Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cẩn thận với “thần dược” chữa HIV potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.96 KB, 5 trang )

Cẩn thận với “thần dược” chữa
HIV
Theo một nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí Nature Medicine, các nhà khoa
học trường ĐH KwaZulu - Natal (Nam Phi) đã tìm ra cách tổng hợp một loại kháng thể
có thể tấn công và giết chết HIV trong cơ thể, hiệu quả tới 88%.
Thông tin này đã khiến những người đang phải đối mặt với căn bệnh này và gia đình của
họ khấp khởi hy vọng loại kháng thể này có thể được áp dụng tại Việt Nam?
Virus
HIV. Ảnh: internet
Thông tin cần được kiểm chứng
Nghiên cứu này dựa trên sự quan sát các biến đổi của lớp vỏ HIV trên phụ nữ Nam Mỹ bị
nhiễm HIV tình nguyện tham gia nghiên cứu. Dựa vào cách thức thay đổi lớp vỏ HIV vô
cùng độc đáo mà chỉ có virus này mới có, các nhà khoa học đã tìm ra giải pháp ngăn
chặn. Các nhà khoa học đã tình cờ tìm thấy cứ hai phụ nữ tham gia nghiên cứu thì có một
người tổng hợp được loại kháng thể đặc biệt này.
Kháng thể này thực chất là một kháng thể trung hòa virus tức là giảm độc lực của virus
và có tác dụng với rất nhiều loại HIV khác nhau. Điều đáng nói, người ta thấy kháng thể
được tổng hợp trên chính lớp vỏ HIV. Qua nghiên cứu các nhà khoa học thấy rằng điểm
yếu của virus nằm trên chính phân tử đường vẫn được gọi là glycan, nằm ở vị trí 332.
Đây là vị trí virus dễ bị tổn thương và mất hoạt tính. Chỉ cần tạo ra kháng thể đánh vào
điểm này là có thể thắng được sự phát triển của HIV.
Trao đổi với BS Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Chăm sóc và điều trị HIV Hà
Nội, ông cũng cho biết trong những năm qua đã có nhiều thông tin đưa ra nói loại thuốc
này, thuốc kia có thể tiêu diệt được virus HIV. Tuy nhiên từ nghiên cứu đi đến thực tiễn
còn một khoảng cách rất xa và trên thực tế, hiện nay chưa có một loại thuốc nào có thể
chữa hoàn toàn được virus HIV.
Còn ông Vũ Đức Việt, Trung tâm Nghiên cứu HIV/AIDS, trường ĐH Y Hà Nội: Đã là
nghiên cứu thì phải tính đến chất lượng của nghiên cứu. Độ tin cậy của cuộc nghiên cứu
đó đồng thời cần có những bằng chứng vững vàng thì mới biết được kết quả nghiên cứu
đó như thế nào. Đôi lúc thông tin trên báo chỉ là những thử nghiệm. Còn lại, để áp dụng
thực tế những phát minh mới cần có hội đồng đánh giá, cơ quan chức năng đánh giá cụ


