Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Câu hỏi ôn tập môn Mỹ học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.61 KB, 20 trang )

Câu hỏi ôn tập môn Mỹ học đại cương
Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của Mỹ học? Ý nghĩa của việc tìm hiểu và nghiên
cứu Mỹ học.
Câu 2: Điều kiện hình thành Quan hệ thẩm mỹ?
Câu 3: Những tính chất cơ bản của Quan hệ thẩm mỹ? Trình bày một trong những
tính chất cơ bản đó.
Câu 4: Bản chất của cái Đẹp? Cái Đẹp được phản ánh trong nghệ thuật như thế
nào?
Câu 5: Bản chất của cái cao cả? Cái cao cả được phản ánh trong nghệ thuật như
thế nào?
Câu 6: Bản chất của cái bi? Cái bi được phản ánh trong nghệ thuật như thế nào?
Câu 7: Bản chất của cái hài? Cái hài được phản ánh trong nghệ thuật như thế nào?
Câu 8: Cảm xúc thẩm mỹ? Vai trị của nó trong cuộc sống và trong sáng tạo nghệ
thuật.
Câu 9: Thị hiếu thẩm mỹ là gì? Điều kiện để có thị hiếu nghệ thuật tốt?
Câu 10: Lý tưởng thẩm mỹ là gì? Vai trị của lý tưởng thẩm mỹ trong sáng tạo
nghệ thuật.
Câu 11: Vì sao nói
hình thái ý thức xã hội?
Câu 13: Sự đặc biệt của nghệ cái Đẹp giữ vị trí trung tâm trong hệ thống các phạm
trù Mỹ học.
Câu 12: Chứng minh Nghệ thuật là một thuật so với các hình thái Ý thức xã hội
khác?
Câu 14: Chức năng của nghệ thuật? Trình bày một trong những chức năng cơ bản
đó.
Câu 15: Quan hệ giữa nghệ thuật và chính trị.
Câu 16: Quan hệ giữa nghệ thuật và đạo đức.
Câu 17: Quan hệ giữa nghệ thuật và khoa học.
Câu 18: Căn cứ khách quan dẫn đến sự phân chia nghệ thuật trở thành những loại
hình, loại thể khác nhau.
Câu 19: Đặc trưng của hội họa và điêu khắc.


Câu 20: Đặc trưng của ngôn ngữ văn chương? Ưu thế của văn chương so với các
loại hình nghệ thuật khác.
Câu 21: Chứng minh nghệ thuật sân khấu điện ảnh là những loại hình nghệ thuật
tổng hợp?

1


Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của Mỹ học? Ý nghĩa của việc tìm hiểu và nghiên
cứu Mỹ học?
Trả lời:
Với tư cách là một bộ môn khoa học độc lập, Mỹ học có đối tượng nghiên cứu
riêng của nó. Đối tượng nghiên cứu của Mỹ học là đời sống thẩm mỹ. Đời sống
thẩm mỹ là một mặt, một mảng của đời sống xã hội, là đời sống xã hội mà trong
đó con người xuất hiện các nhu cầu thẩm mỹ và tham gia vào các hoạt động thẩm
mỹ nhằm thỏa mãn cho nhu cầu ấy.
Đối tượng nghiên cứu của Mỹ học là đời sống thẩm mỹ mà cụ thể là:
- Các hiện tượng thẩm mỹ khách quan tồn tại trong đời sống: cái Đẹp, cái Bi, cái
Hùng, cái cao cả.
- Chủ thể thẩm mỹ: những vấn đề thuộc về ý thức của chủ thể: cảm xúc thẩm mỹ,
lý tưởng thẩm mỹ, tình cảm thẩm mỹ.
- Nghệ thuật
Để thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của mình, trong thực tiễn cuộc sống, con người
đã tiến hành những hoạt động thẩm mỹ cần thiết mà một trong những hoạt động cơ
bản và quan trọng nhất là hoạt động Nghệ thuật. Kết quả của hoạt động nghệ thuật
dẫn tới sự ra đời của các tác phẩm nghệ thuật. Xét về mặt bản chất, nghệ thuật là
sự kết tinh, sự lắng đọng, sự thăng hoa của các giá trị thẩm mỹ trong hiện thực;
hay nói một cách khái quát Nghệ thuật chính là sự hiện thân của cái Đẹp. Bằng
sáng tạo Nghệ thuật của mình, các thế hệ nghệ sỹ đã cung cấp cho đời những cái
hay, cái đẹp của thế giới các hình tượng mà nghệ sỹ đã sáng tạo ra trong suốt chiều

dài lịch sử. Thực tế cũng xác nhận rằng Nghệ thuật đã chiếm lĩnh vị trí quan trọng
nhất của đời sống tinh thần nói chung cũng như đời sống thẩm mỹ nói riêng, là
phương tiện có khả năng làm thỏa mãn mọi nhu cầu thẩm mỹ của con người xã
hội. Với ý nghĩa đó, Nghệ thuật cũng được coi là một đối tượng mà Mỹ học
nghiên cứu.
Câu 2: Điều kiện hình thành Quan hệ thẩm mỹ?
Trả lời:
Quan hệ thẩm mỹ là một trong những quan hệ xã hội cơ bản của con người đối
với hiện thực đời sống, hay còn gọi là quan hệ của con người đối với hiện thực xét
trên phương diện thẩm mỹ.
Nói tới QHTM là nói tới mối quan hệ giữa chủ thê thẩm mỹ và khách thể thẩm
mỹ
- Chủ thể thẩm mỹ: là con người xã hội đang tham gia trực tiếp vào các hoạt động
thẩm mỹ, hoạt động nghệ thuật. Muốn làm được điều này, ngoài sự phát triển của
2


ý thức, con người cần có sự phát triển của các giác quan thẩm mỹ mà đặc biệt là
tai và mắt.
- Khách thể thẩm mỹ: là những sự vật, hiện tượng khách quan khi tác động vào
chủ thể thẩm mỹ chúng có khả năng làm dấy lên trong chủ thể những rung cảm,
xúc cảm thẩm mỹ nhất định. Khách thể thẩm mỹ cũng có thể là con người khi họ
được người khác nhận thức và đánh giá về mặt thẩm mỹ. Khi chúng ta thưởng
thức nghệ thuật thì quan hệ giữa chúng ta và các tác phẩm nghệ thuật cũng là
QHTM.
Khi con người xã hội là chủ thể thẩm mỹ thì con người phải tham gia hoặc hoạt
động thẩm mỹ hoặc nghệ thuật.
Điều kiện cần và đủ để con người xã hội trở thành chủ thể thẩm mỹ: phải có ý
thức + giác quan thẩm mỹ; ý thức phát triển cao bao nhiêu khả năng làm chủ thẩm
mỹ càng tốt.

Để có QHTM phải có chủ thể thẩm mỹ và khách thể thẩm mỹ, 2 thành tố này
phải được tiếp xúc trực tiếp với nhau.

Chủ thể thẩm mỹ phải có ý thức, có sự phát triển của các giác quan thẩm
mỹ.

Khách thể thẩm mỹ khi tác động phải có khả năng làm dấy lên trong chỉ thể
những rung cảm, cảm xúc thẩm mỹ nhất định.
Câu 3: Những tính chất cơ bản của Quan hệ thẩm mỹ? Trình bày một trong những
tính chất cơ bản đó.
Trả lời:
Những tính chất cơ bản của QHTM:
* Tính chất xã hội: Tính dân tộc
Tính giai cấp
Tính thời đại (tức tính cụ thể - lịch sử)
Tính nhân loại
* Tính chất đánh giá
* Tính chất cụ thể cảm tính
* Tính chất tình cảm
QHTM thuộc loại quan hệ tình cảm. Khi xuất hiện QHTM, thông qua đánh giá
thẩm mỹ, chủ thể thẩm mỹ cũng bộc lộ ngay lập tức thái độ tình cảm của mình
trước đối tượng. Trước cái đẹp bao giờ người ta cũng biểu thị sự say mê, thích thú,
chân trọng, tự hào. Ngược lại trước cái xấu người ta lại biểu lộ sự căm giận, khinh
ghét, tức tối. Tình cảm thẩm mỹ là một trong những hạt nhân cơ bản để tạo dựng
lên tình cảm xã hội rộng lớn của con người.

