nhỏ đối với hiệu quả điều chỉnh của nguồn vốn công vào tổng thu nhập.
Phần nguồn vốn cơng đóng góp vào tổng thu nhập của các nước có thu nhập trung
bình lớn hơn so với các nước có thu nhập thấp. Ngồi ra, trong khi thị phần vốn
cơng ở các nước có thu nhập thấp là nhỏ, sản phẩm biên của nguồn vốn công là
tương đối lớn vì hiệu quả điều chỉnh các cổ phiếu vốn thấp hơn. Bên cạnh đó, khi cụ
thể các giai đoạn của q trình đầu tư cơng được kết hợp trong phân tích, lựa chọn
dự án và thực hiện dự án lần lượt đóng góp quan trọng đối với nguồn vốn công và
11


tăng trưởng. Tuy nhiên các tác giả chưa đề cập tới các yếu tố về thể chế chính trị, cơ
chế chính sách cũng như chưa đánh giá tác động của q trình đầu tư cơng trên các
mặt văn hóa, xã hội.
Trong “Guidebook on Capital Investment Planning for Local Governments”
[Sách hướng dẫn về quy hoạch vốn đầu tư cho chính quyền địa phương] của Olga
Kaganova (2011), tác giả đã cung cấp một cái nhìn tổng quát về quá trình quy hoạch
vốn đầu tư (CIP) có liên quan đến các lĩnh vực hoạt động của chính quyền địa
phương (LG) như lập kế hoạch dài hạn, quản lý tài sản và lập kế hoạch tài chính và

lập ngân sách; cung cấp tổng quan về các khía cạnh tài chính nói chung (làm thế
nào LG tài trợ thông thường và tài trợ cho các khoản đầu tư vốn) và các công cụ
thực tế để cơng chúng tham gia vào q trình CIP. Trong cuốn sách này, tác giả
cũng thảo luận chi tiết về cách đánh giá năng lực tài chính của một LG và đánh giá
này làm cơ sở cho quy trình CIP của nó như thế nào, đồng thời phác thảo từng bước
về cách thiết lập và duy trì quy trình CIP. Chứng minh cho các nhận định của mình,
tác giả dẫn chứng hai nghiên cứu điển hình là Thành phố Nis ở Serbia và Thành phố
São Paulo ở Brazil. Tuy nhiên, tác giả cũng lưu ý q trình CIP cho chính quyền địa
phương chỉ đạt được hiệu quả khi sự phân cấp của Chính phủ đạt đến một mức độ
nhất định, LG cần phải có trách nhiệm và thẩm quyền để lập kế hoạch và thực hiện
các khoản đầu tư vốn cho một bộ các chức năng nhất định. Đồng thời, LG cần phải
có mức độ tự chủ tài chính để có thể huy động nguồn vốn đầu tư thông qua các
khoản thuế địa phương, phí và các nguồn địa phương khác; hoặc thông qua vay
hoặc liên quan đến khu vực tư nhân.
Nghiên cứu “Capital Inflows, Financial Development, and Domestic
Investment: Determinants and Inter-Relationships” [Luồng vốn, phát triển tài chính
và đầu tư trong nước: Yếu tố quyết định và mối liên hệ], của các tác giả Oana Luca
và Nikola Spatafora (2012) đã chỉ ra các yếu tố quyết định của các dòng vốn, đặc
biệt là phân biệt giữa yếu tố toàn cầu và các yếu tố trong nước để tìm ra vai trị quan
trọng đối với cả hai. Các nhà nghiên cứu đã phân tích tác động của sự gia tăng dịng
vốn đầu tư vào các nước đang phát triển đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế
trong thời gian 2001-2007 và chỉ ra mối quan hệ giữa phát triển tài chính và phát
12


triển kinh tế. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng dòng vốn, phát triển tài chính, và các mơ
hình hiệu quả của tổ chức tài chính đều có tương quan dương với hiệu quả sản xuất
và tăng trưởng trong dữ liệu chéo. Tuy nhiên, các tác giả khơng nhất trí trong việc
xác định mối quan hệ nhân quả, đặc biệt là giữa các luồng vốn và tăng trưởng.
Nhìn chung, các nghiên cứu nước ngoài đã trang bị nền tảng cơ sở lý luận và