thể.
Với mỗi một loại thuốc cần có thời gian đánh giá. Người mắc bệnh mong muốn tìm
phương thuốc tốt nhất. Nhưng họ cũng cần hiểu đúng, cần cung cấp thông tin chính xác
và chính thống mới đảm bảo được khi dùng loại thuốc đó. Mỗi loại thuốc, mỗi phương
pháp trong chữa bệnh AIDS vì liên quan đến con người nên cần xét duyệt nghiên cứu hết
sức cẩn thận. Đặc biệt, lại sử dụng trên những cơ thể người có sức đề kháng yếu càng
phải cẩn trọng hơn.
Chưa có công bố chính thức về hiệu quả điều trị của một số loại thuốc trên thị trường.
Ảnh: internet
Hoài nghi về thuốc chữa HIV/AIDS
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Y tế, tính đến ngày 30-6-2012, cả nước ghi nhận tổng số
trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là 204.019, tổng số bệnh nhân AIDS hiện còn sống
là 58.569, tổng số bệnh nhân nhiễm HIV đã tử vong là 61.856. Đứng đầu trong “top 10”
tỉnh, thành phố có số người nhiễm HIV còn sống cao nhất cả nước là TP.Hồ Chí Minh,
tiếp đó lần lượt là: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Sơn La, Nghệ An, Đồng Nai, Điện
Biên, Thanh Hóa và An Giang.
Theo Bộ Y tế, tỷ lệ người nhiễm HIV có độ tuổi từ 30 - 39 đang có xu hướng gia tăng, tỷ
lệ nữ nhiễm HIV ngày một nhiều hơn so với trước đây và số người lây nhiễm qua đường
tình dục không an toàn ngày càng chiếm tỷ lệ nhiều hơn so với các “con đường” khác.
Tuy nhiên niềm tin các nhà khoa học có thể tìm được một phương pháp chữa bệnh HIV
hiệu quả vẫn là mong muốn lớn nhất đối với các bệnh nhân bị HIV. Cách đây vài tháng
thôi, làn sóng tìm kiếm thần dược Profital được quảng cáo là chữa được bệnh HIV đã
bùng phát. Mọi người đổ xô đi tìm thần dược Profital. Tuy nhiên ngày 9-8-2012, ông
Nguyễn Văn Thanh, Cục phó Cục Quản lý dược - Bộ Y tế đã phải lên tiếng và cho biết,
hiện nay trên một số phương tiện thông tin đại chúng có đưa thông tin về thuốc Profital
do các nhà khoa học Nga sáng chế có khả năng điều trị bệnh HIV/AIDS.
Tuy nhiên tại Việt Nam, thuốc mang tên Profital chưa được cấp số đăng ký lưu hành,
chưa có hồ sơ đăng ký thuốc nộp tại Cục Quản lý dược và cũng chưa được cấp phép nhập
khẩu lưu hành tại Việt Nam. Qua xem xét, thu thập thông tin thì các nội dung quảng cáo
về thuốc mang tên Profital nói trên chưa có thông tin chính thức từ Cơ quan quản lý dược

của nước sở tại, nên chưa có cơ sở để xác thực hiệu quả chữa bệnh HIV/AIDS của thuốc
Profital. Người dân không nên mua, không sử dụng bất kỳ loại thuốc không rõ nguồn gốc
xuất xứ và thuốc chưa được cơ quan chức năng cấp phép.
Trong gần 30 năm qua, con người đã và đang sống dưới bóng ma HIV. Mặc cho 28 năm
nghiên cứu, đến nay vẫn chưa có một loại vắc-xin nào bảo vệ hữu hiệu con người trước
HIV và trong suốt thời gian đó, đã có khoảng 25 triệu người chết do các bệnh liên quan
đến HIV. HIV là loại virus biến hóa nhất hiện nay. Nó biến đổi với tốc độ chóng mặt
khiến người bệnh có thể mang trong mình hàng triệu phiên bản khác nhau của HIV chỉ
sau 1 tháng lây nhiễm.
Với những thử thách kể trên, không có gì ngạc nhiên khi những nghiên cứu về vắc-xin
chống HIV vẫn chưa thu được kết quả đáng kể. Đến nay, chỉ có 3 loại vắc-xin có tiềm
năng được tiến hành thử nghiệm lâm sàng, tuy nhiên cũng không mang lại những kết quả
khả quan. Vì vậy trong thời gian này, các nhà khoa học vẫn cho rằng có rất nhiều cách để
ngăn ngừa lây nhiễm HIV như bao cao su, gel diệt khuẩn và cả những liệu pháp chữa trị
trong quá trình phơi nhiễm.
Đã gần 30 năm qua, các nhà nghiên cứu vẫn không ngừng tìm kiếm lời giải cho bài toán
AIDS. Tuy nhiên, chúng ta càng biết nhiều về virus HIV cũng như hệ miễn dịch, khả
năng tìm ra lời giải cuối cùng cho bài toán khó vẫn còn đó. Có thể nghĩ rằng chừng ấy
thời gian là quá dài nhưng không chỉ HIV, hãy nhớ rằng nhiều căn bệnh khác trên thế
giới còn mất nhiều thời gian hơn để tìm ra vắc-xin.
Lật lại lịch sử y học, người ta phải mất đến 47 năm để tạo ra vắc-xin phòng bệnh viêm
tủy xám (bại liệt ở trẻ em) kể từ khi phát hiện ra siêu vi trùng poliovirus, hay như bệnh
sởi, quá trình điều chế vắc-xin cũng mất 42 năm và viêm gan siêu vi B cũng mất đến 16
năm. Đối với HIV, 28 năm không phải là quá nhiều.

×