Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Bai thu hoach mon quyen con nguoi quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.66 KB, 13 trang )

1
Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013

MỞ ĐẦU
Mỗi một con người khi sinh ra đều có quyền tự nhiên, đó là
quyền con người. Quyền con người đã được quy định trong rất
nhiều văn kiện pháp lý quốc tế, trở thành một hệ thống tiêu chuẩn
pháp lý toàn cầu được các quốc gia tôn trọng và thực hiện. Trong
bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ
cộng Hịa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Tất cả mọi
người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những
quyền khơng ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có
quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Đất nước ta đã trải qua lịch sử đấu tranh, xây dựng và phát
triển đất nước cùng với các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980,
1992 và 2013. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, các bản Hiến pháp
pháp trên đã ghi dấu lại sự tôn trọng và bảo vệ quyền con người.
Trên cơ sở nhận thức pháp lý ngày càng sâu sắc và thực hiện công
ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam ký kết hoặc tham
gia, Hiến pháp 2013 một lần nữa lại khẳng định việc thừa nhận,
tôn trọng và bảo vệ quyền con người một cách mạnh mẽ, rõ ràng
và hiện đại nhất.
Mục tiêu quan trọng nhất của Hiến pháp 2013 là tiếp tục
phát huy dân chủ, bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền con người,
quyền công dân. Với những quy định chặt chẽ, tiến bộ đã đánh
dấu bước phát triển mạnh mẽ trong tư duy lý luận của Đảng và


2
Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013


Nhà nước ta trong một loạt vấn đề của Đảng về sự nghiệp đổi mới
đất nước trong đó có vấn đề quyền con người, quyền công dân.


3
Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013

NỘI DUNG
1. Hiến pháp 2013 đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ
trong tư duy lý luận của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề
quyền con người, quyền công dân
Mục tiêu quan trọng nhất của Hiến pháp 2013 là tiếp tục
phát huy dân chủ, bảo đảm quyền công dân, bảo đảm thực hiện tốt
hơn quyền con người, quyền công dân, đánh dấu bước phát triển
mạnh mẽ trong tư duy lý luận của Đảng và Nhà nước ta trong một
loạt vấn đề của Đảng và sự nghiệp đổi mới đất nước trong đó có
vấn đề quyền con người, quyền cơng dân.
Chỉ thị số 12/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng năm
1992 về vấn đề quyền con người và quan điểm, chủ trương của
Đảng ta xác định quyền con người là mục tiêu, động lực của sự
phát triển, là bản chất của chế độ ta, Chỉ thị xác định: “Đối với
chúng ta, vấn đề quyền con người được đặt ra xuất phát từ mục
tiêu của Chủ nghĩa xã hội, từ bản chất của chế độ ta và bao quát
rộng rãi nhiều lĩnh vực, từ chính trị, tư tưởng, văn hóa đến kinh
tế, xã hội, an ninh quốc phòng...”.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011) cũng chỉ rõ: “quan
tâm hơn nữa việc chăm lo hạnh phúc và sự phát triển tự do, toàn
diện của con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con
người, tơn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam

ký kết”.


4
Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013

Khẳng định mạnh mẽ bản chất nhà nước ta là nhà nước thực
hiện chủ quyền nhân dân, thực hành dân chủ, bảo đảm quyền con
người, quyền công dân và bảo đảm quyền lực của nhân dân, Điều
2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ. Tất cả quyền Nhà
nước thuộc về nhân dân….”.
2. Khái niệm quyền con người, quyền cơng dân đã có sự
phân biệt rõ trong Hiến pháp 2013
Hiến pháp năm 2013 không cịn đồng nhất quyền con người
với quyền cơng dân như ở Điều 50 của Hiến pháp năm 1992, mà
đã phân biệt và sử dụng hai thuật ngữ “mọi người” và “công dân”
cho việc chế định các quyền con người và quyền công dân
(Chương II). Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến, “quyền con
người” đã trở thành tên gọi của Chương, thay vì chỉ gọi là “quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân” như Hiến pháp năm 1992 và
các bản Hiến pháp trước đó. Sự bổ sung cụm từ “quyền con
người” là điểm nhấn quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh
xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Đây không chỉ
đơn thuần là sự bổ sung một cụm từ mang tính chất kỹ thuật lập
hiến, mà còn phản ánh tư duy phát triển, phù hợp với xu hướng
của dân tộc, thời đại và nhân loại. Bên cạnh đó, cũng xóa bỏ ranh
giới cịn chưa rõ ràng giữa khái niệm về quyền con người và