thực tiễn cho việc phân tích, đánh giá vai trò và hiệu quả của huy động các nguồn
vốn trong nước. Các nghiên cứu cũng đề xuất nhiều giải pháp nhằm huy động và sử
dụng các nguồn vốn trong nước đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ
dừng lại ở mức độ phân tích, đánh giá từng nhân tố tác động tới việc huy động các
nguồn vốn trong nước hay mới chỉ nghiên cứu từng nguồn vốn trong nước riêng lẻ,
chưa có một nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về huy động các nguồn vốn trong
nước cho phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia hoặc ở các địa phương do vậy
việc nghiên cứu huy động các nguồn vốn trong nước cho phát triển kinh tế - xã hội
một cách hệ thống và tồn diện có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
1.2. Tổng quan tình hình các nghiên cứu trong nƣớc
1.2.1.

ác nghi n c u v huy động v s

ng nguồn vốn trong nước

Nghiên cứu “Chiến lược huy động và sử dụng vốn trong nước cho phát triển
nền công nghiệp Việt Nam” của tác giả Trần Xuân Kiên (1998) đã hệ thống hóa
những vấn đề lí luận về tích tụ và tập trung vốn trong nước với phát triển công
nghiệp, chỉ rõ tiềm năng về vốn trong nước cũng như thực trạng tích tụ và tập trung
vốn trong nước để phát triển cơng nghiệp. Từ đó tác giả đưa ra định hướng để đẩy
nhanh q trình tích tụ và tập trung vốn trong nước phải căn cứ vào định hướng
phát triển công nghiệp của Đảng và Nhà nước xét trong yêu cầu nội tại và mối quan
hệ với toàn bộ nền kinh tế, với hiệu quả của các doanh nghiệp, với mối quan hệ giữa
tích luỹ nội bộ và huy động vốn từ bên ngồi thơng qua việc đa dạng hố các kênh
tích tụ và tập trung vốn gắn liền với nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hồn thiện cơ
chế huy động vốn, cơ chế khuyến khích đầu tư và hoàn thiện tổ chức, quản lý Nhà
nước đối với ngành công nhiệp.
Tác giả Hà Thị Sáu (2002) trong nghiên cứu “Những giải pháp huy động vốn
trong dân để thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đề cập tới những vấn

13


đề lí luận về huy động vốn trong dân và thực trạng huy động vốn trong dân thông qua
các công cụ tài chính – tín dụng – ngân hàng giai đoạn 1991 - 2001, xem xét các vấn
đề tạo lập và huy động vốn trong tổng thể chiến lược huy động vốn của cả nước,
không tách rời với thu nhập và đời sống dân cư. Tác giả cũng đề xuất hệ thống 11 giải
pháp về chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, cải cách hệ thống thuế, bảo hiểm,
ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước để huy động vốn trong dân thực hiện cơng
nghiệp hố, hiện đại hố trên cơ sở kết hợp kinh nghiệm và xu hướng thế giới.
Nghiên cứu “Giải pháp huy động và sử dụng vốn đối với doanh nghiệp nhà
nước hoạt động kinh doanh ở Việt Nam” của Nguyễn Văn Tạo (2002) nghiên cứu
những vấn đề lý luận về vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế, về
vốn, huy động và sử dụng vốn trong doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam và một số
nước trong khu vực từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cũng như những giải pháp
nhằm nâng cao khả năng huy động và sử dụng vốn đối với doanh nghiệp nhà nước.
Tuy nhiên tác giả chỉ đề cập tới các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh
trong lĩnh vực sản xuất.
Nghiên cứu “Tăng trưởng và công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam: bài
tốn huy động và sử dụng vốn” của V Trí Thành (2007) và cộng sự tiếp cận tăng
trưởng trong mối quan hệ với cơng nghiệp hố là q trình “nội sinh hố” dưới tác
động của đầu tư thông qua các nhân tố hay “kênh” dẫn truyền đầu tư vì vậy các tác
giả sử dụng phương pháp đánh giá định lượng dựa trên các mơ hình kinh tế để đánh
giá tính khả thi cùng tính hiệu quả của kế hoạch huy động vốn và đầu tư cho phát
triển. Ngồi ra, tác giả cịn khảo sát theo mẫu điều tra nhận thức của công chúng về
quan niệm cơng nghiệp hố, hiện đại hố, vai trò của các thành phần kinh tế trong
đầu tư và thứ tự ưu tiên trong chính sách phát triển của Chính phủ, đây là những đối
chứng quan trọng cho các đánh giá về tổng quan q trình cơng nghiệp hố và huy
động, sử dụng vốn cho cơng nghiệp hố ở Việt Nam. Nghiên cứu cũng đưa ra các
luận chứng về nhu cầu huy động vốn và hiệu quả đầu tư gắn với mục tiêu tăng

trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai
đoạn 2006-2010.

14


Nghiên cứu “Giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển nhằm
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”
của Trần Tùng Lâm (2007) đã phân tích thực trạng về huy động và sử dụng vốn đầu
tư phát triển cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ 1996 – 2005,
đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm từ các nước trên thế giới, đề ra các giải pháp huy
động và sử dụng vốn đầu tư theo thành phần kinh tế.
Nghiên cứu “Huy động và sử dụng các nguồn lực chủ yếu nhằm đảm bảo
tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” của V Văn Đức (2009) đã nghiên cứu tổng thể
các nguồn lực kinh tế chủ yếu: tài nguyên thiên nhiên, vốn, lao động, và khoa học
cơng nghệ dưới góc độ tiếp cận phân tích các nguồn lực cho phát triển kinh tế. Tác
giả đánh giá một cách tổng hợp thực trạng thu hút, khai thác và sử dụng các nguồn
lực cho tăng trưởng kinh tế bằng phương pháp ước lượng đánh giá trực tiếp các
nhân tố sản xuất. Trong nghiên cứu này tác giả chỉ xem xét các nguồn lực phi vật
thể dưới góc độ các nhân tố tác động.
Các nghiên cứu này chủ yếu đi sâu về khái niệm, bản chất, vai trò, tác động
cũng như cơ chế, giải pháp huy động và sử dụng của nguồn vốn trong nước đối với
phát triển nền công nghiệp của Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ đề
cập các vấn đề huy động và sử dụng vốn trong nước cho phát triển nền cơng nghiệp
chứ chưa phân tích được tổng thể tác động của các nguồn vốn trong nước đối với
phát triển kinh tế của Việt Nam, đặc biệt chú trọng tới những giải pháp tài chính
chứ chưa nghiên cứu sâu tới những giải pháp về thể chế, chính sách của nhà nước
để huy động vốn.
ác nghi n c u v huy động v s


ng nguồn vốn trong nước

của các địa phương, vùng mi n c thể
Ở góc độ địa phương, có các nghiên cứu nổi bật sau:
Nghiên cứu “Giải pháp huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế
– xã hội tỉnh Thái Bình” của Đàm Văn Vượng (2003) đã luận giải những cơ sở lý
luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với nhu cầu vốn đầu tư.
Trên cơ sở đó khẳng định tầm quan trọng của việc huy động vốn đối với phát triển
kinh tế đất nước. Tác giả tập trung phân tích, đánh giá vào nội dung và biện pháp huy
15


động vốn gắn với tinh hình kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình, đồng thời rút ra những vấn
đề chung cho các địa phương khác có điều kiện tương tự.
Nghiên cứu “Huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế Đà Nẵng:
Thực trạng và giải pháp” của Nguyễn Đẩu (2005) đã hình thành khung lý thuyết về
vốn đầu tư cho phát triển kinh tế, đặc biệt đã đưa ra được hệ thống chỉ tiêu đo lường
định tính và định lượng hiệu quả quá trình huy động và sử dụng vốn đầu tư. Các
giải pháp cũng hướng tới việc huy động và quản lý có hiệu quả vốn đầu tư cho phát
triển kinh tế Đà Nẵng.
Nghiên cứu “Tăng cường huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế – xã hội
vùng Tây Nguyên” của tác giả Nguyễn Văn Hùng (2009) đã hệ thống hóa các vấn
đề lý luận về huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế – xã hội vùng. Đồng thời,
tác giả cũng phân tích q trình huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế – xã hội
vùng Tây Nguyên, chỉ rõ những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình này, các hạn chế
còn tồn tại và đề xuất các giải pháp khắc phục.
Nghiên cứu “Huy động và sử dụng vốn đầu tư để phát triển kinh tế khu vực
đồng bằng sông Cửu Long” của Nguyễn Thị Giang (2010) đã đánh giá một cách có
hệ thống những thành cơng, hạn chế trong thu hút vốn cho đồng bằng sông Cửu
Long và nguyên nhân của nó. Tác giả cũng căn cứ vào mối quan hệ giữa vốn đầu tư