3


Câu 4: Bản chất của cái Đẹp? Cái Đẹp được phản ánh trong nghệ thuật như thế

nào?
Trả lời:
* Quan điểm của Mỹ học Mac – xít về bản chất của cái Đẹp:
Mỹ học Mac – xít quan niệm rằng: một sự vật hay hiện tượng nào đó muốn trở
thành cái Đẹp phải thỏa mãn những điều kiện cần và đủ sau đây:
- Nó phải tồn tại khách quan, cụ thể, cảm tính mà con người có thể trực tiếp cảm
nhận bằng các giác quan thẩm mỹ.
- Nó phải mang giá trị thẩm mỹ tích cực nghĩa là phải gắn với lợi ích của con
người, cuộc sống; phải phù hợp với sự phát triển tiến bộ của xã hội.
- Nó phải mang tính chất hồn thiện (hồn thiện về nội dung, hồn thiện về hình
thức, hồn thiện trong mối tương hợp giữa nội dung và hình thức).
- Nó phải có khả năng đem lại cho con người một sự say mê thích thú, một khối
cảm thẩm mỹ trong sáng, lành mạnh.
Định nghĩa: Cái Đẹp là phạm trù Mỹ học dùng để chỉ những sự vật, hiện tượng
cụ thể cảm tính, mang tính hồn thiện, gắn với lợi ích của con người và cuộc sống,
phù hợp với sự phát triển tiến bộ xã hội và có khả năng đem lại cho con người một
sự say mê thích thú, một khối cảm thẩm mỹ, lành mạnh.
* Cái Đẹp trong Nghệ thuật
Cái Đẹp trong Nghệ thuật là sự kết tinh của cái đẹp trong hiện thực. Cả khi phản
ánh cái xấu lẫn cái đẹp trong hiện thực, người nghệ sỹ vẫn phản ánh được cái Đẹp
trong Nghệ thuật.
Cái Đẹp trong Nghệ thuật được tạo nên bởi cái hay cái đẹp của các tác phẩm
nghệ thuật cụ thể. Một tác phẩm nghệ thuật cụ thể hay và đẹp cũng cần được đánh
giá thẩm mỹ trên cả hai mặt nội dung lẫn hình thức thơng qua những hình tượng
nghệ thuật mà người nghệ sỹ xây dựng trong tác phẩm:
- Cái đẹp của nội dung tác phẩm: đó là tác phẩm phản ánh chân thực và sâu sắc
hiện thực đời sống, mang nội dung tư tưởng tiến bộ, giúp con người tham gia tích
cực vào việc nhận thức và cải tạo hiện thực góp phần thúc đẩy lịch sử xã hội phát
triển.
- Cái đẹp của hình thức tác phẩm: đó là một tác phẩm có một kết cấu hợp lý và

chặt chẽ giúp nghệ sĩ thể hiện đầy đủ và sâu sắc nội dung tác phẩm đồng thời
mang những khoái cảm cho người thưởng thức.
Câu 5: Bản chất của cái cao cả? Cái cao cả được phản ánh trong nghệ thuật như
thế nào?
Trả lời:
* Bản chất của cái Cao Cả:
4


Cái cao cả (Sublime) còn được gọi là cái cao thượng, cái tuyệt vời. Có 3 lĩnh vực
cơ bản biểu hiện của cái cao cả:
- Cái cao cả còn được dùng để chỉ những cơng trình lao động vĩ đại – nơi kết tinh
tài năng và sức mạnh vô tận của của con người.
- Cái cao cả cũng được dùng để chỉ những hành động dũng cảm của con người mà
ở đó chứa một giá trị nhân văn sâu sắc.
* Cái cao cả được phản ánh trong Nghệ thuật:
Câu 6: Bản chất của cái bi? Cái bi được phản ánh trong nghệ thuật như thế nào?
Trả lời:
* Bản chất của cái bi:
Cái bi thường gắn liền với sự thất bại, nỗi đau đớn, niềm bất hạnh của một con
người hay của một hiện tượng xã hội nào đó mà xét về mặt bản chất nó vốn thuộc
về cái đẹp, cái cao cả hoặc cái anh hùng. Nói một cách khái quát, cái bi là cái đẹp
bị thất bại tạm thời, là cái đẹp nửa đường đứt gánh. Mặc dầu bị thất bại nhưng cái
bi không gợi lên cảm giác về sự bi quan, bi lụy mà ngược lại nó vẫn mang âm
hưởng lạc quan bởi lẽ sự thất bại của cái bi chỉ là sự thất bại có tính chất ngẫu
nhiên tạm thời, sự thất bại để gieo mầm chiến thắng. Trước cái bi người ta thường
bộc lộ sự đồng cảm và tiếc thương sâu sắc.
Có 3 nguyên nhân cơ bản làm nảy sinh cái Bi:
- Cái bi nảy sinh do những hiện tượng tự nhiên quái ác, bất ngờ gây ra và để lại
những hậu quả nghiêm trọng cho người lương thiện: động đất, bão lụt, nước

dâng…
- Cái bi nảy sinh từ các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội khi những lực lượng
tiến bộ cách mạng đứng lên nhằm lật đổ các thế lực phản động lạc hậu nhưng vì
lực bất tịng tâm khơng những khơng chiến thắng mà cịn phải nhận địn thất bại
(VD: cơng xã Pari, phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh…)
- Cái bi là hậu quả của sự ngu dốt của con người. Vì ngu dốt mà con người đã có
những việc làm trái với tự nhiên, trái với quy luật nên bị thất bại thảm hại. Cũng vì
ngu dốt mà con người đã tự đặt ra những hủ tục lạc hậu để trói buộc mình và gây
nên những hậu quả thương tâm (VD:
* Cái bi được phản ánh trong Nghệ thuật:
Bi kịch là một trong ba thể loại nghệ thuật sân khấu (chính kịch, bi kịch, hài
kịch). Bi kịch là một tác phẩm kịch phản ánh về đề tài cái bi ngoài đời. Ngồi sân
khấu ra, cái bi cịn được phản ánh trong một số loại hình loại thể nghệ thuật khác
nhất là trong Nghệ thuật văn chương. Hầu hết các tác phẩm văn chương cổ điển ở
nước ta đều phản ánh đề tài cái bi.
Câu 7: Bản chất của cái hài? Cái hài được phản ánh trong nghệ thuật như thế nào?
5


Trả lời:
* Bản chất của cái hài:
Cái hài là cái xấu nhưng không cam phận xấu. Để che đậy bản chất xấu xa, đồi
bại của nó cái hài đã tự khốc lên mình một bộ áo giả tạo bên ngồi là hiện thân
của cái đẹp để đánh lừa dư luận xã hội, để kéo dài sự tồn tại vốn đã lỗi thời của nó.
Tuy nhiên, dù cố tình che đậy hay bưng bít thế nào chăng nữa thì cuối cùng bản
chất đích thực của nó vẫn bị lộ trần. Cái hài bộc lộ hàng loạt các mâu thuẫn gay
gắt giữa nội dung và hình thức, giữa bên ngồi và bên trong, giữa bản chất và hiện
tượng, giữa khả năng và hiện thực… Người ta dùng tiếng cười để cảm nhận, đánh
giá và phê phán cái hài. Đây không phải là tiếng cười sinh lý giản đơn, tiếng cười
vô thưởng vô phạt mà là tiếng cười của lý trí, của trí tuệ mang ý nghĩa tố cáo quyết

liệt. Tiếng cười được sử dụng ở đây giống như một thứ vũ khí đấu tranh sắc bén
nhằm lật mặt và cơng kích cái hài.
Cần phân biệt các khái niệm: cái gây cười – cái hài – tiếng cười – hài kịch. Cái
gây cười là những hiện tượng trái với tự nhiên nhưng không mang bản chất xấu.
Cái hài lại là cái gây cười thuộc về cái xấu. Cả cái hài lẫn cái gây cười đều là
những hiện tượng khách quan. Tiếng cười là sự phản ứng chủ quan của con người
trước cả cái gây cười lẫn cái hài nhưng tính chất của nó lại khác nhau.
* Cái hài trong Nghệ thuật:
Hài kịch là một trong ba thể loại nghệ thuật sân khấu mà ở đó người ta lấy cái
hài ngồi đời làm đối tượng phản ánh. Ngồi hài kịch ra cái hài cịn được tập trung
phản ánh trong truyện tiếu lâm, thơ trào phúng và tranh biếm họa. Cũng cần phân
biệt truyện tiếu lâm với mục đich phê phán đả kích với truyện vui dân gian với
mục đích giải trí thư giãn. (Truyện tiếu lâm có đối tượng phản ánh là cái hài,
truyện vui dân gian có đối tượng phản ánh là cái gây cười)
Câu 8: Cảm xúc thẩm mỹ? Vai trò của nó trong cuộc sống và trong sáng tạo nghệ
thuật.
Trả lời:
* Cảm xúc thẩm mỹ
Cảm xúc thẩm mỹ là cảm xúc được nảy sinh nơi con người khi có một khách thể
thẩm mỹ nào đó tác động tới.
* Vai trị của cảm xúc thẩm mỹ trong cuộc sống và trong sáng tạo nghệ thuật
Mặc dù mang nặng tính chất cảm tính nhưng cảm xúc thẩm mỹ lại giữ một vai
trò rất quan trọng trong đời sống tâm lý cá nhân, bởi lẽ nó là cơ sở để tạo dựng nên
chiều sâu, sự phong phú trong thế giới tâm hồn tình cảm của mỗi người. Thực tế
xác nhận rằng người nào càng giàu cảm xúc thẩm mỹ và cảm xúc thẩm mỹ của họ
càng nhạy bén, tinh tế thì họ càng có nhiều điều kiện thuận lợi để tạo nên cho
mình một thế giới tâm hồn rộng mở, phong phú, sâu sắc. Ngược lại người nào
6