5
Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013

quyền công dân (quyền con người là quyền tự nhiên, bất cứ ai
cũng có quyền đó; quyền cơng dân là quyền của những người có
quốc tịch Việt Nam), ghi nhận việc mở rộng các chủ thể của
quyền, khẳng định chủ thể rộng nhất của quyền con người là mọi
cá nhân, mọi người đều được hưởng. Việc thay đổi tên Chương từ
“Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” thành “Quyền con
người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” trong Hiến pháp
năm 2013 còn thể hiện sự nỗ lực và cam kết mạnh mẽ của Đảng
và Nhà nước ta trong việc thực hiện các Công ước quốc tế về
quyền con người mà Việt Nam là thành viên.
3. Hiến pháp 2013 quy định rõ việc hạn chế quyền con
người, quyền cơng dân
Với quy định “Ở nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự,
kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo
đảm theo Hiến pháp và pháp luật” (khoản 1 Điều 14), Hiến pháp
năm 2013 đã thể hiện sự phát triển quan trọng về nhận thức lý
luận và tư duy lập hiến trong việc ghi nhận quyền con người,
quyền công dân so với Hiến pháp năm 1992 (chỉ ghi nhận quyền
con người về chính trị, dân sự và kinh tế, văn hóa, xã hội được thể
hiện ở các quyền công dân). Điểm nhấn của nội dung này là việc
bổ sung nguyên tắc “Quyền con người, quyền cơng dân chỉ có thể
bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý
do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức



6
Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013

xã hội, sức khỏe của cộng đồng” (khoản 2 Điều 14). Đây chính là
điều kiện để bảo đảm tính hiện thực của quyền con người, quyền
công dân, bảo đảm sự cân bằng, minh bạch và lành mạnh giữa các
lợi ích trong mối quan hệ giữa Nhà nước với con người, công dân,
cá nhân và phù hợp với các công ước quốc tế về quyền con người
mà Việt Nam là thành viên; hạn chế tối đa bất cứ sự lạm dụng hay
tùy tiện nào tước đi hay hạn chế các quyền và tự do vốn có của
mọi người bởi các cơ quan nhà nước.
4. Hiến pháp 2013 đặt trọng tâm trách nhiệm của Nhà
nước trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân
Hiến pháp năm 2013 tái khẳng định quyền tham gia quản lý
nhà nước của công dân và bổ sung: “Nhà nước tạo điều kiện để
công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh
bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công
dân” (Điều 28). Việc bổ sung này đã ràng buộc nghĩa vụ của các
cơ quan nhà nước trong bảo đảm quyền tham gia quản lý nhà
nước và xã hội của người dân; qua đó, bảo đảm để quyền này của
người dân được thực hiện trong thực tế.
5. Hiến pháp 2013 bổ sung nhiều quyền mới
So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 đã bổ
sung 5 quyền hoàn toàn mới và sửa đổi, bổ sung trên 30 quyền
còn lại.
Các quyền hoàn toàn mới: Điều 19 (quyền sống), Điều 40
(quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học,