và tăng trưởng kinh tế sử dụng phương pháp định lượng để dự báo nhu cầu vốn của
đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, trên cơ sở đó đề xuất cơ cấu nguồn vốn
nhằm khai thác nguồn vốn tiềm năng của vùng. Tác giả cũng đề xuất mơ hình huy
động vốn từ khu vực tư nhân để đầu tư phát triển kinh tế cho vùng, đề xuất nhóm
giải pháp hỗ trợ khác (nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hoá địa phương)
nhằm thúc đẩy đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh và bền vững.
Đây là các nghiên cứu đánh giá thực trạng huy động và sử dụng các nguồn
vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, phân tích những nỗ lực, thành tựu đạt
được cũng như phân tích những tồn tại, hạn chế và những nguyên nhân trong quá
trình huy động và sử dụng vốn của từng địa phương, vùng miền cụ thể.

16


ác nghi n c u v huy động v s

ng vốn đ u tư của tỉnh

Nghệ An
Nghiên cứu “Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh
Nghệ An” của Đặng Thành Cương (2012) đã hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề về
lý luận có tính khoa học đối với hoạt động thu hút vốn FDI vào địa phương, đánh
giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm thu hút FDI vào tỉnh Nghệ An, đặc
biệt nghiên cứu đã xây dựng và kiểm định mơ hình phản ánh hiệu quả kinh tế của sử
dụng vốn FDI tại tỉnh Nghệ An.
Nghiên cứu “Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư XDCB
từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An” của Phan Thanh Mão (2003) và
nghiên cứu “Hiệu quả đầu tư công trên địa bàn tỉnh Nghệ An” của Trần Thị Hoàng
Mai (2016) đã khái quát được những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư XDCB, đi sâu
phân tích thực trạng quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở phạm vi địa

phương, khẳng định các thành công, chỉ rõ các bất cập, tồn tại, vấn đề đặt ra và
nguyên nhân đồng thời đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn vốn này. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ đề cập tới việc huy động và sử dụng
một vài nguồn vốn riêng biệt cho phát triển kinh tế của tỉnh.
Đề án “Tập trung thu hút đầu tư có hiệu quả vào tỉnh Nghệ An đến năm 2020
và các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh” của UBND tỉnh Nghệ An (2014) đã phân tích, đánh giá tồn diện về tiềm
năng lợi thế trong thu hút đầu tư; những kết quả đạt được, chỉ rõ những tồn tại, hạn
chế của môi trường đầu tư, kinh doanh của Nghệ An và công tác vận động, thu hút
đầu tư trong thời gian qua; nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế để xây dựng mục
tiêu, định hướng, nhiệm vụ và giải pháp thích hợp nhằm tạo môi trường đầu tư minh
bạch, rõ ràng, hấp dẫn, tin cậy để tập trung vận động thu hút, nâng cao chất lượng
dòng vốn đầu tư, tăng cường hiệu quả các đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Phân tích, đánh giá kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để
tập trung thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện các chỉ số thành phần, nâng cao
Chỉ số PCI. Tuy nhiên, đề án chưa đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực thu
hút đầu tư của tỉnh Nghệ An.
17


1.3. Những kết quả nghiên cứu đạt được và vấn đề đặt ra cần tiếp tục
nghiên cứu
1.3.1. Những kết quả kế thừa từ các nghiên c u trước
Các nghiên cứu nước ngoài đã trang bị nền tảng cơ sở lý luận và thực tiễn
cho việc phân tích, đánh giá vai trò và hiệu quả của huy động các nguồn vốn trong
nước. Các nghiên cứu cũng đề xuất nhiều giải pháp nhằm huy động và sử dụng các
nguồn vốn trong nước đạt hiệu quả cao. Trong đó, có các giải pháp đáng chú ý tập
trung vào cải cách hệ thống thuế của nhà nước, cải cách hệ thống cơ sở hạ tầng và
sự phát triển của thị trường vốn và các giải pháp huy động nguồn lực tài chính từ
khu vực tư nhân nhằm nâng cao hiệu quả huy động các nguồn vốn trong nước cho
phát triển kinh tế.