càng ít cảm xúc thẩm mỹ hoặc cảm xúc thẩm mỹ của họ bị chai lì thì chắc chắn họ
sẽ có một tâm hồn nơng cạn, nhạt nhẽo, trống rỗng.
Trong lĩnh vực hoạt động nghệ thuật (bao gồm hoạt động sáng tác, hoạt động
biểu diễn, hoạt động cảm thụ) thì cảm xúc thẩm mỹ lại đặc biệt cần thiết. Chinh
cảm xúc thẩm mỹ đã tạo nên niềm say mê, sự hứng thú cho con người trong tồn
bộ q trình hoạt động nghệ thuật. Và như vậy, nó trực tiếp ảnh hưởng tới chất
lượng của hoạt động nghệ thuật.
Câu 9: Thị hiếu thẩm mỹ là gì? Điều kiện để có thị hiếu nghệ thuật tốt?
Trả lời:
* Thị hiếu thẩm mỹ
Thị hiếu thẩm mỹ (cịn được gọi là óc thẩm mỹ, khiếu thẩm mỹ, gu thẩm mỹ, sở
thích thẩm mỹ) biểu hiện sự say mê, hứng thú đặc biệt của con người trước một
loại hiện tượng thẩm mỹ khách quan nhất định. Nếu cảm xúc thẩm mỹ mang nặng
tính chất cảm tính thì thị hiếu thẩm mỹ lại chứa đựng nhân tố lý tính. Vì nó ln
gắn với lựa chọn và đánh giá của chủ thể trước đối tượng. Thị hiếu thẩm mỹ là
một hiện tượng phức tạp mà trong đó chứa đựng hàng loạt các mâu thuẫn – thống
nhất: giữa cái riêng và chung; giữa cái cũ và mới; giữa xu thế hướng nội và hướng
ngoại…
Hiện tượng mốt và thời trang là một biểu hiện cụ thể rõ rệt nhất của thị hiếu
thẩm mỹ, hay còn gọi là thị hiếu thẩm mỹ trong việc lựa chọn cách ăn mặc và
trang điểm. Sự xuất hiện của mốt và thời trang là một tất yếu khách quan giúp con
người kiếm tìm cái đẹp.
Muốn ăn mặc và trang điểm đẹp cần tuân thủ 3 nguyên tắc cơ bản sau:
- Phải lịch sự, trang nhã (biết tơn trọng mình và tơn trọng người khác)
- Phải mang tính phù hợp (phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, phù hợp với
truyền thống văn hóa dân tộc, phù hợp với hình thể mỗi người, giới tính, tuổi tác,
nội dung cơng việc)
- Phải mang tính giản dị (nghĩa là đúng độ, không thừa không thiếu)
Thị hiếu thẩm mỹ liên quan trực tiếp và góp phần quan trọng vào việc hình thành
lối sống, phong cách sống của mỗi người. Vì vậy, để xây dựng lối sống có văn

hóa, nhân cách có văn hóa thì mỗi người cần có được một thị hiếu thẩm mỹ lành
mạnh, tiến bộ.
* Điều kiện để có thị hiếu nghệ thuật tốt
Thị hiếu nghệ thuật là một biểu hiện cụ thể của thị hiếu thẩm mỹ. Muốn thưởng
thức nghệ thuật tốt phải có thị hiếu nghệ thuật tốt. Muốn có thị hiếu nghệ thuật tốt
cần phải:
- Cần được thường xuyên tắm mình trong một mơi trường văn hóa nghệ thuật
phong phú, lành mạnh.
7


- Cần có sự am hiểu về nghệ thuật nói chung và đặc trưng ngơn ngữ của các loại
hình nghệ thuật nói riêng.
Câu 10: Lý tưởng thẩm mỹ là gì? Vai trò của lý tưởng thẩm mỹ trong sáng tạo
nghệ thuật.
Trả lời:
* Lý tưởng thẩm mỹ
Lý tưởng thẩm mỹ là một bộ phận hợp thành của lý tưởng xã hội (bên cạnh lý
tưởng chính trị, lý tưởng đạo đức, lý tưởng luật pháp, ly tưởng tôn giáo, lý tưởng
khoa học)
Lý tưởng thẩm mỹ là sự khát khao, mong mỏi của con người được vươn tới sự
hoàn thiện hoàn mỹ trong cuộc sống. Nói một cách khái quát, lý tưởng thẩm mỹ là
lý tưởng vươn tới cái đẹp. Lý tưởng thẩm mỹ của con người được biểu hiện ra sự
hình dung cụ thể trong đầu óc của họ về những mẫu đời, mẫu người, mẫu vật, mẫu
việc hoàn thiện hoàn mỹ mà họ khát khao có được. Lý tưởng thẩm mỹ khơng phải
là cái gì cao siêu hay xa lạ mà nó vốn thường trực trong đầu óc của mỗi chúng ta,
trực tiếp chỉ đạo mọi hành động sống của chúng ta. Bởi vì trước khi làm bất cứ
điều gì con người cũng hình dung ra trước cái kết quả tốt đẹp của cơng việc mình
làm và phấn đấu hết mình cho nó.
* Vai trị của lý tưởng thẩm mỹ trong sáng tạo nghệ thuật

Trong lĩnh vực sáng tác nghệ thuật thì lý tưởng thẩm mỹ giữ vai trị quyết định
bởi nó chi phối trực tiếp tới động cơ và mục tiêu sáng tác của người nghệ sỹ.
Câu 11: Vì sao nói cái Đẹp giữ vị trí trung tâm trong hệ thống các phạm trù Mỹ
học?
Trả lời:
Cái đẹp được coi là phạm trù cơ bản giữ vị trí trung tâm trong hệ thống các
phạm trù Mỹ học là bởi lẽ:
- Xét về mức độ phổ biến trong hiện thực thì cái đẹp là hiện tượng thẩm mỹ mang
tính phổ biến nhất. Nó có mặt khắp nơi cịn các hiện tượng Mỹ học khác hạn hẹp
hơn cái đẹp rất nhiều.
- Cái đẹp được coi là chuẩn mực để đánh giá và bình giá các hiện tượng thẩm mỹ
khác. Các hiện tượng thẩm mỹ khác chỉ là sự biến tướng của cái đẹp mà thôi: cái
xấu là đối cực với cái đẹp, cái cao cả và cái anh hùng là cái đẹp vượt trội, cái bi là
cái đẹp bị thất bại tạm thời, cái hài là sự mạo danh cái đẹp của cái xấu. Vì vậy từ
cái đẹp ta có thể suy ra các hiện tượng thẩm mỹ khác.
- Cái đẹp xưa nay được coi là phương tiện để thể hiện nhu cầu thẩm mỹ và lý
tưởng thẩm mỹ của con người. Nói tới nhu cầu thẩm mỹ thì về thực chất là nói tới
8


nhu cầu con người muốn được thỏa mãn cái đẹp. Nói tới lý tưởng thẩm mỹ cũng là
nói tới lý tưởng vươn tới cái đẹp.
Câu 12: Chứng minh Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội?
Trả lời: Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội vì nó tuân thủ đặc điểm 3 quy
luật cơ bản chi phối mối quan hệ giữa ý thức xã hội và tồn tại xã hội:
● Nghệ thuật phản ánh tồn tại xã hội và chịu sự quy định của tồn tại xã hội.
● Nghệ thuật có sự tác động ngược trở lại của tồn tại xã hội.
● Quy luật về tính độc lập tương đối
Câu 13: Sự đặc biệt của nghệ thuật so với các hình thái Ý thức xã hội khác?
Trả lời:

Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt:
* Đặc biệt trong đối tượng hoàn cảnh: nếu các hình thái ý thức xã hội khác chỉ
phản ánh những mặt cụ thể riêng biệt của hiện tượng đời sống thì nghệ thuật lại
phản ánh hiện thực một cách tổng hợp bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Nếu các
hình thái ý thức xã hội khác phản ánh hiện thực một cách khơ khan, trần trụi thì
nghệ thuật lại phản ánh hiện thực dưới góc độ thẩm mỹ. Nói cách khác hiện thực
được phản ánh trong nghệ thuật là thứ hiện thực đã được nghệ sĩ thẩm mỹ hóa.
* Đặc biệt trong nội dung phản ánh: Ở các hình thái ý thức xã hội khác người ta
chỉ phản ánh cái khách quan (nghĩa là hiện thực như thế nào thì phản ánh ngun
si như vậy mà khơng có quyền thêm bớt) còn trong nghệ thuật cùng một lúc nghệ
sĩ vừa phản ánh cái khách quan vừa phản ánh cái chủ quan. Cái chủ quan ở đây là
cách nhìn nhận đánh giá của nghệ sĩ về đối tượng, là tư tưởng tình cảm của tài
năng bút pháp nghệ thuật của người nghệ sĩ được gửi gắm vào trong tác phẩm.
* Đặc biệt trong hình thức tư duy
Ở các hình thái ý thức xã hội khác, người ta sử dụng tư duy trừu tượng (còn
được gọi là tư duy logic, tư duy khoa học) nhưng trong nghệ thuật nghệ sĩ sử dụng
tư duy hình tượng: tư duy trừu tượng là quá trình đi từ cái riêng tới cái chung và
kết quả cuối cùng là giữ lại cái chung, cái khái quát; mọi yếu tố ngẫu nhiên vụn
vặt bị loại trừ. Tư duy hình tượng cũng đi từ cái riêng tới cái chung nhưng kết quả
cuối cùng nghệ sĩ không giữ lại cái chung mà tạo ra cái riêng mới. Trong cái riêng
mới này thì cái chung, cái khái quát được biểu hiện ra dưới một hình thức cụ thể
riêng biệt độc đáo khơng lặp lại.
* Đặc biệt trong hình thức phản ánh
Ở các hình thái ý thức xã hội khác người ta phản ánh hiện thực bằng các khái
niệm trừu tượng (thông qua những lời nhận định, đánh giá, thông qua các định lý,
định luật, thông qua các công thức, thơng qua các con số thống kê… ) cịn trong
nghệ thuật nghệ sĩ phải phản ánh hiện thực bằng các hình tượng nghệ thuật cụ thể
9



sinh động hấp dẫn. Vì vậy, khi thưởng thức nghệ thuật chúng ta có cảm giác như
đang được đối diện trực tiếp với những hình ảnh cụ thể sinh động của bản thân
hiện thực đời sống.
Câu 14: Chức năng của nghệ thuật? Trình bày một trong những chức năng cơ bản
đó.
Trả lời:
* Chức năng của nghệ thuật: Chức năng nhận thức
Chức năng giáo dục cải tạo
Chức năng thẩm mỹ
Chức năng giải trí
* Chức năng giải trí:
Nếu nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng là một nhu cầu cơ bản và cần thiết của con
người trong cuộc sống thì xét trên phương diện này nghệ thuật cũng được coi là
một phương tiện giải trí đặc biêt. Sở dĩ nghệ thuật có chức năng giải trí là bởi lẽ:
- Khi thưởng thức nghệ thuật, con người được đến với cái hay cái đẹp của các hình
tượng nghệ thuật nên họ có được một niềm vui, sự sảng khoái tâm hồn; mọi lo
toan, căng thẳng, bực bội sẽ tiêu tan.
- Trong quá trình thưởng thức nghệ thuật, con người từng bước được nâng cao
nhận thức nên họ cũng có được niềm vui – niềm vui ciat sự nhận thức mới.
- Nghệ thuật kích thích tính tị mị, khám phá của con người. Thưởng thức nghệ
thuật tức là quá trình giải mã nghệ thuật. Sự giải mã này cáng đúng đắn và sâu sắc
bao nhiêu thì con người càng cảm thấy thích thú bấy nhiêu.
- Nghệ thuật mang lại tiếng cười sảng khoái cho con người. Đây là một hình thức
rất hữu hiệu để chống bệnh trầm cảm.
Câu 15: Quan hệ giữa nghệ thuật và chính trị.
Trả lời:
Quan hệ giữa nghệ thuật và chính trị là quan hệ mang tính khách quan. Bởi lẽ,
dù khơng trực tiếp đề cập tới các vấn đề chính trị, dù chỉ phản ánh các khía cạnh
khác nhau của hiện thực hay bày tỏ các sắc thái tình cảm của mình, nghệ sĩ cũng
đã trực tiếp hay gián tiếp đề cập và giải quyết những vấn đề có liên quan tới cuộc

sống con người và thái độ của con người trước cuộc sống. Đó là chính trị hiểu theo
nghĩa rộng. Hơn nữa, dù thừa nhận hay không thừa nhận, nghệ sĩ bao giờ cũng là
con đẻ của một gia cấp, một thời đại nào đó. Lập trường chính trị cá nhân, quyền
lợi giai cấp, nghĩa vụ công dân… đã chi phối nhiều hay ít tới tồn bộ hoạt động
sáng tạo của người nghệ sĩ. Suy cho cùng, nếu nghệ sĩ từ chối hay lảng trành
đường lối chính trị của giai cấp này thì cũng chính là lúc anh ta tìm tới phục vụ
cho đường lối chính trị của giai cấp khác, dưới hình thức này hay hình thức khác.
10


Đối với nghệ thuật chân chính, việc đề cập và giải quyết tốt những nhiệm vụ chính
trị bức xúc của thời đại chỉ làm tăng thêm giá trị nội dung và ý nghĩa nhân văn của
tác phẩm chứ không hề mảy may hạn chế tới chất lượng chung của tác phẩm nghệ
thuật. Khơng thể có một tác phẩm nghệ thuật đích thực với một nội dung hồn
tồn trống rỗng.
Với tư cách là hai hình thái ý thức xã hội, quan hệ giữa chính trị và nghệ thuật là
quan hệ bình đẳng chứ không phải quan hệ trên dưới, quan hệ áp đặt.
Câu 16: Quan hệ giữa nghệ thuật và đạo đức.
Trả lời:
Trong đời sống xã hội, giá trị thẩm mỹ và giá trị đạo đức thống nhất với nhau về
nội dung tư tưởng, cái đẹp trước hết phải là các thật và cái tốt. Vì lẽ đó, khi phản
ánh các giá trị thẩm mỹ, dù muốn hay không muốn nghệ sĩ cũng phải đề cập và
giải quyết những vấn đề đạp đức. Nghệ thuật “xử lý” các quan hệ đạo đức dưới
góc độ của quan hệ thẩm mỹ, đánh giá các hiện tượng đạo đức dưới góc độ của giá
trị thẩm mỹ. Điều này lí giải tại sao trong các tác phẩm nghệ thuật, tuyến các nhân
vật tích cực thường được coi như biểu tượng của cái đẹp, tuyến các nhân vật tiêu
cực thường được coi là biểu tượng là cái xấu.
Vì đạo đức chịu sự chi phối trực tiếp của chính trị, nên khi phản ánh các hiện
tượng đạp đức, nghệ thuật cũng gián tiếp giải quyết các vấn đề chính trị. Nói cách
khác, nghệ thuật phản ánh chính trị thông qua “bộ áo” đạo đức. Từ việc trực tiếp

bộc lộ quan điểm đạo đức, nghệ sĩ đã kín đáo tỏ thái độ chính trị của mình trong
tác phẩm.
Mặc dù quan hệ máu thịt với đạo đức, song không phải vì thế mà chúng ta có thể
đồng nhất nghệ thuật với đạo đức, hào tan nghệ thuật vào đạo đức.
Tác phẩm nghệ thuật không tồn tại như một cuốn sách giáo khoa về đạo đức, nơi
tập hợp những lời giáo huấn khô khan, cứng nhắc. Quan điểm đạo đức của nghệ sĩ
được bộc lộ qua nội dung tư tưởng của tác phẩm, qua hệ thống hình tượng, qua
việc ngợi ca cái đẹp và phủ nhận cái xấu. Tình cảm đạo đức của nghệ sĩ mang màu
sắc tình cảm thẩm mỹ. Những tình cảm của nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ “Từ ấy”
là tình cảm thẩm mỹ, tình cảm đạo đức hay tình cảm chính trị? Nói đúng ra, đây là
tình cảm đạo đức, tình cảm chính trị đã được “thẩm mỹ hóa”. Do vậy, nó có sức
lay động và hấp dẫn lòng người.
Câu 17: Quan hệ giữa nghệ thuật và khoa học.
Trả lời:
Trong sự tồn tại của mình, cả khoa học lẫn nghệ thuật đều nương tựa vào nhau,
hỗ trợ cho nhau, cùng chung mục tiêu giúp con người nhận thức và cải tạo hiện
thực.
11