7
Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013

nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó), Điều 41
(quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào
đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa), Điều 42 (quyền
xác định dân tộc của mình, sử dụng ngơn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn
ngôn ngữ giao tiếp), Điều 43 (quyền được sống trong mơi
trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường), Hiến pháp
năm 2013 đã khẳng định sự phát triển mạnh mẽ trong chế định
quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Các
quyền này đều nằm trong hai nhóm quyền cơ bản được ghi nhận
trong các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là
thành viên và là các quyền vô cùng thiết yếu đối với sự tồn tại
và phát triển của mỗi người với tư cách là thành viên của cộng
đồng nhân loại và với tư cách là cá nhân.
Trong 5 quyền mới được hiến định lần này, có thể nói việc
hiến định quyền sống được coi là bước tiến rõ rệt đối với những
cam kết của Việt Nam trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền sống
của tất cả mọi người, trong đó có cả các nhóm người dễ bị tổn
thương như phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật…
Bên cạnh quyền sống, con người còn cần đến nhu cầu và
điều kiện để phát triển. Quyền được phát triển gắn liền với việc
tiếp cận, nghiên cứu, thụ hưởng các giá trị vật chất, tinh thần và
những thành quả của khoa học - công nghệ, văn học, nghệ thuật,
các giá trị văn hóa. Chính vì thế, việc hiến định các quyền về
nghiên cứu khoa học - công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật,


8

Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013

về văn hóa là hết sức cần thiết, giúp ích cho việc nâng cao chất
lượng cuộc sống và mục tiêu hướng tới của quá trình phát triển
của mọi người.
6. Hiến pháp kế thừa các nghĩa vụ cơ bản của công dân
và sửa đổi bổ sung một số quy định về nghĩa vụ cho phù hợp
với các quy định về chủ thể của quyền con người, quyền công
dân
Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn các
nguyên tắc về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân theo hướng: quyền công dân không tách rời nghĩa vụ
cơng dân; mọi người có nghĩa vụ tơn trọng quyền của người khác;
cơng dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và
xã hội; việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không
được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp
pháp của người khác; mọi người đều bình đẳng trước pháp luật;
không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh
tế, văn hóa, xã hội (Điều 15 và Điều 16). Nguyên tắc hiến định
này vừa khẳng định sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền và nghĩa
vụ, vừa đặc biệt nhấn mạnh đến việc thực hiện quyền của người
này không thể là sự chối bỏ, phủ nhận hay xâm phạm đến quyền
của người khác; nói khác đi, việc tôn trọng các quyền tự do của
mỗi người phải đặt trong mối quan hệ với việc tôn trọng quyền và
tự do của người khác.


9
Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013


7. Hiến pháp năm 2013 sửa đổi, bổ sung nhiều quy định
về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Cùng với việc hiến định các quyền mới, Hiến pháp năm
2013 còn sửa đổi, bổ sung hơn 30 điều cụ thể trong Chương
quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Những
sửa đổi, bổ sung này là một bước tiến mới trong việc hiến định
các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; là
sự phản ánh thành tựu của gần 30 năm đổi mới và hội nhập quốc
tế của đất nước, thể hiện trách nhiệm ngày càng cao của Nhà nước
trong việc bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân với những thiết chế, cơ chế hiệu lực, hiệu
quả, trong đó đáng chú ý là cơ chế thực hiện quyền dân chủ trực
tiếp như quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác (Điều
20), quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân
và bí mật gia đình; quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình (Điều
21), quyền có nơi ở hợp pháp (Điều 22), quyền tiếp cận thông tin
(Điều 25), quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Điều 34), quyền
kết hôn, ly hôn (Điều 36) v.v…
Khẳng định thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm là một
quyền bất khả xâm phạm của mọi người, Hiến pháp năm 2013 lần
đầu tiên khẳng định mọi người không bị tra tấn, bạo lực, truy bức,
nhục hình hay bất cứ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân
thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm (khoản 1 Điều 20).
Quy định này thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong


10
Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013

việc bảo đảm cho mọi người được hưởng quyền bất khả xâm

phạm về thân thể, đồng thời cũng thể hiện cam kết trong việc thực
hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình
thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục
con người mà Quốc hội khóa XIII đã phê chuẩn tại kỳ họp thứ 8.
8. Hiến pháp quy định cơ chế bảo vệ hiến pháp
Hiến pháp năm 2013 đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò, trách
nhiệm của Nhà nước trong việc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm việc
thực hiện các quyền con người, quyền công dân, nhất là các quyền về
kinh tế, văn hóa, xã hội, như: “Nhà nước tơn trọng và bảo hộ quyền
tự do tín ngưỡng, tơn giáo” (khoản 2 Điều 24), “Nhà nước, xã hội và
gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trị
của mình trong xã hội” (khoản 2 Điều 26), “Nhà nước tạo điều kiện
để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh
bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân
(khoản 2 Điều 28); “Nhà nước bảo hộ hơn nhân và gia đình, bảo hộ
quyền lợi của người mẹ và trẻ em” (khoản 2 Điều 36); “Trẻ em được
Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”, “Thanh
niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao
động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền
thống dân tộc, ý thức công dân…”, “Người cao tuổi được Nhà nước,
gia đình và xã hội tơn trọng, chăm sóc và phát huy vai trị trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Điều 37)…


11
Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013

Cùng với việc nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của Nhà nước
trong việc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm việc thực hiện các quyền
con người, Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung các thiết chế độc lập

nhằm tăng cường cơ chế thực hiện quyền con người, quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân, như hiến định Hội đồng Bầu cử
quốc gia (Điều 117) và bổ sung quy định “Cơ chế bảo vệ Hiến
pháp do luật định” (đoạn 2, khoản 2 Điều 119).
KẾT LUẬN
Đảng, Nhà nước ta luôn xác định con người vừa là mục tiêu,
vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước; thúc đẩy và bảo
vệ quyền con người là nhân tố quan trọng trong phát triển bền
vững, đảm bảo thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trong những quy định về
của các bản Hiến pháp trước đây về quyền con người, quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân, đặc biệt Hiến pháp năm 2013 đã có
những đổi mới căn bản, quan trọng về quyền con người, quyền
công dân. Những quy định đã thể chế hóa thành luật, qua đó bảo
đảm quyền con người, quyền công dân.
Cùng với việc ghi nhận quyền con người, quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân trong Hiến pháp, Đảng và Nhà nước ta đã thực
thi nhiều chính sách bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân và tham gia hầu hết các điều ước quốc tế về


12
Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013

quyền con người như: Công ước quốc tế về loại trừ các hình thức
phân biệt chủng tộc năm 1965, Cơng ước quốc tế về các quyền kinh
tế, xã hội và văn hóa năm 1966, Cơng ước quốc tế về các quyền dân
sự, chính trị năm 1966, Cơng ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức
phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979, Công ước về quyền trẻ em
năm 1989, Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2006…

Những hoạt động trên càng khẳng định việc đề cao quyền con
người, quyền cơng dân của Việt Nam, đóng góp vào cuộc đấu
tranh chung vì mục tiêu hịa bình và tiến bộ xã hội của toàn nhân
loại./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp các năm: 1946, 1959, 1980, 1992 và Hiến pháp
2013;
2. PGS, TS. Nguyễn Thanh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện
Nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh “Một số điểm mới về quyền con người, quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam”;
3. Lê Tranh Hùng “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ
bản của công dân trong Hiến năm 2013”;
4. Nguyễn Thị Ngọc Hân, “Ghi nhận mới về quyền con
người trong Hiến pháp năm 2013”;


13
Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013

5. Bình Sơn, “Quyền con người được chú trọng trong hoạt
động Lập pháp”;
6. PGS, TS. Nguyễn Thanh Tuấn, "Quyền con người, quyền
cơng dân trong Hiến pháp 2013".
7. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ CHí Minh, Giáo trình
Cao cấp Lý luận chính trị, H2014.
7. Một số bài viết từ nguồn intenet.




×