Ở trong nước, nhiều nghiên cứu đã đề cập tới việc huy động và sử dụng các
nguồn vốn trong nước cho phát triển nền cơng nghiệp Việt Nam nói chung và phát
triển kinh tế - xã hội ở các địa phương nói riêng. Các cơng trình nghiên cứu trong
nước với mức độ khác nhau liên quan đến huy động các nguồn vốn trong nước, đều
kết luận rằng huy động các nguồn vốn trong nước cho phát triển kinh tế - xã hội ở
Việt Nam là yêu cầu cấp thiết cho sự tự chủ của nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu phát
triển và hội nhập của nền kinh tế mà không phụ thuộc vào bên ngoài. Khả năng huy
động các nguồn vốn trong nước ở các địa phương và trung ương còn thấp do nhiều
nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan. Các nguyên nhân chính được chỉ ra là cơ
chế, chính sách về huy động các nguồn vốn trong nước còn chưa đồng bộ, chưa phù
hợp, quá trình thực hiện kém hiệu quả, chưa xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ để thu
hút đầu tư,... Các nghiên cứu nói trên thường đề cập đến những khía cạnh, góc độ,
phạm vi khơng gian và thời gian khác nhau, trên những vùng lãnh thổ khác nhau…
cả về lý thuyết, thực tiễn, dự báo và định hướng liên quan đến huy động các nguồn
vốn trong nước cho phát triển kinh tế - xã hội.
1.3.2. Những vấn đ c n tiếp t c nghiên c u
Kết quả của các cơng trình nghiên cứu đã nêu trên cịn có những “khoảng
trống” đặt ra cần được tiếp tục đi sâu nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn, đó là:

18


- Huy động các nguồn vốn trong nước cho phát triển kinh tế đang là đề tài
nóng được sự quan tâm rất lớn của các chính quyền địa phương và trung ương. Rất
nhiều các cơng trình nghiên cứu đã phân tích thực trạng huy động các nguồn vốn
trong nước nhưng thực tế là tuỳ vào điều kiện tự nhiên và xã hội cũng như công tác
quản lý nhà nước của từng địa phương, vùng miền khác nhau mà nhu cầu, khả năng
huy động các nguồn vốn trong nước là khác nhau. Khơng thể áp dụng một mơ hình
huy động các nguồn vốn cụ thể cho tất cả các vùng miền, địa phương hay quốc gia.
- Các cơng trình nghiên cứu thường quan tâm đến các giải pháp tài chính huy

động các nguồn lực tài chính trong nước chứ chưa nghiên cứu sâu tới những yếu tố
ảnh hưởng tới nhu cầu và khả năng huy động cũng như những giải pháp về thể chế,
chính sách để huy động từng nguồn vốn trong nước.
- Hiện vẫn chưa có bài viết nào đề cập đến huy động các nguồn vốn trong
nước cho phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An - một địa phương có nhiều đặc
điểm riêng biệt so với các địa phương khác trên cả nước: diện tích lớn với địa hình
phức tạp, thời tiết khắc nghiệt, thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi
khí hậu, thiên tai, lũ lụt; nền kinh tế có điểm xuất phát thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.
Như vậy, đề tài nghiên cứu của luận án: “Huy động các nguồn vốn trong
nước cho phát triển kinh tế tỉnh Nghệ An” không trùng lặp với các cơng trình khoa
học đã cơng bố và là vấn đề cấp thiết. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần
cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm tăng cường hiệu quả huy động các
nguồn vốn trong nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2016-2020, tầm
nhìn 2030.
1.3.3. Khung phân tích

19


×