Khi xây dựng hình tượng nghệ thuật, nghệ sĩ phải sử dụng những phương tiện
vật chất – kỹ thuật (phương tiện tạo hình – biểu hiện) nhất định để “vật chất hóa” ý
đồ tư tưởng của mình, và do vậy, những thành tựu khoa học kỹ thuật đã đóng vai
trị quan trọng. Nhiều loại hình, loại thể nghệ thuật chỉ có thể ra đời và phát triển
trên cơ sở của một nền khoa học, kỹ thuật phát triển cao (đặc biệt là âm nhạc, sân
khấu, điện ảnh, xiếc, vô tuyến truyền hình…). Khoa học càng phát triển, càng tạo
điều kiện thuận lợi cho nghệ sĩ phát huy những kỹ năng, kỹ xảo nghệ thuật. Trong
quá trình sáng tạo, phương thức tư duy mà nghệ sĩ sử dụng là tư duy hình tượng.
Nghệ thuật cũng có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển của khoa học. Bản thân
nhà khoa học cũng là con người xã hội nên họ cũng có nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu

nghệ thuật. Nghệ thuật đem tới cho nhà khoa học sự nghỉ ngơi, giải trí tích cực,
giúp họ cân bằng trạng thái tâm – sinh lý sau quá trình làm việc miệt mài, căng
thẳng, mạng lại cho nhà khoa học niềm tin cuộc sống và lòng say mê sáng tạo.
Thực tế cũng xác nhận, nghệ thuật còn gợi mở cho các nhà khoa học nhiều đề tài
nghiên cứu có giá trị trước mắt cũng như lâu dài.
Câu 18: Căn cứ khách quan dẫn đến sự phân chia nghệ thuật trở thành những loại
hình, loại thể khác nhau.
Trả lời: 3 căn cứ khách quan đẫn đến sự phân chia nghệ thuật trở thành những loại
hình, loại thể khác nhau:
- Do sự phong phú, phức tạp của bản thân đời sống hiện thực. Nếu nghệ thuật lấy
hiện thực đời sống làm đối tượng miêu tả và phản ánh mà hiện thực đời sống lại
vốn rất phong phú và phức tạp nên đòi hỏi phải xuất hiện nhiều loại hình, loại thể
nghệ thuật khác nhau mới giúp nghệ sĩ có thể phản ánh được hết sự phong phú,
phức tạp đó. Thực tế cho thấy mỗi loại hình, loại thể nghệ thuật có thế mạnh riêng
đồng thời cũng bộc lộ những hạn chế của nó trong việc phản ánh hiện thực.
- Khi sáng tác nghệ thuật, các nghệ sĩ có thể sử dụng những phương tiện vật chất –
kĩ thuật khác nhau. Đây được coi là “nguyên liệu ban đầu” giúp nghệ sĩ thiết kế
các tác phẩm nghệ thuật. Khi nguồn nguyên liệu ban đầu khác nhau thì sản phẩm
nghệ thuật cũng không thể đồng nhất.
- Nghệ thuật làm ra để cho con người thưởng thức. Khi thưởng thức nghệ thuật
người ta sử dụng các giác quan thẩm mỹ của mình. Để đáp ứng nhu cầu thưởng
thức của mắt cần có những loại hình nghệ thuật mang tính tạo hình (như hội họa,
điêu khắc…) để đáp ứng như cầu thưởng thức của tai cần có loại hình nghê thuật
thính giác (âm nhạc), để đáp ứng nhu cầu thưởng thức của tai lẫn mắt cần phải có
các loại hình nghệ thuật tổng hợp (sân khấu điện ảnh); để đáp ứng như cầu thưởng
thức của trí tưởng tượng và liên tưởng cần xuất hiện loại hình nghệ thuật văn
chương.
12



Câu 19: Đặc trưng của hội họa và điêu khắc.
Trả lời:
* Đặc trưng của hội họa:
Họa sĩ dùng đường nét, hình khối, màu sắc để tái tạo con người và cảnh vật trên
mặt phẳng. Tuy nhiên vì biết sử dụng quy luật xa gần, họa sĩ vẫn tạo ra cho người
xem có cảm giác thấy được cả chiều sâu của đối tượng. Không gian và thời gian
trong tranh là không gian và thời gian tĩnh lặng nhưng đó là những khoảnh khắc
điển hình nhất, cơ đọng nhất, dồn nén nhất nên người xem vẫn dường như thấy
được sự vận động tất yếu của đối tượng trong hiện thực.
Hội họa được chia thành nhiều thể loại và có nhiều cách chia khác nhau. Nếu
căn cứ vào sự khác biệt của đề tài phản ánh chúng ta có thể chia hội họa thành 6
thể loại tranh cơ bản sau đây:
- Tranh lịch sử: có đối tượng phản ánh là những sự vật hoặc những sự kiện lịch sử
có thật. Tranh lịch sử địi hỏi tính chân thực, tính điển hình khái qt và thường
mang tính hồnh tráng. Tranh lịch sử có ý nghĩa giáo dục truyền thống sâu sắc.
- Tranh phong cảnh (bao gồm cả phong cảnh tự nhiên lẫn cảnh sinh hoạt). Vì
thường dùng cho trang trí nên u cầu về tính thẩm mỹ của nó là rất cao.
- Tranh chân dung: có đối tượng phản ánh là con người. Yêu cầu đặt ra với trang
chân dung là phải từ diện mạo bên ngoài họa sĩ lột tả cho được đặc điểm tính cách
nhân vật.
- Tranh tĩnh vật: có đối tượng phản ánh là những vật dụng gần gũi với cuộc sống
sinh hoạt đời thường của con người nhất là các loại hoa quả. Tranh tĩnh vật thể
hiện khát vọng của con người về một cuộc sống bình yên, no đủ.
- Tranh biếm họa: có đối tượng phản ánh là những thói hư tật xấu ở đời. Nhằm
mục đích phê phán, tố cái nên tranh biếm họa thường dùng thủ pháp phóng đại.
- Tranh quảng cáo, áp phích: nhằm tun truyền cổ vũ cho những nhiệm vụ chính
trị trước mắt hoặc quảng bá cho một nhãn hiệu sản phẩm náo đó. Tính biểu tượng
là đặc trưng cơ bản của thể loại tranh này.
* Đặc trưng của điêu khắc:
Nhà điêu khắc sử dụng những vật liệu tự nhiên hay nhân tạo (như gỗ, đá, đất sét,

bột, băng, đồng, hợp kim… ) để tái tạo con người, động vật, cảnh vật trong không
gian ba chiều. Nếu hội họa quan tâm nhiều đến đường nét và màu sắc thì điêu khắc
lại đặc biệt chú trọng tới việc tạo dựng hình khối và các tác phẩm điêu khắc
thường chỉ có một màu nguyên thủy. Tượng là sản phẩm chủ yếu của điêu khắc
gồm có tượng tròn, tượng được chạm khắc hoặc nặn đắp trên mặt phẳng (được gọi
là phù điêu).
Có 3 thể loại tượng cơ bản sau đây:
- Tượng đài: có đối tượng phản ánh là những nhân vật hoặc những sự kiện lịch sử
quan trọng. Tượng đài thường to lớn được làm bằng các vật liệu bền chắc và được
13


đặt ở những vị trí trang trọng trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng: quảng trường,
cơng viên, ngã tư đường phố... Tượng đài có ý nghĩa giáo dục truyền thống sâu
sắc.
- Tượng chân dung: có đối tượng phản ánh là những nhân vật huyền thoại, những
nhân vật lịch sử hoặc những con người bình thường. Tượng chân dung có thể tồn
thân hoặc bán thân. Nó được dùng cho thờ phụng, cho các lễ nghi khánh tiết hoặc
cho trang trí.
- Tượng trang trí: có đối tượng phản ánh rộng rãi nhất vì ngồi con người cịn có
động vật, thực vật. Tượng trang trí yêu cầu về tính nghệ thuật phải rất cao.
- Đó là thứ ngơn ngữ giàu hình ảnh, hình tượng. Sử dụng ngơn ngữ giàu hình ảnh,
hình tượng tâc giả muốn tác động tới trí tưởng tượng và khả năng liên tưởng của
người nghe, người đọc để giúp họ tái hiện lại bức trang hiện thực mà mình miêu tả
trong tác phẩm.
- Đó là thứ ngơn ngữ chuẩn xác, chọn lọc tinh túy lại được thực hiện qua những
thủ pháp nghệ thuật độc đáo (như nhân cách hóa, ví von, so sánh, cường điệu
hóa… )
- Đó là thứ ngơn ngữ giàu cảm xúc.
Câu 20: Đặc trưng của ngôn ngữ văn chương? Ưu thế của văn chương so với các

loại hình nghệ thuật khác.
Trả lời:
* Đặc trưng của ngơn ngữ văn chương:
- Đó là thứ ngơn ngữ giàu hình ảnh, hình tượng. Sử dụng ngơn ngữ giàu hình ảnh,
hình tượng tác giả muốn tác động tới trí tưởng tượng và khả năng liên tưởng của
người nghe, người đọc để giúp họ tái hiện lại bức tranh hiện thực mà mình miêu tả
trong tác phẩm.
- Đó là thứ ngơn ngữ chuẩn xác, chọn lọc tinh túy lại được thực hiện qua những
thủ pháp nghệ thuật độc đáo (như nhân cách hóa, ví von, so sánh, cường điệu
hóa… )
- Đó là thứ ngôn ngữ giàu cảm xúc.
* Ưu thế của văn chương so với các loại hình nghệ thuật khác
- Văn chương là loại hình nghệ thuật có khả năng phản ánh hiện thực đời sống một
cách nhanh nhạy nhất, sâu rộng nhất, sắc bén nhất. Nó khơng từ chối bất kỳ một
đề tài nào được rút ra từ hiện thực đời sống.
- Vì lấy tiếng nói và chữ viết làm phương tiện biểu hiện nên nghệ thuật văn
chương góp phần quan trọng vào việc làm phong phú vốn ngôn ngữ của một dân
tộc, đồng thời nó cũng góp phần tích cực vào việc thúc đẩy sự phát triển của khả
năng tư duy của con người. Thực tế xác nhận rằng những ai càng đọc nhiều các tác
14


phẩm văn chương thì cách nói, cách viết của họ cũng trở nên sáng sủa, lôi cuốn,
hấp dẫn.
- Nghệ thuật văn chương có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển của các loại hình
nghệ thuật khác. Các nghệ sĩ sáng tác ở các loại hình khác nhau có thể khai thác từ
các loại hình nghệ thuật văn chương một nguồn đề tài phong phú, vô tận, một
nguồn cảm hứng dồi dào để từ đó sáng tác các tác phẩm nghệ thuật mới. Riêng đối
với sân khấu và điện ảnh chỉ có thể phát triển được nhờ sự giúp sức của nghệ thuật
văn chương dưới dạng kịch bản.

- Văn chương là loại hình nghệ thuật mang tính quần chúng và tính phổ cập rộng
rãi nhất. Bất kỳ ai dù trình độ như thế nào vẫn có thể thưởng thức văn chương,
thậm chí cịn có thể trực tiếp tham gia vào khâu sáng tác.
Câu 21: Chứng minh nghệ thuật sân khấu điện ảnh là những loại hình nghệ thuật
tổng hợp?
Trả lời: Tính tổng hợp của sân khấu điện ảnh được biểu hiện ở chỗ:
- Trong các tác phẩm sân khấu và điện ảnh dường như có mặt tất thảy các loại
hình nghệ thuật khác (nghệ thuật văn chương, trang trí thực dụng, kiến trúc, điêu
khắc, âm nhạc, múa) sự có mặt của các loại hình khác ở đây khơng phải là phép
cộng giản đơn hay là sự lắp ghép tùy tiện mà là sự kết hợp một cách khoa học và
chặt chẽ trong một chỉnh thể thống nhất và duy nhất nhằm tạo nên những tác phẩm
sân khấu hay điện ảnh hoàn toàn mới. Dung lượng và thời lượng của các loại hình
nghệ thuật được sử dụng trong sân khấu và điện ảnh nhiều hay ít là tùy thuộc vào
yêu cầu thể hiện nội dung tác phẩm.
- Để xây dựng nên những tác phẩm sân khấu điện ảnh cần có sự tham gia của cả
một tập thể những nghệ sĩ khác nhau (người viết kịch bản, người chuyển thể kịch
bản, người thiết kế kĩ thuật, người làm nhạc, người biên đạo múa, người hóa trang
và phục trang, người phụ trách khói lửa, người phụ trách âm thanh ánh sáng, nhà
đạo diễn, diễn viên… ). Trong tập thể các nghệ sĩ ấy thì nhà đạo diễn giữ vai trị
chủ đạo. Có thể nói đây là hiện tượng đồng tác giả.
Câu hỏi: Nêu đối tượng nghiên cứu của môn Mỹ học?
Đối tượng nghiên cứu:
Xét về nội dung, đối tượng nghiên cứu của mỹ học là nghiên cứu các quan hệ thẩm mỹ của con người
với hiện thực, xét về chủ thể, khách thể và nghệ thuật:


Chủ thể thẩm mỹ, một mặt với tính cách là quá trình cảm thụ, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ;
mặt khác là các hoạt động của chủ thể thẩm mỹ nhằm thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ tình cảm thẩm mỹ –
thị hiếu thẩm mỹ – lý tưởng thẩm mỹ của cá nhân và xã hội. Chỉ có các nhu cầu về cái đẹp, tình cảm về
15











cái đẹp – thị hiếu về cái đẹp – lý tưởng thẩm mỹ về cái đẹp là đối tượng của mỹ học, còn các nhu cầu
khác trong hoạt động xã hội của con người là đối tượng nghiên cứu của các khoa học khác.
Khách thể thẩm mỹ với tính cách là đối tượng thẩm mỹ. Đó là những những hiện tượng thẩm
mỹ khách quan như cái đẹp, cái bi, cái hài, cái cao cả trong cuộc sống và trong nghệ thuật. Trong đó cái
đẹp giữ vị trí trung tâm. Bởi vì, cái bi, cái hài, cái cao cả sở dĩ mang yếu tố thẩm mỹ vì chúng là các
hình thức tồn tại khác nhau của cái đẹp và trong mối quan hệ với cái đẹp.
Nghệ thuật với tính cách là hình thái cao nhất của quan hệ thẩm mỹ, cũng bao gồm sự hưởng
thụ, đánh giá, sáng tạo nghệ thuật nhằm thỏa mãn nhu cầu tình cảm – thị hiếu – lý tưởng nghệ thuật của
cá nhân và xã hội. Nói đến nghệ thuật là nói đến các quy luật của tình cảm, của cái đẹp. Sự phản ánh
cái xấu trong nghệ thuật cũng phải gắn với lý tưởng về cái đẹp. Do đó, cái đẹp đã làm cho nghệ thuật
thể hiện được bản chất, đặc trưng và chức năng của nó và đồng thời nghệ thuật là đối tượng nghiên cứu
của mỹ học.
Mỹ học là khoa học mang tính chất triết học nghiên cứu những quy luật chung nhất của quan hệ
thẩm mỹ. Trong đó cái đẹp là trung tâm, hình tượng là đặc trưng cơ bản, nghệ thuật là biểu hiện tập
trung nhất của quan hệ thẩm mỹ.- Mỹ học là khoa học có tính triết học nghiên cứu những quy luật
chung nhất của quan hệ thẩm mỹ?
Với tư cách là một khoa học nhân văn, mỹ học mang tính chất triết lý khi tập trung nghiên cứu ý thức
thẩm mỹ chi phối sự khám phá và sáng tạo của con người theo quy luật của cái đẹp.
Mỹ học nghiên cứu các quy luật chung của quan hệ thẩm mỹ – đó là các hiện tượng thẩm mỹ
của thế giới hiện thực và các quy luật của nghệ thuật với tính chất là khách thể trong mối quan hệ thẩm

mỹ của con người với hiện thực. Quy luật về sự cảm thụ, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ, sáng tạo nghệ
thuật với tính chất là chủ thể trong mối quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực. Qui luật của
giáo dục thẩm mỹ, sự hình thành mối quan hệ thẩm mỹ đúng đắn cho con người.
Câu hỏi: Thế nào là mối quan hệ thẩm mỹ? Nêu các đặc tính cơ bản của mối quan hệ thẩm mỹ?
Khái niệm:





Mối quan hệ thẩm mỹ là mối quan hệ cụ thể về mặt thẩm mỹ của một chủ thể thẩm mỹ nào đó
trước một đối tượng thẩm mỹ nhất định.
Định nghĩa này biểu hiện những dấu hiệu loại biệt của mối quan hệ thẩm mỹ, trong sự đối chiếu
với các mối quan hệ vật chất và tinh thần khác nhau trong xã hội.
Mối quan hệ thẩm mỹ phải rất cụ thể về khơng gian và thời gian.
Đặc tính cơ bản:










Tính tinh thần: mối quan hệ thẩm mỹ thuộc về đời sống tinh thần của con người. Một trong
những dấu hiệu nổi bật của tính tinh thần này là ở chỗ thụ cảm cái thẩm mỹ ngoài đời sống và trong
nghệ thuật trước tiên và chủ yếu dựa vào thị giác và thính giác. Nói thế khơng có nghĩa là các giác quan
khác hồn tồn khơng có ý nghĩa gì trong việc tạo lập mối quan hệ thẩm mỹ.

Vai trị của nhìn và nghe trong thưởng thức nghệ thuật quan trọng đến mức có nhà mỹ
học đã dựa vào đó để phân chia nghệ thuật thành 3 loại hình:
Nghệ thuật thị giác (như hội họa, điêu khắc, kiến trúc…)
Nghệ thuật thính giác (như âm nhạc)
Nghệ thuật thính – thị giác (như sân khấu, điện ảnh…)
Trong lịch sử mỹ học, mối tương quan này được bộc lộ bằng mối quan hệ giữa cái có
ích và cái đẹp. Có 3 khuynh hướng chính giải quyết như sau:
Đồng nhất giữa cái đẹp và cái có ích
16

















Tách biệt giá trị thẩm mỹ với giá trị vật chất
Đặt cái có ích lên trên cái đẹp
Tính xã hội của mối quan hệ thẩm mỹ chỉ càng chứng tỏ sự phong phú và phức tạp của đời sống
thẩm mỹ có biểu hiện như sau:

Về đối tượng thẩm mỹ, phẩm chất và đặc tính của các hiện tượng thẩm mỹ được nâng
cao và mở rộng nhờ gắn bó với các hoạt động xã hội, nhất là hoạt động thực tiễn của con người
Phía chủ thể:
Mối quan hệ thẩm mỹ có mang đặc tính giai cấp hay khơng?
Và nếu thừa nhận tính giai cấp của mối quan hệ thẩm mỹ thì liệu có cái đẹp
chung được các giai cấp khác nhau cùng thừa nhận hay không?
Ta nên giải quyết vấn đề này như thế nào?
Tính cảm tính là đặc tính nổi bật thể hiện rõ đặc trưng của mối quan hệ thẩm mỹ, khu biệt nó
với những mối quan hệ chính trị, quan hệ đạo đức, quan hệ tôn giáo… Đặc tính này đồng thời được bộc
lộ ở cả hai phía đối tượng thẩm mỹ và chủ đề thẩm mỹ.
Đối tượng thẩm mỹ phải là những hiện tượng toàn vẹn – cụ thể – cảm tính. Khơng thể
xác lập được mối quan hệ thẩm mỹ một cách chung chung, trừu tượng.
Về phía chủ thể, giá trị thẩm mỹ được tiếp nhận một cách bao quát rộng rãi, không tập
trung chỉ vào một thuộc tính hay phẩm chất nào đó của sự vật, hiện tượng hay quá trình ẩn chứa phẩm
chất thẩm mỹ.
Tính tình cảm là đặc tính cảm của mối quan hệ thẩm mỹ.
Câu hỏi: Chủ thể thẩm mỹ là gì? Nêu các hình thức tồn tại của chủ thể thẩm mỹ?



Chủ thể thẩm mỹ là chủ thể xã hội có khả năng hưởng thụ, sáng tạo và đánh giá thẩm mỹ. Cần
phải nhấn mạnh tới tính xã hội của chủ thể thẩm mỹ. Vì rằng đã có những nhà khoa học nói tới bản
năng “làm đẹp” khơng chỉ có ở lồi người mà cả ở lồi vật.
Các hình thức tồn tại:














Nếu chấp nhận những kiểu khác nhau của chủ thể thẩm mỹ trong đời sống và trong nghệ thuật
thì ta có thể xếp chủ thể thẩm mỹ vốn mn hình vạn trạng và thiên biến vạn hóa vào các nhóm chính
sau đây:
Nhóm thủ thể thưởng thức thẩm mỹ.
Nhóm thủ thể sáng tạo thẩm mỹ.
Nhóm thủ thể định hướng thẩm mỹ.
Nhóm thủ thể biểu hiện thẩm mỹ.
Nhóm thủ thể tổng hợp các năng lực thẩm mỹ.
Do chủ thể thẩm mỹ thường gắn với những phương tiện thẩm mỹ khác nhau, nên các nhà mỹ
học thường dựa vào đây để chia thành những nhóm chủ thể thẩm mỹ biệu hiện riêng biệt.
Chủ thể biểu hiện đồng thời là phương tiện biểu hiện thẩm mỹ. Chẳng hạn các diễn viên
điện ảnh, sân khấu và vũ đạo.
Chủ thể biểu hiện gắn với phương tiện biểu hiện là các nhạc cụ. Đó là các nhạc công.
Chủ thể biểu hiện gắn với các phương tiện biểu hiện là ngôn từ và âm nhạc như các
nghệ sĩ ngâm thơ.
Các phạm trù biểu hiện chủ thể thẩm mỹ:

17









tính.

Ý thức thẩm mỹ là một bộ phận của ý thức xã hội được biểu hiện dưới hình thức trực tiếp, cảm

Cảm xúc thẩm mỹ là trạng thái rung động trực tiếp của con người trước các hiện tượng thẩm mỹ
khách quan trong thiên nhiên, trong đời sống và trong nghệ thuật.
Thị hiếu thẩm mỹ là các sở thích tương đối ổn định của cá nhân hay cộng đồng về phương diện
thẩm mỹ.
Quan điểm thẩm mỹ là một bộ phận hợp thành thế giới quan của cá nhân và xã hội.
Lý tưởng thẩm mỹ là hình ảnh mẫu mực cảm quan về sự hoàn thiện hoàn mỹ của cuộc sống và
con người.
Câu hỏi: Nêu những khuynh hướng sai lầm trong phân chia các loại hình nghệ thuật và các cách phân
loại nghệ thuật hiện đại?
Những khuynh hướng sai lầm trong phân chia các loại hình nghệ thuật bao gồm:







Đối lập các loại hình nghệ thuật:
Thật ra nghệ thuật khơng có thứ bậc cao thấp, sang hèn. Tính đa dạng của các loại hình
nghệ thuật là để phù hợp với sự phong phú của hiện thực, sự độc đáo của cá tính sáng tạo và những nhu
cầu thẩm mỹ khác nhau của cơng chúng. Sự giàu có của các loại hình nghệ thuật biểu hiện trạng thái
giàu có của đời sống thẩm mỹ và nói riêng là của đời sống nghệ thuật. Đời sống văn hóa đạt đến trình
độ phát triển không thể nghèo nàn và đơn điệu.

Đồng nhất các loại hình nghệ thuật:
Nên nhấn mạnh đến tính cực đoan trong quan niệm thẩm mỹ. Nghệ thuật có chỗ đứng
cho mọi khuynh hướng, trào lưu. Cái đích chung của nghệ thuật là vì con người, sự tinh tế và giàu có
trong đời sống tinh thần mà nói riêng là đời sống thẩm mỹ của con người và xã hội.
Các cách phân loại nghệ thuật hiện đại:













Dựa vào đối tượng chủ yếu của sự phản ánh:
Nghệ thuật không gian là nghệ thuật tĩnh bao gồm hội họa, đồ họa, điêu khắc. Ở đây,
hình tượng được xây dựng bằng những ấn tượng thị giác. Màu sắc, hình dáng, đường nét được đặc biệt
coi trọng. Chúng có thế mạnh trong việc thể hiện sự vật ở thế đứng yên trong quan hệ mật thiết với mơi
trường chung quanh. Hình tượng tĩnh của nghệ thuật không gian dễ tạo nên cảm nghĩ sâu sắc và lắng
đọng trong tâm trí của người cảm thụ.
Nghệ thuật thời gian là loại nghệ thuật động bao gồm âm nhạc, văn chương, múa.
Chúng có sở trường trong việc diễn tả q trình của tâm trạng và hành động. Tính hợp lý trong sự vận
động và biến đổi luôn được xem trọng. Người thưởng thức có điều kiện hịa nhập vào dòng chảy của
con người và cuộc đời, cảm nhận được đến tận cùng lẽ biến huyền vi của tạo vật.
Dựa vào tính chất chủ yếu của hình tượng:
Hội họa (truyền thống), điêu khắc, tự sự (văn chương) được coi là nghệ thuật tạo hình

hay mơ tả. Cịn âm nhạc, kiến trúc, trữ tình (văn chương) được xem là nghệ thuật biểu hiện hay không
mô tả.
Việc phân chia nghệ thuật tạo hình hay biểu hiện chỉ là ước lệ nhằm chú trọng tới kiểu
loại chủ yếu trong tư duy sáng tạo hình tượng. Chẳng hạn, một tác phẩm âm nhạc (thanh nhạc cũng như
khí nhạc) chủ yếu là nhằm diễn tả tư tưởng, tình cảm của nhạc sĩ trước cảnh trí thiên nhiên và đời sống
xã hội. Trong khi đó, một tác phẩm điêu khắc (tượng tròn hoặc tượng nổi) lại chủ yếu hướng tới việc
thể hiện hình thể, dáng dấp, hành động của con người.
Dựa vào phương thức thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ:
18






















Nghệ thuật thị giác (hội họa, điêu khắc, kiến trúc)
Nghệ thuật thính giác (âm nhạc)
Nghệ thuật thính – thị giác (điện ảnh, sân khấu, vũ đạo).
Dựa vào chất liệu cơ bản để sáng tạo hình tượng:
Nghệ thuật sử dụng vật liệu tự nhiên như đá, gỗ, kim loại, sừng động vật… Ta thường
gặp các chất liệu loại này trong điêu khắc, kiến trúc, nghệ thuật ứng dụng… Đặc điểm của cuộc sống
và con người hiện đại là những nhu cầu vật chất cơ bản bước đầu được thỏa mãn, ý thức về vai trị của
cảnh quan mơi trường ngày một tăng. Vì thế, các tác phẩm nghệ thuật sử dụng các chất liệu tự nhiên
càng có điều kiện phát triển rộng rãi, góp phần quan trọng vào việc thẩm mỹ hóa hồn cảnh sống và
làm việc của con người.
Nghệ thuật sử dụng ngôn từ: văn chương. Ngôn từ như là cơng cụ sáng tạo của nhà văn
khơng hồn tồn là ngơn ngữ, cũng khơng hồn tồn là từ ngữ. Ngơn từ là lời nói đặc biệt được sử
dụng với sức mạnh nghệ thuật cao nhất. Đó chính là một trong những cơ sở để phân biệt văn với văn
chương – hình thái nghệ thuật ngơn từ.
Nghệ thuật sử dụng âm thanh: âm nhạc. Đây là một trong các loại hình nghệ thuật có
lịch sử lâu đời nhất và mang tính dân tộc rõ rệt nhất. Âm nhạc có hai nhóm lớn: nhạc hát (thanh nhạc)
và nhạc đàn (khí nhạc). Người ta cũng có thể phân chia theo quy mơ dàn nhạc thành: độc tấu, hịa tấu,
giao hưởng…
Nghệ thuật lấy chính con người làm chất liệu thể hiện (nghệ thuật diễn xuất và nghệ
thuật trình diễn). Diễn viên, phương tiện chủ yếu trong sân khấu, điện ảnh, vũ đạo, ngâm thơ… có
những yêu cầu sáng tạo riêng. Họ chịu sự quy định nghiêm ngặt của kịch bản văn chương, kịch bản dàn
dựng, bài thơ… Họ đồng thời phải tuân thủ ý đồ nghệ thuật của đạo diễn. Song, sự đòi hỏi năng lực và
phẩm chất nghệ sĩ ở họ cũng rất lớn. Nếu khơng đã khơng có những ngơi sao, siêu sao trên sàn diễn và
màn bạc.
Dựa vào một số tiêu chí khác:
Dựa vào tiêu chí tính năng, người ta chia thành nghệ thuật thuần nhất (hay nghệ thuật
đơn tính) và nghệ thuật ứng dụng (hay nghệ thuật lưỡng tính). Xã hội càng văn minh, nghệ thuật ứng
dụng càng phát triển. Ở nghệ thuật ứng dụng, tính năng lợi ích và tính năng thẩm mỹ gắn bó với nhau,
trong đó cái đầu chi phối quyết định cái sau. Nghệ thuật thuần nhất cũng thường có cả mặt thực dụng.
Chẳng hạn trong âm nhạc có cả nhạc nhảy, nhạc nghi lễ, nhạc hành quân…

Dựa vào sự lệ thuộc lẫn nhau, ta có loại nghệ thuật có trước và loại nghệ thuật có sau.
Nghệ thuật biên kịch, âm nhạc, kịch bản điện ảnh, kịch bản múa… là nghệ thuật có trước. Sân khấu,
biểu diễn âm nhạc, điện ảnh, biểu diễn múa… là nghệ thuật có sau.
Dựa vào tính chất của sự tồn tại, người ta chia thành hai loại: nghệ thuật độc lập và nghệ
thuật tổng hợp. Có loại hình nghệ thuật được tổng hợp từ hai yếu tố như ca khúc (âm nhạc và văn
chương), vũ đạo (múa và nhạc). Lại có nghệ thuật tổng hợp nhiều phương tiện của các loại hình khác
nhau như sân khấu, điện ảnh…
Câu hỏi: Nghệ thuật là gì? Nêu đối tượng của nghệ thuật?






Theo nghĩa rộng nhất, nghệ thuật đồng nghĩa với tài nghệ. Không xa lạ với hoạt động nghệ
thuật khi một vận động viên đạt tới một mức độ cao, điêu luyện trong bộ mơn của mình. Người chứng
kiến thường đưa ra những nhận xét tương tự như những đánh giá nghệ thuật đích thực.
Hẹp hơn và phổ biến hơn là người ta đưa ra khái niệm “nghệ thuật” để chỉ mọi hoạt động, mọi
sản phẩm được sáng tạo theo qui luật của cái đẹp.
Nghĩa hẹp nhất, chặt chẽ nhất là chỉ hoạt động và thành phẩm sáng tạo của người nghệ sỹ. Ở
đây lao động nghệ thuật mang tính đặc thù nhằm tạo ra tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị. Mọi định
nghĩa về nghệ thuật trước nay hầu như đều xoay quanh ý nghĩa này của nghệ thuật.
19


Đối tượng nghệ thuật:









Mỹ học duy tâm khách quan yêu cầu nghệ thuật hướng tới cái đẹp biểu hiện “ý niệm tuyệt đối”
(Platon) hay “tinh thần vĩnh viễn” (Hegel), nghĩa là những yếu tố ở bên ngoài đời sống, ở bên trên con
người như thần linh, thượng đế.
Mỹ học duy tâm chủ quan coi tinh thần chủ quan của nghệ sĩ là nơi khởi nguồn của nghệ thuật.
Sáng tạo nghệ thuật theo họ là sự biểu hiện sự rực cháy của tinh thần chủ quan, là một hoạt động cá
nhân, tự do và khơng vụ lợi (Kant). Hồn tồn trái ngược với quan điểm mỹ học duy tâm, chủ quan
cũng như khách quan, đối tượng nghệ thuật theo quan điểm mỹ học duy vật khơng chút siêu phàm, thần
bí.
Con người là đối tượng được nghệ thuật đặc biệt coi trọng trở thành nguyên lý phổ biến, không
chỉ đúng với nghệ thuật trong quá khứ mà còn mãi mãi đúng với nghệ thuật trong tương lai khi khoa
học, kỹ thuật tiên tiến tạo ra những máy móc tinh vi dần dần thay thế cho con người. Việc hồi nghi vai
trị chủ nhân của con người trong đời sống và trong nghệ thuật là đi ngược lại bản chất đích thực của
nghệ thuật.
Con người với tư cách là đối tượng trung tâm, hàng đầu của nghệ thuật phải là con người đa
diện. Cùng với con người hiện thực, con người hành động, con người xã hội, con người cộng đồng và
con người khác thường, người nghệ sĩ cần coi trọng thêm tới con người siêu việt, con người tâm linh,
con người tự nhiên, con người cá thể và con người đời thường – những phương diện mà trước đây vì
những nguyên do khác nhau có lúc có nơi đã ít nhiều bị xem thường. Nói gì đi chăng nữa, cái nhìn
phiến diện bản chất con người bao giờ cũng thiếu thực tế và không biện chứng.

20



×